1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TÂM LÝ HỌC VÀ ỨNG DỤNG TÂM LÝ

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi vanhung_to, 27/03/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vanhung_to

    vanhung_to Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2005
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    TÂM LÝ HỌC VÀ ỨNG DỤNG TÂM LÝ

    Khoa học chỉ được xem là khoa học khi nó có ý nghĩa thực tiễn và được thực tiễn chứng minh. Tâm lý học cũng không vượt ra ngoài qui luật khách quan đó. Điều này giải thích vì sao tác phẩm được xem là đỉnh cao của tư duy khoa học trong lĩnh vực tâm lý đã ra đời cách nay khoảng 2.400 năm nhưng mãi đến năm 1879, khi Nhà tâm lý học người Đức V. Vunt (1832 ?" 1920) thành lập ra phòng tâm lý học đầu tiên trên thế giới, thì tâm lý học mới được thừa nhận là một ngành khoa học độc lập.

    Ý nghĩa thực tiễn của tâm lý học là quá rõ ràng. Người ta vận dụng tâm lý vào hầu hết tất cả các ngành nghề, mọi tình huống có liên quan đến con người. Từ thực tiễn đó, ngày nay, chúng ta có Tâm lý học quản lý, Tâm lý học xã hội, Tâm lý học y học, Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, v. v?

    Nói đến tâm lý, người ta thường liên tưởng ngay đến sự hiểu biết, sự khéo léo trong ứng xử, giao tiếp thường ngày, hơn là một ngành khoa học có đối tượng, chức năng và nhiệm vụ hẳn hoi. Loại tâm lý như thế ta gọi là tâm lý ứng xử, tâm lý học đời thường? hay còn được mệnh danh là ?otâm lý học PÔP?. Chúng ta không nên đối lập giữa một bên là khoa học tâm lý và một bên là tâm lý học đời thường, mà ngược lại cần ủng hộ, góp phần đưa tri thức khoa học tâm lý vào thực tiễn cuộc sống.

    Để làm được điều này, không nhất thiết phải là những nhà khoa học chuyên ngành, mà mỗi chúng ta cũng đã, đang và sẽ còn vận dụng tâm lý trong đời sống thường nhật. Hơn ai hết, chính các bạn sinh viên đang theo học chuyên ngành tâm lý học là những người có ?osứ mạnh? thử nghiệm, kiểm tra và vận dụng tri thức mà mình học được từ ngành khoa học này vào thực tiễn cuộc sống.

    Thực tế cho thấy, không phải cứ là một nhà tâm lý học, không hẳn đã là một giáo sư, tiến sĩ ?" những người có học hàm học vị và sự hiểu biết uyên thâm trong lĩnh vực này ?" thì cách ứng xử, giao tiếp một ?ocó tâm lý?. Mà trớ trêu thay, như một căn bệnh nghề nghiệp, lắm lúc những người như thế lại rất không tâm lý.

    Tôi xin dẫn một ví dụ thực tế. Trong giờ học, giảng viên đặt câu hỏi và mời sinh viên phát biểu xây dựng bài học. Trong lúc sinh viên phát biểu, giảng viên nhìn dáo dác và không hề tỏ thái độ trước câu trả lời của sinh viên. Hành động này không những không kích thích hứng thú học tập ở mỗi thành viên trong lớp mà còn làm cho những ai phát biểu cảm thấy mình không được tôn trọng. Hiệu quả dạy và học theo đó cũng giảm đi đáng kể. Giả sử lúc bấy giờ chỉ cần giảng viên khẽ gật đầu, hay tóm tắt câu trả lời của người học thì chắc rằng những phát biểu như thế sẽ nhiều hơn và hiệu quả hơn.

    Một ví dụ khác, từ cách ứng xử giữa sinh viên với nhau. Trong những giờ thảo luận, lớp thường được chia thành tổ, thành nhóm. Mỗi nhóm, tổ cùng nhau làm việc để cho ra kết quả chung. Đương nhiên ai cũng cho ý kiến của nhóm, tổ mình là đúng nhất; nên trong quá trình lắng nghe phát biểu ý kiến của tổ bạn, những nhóm còn lại thường tỏ thái độ như phản đối, xen vào bài phát biểu của người trình bày. Tệ hơn là việc cãi lý khi thấy ý kiến của mình bị hiểu sai, bị bác bỏ. Cách làm việc như thế không những bị xem là thiếu khoa học mà còn bị đánh giá là nông nổi, không khôn khéo trong giao tiếp, ứng xử.
    Đến lượt trao đổi ý kiến giữa các tổ, trả lời câu hỏi từ các thành viên thì bầu không khí dường như ?onóng? hẳn lên. Một người đại diện cho nhóm, tổ mình lên trả lời câu hỏi thắc mắc của các bạn, sau một ý, một câu người ấy thường nhìn thẳng vào mặt người hỏi và xác nhận bằng câu tiếng nước ngoài ?oOK? hay ?otrả lời như vậy được chưa?? bằng một giọng gay gắt. Đó là chưa nói cách xưng hô đôi khi kệch cỡm. Có nhiều cách xưng hô với nhau trong quan hệ, nhưng trước mặt thầy cô, đứng trước lớp, là người đại diện trong một buổi học mà nhiều người gọi nhau ?oMày?, ?oTao? thì khó nghe quá!

    Mong rằng, một khi xác định cho mình mục tiêu học tập là khoa học tâm lý thì ngoài việc tranh thủ dung nạp kiến thức cơ bản ra, mỗi người cần phải rèn luyện cho mình một thói quen, những cách ứng xử , giao tiếp mang ?omàu sắc tâm lý?. Nếu không chúng ta chẳng khác gì một cuốn từ điển với đầy đủ học thuyết tâm lý mà cứng nhắc, không khan.

    Những minh chứng trên không phải luôn xảy ra và cũng chắc xảy ra trên tất cả đối tượng là sinh viên. Viết bài này, tôi chỉ chọn lọc những tình huống tiêu biểu, cụ thể để làm dẫn chứng nhằm giúp bài viết thêm phong phú và dễ hiểu.
  2. n_m_psy

    n_m_psy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2005
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    vanhung_to à, giữa việc học tâm lý và thực hành là hai khía cạnh hoàn toàn khác nhau đấy. bạn đã đảm bảo mình là người vận dụng các kiến thức tâm lý vào cuộc sống tốt chưa???

Chia sẻ trang này