1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

tâm lý học và võ thuật

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi heavysword, 18/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. heavysword

    heavysword Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2007
    Bài viết:
    589
    Đã được thích:
    0
    tâm lý học và võ thuật

    Dù đã tập võ nhiều năm, nhưng bạn thử nhớ lại lần đầu tiên bị buộc phải đứng trước một trận chiến đường phố (hình ảnh mà tôi còn nhớ lại là những lưỡi dao đen xì, gạch đá vèo vèo, máu toé ra, máu chảy cả vũng trên đường,... chạy, chạy và chạy, chạy đến tụt cả, hoa cả mắt tưởng có thể lăn đùng ra ngất lịm) thì mới thấy yếu tố tâm lý nó quan trọng như thế nào trong võ thuật, bao nhiều đòn thế, bao nhiêu kỹ thuật giao đấu tránh né, phản đòn, chỉ trong tích tắc biến đâu mất cả, tất cả chỉ còn lại là những hành động thuần tuý theo bản năng, bị chém thì lạng người tránh, tránh dúi tránh dụi, dù bình thường được học và tập đi tập lại là chỉ tránh nửa bước, lưỡi dao đi qua thì ập vào tấn công, ..... bao nhiều năm công phu tập luyện trong tích tắc trôi vèo qua.

    Với tôn chỉ học võ để trang bị cho bản thân một bản lãnh võ thuật, có thể áp dụng trong thực tế chứ không phải chỉ là môn thể dục múa may cho đẹp mặt, vậy thì phải chăng trong giáo trình huấn luyện còn thiếu các bài tập về tâm lý học (ví dụ như tập võ 100 phần, không tập tâm lý, khi dùng thật chỉ còn 10 phần võ nghệ, tập võ 40 phần, có tập tâm lý, khi dùng thật còn 20 phần võ nghệ) võ thuật càng cao, đòn thế càng nhiều thì có lẽ cần có (tạm gọi là) bản lãnh tâm lý càng cao chăng?

    Chắc nhiều bạn sẽ nói, việc rèn luyện bản lãnh tâm lý này chính là việc hàng ngày tập giao đấu trong võ đường đấy thôi. Xin thưa là nó khác hẳn, khi giao đấu trong võ đường, hoặc giữa các võ đường, thậm chí cả thi đấu giải này giải nọ, bạn không sao ra lệnh cho não bạn phải có cái cảm giác của giao đấu "vô quy tắc" đường phố được, cái cảm nhận tâm lý là cái không thể đánh lừa nó được. Tập võ có bao nhiêu năm, thậm chí cả đời mà chưa từng ở trong trạng thái tâm lý của trận chiến đường phố máu me toé loe mà vẫn cảm thấy tự tin về bản lãnh võ học của mình thì chẳng qua là "tự sướng" "tự ru ngủ" mình thôi. Vậy thì làm thế nào đây, có phải ai cũng có điều kiện (hay là chẳng may bị có điều kiện) chiến liên miên trên thực tế đâu, cũng có nhưng là số ít thôi.

    Xin phép mod lập ra chủ đề mới này, xin đưa ra một số vấn đề sau để tham khảo ý kiến mọi người:

    1. Cảm nhận của cá nhân bạn qua những lần gặp phải vấn đề "tâm lý" khi chiến đấu thực tế như thế nào?

    2. Trong chương trình tập luyện của cá nhân bạn, hay của môn phái bạn, có những kỹ thuật hay bài tập cụ thể để chuyên luyện nâng cao bản lãnh "tâm lý" không? (cái này chắc có những môn phái có các bài tập rất đặc biệt đây, thậm chí là tâm pháp bí truyền cũng nên)

    3. Ý kiến của bạn (hoặc chia xẻ thông tin bạn biết) về việc có môn phái khi giao đấu, trong đầu họ vừa lẩm nhập đọc vài câu gì đó, thậm chí đọc hẳn ra miệng, với tác dụng có lẽ na ná với tự kỷ ám thị tâm lý bản thân, hoặc làm phân tâm đối phương (cái này là giả định thôi), cái này tôi không định nói về Thần quyền của ta mà là 1 Ryu thuộc nhóm tà phái của Nhật, cũng chỉ nghe qua lời kể một người, nên không biết độ xác thực thế nào, mà cũng chẳng có nguồn thông tin tin cậy nào để trích dẫn cả.

    Tôi vừa đi xa gần tháng về, trong thời gian "hành xác" cũng thai nghén trong đầu nhiều thứ linh tinh, nhưng cùng lúc lập mấy chủ đề mới thì e không phải, với lại chắc mod cũng không phê chuẩn, nên tiện thể xin đưa ra mấy ý tưởng cho mọi người tham khảo, nếu thấy hứng thú thì lập chủ đề mới:
    1. "Thư pháp và võ thuật", không phải là võ học của Trương Thuý San, học trò của Trương Tam Phong trong Ỷ thiên kiếm Đồ long đao mà là thư pháp thực sự, kỹ năng thư pháp cũng na ná như ngoại tam hợp, nội tam hợp trong võ thuật, rồi đường nét, ý tứ, nét sổ, nét mác,.... mang ý võ thuật lắm.
    2. "Cờ vây và võ thuật", liên hệ ở góc độ tâm lý, dàn dựng đòn thế, chiến pháp phòng thủ phản công, chặn triệt đòn y chang võ luôn, đứng trước một đối thủ cờ cũng như một đối thủ võ thuật vậy, đối phương cũng đủ kiểu, đòn thế cũng đa dạng khôn lường, trái phải, trên dưới, thực hư, lừa nhau từng tí một, mà tại sao lại là cờ vây chứ không phải cờ tướng hay cờ quốc tế, vì cờ vây chỉ có trắng đen, âm dương, đơn giản mà kỳ biến (tính theo độ biến của nước và tổng số nước đi thì gấp nhiều lần 2 loại cờ kia, cái này bác nào học toán chắc rõ)
    3. "Thơ ca và võ thuật", Lý Bạch là cao thủ về kiếm trước khi là nhà thơ, Việt nam ta cũng có nhà thơ khoái múa kiếm, các bài thiệu Võ Bình Định cũng là các bài thơ, ngàn năm trước có bài thơ đuổi quân xâm lược, khẳng định bờ cõi Việt Nam dùng nội lực đọc bên bờ sông này mà quân địch bờ sông kia nghe mà khiếp sợ (cái này sử bảo thế..!)
    Mấy chủ đề này chắc hơi lăng nhăng, viết ra cho vui, tôi cũng không ngạc nhiên nếu chẳng bác nào hưởng ứng hay mod xoá.

    Viết hơi dài dòng, sợ các bác đọc text mãi cũng chán, xin có bức ảnh chụp trong thời gian "hành xác" của tôi cho các bác tham khảo, hơi lạc đề chút.... à mà không, cũng liên quan đến vấn đề tâm lý và võ thuật đấy, chẳng hạn như tâm lý của bạn thế nào dù đã tập võ 20 năm, nhưng đứng trước cái này chĩa thẳng vào bạn.

    [​IMG]
  2. heavysword

    heavysword Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2007
    Bài viết:
    589
    Đã được thích:
    0
    sao cái ảnh không lên nhỉ, lại vậy
    [​IMG]
  3. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    --------
    Chă?ng thấy cái gi? chi?a ca?, nên chă?ng biết tâm lý như thế na?o ? Theo tôi a?nh hươ?ng chu? yếu đến TL giao chiến đươ?ng phố có 02 loại:
    1) TL cá nhân
    2) TL tập thê?
  4. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Không biết bạn xoay cái link ở đâu mà sai bét như thế .
    "2007-08-15-31 son tay 25 resize.jpg"
    Trong cái tên của hình có rất nhiều chỗ trống (space-bars).
    Thử xoá bớt đi xem có dược không:
    [​IMG]
    Được CoDep sửa chữa / chuyển vào 11:24 ngày 18/09/2007
  5. heavysword

    heavysword Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2007
    Bài viết:
    589
    Đã được thích:
    0
    à, bây giờ thì tôi đã hiểu tại sao post ảnh không được rồi, xin post lại vậy [​IMG]
  6. agui

    agui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2005
    Bài viết:
    781
    Đã được thích:
    0
    @heavysword: vấn đề bạn đặt ra rất hay.
    Các môn Tâm ý lục hợp, Tâm ý bả, Yiquan... đều chú trọng huấn luyện tinh thần, đặc biệt là Yiquan.
    Tui thấy các môn của Nhật cũng rất chú trọng tinh thần.
  7. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Có lẽ về mặt tinh thần thì người Nhật chú trọng hơn các dân tộc khác trên thế giới. Ví dụ như sách Heihou - Hyouhou nói về Binh pháp, sách Heijutsu nói về Binh thuật. Người Tây phương chú trọng sức mạnh, thì tại Nhật lại chú trọng về sự hoà hợp giữa thể xác và tinh thần. Bunbu-Itchi là Kiếm thiền Nhất như, có ngiã người và kiếm hợp nhất. Điều này cũng lý giải tại sao các võ sĩ đạo Nhật Bản, những người coi trọng sự chém giết, lại thường hay có quan hệ với các vị thiền sư giới Phật giáo Nhật.
    Một điều lạ, có lẽ chỉ có tại Nhật Bản là giới võ sĩ đạo - SAMURAI - thường là giới có đẳng cấp cao trong xã hội Nhật. Samurai không chỉ giỏi về võ nghệ mà thường là có học vấn, hiểu biết nhiều ngành học thuật khác. Samurai là những người mà TAY PHẢI CẦM KIẾM - TAY TRÁI CẦM BÚT. Người võ sĩ Nhật lại phải học cả tư tưởng của Nho Giáo và Phật Giáo, tôn thờ sự trung thành, loại bỏ mọi tạp niệm....
    Có lẽ về tinh thần thì chỉ có giới Samurai Nhật Bản là chú trọng hơn cả.

  8. BigBroLinh

    BigBroLinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2006
    Bài viết:
    2.722
    Đã được thích:
    1
    Theo tôi thì do yếu tố bẩm sinh !
    Đã liều roài thì ai cũng ko ngán!
    Cái này thích hợp hơn cả có lẽ để Sư phụ Viên Anh lên tiếng!
    1,2,3 lady and gentleman!
    Plêase Viên Anh!
  9. heavysword

    heavysword Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2007
    Bài viết:
    589
    Đã được thích:
    0
    bác Viên Anh đâu rồi, lần đầu tiên thực chiến thấy thế nào, mà trong hệ thống các bài tập hiện nay có phần tâm lý "chiến" không.
    Rèn tâm lý có lẽ cực khó, vì là rèn luyện cái mà bản thân rất khó kiểm soát, nhưng có lẽ không phải là bất khả thi. Không chỉ ở khía cạnh tâm lý của mình, mà còn ở khía cạnh áp chế tâm lý đối thủ nữa, hét thật to khi ra đòn có lẽ vừa giúp ta tự tin hơn, vừa áp chế tâm lý đối thủ chăng, võ nhật hét kiai, võ tàu cũng có hét, hình như là "hây", võ Héc của ta thì quá rõ rồi, thành tên cơ mà, ... thời xưa ta đánh giặc Nguyên có tiếng hét xung trận "Sát Thát" vang trời.
    post thêm cái ảnh lạc chủ đề vậy.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  10. heavysword

    heavysword Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2007
    Bài viết:
    589
    Đã được thích:
    0
    Thêm một chút về vấn đề tâm lý:
    khi bắn súng nếu bạn biết chắc là trong băng đạn không có đạn, bóp chỉ cạch, ngắm đầu ruồi rất tĩnh, nhưng khi có đạn, bắn tính điểm bia, bóp là nổ inh tai, tự nhiên đầu ruồi kém tĩnh đi một chút, lại là vấn đề tâm lý rồi.

Chia sẻ trang này