1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TÂM LÝ NÀO???..làm nảy sinh những THÓI HƯ-TẬT XẤU của NGƯỜI VIỆT!????

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi dinhlehung, 17/03/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dinhlehung

    dinhlehung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Bài viết:
    1.471
    Đã được thích:
    0
    TÂM LÝ...quá...NÔN NÓNG...dễ sinh thói hư-tật xấu!
    Trừ khi....HƯ-XẤU...có mục đích!
  2. takts

    takts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    0
    làm sao có thể nắm bắt nổi,làm chủ nổi cái mình đây?
    khi những con rối kia và ta là 1.
    bạn đã từng cho rằng điều khiển nổi rối.
    cho đến ngày, ta đang làm gì đây?
    và lúc ấy bạn lại thành RỐI.
    con rối to cũng cần giật dây.
    bạn lại thêm lần muốn đời cải thiện.
    muốn sang 1 trang có đủ có đầy.
    là 1 lần sống đời phản biện.
    trang đủ đầy chẳng tới bao giờ.
    con rối và người điều khiển đều là những đứa con ruột của cái trí.
    nó cho rằng mình đang điều khiển mình.nhưng cả 2 cái mình đều nằm trong khuôn khổ. nên hết đời vẫn tái sinh nhau.
    ta vẫn tưởng mình là nhân chứng, là người kiểm soát, là người suy nghĩ, là người tư duy, là người giật dây,....
    ấy vậy thì, cái gì trong ta gọi nó là nhân chứng, cái gì trong ta ý thức rằng mình đang điều khiển hành động này. vẫn còn phải không, 1 nhân chứng âm thầm hơn, đứng đằng sau. nhưng chỉ tội, khi bạn ý thức về nó bạn lại tạo thêm 1 nhân chứng đằng sau nữa.
    Ý THỨC mang cái lỗi tái sinh.
    hãy cùng nhìn nhận.
  3. takts

    takts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    0
    có hay không 1 niềm tin để quyết định.
    chẳng phải tôi và bạn từ xưa đến giờ vẫn không ngừng quyết định đó sao. nó không xuất phát từ niềm tin thì từ gì đây?.
    từ những hành vi nhỏ nhất cho đến những hành động to lớn, chẳng phải đều phát xuất từ những suy nghĩ,quan niệm nào đó được viên thành từ những niềm tin trong trường lớp,ngoài xã hội,trong sách vở, hay tôn giáo đó sao?
    từ tấm bé tới giờ,bạn có 1 loạt thứ để tin, rồi quyết định.
    tôi cũng vậy, 1 loạt thứ.
    2 loạt ấy không giống nhau bởi chúng ta ở 2 nước.
    bởi vậy ta vẫn thường quyết định khác nhau.
    chúng ta luôn sống trong niềm tin, ngay cả khi ta nghi ngờ nhất. bởi nghi ngờ chỉ là 1 dạng tin vào điều ngược lại, tin vào điều có thể xảy ra theo cách khác.
    giờ hãy nhìn thẳng vào câu nói đó, 1 câu nói sâu xa.
    nó hàm ý tới điều đã xảy ra trong hầu hết mọi người, rằng ta có nên tin điều này hay điều kia hay không,làm sao biết được đó là con đường đúng hay đầy chông gai, làm sao có được quyết định chính xác bây giờ?
    NIỀM TIN.
    vì nó mà HítLe đã huỷ diệt hàng triệu người trên thế giới này.
    vì nó mà những cuộc tàn sát tôn giáo vẫn không ngừng diễn ra.
    vì nó mà 2 tiếng tự do đã trở thành lí do cho người lính.
    vì nó mà yêu thương trở thành học thuyết giáo điều.
    niềm tin đã khiến bạn trở thành bác sĩ còn tôi là kiến trúc sư.niềm tin,nó luôn có mặt ở mọi hành động,nhưng đúng vậy, có hay không 1 niềm tin để quyết định, 1 quyết định dứt khoát, 1 lời kết cho vở kịch đời, 1 quyết định đúng đắn mà từ đó mọi hành động không thể mê lầm, thì lại là chuyện khác. câu chuyện CHÂN lÍ.
    đã từng có niềm tin trí óc, niềm tin tri thức nào đưa ta tới chân lí hay chưa?
  4. rarach24

    rarach24 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/03/2008
    Bài viết:
    1.104
    Đã được thích:
    1
    phải chăng là nhân chứng của nhân chứng rồi lại của nhân chứng .........đây ?!
    hinh ảnh này làm mình nhớ mang máng đến một câu
    "nếu ai đó ko nhắc đến tên tôi
    tôi cũng chẳng biết tên tôi là gì , bản chất gì "
    vậy thì
    phải chăng khi chẳng có ai công kick ta hay cuộc đời nậo nghễ kia vui đùa vùi đập đập đâm đấm kia chán làm cái trò khỉ đó với ta ồi thì liệu ta sẽ là ai hay là nhỉ takts biết ko ?!
    hoan loạn , cầm trong tay cái la bàn cảm xúc
    bập bung trong mớ bòng bong niềm tin và những hỗn lộn vui buồn, hưng phấn , lạnh lẽo, đái một tí, ỉa cũng một tí rồi lại bốc lên ăn, nhào nhạo ngầy ngậy.
    đến chịu , lần mò mẫm mó sờ cái của quý bản thân mình hoài, ngày nào mà ko sờ, ko làm cho nó sướng, ngày nào ma ko tự sướng. nhưng sướng đc một hồi, một hồi thôi vui một lát giữa nhưng khoảng không không thể hiểu đến chán ngắt nó lại ỉu xìu .
    lại nhớ đến 1 câu " nếu bạn nghĩ rằng bạn hiểu những gì tôi nói có nghĩa rằng bạn hiểu sai rồi đó "
    bởi bản thân cái thằng nói ra nó cũng có thể nào diễn tả hết ý nó đc
    cao hơn nữa
    nó thậm trí còn chẳng hiểu nó nói cái gì
    chỉ là một lát cắt dưa chuột đơn sơ,
    rồi ng tiếp thu mang nó ra sào, nộm , kẹp sa lát..............
    sờ chán bản thân mình rồi, ta lại đi sờ ng khác, chiếm hữu ng khác hay cái ng khác có nhằm tìm kiếm thêm chút vui thú
    hay họa chăng có thể qua tụi nó để hiểu thêm về bản thân ta hay các phương pháp làm ta sung sướng hơn
    nói chung bất kể khi ta ngĩ đến ai, hay một cái tên một hình ảnh từ ng khác, liên quan đến ng khác
    đó đều là biểu hiện của khoảng trống, của lợ dụng
    về ng khác suy cho cùng cũng chỉ là một phương tiện để cho ta lợi dụng, hút sinh khí, hút ngọt ngào tươi mới
    khác nhau chỉ là hình thức nào mà thôi . ai biết cách thì đc gọi là đẹp là tốt.
    nhiều khi những khoảng không vồ vập nhau , đến nỗi tranh giành nhau như những kẻ chết đói cùng đường tranh nhau củ khoai trong khi chảy nước mép
    giống như kẻ sắp chết khát trên sa mạc cuộc đời vớ đc ca nước biển xanh trong bèn uống ừng ực. uống song rồi khát lại thêm khát vậy
    _________________
    mò mẫm thôi thì tiếp tục mò mẫm thôi
    ah
    có lần trong mơ mình từng nhìn thấy
    nói đúng hơn là "lấy đc cảm giác" nhìn thấy một ng đàn bà thực sự là thế nào
    còn takts đã nhìn thấy 1 ng đàn bà hay 1 con người thật sự là thế nào chưa, hay có đc 1 nhận thức, một cảm nhận, cảm giác đc chiêm ngưỡng
    ngay truớc mắt mình là một ng đàn bà, 1 con người !
    giá vé để đc nhìn thấy một conngười hẳn là phải cao lắm thay
    lao động cật lực trên cánh đồng tâm hồn mình , biết đâu có thể đc lắm chứ .
  5. dinhlehung

    dinhlehung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Bài viết:
    1.471
    Đã được thích:
    0
    Nếu bạn chắc chắn Ý THỨC của bạn...là đúng-tiến bộ...XIN MỜI!
    Nếu còn chút NGHI NGỜ....TỰ NGHI NGỜ....cũng nên...PHẢN TỈNH!
    Sao bạn không cảm thấu một cái gì...TINH SẠCH-GỌN GÀNG-KHÚC TRIẾT HƠN.... Nhỉ!?
    Khi đã mệt mỏi-không ai muốn....CẢM THẤY-NHÌN THẤY-NHẬN THẤY....một thứ bề bộn-QUÁ Ư LÀ BỀ BỘN ...đâu!
    Bạn hiểu không....TẮC!
  6. dinhlehung

    dinhlehung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Bài viết:
    1.471
    Đã được thích:
    0

    Mình cảm thấy sự...VÒNG VO-MƠ HỒ-NHẬP NHẰNG và BỊ ĐỘNG...của một số ý kiến! Nên xin mạnh zạn đưa một bài tham khảo để chúng ta cùng suy nghĩ,suy ngẫm....để có được những cách giải quyết TRIỆT ĐỂ,cùng tiến đến những...GIÁ TRỊ..gần nhau hơn!
    Mang cái này zô để tham khảo!

    Vài so sánh giữa triết học phương Đông và triết học phương Tây

    Sao giờ lắm sách cổ học như kinh dịch, nho lão, tôn tử, đạo lão... thế nhỉ? Liệu hoài cổ quá có hay lắm không? Luận sâu sắc về lời Hegel - Mác dạy có khi còn ít hơn cả luận Kinh Dịch, Mạnh Tử, Tôn Tử ấy...
    Bài này mong các bạn chia sẻ vài điểm khác biệt về triết học, triết lý Đông - Tây, từ đó quyết định xem cân đối kiến thức sao cho hợp lý, hiệu quả cho cuộc sống.
    - Thứ nhất, ta sẽ phân biệt đâu là Đông, đâu là Tây.
    - Thứ hai, ta so sánh bối cảnh xã hội ra đời, pt triết học phương Đông, phương Tây
    - Thứ ba, ta so sánh đối tượng nghiên cứu của triết học Đông, Tây
    - Thứ tư, ta so sánh phương pháp nhận thứ của 2 nền triết học đó
    - Thứ năm, những nhận xét về vận dụng hai dòng kiến thức đó sao cho hợp lý
    Phương Đông
    để chỉ các nước châu Á các nên văn minh trên ba lưu vực sông lớn: sông Nin, sông Hằng, sông Hoàng Hà, chủ yếu là Ai Cập, ả rập, ấn độ và Trung Hoa. Hầu hết các nền tôn giáo lớn của thế giới đều xuất hiện ở đây.
    Phương Tây
    Phương Tây chủ yếu là các nước Tây âu như Anh, Pháp, Đức, Ý, Áo, Tây Ban Nha... Ngày nay chúng ta gộp cả Mỹ vào.
    Đặc điểm hai loại hình cơ sở xã hội Đông - Tây là tĩnh, ổn định đối nghịch với động, biến động nhanh. Triết học lỏng lẻo, mềm dẻo của Đông đối lại là triết học chặt chẽ, thống nhất thành hệ thống của Tây. Triết học phương Tây đi từ gốc lên ngọn (từ thế giới quan, vũ trụ quan, bản thể luận... từ đó xây dựng nhân sinh quan con người;) trong khi triết học phương Đông đi từ ngọn xuống gốc (từ nhân sinh quan, vấn đề cách sống, lối sống sau đó mới là vũ trụ quan, bản thể luận...). Đó là 2 nét chính của hai nền triết học Đông - Tây.
    Nếu như ở phương Tây, triết học được xây dựng bởi chủ yếu là các nhà khoa học, gắn liền với các thành tựu khoa học, đặc biệt là khoa học tự nhiên thì ở phương Đông, triết học gắn với những hiền triết - nhà tôn giáo, nhà giáo dục đạo đức, chính trị-xã hội.
    Vậy nên đặc điểm chủ đạo là các nhà Triết học phương Tây thiên về giải thích thế giới theo nhiều cách còn mục đích chính của phương Đông là cải tạo thế giới gồm có: ổn định xã hội, giải thoát cho con người và làm sao cho con người hoà đồng với thiên nhiên.
    Nguồn gốc là do ở phương Đông, thượng tầng kiến trúc ra đời trước và thúc đẩy dự phát triển của hạ tầng cơ sở, còn ở phương Tây hạ tầng cơ sở quyết định đến thượng tầng kiến trúc.
    Về đối tượng nghiên cứu của triết học Đông, Tây
    Đối tượng của triết học phương Tây rất rộng gồm toàn bộ tự nhiên, xã hội, tư duy mà gốc là tự nhiên. Nó ngả theo hướng lấy ngoại (ngoài con người) để giải thích trong (con người), nói chung xu hướng nổi trội là duy vật.
    Trong khi đó phương Đông lấy xã hội, cá nhân làm gốc là tâm điểm để nhìn xung quanh. Do đó đối tượng của triết học phương Đông chủ yếu là xã hội, chính trị, đạo đức, tâm linh và do vậy xu hướng là hướng nội, lấy trong để giải thích ngoài. Đa số trường phái thiên về duy tâm.
    Về phương pháp nhận thức của 2 nền triết học đó
    Triết học phương Tây ngả về tư duy duy lý, phân tích mổ xẻ còn phương Đông thì ngả về dùng trực giác.
    Cái mạnh của phương Tây là cho khoa học, kỹ thuật và về sau là công nghệ phát triển... và nhận thức luôn hướng đến nhận thức cái chân lý vô hạn cùng. Phương Tây đi gần mãi đến chân lý qua hàng loạt những trừu tượng, khái niệm, quy luật... của toàm thể vũ trụ, liên tiếp đi từ cấp độ bản chất thấp đến mức độ bản chất cao hơn... cũng do vậy họ có xu hướng cô lập hoá , cách ly hoá, làm mất đi tính tổng thể.
    Triết học phương Đông ngược lại thường dùng trực giác, tức là đi thẳng đến sự hiểu biết, vào cái sâu thẳm bản chất của sự vật, hiện tượng. Trực giác giữ được cái tổng thể mà tư duy phân tích, mổ xẻ đạt đến. Nhưng nó có tiềm tàng nhược điểm là không phổ biến rộng được. Trực giác mỗi người mỗi khác. Và không phải lúc nào trực giác cũng đúng. Thực ra 2 biện pháp kết hợp lẫn nhau, nhưng ở đây nói về thiên hướng.
    Triết học phương Tây có xu hướng tách chủ thể với khách thể để nhận thức cho khách quan còn triết học phương Đông lại cho rằng người nhận thức và đối tượng nhận thức cùng hoà hợp vào nhau (đặt cùng trong 1 hệ quy chiếu.) thì nhận thức sẽ dễ dàng.
    Phương tiện nhận thức của triết học phương Tây là khái niệm, mệnh đề, biểu thức lôgíc để đối tượng mô tả rõ ràng, thống nhất hơn thì trong triết học phương Đông lại là ẩn dụ, liên tưởng, hình ảnh, ngụ ngôn... để không bị lưới giả về nghĩa do khái niệm che phủ. Nhưng điểm yếu của triết học phương Đông chính là sự đa nghĩa, nhập nhằng khác biệt khi qua các phân tích khác nhau.
    Triết học phương Đông biến đổi tuần tự thay đổi dần về lượng, dù thay đổi bao nhiêu vẫn giữa lấy phần gốc phần lõi làm nền, không rời xa gốc đã có.
    Triết học phương Tây thay đổi theo hướng nhảy vọt về chất, nên càng tiến hoá càng phong phú hơn, xa rời gốc ban đầu. Thậm chí có xu hướng cái sau phủ định hoàn toàn cái ở giai đoạn trước.
    Trong phép biện chứng giải thích quy luật của sự vận động - phát triển cũng có nét khác biệt. Phương Đông nghiêng về thống nhất hay vận động vòng tròn, tuần hoàn. Phương tây nghiêng về sự đấu tranh và vận động, phát triển theo hướng đi lên.
    Một nét nữa của triết học Tây - Đông là theo thống kê thì triết học phương Tây thiện về hướng ngoại, chủ động, tư duy lý luận, đấu tranh sống còn, hiếu chiến, cạnh tranh, bành trướng, cá thể, phân tích, tri thức suy luận, khoa học, tư duy cơ giới, chú ý nhiều đến thực thể...
    Khuynh hướng nổi trội của phương Đông lại là hướng nội, bị động, trực giác huyền bí, hoà hợp, quân bình chủ nghĩa, thống nhất, hợp tác, giữ gìn, tập thể, tổng hợp, minh triết, tôn giáo, tâm lý, tâm linh, tư duy hữu cơ, chú ý nhiều tới quan hệ...
    Nói gì thì nói! diễn đạt Ý-TỨ sao thì diễn đạt! Ý THỨC và TRI THỨC ĐƯƠNG ĐẠI...đang gạn lọc những...THỨ CŨ-THỨ MÒN...mà vươn đến tính HIỆU QUẢ,CÔ ĐỌNG,RÕ RÀNG....chúng ta không thể chỉ...MÚA MAY...trong cái thế giới của duy nhất....chính mình!
    XIN LẤY Ý THỨC CẦU THỊ...mới bàn gì thì bàn!
    Được dinhlehung sửa chữa / chuyển vào 12:20 ngày 21/03/2008
  7. dinhlehung

    dinhlehung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Bài viết:
    1.471
    Đã được thích:
    0
    Tây (Âu)
    Vật chất - Máy móc - Mạnh mẽ, quyết liệt, Sức động, quan tâm thực thể độc lập Thiên về khoa học công nghệ Sử dụng trí tuệ, tư tưởng, quan tâm sự vật/hiện tượng -- Vũ trụ, học thuyết Dùng lý trí, mất dần tổng thể, ngày càng phong phú, cụ thể Quan tâm phần gốc: thế giới quan, bản thể luận, nhận thức luận Ảnh hưởng tới: giải thích/lý luận về thế giới, thực hành kỹ nghệ, tự do cá nhân, cách mạng xã hội
    Đông (Á)
    Tinh thần-đời người-tĩnh lặng cảm nhận các mối quan hệ.thiên về tôn giáo-mỹ thuật-nghệ thuật Sử dụng tình cảm,quan tâm đạo đức-Con người đạo học.Dùng trực giác,tổng thể vẫn loanh quanh những lối cũ bề ngoài! Quan tâm phần ngọn,nhân sinh quan,cách sống,lối sống!
    Ảnh hưởng tới kinh nghiệm,hoàn thiện cá nhân,ổn định xã hội!
    2 Vấn đề-một nội dung! 2 tư duy....một đối tượng nhận thức!
    Chọn 1 trong 2 hay....để 1 trong 2 cuốn đi!????
    hay 2 IN 1....!????
    Làm rõ chút để chúng ta có thể dễ nói chuyện! Cũng có thể là...không có cái gì...để nói nữa! Cũng chẳng sao!
  8. rarach24

    rarach24 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/03/2008
    Bài viết:
    1.104
    Đã được thích:
    1
    nhiều khi truớc cảnh thiên nhiên tâm hồn ta bỗng chở nên thanh thoát , thoang thoảng nhẹ tựa cánh hoa buông lơi, chao mình lặng đáp trên sóng nước lan dần trải rộng.
    có lẽ cái này ng ta gọi là phong thủy, thuật cộng hưởng từ dây đàn trong tâm ta vơi thiên nhiên,với người mẹ trái đất
    hay gọi là cô nàng trái đất cho nó nhí nhố nhỉ
    và ta muợn tạm thân xác của cô nàng trái đất để thăng hoa, hái hoa và sung sướng :))
    ______________
    người khác, tâm hồn người khác cũng tương tự như vậy
    có những tâm hồn nở hoa
    có những mầm non nẩy trồi trên những lầy lụa nhớp nháp
    nhất la khi ta đọc đc, ta hiểu đc cái đau hay cái sướng của tâm hồn đó
    thì bỗng rưng ta như phân thân, phân tâm .
    hình ảnh của ng đó, cái cánh đồng tâm hồn đó như là một phần trong ta
    ta bay , ta lửng lơ. ta thấy phần của mình ở trong họ......
    hiểu chia sẻ, thông đồng cảm
    hoặc nói theo một cách khác
    ta mượn đôi cánh đó để bay lên
    người có tâm linh càng cao thì càng iết cách cưỡi trên những cánh diều hay trên lưng con sóng từ người khác
    để tìm phươu bồng vậy
    thế nên dù biết hay ko biết
    thì những ng giúp đỡ, tìm hiểu, chia sẻ, đồng cảm nâng niu tâm hồn kẻ khác
    họ cũng đều từ xuất phát điểm đó mà ra .
    Được rarach24 sửa chữa / chuyển vào 14:27 ngày 21/03/2008
  9. dinhlehung

    dinhlehung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Bài viết:
    1.471
    Đã được thích:
    0
    Đọc xong thấy PHIÊU...BỒNG roài!
    Thiếu chút ....MUỐI...TÂY(ÂU) ..!!! có lẽ mới sắp-có khả năng ....HƯ...chứ chưa đáng gọi là...XẤU!!!
    Bác nhỉ!???

  10. takts

    takts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    0
    thói hư tật xấu - câu chuyện thường ngày.
    có lẽ chẳng có 1 ngày nào trong đời mà người ta lại không nhìn thấy những thói hư,tật xấu,những ngang tai trái mắt,không vừa ý, những bất hợp lí bất hợp tình bất hợp pháp.... vậy.
    thiết nghĩ, chẳng nhẽ cuộc sống thực sự nhầy nhụa đến vậy sao?
    thật quá dễ dàng để chúng ta nhìn thấy,nhận biết, vạch ra những nghịch cảnh,những bất hợp lí, những thói hư tật xấu. có lẽ đó là điều dễ nhất.
    có thể so sánh sự dễ dãi, dễ dàng ấy tương đương với sự dễ dãi chấp nhận ,tin tưởng vào 1 lí thuyết,tín điều, thông tin, vào 1 khuôn khổ định hình trong trí, để rồi từ đó, tương ứng với nó, những đối cực sẽ mang hình hài nghịch lý,bất minh.
    và rồi 1 sân chơi lớn cho những lời chỉ trích, phàn nàn, phê phán tất yếu định hình.
    con người càng lưu trữ nhiều thông tin, nhiều lí thuyết, nhiều học thuyết, tất sẽ mang nhiều đối cực.xung đột là điều không thể tránh khỏi.
    những lời phàn nàn,lên án, nếu ko là sự biện hộ cho những kho tàng quý báu được bạn cất giữ trong trí, thì cũng là thứ làm cho bạn cảm thấy mình vẫn làm tốt trách nhiệm cho cuộc sống này,cho xã hội này, cho gia đình này, và rằng chúng sẽ không thể đào thải bạn được.
    để rồi ngày qua ngày,người lớn tuổi không ngớt phàn nàn,người lập pháp không ngớt chỉ trích, người đạo đức không ngừng lên án, người mẹ không thể không trách móc ngày ngày.....
    phải chăng đó chỉ là trò tiêu khiển của cái tôi, cái ngã, cái trí, thứ mà sự sống của chúng được hợp lí hoá dựa trên những bất hợp lí của các đối tượng khác.
    xin cùng nhau cảnh tỉnh, bởi có lẽ, sự thấy biết cái xấu xa, gian dối kia không thể không hoà điệu,hoà một, như nhất cùng với nhận thức rằng,chúng ta không thể nào sống thêm cùng đối cực 1 giây phút nào nữa. đó là 1 chuyển hoá hoàn toàn, tận gốc triệt để, tức thời?
    bằng không,hãy đương nhiên rằng, những lời lẽ kia vẫn chỉ trụ lại trên đầu lưỡi con người,trên những cách nghĩ.
    nó không cách nào tới nổi trái tim, tâm cảm.
    vâng, tất nhiên rồi, hãy cứ tiếp tục thay thế sự thật bằng cách nói về sự thật.
    xin mời tôi.

Chia sẻ trang này