1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tâm lý phổ biến hiện nay ? Tâm lý của những con nghiện game

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi Merganius, 10/04/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Merganius

    Merganius Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    Tâm lý phổ biến hiện nay ? Tâm lý của những con nghiện game

    Đã có ai nghiên cứu sâu về đề tài này chưa ? Bên cạnh những dạng tâm lý khác . Có lẽ là chưa vì nó còn mới mẻ và chắc cũng ít người sẽ reply .
    Em viết bài này vì đây cũng chính là vấn đề em mắc phải ---> quan tâm .....chỉ là một số cái nhìn và sự từng trải của chính mình .
    Ở ngoài , có 1 số trường hợp :
    _ Họ là những kẻ cáu gắt , côn đồ , ko để ý đến sự việc khách quan bên ngoài mấy ....Thường là cũng chơi theo nhóm như những nhóm con trai khác ...Chửi bậy là 1 điều tất yếu ...
    Ở trong game , họ là người hùng , là những kẻ ganh đua chỉ để kiếm 1 thứ gọi là level , họ đắm chìm vào một thế giới riêng mà chỉ họ có thể hiểu dc ..văn hóa trong game cũng dc biến thái thành 1 nơi như thật , nhưng thực sự là mục ruỗng với những sự tự do ngôn luận ...Đối với họ , việc bỏ tiết học là chuyện thường , và tương lai của họ là lv sẽ cao bao nhiêu . Họ ganh đua từng ngày với bạn bè , ganh đua với top với ....v...v....
    _ Có những kẻ thì hiền lành nhưng đời sống của họ đã trở nên thụ động , bề ngoài họ cũng cáu gắt , cũng bực mình và ích kỷ nhưng họ là những kẻ nhút nhát , sợ sệt mọi điều trên đời ....vì họ chưa từng trải qua một sự cố gắng nhất định nào của bản thân lớn hơn cú nhấp chuột ....Qua thực tế có thể thấy game thủ có khả năng chịu đựng 1 cái gì dai dẳng mà người ngoài gần như thấy cực kỳ khó chịu ..Họ chịu 1 cuộc sống bừa bộn , 1 thời tiết nóng nực mà vẫn khoác chiếc áo to kềnh , hay 1 môi trường tối tăm , bụi bặm đặc nghẹt những khói thuốc lá ...mặc những lời khuyên bảo của người ngoài ..Họ , đến nỗi còn ghét sự ngăn nắp ....Và những biểu hiện của sự luộm thuộm , lập dị có lẽ ko cần nói đến nữa vì nó qá phổ biến ...
    Khi đi ngủ , người ta bỗng thấy tay chân họ ngọ nguậy làm theo một cái gì khó hiểu . Ra đường , ngôn ngữ của họ khi dc cởi mở ra sẽ dính líu rất nhiều đến game , một nhân vật game , một " chưởng " nào đó , một chi tiết nhỏ ..một cách vô thức hoặc ý thức ..
    Và còn vô số điều , vô số điều bất thường nữa từ vẻ bề ngoài mà người ta có thể thấy ....
    Thế nhưng cái quan trọng , khi chơi game họ là ai , và lúc ko chơi game , thế giới nội tâm bên trong của họ phản ánh qua tâm lý , cảm xúc sẽ ra sao ? ....Đây là 1 số điều em tự rút ra :
    _ Khi không có game nữa , họ cảm thấy rất trống vắng và day dứt .....Khi không ở trong game , họ cảm thấy thiếu 1 điều gì đó , hay là hình như mình còn 1 gánh nợ nào đó thì phải , họ bỗng nhiên coi nhẹ một số việc ở ngoài đời , nếu như trong game mọi thứ đang đc đẩy lên cao trào . Và có những người nhận thức dc rõ ràng rằng điều đó là ảo , rằng chơi game là ko tốt và còn có những điều khác ngoài đời , có những người bắt đầu cảm thấy một chút gì hối lỗi và tiếc nuối về những gì đã làm nhưng họ gần như không thể làm chủ dc mình ...cứ như có 1 kẻ nào đó bên trong họ , tách biệt hẳn với con người vốn có của họ hồi chưa biết chơi game ...Và một điều tai hại là nếu như tiếp tục dc ngồi vào máy , mọi chuyện sẽ ổn trở lại . Họ sẽ tiếp tục muốn dc phiêu lưu , dc trải nghiệm , dc tranh đấu , và trước giấc ngủ , họ hân hoan đắp chăn trong niềm thôi thúc của 1 ngày mai tiếp tục như thế . Hoặc là họ sẽ an phận với việc thoát khỏi sự day dứt ngoài đời ..Việc đắm chìm trong game là ko thể phủ nhận .
    Phải , con nghiện cũng có những lúc tỉnh táo để nghĩ lại về mọi chuyện , nhưng đến khi bị nó chi phối thì sẽ quên đi tất cả .
    _ Gần như trong tâm trí của game thủ có 1 số điều khó diễn tả liên quan đến ranh giới giữa ảo và thật ...Hiệu quả từ những cú nhấp chuột trong game , những số liệu trong game mang tính quy tắc nhất định của game ...so với việc vận động chân tay , vận động trí óc để đạt đến kết quả ngoài đời ..Có 1 cái gì đó ngăn cách mà rất khó diễn tả . Điều này dẫn đến việc mọi thứ trong game quá dễ dàng , để đến lúc làm 1 thứ ngoài đời thì cơ thể họ thụ động 1 cách quá đáng .
    Cả với con người thật cũng vậy , họ luôn tìm ở những người ngoài đời một cái gì đó tách biệt , khó gắn bó ....Họ thậm chí ko tin những kẻ đó là người ...Họ luôn tìm thấy ở người khác một cái gì thiếu ? Sao người đó ko cầm kiếm , ko độn giáp hay cưỡi ngựa ..Họ thấy tất cả những thứ thật tầm thường , cái gì cũng đều đều vậy ..đôi khi thật xa lạ ...
    Nhất là đối với người chơi game nhập vai , việc đối thoại trong game với NPC ( những nhân vật máy ) đã trở nên quen thuộc qua việc npc nói 1 câu , ròi thì sẽ đến nhân vật của mình nói 1 câu ....Dẫn đến việc giao tiếp ngoài đời của gamer bị ám ảnh bởi hệ thống nói chuyện này và những cú kích chuột .....Cứ 1 người nói , kích chuột để chấm dứt và tiếp tục người kia nói ...Hãy tưởng tượng đến trường hợp như thế, sự cứng nhắc đôi khi sẽ thật khó chịu ....
    _ Và gần như mỗi sự việc , mỗi hình ảnh ngoài đời , mỗi công thức hóa học hay toán học mà họ học dc đều gắn liền với 1 hình ảnh nào đó trong game , có thể 1 sự kiện hay nhiều sự kiện cùng gắn liền với 1 lưu ảnh . Những sự gắn kết này đôi khi chẳng theo một quy tắc logic nào mà nó chỉ như một sự liên hệ mang tính ký ức , kỷ niệm ..Ví như người chơi 1 game trong khi bật đi bật lại một bản nhạc , thì mỗi khi nghe lại bản nhạc ấy họ đều nhớ lại mình đã chơi game đó thế nào ..Kể cả khi đó là một khúc balad nhẹ nhàng mà game họ chơi là game bạo lực . Đó chính là do nguyên nhân họ đã đắm chìm vào thế giới ảo , và quên mất sự thực rằng bản nhạc đó ko phù hợp gì với game mình đang chơi ...
    Dần dần , trong tâm trí của gamer sẽ hình thành những kỷ niệm , những hồi ức rất ko ăn nhập và lạ lùng ...thể hiện giữa sự xác nhập của 1 kỷ niệm thật , và 1 kỷ niệm là ảo .
    _ 1 điều thực sự nghiêm trọng nữa là tác động của sự tự do thái quá của game ra ngoài đời thực . Gamer khi chơi luôn có tâm lý sẽ tung hoành và làm bất cứ điều gì họ muốn , như 1 cách khám phá thế giới hay chỉ đơn giản là đùa nghịch , bởi bản thân họ vẫn yên tâm rằng thế giới thực của mình có sao đâu .....Tất nhiên chơi game cũng có sự nghiêm túc , nhưng có 1 yếu tố của game ai chơi chắc cũng biết đó là save và load ...cho phép quay trở lại đoạn game đã chơi hỏng ....Và ví dụ : nhân vật của họ đang hành động theo đúng kịch bản của 1 hiệp sĩ tốt đẹp , họ bỗng nhiên quay ra chém giết một dân lành vì thấy nó ..vui vui ....Họ sẽ bị phạt nhưng rồi sẽ load lại cảnh đó .
    Hậu quả là dần dần sẽ hình thành trong gamer một tâm lý hay giả định những tình huống xấu ..để cảm thấy ..vui : khi chơi game thì ko nói làm gì , còn nếu ra đường ....gamer sẽ đặt ra rất nhiều câu hỏi , những tình huống giả định sẽ xảy ra với những hiện tượng thực mà mình thấy : từ những điều như giả dụ mà mình ném sách vô mặt ông thầy mình thì sao nhỉ ? cho đến việc : Mình giết thằng bạn mình thì có vui ko nhỉ ? ....
    Tùy vào cái tôi và ý thức của họ có đủ mạnh ko để họ có thể chế ngự điều này ...Vì đã có án mạng xảy ra thật rồi . Nhưng điều này đến như 1 phản xạ vậy ..Nhất là khi gamer nhàm chán vì thiếu cái để kích động mình ...
    _ Gamer luôn canh cánh câu hỏi về vai trò của mình trong xã hội .
    Cuộc đời của ta rồi sẽ đi về đâu ? Ta sống để làm gì ? Rồi dần dần sẽ lan sang đến " Con người sinh ra để làm gì ? " ...Đó là những điều thật tai hại , tai hại nhất là nếu cái câu hỏi " con người sinh ra làm gì ?" , " chết mạng này thì còn mạng khác ko ? hay đại loại là có kiếp luân hồi ko ? " luẩn quẩn trong đầu họ trở thành ám ảnh vì chẳng có ai có thể trả lời giùm họ điều này cả ...
    Nhưng có lẽ đó chỉ là hậu quả phát sinh nếu như gamer ko dc thỏa mãn mục đích sống của mình là ở trong thế giới ảo kia ...
    Nếu chấp nhận anh ta , để anh ta tìm lại nguồn cảm hứng và cái mục đích sống của anh ta là trở lại với cốt truyện , với những cuộc phiêu lưu , với tranh đấu thì những câu hỏi đó sẽ tự tan biến .
    Nhưng xã hội này ai chấp nhận họ đây ? Sẽ có ngành nghề nào chỉ dành cho việc chơi game ? Ko có ở Vn ...
    Và khi họ muốn cầu cứu ,những cái nhìn theo kiểu : coi họ là nghiện , cấm đoán ......của người ngoài sẽ tạo trong họ sự mâu thuẫn ..Bởi có ai từng sống trong game mới hiểu dc ....Game có thể chỉ đơn thuần là giải trí ko đây ?
  2. pfiev_k47

    pfiev_k47 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2004
    Bài viết:
    279
    Đã được thích:
    0
    Tâm lý của người nghiện game.Nhưng không biết như thế nào được coi là nghiện game,có rất nhiều người chơi game đúng mực?.Như tớ từng bỏ học đại học để chơi game có coi là nghiện được chưa.Đó là những kỷ niệm.
    Nếu như nghiện game bạn sẽ mất rất nhiều,rất nhiều trong cuộc sống,trừ khi bạn đang ở hoàn cảnh tồi tệ hơn,chẳng hạn là nghiện ma tuý,là một người ra xã hội là đâm chém chẳng hạn.Đánh mất bạn bè,các mối quan hệ xã hội,sức khoẻ,thời gian ,tuổi tác,người yêu,các phản xạ của cơ thể cũng kém đi,sẽ mụ mị đi,tệ hơn nữa bạn sẽ đánh mất tương lai của bạn.
    Tụt dần,tụt dần lại phía sau trong khi xã hội đang băng băng về phí trước.
    Họ coi game là một phần chính họ.Điều đó không xấu,là một đam mê thậm chí tốt đẹp.Nhưng tất tất cả,tất cả người nghiện game thường là làm cho nó chở thành một đam mê tồi tệ.
    Đúng vậy game không đơn thuần là giải trí.Có rất nhiều kiến thức lịch sử,văn hóa,thậm trí khoa học,và kỹ năng ,khả năng phán đoán có lợi với thực tế mình có được do chơi game.Điều nay ai chơi game sẽ hiểu.Ai là nhà phát triển game cũng hiểu.
    Nghiện game cũng là nghiện và xã hội không chấp nhận.Chỉ có những người cùng cảnh ngộ" mới cảm thông cho nhau.
    Mặc dù BVH TT đã đưa ra luật 5h chơi/ngày nhưng mình cho rằng hoàn toàn vẫn có thể trở thành một gamer pro ở việt nam và mình đã thấy rất nhiều người như vậy rồi.Họ hoàn toàn như những người bình thường khác.
  3. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    hehe, tâm sự chút
    nếu nói tôi là kẻ nghiện game khong đúng lắm nhưng cũng không sai.
    có điều, nói rõ quan điểm là tôi khong thích chơi hầu hết các game online vì nó là quá vô vị, cứ ngồi nhiều, là lên lv, lên đồ ầm ầm. Chơi những trò như thế bề ngoài thì có vẻ là tranh đua vái lv với hau, nhưng thự chất thể hiện tính cách không biết tranh đấu, không thích sự nôlực vì chả cần làm gì, ai cũng như ai, ai bỏ nhiều thời gian hơn (cần cù bù đần độn) thì sẽ mạnh hơn.
    Tôi có 1 thời ngày nào không chơi là không chịu được, nhưng tôi thì chỉ thích các game giải đó, tìm đường, chiến thuật hoặc đối kháng. Tức là nó nằm trong 1 trong 2 loại: sử dụng khả năng tư duy tối đa để chơi, hoặc là phải tập trung tối đa để đánh bại đối thủ, nếu thua tức là mình ... kém, thế thôi. Còn loại game mà không có chết, ko có đối đầu và cũng không có những câu đố hay nhưng đối thủ làm ta phải dừng cuộc chơi mà cứ chơi mãi được thì đúng theo kếiu mấy cái câu rẻ tiền hay nói trong các trò chơi truyền hình "tất cả chúng ta đều là người chiến thắng".
    Tôi chơi game đối kháng kiểu đập nhau ... "như thật", tức là có phần kích động hơn mấy game online, vì động tác thật quá mức. Tập thể lực và quyền Anh cũng nhiều, có điều chưa đánh ai bao giờ cả, trừ 2,3 lần bị đánh trước.
    Cùng không nên nói game là xấu. Vì tối thiểu là với những game tôi hay chơi, tôi tìm thấy nhiều triết lí công việc trong đó. Không phải từ mồm các nhân vật game nói ra, mà là luận ra "chiến thuật" cho công việc từ các chiến thuật khi đấu game. Cũng có râtnhiều kiến thức về nhiều môn khoa học được nhắc đến trong các game nếu bạn để ý.
    Tôi chơi các game offline nên toàn tiếng Anh, nhưng tôi không có thói quen bấm nhanh ho qua các đoạn thoại hay các đoạn giới thiệu, vì người làm như thế chứng tỏ ... không biết cảm nhận game, mà không biết cảm nhận thì không bao giờ chơi khá được.
    Bây giờ công việc nhiều nhưng mỗi tuần đều dành 1 buổi cho Star Craft và 1 buổi đấu Tekken, ai có hứng hôm nào làm với tôi vài trận cho biết.
    Mọi thứ đềucó 2 mặt. Game cũng vậy, mà kể cả rượu cũng thế, nghiện quá nặng thì có hại, nhưng nếu noilá nó chỉ có hại, thì đó là với cách nghĩ của người không biết gì về nó, hoặc kẻ biết về nó nhưng lại để nó khống chế mình thôi. Cái gì do con người tạo ra thì phải do con người khong chế chứ không được để nó không chế lại mình
  4. trietgia2006

    trietgia2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Còn tôi khoái nhất là chơi game bóng đá đủ loại từ Điện tử bốn nút (Đá bóng công lực; Soccer; fifa2003...) Đến đủ loại bóng đá từ Bóng Đá 99 đến 2010 ;rồi PS2; Chơi trên máy tính ;Manager ...
    Có lần đi đá PS2 với mấy ông anh ;chơi suốt 3 tiếng theo kiểu thua ra thắng vào ... mấu kinh khủng; nhưng công nhận chơi lâu quá cũng thấy choáng choáng cái đầu ...

    Hồi lớp 12 là chúa hay bỏ học đi đánh đế chế

    Chơi game là tốt ; nhưng chơi thể thao còn tốt hơn; tôi thường chơi bóng bàn khoảng 45 phút ...xả hết stress; nói chung lúc chơi say mình quên hết suy nghĩ ưu phiền; về làm phát tắm nữa thấy đời phơi phới ngay

  5. keflove

    keflove Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2007
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Mình là female mà vẫn thích chơi game, ngày trước cũng đã có thể gọi là nghiện 1 game, nhưng mình không thấy có các cảm giác giống như bạn chủ topic nói, nó đơn giản là ham mê quá, đúng là hồi đó mình xa lánh bạn bè, không quan tâm đến cái gì khác, nhưng không hiểu sao chơi được gần năm thì tự nhiên chán, thế là bỏ, đến bây giờ mình chả dám chơi game ol nào đến lần thứ 4 cả, sợ lắm rồi
  6. keflove

    keflove Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2007
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
  7. pfiev_k47

    pfiev_k47 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2004
    Bài viết:
    279
    Đã được thích:
    0
    Các bạn nói vậy thôi,chứ các bạn không nghiện game.
    Nó đây:
    Nghiện trò chơi điện tử cũng nguy hiểm không kém thói nghiện rượu và nghiện ma túy.
    Những đứa trẻ thích đâm chém trong những game karate thường có xu hướng chọc ghẹo bạn. Chúng thường hay cáu gắt và tâm thần không ổn định.
    Vì thế những trẻ nghiện máy tính thường chịu đựng một cảm giác trái ngược bên trong giữa cái tôi thực tế và cái tôi ảo. Do còn nhỏ, họ chưa thể khẳng định được cái tôi thực.
    Kevin Kieffer, từ Đại học Saint Leo ở Florida, đồng tác giả của một đánh giá dựa trên 20 năm nghiên cứu vấn đề này, cũng cho biết: ?oCác game thủ trẻ tuổi thường có xu hướng bắt chước những hành động mà chúng vừa thể hiện trong game?.
    Theo các chuyên gia, những triệu chứng của nghiện net, nghiện game bao gồm:
    - Luôn bị ám ảnh bởi game.
    - Mất khả năng thực hiện những nhiệm vụ bình thường hằng ngày.
    - Mất khả năng tự kiểm soát.
    - Mọi sinh hoạt thường ngày bị đảo lộn.
    - Cảm thấy bồn chồn sốt ruột khi không được lên mạng, chơi game.
  8. us

    us Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2004
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Nhắc đến game,tôi lại nhớ chuyện của mình.Ngày xưa mê game lắm,chơi Starcraft và Haftlife cũng phải được gần chục năm.Suốt ngày chỉ có ăn,ngủ với game.Đến mức mà tôi trở thành game thủ khá có tiếng trên mạng,bạn bè thán phục,nhưng mà cũng toàn dân game với nhau.

    Hậu quả là chả học hành được mấy dù có điều kiện học.Đi làm người ta hỏi nhiều thứ không biết.Đi chơi với bạn nước ngoài thì ngậm như hến ngồi nghe chúng nó nói chuyện vì ngoại ngữ quá kém,mặc dù tôi du học ở nước ngoài ! Những lúc đấy mới thấy nhục,đi ra xã hội người ta phục mình vì kiến thức tài năng chứ người ta đâu cần biết mấy cái trò game ảo trên mạng mình giỏi giang ra sao !
    Cho đến một ngày,tôi đọc được một câu nói,quên là của ai rồi,thế này: " Có những người dùng nửa cuộc đời đầu tiên để làm cho nửa đời sau trở nên hèn hạ thấp kém ".Còn câu này nữa " Hãy nhường cho tôi tuổi 20 của bạn nếu bạn không dùng nó vào việc gì lớn lao cả ".Tôi đã ân hận lắm...
    Tôi phát hiện ra rằng game giống với ma tuý ở một điểm,đó là khi đã chơi quen rồi thì rất khó bỏ.Vì vậy có một nguyên tắc là phải đề phòng trước "không chơi thử,dù chỉ một lần".Đừng bao giờ bạn nghĩ rằng : "chơi thử xem nó thế nào,mỗi ngày chỉ 1 tiếng thôi".Hoặc "mình sẽ không nghiện như chúng nó,chơi cho biết,lúc nào không thích thì bỏ" .Lúc mới chơi thì ai cũng tự nhủ như thế,nhưng dính vào rồi thì lại khác hẳn.
    Cũng nhờ suy nghĩ như vậy mà tôi tránh được cơn lốc game online,võ lâm truyền kì...trong khi bọn bạn dính gần hết.Còn để bỏ được nghiện Starcraft và Haftlife tôi cũng khá khổ sở.Đầu tiên là cắt đứt toàn bộ liên lạc với các "chiến hữu" trên mạng,đổi số điện thoại,đột ngột "mất tích",chúng nó không rủ chơi được nữa.Sau đó đăng kí vào một loạt các lớp học thêm,vậy là chả còn thời gian nhớ đến game nữa.
    Sau này tôi mới phát hiện ra một điều đơn giản mà người ta vẫn nói " thời gian quý hơn vàng " .Một ván Starcraft khoảng nửa tiếng,đánh xong chả đọng lại được ích lợi gì,ngoài sự thích thú ảo khi thắng và sự cay cú khi thua.Tất cả đều là ảo,nó không giống với những niềm vui thật sự ngoài đời.Trong khi quãng thời gian nửa tiếng đó mình có thể học thêm ít nhất là chục từ mới ngoại ngữ.Và cả ngày thì mình còn làm được bao nhiêu điều hữu ích khác...
    Trên đây là đôi dòng tâm sự của tôi,một gamer đã giải nghệ.Có một điều tôi muốn tâm sự thật tình với các bạn,nhất là các bạn còn đi học phổ thông: đừng chơi,dù tất cả chúng nó vẫn chơi,bạn hãy là người tỉnh táo sáng suốt giữa những kẻ u mê nghiện ngập.Hãy can đảm đoạn tuyệt điều gì,nếu nó giết chết tuổi thanh xuân của bạn và hại cả cuộc đời bạn.
  9. Merganius

    Merganius Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    Những triệu chứng pveif nói là hoàn toàn đúng , và ko chỉ là những nghiên cứu tâm lý game mới biết mà những người chơi game trong 1 , 2 năm thoi cũng hiểu dc những điều này . Bởi chính mình là người đã trải qua những điều này ..Điều nghiêm trọng nhất có lẽ là cái tôi thực và cái tôi ảo ...Nói theo 1 cách nào đó nó cũng ko phải là ảo vì mình là người đã trải qua mình cảm nhận dc những thực sự những kỷ niệm của mình ..
    Ngoài ra còn có một vài ảnh hưởng tới giấc mơ nữa ...
    Hậu quả về sinh hoạt thì chắc nói nguyên chuyện này cũng thấy choáng : Ko đánh răng buổi tối ..
    Mình chưa biết quan điểm nào mới thật sự là đúng nhưng với cái nhìn của các chuyên gia thì có lẽ mình đã bị tâm thần từ những năm 7 , 8 tuổi .
    Nhưng có điều khác với nghiện ma tuý , hầu hết người ta tìm đến ma tuý khi đang trong tâm trạng chán chường đến tột cùng , vì thế mà ma tuý có thể giống như những liều kích thích ...
    game lại ko hẳn là ta tìm đến những lúc ta chán chường mà có thể do tò mò , do tiếp xúc để như tìm 1 sở thích , 1 niềm đam mê nào đó .
    Cơn bão game online chỉ mới xuất hiện 1 vài năm nay nên có thể những kẻ đắm mình vào game online cũng chỉ mới tiếp xúc từ quãng thời gian cấp 3 cùng lắm cấp 2 thôi ...
    Nhưng mình ko hiểu lắm sự khác biệt của những thằng chơi game mà nó vẫn ổn cái khoản xã hội , vậy có phải những thằng cứ im ỉm trong nhà chơi như mình thì sẽ kém khoản xã hội ( giao tiếp chẳng hạn ) .
    Được Merganius sửa chữa / chuyển vào 10:55 ngày 12/04/2007
    Được Merganius sửa chữa / chuyển vào 10:59 ngày 12/04/2007
  10. Xuong_rong_gai

    Xuong_rong_gai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    0
    Đã đọc hết bài cảu Merganius. Tôi cũng là một ng` nghiện game online, nghiên cực kỳ, nhưng theo như tôi thấy (suy từ tôi ra và những ng` bạn ngoài đời tuyệt vời mà tôi wen được wa game) thì những gì Merganius viết là sai hoàn toàn. Tôi có thể nói là bạn đã vơ nắm cả đũa, đã bị 1 cái gì đó gọi là triệu chứng thần kinh hoá, tức là đã tự suy luận mọi thứ theo 1 chiều xấu, 1 lối mòn mà bất cứ ai cũng sẽ dễ nghĩ như thế. những gì tôi thấy bạn viết trong đâym gần như là chỉ mô tả về 1 ng` bị hoang tưởng do chơi game wa'' nh, chứ 0 fải là 1 đặc trưng thường thấy của các gamer ngày này, hãy xuy xét kỹ và cân nhắc trước khi viết một cái gì đó nhé.
    Có thể lúc nào đó tôi sẽ reply dài hơn cho bài viết của bạn, còn bây giờ tôi fải đi nấu cơm đã, lẽ ra đi lâu rồi mà tại thấy cái bài này làm trễ giờ wa''

Chia sẻ trang này