1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TÂM LÝ TÌNH YÊU ?

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi thiendialoi, 25/06/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. thiendialoi

    thiendialoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2006
    Bài viết:
    163
    Đã được thích:
    0
    TÂM LÝ TÌNH YÊU ?

    KHI YÊU NHAU
    Hỏi các boy, khi người con trai yêu một người con gái thì biểu hiện tâm lý ở người con trai như thế nào ?
    Hỏi các girl, khi người con gái yêu một người con trai thì biểu hiện tâm lý ở người con gái như thế nào ?
    Tui cũng đã trải qua mấy cuộc yêu, tôi thấy thế này:
    Thường có thể liệt kê ra năm triệu chứng dễ thấy:

    1. Ghi nhớ: Không hiểu sao hình ảnh người mình yêu, hay mình thích cứ lởn vởn trong đâu. Đặc biệt là nụ cười của em. Đặc biệt là hình ảnh nhí nhảnh, vui nhộn của em......

    2. Nhìn thấy người yêu cái gì cũng đẹp( đệp trong mắt người yêu). Ví dụ như : Mặc dù cô ta có cái mũi không được xinh lắm nhưng lại thấy rất đáng yêu. Hay khi vòng 1 quá nhỏ, nhưng bù lại thấy vòng 2 rất đẹp v.v.... >>>>>>cô ấy thật mảnh mai dễ thương.

    2. Mất cá tính khi đứng trước người yêu. Hồi trước tui thường hay bị vậy (nhưng bây giờ hết rùi). Khi gặp người yêu, mặc dù ở nhà đã chuẩn bị nói những chuyện gì đâu vào đó nhưng khi gặp cô ấy thì cứ lắp ba lắp bắp, nhiều lúc còn câm như hến.

    3. Hay ghen tỵ: Nếu thấy một thằng nào xí xớn với người mình yêu, hay khi người mình yêu lại tỏ ra mến một boy nào đó thì trong mình có cảm giác ghen tức, chẳng thích điều đó một tẹo nào. Hình như thói ghen tức đi liền với tính ích kỷ.

    4. Cảm giác hưng phấn, bị kích thích mạnh: Những lúc mệt hay buồn, những lúc một mình hay những lúc chờ nhau.... sao trong mình thấy nao nao, vui vui, đầu óc phấn chấn hẳn lên. Bản thân muốn hoạt động, nhảy nhót. Còn những lúc gần nhau thì khỏi phải nói làm gì.......

    Chính vì dựa vào những điều này mà chúng ta có cách để test xem một người nào có yêu mình thật sự hay không đó!






    Được thiendialoi sửa chữa / chuyển vào 12:02 ngày 25/06/2006
  2. honda_333

    honda_333 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/04/2006
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Ừhm, Tình yêu đích thực mới khó. Chứ những cái giống như là tình yêu thì có mà đầy!
  3. thiendialoi

    thiendialoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2006
    Bài viết:
    163
    Đã được thích:
    0
    Cho tôi hỏi: Theo honda_333 thì những đặc trưng, những biểu hiện về mặt tâm lý, tình cảm của người có tình yêu đích thực là gì ??
    Hay Cậu có thể cho biết thế nào là tình yêu đích thực.
    Hay cậu có thể cho biết chính tâm lý của bản thân khi yêu là gì( tất nhiên là nếu cậu đã yêu ai, hoặc đã được ai yêu, hoặc yêu đơn phương, hoặc cả hai cùng yêu say đắm.....)
    Và có thể cậu cho biết luôn những trò đùa tâm lý mà các girl hay dùng trong khi thử thách một chàng nào đó???????
    Rất mong học hỏi.
    Tất nhiên tui cũng không mong muốn bàn luận sâu về yêu đương, nếu như thế sẽ chuyển hẳn sang box tình yêu mất rồi. Ở đây tui chỉ muốn nói NHỮNG BIỂU HIỆN TÂM LÝ KHI YÊU thui.
    Được thiendialoi sửa chữa / chuyển vào 22:13 ngày 25/06/2006
  4. honda_333

    honda_333 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/04/2006
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Ừhm..Lại "động chạm" vấn đề nhạy cảm rùi!
    Đây, trong tâm lý học đây! Không phải box tình yêu kia đâu nhá!:
    Trong các tài liệu tâm lý học có rất nhiều định nghĩa về tình yêu.
    Tâm lý học đại cương và tâm lý học phát triển nhấn mạnh rằng tình yêu là một đặc trưng tâm lý ở lứa tuổi thanh niên.
    Tâm lý học đại cương tập II do Phạm Minh Hạc chủ biên có nói: ?oTình yêu đôi lứa - một vấn đề muôn thủa của loài người. Nó là sự phát triển hợp quy luật của tâm lý con người. Muốn lý giải vấn đề tình yêu phải đặt tình yêu vào trong cuộc sống hiện thực hàng ngày? Tình yêu lứa đôi cần cho con người như không khí, cơm ăn, nước uống. Phải dạy yêu đương cho thanh niên như các môn văn, toán? Dạy trong giờ trên lớp và ngoài lớp??.
    Đặc biệt trong tâm lý học giới tính, tâm lý tình yêu được nghiên cứu theo sự phát triển của xúc cảm giới tính, phát triển từ giai đoạn thiếu niên - nẩy sinh tình bạn khác giới, tuổi thanh niên - tình yêu đôi lứa, tiếp đó là hôn nhân, ở người già?
    Tình yêu là sự thể hiện cao nhất của tình người, là sự gần gũi cao nhất, sự hiểu biết cao nhất, là sự trợ giúp cao nhất của con người với nhau. Đó là sự cuốn hút lẫn nhau, hoà quyện, quyến luyến lẫn nhau cả về thể xác và tâm hồn. Nói cách khác, tình yêu là một loại tình cảm đặc biệt thể hiện sự cuốn hút lẫn nhau giữa hai giới, cả về mặt tâm hồn lẫn thể xác, thúc đẩy mỗi người vượt ra khỏi cái vỏ cá nhân của mình để hoà nhập với người mình yêu, khiến cho mỗi bên đều trở nên phong phú, tốt đẹp và hoàn thiện hơn nhờ bên kia.
    [5, chương 4]
    Theo từ điển tâm lý học do Vũ Dũng chủ biên: ?oTình yêu là tình cảm mãnh liệt đắm say và tương đối bền vững được tạo nên do những nhu cầu ẩn dấu sắc thái sinh lý của chủ thể?.
    Tóm lại, quan điểm về tình yêu trong tâm lý học: Tình yêu là một loại tình cảm đặc biệt giữa hai người khác giới, thể hiện sự thống nhất, hài hoà, cuốn hút say mê cả về tâm hồn lẫn xúc cảm.
    Ngày nay, có những tài liệu bàn đến tình yêu trong quan hệ đồng tính luyến ái, nhưng quan điểm trên vẫn là chủ đạo và trở thành chuẩn mực xã hội
  5. honda_333

    honda_333 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/04/2006
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Đặc điểm của tình yêu chân chính (5,chương 4)
    * Tình yêu ở giai đoạn trưởng thành tuyệt nhiên không phải là bản thân các yêu cầu sinh lý mà là sự thống nhất hài hoà của sự say mê cảm giác (********). Với nhu cầu giao tiếp, sự hoà hợp với người mình yêu. Hai niềm say mê không trưởng thành cùng lúc mà nó khác nhau giữa hai giới:
    + Nữ: Sự trưởng thành về sinh lý sớm hơn. Ở giai đoạn đầu, nhu cầu về tính dịu dàng, sự âu yếm và tình cảm ấm áp thể hiện mạnh hơn nhu cầu chung đụng về cơ thể. Nữ giới tự tin hơn trong sự trải nghiệm tâm lý vì họ không phải giữ vai trò chủ động trong giao tiếp nam nữ.
    + Nam: Mặt sinh lý phát triển chậm hơn. Ở đa số, sự say mê cảm giác (********) được bộc lộ sớm hơn nhu cầu thân thiết về tinh thần. Trong giao tiếp nam nữ, nam căng thẳng nhiều hơn.
    * Sự cuốn hút lẫn nhau giữa hai giới - do cảm phục quý mến, thương nhớ nhau, tìm đến nhau, họ nhớ thương nhau bồn chồn da diết cho dù chỉ phải xa nhau trong một thời gian rất ngắn. Nếu tình cảm này tiến triển thuận lợi thì cường độ nỗi nhớ tăng dần, hình ảnh người này sẽ choán hết tâm trí người khác. Sự trống vắng sẽ trở thành một nỗi dằn vặt khắc khoải.
    * Tình yêu thúc đẩy con người tự hoàn thiện mình, vươn tới những điều mà mình cho là cao đẹp, lý tưởng và luôn mong người yêu của mình cũng được như vậy. Tình yêu thực sự luôn mang lại cho con người tất cả sự cao thượng, làm cho người xấu trở nên tốt, cái bất khả thành cái khả thi - đó chính là sự cảm hoá của tình yêu.
    Đó là sự quên mình, sống cuộc sống của người mình yêu. Do đó, có sự đồng cảm sâu sa, trọn vẹn, chăm sóc, giúp đỡ nhau chân thành, hành động tất cả vì người yêu với một mong muốn duy nhất: Đem lại niềm vui và hạnh phúc cho người mình yêu.
    * Tính duy nhất của tình yêu
    Tình yêu luôn là duy nhất không thể chia sẻ. Không có hai tình yêu cùng song song tồn tại trong cùng một thời gian. Sự xuất hiện của tình yêu này sẽ làm triệt tiêu tình yêu kia. Nếu ở một người tồn tại song song một tình cảm như nhau với hai đối tượng - người đó chưa hề có tình yêu đối với đối tượng nào, đó chỉ là những dạng tình cảm khác, không phải tình yêu.
    * Tính trách nhiệm trong tình yêu
    Cả hai đều có ý thức trách nhiệm đối với tương lai, hạnh phúc của nhau, luôn quan tâm chăm sóc chu đáo cho nhau, muốn giúp nhau khi gặp khó khăn để cả hai càng tốt hơn, biết bảo vệ che chở cho nhau?
    Nhờ đó, họ có sức mạnh vượt qua những thử thách như sự xa cách, sự khác biệt về tuổi tác, giai cấp, địa vị xã hội, dân tộc?
    Thiếu tình cảm nghĩa vụ, tình yêu sẻ chỉ còn là sự lợi dụng, nó sẽ nhanh chóng tàn lụi.
    Một cách nói rất đúng trong tình yêu là: ?oNgười thích hoa thì tìm cách ngắt hoa. Nhưng người yêu hoa thì tìm cách chăm sóc hoa?.
    * Sự chân thành, trung thực, tin cậy lẫn nhau
    - Chân thành: là liều thuốc nuôi sống tình yêu, giúp cho tình yêu có khả năng tồn tại. Thiếu nó, tình yêu sẽ chỉ là sự giả dối, nghi ngờ, dằn vặt, khinh miệt lẫn nhau. Sự chân thành được thể hiện là: Không dấu nhau bất cứ điều gì, cho dù nó là ý nghĩ, điều thầm kín nhất. Vấn đề còn đang tranh luận sôi nổi là chân thành vào lúc nào và đến mức độ nào.
    - Tính trung thực: Là cơ sở để xây dựng niềm tin bền vững, hình thành lòng vị tha cao thượng, giúp cho họ tin vào nhau, tin vào tình yêu của nhau, vào tương lai tươi sáng mà họ có thể đem lại cho nhau, trở thành chỗ dựa đáng tin cậy, vững chắc của nhau.
    Sự chân thành, trung thực giúp cho con người có tình yêu chân chính và trở thành người chân chính.
    -Sự tôn trọng lẫn nhau: Tình yêu chân chính phải có sự tôn trọng lẫn nhau, giữa hai người thể hiện ở sự bình đẳng, tôn trọng sở thích, nhu cầu, quyết định nghề nghiệp của mỗi người, bất cứ sự áp đặt nào trong tình yêu cũng gây ra sự xích mích tan vỡ.
    * ******** trong tình yêu
    Sự cuốn hút lẫn nhau dẫn đến trao và nhận tất cả. Đó chính là cơ sở thúc đẩy quan hệ ******** trong tình yêu - một mối quan hệ đầy tính nghệ thuật và đạo đức.
    - Tính nghệ thuật: Cần dựa vào tâm lý mỗi giới để ứng xử.
    - Tính đạo đức: Quan hệ ******** mang tính chất đạo đức khi được tình yêu, pháp luật, gia đình cho phép.
    ******** trong tình yêu là biểu hiện cao nhất của sự cho và nhận, nhưng ******** của con người không chỉ đơn thuần là nhu cầu sinh vật mà trong đó còn phản ánh trình độ đào tạo chung của mỗi người trong cuộc sống xã hội, phản ánh bộ mặt đạo đức, thẩm mỹ của họ trong tình yêu. Tình yêu đôi lứa chỉ cao thượng, chân chính khi có sự hài hoà, làm chủ được bản thân, điều khiển được dục vọng của mình.
  6. honda_333

    honda_333 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/04/2006
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Những điều trên hoàn toàn trong nghĩa của tâm lý học nhá! Mong bác mod Ran đừng có ...khoá nó lại
    @thiendialoi: cũng toàn sách vở cả thôi
  7. tallica

    tallica Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/01/2002
    Bài viết:
    160
    Đã được thích:
    0
    Bạn có thể giải thích thêm về ý này được không. Tại sao một người không thể cùng một lúc yêu cả hai người. Tôi nghĩ người ta không có quan hệ tình yêu với cả 2 người trong cùng một thời gian thôi, chứ còn xét về mặt tình cảm đơn thuần, thì hoàn toàn có thể yêu 2 người cùng một lúc. Tất nhiên là xã hội chả có ai chấp nhận chuyện đó. Lấy gì khẳng định là người đó chưa hề có tình yêu với đối tượng nào?
  8. thiendialoi

    thiendialoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2006
    Bài viết:
    163
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi
    Tình yêu theo lý thuyết thì không thể yêu hai hoặc nhiều hơn hai người cùng một lúc được. Điều này rất dễ hiểu vì nhiều lý do, ví như bạn không thể nhớ, quan tâm, rồi chăm sóc hai người cùng một lúc (thời gian hạn chế). Rồi vấn đề tiền bạc nữa chứ ( có thể đây là vấn đề phụ đôi với một số người). Bạn không thể tỏ tình rằng : Ôi, trên đời này em là người anh yêu nhất hay anh chỉ mong tình yêu của chúng ta là vĩnh cửu v.v....
    Người nào đó có thể thích nhiều người nhưng chỉ có thể yêu duy nhất một người được thôi.
    Nhưng trên thực tế vẫn có thể. Cuộc sống tâm lý con người là đa dạng mà. Nếu bạn thuộc dạng này thì có lẽ bạn không những yêu hai mà còn có thể yêu ba, bốn, hoặc nhiều hơn vì bạn thuộc dạng người tâm lý chưa chín chắn, không ổn định, hay lăng nhăng, gặp ai thấy xinh, đẹp trai, nói chung có vài tiêu chuẩn hợp lý là thích.
    ......
    .
    .....
    ....
    ..... Vài ngu ý
    Xin đóng góp

  9. tallica

    tallica Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/01/2002
    Bài viết:
    160
    Đã được thích:
    0
    Nói chung là, bạn chả hiểu gì vấn đề tôi nêu ra. Chỉ được cái chép sách ra là giỏi.
  10. Mjnicklove

    Mjnicklove Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    787
    Đã được thích:
    1
    thiendialoi , phân tích khá hay đấy chứ , tuy nhiên lý thuyết nhiều khi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố , tâm lý thì càng khó nói , Vấn đề này e là bàn còn dài , Dù sao cũng cám ơn bạn , sau khi đọc bài của bạn mình có thêm 1 góc nhìn khác về vấn đề này !

Chia sẻ trang này