1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tâm lý trẻ thơ từ khi chào đời và cách giúp trẻ phát triển tốt hơn

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi Eaglet, 11/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Eaglet

    Eaglet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    291
    Đã được thích:
    0

    Sự phát triển của trẻ 12 tháng tuổi
    Bước được những bước chân đầu tiên là sự kiện quan trọng đầu tiên của trẻ trong giai đoạn này. Ðôi khi trong tháng này, con bạn đã tự mình bước những bước chân đầu tiên (nhưng nếu cháu chưa đi được, bạn cũng đừng lo lắng). Hầu hết trẻ em bước những bước dài trên đầu ngón chân và hai mũi chân đưa về hai bên. Cũng vào thời gian này, con bạn bắt đầu tự ăn bằng muỗng mặc dù cháu vẫn thường đút thức ăn ra ngoài miệng.
    Trò chơi mới:
    Giờ đây, trò chơi của con bạn sẽ thay đổi, bắt đầu từ việc nắm vững các kỹ năng vận động (cháu biết dùng ngón cái và ngón trỏ để cầm nắm một vật) đến việc luyện tập các cơ bắp. Một số trẻ em ở tuổi này kéo dài thời gian chú ý khoảng 2 đến 5 phút vào những hoạt động im lặng: chăm chú ngắm nghía và mân mê bàn chân nó chẳng hạn.
    Cháu thích đẩy, ném và xô ngã mọi thứ. Cháu sẽ cho bạn một món đồ chơi rồi đòi lấy lại, và thích chơi với những thứ có thể bỏ đồ vào rồi đổ ra như cái thùng giấy, hộp...
    Cháu cũng thích chơi với những chiếc bình và xoong nồi bằng cách đặt cái nhỏ vào trong cái lớn hơn, thích làm mọi người giật mình bởi tiếng động lớn chúng gây ra khi đập các đồ vật vào nhau
    (vì vậy mà nên cho bé chơi trò xếp hình vào trụ với nhạc chuông ngân vang)
    Làm cho giờ đi ngủ trở nên thoải mái hơn:
    Khi trẻ ngủ những giấc ngắn trong ngày, bạn sẽ có chút ít thời gian để nghỉ ngơi và chăm sóc bản thân. Nhưng khi con bạn được gần 1 tuổi, cháu sẽ bắt đầu không chịu ngủ trưa, và sự tự do phát triển sẽ khiến cháu làm rối loạn giờ giấc ngủ.
    Nếu bạn tắm hay kể chuyện cho cháu nghe trước khi đi ngủ, điều đó sẽ giúp ổn định giờ giấc ngủ của cháu. Ðó cũng là một ý kiến hay trong việc kiên trì thực hiện một chuỗi hành động nào đó cho đến khi bé thiu thiu ngủ: cho ăn, tắm và mặc đồ ngủ vào cho cháu, chơi một trò chơi nào đó, đọc sách cho cháu nghe, hát một bài hát hay cho nghe một bản nhạc, sau đó đặt cháu xuống giường. Bất cứ điều gì bạn làm đều nên xếp vào kế hoạch đều đặn, điều đó sẽ tạo nhiều thời gian cho bạn ở bên con mình nhiều hơn. Bạn có thể phân chia các hoạt động này với chồng mình (bạn tắm cho con, anh ấy đọc truyện và cứ như thế) vào mỗi buổi tối, hoặc tạo cho cả hai một ít thời gian nghỉ mỗi tuần, cố gắng cắt bớt những đêm bạn phải đảm nhận việc cho con ngủ.
    Thật khó rời cháu ra:
    Con bạn tự nhiên yêu và nương tựa vào bạn. Vì thế, cháu rất buồn khi bạn phải có việc rời cháu ra như phải đi chợ, đi vệ sinh, cháu phải đi ngủ... Hãy đơn giản hóa việc bạn đi khỏi, đừng kéo dài tình trạng này quá mức cần thiết bởi những lời tạm biệt, mi gió, "bái bai"... Hãy nhanh lên và chỉ cần hôn một cái là đủ. Con bạn sẽ sớm ngừng khóc khi bạn ra ngoài.
    Học nhiều ngôn ngữ hơn:
    Thời điểm này, vốn từ của trẻ có thể chỉ gồm một vài từ ngoài những từ quen thuộc như "ma ma", "măm măm" và "ba ba". Nhiều đứa trẻ 1 tuổi đã bập bẹ nói được những câu ngắn, đầy đủ giọng điệu mà nghe như chúng đang nói một thứ tiếng nước ngoài.
    Lúc này con bạn cũng có thể đáp lại những câu hỏi và những yêu cầu đơn giản, đặc biệt nếu bạn cho cháu một số gợi ý bằng những điệu bộ. Ví dụ hỏi cháu "miệng con đâu?" và chỉ vào miệng. Hoặc thử bảo cháu "đưa mẹ cái tách nào" và chỉ vào cái tách. Con bạn cũng có thể trả lời theo cách riêng của cháu, chỉ sử dụng cử chỉ riêng, như là lắc đầu để nói "không".
    Hãy tận dụng sự tiếp thu của trẻ để bắt đầu dạy trẻ cách ứng xử và làm thế nào để giúp đỡ người khác. Hãy nhấn mạnh từ "làm ơn" và "cảm ơn" khi bảo cháu làm điều gì và làm cho các trò chơi của cháu thêm thú vị bằng cách chuyển hướng sang một trò chơi mới. Dù cháu bé có thể không tiếp thu ngay được nhưng bắt đầu từ lúc này cũng không bao giờ là sớm.
    Ðặt tên cho mọi thứ:
    Việc giúp trẻ gọi đúng tên đồ vật và tên của cháu hay không là tùy thuộc ở bạn. Bạn làm càng nhiều, vốn từ của con bạn càng phong phú hơn. Không ngừng nói chuyện với cháu và dán nhãn vào đồ vật. Ðếm những bậc cầu thang khi con bạn đi lên và chỉ vào tên cùng màu sắc của trái cây hay hoa quả ở cửa hàng thực phẩm. Ðọc cho con bạn nghe những cuốn sách có tranh ảnh minh họa và yêu cầu cháu chỉ hay gọi tên những nhân vật quen thuộc. Hỏi về suy nghĩ của cháu: thích mang vớ màu đỏ hay màu xanh, hoặc cháu thích chơi với con gấu hay búp bê... Cháu có thể sẽ không trả lời nhưng cứ thử lại lần nữa xem, bạn sẽ ngạc nhiên về khả năng học hỏi của cháu!
    Con tôi có phát triển bình thường không?
    Bạn nên nhớ rằng, mỗi trẻ em là một cá nhân riêng biệt và cháu có những sự phát triển riêng về thể chất với tốc độ tiến triển khác nhau. Những kỹ năng này đơn giản chỉ là một hướng dẫn về những gì trẻ có khả năng làm được bây giờ hay sau đó ít lâu.
    Và nếu bạn sinh non thì con bạn cũng có thể làm được những điều tương tự như những đứa trẻ cùng tuổi. Ðừng lo lắng quá!
  2. Eaglet

    Eaglet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    291
    Đã được thích:
    0

    Phát triển tâm thần vận động chung
    Hãy so sánh để biết con bạn có phát triển tốt không.
    Sơ sinh: Bé ngủ nhiều 20/24 giờ.
    2 tháng:
    Mỉm cười.
    Ngóc đầu lên một chút khi đặt trẻ nằm sắp.
    3 tháng:
    Cười ra tiếng.
    Khi đặt trẻ nằm sấp, nó giữ được đầu và vai thẳng.
    6 tháng:
    Phân biệt được người lạ, nhận ra mẹ.
    Khi đặt trẻ nằm sấp, trẻ biết xoay tròn, trườn và lật.
    Có thể ngồi dựa vào mẹ hay vào gối, vách tường...
    9 tháng:
    Biết phát âm ba, má, bà và biết chào.
    Ngồi vững.
    Lẫy trườn giỏi, bò nhanh.
    Có thể vịn vào bàn ghế và tự đứng dậy, lần đi.
    12 tháng:
    Phát được 2 âm, nhắc lại được những âm người lớn dạy
    Bắt đầu tập đi, lần theo ghế hoặc nếu được dắt một tay.
    15 tháng:
    Thích chơi tập thể, thích bạn bè.
    Tò mò, khám phá đồ vật trong nhà.
    Đi vững, chạy còn dễ vấp ngã.
    Bò lên cầu thang, trèo lên ghế.
    18 tháng:
    Ban ngày biết gọi đi tiểu tiện.
    Tự cầm lấy chén cơm xúc ăn bằng muỗng.
    Đi nhanh, chạy vững, lên cầu thang nếu được dắt môt tay.
    21 tháng:
    Nói được câu dài, biết đòi ăn, đòi uống.
    Tự lên cầu thang một mình.
    Có thể xuống cầu thang nếu được dắt môt tay.
    24 tháng:
    Nói nhiều, học hát các bài ngắn.
    Tự mặc quần áo, đánh răng và rửa tay.
    Lên xuống cầu thang môt mình.
    Biết đá bóng.
    2-3 tuổi:
    Đặt nhiều câu hỏi.
    Có thể sống tập thể.
    Hiểu nhiều, biết nhiều người thân ngoài gia đình.
    Tay chân bớt vụng về, động tác khéo léo.
    3-6 tuổi:
    Tuổi mẫu giáo.
    Tập kể chuyện, tập đếm, tập đàn đơn giản.
    Biết giữ vệ sinh ban đêm, nhận biết nhiều màu sắc.
    7-11 tuổi:
    Tuổi đi học.
    Có thể tập trung trong một thời gian.
    Biết chia xẻ, chơi chung với các bạn bè khác.
    Cải thiện dần cách nói chuyện.
    Biết quan sát những hoạt động bên ngoài...
    12-15 tuổi:
    Tuổi thiếu niên, tuổi dậy thì.
    Là giai đoạn thay đổi tâm sinh lý cũng như cả về thể chất và sự phát triển...
  3. Eaglet

    Eaglet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    291
    Đã được thích:
    0

    Giai đoạn phát triển từ 1 - 2 tuổi
    Nửa chặng đầu trong năm này, hầu hết các bé đã biết đi, nhiều trẻ bắt đầu trò chuyện. Khi bé được 2 tuổi, hầu hết các bậc cha mẹ đều không nhận ra rằng bé đã cao hơn thay vì đầy đặn hơn. Ðừng ngạc nhiên khi tốc độ phát triển nhanh trong năm đầu tiên lại tạm ngưng lại. Con bạn sẽ thay đổi ở rất nhiều phương diện. Nên chụp hình và lưu ảnh của cháu lại để nhớ xem trước đây cháu như thế nào.
    Con tôi phát triển như thế nào?
    Suốt năm thứ hai trong cuộc đời, đứa bé bắt đầu đi chập chững có thể nặng gấp 3 lần so với khi mới sanh. Bạn sẽ chú ý đến sự thay đổi dáng điệu bề ngoài của bé hơn là sự phát triển thật sự. Thay vì bụng tròn, tay và chân mềm thích hợp cho việc bò bằng cả tay chân, suốt năm thứ hai này, con bạn gần như sạch sẽ, gọn gàng hơn, trở nên cứng cáp hơn do hoạt động nhiều hơn và bắt đầu ra dáng một đứa trẻ chuẩn bị vào trường hơn là một em bé như trước đây.
    Tôi có nên lo lắng quá không?
    Cũng giống các em bé, những đứa trẻ bắt đầu thay đổi vóc dáng cơ thể. Kích thước bình thường cũng tăng lên khi trẻ lớn hơn. Ðiều này tiếp tục đánh dấu sự phát triển của bé.
    Bác sĩ nhi khoa sẽ giúp bạn trong những lần bạn khám định kỳ cho bé. Nhìn một đứa bé, bạn thường xem nó có quá gầy hay có sổ sữa không. Nếu kích thước cơ thể của trẻ tăng lên đều đặn trong suốt 2 năm đầu thì bạn yên tâm là con bạn đang phát triển bình thường.
    Nếu con bạn vui vẻ, năng động và thích chú ý đến thế giới xung quanh, cháu sẽ đòi ăn đủ lượng thức ăn mà cơ thể cháu đòi hỏi. Bạn hãy cho cháu ăn những thức ăn giàu chất dinh dưỡng, làm cho bữa ăn vui vẻ, và cho phép cháu ăn những thức ăn tráng miệng mà cháu thích. Qua giai đoạn này, trẻ em thường lấy đủ chất dinh dưỡng chúng cần, một đứa bé nặng hơn bình thường cũng không nên ăn theo chế độ hạn chế lượng năng lượng mà không có một lời khuyên đặc biệt về y tế hay sự giám sát nào.
    Tiếp theo thì sao?
    Bạn có thói quen so con mình với những trẻ em khác: cao bao nhiêu, tập đi sớm thế nào, biết tập đếm ra sao. Mặc dù điều đó là quan trọng, nhưng hãy nhớ con bạn là con bạn, duy nhất, và hướng dẫn cháu biết chấp nhận những gì cơ thể cháu có. Chiều cao và cân nặng của cháu chỉ là tạm thời.
    Con bạn sẽ còn phát triển tới kích thước mà gien của cháu quy định. Bạn cần giúp cháu nhận thức được điều đó.
  4. Eaglet

    Eaglet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    291
    Đã được thích:
    0

    Những dấu hiệu cảnh báo trẻ chậm phát triển
    Trẻ em thường phát triển nhiều mức độ khác nhau, nhưng hầu hết đều phát triển theo một biểu đồ thời gian chung nhất. Nếu trong vòng vài tuần một lần trẻ mà không gặp được cái mốc nào, thì nên tham vấn các bác sĩ để hiểu rõ hơn về vấn đề đó. Có thể không có vấn đề gì ?" ngoại trừ một vài trường hợp cá biệt như trẻ không thể leo lên cầu thang được nhưng lại có thể làm tốt được những việc khác, thì thường không cần phải lo lắng gì cả. Tuy nhiên, nếu con bạn chậm phát triển, thì bạn phải phát hiện sớm để bắt đầu điều trị.
    Nói chung, hãy tin tưởng vào bản năng của mình. Nếu có điều gì đó chưa nắm rõ về vận động của con mình thì phải tham vấn ý kiến bác sĩ. Bạn là người hiểu con mình rõ nhất. Dưới đây là các dấu hiệu cảnh báo có thể xảy ra của vấn đề này, bạn có thể sử dụng danh sách này để tiện theo dõi sự phát triển của con mình.
    Tuổi
    Những dấu hiệu cảnh báo
    Kiểm tra
  5. Eaglet

    Eaglet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    291
    Đã được thích:
    0

    Ngôn ngữ trong năm đầu tiên
    Có thể con bạn sẽ nói sớm hơn hoặc muộn hơn so với những đứa trẻ khác. Nhưng khi cháu bắt đầu phát ra được những tiếng như "ba" hay "ma ma ma" (khoảng 10 tháng) và cứ thế "nói" tiếp thì bạn không việc gì phải lo lắng.
    Hãy so con bạn với những tóm tắt chung dưới đây:
    Mới sinh: khóc, nhận ra tiếng mẹ.
    1-4 tháng: mỉm cười, cau mày, cười to, nói bập bẹ những tiếng như "ô" và "a", nhận ra tiếng gọi tên bé.
    5-7 tháng: hiểu được các từ "mẹ" và "ba".
    7-8 tháng: nói bập bẹ thành chuỗi "ba ba ba", "ma ma ma".
    8-12 tháng: làu bàu, khóc nhai nhải, nói những tiếng khác nhau thành câu vô nghĩa, làm những cử chỉ có nghĩa như chỉ vào một đồ vật, giơ tay lên đòi được bồng...
    11-14 tháng: có thể nói những từ đầu tiên, hiểu được khoảng 50 từ hoặc hơn.
    (Internet)
  6. Eaglet

    Eaglet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    291
    Đã được thích:
    0

    Coi chừng sự phát triển khác thường của con gái
    Các bậc cha mẹ cần quan tâm sự phát triển về giới tính của con cái. Quá trình phát triển của con cái tương đối phức tạp, nếu coi nhẹ là có thể mắc bệnh.
    Sự phát triển khác thường về giới tính ở bé gái thường có hai tình trạng, một là phát dục sớm, hai là phát dục muộn. Phát dục sớm thường có các đặc điểm sau đây: trước 8 tuổi, vú đã to, đầu vú có màu sắc và to; trước 9 tuổi đã mọc lông nách và quanh bộ phận sinh dục; trước 10 tuổi đã có kinh nguyệt và các hiện tượng khác liên quan đến sự phát dục. Nguyên nhân của phát dục sớm có thể là do ung thư buồng trứng và não tuỷ làm tăng nội tiết tố nữ; hai là xơ gan; ba là phát dục sớm về thể chất mà nguyên nhân không rõ; bốn là sử dụng thuốc chống kết hạch trong thời gian dài?Nếu các bậc cha mẹ thấy tình hình con cái phát dục sớm nên kịp thời mời bác sĩ khám và điều trị. Nếu bị ung thư phải lập tức phẫu thuật; nếu do thuốc phải lập tức ngừng sử dụng thuốc; việc điều trị phát dục sớm sẽ khống chế kinh nguyệt, khống chế sự phát dục, ngăn cơ hội rụng trứng, phòng ngừa người bé lùn?Các bậc cha mẹ cần giáo dục cho các bé xoá bỏ tâm lý xấu hổ và tự ti, căn cứ trình độ phát triển trí lực để giáo dục về giới tính cho các bé.
    Phát dục muộn có hai khả năng: một là chậm phát triển sinh lý, có thể là do ảnh hưởng của môi trường bên trong bên ngoài mà làm chậm sự phát dục, chẳng hạn khí hậu lạnh, bệnh tật, dinh dưỡng không tốt, bị kích thích tinh thần, buồn chán?Trường hợp này cần điều trị đặc biệt, sau khi điều trị vẫn có thể phát triển bình thường. Hoặc phát dục muộn do bệnh lý như buồng trứng phát triển không tốt, trong tuyến sinh dục không có tế bào sinh dục, mặc dù là bé gái nhưng bộ phận sinh dục bên trong lẫn bên ngoài không phát triển; kiểm tra nhiễm sắc thể cũng thấy bình thường. Tình trạng này cần sớm được bổ sung hoóc môn nữ để thúc đẩy sự phát triển của cơ quan sinh dục. Những người phát dục muộn lớn lên vẫn có thể kết hôn, nhưng nói chung không có khả năng sinh đẻ. Có một số bé gái tuy có phát triển nhưng không có kinh nguyệt, các bé này nếu đau bụng có tính chu kỳ thì có khả năng bẩm sinh không có âm đạo, màng ngăn âm đạo không có lỗ. Các bé này tuy có tử cung phát triển tốt, nhưng kinh nguyệt không có đường thoát ra, nếu không điều tri kịp thời, kinh nguyệt tụ lại trong âm đạo, trong ống dẫn trứng, thậm chí kinh nguyệt chảy ngược vào khoang bụng.
    Các bà mẹ nên lập bảng kinh nguyệt cho con gái, ghi lại giờ kinh nguyệt hàng tháng để phát hiện sự phát triển khác thường. Nếu thấy kinh nguyệt kéo dài và đã dùng thuốc điều kinh mà vẫn không khỏi nên khám phụ khoa. Những người bị thống kinh, trước khi hành kinh có thể sử dụng thuốc vài ba tháng là khỏi.
  7. Eaglet

    Eaglet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    291
    Đã được thích:
    0

    Khủng hoảng ở trẻ 3 tuổi
    Mời bạn đọc bài viết ngắn dưới đây để hiểu và thấy rằng chẳng phải con mình thuộc vào loại... "không đụng hàng" đâu nhé!
    Đợt khủng hoảng vĩ đại lúc 3 tuổi lần đầu tiên được V. Keler mô tả trong tác phẩm ?oVề nhân cách trẻ 3 tuổi?. Bà đã ghi lại các hiện tượng cơ bản nhất của khủng hoảng trẻ 3 tuổi như sau:
    - Tiêu cực: Đây là phản ứng tiêu cực có liên quan đến quan hệ giữa người này với người khác. Trẻ không chị phục tùng một số yêu cầu của người lớn. Không nên nhầm lẫn thái độ tiêu cực với sự không nghe lời. Sự không vâng lời có thể gặp ở các lức tuổi trước đây.
    - Ngoan cố: Đây là những phản ứng đối với những quyết định của chính mình. Không nên nhầm lẫn giữ sự ngoan cố với sự kiên định. Sự ngoan cố thể hiện ở chỗ trẻ kiên quyết nghiên về phía sự thoả mãn đòi hỏi của bản thân, sự quyết định của mình. Ơû đây có sự đề cao nhân cách và đưa ra các đòi hỏi để nhân cách được đánh giá.
    - Ngang ngạnh: Gần như sự ngoan cố và tiêu cực, nhưng nó có đặc điểm đặc trưng của ngang ngạnh là có tính công khai và thiếu cá tính hơn. Đây là sự phản kháng lại trật tự trong gia đình.
    - Tự tiện: Là xu hướng giải thoát khỏi người lớn. Trẻ muốn tự mình làm điều gì đó. Phần nào ta thấy dấu hiệu này có cả ở đợt khủng hoảng một tuổi. Nhưng khi trẻ chỉ hướng tới sự độc lập về mặt vận động, ở đây là sự vận động có chủ định và chủ kiến.
    - Vô lễ với người lớn: Thật khủng khiếp khi bạn nghe con bạn ?omắng? người lớn ?ođồ ngốc??
    - Chống đối ?" nổi loạn: Hiện tượng này xuất hiện trong các cuộc cải vã thường xuyên với cha mẹ ?otất cả hành vi của trẻ đều thể hiện sự chống đối, dường như trẻ luôn nằm trong trạng thái chiến tranh với người xung quanh, trong trạng thái ẩu đả với người lớn?.
    - Chuyên quyền: ở những gia đình có độc nhất một trẻ sẽ gặp phải xu hướng chuyên quyền. Trẻ tỏ ra chuyên quyền trong quan hệ với tất cả mọi thứ xung quanh
  8. Eaglet

    Eaglet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    291
    Đã được thích:
    0

    Tâm lý trẻ từ 1 đến 3 tuổi
    Nhà trẻ là môi trường xã hội đầu tiên có thể giúp trẻ làm quen với các bạn cùng lứa tuổi.
    Trẻ từ 1-2 tuổi, lúc đầu còn bắt chước âm thanh của người lớn, sau dần dần biết biểu lộ ham muốn, nguyện vọng riêng của mình. Đặc biệt, năm thứ 2, ngoài mẹ ra, đứa trẻ bắt đầu chú ý đến người khác. Đến lúc trẻ biết đi, biết chạy thì bắt đầu biết ghen, biết đối lập với người khác, bắt đầu ?obiết nói không?.
    Ở tuổi lên 3, trẻ bắt đầu tập hiểu ngôn ngữ của người lớn và tập nói, diễn đạt suy nghĩ của mình để đến 6 tuổi, trẻ có đối thoại thực sự.
    Về trí nhớ: có thể phân biệt 3 giai đoạn phát triển:
    1 tuổi: Trí nhớ về xúc cảm
    2 tuổi: Trí nhớ về hình ảnh, sự vật
    3 tuổi: Trí nhớ về vận động. Trẻ nhớ đồ vật, hành động, nhờ vậy trẻ có khả năng hành động tự phục vụ.
    Tuy nhiên, các loại trí nhớ trên đều là trí nhớ không chủ định cần được định hướng cho tốt.
    Về mặt xúc cảm-tình cảm: bắt đầu xuất hiện những mâu thuẫn giữa người lớn và trẻ.
    1 tuổi: trẻ đang trải qua giai đoạn chuyển tiếp từ sữa sang ăn dặm, ăn bột, cháo rồi tới cơm nên vừa có cảm giác khó chịu vì không còn được bú sữa lại vừa được tiếp xúc với cái thìa mới lạ. Bố mẹ đừng quên là trẻ rất thích được động viên khen ngợi khi làm được một việc gì, dù nhỏ đến đâu chẳng hạn tự xúc cơm ăn một mình không rơi vãi chẳng hạn.
    2 tuổi: trẻ đã biết dành bố hoặc mẹ cho mình, cố tình làm ngược lại những điều được dạy bảo. Các bà mẹ cần lưu ý để không cho là con mình ?okhó dạy? đặc biệt hơn những trẻ khác.
    3 tuổi: sang tới tuổi lên 3 thì đỡ hơn. Bây giờ bé thường thích nghe kể chuyện và cũng ưa kể chuyện. Các bé rất nhạy bén và dễ thương đối với cha mẹ.
    Thời kỳ 1-3 tuổi là thời kỳ thăm dò thế giới xung quanh để trẻ dễ thích nghi với cuột sống. Nắm được đặc điểm tâm lý của trẻ, các bà mẹ sẽ có thể tổ chức một nếp sống hài hòa giữa ngủ, ăn uống, các hoạt động phát triển thể chất và tinh thần cho bé.
  9. Eaglet

    Eaglet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    291
    Đã được thích:
    0

    Tâm lý lứa tuổi nhi đồng (3 - 7 tuổi)
    Bước vào giai đoạn này, các nhà chuyên môn gọi là giai đoạn Deuxième Enfance, bởi các em có thể đã được gửi vào nhà trẻ, vườn trẻ và sau đó bắt đầu vào các lớp mẫu giáo: mầm, chồi, lá.
    Tại các nước tiên tiến, phong trào Hướng Đạo mới đây đã thêm ngành Nhi, đặt trước các ngành Ấu, Thiếu, Kha, Tráng vốn đã có từ lâu. Riêng ở Việt Nam, việc thử nghiệm ngành Nhi cũng đã được khởi sự.
    Việc sớm đưa các em đến trường, cho sinh hoạt tập thể..., gạt ra ngoài lý do không đáng khuyến khích là bố mẹ các em chỉ muốn đùn cho xã hội phải lo thay để mình còn rảnh tay làm ăn và giải trí, thì phương cách này có những giá trị tích cực. Đây là dịp để các em được mở rộng tiếp xúc nhiều hơn nữa với thế giới chung quanh muôn màu muôn vẻ, đồng thời các em được các cô bảo mẫu, các thầy cô giáo mẫu giáo có lương tâm tập tành cho các em một số những đức tính, những thói quen, tập quán tốt.
    Thế nhưng, ngoài thời gian đi nhà trẻ hoặc mẫu giáo, thì không gian, thời gian và bầu khí sống chính yếu của các em vẫn là gia đình. Đây là thời kỳ các em phải trải qua một cơn khủng hoảng tâm lý tương đối nhẹ nhàng để tự củng cố cái Tôi (le Moi) của mình.
    Các em bắt đầu ý thức được rằng mình có thể cưỡng chống lại tất cả những gì xem ra người lớn muốn áp đặt lên tự do của mình. Sau một đôi lần thành công, các em sẽ tìm cách tận dụng khả năng này, sao cho có lợi nhất cho bản thân, không cần quan tâm rằng điều đó có lợi hay có hại cho mình và cho người khác.
    Trí khôn của các em chuyển dần từ chỗ tiền quan niệm (précon-ceptuelle) còn khá mơ hồ, sang thế trực giác (intituive) một cách cụ thể.
    Cũng trong giai đoạn này, các em thường tự tìm hiểu hoặc đặt ra cho người lớn những câu hỏi ?otại sao? có chủ ý vụ lợi (utilitaire) và có chủ đích (finaliste) rằng điều đó, cái đó ?ođể làm gì vậy?
    Do vậy, người lớn cần kiên nhẫn để trả lời các câu hỏi loại này, đồng thời hướng các em đến những khái niệm bớt vị kỷ vụ lợi cho bản thân. Cũng đừng nên trình bày vấn đề quá sâu xa phức tạp khiến các em đâm ra lúng túng, nản chí hoặc bị ngộ nhận tai hại về lâu về dài.
    Đối với lứa tuổi này, những chuyến đi dạo công viên, nghỉ mát giữa thiên nhiên bao la trong lành là những dịp giúp các em mở rộng tâm tình và óc tò mò đến những khái niệm tốt lành, đẹp đẽ, dễ thương. Âm nhạc cổ điển hoặc hòa tấu cũng giúp một phần quan trọng để giúp các em hình thành sự nhân ái dịu dàng.
    Về mặt sinh hoạt, các em bắt chước người lớn rất nhanh, cộng thêm trí tưởng tượng đang hình thành khá phong phú để tự bày ra các trò chơi như: xây nhà, nấu bếp, dọn hàng, ru búp bê, và có thể cứ thế mà chơi một mình rất lâu, ngày này qua ngày kia không biết chán...
    Về mặt tôn giáo, các câu truyện cổ tích giữ một vai trò quan trọng. Các tính cách nhân ái, thật thà, hiếu thảo nơi các nhân vật trạc tuổi các em sẽ đặc biệt được ghi sâu trong tiềm thức, dần dần mở ra cho tính cách tôn giáo hướng thượng nếu người lớn biết giúp đỡ các em.
  10. Eaglet

    Eaglet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    291
    Đã được thích:
    0

    Mẹ ẵm con đi! (3 - 4 tuổi)
    Đã bước vào tuổi đến trường thì đột nhiên bé lại bám mẹ và lại có những hành vi y như em bé. Sao thế nhỉ? Đó là do bé căng thẳng quá và?.
    Mới đây bạn khấp khởi mừng thầm rằng bé đã lớn, bỗng nhiên hôm nay bé thay đổi hẳn, những hành động, cử chỉ như trẻ con trước kia lại xuất hiện. Cả hơn một hai năm nay nó có bú tay nữa đâu thế mà trong buổi tiệc hôm qua nó lại ngồi bú tay từ đầu đến cuối. Hình ảnh hai năm trước kia dường như đang được quay lại. Tại sao vậy? Thật là lạ.
    Sự đi ngược trở lại - khi bé tự dưng không muốn rời mẹ nửa bước hoặc có những hành động như baby ?" xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau:
    Sự căng thẳng: Khi trẻ đang cố gắng để nắm vững một kỹ năng nào đó như bơi lội hoặc viết chữ, rất có thể trẻ sẽ có những hành động như em bé trong suốt quá trình luyện tập. Sự thay đổi này giúp bé tự tin hơn và là cách bé đối phó với vấn đề hiện tại. Một khi đã nắm vững kỹ năng mới, bé sẽ cư xử bình thường.
    Buồn rầu: Khi gặp chuyện buồn bé lại càng bám mẹ vì bên cạnh mẹ, được mẹ an ủi vỗ về, bé như trút được gánh nặng. Càng nhỏ thì càng được nâng niu hơn nên bé lại thích làm em bé để được nhõng nhẽo hơn.
    Sợ hãi: Dù bé có tự tin đến đâu, can đảm đến đâu nhưng khi sợ điều gì thì cũng bám chặt lấy mẹ. Nhảy vào lòng mẹ hoặc nắm chặt tay là một cách tự bảo vệ tự nhiên.
    Bắt chước: Khi bé hay chơi với những đứa trẻ nhỏ tuổi hơn, bé lại bắt chước những đứa trẻ ấy.
    Khi tình trạng ấy cứ kéo dài thì sao?
    ?oSự thoái hóa? này thường chỉ kéo dài khoảng chừng vài tuần. Tuy nhiên, cha mẹ không nên cho đó là chuyện nhỏ và bỏ mặt trẻ muốn phát triển ra sao cũng được. Khi bé căng thẳng, sợ hãi hoặc lo âu là lúc bé cần sự giúp đỡ của cha mẹ để có thể trở lại cách hành xử đúng theo lứa tuổi của mình.
    Cũng có trường hợp tình trạng trên kép dài hơn vài tuần. Đến lúc này hãy sử dụng những hướng dẫn sau để giúp trẻ:
    Quan sát và rà soát lại xem sự kiện gì xảy ra với bé trong thời gian này. Có thể bạn sẽ tìm ra nguyên nhân khiến cho bé căng thẳng mà bạn nghĩ là chuyện nhỏ. Ví dụ: bà nội cảm thấy bị quấy rầy và trách mắng bé; bé vừa đánh nhau với người bạn thân. Hãy nhìn nhận sự việc theo quan điểm của bé thì bạn dễ nắm bắt vấn đề hơn.
    Trò chuyện với bé: ?oCon có chuyện gì vậy? Con nói mẹ nghe xem nào??. Đôi khi chính bé cũng chẳng biết nguyên nhân nào khiến bé lo lắng nhưng đừng nản lòng, sự quan tâm của bạn đã an ủi bé nhiều lắm rồi.
    Hỏi thăm cô giáo của bé: Nếu bé đã học mẫu giáo, bạn hãy tìm cơ hội để tiếp chuyện với cô. Trình bày vấn đề với cô và xin được tham vấn. Cô giáo hiểu rất rõ tâm lý của bọn trẻ, ngoài ra cô là người tiếp cận với bé nhiều nhất khibé ở trường. Những lời khuyên của có rất thiết thực đấy.
    Không trêu chọc bé: Không bao giờ được trêu chọc bé mỗi khi nó có hành động của em bé. Chọc ghẹo chỉ làm cho nó căng thẳng thêm. Nhiều người đã sai lầm khi cố trêu chọc bé với mong muốn trẻ cư xử bình thường. Nên ghi nhớ một điều là trẻ cần sự thông cảm chứ không phải sự trêu chọc.
    An ủi: Thể hiện tình thương dành cho trẻ bằng cả hành động lẫn lời nói. Qua đó, trẻ sẽ trút bỏ hết sự phiền muộn trong lòng. Những lời yêu thương, an ủi của bạn không bao giờ là thừa.
    Nhẹ nhàng khích lệ: Giải thích và khích lệ trẻ hành xử theo đúng lứa tuổi của mình. ?oMẹ biết con đang lo lắng về điều gì đó nhưng nếu con cứ hành động như em bé như vậy thì con chẳng giải quyết được gì cả?. Dẫn bé đi chợ, đi dạo và khen ngợi khi bé có thái độ, hành động đúng mực.
    Đừng quá lo lắng: Thái độ của trẻ chỉ là nhất thời, tốt nhất là đừng quá quan tâm hoặc vội la mắng trẻ. Luôn giữ bình tĩnh, đánh giá đúng tình hình để tìm ra phương pháp tích cực nhất để giúp trẻ vượt qua giai đoạn này.
    (Young Parents)

Chia sẻ trang này