1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tâm lý trẻ thơ từ khi chào đời và cách giúp trẻ phát triển tốt hơn

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi Eaglet, 11/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Eaglet

    Eaglet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    291
    Đã được thích:
    0

    Mẹ ơi! Đừng quên con!
    Đa số trẻ em đều thích nhà mình có thêm em bé. Các bé gái thích ở nhà có thêm em bé nhỏ xíu, xinh xắn như búp bê. Còn các bé trai lại thích mẹ sinh một em bé trai giống hệt mình để tha hồ đùa nghịch. Tuy nhiên, có rất nhiều trạng thái tinh thần khác nhau khi cha mẹ đưa em bé mới sinh về nhà. Thậm chí, có trẻ còn bị ?osốc?.
    Nhiều trẻ lúc đầu rất ngoan, dễ ăn, dễ ngủ nhưng khi em bé chào đời thì trở nên khó bảo, ương bướng, không chịu nghe lời cha mẹ, quậy phá. Cũng có những trường hợp biểu hiện tâm lý khác thường như la hét ầm ĩ không nguyên nhân, cố tình tè hoặc vệ sinh lung tung? Tất cả những việc làm tưởng như vô thức đó của trẻ chỉ thể hiện một mong muốn duy nhất là gây sự chú ý của mọi người, bắt mọi người phải quan tâm đến mình hơn nữa.
    Bé cảm thấy mình bị ra rìa
    Ngay từ độ tuổi lên 3, nhận thức của trẻ đã tương đối phát triển. Trí nhớ, óc tưởng tượng và nhất là khả năng nhận xét của trẻ trở nên tinh tế hơn, đặc biệt là sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ. Trong thời gian mẹ chưa sinh em bé, trẻ luôn thấy mình là trung tâm của gia đình. Khi ngủ luôn được cha mẹ âu yếm, vuốt ve, ru ngủ,? Trẻ có những thói quen được mẹ ?ochiều? như ?obú tí? hoặc ?o?sờ ti? ? Cho nên từ khi có em bé, trẻ rất có thể không có được những thói quen như thế nữa, từ đó trẻ cảm thấy mình đang bị ra rìa, vì thấy những gì mình được hưởng từ trước đến nay bị biến mất.
    Tất cả mọi người trong gia đình đều tập trung lo lắng cho em bé. Suốt cả ngày mẹ chỉ tập trung chăm sóc cho em bé làm trẻ tưởng là mẹ quên luôn sự có mặt của mình trong gia đình. Chính vì vậy mà trẻ tự nảy sinh tính đố kỵ, ghen tức với em bé. Thực ra đó chỉ là biểu hiện tâm lý tự nhiên của con người, đặc biệt là trẻ em. Thậm chí cả người lớn, đã có 9 tháng chuẩn bị mà khi trẻ ra đời vẫn gặp phải những tình huống khó xử, huống hồ là đứa trẻ mấy tuổi.
    Gia đình chị Hiếu chuẩn bị đón em bé thứ hai chào đời, chị cũng đã chuẩn bị rất kỹ về mặt tâm lý cho bé Linh nhưng bé vẫn bị sốc khi em bé ra đời. Khi chị Hiếu mang bầu, thỉnh thoảng bé Linh áp sát vào bụng mẹ để trò chuyện với em bé bắng giọng nói rất đáng yêu như: ?oBé ra với chị nhanh lên nào!?, ?oChị thương em bé lắm!?.
    Đi mua đồ đạc chuẩn bị đón em bé ra đời, chi Hiếu cũng cho bé Linh đi cùng để chọn lựa cho em bé và cũng không quên chọn thêm cả bộ cho bé Linh nữa. Thế nhưng lúc chị sinh em bé, ít có thời gian chú ý đến bé Linh như trước đây khiến tâm tính bé Linh thay đổi đến mức bất thường.
    Khi ở nhà thì bé rất hay cắn bà, khi đến trường học thì trở nên lầm lì, ít nói và hay tranh giành với các bạn. Tối ngủ hay giật mình thức giấc, có khi còn khóc hét rất to ?ocần mẹ, không cần em bé?? và một số biểu hiện tâm lý bất thường khác.
    Phòng tránh "sốc" tâm lý trẻ thơ
    Ngay từ khi mang thai hoặc chuẩn bị mang thai em bé thứ hai, cha mẹ nên trò chuyện cùng trẻ về hình ảnh em bé tương lai của trẻ. Điều cần thiết là phải gợi mở về tìnhc ảm gia đình, sự nhường nhịn, quan tâm giúp đỡ tất cả các thành viên trong gia đình. Đọc truyện hoặc kể chuyện cho con nghe đều là những biện pháp thích hợp
    Tập cho trẻ có thói quen ngủ riêng giường hoặc có điều kiện luyện cho trẻ ngủ phòng riêng là tốt nhất. Khi trẻ chưa quen thì thỉnh thoảng để trẻ ngủ với bố hay với ông bà, dần dần trẻ sẽ quen với việc xa hơi của mẹ.
    Sự tế nhị của người mẹ trong cách cư xử với con trẻ rất là quan trọng. Người mẹ cần biết dành cho con một khoảng thời gian chăm sóc nhất định. Dù bận rộn chăm sóc trẻ sơ sinh đến đâu cũng không được quên những cử chỉ chăm sóc, âu yếm, vuốt ve, an ủi trẻ lớn. Khi người mẹ cư xử với các con như vậy cũng là dạy cho ter3 bài học đầu đời về lòng nhân ái và công bằng của tình người.
  2. Eaglet

    Eaglet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    291
    Đã được thích:
    0

    Dạy trẻ điềm tĩnh
    Ôn hoà và điềm tĩnh là đức tính quan trọng của con người giúp trẻ em thân thiện với mọi người xung quanh, ngăn ngừa gây tổn thương cho người khác. Phụ huynh cần dạy trẻ vì sao mọi điều lại xảy ra, có thái độ điềm tĩnh khi phải đối mặt với giận dữ, khó khăn, bị chọc tức, sự thất bại... Những tính tốt có khả năng truyền nhiễm vì vậy nếu bạn sống điềm tĩnh, hoà nhã thì những người xung quanh cũng buộc phải sống như vậy, đặc biệt là trẻ em.
    1. Tạo ra bầu không khí hoà bình trong nhà bạn:
    Đây là điều kiện đầu tiên cần làm khi bạn cố gắng dạy cho lũ trẻ về hoà bình và sự điềm tĩnh. Một ngôi nhà có âm nhạc hài hoà đặc biệt nhạc cổ điển, tạo cảm giác thanh bình, yên ả; trò chuyện, tâm tình và tranh cãi cũng cần nhẹ nhàng, bình tĩnh. Bố mẹ luôn giữ gìn cử chỉ, lời nói của mình, tránh xung đột, cãi vã.
    2. Thỉnh thoảng nên nhường chỗ cho một "sự căm phẫn ngay thẳng":
    Khi con trẻ cố ý làm điều chúng biết rõ là sai trái, thì bạn nên tỏ thái độ giận dữ, nghiêm khắc. Chỉ đừng khiến những cơn giận dữ đó đi quá so với lỗi lầm của con trẻ. Giận dữ đúng lúc, đúng mức mới làm trẻ ''''tâm phục, khẩu phục''''. Để chúng không có cuộc đấu tranh ngấm ngầm trước những lời răn dạy của bố mẹ. Thật không may, sự giận dữ, tính bốc đồng, sự thiếu kiên nhẫn cũng có tính lây truyền như sự điềm tĩnh.
    3. Dạy trẻ bằng những lời khen:
    Bằng cách đưa ra những lời khen, các bậc cha mẹ học được cách làm dịu tâm hồn trẻ, giúp chúng hiểu ''''đưa ra lời khen thì nhận được hoà bình, còn nếu chê bai, nhiếc móc chỉ gánh lấy căng thẳng, buồn phiền''''.
  3. Eaglet

    Eaglet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    291
    Đã được thích:
    0

    12 cách hữu ích giúp trẻ vui sống
    Các chuyên gia tâm lý khẳng định rằng những đứa trẻ có khả năng vui sống thường có một số tính cách đặc thù ?" bao gồm lòng tự trọng, tính lạc quan và khả năng tự chủ. Niềm vui sống nuôi dưỡng tâm hồn trẻ và giúp trẻ thấm nhuần ý nghĩa tốt đẹp của cuộc sống. Dưới đây là 12 cách hữu ích giúp trẻ thành công trong tương lai.
    1. Để trẻ tiếp cận với niềm vui thường ngày: Đừng áp đặt trẻ. Hãy tạo khoảng không gian và thời gian thoải mái để trẻ tự do chơi đùa và tưởng tượng. Điều đó giúp trẻ phát triển khả năng tìm hiểu và khám phá theo cách riêng của mình. Bạn cũng có thể tạo niềm vui cho trẻ khi cùng trẻ tổ chức sinh nhật cho búp bê hay giúp trẻ may quần áo?
    2. Dạy trẻ biết quan tâm: ?oTừ khi còn rất nhỏ trẻ em đã thích giúp người khác?. Hãy giúp trẻ nhận thấy mình là thành viên quan trọng và có ích bằng cách tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc với mọi người. Hãy cùng trẻ chọn ra những món đồ chơi, quần áo cũ để gửi tặng trẻ em nghèo.
    3. Giúp trẻ rèn luyện thể chất: Bạn hãy khuyến khích con tham gia các hoạt động thể lực trẻ yêu thích, vì các hoạt động này không chỉ rèn luyện sức khỏe và khả năng chịu đựng mà còn làm cho trẻ vui, giảm căng thẳng và giải tỏa năng lượng một cách lành mạnh.
    4. Hãy cùng trẻ cười lên: Bạn hãy kể chuyện vui cho trẻ nghe, cùng hát với trẻ những bài hát thiếu nhi, tự dí dỏm về mình. Cười có lợi cho trẻ và bạn vì khi cười bạn giải tỏa căng thẳng và hít oxy vào cơ thể nhiều hơn, nhờ đó mà tinh thần phấn chấn.
    5. Cần sáng tạo trong việc khen thưởng: Cha mẹ không nên khen trẻ bằng cách nói đơn giản ?otốt lắm?. Lời khen cần rõ ràng, hợp lý và nêu được chi tiết sự tiến bộ của trẻ. Trẻ sẽ vui vẻ và cố gắng hơn nếu bạn nói: ?oCon tô màu bức tranh này đẹp quá!?.
    6. Quan tâm đến chế độ ăn của trẻ: Trường hợp trẻ đói không đúng vào giờ ăn (không phải do bệnh), hãy cho trẻ ăn tạm nhưng phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng (như: sữa chua ít béo, trái cây tươi hoặc khô?). Ăn uống đủ chất sẽ giảm phần nào tính hay thay đổi ở trẻ và làm cho cơ thể khỏe mạnh hơn.
    7. Khơi dậy tính nghệ sĩ nơi trẻ: Bất kỳ hình thức nghệ thuật nào cũng giúp con bạn giải toả tình cảm và làm đời sống nội tâm trẻ thêm phong phú. Thông qua các hình thức nghệ thuật, trẻ sẽ biểu lộ những cảm xúc về bản thân và về thế giới riêng của mình. Được khen khi chơi các môn nghệ thuật hay biểu diễn văn nghệ ở trường giúp trẻ cảm thấy hài lòng với chính mình.
    8. Hãy mỉm cười với trẻ: ?oMỗi ngày một người cần bốn lần ôm để tồn tại, tám để duy trì sự sống và mười sáu để trưởng thành?. Khi bạn nở một nụ cười thật tươi và ôm con vào lòng nghĩa là bạn ngầm quả quyết với trẻ rằng trẻ đã làm rất tốt. Hãy nhớ rằng nụ cười và những vòng tay âu yếm có ích cho cả bạn lẫn trẻ.
    9. Lắng nghe: Trẻ rất muốn được cha mẹ chú ý vì đó là lúc trẻ cảm thấy mình được quan tâm. Hãy tạm ngưng công việc và tập trung nghe khi trẻ muốn nói. Đừng bao giờ ngắt lời trẻ, chấm dứt câu chuyện hay nghe một cách qua loa ?" ngay cả khi bạn đã nghe trẻ nói rất nhiều lần. Hãy trò chuyện và lắng nghe trẻ khi bạn đưa trẻ đến trường hoặc khi bạn dỗ trẻ ngủ.
    10. Đừng đòi hỏi ở trẻ sự hoàn hảo: Nếu bạn ấn định hay đòi hỏi hoàn hảo về một công việc mà trẻ phải làm nghĩa là bạn đã làm giảm lòng tin ở trẻ. Trước khi dạy trẻ làm việc tốt hơn, bạn nên tự hỏi:
    Trẻ không làm tốt việc là do sức khỏe hay vì việc vượt quá khả năng trẻ?
    Nếu đó không phải là sai sót thường xuyên thì bạn đừng bận tâm nhiều về chuyện này nữa. Dần dần, trẻ sẽ tự phấn đấu và làm việc tốt hơn.
    11. Huấn luyện trẻ khả năng giải quyết vấn đề: Trẻ sẽ tự tin hơn khi tự mình giải quyết thành công một khó khăn nào đó. Bắt đầu từ những việc đơn giản như: cột dây giày, băng qua đường an toàn..., sau đó trẻ tiến dần đến khả năng tự giải quyết vấn đề lớn hơn một cách độc lập. Bạn cũng có thể giúp trẻ bằng cách:
    Tìm hiểu và chỉ ra các bước giải quyết vấn đề của trẻ.
    Quyết định trợ giúp hay để trẻ tự giải quyết.
    Nếu trẻ cần hỗ trợ, phải đảm bảo sự hỗ trợ hợp lý và kịp thời.
    12. Cho trẻ cơ hội thể hiện khả năng của mình: Cậu bé rất mê sách? Hãy cho trẻ đọc trong lúc bạn đang làm bếp. Con gái bạn có năng khiếu về số? Khi bạn đi mua sắm, hãy để con bạn có dịp trổ tài tính toán. Khi bạn chia sẻ với trẻ lòng nhiệt tình và cho trẻ thấy bạn trân trọng những món quà nó tặng thì bạn đã làm tăng lòng tự trọng của con mình.
    (Parentcenter)
  4. Eaglet

    Eaglet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    291
    Đã được thích:
    0

    7 sai lầm của cha mẹ
    Nhóm 6 công tử đua ô tô tại TPHCM bị bắt, gây xôn xao dư luận trong những ngày qua. Cha mẹ họ có chung niềm hối hận: ?oKhông răn dạy con cái đến nơi đến chốn?. Một số bậc cha mẹ vì quá thương con mà mắc nhiều sai lầm.
    1. Chăm sóc con cái tận tình thái quá
    Thúy đã đến tuổi trưởng thành, nhưng hầu như cô không biết làm gì. Trong khi mẹ đang cặm cụi lau nhà, cô lại ngồi nghe nhạc.
    Là con một, nên từ nhỏ, cô chẳng động móng tay vào việc gì, vì đã có mẹ chăm sóc tận răng, từ giặt giũ quần áo đến dọn dẹp phòng, cơm bưng, nước rót,?
    Hãy để con cái tự làm những gì chúng có thể. Nếu không, con sẽ lười biếng, mất tính độc lập.
    2. Đẩy con vào quá nhiều hoạt động
    Thu có cô con gái lên 10. Cô hướng con đến sự hoàn thiện bằng cách cho học mọi thứ. Ngoài học văn hóa ở trường, bé còn đi học thêm, học Anh văn, học múa, đàn và thể dục thẩm mỹ? Bé không có thời gian nghỉ ngơi. Đôi mắt luôn đờ đẫn, mệt mỏi.
    Đừng biến con thành một cái máy. Có những đứa trẻ bề ngoài không bệnh tật, nhưng tinh thần luôn căng thẳng, trầm uất? Nên cho con bạn thời gian vui chơi, giải trí để chúng được thoải mái về mặt tâm lý.
    3. Làm ngơ trước đời sống tình cảm và tinh thần
    Vợ chồng chị Hằng sở hữu một công ty tư nhân kinh doanh sắt thép rất giàu có. Cô con gái 16 tuổi sống trong nhung lụa, muốn gì được nấy. Khi phát hiện con mình có thai, chị khóc không thành tiếng. Trước giờ, hai vợ chồng chẳng hề biết con mình làm gì, ở đâu. Mọi cuộc liên lạc giữa họ chỉ là tiền và vài cuộc điện thoại vội vàng.
    Dù bận rộn đến mấy, các bậc cha mẹ cũng nên dành thời gian trò chuyện, tâm sự và tìm hiểu những suy nghĩ của con.
    4. Xa cách giao tiếp, thích ?ochụp mũ?
    Giữa cha mẹ và con cái có khoảng cách về thế hệ, tư tưởng, trình độ và quan niệm sống?
    Nhiều người ít trò chuyện với con, thường khắc khe, xét nét.
    Bọn trẻ thường có nhiều suy nghĩ mới, cha mẹ nên cởi mở hơn.
    5. Không dạy bảo hoặc hướng dẫn mơ hồ
    Bố mẹ thường quen ra lệnh cho con làm việc này, việc kia, nhưng lại không nói rõ lý do tại sao, hoặc chỉ nói một cách mơ hồ.
    Thay vì thế, hãy dạy con cách thực hiện một cách chi tiết, rõ ràng hơn.
    6. Vợ chồng cãi nhau trước mặt con cái:
    Bao nhiêu bực bội, chị Nga đều tuôn ra với chồng. Trong khi đó, anh chồng cứ ngủ trên ghế sofa, mặc chị tiếp tục gào thét. Hai đứa con nhỏ thấy vậy bỏ lên phòng, không thèm ăn cơm.
    Dù nóng nảy, bạn cũng nên tế nhị, đừng để hình ảnh đẹp của bố mẹ sụp đổ trong lòng con trẻ.
    7. Áp đặt hoài bão theo ý cha mẹ
    Anh Toàn, lúc trẻ thi vào trường Y hoài không đỗ, khi con lớn, anh buộc thằng bé phải theo con đường ấy. Con trai anh thi mãi 3 năm vẫn chưa đỗ, hỏi ra mới biết thằng bé thích ngành điện tử.
    Hãy để con bạn đi theo sở thích và khả năng của nó.
  5. Eaglet

    Eaglet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    291
    Đã được thích:
    0


    Khi trẻ... ghen
    ?oGhen? là một trạng thái tình cảm hết sức bình thường (ghen vì yêu, ghen vì ghét?) mà rất nhiều trẻ nhỏ cũng mắc ?obệnh? này. Vậy chúng ta cùng nhau tìm hiểu trẻ ?oghen? như thế nào nhé.
    Khi không còn là người duy nhất trong nhà nữa, trẻ thường tự hỏi ?oliệu mình còn được yêu thương quý mến nhất không??, ?otại sao mình không được nhận nhiều quà tặng??, ?otại sao mẹ mua cho mình cái áo xấu hơn??, ?otại sao mình không đứng đầu lớp như chị??, và còn rất nhiều câu hỏi ?otại sao? khác nữa.
    Làm sao mà trẻ không cảm thấy tức giận, buồn và ghen tị mỗi khi thấy có ông bà hay bố mẹ chỉ quan tâm chăm sóc, dành tình cảm cho anh, chị còn với mình thì không? Làm sao không ghen tị khi thấy anh chị, em mình xinh đẹp, học giỏi còn với mình chỉ là một con số không tròn trĩnh.
    Trẻ sợ hãi khi mất tình yêu của bố mẹ
    Khi mẹ sinh em bé, trẻ coi em bé như là ?okẻ thù?, sẽ ?ođánh cắp? vào bất cứ lúc nào thứ vô cùng quý giá, là tình yêu của bố mẹ mà từ bấy lâu nay vẫn là của riêng mình. Nhưng như thế vẫn chưa đủ, trẻ còn luôn luôn tìm cách làm thế nào để độc chiếm hoàn toàn tình cảm quý giá đó. Tính ghen tị luôn len lỏi vào trong ý nghĩ của trẻ. Khi có em trai (em gái) thì anh (chị) lớn phải chia sẻ không chỉ về tình cảm mà còn cả về vật chất, và cũng vì thế, ngay cả khi em bé trong nhà cũng có tính ghen tị với anh chị lớn hơn mình.
    Trẻ tìm mọi cách để có được vị trí số một trong nhà. Bây giờ không được bố mẹ yêu thương nhiều nữa nên trẻ muốn mình trở lại như ngày xưa, ngày mà chỉ có một mình mình mà thôi. Nghĩ đến ngày vẫn còn ngậm tay, đòi bình sữa rồi đến ngày bi bô tập nói ? ôi bé muốn được quay lại ngày ấy biết nhường nào, ngày mà được tất cả mọi người yêu thương. Nhưng làm sao có thể quay ngược vòng thời gian được, vậy có cách nào khác bây giờ? Hay là nói ?oMẹ ơi con bị ốm, con cảm thấy khó chịu trong người?, ?omẹ ơi con đau bụng lắm?, ?oBố ơi con đau bụng lắm??
    Bố mẹ cần nghe và hiểu
    Nên chuẩn bị về mặt tinh thần cho con đầu của bạn trước khi bạn có ý định sinh con thứ hai bằng cách đưa ra câu hỏi: ?oCon muốn có em trai hay em gái?? Rất nhiều trẻ có tính ích kỷ nói rằng: ?oCon không thích có em?, và nếu khi con bạn trả lời ?oCon muốn có em gái?, vậy thì đúng rồi vì con bạn muốn được là cậu ấm trong nhà và muốn được bố mẹ yêu nhiều nhất. Còn nếu con bạn trả lời ?oCon muốn có em trai? , thì chắc chắn con bạn biết được răng bạn đang mong muốn có một bé gái nữa. Điều đó chứng tỏ rằng trẻ thường chọn giới tính của em sao cho mình luôn ở vị trí ít nguy hiểm nhất và để bố mẹ khó có thể thay đổi tình cảm với mình hơn.
    Ghen tị là trạng thái tình cảm hết sức bình thường và là lẽ đương nhiên của trẻ, không nên cấm đoán trẻ mà cần phải giúp chúng thấy rằng ngay cả khi có em bé nữa thì tình cảm của bố mẹ dành cho trẻ không có gì thay đổi, vẫn như ngày xưa. Bố mẹ lúc nào cũng thương yêu trẻ lúc lớn lên cũng như khi còn nhỏ, bố mẹ thương yêu anh chị em trong nhà như nhau, không ai nhiều hơn mà cũng không ai ít hơn, giữa anh chị em luôn luôn có sự công bằng. Trước mặt con cái, bố mẹ không nên làm phép so sánh con nọ với con kia, không nên nói xấu con mà cũng không nên quá khen ngợi vì như thế không những không khích lệ được các con cố gắng mà còn làm cho chúng cảm thấy tủi thân.
  6. hunternhatban

    hunternhatban Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2006
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    0
    Sắp có cháu bế.. khoánh dấu
  7. Eaglet

    Eaglet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    291
    Đã được thích:
    0
    up
  8. Eaglet

    Eaglet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    291
    Đã được thích:
    0
    1. Cân nặng và chiều cao của trẻ sơ sinh là bao nhiêu thì được coi là bình thường?
    Đối với trẻ sơ sinh đủ tháng (không dưới 40 tuần mang thai), trọng lượng cơ thể dao động trong khoảng từ 3,2-3,8 kg (trung bình là 3,5 kg), chiều cao 50­53 cm (trung bình là 51 cm) được coi là bình thường. Trọng lượng cơ thể và chiều cao của trẻ sơ sinh có thể ít hơn mức này nếu trẻ đẻ thiếu tháng hoặc do mẹ có hút thuốc lá, uống rượu.
    2. Con tôi bị đẻ thiếu tháng. Tại sao lại như vậy? Liệu những đứa con sau này cũng bị đẻ thiếu tháng không?
    Có nhiều nguyên nhân gây đẻ non: Sức khỏe của người mẹ, chế độ ăn uống khi có thai, lứa tuổi của người mẹ, tư thế và sức khỏe của bào thai, các yếu tố về mặt di truyền. Đẻ non cũng có thể xảy ra đối với những phụ nữ đẻ nhiều lần, có cổ tử cung không phát triển đầy đủ, bị u xơ, bị nhiễm độc sau tháng thứ 4.
    Một số phụ nữ sinh lần thứ hai cũng vẫn bị đẻ non. Trong bất kỳ trường hợp nào cũng cần phải gặp bác sĩ phụ sản để xác định rõ nguyên nhân gây ra đẻ non, tiến hành điều trị và chỉ sau đó mới quyết định có nên tiếp tục mang thai hay không.
    3. Hiện tượng trẻ bị sụt cân ngay sau khi sinh liệu có bình thường không? Nếu bình thường thì sụt cân bao nhiêu là vừa đủ?
    Hiện tượng trẻ bị sụt cân sau khi sinh là hoàn toàn bình thường. Trong cơ thể của trẻ sơ sinh có rất nhiều nước, chiếm tới 35% trọng lượng cơ thể trẻ. Trong vòng 3-5 ngày đầu tiên sau khi sinh, trung bình trẻ sụt khoảng 100­200 g nước thừa.
    4. Mỗi tháng, trẻ tăng cân bao nhiêu là đủ? Trẻ thường cao lên thêm bao nhiêu sau mỗi tháng?
    Để kiểm tra xem trẻ có phát triển bình thường không, có thể căn cứ vào các chỉ số sau:
    -Trẻ đẻ đủ tháng mỗi tháng tăng trung bình khoảng 600 g. Tháng thứ 2 và tháng thứ 3 tăng khoảng 800 g. Trong những tháng tiếp theo, mức tăng sẽ giảm 50 g so với tháng trước đó. Chẳng hạn như ở tháng thứ tư, sự tăng cân của trẻ sẽ là 800 g trừ 50 g, có nghĩa là 750 g.
    -Về chiều cao, trong 3 tháng đầu, mức tăng trung bình là khoảng 3 cm mỗi tháng. Ở độ tuổi 3-6 tháng, mức tăng là 2,5 cm/tháng. Từ 6 đến 9 tháng: 1,5
    - 2 cm/tháng; từ 9 đến 12 tháng: 1-1,5 cm. Như vậy, sau một năm, chiều cao của trẻ tăng khoảng 25 đến 27 cm, đạt mức 75-78 cm. Chiều cao của các cháu gái trong năm đầu tiên thường ít hơn so với các cháu trai khoảng 1,5 cm.
  9. Eaglet

    Eaglet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    291
    Đã được thích:
    0
    Trang 2 / 8
    5. Việc sử dụng dầu hướng dương để làm mềm da cho trẻ sơ sinh có hại gì không?
    Không, hòan toàn vô hại; nhưng nói chung trẻ sơ sinh chưa cần tới bất cứ loại kem hoặc loại dầu bôi nào cả. Người ta thường dùng dầu khi trẻ bị hăm hoặc khi da trẻ bị nẻ. Trước khi dùng dầu hướng dương, cần phải tiệt trùng bằng cách đổ dầu vào các lọ nhỏ (50 ml), đậy nắp, sau đó để vào nồi đun sôi trong vòng 30 phút. Mỗi lọ dầu như vậy có thể dùng trong khoảng 1 tuần.
    6. Khi mới sinh ra, khắp cơ thể con tôi có những lông tơ nhỏ và sáng màu. Liệu chúng có mất đi được không?
    Nhiều đứa trẻ sơ sinh có lông tơ bao phủ khắp thân thể. Chuyện đó không có gì đáng ngại cả, vì lông tơ sẽ mất đi trong vòng vài tuần sau đó.
    7. Cần bao nhiêu lâu để đứa trẻ sơ sinh bù đắp lại trọng lượng cơ thể mà trẻ bị mất đi sau khi sinh?

    Thường thì những đứa trẻ đẻ đủ tháng, khỏe mạnh có thể lấy lại trọng lượng ban đầu sau 2 tuần. Nếu nuôi trẻ bằng sữa bò thì chỉ sau 5 ngày là trẻ có thể lấy lại mức cân như cũ. Còn những trẻ bú mẹ cần phải mất một tuần hoặc lâu hơn nữa.
    Những đứa trẻ sơ sinh đẻ thiếu tháng hoặc bị bệnh thì việc bù đắp lại trọng lượng ban đầu của cơ thể chậm hơn. Những trẻ sinh quá tháng thì hầu như không bị sụt cân mà bắt đầu tăng cân ngay từ lúc mới sinh.
    8. Các bác sĩ nhi khoa thường hay đo vòng đầu của trẻ để làm gì?
    Việc đo vòng đầu của trẻ cho phép tiến hành kiểm tra một cách gián tiếp sự tăng trọng lượng của bộ não trẻ và quá trình tuần hoàn của các chất lỏng trong não. Lần đo vòng đầu thứ nhất được coi là khởi điểm để có thể so sánh với những lần đo sau, nhằm phát hiện sự phát triển quá nhanh hoặc quá chậm vòng đầu của trẻ. Ở những đứa trẻ khỏe mạnh, vòng đầu tăng khoảng 1-1,5 cm mỗi tháng.
    9. Có phải trẻ 1 năm tuổi phải tăng cân gấp 3 lần so với trọng lượng lúc mới sinh ra không?
    Thường thì đến 5 tháng tuổi, cân nặng của trẻ phải tăng gấp đôi và đến 1 năm tuổi phải tăng gấp 3 so với trọng lượng lúc mới sinh, đạt mức khoảng 10-11 kg. Vào khoảng 6 tháng tuổi, các bé gái thường nhẹ hơn các bé trai khoảng 200-400 g và đến 1 năm tuổi, các bé trai thường nặng hơn các bé gái cùng tuổi khoảng 400-600 g.
    10. Những chỗ mềm trên đầu trẻ là cái gì? Cần phải thận trọng với các chỗ mềm đó tới mức nào?

    Người ta thường gọi những chỗ mềm trên đầu trẻ là các thóp. Đó là những phần còn lại của màng xương kết với các xương sọ. Nhờ màng xương này mà đầu của bào thai có thể chui qua âm đạo ra ngoài nhờ có sự co bóp và đẩy. Thóp lớn phía trước nằm ở chỗ nối giữa xương trán với xương đỉnh đầu, có hình đồng xu với kích thước khoảng 2,5 x 2,5 cm (kích thước của thóp này khác nhau ở mỗi trẻ. Thóp bình thường có tính đàn hồi; khi trẻ kêu khóc, có thể nó hơi phồng lên. Dùng ngón tay chạm vào thóp của trẻ, ta có thể nhận biết được nhịp đập.
    Thóp là một hiện tượng hết sức bình thường. Không nên quá lo sợ cho thóp của trẻ, chỉ cần cẩn thận khi chăm sóc cho trẻ là đủ.
    11. Khi nào thì thóp ở trên đầu trẻ liền lại?
    Ở những đứa trẻ phát triển bình thường, thóp nhỏ liền lại trong khoảng từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 4; thóp lớn liền lại khi trẻ được 12 đến 18 tháng. Có tới 80% trẻ đẻ đủ tháng đã liền các thóp này ngay trước khi ra đời.
    Nếu thóp của trẻ liền lại chậm hơn thời gian nói trên, cần cho trẻ tới bác sĩ nhi khoa khám.
    12. Thóp của con tôi rất bé, lẽ nào nó có thể liền lại nhanh đến thế sao?
    Một số trẻ sinh ra có thóp rất bé (kích thước 0,3 x 0,5 cm). Nguyên nhân có thể là:
    -Quá trình trao đổi muối trong bào thai bị rối loạn.
    -Có các rối loạn khác về nội tiết.
    -Người mẹ dùng quá nhiều canxi hoặc các vitamin trong thời kỳ mang thai.
    Những đứa trẻ sinh ra có thóp lớn quá nhỏ cần được theo dõi đặc biệt về tốc độ phát triển của vòng đầu hoặc được khám định kỳ thường xuyên ở bác sĩ thần kinh.
    13. Thóp của con tôi bị lõm xuống và có nhịp đập mạnh. Liệu điều đó có bình thường không?
    Thóp có thể bị lõm xuống khi trẻ ở tư thế thẳng đứng và đặc biệt là khi trẻ bị thiếu nước. Nhịp đập của thóp là do máu đẩy từ tim lên não của trẻ sau mỗi một lần co bóp tạo nên. Thóp thường đầy lên và đập mạnh khi trẻ kêu khóc hoặc gắng sức làm một việc gì đó.
    14. Đứa con mới sinh của tôi ngủ hầu như suốt cả ngày. Liệu điều đó có bình thường không?
    Điều đó là hoàn toàn bình thường; vì trẻ sơ sinh trong những tuần lễ đầu tiên thường ngủ tới 20 tiếng trong một ngày. Trẻ chỉ tỉnh dậy vào những lúc ăn.
  10. Eaglet

    Eaglet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    291
    Đã được thích:
    0
    15. Tại sao núm vú đứa con mới sinh của tôi lại hơi bị sưng lên?
    Hầu hết những đứa trẻ sinh ra khỏe mạnh đều có các phản ứng hoóc môn, thường gọi là "sự dị ứng hoóc môn". Phản ứng này có ở tất cả các bé và là phản ứng đáp lại đối với các hoóc môn ******** được tiết từ rau thai của mẹ vào cơ thể chúng. Sự sưng tấy nhẹ ở các tuyến vú của trẻ có thể kéo dài trong 2-3 tuần. Thường thì sự sưng tấy này không gây khó chịu cho trẻ và sẽ tự mất đi mà không cần phải điều trị. Ở những đứa trẻ thiếu tháng thường ít xảy ra các phản ứng hoóc môn.
    16. Sau khi ra đời, trên đầu con tôi có các vệt xanh và một phần đầu bị sưng lên. Đến bao giờ thì đầu cháu sẽ trở lại trạng thái bình thường?
    Do gặp khó khăn trong lúc chui ra ngoài trên đầu trẻ có thể bị xuất huyết dưới da (các vệt xanh) và nặng hơn là hiện tượng u máu đầu. Các vệt xanh trên đầu trẻ sẽ mất đi khoảng 5-7 ngày sau khi sinh, để lại các vết màu sẫm nhạt hoặc màu vàng. Da trên các u máu đầu sẽ không thay đổi về màu sắc, các u máu này có thể nằm trên đỉnh đầu, một bên đầu hoặc hai bên đầu. Hiện tượng u máu đầu sẽ mất đi chậm hơn (khoảng 1-2 tháng). Khi đặt trẻ vào giường hoặc bế trẻ trên tay, cần chú ý không để các bọc máu đầu bị chấn thương. Thường xuyên theo dõi trẻ, nếu các u máu không lặn đi, phải đưa trẻ tới khám bác sĩ ngoại khoa.
    17. Tốt nhất nên đặt trẻ ngủ ở tư thế nào, nằm ngửa, nằm sấp hay nằm nghiêng?
    Tốt nhất là nên đặt trẻ nằm nghiêng, luân phiên nằm nghiêng bên phải rồi bên trái và ngược lại. Ở tư thế này, trẻ sẽ đỡ bị sặc nếu nó trớ sữa ra. Dưới má trẻ, có thể đặt một mảnh giấy hoặc một mảnh vải mềm để lót.
    18. Ở bẹn của con tôi có cái gì cưng cứng? Đó là cái gì vậy?

    Nguyên nhân làm xuất hiện các cục cứng ở bẹn của trẻ sơ sinh có thể là:
    -Các thanh dịch còn đọng lại ở tuyến dịch, chưa xuống hết được tinh hoàn của bé trai. Điều này sẽ cản trở việc di chuyển của thanh dịch theo các tuyến bạch hạch. Người ta gọi hiện tượng đó là tràn dịch tinh mạc. Đa số các trường hợp tràn dịch tinh mạc tự mất đi, không cần phải điều trị. Nhưng nếu tràn dịch phát triển thành thoát vị thì cần phải tiến hành phẫu thuật để giải quyết.
    -Các bạch hạch phồng lên: Nếu nó không có liên quan tới các bệnh viêm nhiễm khác thì hoàn toàn vô hại và không cần phải điều trị.

    -Thoát vị bẹn do có đột biến trong sự phát triển của thành bụng dưới, dẫn tới các đoạn nối và ruột bị lồi ra tận vùng bẹn. Trong trường hợp này cần phải tiến hành phẫu thuật.
    19. Vòng đầu của con tôi trong 1 tháng to ra thêm 4 cm. Tại sao vòng đầu phát triển nhanh đến như vậy?
    Vòng đầu của trẻ phát triển quá nhanh là điều đáng lo ngại. Thường đó là hiện tượng tràn dịch não hoặc biểu hiện của còi xương. Vì vậy cần phải cho trẻ đến bác sĩ nhi khoa khám gấp.
    20. Cần phải rửa ráy cho các bé gái như thế nào?
    Nếu rửa ráy cho các bé gái bằng vòi hoa sen thì hướng tia nước hơi thấp xuống dưới, phía hậu môn. Cũng có thể dùng bông thấm nước rửa bộ phận sinh dục của bé gái, sau đó rửa hậu môn và các vùng xung quanh. Nếu dùng bông rửa một lần chưa sạch thì thay bông và rửa lại cho trẻ. Khi mặc cho trẻ quần áo hoặc tã lót, phải kiểm tra xem có chặt quá không, nên chọn các loại vải bông mềm làm tã lót. Để tránh cho trẻ khỏi bị hăm, có thể dùng dầu hướng dương đã tiệt trùng hoặc kem trẻ em bôi vào bẹn và mông của trẻ.
    21. Rốn của con tôi có mùi hôi và chảy mủ. Vậy cần phải làm gì?
    Cần phải cho trẻ đến bác si nhi khoa khám, chắc rốn của con bạn đã bị viêm nhiễm.
    22. Mọi người nói rằng con tôi bị thoát vị rốn. Liệu cháu có phải mổ rốn không?

    Trước hết, cần phải hiểu rằng, thoát vị rốn khác với các dạng thoát vị khác ở chỗ nó không có túi thoát vị (nơi mà các cơ quan nội tạng có thể chui vào đó). Thực chất, thoát vị rốn là có vòng rốn trong thành khoang bụng, một hiện tượng xuất hiện khi các thành trong khoang bụng không dính sát được vào với nhau. Khi đứa trẻ cố sức hoặc kêu khóc, áp suất trong khoang bụng tăng lên, làm cho rốn bị phồng. Mới nhìn, có thể có cảm giác trẻ bị đau đớn, mặc dù thực ra trẻ không bị đau đớn gì cả.
    Việc có cần phải mổ rốn của trẻ hay không phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Nếu như đường kính của lỗ thoát vị rốn không lớn hơn 1,5-2 cm thì chúng sẽ tự liền lại. Thường lỗ thoát vị rốn sẽ liền lại trong khoảng từ 12 đến 24 tháng. Để đẩy nhanh quá tình liền lại của lỗ thoát vị, hằng ngày nên làm các động tác mát xa nhẹ thành bụng của trẻ và đặt nằm sấp.
    Tới 18 tháng tuổi mà lỗ thoát vị rốn vẫn không liền lại cũng không cần phải mổ rốn trẻ. Nhưng nếu lỗ rốn quá to thì cách tốt nhất là đưa trẻ tới bác sĩ khâu lỗ rốn lại và cắt bỏ các phần da thừa của rốn.
    23. Con tôi bị thoát vị rốn. Khi nó khóc, lỗ thoát vị mờ rộng, phồng lên. Điều đó có bình thường hay không?
    Chứng thoát vị rốn rất hay gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là những trẻ đẻ thiếu tháng. Mọi hành động (kêu, khóc, ho, cố sức) đều làm cho áp suất trong khoang bụng tăng lên, làm phồng lỗ thoát vị. Thoát vị rốn thường không làm cho trẻ bị đau đớn. Vì vậy, việc băng lỗ thoát vị lại cũng chẳng giúp ích gì, chỉ làm cho làn da còn rất mỏng của trẻ dễ bị tổn thương mà thôi. Thường thì lỗ thoát vị rốn liền lại khi trẻ được 2 tuổi. Nếu đến 5 tuổi mà lỗ thoát vị vẫn chưa liền lại thì phải cần có sự can thiệp về mặt phẫu thuật.
    24. Có người khuyên tôi nên đặt một đồng xu vào lỗ thoát vị ở rốn. Liệu có nên làm như vậy không?
    Không nên, vì đa số các lỗ thoát vị rốn sẽ tự liền lại khi trẻ được 1-2 tuổi. Việc bạn để đồng xu lên rốn trẻ có thể sẽ gây tổn thương hoặc làm cho rốn của trẻ bị nhiễm trùng. Điều đó sẽ rất nguy hiểm.

Chia sẻ trang này