TẢM MẠN VỀ CÁC NHÀ VĂN Thạch Lam Cũng không hiểu sao tôi lại chọn TL để viết những tản mạn của mình .Cũng có thể văn TL như sương khói không có những tình huống cao trào cũng không có những mâu thuẫn hay bi kịch nhưng lại rất sâu rất lâu tựa như hoa lan vậy .Có cảm giác văn TL là cánh cổng trong câu chuyện dưới bóng hoàng lan .Bỏ sau lưng cái ồn ào náo nhiệt của phố xá bước vào cánh cổng ấy ta như cảm giác thấy lòng bình yên mát mẻ thanh tĩnh đến lạ thường quyện vào đó là mùi thơm dịu ngọt của hoa hoàng lan.Ấn tượng về không khí ấy cứ theo tôi mãi đến khi đọc tất cả những tác phẩm của Thạch Lam.Nhớ Thạch Lam điều tôi nhớ nhất là cái không khí chuyện không lên gân nhưng lại có chiều sau và tiếp sau đó là bóng đêm.Bóng tối trong văn TL dùng hoài không cạn .Bóng tối trên con đường làng mấp mô trong cô hàng xén là bóng tối ngập tràn trong đôi mắt của Liên là "tối hết cả con đường ra sông con đường đi chợ về làng ".Bóng tối dường như có một sức ám ảnh lạ thường !Người em thứ ba trong tự lực văn đàn ấy đã rẽ một lối khác hẳn với hai anh trai của mình đó là đi tìm hiện thực .Đó có thể là chính quãng đời tuổi thơ của ông và cũng có thể là những trải nghiệm của ông trước cuộc đời .Cũng có thể đó chỉ là cảm nhận của riêng tôi về một khía cạnh trong văn TL các bạn có thể viết tất cả những cảm nhận của mình về cácc nhà văn trong topic này cám ơn rất nhiều to live is to fight
Nguyễn Tuân Nhớ lần đầu tiên được đọc NT cô giáo tôi có nói rằng tất cả các học sinh đều rất thích đọc văn NT nhưng cứ cho viết bài là sợ.Cá tính của NT là chơi ngông,người ta thường nói trên đời chỉ có hai loại người thich chơi ngông:một là kẻ điên, hai là kẻ có thực tài .Có lẽ NT nằm trong số ít là người có thực tài như vậy.Đối với NT mỗi khi ông tung ngòi bút là đưa người đọc vào một ma trận về ngôn từ đã được sắp đặt sẵn .Nhà văn ấy ưa một sự chính xác và nghệ thuật hoá về tất cả sự vật.Từ nghệ thuật uống trà những nghệ thuật thưởng trăng uống rượu thả thơ ,ngay đến một người tử tù cũng là một người nghệ sỹ và ngay cả cái nghề đao phủ trong chém treo ngành cũng là một nghệ thuật chém sao cho mà một phần da thịt vẫn phải dính ở cổ và người lái đò cũng là một người nghẹ sỹ "tay lái ra hoa".Đọc NT luôn cho ta cảm giác mới mẻ cảm nhận được sự đa dạng ngôn từ trong tiếng Việt Việt Nam .Tôi đọc ở đâu đó có một bài về phong cách NT con người ấy không bao giơ chịu bó tay trước bất cứ một hình ảnh nào ?Ông đã tưng nói đưa cho tôi tất cả các sự vật tôi sẽ có thể dùng vốn từ của mình để diễn tả một cách nghệ thuật nhưng cũng đầy chính xác.Màu xanh của nước hồ gươm từ lâu đã làm đau đầu biết bao thi sĩ .Có người nói rằng nước Hồ Guơm xanh màu xanh ngọc bích,lại có người nói xanh màu xanh của một mảng trời rơi xuống giữa thủ đô ,cũng có người cho rằng nước Hồ Gươm xanh màu xanh của mực Cửu Long và hình như chỉ đến khi NT định nghĩa nước Hồ Gươm xanh như màu rau muống luộc nhừ thì không còn lời bạnh cãi nào thêm .Bạn nào chưa từng đọc Nt hãy thử một lần sẽ tìm trong đó rất nhiều những định nghĩa đầy nghệ thuật đầy thú vị to live is to fight
Hồi thi đại học, tôi sợ nhất cái đại nạn phân tích Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân. Thật sự là văn Nguyễn Tuân quá cầu kỳ và kiểu cách. Tôi cảm thấy không thể theo được. Mạch văn của Nguyễn Tuân dường như quá lan man, nặng nề. Đành rằng cụ am hiểu nhiều lĩnh vực, nhưng tuổi của tôi đọc Nguyễn Tuân chỉ có một cảm giác là mệt và sợ.
Bravo một ngưòi trung thực xuất hiện. Đúng là văn Nguyễn Tuân (Trong Người lái đò...) đọc chỉ thấy mệt và sợ. Nguyễn Tuân đó cầu kì và rối rắm, kiểu cách hơn "Vang bóng một thời " nhiều lắm. Tự nhiên nhớ đến mấy câu thơ của Ý Nhi viết về Nguyên Hồng, khônghiểu có ý gì? TIMSELF