1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tam Nông kính chào quí khách

Chủ đề trong 'Phú Thọ' bởi hoangha_deptrai, 07/07/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. xuanhaitt

    xuanhaitt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/04/2007
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Co anh em nao con nho Tam Nong ko nhi?
  2. h19239

    h19239 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2007
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    0
    Nobody is
  3. xuanhaitt

    xuanhaitt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/04/2007
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Lại có bốn ngày ở Tam Nông, buồn thì nhiều mà vui thì ít.Ôi mảnh đất quê hương lúc nào cũng mang đến cho mình dầy tâm trạng.
  4. cafedeparis

    cafedeparis Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2009
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    chao ca nha, co ai o nha ko?
    toi duong xa ko xa nhung duong doi lai mong co ngay duoc nga lung o chinh cai noi đã được sinh ra và nuôi dưỡng...
    Mọi người ơi lang bạt đâu hết cả rồi??? về đây xôm tụ cho vui.
    Ko hiểu có ai mình đã từng quen, đã từng là bạn ko nữa.
  5. xuanhaitt

    xuanhaitt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/04/2007
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    mãi mới có người cùng mong ước như mình. mọi người lên tiếng đi chứ
  6. cafedeparis

    cafedeparis Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2009
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    mình thực rất ít vào đây, rất mong tạo mạng lưới mà cũng hơi khó.
    Hẹn mọi người dịp nào đó vậy nhé.
    Chúc vui vẻ cả nhà.
  7. xuanhaitt

    xuanhaitt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/04/2007
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Dị Nậu là một xã miền núi, nằm ở phía nam huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ. Phía Bắc Dị Nậu giáp xã Hương Nộn, phía tây giáp xã Thọ Văn, phía đông giáp thị trấn Hưng Hoá và xã Đào Xá (huyện Thanh Thuỷ ), phía nam giáp xã Giáp Lai (huyện Thanh Sơn ). Xã Dị Nậu trước đây chỉ có một làng có tên trùng với tên xã. Diện tích của xã, theo số liệu thống kê từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX là 1444 ha. Năm 1974 theo chủ trương của huyện, xã Dị Nậu được quy hoạch thành vùng trồng sơn và cây công nghiệp, vì thế một số ruộng đất đã được nhượng bớt cho các xã Hương Nộn, Thọ văn, Hưng Hoá, Đào xá nên đến nay (2005) diện tích tự nhiên của xã chỉ còn 1242 ha (12,42 km2 ). Dân số của Dị Nậu tính đến đầu năm 2005 là 4552 người với 978 hộ gia đình sống trên 8 khu dân cư. Dị Nậu là một miền đất cổ, là địa vực hoạt động của các tướng lĩnh thời Hùng Vương dựng nước. Theo Thần tích ( Ngọc Phả) mang ký hiệu AEa9/32 còn lưu trữ được ở ?oViện nghiên cứu Hán Nôm tại Hà Nội ?o thì khi các Đức Ngài Tản Viên, Cao Sơn, Quý Minh, Hiếu Lang đời vua Hùng Duệ Vương trên đường đi dẹp giặc Thục Phán đã đến trang Dị Nậu hạ trại (2), dựng phủ đường trên đỉnh gò Trạm Lĩnh và 4 lầu cho quân sĩ đồn trú mà sau này các nơi đó được xây dựng đền Thượng (đền Quốc Tế) và 4 ngôi điện: Điện Đông, Điện Tây, Điện Nam, Điện Bắc vào năm 258 TCN. Ngay thời kỳ đó, các Đức Ngài đã dạy dân cày cấy, chăn nuôi và các nghề thủ công. Như vậy xã Dị Nậu đã được các bậc tiền bối đến đây khai thiên lâp địa, lập nên làng xã trước năm 258 TCN rất nhiều. Dựa vào bản Thần tích còn lưu giữ được, thì một trong những bộ lạc người Việt cổ đầu tiên thời Hùng Vương đến đây khai thiên, phá thạch lập nên trang, ấp rồi có làng Dị Nậu từ đời vua Hùng thứ 6, khi Đức Thánh Gióng đại vương đem quân đi đánh giặc Ân. Nếu lấy mốc từ thời gian đó làm chuẩn thì Dị Nậu đã có cách đây khoảng 3600 năm. Con số đó nói lên rằng, nơi đây là một làng Việt cổ mà mọi người dân chúng ta đều có quyền tự hào về lịch sử hào hùng và tuổi thọ đáng trân trọng của nó. Lúc đầu đến đây sinh cơ lập nghiệp chỉ có 258 suất đinh, hầu hết là dân tộc Việt (dân tộc Kinh ) và họ rất tôn kính Đạo Phật. Nghề chính của dân bản địa là cấy lúa, trồng cọ, trồng sơn, trồng sắn, trồng chè, chăn nuôi và săn bắn. Những hộ sống bằng nghề buôn bán hoặc các nghề phi nông nghiệp rất ít. Một số gia đình ngoài làm ruộng, nương còn có nghề phụ: Đánh cá, làm nghề mộc, nề, đan lát, ép dầu dọc, dầu sở ... Mười hai dòng họ đầu tiên đến lập nghiệp ở Dị Nậu là: Họ Tạ, họ Nguyễn, họ Đinh, họ Đặng, họ Trần, họ Lê, họ Hán, họ Ngô, họ Phạm, họ Vũ, họ Đỗ và họ Phan. Sau này xuất hiện thêm một số họ mới đến ngụ cư như họ Hạ, họ Hoàng ... Về tổ chức hành chính, lúc đầu xã Dị Nậu đươc chia làm chín chòm và bốn giáp. Đó là chòm Chua, chòm Hạ, chòm Vắp, chòm Vồi, chòm Đông, chòm Nam, chòm Dộc, chòm Trưởng, chòm Trên, về sau này có thêm chòm Chò; bốn giáp là: giáp Đông, giáp Tây, giáp Nam, giáp Bắc. Nguyên nhân về sự ra đời thêm Chòm Chò, xin tóm tắt như sau: Giữa mùa nước to vào đầu thế kỷ XX, hội đồng kỳ mục của xã đang bàn việc công ở Chòm Hạ thì có cụ Bùi Bằng Đoàn vào thăm làng Dị Nậu. Cụ Bùi Bằng Đoàn lúc đó giữ chức bang tá và chuẩn bị nhậm chức chi huyện Tam Nông do triều đình cử về. Nhân lúc hội đồng kỳ mục nghỉ giải lao, cụ Tạ Diên Lương ( bố cụ Tạ Diên Lượng ) chỉ tay ra đồng nước trắng mênh mông, rồi hướng ngón tay về đỉnh Gò Chò, nói với cụ Đoàn rằng, thưa cụ ?" các hộ dân ở Chòm Hạ và Chòm Vồi cứ về mùa nước là bị lụt lội, cuộc sống khó khăn lắm nên xin cụ duyệt y để dân được khai phá rừng cấm Gò Chò để dân làm nơi định cư cho cuộc sống được ổn định lâu dài. ý kiến của cụ Tạ Diên Lương nghe thật thấu tình đạt lý, trên hợp ý quan, dưới được lòng dân nên được cụ Đoàn phê duyệt. Thế là từ đó làng Dị Nậu có thêm Chòm Chò để nhân dân đến sinh sống ở đó. Trước cách mạng tháng 8-1945, khu dân cư xã Dị Nậu chỉ sống quây quần từ chòm Hạ tới Cổng Tây. Con đường chính của làng khi đó kéo dài từ Đình Chua đi lên dốc Đình Vắp, qua dốc Lênh Chênh để đi ra Cổng Tây. Gò Lương Vương ở phía bắc của xã trước đây như một ốc đảo, đi lại rất khó khăn. Về phía nam, từ Cổng Tây trở đi còn là những khu rừng rất rậm rạp, nên ở đó có chiếc cổng làng rất kiên cố. Ban đầu, xã có mười hai dòng họ và chín chòm nên người dân ở đây từ xưa đã có câu ca: ?ochín chòm, mười hai nhân ngãi ?o để chỉ mối quan hệ tình cảm gắn bó, thân thiết giữa các dòng họ và các khu dân cư trong cùng cộng đồng làng xã.

Chia sẻ trang này