1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tam Quốc & Thuỷ Hử: truyện nào được ưa chuộng hơn

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi thong_tac_be_phot, 03/01/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. darling_of_cupid

    darling_of_cupid Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/06/2004
    Bài viết:
    299
    Đã được thích:
    0
    Bác vinhhatieu không giáng bút vài dòng thì không biết tiểu muội có được phép biên vài chữ tiếp huynh không? Có nhiều kiểu đọc sách, bác đọc sách bằng nhìn nhận nghệ thuật, có người đọc sách bằng cảm giác. Em thấy Thuỷ Hử hơn Tam Quốc ở một phong cách viết phóng túng hơn và dễ đọc hơn. Bác học nhiều, bác thích Tam Quốc để bác làm chính trị; còn em ít học, em thích đọc Thuỷ Hử để thoả chí. Đọc Thuỷ Hử từ năm học lớp 3, đến bây giờ em vẫn thích đọc. Còn Tam Quốc em chỉ đọc có đôi ba lần. Đọc Tam Quốc để học hỏi kinh nghiệm mưu kế, dựng trận thôi. Ngẫm đi ngẫm lại, đúng là các cụ nói đúng, Thuỷ Hử, Tam Quốc là hai cuốn dạy người ta làm loạn. Thuỷ Hử dạy người ta biết làm loạn,còn Tam Quốc dạy người ta phải làm loạn như thế nào.
    Công nhận là kết cấu của Tam Quốc chặt chẽ và rõ ràng hơn Thuỷ Hử. Phải thôi, La Quán Trung là học trò yêu của Thi Nại Am, trò không giỏi hơn thày thì còn nói làm gì nữa. Một ít kinh nghiệm dựng chuyện của Thi Nại Am, một chút sáng tạo của riêng mình... thế là thành Tam Quốc.
    Mà biết đâu khi già rồi, bác lại chuyển sang thích Thuỷ Hử còn em chuyển sang thich Tam Quốc thì sao nhỉ? Chẳng ai nói trước được điều gì...
  2. kurt_cobain24

    kurt_cobain24 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    mặc dù ko phải là fan của truyện kiếm hiệp hay cái đêk gì về bọn tầu.
    tôi đặc biệt ghét bọn tầu,
    tôi chưa đọc truyện nhưng xem film thì thấy Tam Quốc hay hơn Thuỷ Hử.
    cai tôi ghét ko phải là Thuỷ hử nói về xã hội đen tối mà vì tôi ghét nhất thằng cha Tống Giang,
    còng Tam Quốc thì tôi lại khoái nhất Tào Tháo.
    có lẽ ý kiến này là của dân ngoại đạo nên có gì thất lễ mong các đấng hào kiệt lượng thứ. ok??
  3. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Lại chạm đến một đề tài hay: Tam quốc và Thuỷ Hử, cái nào hay hơn?
    Đó là một thành tố hết sức quan trọng của nghệ thuật, mà nghệ thuật, như chính Bielinxki và Xtanilavxki đều nhất trí, đó là cái mà anh thích và tôi không thích. Thế thôi, cho nên ai yêu ai ghét ai xếp dưới trên giữa một cặp tác phẩm, âu cũng chuyện thường.
    Bàn chuyện này, lại xin vòng vo đôi nét đã.
    Xưa bên Tàu, người quân tử phải tinh thông ?olục tài tử?, gồm Hồng Lâu Mộng, Đông Chu Liệt Quốc, Tam Quốc chí, Hán Sở tranh hùng, Thuyết Đường, Tây du ký. Không có Thuỷ Hử (tiếng Hán là bến nước- bến Kim Sa tụ nghĩa anh hùng).
    Có thể người ta coi sự hoành tráng ở không gian và thời gian, cùng với bức tranh lịch sử và những vấn đề xã hội để nêu ra kết luận mang tính chuẩn mực như thế, cũng là để tham khảo thôi, song cũng có lý. Hồng Lâu Mộng là kiệt tác, không một tác phẩm nào ?ovẽ? nên bức tranh giai cấp PK Trung Hoa chuẩn xác đến thế. Chỉ riêng những bài thơ trong Hồng Lâu Mộng đã được xếp hàng và đưa họ Tào vào giới thi nhân cổ. Người khác lại nhìn ra sự suy tàn đầy bi thương (và cũng nên thơ) của giai cáp PK Trung Hoa qua bộ sách Hồng Lâu Mộng. Đông Chu Liệt Quốc khỏi nói, có bề dầy lịch sử, đó là một pho sử vĩ đại viết bằng văn chương của Hoa lục. Tam quốc là số 3, ôm trùm giai đoạn lớn khi nhà Hán mạt vận. Hán Sở tranh hùng kể lại chuyện Bái Công chém rắn khởi nghĩa lập ra nhà Hán, còn Thuyết Đường là mở ra nhà Tần, kế thừa nhà Tuỳ. Tây Du ký là chuyện của Phật học, sâu sắc và dư thừa vẻ đẹp kiếp luân hồi?
    Có người bảo, Thuỷ Hử chỉ phác hoạ chân dung 108 anh hùng Lương Sơn Bạc, một cuộc khởi nghĩa Tống Giang còn mờ nhạt trong lịch sử (sách Tầu xếp kém cả các khởi nghĩa Hồng Tú Toàn, Khăn vàng?), cho dù có nhân vật thượng thượng là Võ Tòng, người được giới văn nghệ lấy làm đề tài cho nhiều tác phẩm xung quanh việc đả hổ, thứ hai là có Lâm Xung, người được điện ảnh 2 lần lấy làm nhân vật chính trong phim, chỉ vì qua đó, chế độ phong kiến bị vạch mặt nhiều nhất (ở nhà bị Cao Cầu hãm hại, vào tù còn bị cai ngục vòi tiền, lên Lương Sơn còn bị Vương Luân chèn ép).
    Trong khi đó, cả 6 tác phẩm trong lục tài tử được 5 môn nghệ thuật cổ điển thay nhau xây dựng các vở diễn hoành tráng, đến nay biết bao bộ phim, hay có dở có, khai thác hết cỡ.
    Bạn Voldo nói đúng đấy, Thuỷ Hử vui, cụ thể, là đám bạn giang hồ ?orượu đong chén lớn, thịt chém miếng to?, thậm chí có cả?trong bánh bao, sánh sao được Tam quốc sâu xa và đầy tư tưởng. Tôi ví dụ đơn giản: Khi Quan Vũ gặp Bùi Nguyên Thiệu (sau bị thua Châu Sương), dù anh này có giúp Quan ngài, song Vân Trường đã khuyên bảo y khi chia tay:
    -Rừng xanh không phải là nơi tá túc của anh hùng.
    Tôi đọc 3 tác giả coi đó là ?ochủ nghĩa Quan Công?, họ nói không quá lời.
    Có người hơi quá quắt bảo rằng Thuỷ Hử trước sau chỉ là lũ ăn thịt người. Đúng không?
    Vợ chồng Trương Thanh, Tôn Nhị nương làm bánh bao thịt người, ăn là tất nhiên.
    Lý Quỳ xơi luôn đùi Lý Quỷ sau khi giết kẻ ác.
    Rồi là những tội phạm như Thời Thiên chuyên ăn cắp, Lỗ Trí Thâm coi Trời bằng vung, các quán xá ở đó nhiều lần giết người cướp cuả, sau đó là người bất đắc chí như Đái Tôn, Ngô Dụng, Lý ứng?
    Quy mô hẹp, ngôn ngữ dân dã, truyện dễ hiểu, dễ thuộc, có rất nhiều cái gần gụi với tư tưởng nông dân?song về đại cục, tác phẩm còn có khoảng cách đáng kể với 6 áng văn kia.
    Tôi không nghĩ rằng, ai muốn làm quan hãy đọc Tam Quốc, bởi chính ở Thuỷ Hử cũng có những chi tiết thể hiện sự bon chen đấy chứ. Nhớ lại Lương Trung Thư, Hoàng Văn Bính, Dương Chí, Công Tôn Thắng?và nhiều người khác, đây đó đều có cái liên quan đến cái gọi là nghệ thuật sống, nghệ thuật bon chen.
    Có điều, mấy bộ Thuỷ Hử gần đây, do những lý do khác nhau, văn phong kém hẳn so với các ấn phẩm ở thập kỷ 50 thế kỷ trước. Xin nói vài ví dụ mà tôi nhớ.
    Bài thơ Bạch Thắng gánh rượu ngâm khi lên Hoàng Nê Cương thế này cơ:
    Non xanh xanh nước xanh xanh
    Ai khơi bể Bắc, đạp thành bể Nam
    Trời mang mang, đất mang mang
    Có say, say với giang san mới tình
    Tuốt gươm chém cái bất bình
    Rượu ngon dâng khác Tràng Đình là đây
    Thơ thế thì Dương Chí và nhất là đám đi cùng đều khó thoát khỏi kế của Trí Đa tinh!
    Hoặc các bài thơ hay: Ngọc Lan ngâm khi hát chúc rượu Võ Tòng theo kế của lũ Trương Đô Giám và Trương Đoàn Luyện, bài thơ phản của Tống Giang ở Hàng Châu, bài khen ở tập 3 với Song sang tướng Đổng Bình?đều hay ho hơn hẳn hiện nay, có cái đã mất hẳn.
    Thuỷ Hử thật gần gũi với người Việt, tâm lí tiểu nông của chúng ta phù hợp với Thi Nại Am, song bảo đem so với Tam Quốc, khấp khểnh đến mấy cũng phải quyết rằng CHƯA.
  4. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    Cho nói lại câu này lần nữa...
  5. vejita

    vejita Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2004
    Bài viết:
    843
    Đã được thích:
    0
    Người ta viết 2 câu, cậu lại chỉ hỏi có một câu thì biết trả lời thế nào?
  6. T_rexaur

    T_rexaur Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/06/2003
    Bài viết:
    426
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy bác nào nói ở trang đầu là đúng đấy, khôn phải người đọc nào cũng đủ khả năng văn chương để nhận xét từng truyện về nghệ thuật, đúng là tuỳ tính của mình mà mỗi người sẽ tự cảm thấy xem TQ hay TH hay hơn
    Tôi không đồng ý với bác nào bảo Thuỷ Hử miêu tả cuộc sống phóng túng tự do hơn, cuộc sống tự do của TH lúc nào cũng bị cái bóng của triều đình ràng buộc,dù là lúc họ đang hưng thịnh nhất thằng cha Tống Giang ( và còn nhiều thằng khác nữa ) lúc nào cũng có ý nghĩ muốn quy phục triều đình.Tự do của TQ mới đúng là tự do của anh hùng , ai có tài thì người đó làm vua.
    Bản thân tôi bầu cho TQ hay hơn
    còn 1 ý nữa không biết có đúng không( nhận xét bản thân ),bác nào đã từng biết qua về Thiền học rồi thì sẽ thấy TQ ẩn chứa rất nhiều Thiền ý (cái này thì chịu không biết làm sao viết ra được)
    Bác nào ở trên nói người quân tử bên tàu xưa kia... cái gì đó, bây giờ theo tôi cũng không đúng nữa,thời đại khác rồi, ngày xưa người ta không khuyến khích TH là sợ dân chúng bị ảnh hưởng của Th sẽ làm loạn, không phải do giá trị của nó kém
    Được t_rexaur sửa chữa / chuyển vào 23:46 ngày 15/02/2005
    Được t_rexaur sửa chữa / chuyển vào 23:49 ngày 15/02/2005
  7. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Bạch bạn hữu.
    Tức chết đi được. Vừa hôm qua, cô bé dễ thương gọi chú ơi, có mục so sánh Tam quốc-Thủy Hử, vui lắm, vội bảo mở máy và ?ovào? hộ, xem, phấn khích viết ngay một bài có dụng công cỡ hơn ngàn từ, vậy mà dốt tin học, vào rồi lại mất, không nhớ, tiếc ơi là tiếc.
    Tiếc quá, quỹ thời gian thật ít, công việc lại nhiều, dốt máy móc, vậy mà đọc đâu cũng thấy cái hay cái vui, cứ tưởng giờ, chỉ bọn ngoài lục tuần trở lên mới mê sách Tầu, ngờ đâu có lớp trẻ (tôi tin là thế) yêu cổ văn, thế nên chỉ chờ có dịp là vào vui với bạn hữu.
    Thôi thì một lần nữa đi vào đề tài ấy, song không thể viết lại bài cũ nữa mà chỉ nêu lên những cảnh huống và một số yếu tố mà tôi cho là rất hấp dẫn kẻ mê võ chuộng văn, say sưa cái không khí phóng túng giàu cả chất thơ và chất anh hùng.
    Xin tạm nêu ra vài so đọ giữa các chi tiết của 2 tác phẩm này, dù luôn tự nhủ hãy thấy cây và thấy cả rừng.
    1. Bắn cung
    Trong Tam quốc, có hai cảnh bắn cung lý thú.
    a. Lã Bố bắn tên hòa giải giữa Lưu Bị và Kỷ Linh.
    Cách xa 150 bước và câu văn thế này: Lã Bố vén tay áo bào, đặt mũi tên, giương hết sức cung. Dây cung bật đánh tạch một tiếng, tên ra vùn vụt, mười mắt nhìn theo, chớp mắt tin ngay cành kích nhỏ. Các tướng dưới thềm vỗ tay reo ầm. Đời sau có thơ rằng:
    Ôn Hầu bắn giỏi gớm ghê kỳ
    Từng ở Viên Môn gỡ được nguy
    Nhật lạc, kém gì tài Hậu Nghệ
    Viên hào, hơn hẳn sức Do Ki
    Dây gân hổ kéo khung khung thẳng
    Tên cánh diều bay vụt vụt đi
    Đuôi báo lung lay xuyên ngạnh kích
    Mười vạn hùng binh có làm chi!
    b. Tào Tính bắn Hạ Hầu Đôn.
    ?Đôn tế ngựa đuổi theo. Thuận chạy còng quanh trận. Đôn không tha?
    Tào Tính (một trong 8 phụ tá của Bố: Cao Thuận, Trương Liêu, Hách Manh, Tào Tính, Tống Hiến, Ngụy Tục, Hầu Thành, Tang Bá) trông thấy hai người cứ đuổi nhau, se sẽ giương cung đặt tên, nhìn thực đích xác rồi bắn một phát tin ngay mắt bên tả Hạ Hầu Đôn. Đôn kêu to một tiếng, lấy tay rút mũi tên ra, cả con ngươi cũng bật ra.
    Đôn rằng: Tinh cha huyết mẹ không nên bỏ, rồi đút con ngươi vào mồm nuốt chửng đoạn cầm giáo lao vào đánh Tào Tính. Tính chưa kịp giữ gìn, còn đương thích chí bắn phát tên giỏi thì bị Đôn đâm một nhát giưã mặt, chết ngã quay xuống đất.
    Quân sĩ hai bên trông thấy ai ai cũng khiếp đảm.
    Thủy Hử không kém về chuyện bắn cung.
    a. Dương Chí thi tài.
    Lương Trung Thư xem và đây còn là cuộc chọn Chánh bài quân, ngang chức Cấp Tiên phong Sách Siêu. Câu văn thế này (gần y hệt!):
    Dương Chí đuổi theo, rút mũi tên ra rồi tay phải như ôm núi Thái, tay trái tựa bế trẻ thơ, cung giương như trăng rằm, tên đi như sao xẹt, chớp mắt trúng ngay tấm hộ tâm?
    b. Hoa Vinh ?ogiải mã?
    Đó là cảnh mũi tên Hoa Vinh làm đứt tung sợi giây xoắn do hai ngọn phương thiên họa kích của Lã Phương và Quách Thịnh đánh nhau trên ngọn đồi, trên đường đi lên Lương Sơn Bạc, sau đó hòa giải và cùng đi lên sơn trại.
    c. Hoa Vinh bắn trúng bàn tay trái tên lính trên thành cao đang cầm loa hò hét.
    d. Hoa Vinh bắn trúng con chim hồng đang bayvề phía Nam?vv và vv.
    Điểm: TQ 7
    TH 5
    2. Những cuộc song đấu hoặc biểu diễn có ấn tượng mạnh.
    Tam quốc.
    Hứa Chử ở trần đánh Mã Siêu.
    Trương Phi đấu Mạnh Khởi.
    Bàng Đức đem theo cỗ quan tài xuất trận.
    Tôn Sách-Thái Sử Từ đánh nhau ở miếu Thần Đình.
    Quan Công hạ Nhan Lương, Văn Xú.
    Triệu Vân chiến Trường Bản, tái đấu quân Tào ở Hán Trung.
    Cuộc ra mắt (kỳ thú) của Điển Vi.
    Mưu Giả Hủ.
    Chung Hội ?" Đặng Ngải (nói lắp) so tài.
    Hoa Đà trị bệnh. Quản Lộ xem bói. Nễ Hành mắng Tháo. Pháp thuật Tả Từ.
    Uống rượu, bình thơ, đấu vật, bắn cung thi, chơi cờ - Nhiều cái hay.
    Những đối thoại, độc thoại của Trương Tùng, Đổng Chi, Gia Cát khua lưỡi, Dương Tu, Gia Cát mắng Vương Lãng, hịch Trần Lâm, Chu Du lừa Tưởng Cán?
    Những con ngựa hay: Xích thố, Đích lư, Đại uyên.
    Binh khí lạ: Long đao (Quan Vũ), Phương thiên họa kích (Lã Bố), chùy (Mã Siêu), Đôi kích của Điển Vi cũng 80 cân..
    Miếng: Đà đao của nhiều tướng. Mũi tên: Bách bộ xuyên dương của Hoàng Trung. Sương rơi tuyết tỏa ?" từ chỉ Triệu Vân múa thương.
    Bệnh hiểm nghèo: Trương Phi trợn mắt chết (rượu), Khương Duy viêm túi mật (mật to bằng quả trứng), Tư Mã Sư nổ con ngươi chết (thiên đầu thống), Hạ Hầu Đôn xơ gan cổ chướng, Lưu Kỳ u tụy, Lưu Bị kiết lỵ, Gia Cát Lượng ho lao, Tào Tháo và Tôn Sách viêm màng não.
    Thủy Hử.
    Võ Tòng đả hổ. Võ Tòng đại náo Khoái Hoạt lâm.
    Lý Quỳ và Trương Thuận đua tài. Trí Thâm đả Trịnh Đồ.
    Một Vũ tiễn Trương Thanh xuất trận.
    Một thoáng Sử Tiến, Từ Ninh, Lư Tuấn Nghĩa, Hỗ Tam Nương?
    Của quý: áo lông chim gia truyền của Từ Ninh (tên là Trại đường nghè). Cặp roi của Hô Diên Chước, cháu họ Hô Diên Tán đời Tùy. Long Đao của Quan Thắng (cháu xa Quan ngài), nên nhớ đao của Quan Vũ là Long Đao Yển Nguyệt nặng 9X9=81 cân. Cặp roi của Bệnh Uất Trì Tôn Lập tay hữu 13 cân, tay tả 12 cân, đúng là cháu Uất Trì Cung khi xưa. Bát xà mâu của Trí Thâm nặng 40 cân.
    Đòn độc: Ngọc hoàn bộ uyên ương cước (Võ Tòng), Xà quyền (Tiết Vĩnh).
    Điểm: TQ 8
    TH 5
    3. Những trận đánh lớn.
    Tam quốc:
    Xích Bích-đó là vẻ đẹp của Tam quốc, nói khác, là niềm tự hào của binh pháp khi xưa.
    Quan Độ. 5 lần xuất Kỳ Sơn. 7 lần bắt Mạnh Hoạch. Đánh Phàn thành. Trận thua cuối cùng khiến Lưu Bị chết ở Bạch thành.
    Cướp thuyền sông Vị (Mã Siêu đả Tào Tháo). Gia Cát đấu Hác Chiêu, Khương Duy.
    Nhỏ hơn là Tam anh chiến Lã Bố (binh mã tứ xứ ngây mặt đứng trông), Quan Vũ đi tìm anh, Mã Siêu cắp, quát chết 2 tướng, Trương Phi bắt Nghiêm Nhan, Hoàng Trung đấùu Vân Trường, Trương Liêu khiến trẻ em không dám khóc đêm sau trận Hợp Phì...
    Thủy Hử:
    Phá Chúc gia trang. Phá phủ Đại danh. Phá Hỗ gia trang và Chúc gia trang, Tăng đầu thị với vai trò Sử Văn Cung. Cướp đồ sinh nhật trên đồi Hoàng Nê cương. Công Tôn Thắng đại chiến Cao Liêm.
    Điểm: TQ 9
    TH 6
    3. Những câu nói hay, có ấn tượng.
    Tam quốc:
    Tào Hồng giục Tháo: Ông đi đi, thiên hạ có thể không có tôi, song không thể không có ông.
    Vân Trường bảo Bùi Nguyên Thiệu: Rừng xanh không phải là nơi để hào kiệt nương mình.
    Tháo (chư hầu) cự Toản: Ai có công thì thưởng, viêïc gì phải quý với tiện!
    Trước khi chết, lần cuối cùng Khổng Minh bảo quân đẩy xe ra đường.
    ?oGió đông buốt mặt, Khổng Minh ngước nhìn lên trời và bảo tả hữu: Thôi thế là từ nay ta không còn được ra trận nữa. Trời xanh thăm thẳm, hận này biết bao giờ nguôi??
    Tào Tháo trỏ Huyền Đức và bảo: Anh hùng đời này chỉ có sứ quân và Tháo.
    Dương Tu chỉ tay xuống mộ tên lính và khóc tiễn: Nhà ngươi ngủ mê chứ thừa tướng không ngủ mê đâu!
    Tư Mã Huy: Khổng Minh gặp chủ nhưng không gặp thời.
    Tào Tháo: Thà ta phụ người còn hơn để người phụ ta.
    Lưu Bị: Khổng Bắc Hải cũng biết trên đờì này có Lưu Huyền Đức cơ à!
    Khổng Minh (khi đấu trận thua Khương Duy): Quân có cần gì nhiều hay ít đâu, cốt là kẻ điều khiển chúng.
    Chu Du: Trời sinh Du sao sinh Lượng!
    Độc thoại của Tào Tháo (mừng đền Đồng Tước), Bàng Sỹ Nguyên nhậm chức ở huyện Lỗi Dương, Gia Cát dạy Pháp Chính về phép nước, Cuộc lấy vợ của Lưu Bị, Tào Phi và những thần đồng Gia Cát Khác, Văn Ương, Mã Siêu (lúc nhỏ)?là hay.
    Thủy Hử:
    Quá thiếu. Quanh quẩn chỉ rủ nhau tụ tập trên núi, lời hảo hán, trọng nghĩa khinh tài?
    Điểm: TQ 9
    TH 4
    4. Những anh thư (gái giỏi).
    Tam quốc:
    Tôn phu nhân. Chừng mực nào đó là Phục Hoàng hậu, ít nữa là Phàn thị, chị dâu Triệu Phạm. Hết.
    Thủy Hử (nhiều hơn hẳn):
    Hỗ Tam nương, Tôn Nhị nương, Cố Đại tẩu, đều là tướng tài, chỉ 3 người này đã là đủ.
    Ngoài ra, Thủy Hử ?ođời? hơn ở chỗ cũng có những nữ lưu xấu xa: Vợ Dương Hùng, vợ Võ Đại, Vương bà, Diêm Bà tích, vợ ?oHổ dại? ở Khoái hoạt lâm.
    Điểm: TQ 4
    TH 7
    5. Địa danh đi vào lịch sử và văn chương.
    Tam quốc:
    Xích Bích (Phú Xích Bích nổi tiếng).
    Kỳ Sơn-Hợp Phì: (Non Kỳ quạnh quẽ trăng treo, Bến Phì gió thôỉ đìu hiu mấy gò-Chinh phụ ngâm). Gò Trụ Mã. Sạn đạo. Hang Tà cốc.
    Tây Xuyên. Hứa Đô. Kinh Châu. Hứa Xương?đều nổi tiếng.
    Thủy Hử:
    Lương Sơn Bạc, đồi Cảnh Dương, Dương tử, Hàng Châu, Bắc Kinh?ít hơn hẳn ở Tam quốc.
    Điểm: TQ 7
    TH 6
    Theo TEST này, tổng số điểm giữa Tam quốc và Thủy Hử là 44 so với 33. Hãy tham khảo và trao đổi cho vui vẻ bạn nhé! Theo tôi, vậy là đã hơi thiên vị cho TH rồi.
  8. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay xin trao đổi việc này.
    Truyện Tầu bao giờ cũng có liên quan đến rượu. Đâu cũng có rượu, càng là anh hùng càng phải chuốc rượu?thế nên tôi xin đề cập đến một số ít trong hai bộ sách Tam quốc và Thủy Hử, ở 3 dạng: vua rượu-rượu nhiều khỏe nhất-chết vì rượu, tất nhiên chỉ là tương đối thôi, và cũng chỉ ở hai bộ sách này đã.
    a. Vua rượu
    Thủy Hử là Lý Quỳ và Võ Tòng. Họ cũng là 2 người giết hổ trong sách.
    Lý Quỳ uống mọi nơi mọi lúc, bất kể loại gì. Chi tiết vác cả cái đỉnh to tổ bố (có vẽ rõ trong bộ sách liên hoàn Trung Quốc 1957) từ sườn núi cao xuống suối để lấy nước hầu mẹ già, cho thấy anh ta cực khỏe. Cho nên giết 5 hổ, gồm vợ chồng hổ và hổ con khi chúng ăn thịt mẹ Lý Quỳ, song giết bằng phác đao.
    Võ Tòng khác, uống cực mạnh song có văn hóc hơn. Ác nhất là lúc đi đánh với họ Tưởng ở Khoái Hoạt lâm, bắt Thi Ân sai gia nhân gánh rượu đi trước, hễ gặp một tửu quán là phải hai bát lớn, từ nhà lao đến Khoái Hoạt lâm lại xa ơi là xa, vậy mà khi vào cuộc, đâu ra đó bởi cú ?ongọc hoàn bộ uyên ương cước? nổi danh Hoa lục, nên nhớ ?ohậu duệ? cú này là món ruột của Lý Tiểu Long. Đánh chết hổ dữ Cảnh Dương bằng tay không, Võ Tòng là một trong 3 bộ tướng xếp đầu của Lương Sơn Bạc: Võ Tòng, Lỗ Trí Thâm, Lý Quỳ.
    Xếp dưới hai người này, tất nhiên là Lỗ Đạt. Có cuộc tranh luận, phe A bảo Trí Thâm phải xếp nhóm trên, vì khỏe, lại nhổ cây liễu ở sân chùa Đại Trướng quốc, vậy ở phía B, nói chưa, họ nghe theo cách xếp hạng ở Trung Hoa, có lẽ người ta sành hơn và vì thế, tôi xếp Trí Thâm hạng hai.
    Tam quốc là Trương Phi.
    Ông này là số một, không ai cãi được. Uống rất ghê. Quên đời, chả là Dực Đức đi buôn trâu nên sành loại rượu mạnh (!) Đỉnh cao nhất là uống hết 3 vò, lại cho 2 tên quân đánh vật để vui và để dụ địch?Cũng được bạn hữu xứ người coi là đệ tử số một của Lưu Linh ở truyện ấy.
    Loại hai nhiều vô kể: Điển Vi, Mã Tốc, Thuần Vu Quỳnh, Hạ Hầu Uyên?có cái lạ là chính những người này đều chết vì rượu.
    Phi chết mở mắt, từng thổ cả đấu trùng vì rượu.
    Quỳnh bị cắt tai mũi khi say lử cò bợ.
    Uyên bị Hoàng Trung chém đầu lúc đang lơ mơ.
    Tốc tự mãn chết vì rượu?
    ----
    Một liên tưởng ngẫu nhiên: kẻ mạnh về rượu thường là người giỏi võ nhất (tay không) và khỏe nhất.
    Thủy Hử:
    Ngoài Võ Tòng, được mọi người tôn vinh là võ giỏi nhất, nói vui: nếu có cuộc tỉ thí tay không của 108 anh hùng hảo hán, Hành giả Võ Tòng dễ nhất lắm. Lý Quỳ và Lỗ Trí Thâm hạng nhì. Họ cũng là 3/10 bộ tướng hàng đầu của Lương Sơn Bạc. (Đại tướng hạng nhất có 5 vị do Đại đao Quan Thắng dẫn đầu, 10 viên phiêu kỵ mã do Hoa Vinh dẫn đầu?)
    Chú ý: Hạng hai ở ?otay không? còn có ứng viên Tiết Vĩnh?Dưới đây là 1 đoạn:
    ?oMột hôm, Lý Quỳ đang vừa đi vừa nghĩ, bỗng vấp phải một người đang nằm ở gốc cây to, bị người ấy đá ngã liên, Quỳ bực mình lao tới liền bị anh ta dùng xà quyền mà đánh, ngã bật ngữa?? Đó là Tiết Vĩnh với 3 đời quyền thuật, sau cũng là bộ tướng trên LSB.
    Tam quốc:
    Chưa thấy Lã Bố chơi tay không, ngoài trên lưng ngựa, khó nói dù về võ tướng, vẫn là số một. Nhưng những người còn lại thì đã rõ.
    Hứa Chử cầm đuôi trâu kéo lùi trăm bước, bê Tào Tháo vọt qua 3 trượng, đến nỗi Mã Siêu hỏi ?ocó phải trong quân có hổ dại?? rồi đánh nhau, bẻ gẫy giáo?
    Điểm Vi đuổi hổ nhảy qua suối, được Nguyên Nhượng (Hạ Hầu Đôn) dẫn về ra mắt Tào Tháo. Kể chuyện Vi giết người cầm đầu lâu giữa chợ, hàng trăm kẻ không ai dám đến gần. Múa đôi kích (80 cân, là 40 kg, chứ không phải mỗi chiếc 80 cân), cầm 2 xác chết múa may trong trận cuối đời.
    Mã Siêu, riêng chi tiết ?ocắp chết, quát chết? cho thấy khỏe và khéo lắm. Lại có việc múa kiếm giết cả nhà người ta đều là tướng nữa. Chưa nói đoạn đuổi Tào Tháo?
    Khỏe mạnh lạ thường, còn có Vương Song, Văn Ương, Hồ Xa Nhi, Ngột Đột Cốt, Mạnh Hoạch?và mấy người nữa, trừ họ Văn, thảy đều say rượu hết!
    ----
    Bạch bạn hữu. Có chuyện này nữa.
    Chưa ai đề cập đến Thuyết Đường và Tây Du. Riêng chuyện võ nghệ, ở Thuyết Đường có khi còn hấp dẫn hơn cả đấy. Chuyện này với tôi như ?ogãi đúng chỗ ngứa? và
    chỉ riêng bảng xếp hạng của đời nhà Tùy, thứ bậc cùng binh khí và ngựa đã ?ocực? rồi:
    1. Lý Nguyên Bá (chùy 800cân, ngựa Tảo lý câu)
    2. Bùi Nguyên Khánh (chùy 300 cân, Thiên lý câu)
    3. Võ Văn Thành Đô (Lưu kim đản, Thiên lý Long câu)
    4. Ngũ Thiện Tích
    5. Hùng Khoát Hải
    6. Ngụy Văn Thông (Đại đao)
    7. La Thành (Bát cổn ngân thương 240 cân, Long câu)
    8. Dương Lâm (Tù long bổng, Thiên lý câu)
    9. Ngũ Vân Thiệu (Đại đao, Ngựa truy phong)
    10. Thượng sư đồ (Hồ lôi báo, Đề lư thương)
    11. Tân Văn Lễ (Đại đao, Thiết phương sóc)
    Rồi nữa: Tuyên hoa phủ của Trình Giảo Kim, Bồ long nguyên giản và Kim Trang giản của Tần Thúc Bảo?nên tôi cứ chờ mong bạn hữu dành thời gian đề cập cho vui. Lại nữa: La Thành 7 tuổi đánh cọp, Ngũ Thiện Tích đánh chết 2 cọp ác, Nguyên Bá vuốt thẳng cây thương, Thiện Tích mắt đỏ vì ăn thịt người?chao ôi, biết bao chuyện lạ.
  9. rockneverdie83

    rockneverdie83 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    1
    Hay nhỉ, lần đầu tiên nghe thấy câu Mã Siêu dùng chuỳ, bác nào kiến giải cái, thấy đoạn này nó khó tiêu.
  10. tumay1

    tumay1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2005
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Thời xưa, mọi tướng ngoài binh khí chính (Đại Đao của Vân Trường, Giáo của Triệu Vân, Kích của Lã Bố...) bao giờ cũng có binh khí nhỏ ngắn hơn giắt lưng. Bạn hãy xem lại nguyên tác đi. Mã Siêu sau khi "chiến" Dực Đức dưới ánh đuốc, do bất phân thắng bại nhưng do chiếng thu quân nên rút. Thời ấy, trống là đánh và chiêng là rút. Khi đó, Mã Siêu rút đôi chùy (giắt lưng) vút sang phía kia. Trả lời, Dực Đức giương cung bắn một phát vào bóng tối (!), phát tên ấy rõ ra là "yếu" hơn quả phi chùy của họ Mã, chuyện này văn Tầu có ai đã bàn rồi đó. Phi mất điểm vì chuyện này.

Chia sẻ trang này