1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tam Quốc & Thuỷ Hử: truyện nào được ưa chuộng hơn

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi thong_tac_be_phot, 03/01/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tumay1

    tumay1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2005
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Thời xưa, mọi tướng ngoài binh khí chính (Đại Đao của Vân Trường, Giáo của Triệu Vân, Kích của Lã Bố...) bao giờ cũng có binh khí nhỏ ngắn hơn giắt lưng. Bạn hãy xem lại nguyên tác đi. Mã Siêu sau khi "chiến" Dực Đức dưới ánh đuốc, do bất phân thắng bại nhưng do chiếng thu quân nên rút. Thời ấy, trống là đánh và chiêng là rút. Khi đó, Mã Siêu rút đôi chùy (giắt lưng) vút sang phía kia. Trả lời, Dực Đức giương cung bắn một phát vào bóng tối (!), phát tên ấy rõ ra là "yếu" hơn quả phi chùy của họ Mã, chuyện này văn Tầu có ai đã bàn rồi đó. Phi mất điểm vì chuyện này.
  2. PhongNguyet

    PhongNguyet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2005
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Trích bài của Voldo
    _________________________________________________
    Theo tôi Thuỷ Hử không thể nào sánh nổi với Tam Quốc xét trên nhiều bình diện.
    1.Bút pháp: Văn của Tam Quốc rõ ràng khúc triết và tinh anh hơn Thuỷ Hử. Những câu văn đắt nhặt ở trong Tam Quốc ra có nhiều hơn so với Thuỷ Hử nhiều. Tam Quốc có vẻ "hàn lâm" hơn Thuỷ Hử một chút. Văn chương chau chuốt và mang tính ẩn dụ cao hơn.
    2.Tình tiết: Những tình tiết của Tam Quốc sắc nét hơn Thủy Hử. ..... nhưng cách thắt nút và "đóng dấu" vào trí nhớ độc giả của Thi Nại Am còn kém so với La Quán Trung.
    3.Nhân vật: Những nhân vật của Tam Quốc được vẽ nên sắc nét hơn những nhân vật của Thuỷ Hử nhiều...
    4.Kết cấu: Tam Quốc bao quát ở tầm rộng mà kết cấu vẫn chặt chẽ. Tổng thể cao mà chi tiết đắt cũng rất nhiều. ...
    _________________________________________
    Kết luận là : Văn Tam Quốc Chí là văn chương "bác học", còn văn Thuỷ Hử là văn chương của tầng lớp "bình dân".
    Thuỷ hử là một kiệt tác trong văn chương, nhưng Tam Quốc Chí là kiệt tác của những kiệt tác văn học.
  3. haluu_kts

    haluu_kts Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    2.254
    Đã được thích:
    1
    20 năm trước đọc 2 truyện đều hay----giờ chỉ khoái Tam quốc và 20 năm sau vẫn khoái TQ
  4. PhongNguyet

    PhongNguyet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2005
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    _________________________________________________
    Xưa bên Tàu, người quân tử phải tinh thông ?olục tài tử?, gồm Hồng Lâu Mộng, Đông Chu Liệt Quốc, Tam Quốc chí, Hán Sở tranh hùng, Thuyết Đường, Tây du ký. Không có Thuỷ Hử (tiếng Hán là bến nước- bến Kim Sa tụ nghĩa anh hùng)._________________________________________________
    Tôi được biết thời Minh, người ta bình cho 4 bộ truyện hay nhất là : Tam Quốc Chí của La Quán Trung
    Thuỷ Hử của Thi Nại Am
    Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân
    Kim Binh Mai của Tiếu Tiếu Sinh

    gọi là "Minh đại tứ bộ kỳ thư".
    Đến đầu đời Thanh có Kim Thánh Thán là một nhà phê bình văn học rất nổi tiếng. Ông đã xếp lục tài tử gồm:
    Nam Hoa Kinh của Trang Tử
    Sử ký của Tư Mã Thiên
    Ly Tao của Khuất Nguyên
    Luật Thi của Đỗ Phủ
    Thuỷ Hử của Thi Nại Am
    Tây Sương Ký của Vương Thực Phủ
    Đến khi đọc được truyện Tam Quốc Chí của La Quán Trung thì ông công nhận là đấy là cuốn sách hay nhất, đứng trên lục tài tử ông đã bình chọn.
    Còn về truyện Hồng Lâu Mộng thì mãi đến đời Càn Long nhà Thanh mới xuất hiện.
    Những truyện khác như Hán Sở hay Thuyết Đường chỉ là những tác phẩm bình thường, không được xếp hạng.
  5. amoni

    amoni Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/06/2004
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0

    Tôi được biết thời Minh, người ta bình cho 4 bộ truyện hay nhất là : Tam Quốc Chí của La Quán Trung
    Thuỷ Hử của Thi Nại Am
    Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân
    Kim Binh Mai của Tiếu Tiếu Sinh

    gọi là "Minh đại tứ bộ kỳ thư".
    Đến đầu đời Thanh có Kim Thánh Thán là một nhà phê bình văn học rất nổi tiếng. Ông đã xếp lục tài tử gồm:
    Nam Hoa Kinh của Trang Tử
    Sử ký của Tư Mã Thiên
    Ly Tao của Khuất Nguyên
    Luật Thi của Đỗ Phủ
    Thuỷ Hử của Thi Nại Am
    Tây Sương Ký của Vương Thực Phủ
    Đến khi đọc được truyện Tam Quốc Chí của La Quán Trung thì ông công nhận là đấy là cuốn sách hay nhất, đứng trên lục tài tử ông đã bình chọn. Còn về truyện Hồng Lâu Mộng thì mãi đến đời Càn Long nhà Thanh mới xuất hiện.
    Những truyện khác như Hán Sở hay Thuyết Đường chỉ là những tác phẩm bình thường, không được xếp hạng.
    [/quote]
    Chà Chà,không có Đông Chu Liệt Quốc à?Chuyện này hay ngang ngửa Tam Quốc đấy,Có nhiều nhân vật nổi tiếng như Khổng Tử,Tôn Tử;lại có tướng Trường Địch của nước Địch cao tới 1trượng 5 thước,Quan Vũ chắc chỉ đứng đến bụng,lại có Đốc Nhung cầm cây kích nặng 1000 cân,gấp 12 lần cây kích 80 cân của Điển Vi
  6. tunganhmai

    tunganhmai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    1.449
    Đã được thích:
    0
    Tam Quốc Chí là một tác phẩm kinh điển , nhưng không vì thế mà ta cho rằng Thuỷ Hử không phải như vậy .
    Bốn bộ tiểu thuyết kinh điển của Trung Quốc là Tam Quốc Chí , Thuỷ Hử , Tây Du Ký và Hồng Lâu Mộng theo thiển ý của tại hạ là rất hay . Nhưng nếu được so sánh thì theo đúnng thứ tự như trên Tam Quốc phải đứng đầu .
    Không phải vì tại hạ yêu thích Tam Quốc mà nói như vậy .
    Trong Tam Quốc cái tài của tác giả chính là cách xây dựng hình tượng nhân vật .
    Ai tài trí hơn Khổng Minh, ai trung nghĩa hơn Van Trường , ai đa nghi hơn Tào Tháo ....... Mỗi nhân vật một tính cách không ai lẫn vào với ai . Về mặt này thì Thuỷ Hử còn lâu mới sánh được .
    Mặc dù trong Thuỷ Hử rất nhiều nhân vật cũng được tác giả xây dựng một tính cách riêng , xong nếu mà ai đọc Thuỷ Hử rồi thì sẽ thấy , nhân vật nào tính cách cũng la lá nhau .Ai cũng là anh hùng thấy chuyện phi nghĩa mới ra tay cứu giúp .
    Cuối cùng ta thấy Thuỷ Hử là pho tiểu thuyết của những tên cướp không hơn không kém .
    Nói điều này tuy hơi nặng lời với các fan Thuỷ Hử nhưng mà đúng là sự thật .
    Hy vọng các bác sẽ hiểu .
  7. kieuphongyeah

    kieuphongyeah Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2005
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Sao không có Đông Chu nhỉ , đông chu phải là chuyện hay nhất mới phải chứ , suốt hơn 800 năm cơ mà . Người tài nhiều vô kể , đến Khổng Minh sau này thường ví mình với Quản Trọng thời Tề Hoàn Công cơ mà.
  8. speciliz

    speciliz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2003
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    0
    Các bạn đã nói nhiều những bức tranh đẹp trong hai tác phẩm ấy, dưới góc nhìn của các thi sĩ.
    Sao không ai nói đến Lưu Bị nhỉ?
    Có ai thấy Lưu Bị tưới rau không?!!! Tại sao Lưu bị năm làn bảy lượt từ chối ấn tín của Lưu Chương?!!! Làm ơn chỉ giáo
  9. nhtdhbk

    nhtdhbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Bài viết:
    1.574
    Đã được thích:
    0
    Drama first flourished during the Mongol Yuan dynasty (1279-1368), when plays were often enjoyed as written literature as well as performed on the stage. During the Ming dynasty (1368-1644), the short story and the novel developed. Major works from this period include Sanguozhi yanyi (The Romance of the Three Kingdoms), a historical novel about wars and warriors; Shui hu zhuan (All Men Are Brothers, also known as Outlaws of the Marsh or Water Margin), a novel of the adventures of ban***-heroes; Xiyouji (The Journey to the West), a Buddhist fable; and Jin ping mei (The Golden Lotus or The Plum In the Golden Vase), a work dealing with daily life in a rich family. The playwright Tang Xianzu and others wrote lengthy dramas, often with romantic themes. Also during the Ming period, and for the first time in Chinese history, a great deal of poetry was written by women. Many novels continued to be written during the Qing dynasty (1644-1911), the most famous being Hong lou meng (1792, Dream of the Red Chamber, 1929) by Cao Zhan (also known as Cao Xueqin).
    Đoạn này trích trong Encarta 2005. Ở đây thấy rõ có Tam Quốc, còn tiếng Anh Thuỷ hử là gì thì em không biết. Không hiểu có được nhắc đến không.
    Được nhtdhbk sửa chữa / chuyển vào 08:04 ngày 10/03/2005
  10. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Theo thứ tự là các truyện: Tam quốc diễn nghĩa, Thuỷ hử truyện, tây du ký, Kim Bình Mai, Hồng Lâu Mộng

Chia sẻ trang này