1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tâm sự của người cha mất con vì nghiện ma túy

Chủ đề trong 'Tâm sự' bởi MsMong, 14/08/2014.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. MsMong

    MsMong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/11/2013
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    6
    "... Nếu không có đứa con trai của tôi mới mất sát tết, thì gia đình tôi có thể gọi là gia đình có phúc. Tôi đi lính, vào chiến trường ác liệt, và trở về làm việc tại dịch vụ bảo vệ trường học. Mẹ tôi cũng thọ, năm nay 96 tuổi.

    Nhưng mẹ tôi nói rằng thọ chỉ thêm khổ, không phải khóc con nhưng đã phải khóc cháu. Một đứa cháu trai mới 27 tuổi nhưng từ 10 năm nay đã làm gia đình tôi nhiều lần phải khóc và đây là lần khóc cuối cùng. Cháu mất trước tết khoảng 10 ngày do nghiện ma tuý và bệnh AIDS giai đoạn cuối.
    Cháu bà - con trai tôi, tên là Ân, rất đẹp trai khi chưa nghiện, cao hơn 1,7m. Tết vừa rồi, khi cháu về đến tay bà, chỉ còn là lọ tro đựng hài cốt. Mẹ tôi khóc: "lá vàng còn ở trên cây"... Cháu được cái an ủi là trước lúc ra đi còn có cô người yêu đến chăm sóc và dù chưa cưới cũng đã chít khăn tang theo sau quan tài.

    Cháu làm quảng cáo rượu ở Hưng Yên. Vợ tôi là hiệu trưởng một trường học, lúc đầu chiều con, sau lại quá chán vì con nghiện, bỏ hai bố con tôi đi sống nơi khác. Nhà tôi lại ở phường Cống Vị, một trong những đặc khu được mệnh danh là "đặc khu ma túy của Hà Nội".

    Lớp của Ân, hơn chục đứa đã chết ở phường này vì nghiện và dính AIDS hoặc sốc thuốc. Ngay tại căn phòng mà tôi gửi lọ tro thi hài cháu ở nghĩa trang Văn Điển, cũng hai phần ba là chết trẻ vì ma túy. Toàn những người chết cỡ độ trên dưới 20 tuổi, khôi ngô, từ trong ảnh, nhìn xuống cha mẹ, ông bà là những người già phải khóc con, khóc cháu.


    Con trai của tôi! Bây giờ cháu đã nằm xuống. Trên bàn thờ của cháu toàn hoa hồng trắng. Tôi đã qua những ngày tưởng chết vì quá đau khổ. Lúc lên cơn nghiện, để có ma túy, Ân không chùn tay, trở nên hung dữ và táng tận lương tâm. Nhiều lần Ân giơ dao ra dọa giết tôi để đòi tiền mua thuốc. Xe máy vừa đi về, nhà bên cạnh gọi, ngoái cổ sang nói chuyện 5 phút là cậu con trai đã mang đi cầm. Ngay đến song sắt cửa sổ cháu cũng cưa sạch để bán sắt vụn.

    Ngoài nhiều lần bị con đánh đập, có năm tôi phải nằm viện hơn nửa tháng vì Ân đã ném một cái đe sắt vào chân tôi. Lao vào ma tay từ 17 tuổi, đến khi cháu mất - 27 tuổi, 10 năm trời không thể nhớ tôi đã khổ sở đến thế nào vì con.


    Không thể nhớ hết con tôi đã bao nhiêu lần đi trại cai nghiện. Tôi cũng đã từng mang cháu ra đảo Cát Hải, gửi một người bạn chí cốt trước là cựu chiến binh. Ông đang có một đầm nuôi tôm mênh mông. Cháu ra đó được 10 ngày thì cắt cơn, đang gầy xác ve chỉ hơn 40kg, sau vài tháng tăng lên thành 76kg, đẹp đẽ, một mình chỉ huy mười mấy chiếc thuyền tôm.

    Sau hai năm, chúng tôi đã mừng, tưởng cháu không bao giờ mắc nghiện trở lại. Nào ngờ, chỉ một lần nhớ nhà trốn về, gặp đứa bạn lôi kéo, thế là đi tong bao nhiêu công phu, rồi dính ở trong trại cai nghiện, đến lúc chết. Tôi nghĩ rằng, trước khi xử bắn những kẻ buôn bán ma túy, cần đưa chúng đến để chứng kiến những trai trẻ đang hấp hối trong giai đoạn cuối - đó là hậu quả những tội ác của họ.


    Trong những lúc quá đau khổ, tôi nghĩ: tại sao một điều phi thường như đánh thắng giặc, chúng ta làm được mà lại gần như bất lực để nạn ma túy lan tràn đến thế này? Điều đó là phi lý. Chẳng qua là chưa chú trọng đúng mức mà thôi. Theo con đi trại nhiều tôi biết, tôi thấy có nhiều cán bộ coi trại chủ yếu là công an bị thải hồi, có đôi người tốt nhưng không nhiều. Thu nhập của họ lại thấp. Nên nhiều người coi "hành là chính".

    Tại bệnh viện này, phần lớn là các cháu đang bị AIDS giai đoạn cuối. Đa phần bị gia đình bỏ rơi vì quá chán ngán. Có khoảng 5, 6 cháu biết mình không sống được nhờ tôi đến nhắn với gia đình là các cháu rất nhớ và muốn gặp bố mẹ lần cuối. Thường là các gia đình phó mặc con họ cho bệnh viện để nhẹ nợ.


    Tôi chỉ muốn kể vài lời về những giây phút cuối cùng của cháu, để mọi người biết rằng những kẻ nghiện ma túy, dù có thế nào, cùng vẫn là một con người. Trong những ngày hấp hối cuối cùng của cháu, tôi đã mở băng những bài kinh Phật để an ủi và làm yên lòng nhiều cháu cũng đang trong giai đoạn hấp hối ở bên cạnh.

    Sự chăm sóc của tôi và quan tâm của bệnh viện dường như đã có tác dụng. Các cháu yêu thương nhau hơn. Có cháu sợ đến mức bài tiết cả ra khi thấy người nằm giường bên qua đời.

    Tôi nhớ những giờ phút cuối cùng của con tôi. Sáng hôm ấy, cháu chỉ còn thoi thóp thở. Cháu cố hỏi một người bên cạnh: "Bà ơi, bà có thấy mặt cháu bị sưng không? Cháu vừa nằm mơ thấy bà ngoại cháu về tát cho cháu hai cái. Chắc bà giận lắm!".

    Đến gần trưa, đờm kéo lên cổ, tôi gọi điện cho mẹ cháu đến. Vừa nghe tiếng mẹ, cháu nói: "Mẹ ơi, mẹ cúi xuống đây, con ôm mẹ một chút". Tôi lạnh, nên dặn: "Bố lạnh vì không mặc đủ áo bố đi lấy áo một chút. Con đừng đi nhé. Có bố ở đây". Cháu gật đầu nhìn tôi ứa nước mắt. Tôi vừa rời đi được khoảng 5 phút thì cháu tắt thở.

    Sau 10 năm vật lộn cùng một đứa con nghiện ma túy và đã chết vì AIDS, tôi đã rút ra được một điều và khẩn thiết đề nghị rằng, để cho nhiều người được cứu thoát và nhiều gia đình đỡ đau khổ, là chúng ta hãy thay đổi cách cai nghiện truyền thống đi.

    Tôi nghĩ rằng biện pháp quan trọng nhất nên làm là tập hợp những người nghiện lại thành một xã hội, tách biệt khỏi những đường dây cung cấp ma túy, cai cắt cơn, rồi tạo công ăn việc làm lâu dài trong đó cho họ.

    Cần phải biết rằng, việc tái hòa nhập cộng đồng với một người nghiện là không thể vì trên đời mấy ai tin cậy và giao việc làm cho một người nghiện. Thế mới là nhân đạo.

    Riêng cái việc họ ở cùng với nhau, được làm ra đồng tiền lương thiện, có những người đồng cảnh ngộ, dứt khỏi môi trường mà "ma túy được bày bán như rau" ở ngoài, đã là một điều rất đáng quý và giữ cho nhiều thế hệ khỏi bị đe dọa bị lây lan hủy hoại. Không phải là những trường giáo dưỡng 6 tháng, 3 năm, 5 năm mà phải thật lâu dài, có thể là cả đời. Đó là cách làm hợp lý và ít tốn kém nhất..."
  2. MsMong

    MsMong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/11/2013
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    6
    Tội nghiệp cha

Chia sẻ trang này