1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TÂM SỰ THÀNH VIÊN BOX MỸ THUẬT!

Chủ đề trong 'Mỹ Thuật' bởi minh_le, 09/04/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. minh_le

    minh_le Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/12/2002
    Bài viết:
    780
    Đã được thích:
    0
    TÂM SỰ THÀNH VIÊN BOX MỸ THUẬT!

    Mặc dù rất bận rộn nhưng mà lỡ hứa với 1 thành viên được bầu làm mod trong box này rồi nên phải giữ lời hứa!
    22giờ34phút23giây reng reng reng ...tôi chợt giật mình bởi đang thả cái chất xám đen kịt theo những trang dự án.Nhận ra người quen! đầu dây bên kia giọng con trai bắc kỳ nhỏ nhẹ" chị à,một người bạn rất thân của em rất yêu Huế và muốn đọc tặng chị 1 bài thơ về Huế,chị muốn nghe hay không thì em vẫn đưa máy cho bạn em đấy,chị chuẩn bị nghe nhé!".Chưa hết ngạc nhiên,tôi nghe giọng con trai lai giọng miền nam đọc 1 bài thơ Huế đặc sệt chất Huế ,tôi có cảm giác như cậu ấy là tác giả của bài thơ vậy, mặc dù qua bài thơ tôi biết đấy là của tác giả PHUONG CICLO.Kết thúc bài thơ,cậu "bắc kỳ" hỏi tôi :"chị có yêu Huế nhiều như bạn em không?" Thật sự khi nghe xong,tôi xúc động ghê ghớm.Hầu như cái khoảng thời gian còn lại mà tôi đinh overnight tôi chẳng làm được gì cả.Có lẽ là từ khi đi làm đến giờ đây là lần đầu tiên tôi thức trắng không làm gì cả!
    "Chị có yêu Huế nhiều như bạn em không?",câu hỏi không khó nhưng làm tôi bối rối vô cùng! Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Huế 15 năm, tôi chưa bao giờ tự hỏi mình có yêu Huế không, chỉ biết rằng tuổi thơ của tôi có quá nhiều kỷ niệm về Huế!còn nhớ những ngày học mẫu giáo,bố thường đưa tôi đến lớp vẽ cung thiếu nhi vào ngày chủ nhật,sau giờ giải lao chúng tôi thường trốn thầy Tựu chui hàng rào để qua Trường Quốc Học chơi.Đến năm học phổ thông,tôi lại theo lớp vẽ ở trung tâm dạy nghề cạnh trường Nguyễn Chí Diễu,học thì ít mà chơi là chủ yếu!chúng tôi lại trốn sang lớp nấu ăn để bắt chước học cách làm các món ăn Huế,để rồi khi về đến nhà mấy đứa dùng cái lon sữa bò làm xong nồi và kê mấy viên gạch làm bếp,mặt mũi nhá nhem nhọ nồi nhưng đứa nào củng vui vẽ nhận khẩu phần nhỏ bé mà mình đã làm đuợc và ăn một cách ngon lành.
    Hồi đó, dọc đường Lê Lợi hoa tigon rất nhiều,(không như bây giờ nhà cửa xây kín mít),chúng tôi thuờng hái về để chơi trò cô dâu chú rể,
    (còn tiếp)


    9399

    Được minh_le sửa chữa / chuyển vào 22:01 ngày 09/04/2003
  2. Pakita

    Pakita Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/12/2001
    Bài viết:
    821
    Đã được thích:
    0
    Vâng bác cứ tiếp tục dòng tâm sự. Em rẽ vào chào bác một câu thôi. Dạo này bác có khoẻ không?
    i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!
    Crazy, but that's how it goes
    Millions of people living as foes
    Maybe it's not too late
    To learn how to love and forget how to hate...
  3. hau_k5

    hau_k5 Thành viên quen thuộc Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    749
    Đã được thích:
    0
    MInh lê
    đề nghị yêu quý viên vào post tiếp
    để bà già xinh đẹp pakita tức là không ổn
    vừa nghe nữ tính của Pakita trong bài quở trách da cam. Đúng thật ,danh bất hư truyền : người bảo vệ dnah dự cho loài .....đoạn này bị kiểm duyệt năm 1945 có khác
    thành viên này đã tự vả vào mặt hai nhát vì tộixúc phạm danh dự của thanh viên Pakita, đề nghị các thành viên khác chứng giám và làm gương ! (không sàm sỡ )
    Được hau_k5 sửa chữa / chuyển vào 20:06 ngày 11/04/2003
    Được hau_k5 sửa chữa / chuyển vào 20:08 ngày 11/04/2003
  4. minh_le

    minh_le Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/12/2002
    Bài viết:
    780
    Đã được thích:
    0
    to Pakita : cám ơn bác đã quan tâm,lâu lắm rồi mới có người nhắc tôi đó, hắt xì hơi !
    to Hậu_k5 : bác vừa nói chi rứa ? tuần đến bác có đi họp lớp không ? chà, lớp bác nhiều cô xinh nhỉ ! nếu bác có đi thì ới em 1 tiếng nhé...
    (tiếp tục tâm sự...)
    ...và chẳng hiểu tại sao bọn trẻ con ngày ấy cứ bắt tôi làm cô dâu.Tôi ngoan ngoãn để bọn con gái trang điểm, chúng nó đội vào đầu tôi cái mũ màu hồng phấn sau đó lật ngược cái vành lên và trùm khăn voan kim tuyến màu trắng quanh cái vành mũ,những nhành hoa tigôn đỏ thẩm được quấn lại tạo thành một vòng nguyệt quế gắn vào vành ấy.Tất cả bắt chước như phong tục đám cưới Huế, trông tôi "khăn đóng, áo dài " giống một cô dâu Huế khi làm lễ kết hôn vậy.
    Được một thời gian thì trò chơi "cô dâu chú rể" lại trở thành trò "xưa hơn diễm", bon trẻ chúng tôi lại có trò mới- đánh trận giả.Căn cứ của chúng tôi là "Cửu vị Thần Công" nằm hai bên phía trước khu Đại Nội. (Cửu vị Thần Công có nghĩa là 9 khẩu súng đại bác để giữa Kỳ Đài và Ngọ Môn.Súng đúc năm 1803 (Gia long thứ 2 ), mỗi khẩu cỡ nòng 230li ,nặng 10 tấn, số đồng lấy từ những khẫu đại bác của triều đại chiến bại Tây Sơn.Mỗi "ông súng " có tên riêng đặt theo bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông, và ngũ hành Kim - Mộc - Thuỷ - Hoả - Thổ. Chức tước được nhà vua phong là "Thần Oai Vô Địch Đại Tướng Quân". Những hàng chữ Hán trên thân súng ghi tên, chức tước, lai lịch đúc súng ,và cả cách nạp thuốc súng, cách bắn.Thực tế thì những khẩu súng nặng nề này chưa được tham chiến lần nào.). Mặc cho bố mẹ có doạ nạt cấm cản, chúng tôi củng coi đó là chuyện vặt và rồi Alê...hấp, mọi chuyện vẫn đâu vào đấy .Khi phải ẩn nấp ở những chỗ xa "đồng đội", không biết làm cách nào phát tín hiệu cho nhau, chúng tôi bèn nghĩ ra cách liên lạc bằng dây thép. Cả lũ bí mật bảo nhau đi gom vỏ diêm làm ống nghe,đứa may mắn lắm mới kiếm được mấy cái ống bơ sữa bò gỉ, lại kỳ cạch đục lỗ xâu dây đồng, nối hai ống bơ, giả làm điện thoại.Thì thì thầm thầm ,đứa nói đứa nghe lấy làm khoái trá lắm.Kết thúc trò chơi, chúng tôi giành nhau nằm lên "ông súng", thích nhất là được áp má vào súng,giờ đây tôi vẫn còn nhớ như in cái cảm giác mát lạnh tuyệt vời đó...
    ( còn tiếp )
    Được minh_le sửa chữa / chuyển vào 14:51 ngày 13/04/2003
  5. minh_le

    minh_le Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/12/2002
    Bài viết:
    780
    Đã được thích:
    0
    Chiều đến chúng tôi ngồi quây quần lấy dây thép xâu đám hạt buởi đã được phơi khô quắt lại thành từng chuỗi.Xẫm tối, những xâu hạt được đốt lên, tiếng hạt bưởi tí tách cháy, bắn toé tung những đốm sáng ranh mãnh muôn màu. Mùi dầu bưởi toả ra ngầy ngậy.
    Rồi những tháng năm ấu thơ dần trôi qua, tôi cảm thấy mình đam mê vẽ đến khủng khiếp, hầu như ngày nào tôi cũng vẽ, và tất nhiên chủ đề chủ yếu vẫn là sông nước.Còn nhớ trong buổi thi vẽ Thiếu nhi Thành phố được tổ chức bên bờ sông Hương, tôi làm một lúc ba bài về sông, nhìn gam màu lạnh ngắt và xanh thẩm mà thầy giáo chỉ chép miệng chẳng nói gì, để rồi khi rinh hai giải thưởng một lúc tôi chợt hiểu rằng màu xanh luôn là màu chủ đạo đối với tôi.Chẳng hiểu từ bao giờ, tôi yêu những con sông xứ Huế đến kỳ lạ, bởi vậy trong bài vẽ của tôi lúc nào củng có màu xanh sông nước.Trong trí tưởng tượng của tôi màu xanh luôn ngự trị một vị trí trong tranh và thật buồn cười khi tôi đã cho màu xanh ấy vào bức tranh vẽ ở Đồi Thiên An,kết quả là thầy giáo đã cho tôi một bài học sự "phong phú về trí tưởng tượng" !.
    Sau này, những buổi được nghỉ học tôi thường cùng đứa bạn thân ngồi hàng giờ bên bờ sông Hương để tận hưởng cái cảm giác bình lặng ngọt ngào ấy.Theo tôi được biết thì hầu hết các con sông lớn ở Huế đều bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn, chảy ngang qua đồng bằng , xuống đầm phá, đỗ ra biển như sông Ôlâu ,sông Bồ, sông Truồi, sông Hương...và sông Hương là con sông lớn nhất .Từ xa xưa , dòng sông này chảy qua những cánh rừng nhiều thảo mộc có hương thơm , nên khi vào Huế ,dòng sông đem theo hương thơm của cây cỏ thiên nhiên ,chính vì thế cái tên Sông Hương được bắt nguồn từ đó.
    Củng như đất đai xứ sở, khi chảy qua năm tháng thăng trầm đầy những biến thiên lịch sử, người Huế từ xưa ( có lẽ cho đến tận bây giờ ) đã hội nhập tâm hồn của mình như sự giao thoa lên đôi bờ sông nước.Từ đó con người tạo ra những cá tính trong đời sống tinh thần, cả trong ngữ điệu giọng nói riêng biệt đặc sắc của vùng Huế.Ở một khía cạnh nào đó thì trí tuệ thông thái thuộc về tư duy hay thiên bẩm cá nhân, nhưng cốt cách gia phong, lối sống tinh thần lại quy về văn hoá vùng đất. Trong nhận xét của mình, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã gọi những biểu thị đặc trưng văn hoá giàu nhân bản ấy rất hay là :"tính cách Huế ".Bởi ngoài những yếu tố khác đã kết hợp cấu thành " đặc trưng tính cách ",thì các dòng chảy của những con sông cũng đã góp một phần quan trọng trong việc tạo nên "bản sắc".Nghĩa là như mọi dòng sông nước Việt ,vẫn thăm thẳm tận cùng trong lòng đất mẹ, vẫn băng ngàn vượt thác , vẫn cần mẫn bồi đắp phù sa tưới mát ruộng vườn, vẫn sinh sản vô vàn loài tôm cá rong rêu, vẫn tự nguồn chảy về với biển...Nhưng trước mắt đại dương mênh mông, trước cả những điều xa-mới-lạ, sông ngòi Huế tụ lại ở đầm phá nước lợ...như để quan sát chiêm nghiệm với thế giới bên ngoài.Tôi vốn nghĩ rằng , ngưòi Huế củng chính như " văn hoá sông ngòi" xứ mình vậy : sâu sắc thông minh, tinh hiểu kinh sử , am tường chính sự, biết đủ mọi điều .Song thường trầm tĩnh khiêm nhường, thích yên vị, nghe nhiều hơn nói, lấy mùi "Thiền" sữa thân nhập thế , lấy sự thành tâm suy xét mọi góc cạnh cuộc đời ,rồi củng có lúc muốn chững lại " dùng dằng" một chút hoài vọng với quá khứ vàng son...Nhưng, đến khi cần nói, phải nói để biểu lộ hay diễn giải , thì từ trong sâu thẳm của cõi lòng và duệ trí, ngôn ngữ tự nó thoát trào , phá vỡ mặc cảm lướt tới cuốn phăng tất cả " bụi bặm và sự khối hèn " để rồi, sau đó trở lại sự bình lặng hoà mình vào thế giới nhân văn.
    (còn tiếp )
    9399
    Được minh_le sửa chữa / chuyển vào 13:58 ngày 14/04/2003
  6. Chuot_Con

    Chuot_Con Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/01/2002
    Bài viết:
    894
    Đã được thích:
    0
    Làm cái gì mà văn lại "bông bảy" thế hả ? Muốn mang lên đài đọc cho cả "lước" nghe hả ?
    "Xự Huệ em ơi một lá đò
    Ngày im lìm ngủ, tối lò mò
    Nước trong nước đục dăm ba lối
    Mùa nước mùa khô mấy đắn đo"
  7. minh_le

    minh_le Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/12/2002
    Bài viết:
    780
    Đã được thích:
    0
  8. butsat

    butsat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    1.547
    Đã được thích:
    0
    Minhle viết bài hay quá, đúng là người Huế rồi! viết hay đến nỗi Butsat xấu hổ vì đã tự nhận mình là người yêu Huế. Tiếp đi!
    Buồn ngủ khi làm việc, làm việc khi buồn ngủ
  9. minh_le

    minh_le Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/12/2002
    Bài viết:
    780
    Đã được thích:
    0
    (tiếp theo)
    Cứ mỗi độ đến hè, tôi thường hay về quê ngoại.Làng ngoại tôi nằm kề sát sông Bồ ,con sông nặng đỏ phù sa vượt qua vạn dặm núi đồi,xuôi dòng đổ về đất đai ba huyện Hương - Phong - Quảng, chảy vào tắm mát ruộng đồng cây trái trải mình chậm lại đón gặp người bạn đường thơ mộng là sông Hương nơi cuối Ngã Ba Sình.Tại đây ngàn năm trước người Chăm đã phát hiện ra những " yếu điểm " của một vị trí chiến lược phòng thủ, thương mại và giao thông đường thuỷ mà dựng nên Thành Hoá Châu đứng chân trên đất làng Thành Trung bây giờ.Trong hành trình mở đất về Phương Nam của dân tộc, sau đám cưới Huyền Trân, tổ tiên của tôi phải vượt qua dãy Hoành Sơn vào chống Cây Nêu làm chủ hai châu Ô, Lý.Trên đất Thuận Hoá xưa người Việt khi đã chiếm ưu thế , nhưng họ vẫn giữ lại vị trí chiến lược " Ngã Ba Sình " ,còn gọi là " Ngã Ba Hoá Châu". Đóng quân, luyện tướng lập làng, mở đất xây cất phố thị, rồi tu sửa nâng cấp thủ phủ 'vẫn dựa trên trấn thành cổ của người Chăm'. Hơn hai trăm năm sau vào thời nhà Mạc, tiến sĩ Dương Văn An Nhuận sắc sách 'Ô châu cận lục' còn mô tả khá chi tiết rằng : " Toà thành Thuận Hoá khoá chặt thuỷ khẩu .Còn như xóm hoa nội biếc, đất tốt dân đông, đều la liệt"...Hẳn một thời sầm uất là vậy, song nhờ kinh tế xã hội dân số phát triển, cương vực địa giới Đàng Trong ngày càng được nới rộng, cho nên chúa Nguyễn đã "nhã" Hoá Thành lui dần lên phía núi lập phủ dựng nên chùa chiền.Tuy nhiên ,nơi đây tổ tiên của tôi đã sống những ngày gian khổ ,đã chiến đấu chống mọi kẻ thù và củng đã vật lộn với mọi " chướng khí nước Chăm" để thích nghi phong thổ, đồng thời hộ củng thu nhận được vô số " phong vị ngọt ngào, xen lẫn với sinh khí lãng du văn hoá" của các dòng sông 'tải đạo phù sa' trước khi kịp đổ vào lòng đầm phá Tam Giang xanh thẳm.
    Sách 'Đại Nam Nhất Thống Chí' chép rằng :" Phá Tam Giang nằm về phía bắc Kinh thành Huế". Nó chiếm khoảng một phần ba toàn bộ diện tích đầm phá nước lợ của phủ Thừa Thiên ...Ngoảnh nhìn quá khứ, khi người Việt đặt chân lên đất Ô,Lý, họ gọi miền sông nước này là "Chăm Vụng- với những hồ nước mênh mông ước chừng hơn nghìn vạn khoảnh".Thời Lê Quý Đôn làm hiệp trấn, sắp đặt nha môn, sữa sang thành luỹ hai xứ Thuận ,Quảng ,ông gọi "Chăm Vụng" ấy là "Hạt hải" nghĩa là biển cạn, có khi ông lại dùng tên " Hải nhi" mà gọi nghĩa là biển nhỏ, biển con.Đến năm 1821, vua Minh Mạng ngự thuyền chơi phá ,mới sắc cho chia "hạt hải" làm hai phần lệch nhau theo địa giới từng huyện, lấy hạ lưu sông Hương chảy ra Cửa Thuận định ranh tuyến .Nguồn về phía phải xuôi qua đầm vụng Thanh Lam .Thuỷ Tú đến cửa Tứ Hiền gọi là phá Hà Trung.Còn nguồn phía trái chảy từ sông Ôlâu đổ ra cửa EO gọi là phá Tam Giang.Che chắn phía ngoài ,chặn từ Ôlâu đến cửa Tứ Hiền là một " cái lưỡi cát vàng" gần bảy chục cây số,ngăn cách với biển đông để tạo nên đầm phá nước lợ.Chính trên " cái lưỡi cát" hộ vệ ấy đã mọc lên những thôn trang làng xã trù mật, với những con nguời chân chất vượt biển, tung hoành lưỡi gió, cưỡi sóng đạp kình săn bắt cá mập nổi tiếng sôi động của làng Thái Dương, Cửa Thuận, Phú Hậu, Phú Diên...
    Có nhiều cách giải thích khác nhau, sỡ dĩ cho rằng lúc xa xưa đặt tên " Tam Giang" là vì người ta " nhầm tưởng" nguồn nước chính của ba con sông Ôlâu, Bồ Giang, Hương Giang, cùng đổ vào"biển cạn" hợp dòng trước khi ra cửa bể.Nếu dựa vào thực tế thì củng có lý nhưng chưa phải vì " Địa Chí Thừa Thiên" chép khá kỷ về chuyện này như sau : " Từ hạ lưu sông Lương Điền (nhánh sông chính của Ôlâu) chảy xuống phá ở phía Tây Nam có dòng nước đổ vào gọi là cửa sông Tả, rồi thêm cửa sông Trung ,sau cùng của sông Hữu, mỗi nhánh dòng đều chảy chừng hai ,ba dặm mà vào gọi lá " Phá Tam Giang"...Quả nhiên danh xưng của phá được xuất phát từ một vị trí khoảng tầm ngang xã Điều Hoà nhìn qua Phong Chương quê hương của danh tướng Nguyễn Tri Phương ngày nay, và nó cách sông Hương đến gần ba chục cây số,song nó vẫn lĩnh hội được ý niệm dân gian của người Huế trong việc đặt tên địa danh theo cách riêng của mình.
    Ngoại tôi bảo : " Nữ thập tam, nam thập lục".Có lẽ đúng.Mà đúng quá còn gì.Vùng quê ngoại bên bờ sông Bồ mênh mang quá.Trăng mười bốn rời rợi ánh vàng mà tôi thì chỉ mới mười ba tuổi.Tuổi mười ba nghĩ củng hay.Trên tấm thân khờ khạo trong suốt như nước giếng lấy mạch sông đầu nguồn bỗng dưng mọc lên hai chúm cau non.Ngượng nhưng mà thích.Cái cơ bản là bắt đầu biết yêu trăng.
    Rằm tháng sáu .Rằm đầu tiên của kỳ nghĩ hè.Cả làng rạo rực trăng.Từng tốp nam nữ thanh niên sau một ngày làm lụng mệt nhọc, rũ bụi xuống bên sông là bắt đầu dắt díu nhau thưởng trăng,đưa tình.Dưới trăng miền thôn dã ,tình yêu thuần khiết và lai langnhứ trời đất sinh ra là để cho tình yêu chứ không gì khác .Đám con trai làng diện bộ cánh thơm tho nhất ,những bàn tay sần chai kẹp thuốc đốt như đốt tín hiệu của sự giàu có yêu đương.Các cô gái tóc còn ướt hương bưởi hương chanh, tay cầm mùi xoa che miệng rúc rích cười.Khi tốp nam gặp tốp nữ ở một vạt cỏ thoáng đãng trăng, những điếu thuốc và những chiếc khăn mùi xoa bắt đầu phát huy tác dụng của nó.Và rồi củng đến lúc từng điếu thuốc một tách ra,rủ rê một chiếc khăn mùi xoânò đấy đi theo mé bờ sông hay đi lên phía chân đồi.
    Lũ nhóc mười ba tuổi của tôi có thú chơi riêng.Thường là trốn tìm, đuổi bắt hay chơi giữ cột,giật vé.Tôi và cô bé Dung (con cậu tôi) bắt đầu không thích những trò ấy.Có lẽ một phần tôi thích nghi với những trò chơi ở thành phố hơn.Chúng tôi núp sau bụi cây xem điếu thuốc và khăn mùi xoa kia nói gì.
    "Hợp em chấm công tụi em chỉ tới 8 điểm, mười công mới được một thúng lúa."
    "Ít quá.Hợp anh chấm công tuin anh 10 điểm, giỏi là được thưởng thêm:.
    "Sướng nhỉ.Hợp anh thoáng"
    - À chuyện hợp tác xã chấm công.Chán quá-Dung thì thầm với tôi-Xuỵt.
    "Anh đi cày mà nhớ em nên cày mười đường trùng lên nhau hết chín.Bị mắng hoài."
    "Xạo.Lừa người ta.Nhớ người ta mà hôm vừa rồi người ta gánh lúa đi ngang qua không thèm nhìn."
    "Không thèm nhìn sao lé một mắt ne.Đưa tay đây chỉ cho coi mắt lé nè"
    "Không thèm".
    "Thèm chớ sao không.Đưa tay đây"
    -Chết rồi-Dung véo tai tôi.-Họ oánh nhau hay sao mà giằng qua giằng lại dữ vậy.
    -Không phải.Họ hôn nhau đấy mà.Tôi nói.
    -Mày biết à.Mày chết-Dung doạ tôi.
    -Tao chỉ đọc sách.
    Thế rồi tôi biết yêu thật.Biết yêu.
    (Còn tiếp)
    9399
  10. hau_k5

    hau_k5 Thành viên quen thuộc Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    749
    Đã được thích:
    0
    ngắt mạnh hứng ML phát
    Chồng con thế nào rồi ML hê hê
    sao bảo chồng con gì cơ mà, sao lại thế này, hay là ......., nói to một tiếng , anh em box MT giàu tình cảm lắm, giúp ai chứ giứp ML thì ngàn tay giơ lên !

    <-----------Kinh chua : 4,14 roi, cam on ku cau so 7 da vo^t 5 *. Thằng số 8, nó đao xuống 4,12.Thù này quyết trả
    bắt tay ông bạn số 9 phát : 4,22

Chia sẻ trang này