1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tâm sự Vespa.

Chủ đề trong 'Những người bạn VESPA' bởi ThangVespa, 13/12/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ThangVespa

    ThangVespa Moderator Staff Member

    Tham gia ngày:
    09/12/2002
    Bài viết:
    1.148
    Đã được thích:
    0
    Kỳ 4 - Vespa và phụ nữ
    Thoạt nghe nhiều chị (lẫn anh) giãy đành đạch, cho rằng sao lại có những gã gan trời dám cả gan đụng đến nụ hoa của nhân loại. Xin bình văn tĩnh: phụ nữ đây không phải một thứ sở hữu, mà là tuyệt phẩm của tạo hóa với đủ những hỷ nộ ái ố. Thử xem sao nhé:
    Vespa ôi những đường cong tuyệt mỹ !
    Đẹp gợi cảm làm đàn ông nuốt nước bọt ừng ực.
    Vespa đỏng đảnh, quay đàn ông như dế sất bất sang bang lên bờ xuống ruộng,
    Khó chiều đấy nhưng lúc dịu dàng êm ái thì đê mê.
    Phụ nữ sánh vai Vespa shopping và dạo phố như cô bạn thân,
    Mày râu yêu chiều Vespa như người trong mộng.
    Các ông thử bỏ bê người yêu mà dắt Vespa đi chơi thử xem!
    Ăn đòn ghen không bươu đầu cũng mẻ trán.
    Khi hứng, Vespa nổ êm đến mềm cả đá,
    Lúc cáu, la oang oang đến Tào tháo cũng chạy cong đuôi.
    Thật sự tâm phục khẩu phục những chiến hữu mình đồng da sắt dám tuyên bố "mê Vespa hơn mê gái". Có lẽ họ chán sống! Vespa dù gì cũng chỉ dám so với phụ nữ ở một vài khía cạnh thôi, nhưng như thế cũng là hạnh phúc run lẩy bẩy rồi! Tuần trước, đi chơi với một vài người bạn có cả nữ, giời xui đất khiến thế nào tôi nhỡ nhời cho rằng Vespa cũng gần ngang với phụ nữ (chỉ gần ngang thôi nhé!). Thế là hiểu ngay như thế nào là thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Ôi thôi là bao nhiêu thịnh nộ...
    Rút kinh nghiệm, anh em chúng mình chỉ nên khen Vespa nhỏ nhỏ thôi nhé!
    (Kỳ sau - Vespa Thailand phiêu lưu ký)
  2. ThangVespa

    ThangVespa Moderator Staff Member

    Tham gia ngày:
    09/12/2002
    Bài viết:
    1.148
    Đã được thích:
    0
    Kỳ 5 - Vespa Thailand phiêu lưu ký
    Bê tông, nóng, taxi, tuk-tuk và Vespa. Đó là những ấn tượng đầu tiên của những ai đến Tháilan. Dù có ở Thái nhiều lần nhưng cảm giác bức bối, thích thú chen lẫn sợ run cầm cập vẫn thường trực trong tôi.
    Nhớ lần đầu tiên đến Tháilan thời kỳ khủng hoảng kinh tế, khoảng 1997. Giá cả rẻ như bèo và taxi, tuk-tuk lẫn xe ôm tranh nhau giành khách và đánh võng. Tuk-tuk, một loại xe tương tự xe lam ở VN nhưng máy cực mạnh và có thể bốc đầu như xe máy, thực sự là hung thần. Mỗi lần xuống xe tuk-tuk tôi đều có cảm giác được sinh ra lần thứ hai. Tuk-tuk đã thế thì cảm giác ngồi xe ôm còn kinh khiếp đến như thế nào. Toàn xe Suzuki 2 thì, không bao giờ chạy dưới 100km/h dù đường đông như kiến. Còn ở những đoạn giao lộ chật chội thì 2 đầu gối tôi luôn bầm tím vì va vào thành xe hơi.
    Trong cảm giác bức bối và sợ run cầm cập đó, tôi hưởng được cái thú ngắm cho no mắt những chiếc Vespa cổ, thường là Sprint, đề pa và chạy nhanh ngang với... Suzuki 2 thì. Không thể tưởng tượng được những chiếc Sprint nhìn như giẻ rách, ngồi trên là những ai tài bặm trợn, lại đạt được tốc độ đáng nể như vậy!
    Kỳ đi Thái vừa rồi, phát biểu với tay đối tác người Thái, hắn cười khẩy: "Chuyện nhỏ! Hôm nào rảnh mày đi với tao". Hôm sau, tôi lang thang với hắn ra chợ Vespa và hiểu ngay. Thật sự là thiên đường cho những gã máu me Vespa như tôi. Phụ tùng Vespa cổ bò lổm ngổm, mới tinh trong thùng mới hãi, giá rẻ hơn... đồ xê cần hen ở VN. Dân chơi nhập phụ tùng từ Ấn độ. Bỏ ra 3tr. đồng là đã có ngay một bộ máy Vespa mới cứng, và việc đạt được tốc độ ớn lạnh chỉ là chuyện không nói ra thì ai cũng biết. Đến một tiệm thấy mô hình mấy chiếc GL, GS và Standard VBA đẹp não nề, nhưng năn nỉ đến gãy lưỡi khóc hu hu mà tay chủ tiệm dứt khoát không bán!
    Tuy thế, vẫn buồn buồn vì không nhìn thấy một tay chơi Vespa cổ nào, chỉ toàn Sprint chở hàng. Cho đến một buổi, khoảng 12h đêm, trên đường từ Patpong về khách sạn, tôi giật bắn người vì thấy bên đường một nhóm hippi chạy toàn Vespa và Lambretta cổ đang tụ họp trên vỉa hè. Thế là ách tay tài xế lại và lân la làm quen. Quá khiếp! Xe đâu mà lại "chiến" đến thế hở giời! Bóng loáng và máy thì no table (miễn bàn). Tiếc là họ không nói tiếng Anh, hai bên chỉ toàn ra dấu mà cũng hiểu nhau ra phết, cười khành khạch. Một tay hầm hố lôi chiếc Acma màu cam ra biểu diễn bốc đầu, tôi cười ruồi, biểu diễn ngay y hệt cho hắn xem. Hắn điên tiết rồ ga đạp thắng quay xe 180 độ, tôi liền cho hắn thấy không có chuyện gì nhỏ hơn. Nhưng đến màn đâm xe vào tường và ngừng bằng thắng đĩa bánh trước, chỉ cách tường 5cm thì lạy các bác, cháu đây xin kiếu!
    Tôi biết thêm được một hội Vespa cổ hay tụ tập ở cầu Mangkawan vào chiều thứ sáu hàng tuần, nhưng không sắp xếp đi được. Nghe bảo đó là hội Vespa lớn nhất ở Thái. Đi Thái tha về một túi phụ tùng to vật vã, mất hơn nửa tiếng ở hải quan sân bay Bangkok để kiểm tra. Thật khổ! Nhưng mà sướng!
    Nói thế nhưng đừng buồn, các chiến hữu! Vespa của anh em mình không hề thua họ về phong cách, có khi còn sáng tạo bay **** hơn.
    Chuyện nghiêm túc, không phải phép thắng lợi tinh thần của AQ đâu nhé!
    (Kỳ sau - CLB Vespa)
    Chiêm ngưỡng thử một kỳ công của dân chơi Vespa Thailand.
  3. ThangVespa

    ThangVespa Moderator Staff Member

    Tham gia ngày:
    09/12/2002
    Bài viết:
    1.148
    Đã được thích:
    0
    Kỳ 5 - Vespa Thailand phiêu lưu ký
    Bê tông, nóng, taxi, tuk-tuk và Vespa. Đó là những ấn tượng đầu tiên của những ai đến Tháilan. Dù có ở Thái nhiều lần nhưng cảm giác bức bối, thích thú chen lẫn sợ run cầm cập vẫn thường trực trong tôi.
    Nhớ lần đầu tiên đến Tháilan thời kỳ khủng hoảng kinh tế, khoảng 1997. Giá cả rẻ như bèo và taxi, tuk-tuk lẫn xe ôm tranh nhau giành khách và đánh võng. Tuk-tuk, một loại xe tương tự xe lam ở VN nhưng máy cực mạnh và có thể bốc đầu như xe máy, thực sự là hung thần. Mỗi lần xuống xe tuk-tuk tôi đều có cảm giác được sinh ra lần thứ hai. Tuk-tuk đã thế thì cảm giác ngồi xe ôm còn kinh khiếp đến như thế nào. Toàn xe Suzuki 2 thì, không bao giờ chạy dưới 100km/h dù đường đông như kiến. Còn ở những đoạn giao lộ chật chội thì 2 đầu gối tôi luôn bầm tím vì va vào thành xe hơi.
    Trong cảm giác bức bối và sợ run cầm cập đó, tôi hưởng được cái thú ngắm cho no mắt những chiếc Vespa cổ, thường là Sprint, đề pa và chạy nhanh ngang với... Suzuki 2 thì. Không thể tưởng tượng được những chiếc Sprint nhìn như giẻ rách, ngồi trên là những ai tài bặm trợn, lại đạt được tốc độ đáng nể như vậy!
    Kỳ đi Thái vừa rồi, phát biểu với tay đối tác người Thái, hắn cười khẩy: "Chuyện nhỏ! Hôm nào rảnh mày đi với tao". Hôm sau, tôi lang thang với hắn ra chợ Vespa và hiểu ngay. Thật sự là thiên đường cho những gã máu me Vespa như tôi. Phụ tùng Vespa cổ bò lổm ngổm, mới tinh trong thùng mới hãi, giá rẻ hơn... đồ xê cần hen ở VN. Dân chơi nhập phụ tùng từ Ấn độ. Bỏ ra 3tr. đồng là đã có ngay một bộ máy Vespa mới cứng, và việc đạt được tốc độ ớn lạnh chỉ là chuyện không nói ra thì ai cũng biết. Đến một tiệm thấy mô hình mấy chiếc GL, GS và Standard VBA đẹp não nề, nhưng năn nỉ đến gãy lưỡi khóc hu hu mà tay chủ tiệm dứt khoát không bán!
    Tuy thế, vẫn buồn buồn vì không nhìn thấy một tay chơi Vespa cổ nào, chỉ toàn Sprint chở hàng. Cho đến một buổi, khoảng 12h đêm, trên đường từ Patpong về khách sạn, tôi giật bắn người vì thấy bên đường một nhóm hippi chạy toàn Vespa và Lambretta cổ đang tụ họp trên vỉa hè. Thế là ách tay tài xế lại và lân la làm quen. Quá khiếp! Xe đâu mà lại "chiến" đến thế hở giời! Bóng loáng và máy thì no table (miễn bàn). Tiếc là họ không nói tiếng Anh, hai bên chỉ toàn ra dấu mà cũng hiểu nhau ra phết, cười khành khạch. Một tay hầm hố lôi chiếc Acma màu cam ra biểu diễn bốc đầu, tôi cười ruồi, biểu diễn ngay y hệt cho hắn xem. Hắn điên tiết rồ ga đạp thắng quay xe 180 độ, tôi liền cho hắn thấy không có chuyện gì nhỏ hơn. Nhưng đến màn đâm xe vào tường và ngừng bằng thắng đĩa bánh trước, chỉ cách tường 5cm thì lạy các bác, cháu đây xin kiếu!
    Tôi biết thêm được một hội Vespa cổ hay tụ tập ở cầu Mangkawan vào chiều thứ sáu hàng tuần, nhưng không sắp xếp đi được. Nghe bảo đó là hội Vespa lớn nhất ở Thái. Đi Thái tha về một túi phụ tùng to vật vã, mất hơn nửa tiếng ở hải quan sân bay Bangkok để kiểm tra. Thật khổ! Nhưng mà sướng!
    Nói thế nhưng đừng buồn, các chiến hữu! Vespa của anh em mình không hề thua họ về phong cách, có khi còn sáng tạo bay **** hơn.
    Chuyện nghiêm túc, không phải phép thắng lợi tinh thần của AQ đâu nhé!
    (Kỳ sau - CLB Vespa)
    Chiêm ngưỡng thử một kỳ công của dân chơi Vespa Thailand.
  4. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Cha tôi và chiếc xe Piaggio
    Nhìn thằng cháu ngoại chưa đầy 4 tuổi, tay dắt chiếc xe máy nhựa, mồm bi bô đọc thơ ''Lấy xe gối trái tì cốp trước, dựng xe gối phải đẩy cốp sau?'', và làm động tác khiến nó ngã lăn ra, cả nhà không ai nhịn được cười, chỉ riêng cha tôi, trong ánh cười còn lấp lánh niềm vui và niềm tự hào dường như chưa dứt, kể từ ngày ông đọc trọn vẹn bài thơ trước đông đủ quan khách và những người yêu xe Piaggio trong Ngày hội Vespa năm 2001, khi lên nhận phần thưởng dành cho chiếc xe đẹp nhất?
    Nhưng cả Ban giám khảo lẫn những người tham gia Câu lạc bộ Piaggio Hà Nội không thể biết được đằng sau danh hiệu đó là cả một chặng đường gần hết một đời người mà gia đình tôi đã cùng chia sẻ và thậm chí, có lúc còn phải ? gánh chịu.
    Trong trí nhớ còn non nớt của tôi năm đó, những ngày sau giải phóng, chiếc xe Piaggio được in trong các tạp chí nước ngoài thơm phức mùi ? Tây dường như không thể với tới, bởi nó không chỉ trị giá bằng cả gia tài mà còn chưa hề xuất hiện trên đất Bắc. Vậy mà không lâu sau đó, nó đã nằm ''chình ình'' giữa nhà tôi, đồ sộ và xa lạ. Chỉ có cha tôi, không hiểu bằng cách nào, và vì lẽ gì mà ông đã say mê chiếc xe kiểu cổ xưa dáng châu Âu từ nước Italia xa xôi đến như thế là chẳng thấy xa lạ chút nào, cứ như thể ông đã biết nó từ lâu, giờ mới được gặp. Sau này, lời giải thích của cha: một là tiếng máy khi khởi động cứ phịch, phịch từng tiếng một, nghe khoẻ và chắc; hai là có kiểu dáng sang trọng, lại được thiết kế hiện đại nên đã tạo cho người sử dụng cảm giác thoải mái và tiện nghi, chưa kể nó còn giúp không bị vấy bùn lên giày và quần mỗi khi trời mưa lấm, đặc biệt ở vùng nhiệt đới như miền Bắc Việt Nam ta với những đợt mưa phùn gió bấc? Vâng, lý do hẳn phải có chứ, không lẽ mẹ tôi phải ngậm ngùi chiều chồng bằng cách bán đi thứ tài giản duy nhất có giá trị trong nhà là chiếc máy khâu mà lại không mang lại điều gì sao?
    Chiếc xe ấy đầu tiên ấy đã mang đến cho cả gia đình, tất nhiên, đầu tiên và đặc biệt là cha tôi, ''gánh nặng'' có lẽ còn hơn trọng lượng thực của chính nó, vì nói ngắn gọn là cha tôi đã bị ? lừa. Gầm xe đã mọt (hồi đó nào tôi đã biết gầm là cái gì đâu), máy xe cũng đã bị ''bổ'' (lại một thuật ngữ còn xa lạ hơn nữa?), nói chung là một cái xe nát mà chỉ những người có đôi mắt ngơ nghệch vì quá yêu và quá ngây thơ như cha tôi mới không nhận ra. Bài học đầu tiên khiến gia đình tôi sóng gió không ít, nhất là hồi đó đất nước còn nhiều thiếu thốn, mà gia đình tôi đâu có khá giả gì?
    Nhưng tôi thì mê tít. Hồi đó tôi còn nhỏ xíu tới mức đứng ở sàn xe mà vẫn chưa chạm cằm được vào công-tơ-mét kia mà. Song cảm giác hãnh diện với chúng bạn vì được bát phố cùng cha, trước những ánh mắt ghen tỵ lẫn tò mò của nhiều người (cả người lớn và trẻ con) thì khó mà quên được (họ chẳng nhìn xuống gầm đâu, còn máy thì lại càng ít người có khái niệm). Phải chia tay với chiếc xe, chỉ có mẹ tôi là tiếc của, còn cha tôi thì chỉ tiếc ? xe, chẳng biết bao giờ cha tôi mới lại được làm bạn với nó một lần nữa?
    Chỉ biết rằng đến chiếc xe đoạt giải năm ngoái thì cha tôi đã trải qua bốn đời xe, và ông không đi xe nào khác ngoài xe Vespa, dù bao nhiêu ng­ời, đặc biệt là mẹ tôi hết can ngăn lại dè bỉu, rồi khuyên can, hoặc phân tích để cha tôi đổi xe, nhưng cha tôi nhất quyết không chịu. Chẳng gì ông cũng đã gần 60 tuổi rồi, đã về hưu, hơn nữa phố xá ngày càng đông, thanh niên đi ẩu, rồi quang gánh, xe thồ đi lại như mắc cửi, xe thì nặng, điều khiển cũng khó, chưa kể đến bu-gi, nay hỏng, mai phải lau? Mặc, cha tôi vẫn ngày ngày chăm sóc chiếc xe bằng tất cả tình yêu và lòng ham thích đến mức anh trai tôi, người vừa từ nước ngoài trở về sau gần 15 năm đã phải thốt lên rằng ''thích'' đến mức như cha tôi với xe thì anh nổi tiếng với biệt hiệu ''Mobile'' (anh trai tôi đổi điện thoại di động còn nhanh hơn cả tốc độ truyền âm thanh ấy chứ), mà còn phải thua.
    Điều đáng ngạc nhiên nhất là cha tôi thích xe bao nhiêu thì mẹ tôi ghét nó bấy nhiêu. Điều đáng nói ở đây là cha đã ''bình tĩnh'' qua được ''cửa ải'' đầy cam go ấy không phải chỉ một, hai năm mà hàng chục năm, không hề lay chuyển (những ai đã có vợ hẳn phải? khâm phục cha tôi ở đặc tính này, gì chứ bị vợ ''nhằn'' thì chỉ còn có nước? thua). Vậy mà cha tôi không thua, ông đã thắng trong cuộc thi, còn đối với hầu hết thành viên Câu lạc bộ Piaggio Hà Nội (mà cha tôi là một trong những người tham gia sáng lập), cha tôi đã thắng ngay cả khi chưa đưa xe đến.
    Cũng với tinh thần ''quyết thắng'' như vậy mà mặc dù không biết nhạc, cha tôi đã sáng tác một bài hát (gồm cả giai điệu và lời) về ''gia đình Piaggio'', đưa đến nhà nhạc sĩ Thái Cơ, ông hát đi hát lại say sưa để nhờ nhạc sĩ ghi nhạc giúp. Trong bài hát xuất hiện tên của 11 loại xe khác nhau của hãng Piaggio đang lưu hành ở Việt Nam (bài hát, bài viết và cả ảnh của ông chụp bên chiếc xe yêu quý đã được in trên tạp chí Piaggio của Italia (Số 7/8 năm 1998, hiện cha tôi luôn giữ bên mình). Ông còn dành bao nhiều tâm sức tham gia cuộc thi vẽ logo cho Câu lạc bộ Vespa Việt Nam (ông gửi hai mẫu). Cha tôi đã suy nghĩ để cải tiến nhiều chi tiết xe sao cho vừa đẹp nhất, tiện dụng nhất, lại còn rẻ nhất nữa. Chiếc kích sửa xe do ông cải tiến thiết kế và làm lấy bằng những vật dụng mua ở chợ sắt ''đồng nát'' La Thành. Một số thành viên của Câu lạc bộ Vespa đã nhờ ông làm hộ và nó đã giúp ích họ rất nhiều. ít ai biết rằng cha tôi đã để tâm mày mò và lang thang bao nhiêu ngày trời mới làm nên được nó, và ông không mong ước gì nhiều hơn nếu nó được Hãng Piaggio công nhận và sản xuất hàng loạt như một thứ đồ nghề kèm theo xe để tất cả những người sử dụng xe Vespa có thể cùng chia sẻ những tiện ích của nó?
    Riêng đối với tôi, cha tôi không cần thi cũng đã nhất từ lâu, dù mục thi nào đi nữa: người yêu xe nhất - cha có thể ''xót'' xe chỉ vì chợt phát hiện nó có 1 vết xước bằng? cây kim; người chăm sóc xe cẩn thận nhất ?" ngày nào cha cũng lau rửa, bất kể là nắng hay mưa; người hy sinh nhiều thời gian cho xe nhất ?" không ngày nào mà cha không dành cho nó tất cả khoảng thời gian nghỉ ngơi hiếm hoi của mình, thậm chỉ tối cha hay ngủ gật vì tr­a mải chăm xe? Mùa đông, trời lạnh như thế, thậm chí có hôm lất phất mưa, cha trải những tờ báo xuống nền sân lạnh, quỳ lên đó và đôi tay to bè cầm chiếc chổi sơn nhỏ xíu sơn chống rỉ bên trong của chắn bùn hai bánh xe!
    Kể về cha tôi yêu thích và chăm sóc chiếc xe Vespa PX 150E thì chắc không bao giờ hết được. Tôi không đến mức cực đoan như mẹ, nhưng tôi cũng thích cha đi một cái xe nào đó nhỏ và tiện dụng, là xe 4 thì để không phải pha dầu, rồi không phải lau bu-gi? cho cha đỡ khổ, nhưng khi hiểu ra rằng đó không phải là nỗi khổ mà ngược lại, đó chính là niềm vui, sự thích thú được thưởng thức một nét khác trong cuộc sống, nó đã trở thành một Thú chơi mà cha nguyện cả đời gắn bó và theo đuổi, thì tôi lại đổi ý, thường xuyên giúp đỡ cha một cách rất thiết thực như khi thì dịch các bài viết để gửi sang ý, lúc lại còn mời cả một người bạn ý mà tôi quen đến trò chuyện cùng cha xem có giúp gì được cha không, và cả bây giờ nữa, khi viết những dòng này?
    Còn bạn thì sao, nếu cũng là một fan của Vespa hoặc giả bạn cũng muốn tham gia Câu lạc bộ Piaggio Hà nội, hãy đến tìm cha tôi nhé, ông là Nguyễn Hồng Lĩnh, nhà 10A ngách 24 Ngõ 603 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội. Điện thoại thì cũng được (số 7533603) nhưng mà đến gặp thì chắc cha tôi sẽ thích hơn nhiều, vì được khoe xe và được? đọc thơ. Ai mà không thích thơ thì chắc là khó đấy, bởi vì yêu là phải trả giá mà!!!
    Phương Nhi (VNN)

  5. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Cha tôi và chiếc xe Piaggio
    Nhìn thằng cháu ngoại chưa đầy 4 tuổi, tay dắt chiếc xe máy nhựa, mồm bi bô đọc thơ ''Lấy xe gối trái tì cốp trước, dựng xe gối phải đẩy cốp sau?'', và làm động tác khiến nó ngã lăn ra, cả nhà không ai nhịn được cười, chỉ riêng cha tôi, trong ánh cười còn lấp lánh niềm vui và niềm tự hào dường như chưa dứt, kể từ ngày ông đọc trọn vẹn bài thơ trước đông đủ quan khách và những người yêu xe Piaggio trong Ngày hội Vespa năm 2001, khi lên nhận phần thưởng dành cho chiếc xe đẹp nhất?
    Nhưng cả Ban giám khảo lẫn những người tham gia Câu lạc bộ Piaggio Hà Nội không thể biết được đằng sau danh hiệu đó là cả một chặng đường gần hết một đời người mà gia đình tôi đã cùng chia sẻ và thậm chí, có lúc còn phải ? gánh chịu.
    Trong trí nhớ còn non nớt của tôi năm đó, những ngày sau giải phóng, chiếc xe Piaggio được in trong các tạp chí nước ngoài thơm phức mùi ? Tây dường như không thể với tới, bởi nó không chỉ trị giá bằng cả gia tài mà còn chưa hề xuất hiện trên đất Bắc. Vậy mà không lâu sau đó, nó đã nằm ''chình ình'' giữa nhà tôi, đồ sộ và xa lạ. Chỉ có cha tôi, không hiểu bằng cách nào, và vì lẽ gì mà ông đã say mê chiếc xe kiểu cổ xưa dáng châu Âu từ nước Italia xa xôi đến như thế là chẳng thấy xa lạ chút nào, cứ như thể ông đã biết nó từ lâu, giờ mới được gặp. Sau này, lời giải thích của cha: một là tiếng máy khi khởi động cứ phịch, phịch từng tiếng một, nghe khoẻ và chắc; hai là có kiểu dáng sang trọng, lại được thiết kế hiện đại nên đã tạo cho người sử dụng cảm giác thoải mái và tiện nghi, chưa kể nó còn giúp không bị vấy bùn lên giày và quần mỗi khi trời mưa lấm, đặc biệt ở vùng nhiệt đới như miền Bắc Việt Nam ta với những đợt mưa phùn gió bấc? Vâng, lý do hẳn phải có chứ, không lẽ mẹ tôi phải ngậm ngùi chiều chồng bằng cách bán đi thứ tài giản duy nhất có giá trị trong nhà là chiếc máy khâu mà lại không mang lại điều gì sao?
    Chiếc xe ấy đầu tiên ấy đã mang đến cho cả gia đình, tất nhiên, đầu tiên và đặc biệt là cha tôi, ''gánh nặng'' có lẽ còn hơn trọng lượng thực của chính nó, vì nói ngắn gọn là cha tôi đã bị ? lừa. Gầm xe đã mọt (hồi đó nào tôi đã biết gầm là cái gì đâu), máy xe cũng đã bị ''bổ'' (lại một thuật ngữ còn xa lạ hơn nữa?), nói chung là một cái xe nát mà chỉ những người có đôi mắt ngơ nghệch vì quá yêu và quá ngây thơ như cha tôi mới không nhận ra. Bài học đầu tiên khiến gia đình tôi sóng gió không ít, nhất là hồi đó đất nước còn nhiều thiếu thốn, mà gia đình tôi đâu có khá giả gì?
    Nhưng tôi thì mê tít. Hồi đó tôi còn nhỏ xíu tới mức đứng ở sàn xe mà vẫn chưa chạm cằm được vào công-tơ-mét kia mà. Song cảm giác hãnh diện với chúng bạn vì được bát phố cùng cha, trước những ánh mắt ghen tỵ lẫn tò mò của nhiều người (cả người lớn và trẻ con) thì khó mà quên được (họ chẳng nhìn xuống gầm đâu, còn máy thì lại càng ít người có khái niệm). Phải chia tay với chiếc xe, chỉ có mẹ tôi là tiếc của, còn cha tôi thì chỉ tiếc ? xe, chẳng biết bao giờ cha tôi mới lại được làm bạn với nó một lần nữa?
    Chỉ biết rằng đến chiếc xe đoạt giải năm ngoái thì cha tôi đã trải qua bốn đời xe, và ông không đi xe nào khác ngoài xe Vespa, dù bao nhiêu ng­ời, đặc biệt là mẹ tôi hết can ngăn lại dè bỉu, rồi khuyên can, hoặc phân tích để cha tôi đổi xe, nhưng cha tôi nhất quyết không chịu. Chẳng gì ông cũng đã gần 60 tuổi rồi, đã về hưu, hơn nữa phố xá ngày càng đông, thanh niên đi ẩu, rồi quang gánh, xe thồ đi lại như mắc cửi, xe thì nặng, điều khiển cũng khó, chưa kể đến bu-gi, nay hỏng, mai phải lau? Mặc, cha tôi vẫn ngày ngày chăm sóc chiếc xe bằng tất cả tình yêu và lòng ham thích đến mức anh trai tôi, người vừa từ nước ngoài trở về sau gần 15 năm đã phải thốt lên rằng ''thích'' đến mức như cha tôi với xe thì anh nổi tiếng với biệt hiệu ''Mobile'' (anh trai tôi đổi điện thoại di động còn nhanh hơn cả tốc độ truyền âm thanh ấy chứ), mà còn phải thua.
    Điều đáng ngạc nhiên nhất là cha tôi thích xe bao nhiêu thì mẹ tôi ghét nó bấy nhiêu. Điều đáng nói ở đây là cha đã ''bình tĩnh'' qua được ''cửa ải'' đầy cam go ấy không phải chỉ một, hai năm mà hàng chục năm, không hề lay chuyển (những ai đã có vợ hẳn phải? khâm phục cha tôi ở đặc tính này, gì chứ bị vợ ''nhằn'' thì chỉ còn có nước? thua). Vậy mà cha tôi không thua, ông đã thắng trong cuộc thi, còn đối với hầu hết thành viên Câu lạc bộ Piaggio Hà Nội (mà cha tôi là một trong những người tham gia sáng lập), cha tôi đã thắng ngay cả khi chưa đưa xe đến.
    Cũng với tinh thần ''quyết thắng'' như vậy mà mặc dù không biết nhạc, cha tôi đã sáng tác một bài hát (gồm cả giai điệu và lời) về ''gia đình Piaggio'', đưa đến nhà nhạc sĩ Thái Cơ, ông hát đi hát lại say sưa để nhờ nhạc sĩ ghi nhạc giúp. Trong bài hát xuất hiện tên của 11 loại xe khác nhau của hãng Piaggio đang lưu hành ở Việt Nam (bài hát, bài viết và cả ảnh của ông chụp bên chiếc xe yêu quý đã được in trên tạp chí Piaggio của Italia (Số 7/8 năm 1998, hiện cha tôi luôn giữ bên mình). Ông còn dành bao nhiều tâm sức tham gia cuộc thi vẽ logo cho Câu lạc bộ Vespa Việt Nam (ông gửi hai mẫu). Cha tôi đã suy nghĩ để cải tiến nhiều chi tiết xe sao cho vừa đẹp nhất, tiện dụng nhất, lại còn rẻ nhất nữa. Chiếc kích sửa xe do ông cải tiến thiết kế và làm lấy bằng những vật dụng mua ở chợ sắt ''đồng nát'' La Thành. Một số thành viên của Câu lạc bộ Vespa đã nhờ ông làm hộ và nó đã giúp ích họ rất nhiều. ít ai biết rằng cha tôi đã để tâm mày mò và lang thang bao nhiêu ngày trời mới làm nên được nó, và ông không mong ước gì nhiều hơn nếu nó được Hãng Piaggio công nhận và sản xuất hàng loạt như một thứ đồ nghề kèm theo xe để tất cả những người sử dụng xe Vespa có thể cùng chia sẻ những tiện ích của nó?
    Riêng đối với tôi, cha tôi không cần thi cũng đã nhất từ lâu, dù mục thi nào đi nữa: người yêu xe nhất - cha có thể ''xót'' xe chỉ vì chợt phát hiện nó có 1 vết xước bằng? cây kim; người chăm sóc xe cẩn thận nhất ?" ngày nào cha cũng lau rửa, bất kể là nắng hay mưa; người hy sinh nhiều thời gian cho xe nhất ?" không ngày nào mà cha không dành cho nó tất cả khoảng thời gian nghỉ ngơi hiếm hoi của mình, thậm chỉ tối cha hay ngủ gật vì tr­a mải chăm xe? Mùa đông, trời lạnh như thế, thậm chí có hôm lất phất mưa, cha trải những tờ báo xuống nền sân lạnh, quỳ lên đó và đôi tay to bè cầm chiếc chổi sơn nhỏ xíu sơn chống rỉ bên trong của chắn bùn hai bánh xe!
    Kể về cha tôi yêu thích và chăm sóc chiếc xe Vespa PX 150E thì chắc không bao giờ hết được. Tôi không đến mức cực đoan như mẹ, nhưng tôi cũng thích cha đi một cái xe nào đó nhỏ và tiện dụng, là xe 4 thì để không phải pha dầu, rồi không phải lau bu-gi? cho cha đỡ khổ, nhưng khi hiểu ra rằng đó không phải là nỗi khổ mà ngược lại, đó chính là niềm vui, sự thích thú được thưởng thức một nét khác trong cuộc sống, nó đã trở thành một Thú chơi mà cha nguyện cả đời gắn bó và theo đuổi, thì tôi lại đổi ý, thường xuyên giúp đỡ cha một cách rất thiết thực như khi thì dịch các bài viết để gửi sang ý, lúc lại còn mời cả một người bạn ý mà tôi quen đến trò chuyện cùng cha xem có giúp gì được cha không, và cả bây giờ nữa, khi viết những dòng này?
    Còn bạn thì sao, nếu cũng là một fan của Vespa hoặc giả bạn cũng muốn tham gia Câu lạc bộ Piaggio Hà nội, hãy đến tìm cha tôi nhé, ông là Nguyễn Hồng Lĩnh, nhà 10A ngách 24 Ngõ 603 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội. Điện thoại thì cũng được (số 7533603) nhưng mà đến gặp thì chắc cha tôi sẽ thích hơn nhiều, vì được khoe xe và được? đọc thơ. Ai mà không thích thơ thì chắc là khó đấy, bởi vì yêu là phải trả giá mà!!!
    Phương Nhi (VNN)

  6. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Săn Vespa cổ - "Nghề chơi cũng lắm công phu"
    "Vespa cổ chẳng khác nào một loại cà phê hảo hạng, uống mãi đâm ra nghiện, càng uống càng nghiện. Mà không những là một loại cà phê gây nghiện, nó còn giống một cô gái tài sắc vẹn toàn. Cũng vì lý do này, chọn đuợc "nguời trong mộng" đòi hỏi phải kiên nhẫn và đam mê. Tôi bây giờ đã là con nghiện nặng. Đi trên đuờng thấy chiếc nào ít thấy, thì bằng mọi giá phải đuổi theo săm soi. Còn đang ngồi trong bar mà thấy một chiếc hay hay chạy ngoài đường thì y nhu rằng hôm ấy ăn uống mất ngon vì mất dịp... đuổi theo. Thấy chiếc nào kém hơn xe mình thì hả hê, còn chiếc nào oách hơn, cổ hơn thì chỉ muốn ăn tuơi nuốt sống cái gã đang ngồi trên xe. Thế đấy!''

    Trên đây là một đoạn giới thiệu về niềm đam mê "những con ngựa sắt" có chung một cái tên Vespa (tất nhiên là nhiều "đời" khác nhau) của một tay chơi Vespa cổ thứ thiệt tại TP.HCM. Vài năm nay, chơi Vespa cổ đã trở thành mốt của những người sành điệu, giới văn nghệ sĩ và mặc dù chi phí cho mỗi chiếc chẳng đáng là bao, thế nhưng các đời Vespa thừa sức làm cho những ai trót "mê" nó phải lao tâm khổ tứ.
    Cũng theo những kinh nghiệm mà tay chơi này sưu tầm được:
    1. Vespa bắt đầu được phát triển từ khoảng những năm 1940, và khoảng năm 1948 thì chiếc Vespa thương mại đầu tiên ra đời. Từ đó đến nay, Vespa trải qua khá nhiều thăng trầm và cũng có nhiều đời xe. Những đời đầu tiên là 1948-1951 hiện còn rất ít do đã lâu. Sau đó là đến đời 1953-1959 mà người ta thường gọi là Acma. Thực ra, gọi như vậy không chính xác. Vì Vespa Acma là không phải là đời xe, mà là chủng loại xe sản xuất riêng cho thị trường Pháp (gọi là Acma de Paris), tương tự Vespa Douglas cho thị trường Mỹ. Sau đó là đến đời 1960-1965 (mà dân ta quen gọi là Standard, từ này do người Việt Nam... sáng tác ra). Sau đời Standard là Super và Sprint, khoảng những năm 1965-1969. Bẵng đi một khoảng thời gian khá dài, đến cuối những năm 1970, hãng Piaggio cho ra đời Vespa PX150, với cuộc cách mạng về kiểu dáng, hiện đại là thực dụng hơn. ,...
    2. Vespa khoảng cuối những năm 1960 trở về trước được xem là Vespa cổ. Xét về kiểu dáng thì dòng 1948-1953 là đẹp nhất nhưng tính năng rất kém. Dòng 1960-1965 là thông dụng nhất và tương đối ổn định về tính năng kỹ thuật. Giá cả hiện nay rất đa dạng. Loại Paperino thì vô giá. (Paperino là đời đầu, hiếm nhất của Vespa và có số lượng cực kỳ hạn chế, có điểm đặc biệt là nhìn rất giống con vịt, trong khi các loại Vespa khác thì nhìn giống con
    ong. Trong tiếng Ý, Vespa nghĩa là con ong). Loại Acma và Standard ngang giá nhau, khoảng 600-1000 USD. Super và Sprint khoảng 200-300 USD.
    3. Standard được chuộng nhất vì chỉ loại này mới có đồ gin và máy gin, còn Acma thì quá cũ nên người ta chỉ lấy xác xe về và gắn máy Sprint hoặc PX. Đi Acma thì có phong cách hơn, đồng thời cũng ''thương đau'' hơn vì tốn tiền và tốn sức (tiền để sửa xe và sức để đẩy xe). Sprint và Super thì không nằm trong danh sách của dân sưu tầm xe cổ vì dáng không đẹp.
    4. Đi xe cổ thì quan trọng nhất là bộ phận đánh lửa vì rất hay bị ngộp xăng, do pha nhiều nhớt. Các đời Vespa cổ đánh lửa bằng vít lửa, tuy nhiên cho dễ nổ thì thợ tân trang thường thay vít lửa bằng IC. Ngoài ra hầu như là không trục trặc máy móc, trừ các phụ tùng như thắng, dây thắng, dây ga, đèn, còi, lốp xe.
    Vespa cổ và con đường du nhập tới Việt Nam
    Nhiều người nói rằng nơi cung cấp Vespa cổ nhiều nhất ở Việt Nam là Hội An. Nhưng lại có nhiều ý kiến khác cho rằng, nơi có nhiều Vespa nhất Việt Nam hiện nay là TP.HCM và khu vực Lâm Đồng (Bảo Lộc - Đà Lạt). Vì Vespa được du nhập vào Việt Nam vào đầu những năm 1960, thời người Sài Gòn quen gọi Vespa cổ là còm-măng (gốc tiếng Pháp) và nếu ai muốn mua thì phải đặt hàng tận hãng bên... Italia. Khi đến Việt Nam, Vespa không "làm mưa làm gió" như Yamaha nhưng lại ngấm dần đầy quyến rũ với những kiểu dáng tuyệt đẹp và mỹ miều như... đường cong của thân hình một thiếu nữ. Vespa đã theo chân các sĩ quan lên miền cao nguyên Đà Lạt lộng gió, vì vậy có lý khi nói rằng Đà Lạt là một nơi nhiều xe cổ.
    Chơi xe Vespa cũng rất cầu kỳ, nó có một vài quy tắc mà xe nào cũng phải "đua đòi": nẹp phải sáng bằng inox, thảm lót chân phải sạch và không trơn, tiếng nổ phải rõ, ròn, có người chỉnh khói sao cho khi nổ thoát ra có hình chữ O ...Trong một bài báo giới thiệu về loại xe Honda có nói rằng chính ông chủ của hãng này đã phải sang tận nước Ý tháo rời từng bộ phận của Vespa mang về Nhật để nghiên cứu. Và ngày nay, một số loại xe của Honda trên thị trường có mang "hơi hướng" của kiểu dáng Vespa.
    Tâm lý của hầu hết những người đang sở hữu ít nhất một chiếc Vespa cổ (ít nhất là ở Việt Nam) là thích thú vì biết rằng khi cưỡi nó, có cảm giác mình... thanh lịch hơn và người ngoài nhìn sẽ thấy... hay hay. So với Spacy, Avenis hay Honda@ thì Vespa cổ giá "bèo" hơn nhiều, lại vẫn được coi là sành điệu. Có nhiều người cho rằng, về "dáng" mà nói thì "đỉnh" nhất vẫn làn loại Vespa cổ đời 1954-1964. Lại còn tuyệt hơn khi bạn mặc đồ hơi bụi bụi, đầu vuốt keo bóng, chân đi giày bóng lộn. Nếu là đàn ông dạng... U40, bạn ngồi trên chiếc xe này và có một em ngồi ríu rít đằng sau, áo để trần vai, tóc bay bay, đeo kính đen huyền bí thì quả thật là... nhất bạn rồi đấy! Nếu bạn là ca sĩ, diễn viên điện ảnh hay ca sĩ thì làm chủ một bộ sưu tập một số chiếc Vespa cổ sẽ là một trong những lý do chính đáng nhất để thể hiện phong cách... nghệ sĩ của mình với bạn bè và công chúng. Đấy có lẽ cũng là lý do mà trong số những thành viên của một số câu lạc bộ Vespa cổ ở Hà Nội và TP.HCM đã có không ít thành viên là những tên tuổi quen thuộc trong làng văn nghệ sĩ Việt Nam.

    ''Sành điệu'' với Vespa cổ
    Oai thì kể cũng oai thật đấy nhưng chơi Vespa nghĩa là bạn phải có "hầu bao" khá khá một chút. Bởi phải mê thì mới "chơi", mà đã gọi là "chơi" thì làm gì có chuyện bạn sẽ chỉ mua một cái thôi. Mỗi xe trung bình cả "mông má" rồi cũng phải tốn cả ngàn USD. Một điều chắc chắn, muốn đi Vespa nghĩa là bạn phải... có sức khoẻ vì nó lại loại xe nặng từ cần khởi động nặng đi. Rồi, cứ coi như bạn có khoảng 2 cái Vespa cổ đi, nó ngốn xăng như một ông bợm nhậu uống bia vậy, nó lại còn giở chứng như cơm bữa hoặc tắt máy giữa đường cũng đủ làm bạn bực mình và rất mất thời gian để xử lý. Mà chuyện hỏng hóc của Vespa cổ lại là chuyện thường ngày ở huyện rồi! Nhưng chẳng sao, "ăn chơi là phải chịu nghiến răng".
    Một dân "nghiền Vespa" ở TP.HCM đã từng có lần lên mạng tâm sự với các "Vespafan" khác: ''Tôi cũng có nhiều kinh nghiệm cuời ra nuớc mắt với chìa khóa công tắc của Vespa, vì chỉ dùng để khóa cổ chứ không khóa điện. Có lần tôi dựng xe ở truớc cửa CHU bar trên đuờng Đồng Khởi (Sài Gòn), hai vợ chồng một bác tây đi xích lô ngang qua mê quá nhảy ngay xuống xúm vào săm soi và đạp lấy đạp để. Xe nằm chết dí không dẫn đi đuợc nhung máy cứ nổ phành phạch, bên cạnh ông bà Tây già vô cùng hả hê. Thế mới biết đam mê Vespa cổ thì Tây hay ta đều thế cả"
    Có một vài lời khuyên để giúp cho những vị nào mê Vespa cổ mà chưa có điều kiện về tài chính lắm. Nếu bạn đang có một chiếc Vespa Acma 1954, khi đi "đại tu", không nên thay hệ thống khởi động đạp thành đề vì một số lý do sau: Tốn tiền (khoảng 3-5 triệu), mau hỏng (đề được khoảng 3 tháng là bánh răng đề mòn hết), khó nổ, mau hết bình acqui vì cơ cấu khởi động của Vespa khá nặng, máy móc không ổn định do phải thay đổi cấu trúc, và quan trọng nhất, Vespa Acma mà đề thì chán lắm, giống như bạn dùng bật lửa Zippo mà thay xăng bằng gaz vậy.
    Sau khi đọc bài này, bạn có muốn mua cho mình một chiếc Vespa cổ hay không thì ...tuỳ. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, xe càng cổ thì giá càng "cắt cổ". Tôi vốn là một kẻ "ngoại đạo" hoàn toàn với các loại xe cộ, thế mà sau khi lùng sục được những thông tin như trên thì cũng quyết liều một phen... chơi ngông xem sao. Nhưng mức độ của tôi thì mới chỉ thích thôi chứ chưa mê và... nghiện. Vì thế, những chiếc Vespa cổ đầy quyến rũ kia, đừng hòng móc hết hầu bao của tôi nhé!
    Hoàng Nhật Mai (VNN)
    ===
    Cô phóng viên này đưa bài của CLB những người bạn Vespa nhưng không theo đúng nguyên tác nên tinh thần của bài viết không đúng. Tuy nhiên, anh em Vespa mình cũng có dịp được nhiều người quan tâm, thế cũng tạm được!
    (ThangVespa)
    Được ThangVespa sửa chữa / chuyển vào 23:46 ngày 07/04/2003
  7. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Săn Vespa cổ - "Nghề chơi cũng lắm công phu"
    "Vespa cổ chẳng khác nào một loại cà phê hảo hạng, uống mãi đâm ra nghiện, càng uống càng nghiện. Mà không những là một loại cà phê gây nghiện, nó còn giống một cô gái tài sắc vẹn toàn. Cũng vì lý do này, chọn đuợc "nguời trong mộng" đòi hỏi phải kiên nhẫn và đam mê. Tôi bây giờ đã là con nghiện nặng. Đi trên đuờng thấy chiếc nào ít thấy, thì bằng mọi giá phải đuổi theo săm soi. Còn đang ngồi trong bar mà thấy một chiếc hay hay chạy ngoài đường thì y nhu rằng hôm ấy ăn uống mất ngon vì mất dịp... đuổi theo. Thấy chiếc nào kém hơn xe mình thì hả hê, còn chiếc nào oách hơn, cổ hơn thì chỉ muốn ăn tuơi nuốt sống cái gã đang ngồi trên xe. Thế đấy!''

    Trên đây là một đoạn giới thiệu về niềm đam mê "những con ngựa sắt" có chung một cái tên Vespa (tất nhiên là nhiều "đời" khác nhau) của một tay chơi Vespa cổ thứ thiệt tại TP.HCM. Vài năm nay, chơi Vespa cổ đã trở thành mốt của những người sành điệu, giới văn nghệ sĩ và mặc dù chi phí cho mỗi chiếc chẳng đáng là bao, thế nhưng các đời Vespa thừa sức làm cho những ai trót "mê" nó phải lao tâm khổ tứ.
    Cũng theo những kinh nghiệm mà tay chơi này sưu tầm được:
    1. Vespa bắt đầu được phát triển từ khoảng những năm 1940, và khoảng năm 1948 thì chiếc Vespa thương mại đầu tiên ra đời. Từ đó đến nay, Vespa trải qua khá nhiều thăng trầm và cũng có nhiều đời xe. Những đời đầu tiên là 1948-1951 hiện còn rất ít do đã lâu. Sau đó là đến đời 1953-1959 mà người ta thường gọi là Acma. Thực ra, gọi như vậy không chính xác. Vì Vespa Acma là không phải là đời xe, mà là chủng loại xe sản xuất riêng cho thị trường Pháp (gọi là Acma de Paris), tương tự Vespa Douglas cho thị trường Mỹ. Sau đó là đến đời 1960-1965 (mà dân ta quen gọi là Standard, từ này do người Việt Nam... sáng tác ra). Sau đời Standard là Super và Sprint, khoảng những năm 1965-1969. Bẵng đi một khoảng thời gian khá dài, đến cuối những năm 1970, hãng Piaggio cho ra đời Vespa PX150, với cuộc cách mạng về kiểu dáng, hiện đại là thực dụng hơn. ,...
    2. Vespa khoảng cuối những năm 1960 trở về trước được xem là Vespa cổ. Xét về kiểu dáng thì dòng 1948-1953 là đẹp nhất nhưng tính năng rất kém. Dòng 1960-1965 là thông dụng nhất và tương đối ổn định về tính năng kỹ thuật. Giá cả hiện nay rất đa dạng. Loại Paperino thì vô giá. (Paperino là đời đầu, hiếm nhất của Vespa và có số lượng cực kỳ hạn chế, có điểm đặc biệt là nhìn rất giống con vịt, trong khi các loại Vespa khác thì nhìn giống con
    ong. Trong tiếng Ý, Vespa nghĩa là con ong). Loại Acma và Standard ngang giá nhau, khoảng 600-1000 USD. Super và Sprint khoảng 200-300 USD.
    3. Standard được chuộng nhất vì chỉ loại này mới có đồ gin và máy gin, còn Acma thì quá cũ nên người ta chỉ lấy xác xe về và gắn máy Sprint hoặc PX. Đi Acma thì có phong cách hơn, đồng thời cũng ''thương đau'' hơn vì tốn tiền và tốn sức (tiền để sửa xe và sức để đẩy xe). Sprint và Super thì không nằm trong danh sách của dân sưu tầm xe cổ vì dáng không đẹp.
    4. Đi xe cổ thì quan trọng nhất là bộ phận đánh lửa vì rất hay bị ngộp xăng, do pha nhiều nhớt. Các đời Vespa cổ đánh lửa bằng vít lửa, tuy nhiên cho dễ nổ thì thợ tân trang thường thay vít lửa bằng IC. Ngoài ra hầu như là không trục trặc máy móc, trừ các phụ tùng như thắng, dây thắng, dây ga, đèn, còi, lốp xe.
    Vespa cổ và con đường du nhập tới Việt Nam
    Nhiều người nói rằng nơi cung cấp Vespa cổ nhiều nhất ở Việt Nam là Hội An. Nhưng lại có nhiều ý kiến khác cho rằng, nơi có nhiều Vespa nhất Việt Nam hiện nay là TP.HCM và khu vực Lâm Đồng (Bảo Lộc - Đà Lạt). Vì Vespa được du nhập vào Việt Nam vào đầu những năm 1960, thời người Sài Gòn quen gọi Vespa cổ là còm-măng (gốc tiếng Pháp) và nếu ai muốn mua thì phải đặt hàng tận hãng bên... Italia. Khi đến Việt Nam, Vespa không "làm mưa làm gió" như Yamaha nhưng lại ngấm dần đầy quyến rũ với những kiểu dáng tuyệt đẹp và mỹ miều như... đường cong của thân hình một thiếu nữ. Vespa đã theo chân các sĩ quan lên miền cao nguyên Đà Lạt lộng gió, vì vậy có lý khi nói rằng Đà Lạt là một nơi nhiều xe cổ.
    Chơi xe Vespa cũng rất cầu kỳ, nó có một vài quy tắc mà xe nào cũng phải "đua đòi": nẹp phải sáng bằng inox, thảm lót chân phải sạch và không trơn, tiếng nổ phải rõ, ròn, có người chỉnh khói sao cho khi nổ thoát ra có hình chữ O ...Trong một bài báo giới thiệu về loại xe Honda có nói rằng chính ông chủ của hãng này đã phải sang tận nước Ý tháo rời từng bộ phận của Vespa mang về Nhật để nghiên cứu. Và ngày nay, một số loại xe của Honda trên thị trường có mang "hơi hướng" của kiểu dáng Vespa.
    Tâm lý của hầu hết những người đang sở hữu ít nhất một chiếc Vespa cổ (ít nhất là ở Việt Nam) là thích thú vì biết rằng khi cưỡi nó, có cảm giác mình... thanh lịch hơn và người ngoài nhìn sẽ thấy... hay hay. So với Spacy, Avenis hay Honda@ thì Vespa cổ giá "bèo" hơn nhiều, lại vẫn được coi là sành điệu. Có nhiều người cho rằng, về "dáng" mà nói thì "đỉnh" nhất vẫn làn loại Vespa cổ đời 1954-1964. Lại còn tuyệt hơn khi bạn mặc đồ hơi bụi bụi, đầu vuốt keo bóng, chân đi giày bóng lộn. Nếu là đàn ông dạng... U40, bạn ngồi trên chiếc xe này và có một em ngồi ríu rít đằng sau, áo để trần vai, tóc bay bay, đeo kính đen huyền bí thì quả thật là... nhất bạn rồi đấy! Nếu bạn là ca sĩ, diễn viên điện ảnh hay ca sĩ thì làm chủ một bộ sưu tập một số chiếc Vespa cổ sẽ là một trong những lý do chính đáng nhất để thể hiện phong cách... nghệ sĩ của mình với bạn bè và công chúng. Đấy có lẽ cũng là lý do mà trong số những thành viên của một số câu lạc bộ Vespa cổ ở Hà Nội và TP.HCM đã có không ít thành viên là những tên tuổi quen thuộc trong làng văn nghệ sĩ Việt Nam.

    ''Sành điệu'' với Vespa cổ
    Oai thì kể cũng oai thật đấy nhưng chơi Vespa nghĩa là bạn phải có "hầu bao" khá khá một chút. Bởi phải mê thì mới "chơi", mà đã gọi là "chơi" thì làm gì có chuyện bạn sẽ chỉ mua một cái thôi. Mỗi xe trung bình cả "mông má" rồi cũng phải tốn cả ngàn USD. Một điều chắc chắn, muốn đi Vespa nghĩa là bạn phải... có sức khoẻ vì nó lại loại xe nặng từ cần khởi động nặng đi. Rồi, cứ coi như bạn có khoảng 2 cái Vespa cổ đi, nó ngốn xăng như một ông bợm nhậu uống bia vậy, nó lại còn giở chứng như cơm bữa hoặc tắt máy giữa đường cũng đủ làm bạn bực mình và rất mất thời gian để xử lý. Mà chuyện hỏng hóc của Vespa cổ lại là chuyện thường ngày ở huyện rồi! Nhưng chẳng sao, "ăn chơi là phải chịu nghiến răng".
    Một dân "nghiền Vespa" ở TP.HCM đã từng có lần lên mạng tâm sự với các "Vespafan" khác: ''Tôi cũng có nhiều kinh nghiệm cuời ra nuớc mắt với chìa khóa công tắc của Vespa, vì chỉ dùng để khóa cổ chứ không khóa điện. Có lần tôi dựng xe ở truớc cửa CHU bar trên đuờng Đồng Khởi (Sài Gòn), hai vợ chồng một bác tây đi xích lô ngang qua mê quá nhảy ngay xuống xúm vào săm soi và đạp lấy đạp để. Xe nằm chết dí không dẫn đi đuợc nhung máy cứ nổ phành phạch, bên cạnh ông bà Tây già vô cùng hả hê. Thế mới biết đam mê Vespa cổ thì Tây hay ta đều thế cả"
    Có một vài lời khuyên để giúp cho những vị nào mê Vespa cổ mà chưa có điều kiện về tài chính lắm. Nếu bạn đang có một chiếc Vespa Acma 1954, khi đi "đại tu", không nên thay hệ thống khởi động đạp thành đề vì một số lý do sau: Tốn tiền (khoảng 3-5 triệu), mau hỏng (đề được khoảng 3 tháng là bánh răng đề mòn hết), khó nổ, mau hết bình acqui vì cơ cấu khởi động của Vespa khá nặng, máy móc không ổn định do phải thay đổi cấu trúc, và quan trọng nhất, Vespa Acma mà đề thì chán lắm, giống như bạn dùng bật lửa Zippo mà thay xăng bằng gaz vậy.
    Sau khi đọc bài này, bạn có muốn mua cho mình một chiếc Vespa cổ hay không thì ...tuỳ. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, xe càng cổ thì giá càng "cắt cổ". Tôi vốn là một kẻ "ngoại đạo" hoàn toàn với các loại xe cộ, thế mà sau khi lùng sục được những thông tin như trên thì cũng quyết liều một phen... chơi ngông xem sao. Nhưng mức độ của tôi thì mới chỉ thích thôi chứ chưa mê và... nghiện. Vì thế, những chiếc Vespa cổ đầy quyến rũ kia, đừng hòng móc hết hầu bao của tôi nhé!
    Hoàng Nhật Mai (VNN)
    ===
    Cô phóng viên này đưa bài của CLB những người bạn Vespa nhưng không theo đúng nguyên tác nên tinh thần của bài viết không đúng. Tuy nhiên, anh em Vespa mình cũng có dịp được nhiều người quan tâm, thế cũng tạm được!
    (ThangVespa)
    Được ThangVespa sửa chữa / chuyển vào 23:46 ngày 07/04/2003
  8. HoaSy_ButSat

    HoaSy_ButSat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2003
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    KỲ 1: TÂM SỰ CỦA MỘT NGƯỜI THÍCH VESPA
    Thực sự lần đầu tiên tôi đoực biết đến xe Vespa là vào năm tôi lên 5 tuổi, lần đầu tiên vào Sài Gòn, cậi tôi đã chở tôi đi trên một chiếc xe cổ lỗ sỹ, tiếng kêu của nó nổ giòn tan, và cậu đã ngồi cả ngày giảng giải cho một đứa trẻ con như tôi về Vespa và những vẻ đẹp của nó. Hồi đó, ngoài Bắc xe máy đã là một thứ xa xỉ phẩm chứ đừng nói la xe Vespa. Nhưng ngồi nghe cậu tôi nói về xe mà niêm đam mê của tôi sau này lại càng tăng lên. Khi tôi lớn lên một chút, ba tôi từ nước ngoài về, dem theo rất nhiều sách về các loại máy móc và về thuyền buồm, và trong đám sách vở đó có một cuốn sách về Vespa, điều đó làm tôi thích mê đi được. Vì khi đo tôi đã rất thích vẽ các loại xe hơi, xe máy bằng bút sắt, tất nhiên là vẽ chơi, nhưng qua thực là nhìn thấy những chiếc xe trong đó, tôi mới hiểu phần nào tại sao cậu tôi lại thích cái cục sắt cổ lỗ sỹ như thế. Chỉ tiếc là trong lần dọn nhà, tôi đã làm mất quyển sách đó, và một thời gian sau, gia đình lục đục và cậu của tôi đã qua Mỹ sống.
    Cuộc sống cứ dần trôi đi, và đến một ngày, đường phố Hà Nội xuất hiện những chiếc Vespa đầu tiên, thì lúc đó những gì gọi là cái say mê cháy bỏng mà cậu tôi đã truyền lại cho tôi lại một lần nữa được đốt cháy trong những niềm say mê của tôi. Trong một lần đi Đà Nẵng, tôi đã tự tiện mua một chiếc xe Vespa bằng tiền tôi dành dụm từ lâu, tôi lên xe và đi thử, khi đó nhừng gì mà một thời gian khoảng 16 năm, cậu tôi truyền lại cho tôi trong bầu không khí của biên Vũng Tàu lại bừng dậy, tôi mới hiểu là sao người ta có thể say mê cái tiếng nổ giòn tan của xe Vespa thế kia chứ. Và tôi cảm thấy có một cái gì đó cuốn hút tôi vào cái tiêng nổ ấy.
    Khi tôi trở về Hà Nội, ba mẹ tôi đã rất giận dữ khi tôi tha về nhà một chiếc xe mà đã rất nhiều năm trước đó họ ghét cay ghét đắng, và sau một trận cãi nhau kịch kiệt, ba tôi đã đem chiếc xe đi đâu đó, sau đo tôi đã không được biết về số phận của đứa con cưng đầu tiên của mình như thế nao cả. Sau đo, gia đinh tôi bước vào một giai đoạn mới, một cuộc tranh chấp nho nhỏ xảy ra trong gia đình, và ba tôi lên chức, mọi vòng xoay của gia đình làm cho tôi quên đi cục cưng của mình.
    Khi tôi học đại học năm thư tư, tôi tình cờ đọc được một đoạn nhắn tin là muốn bán một chiếc xe Vespa, và tôi liên lạc với họ, không phải là để mua chiếc xe đó mà chỉ xin mọt bức ảnh nhằm bổ sung vào tập tranh vẽ bằng bút sắt của tôi. Và khi đó tôi được biết đến "Những người bạn Vespa", qua anh ThăngVespa, tôi được biết đến câu lạc bộ và được biết nhiều thông tin khác về xe Vespa. Quả thực ở đây, tôi được gặp nhiều người có sở thích như cậu tôi một thời. Chân thành cảm ơn tất cả.
    KỲ SAU: UỚC MƠ CHÁY BỎNG VỀ MỘT BỘ SƯU TẬP TRANH VẼ XE VESPA BẰNG BÚT SẮT.
    Vespa, Xe Hơi cổ, Thuyền Buồm hhee, những thú vui trên đời có gì bằng. TUYỆT THẬT!!!!!!!
  9. HoaSy_ButSat

    HoaSy_ButSat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2003
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    KỲ 1: TÂM SỰ CỦA MỘT NGƯỜI THÍCH VESPA
    Thực sự lần đầu tiên tôi đoực biết đến xe Vespa là vào năm tôi lên 5 tuổi, lần đầu tiên vào Sài Gòn, cậi tôi đã chở tôi đi trên một chiếc xe cổ lỗ sỹ, tiếng kêu của nó nổ giòn tan, và cậu đã ngồi cả ngày giảng giải cho một đứa trẻ con như tôi về Vespa và những vẻ đẹp của nó. Hồi đó, ngoài Bắc xe máy đã là một thứ xa xỉ phẩm chứ đừng nói la xe Vespa. Nhưng ngồi nghe cậu tôi nói về xe mà niêm đam mê của tôi sau này lại càng tăng lên. Khi tôi lớn lên một chút, ba tôi từ nước ngoài về, dem theo rất nhiều sách về các loại máy móc và về thuyền buồm, và trong đám sách vở đó có một cuốn sách về Vespa, điều đó làm tôi thích mê đi được. Vì khi đo tôi đã rất thích vẽ các loại xe hơi, xe máy bằng bút sắt, tất nhiên là vẽ chơi, nhưng qua thực là nhìn thấy những chiếc xe trong đó, tôi mới hiểu phần nào tại sao cậu tôi lại thích cái cục sắt cổ lỗ sỹ như thế. Chỉ tiếc là trong lần dọn nhà, tôi đã làm mất quyển sách đó, và một thời gian sau, gia đình lục đục và cậu của tôi đã qua Mỹ sống.
    Cuộc sống cứ dần trôi đi, và đến một ngày, đường phố Hà Nội xuất hiện những chiếc Vespa đầu tiên, thì lúc đó những gì gọi là cái say mê cháy bỏng mà cậu tôi đã truyền lại cho tôi lại một lần nữa được đốt cháy trong những niềm say mê của tôi. Trong một lần đi Đà Nẵng, tôi đã tự tiện mua một chiếc xe Vespa bằng tiền tôi dành dụm từ lâu, tôi lên xe và đi thử, khi đó nhừng gì mà một thời gian khoảng 16 năm, cậu tôi truyền lại cho tôi trong bầu không khí của biên Vũng Tàu lại bừng dậy, tôi mới hiểu là sao người ta có thể say mê cái tiếng nổ giòn tan của xe Vespa thế kia chứ. Và tôi cảm thấy có một cái gì đó cuốn hút tôi vào cái tiêng nổ ấy.
    Khi tôi trở về Hà Nội, ba mẹ tôi đã rất giận dữ khi tôi tha về nhà một chiếc xe mà đã rất nhiều năm trước đó họ ghét cay ghét đắng, và sau một trận cãi nhau kịch kiệt, ba tôi đã đem chiếc xe đi đâu đó, sau đo tôi đã không được biết về số phận của đứa con cưng đầu tiên của mình như thế nao cả. Sau đo, gia đinh tôi bước vào một giai đoạn mới, một cuộc tranh chấp nho nhỏ xảy ra trong gia đình, và ba tôi lên chức, mọi vòng xoay của gia đình làm cho tôi quên đi cục cưng của mình.
    Khi tôi học đại học năm thư tư, tôi tình cờ đọc được một đoạn nhắn tin là muốn bán một chiếc xe Vespa, và tôi liên lạc với họ, không phải là để mua chiếc xe đó mà chỉ xin mọt bức ảnh nhằm bổ sung vào tập tranh vẽ bằng bút sắt của tôi. Và khi đó tôi được biết đến "Những người bạn Vespa", qua anh ThăngVespa, tôi được biết đến câu lạc bộ và được biết nhiều thông tin khác về xe Vespa. Quả thực ở đây, tôi được gặp nhiều người có sở thích như cậu tôi một thời. Chân thành cảm ơn tất cả.
    KỲ SAU: UỚC MƠ CHÁY BỎNG VỀ MỘT BỘ SƯU TẬP TRANH VẼ XE VESPA BẰNG BÚT SẮT.
    Vespa, Xe Hơi cổ, Thuyền Buồm hhee, những thú vui trên đời có gì bằng. TUYỆT THẬT!!!!!!!
  10. HoaSy_ButSat

    HoaSy_ButSat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2003
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    Mọi thứ bắt đầu từ khi tôi biết đen " Những người bạn Vespa", một điểm khởi đầu mới. Những chiếc Vespa của một thời thơ ấu, đã in dấu trong tôi. Khi đó tôi đã vẽ được rất nhiều xe hơi bằng bút sắt, và chiếc xe Vespa đầu tiên tôi tập vẽ thử là chiếc Standard của ca sỹ Hà Trần, chiếc xe đó tôi cắt từ tạp chí Otô Xe Máy Việt Nam, tất nhiên vì lâu không được ngắm nhìn một cách kĩ càng các chi tiết của chiếc xe Vespa cho nên tôi biết chắc mình vẽ không chính xác lắm, nhưng chẳng hiểu sao tôi vẫn muốn thử xem, và tất nhiên sau đó nhờ vào các công cụ tìm kiếm trên mạng mà mọi lần tôi đã sử dụng để tìm kiếm các ảnh xe hơi cổ, vì vậy tôi đã tìm được rất nhiều hình xe Vespa cổ, những kiểu dáng mà trước đó có lần tôi được nhìn thấy trong một cuốn sách nào đó của cậu tôi và tôi quyết định, cũng như xe hơi, mình sẽ làm một bộ sưu tập về xe Vespa đã được vẽ bằng bút sắt, vì tôi biết rằng ba má tôi không chấp nhận tôi mua một chiếc xe như vậy, và mọi thứ bắt đầu. Đầu tiên là mở trang web www.vespa.com và một số trang web khác tôi đã có trong tay khá nhiều hình xe Vespa rất đẹp, nhưng tiếc là lúc đó tôi vẽ vẫn còn ý thức là mình cần một góc độ phẩi thật đẹp như là mình vẽ xe hơi cho nên tôi đã rất lưỡng lự khi bắt tay vào công việc, vì chưa đủ thông tin nên tôi chi quyết định vẽ theo những bức ảnh trông rõ ràng và dễ nhìn, chính vì vậy mà bộ sưu tập của ttôi đã không đạt được như ý, mà bị rời rạc một cách khó hiểu.
    .............. mọi thứ lại tiếp tục (Phần này sẽ được viết tiếp khi tôi vào Sài Gòn)
    Vespa, Xe Hơi cổ, Thuyền Buồm hhee, những thú vui trên đời có gì bằng. TUYỆT THẬT!!!!!!!

Chia sẻ trang này