1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tâm sự vui buồn nghề Y

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi ndungtuan, 15/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Gerbich

    Gerbich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2003
    Bài viết:
    1.874
    Đã được thích:
    2
    Lập luận of bác netwalker lúc nào cũng vững chắc và đầy đủ .. cám ơn bạn đã giải thích hộ G. .. G. muốn đưa ra vài thí dụ về sự khác biệt giữa nền y học ở VN và Mỹ , nhưng loay hoay mãi , không tìm đủ chữ để giải thích ...
    Chúc bác vui vẽ .
  2. Global

    Global Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    1.677
    Đã được thích:
    0
    Nghề nào cũng có những nỗi buồn và niềm vui ! Hôm trước đọc bài của ladymeomuop mà thấy xúc động lắm. Gửi link cho 1 người bạn - chỉ mong sao họ hiểu được nỗi lo lắng của mình mà giảm bớt tộc độ hút thuốc xuống.
    Năm mới, xin gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến các anh, các chị trong box Sức khoẻ. Chúc mọi người luôn khoẻ mạnh, nhất là những người đang làm công tác Y tế...chúc tất cả hạnh phúc yên vui với gia đình, bè bạn, người thân.
    Mùa thu lưng chừng đến.
    Lá vàng lưng chừng rơi.
    Lưng chừng em với tôi,
    Tình yêu hay là bạn.
  3. Global

    Global Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    1.677
    Đã được thích:
    0
    Nghề nào cũng có những nỗi buồn và niềm vui ! Hôm trước đọc bài của ladymeomuop mà thấy xúc động lắm. Gửi link cho 1 người bạn - chỉ mong sao họ hiểu được nỗi lo lắng của mình mà giảm bớt tộc độ hút thuốc xuống.
    Năm mới, xin gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến các anh, các chị trong box Sức khoẻ. Chúc mọi người luôn khoẻ mạnh, nhất là những người đang làm công tác Y tế...chúc tất cả hạnh phúc yên vui với gia đình, bè bạn, người thân.
    Mùa thu lưng chừng đến.
    Lá vàng lưng chừng rơi.
    Lưng chừng em với tôi,
    Tình yêu hay là bạn.
  4. ndungtuan

    ndungtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    1.493
    Đã được thích:
    2
    Cuối năm, cùng với bao nỗi lo toan, cũng giống như những ngành khác, mong muốn làm một bản báo cáo thành tích ngành Y cuối năm. Trong năm 2003, Y khoa Việt Nam đã tiến đến đâu, đã làm được những gì, đã cứu sống được bao nhiêu bệnh nhân, đã phạm bao nhiêu sai lầm? Nhưng ngẫm nghĩ, viết đi viết lại, cuối cùng lại ra bài này ...
    -----------------
    ... Mẹ nghèo, đông con, bao nhiêu nhọc nhằn khó khăn, chữ nghĩa mẹ lại ít nên chỉ làm việc tay chân. Con cái tự xoay xở, mẹ chỉ cung cấp cái ăn vừa đủ không chết đói, cái mặc vừa đủ che thân. Được một điều, con trong nhà cũng hiểu được nỗi nhọc nhằn của mẹ nên cũng cố gắng chí thú làm ăn. Nhìn qua nhà hàng xóm, cha mẹ giàu có, chỉ có mỗi cậu ấm, cậu được nuông chiều hết mực, thức ăn thừa mứa, nưa ăn nửa đổ bỏ, chạnh lòng nhớ tới tranh luận giữa @Gerbich@luuthuy.
    Thằng Hai sinh giữa thời loạn lạc, lại cũng đủ lớn nên hiểu được sự đời và thời cuộc. Biết sự học của mình nửa chừng, không quá dư, cũng vừa đủ để xài nên bằng lòng với số phận. Ngày ngày Hai chăm lo vườn tược, quét dọn trong nhà, cắp cặp đi làm. Lương đủ sống. Cứ thế làm chuẩn mực cho mấy thằng em. Đứa thì nhìn rồi bĩu môi không chấp nhận. Đứa thì gật gù nhưng cũng không nói gì, chẳng biết là thích hay không. Chỉ riêng thằng út là bướng, nó khăng khăng bảo anh Hai là người tốt, giúp đỡ mọi người, nhưng cuối cùng phán một câu, vừa là người tốt vừa giàu mới là đúng nhất. Hơn nữa, vừa tốt vừa giỏi thì hay hơn, tốt thì giữ cho Y đạo còn giỏi thì ... nó cũng bỏ lửng câu nói nửa chừng. Thằng Hai cũng cứu được bao nhiêu là người, tuy nhiên, hầu hết những người ấy chỉ bệnh lằng nhằng, vừa đủ để gọi là bệnh nặng. Thằng Hai có câu nói cửa miệng: ?o Được học hành vừa đủ, được ăn uống đầy đủ hơn bao nhiêu người, làm đủ mọi công việc được giao, thế là tốt rồi, thế là tôi yên tâm!?. Mà mẹ nó cũng không nói gì, có lẽ bà quá bận bịu với lo toan hàng ngày, hay cũng có thể mẹ nó biết sức của thằng Hai chỉ có vậy, không đòi hỏi được gì thêm.
    Thằng Ba thì lớn lên ở thời cuộc đổi mới, thời mà mọi thời cơ đến rồi đi, mọi việc thay đổi trong một sớm một chiều. Thằng Ba được cái có EQ tốt, nó hiểu ngay thời cuộc, học hành nhàng nhàng nhưng lại biết tranh thủ, nó nắm bắt và tận dụng mọi thời cơ. Nó sẵn sàng ngã giá với bệnh nhân, cần thì nắn bóp, không cần thì nhả ra ngay tắp lự. Mọi việc với nó rất rõ ràng trong sự rối rắm ma quái của nó. Người nào buộc lòng phải quan hệ với nó thì cũng phải quan hệ trong sự canh chừng e dè và cẩn trọng như thấy chó dữ. Không ai biết là thằng Ba đã cứu được bao nhiêu bệnh nhân nhưng có một điều chắc chắn là số bệnh nhân điêu đứng vì nó chắc cũng lớn hơn số người mà nó cứu được. Thằng Ba rất biết cách sử dụng những thành tựu của người khác phục vụ cho mục đích riêng tư của mình, cái mà người ta gọi là ?otính ứng dụng vào đời sống?. Nếu buộc phải dùng một vài từ ngắn gọn để miêu tả tính cách của thằng Ba thì có thể nói như sau: ?oThành công, nhưng bằng sự tàn ác?. Điều đáng sợ nhất: nhiều đứa bạn của thằng Ba lấy nó làm gương, tự răn đe mình đi theo con đường của thằng Ba, nhưng chúng không hiểu, muốn được như thằng Ba, phải có trái tim của loài dã thú.
    Thằng Tư thì khác hẳn với hai ông anh. Nó nhiều tham vọng. Muốn giàu. Muốn giỏi. Muốn giàu sang. Nhưng nó lại không đủ IQ. Đó là vấn đề. Nó cũng hiểu vấn đề. Nó khắc phục bằng cách cày cật lực. Làm bất kể ngày đêm. Làm tất cả mọi công việc được giao bằng những nỗ lực tối đa. Thằng Tư không có tuổi tre.û Nó có đủ giờ đâu mà vui chơi bù khú? Thằng Tư đối xử với bệnh nhân công bằng. Giàu cũng như nghèo. Đôi khi, nó giật mình nhớ tới tham vọng giàu sang. Khi đó, nó nghiêng về người giàu. Rối nó nhớ tới tham vọng giỏi, nó lại nghiêng về người nghèo. Ở người nghèo, nó có thể thử nghiệm nhiều điều và không hề gặp sự phản đối. Rối nó lại luẩn quẩn trong những tham vọng của nó. Cũng đúng, bởi vì IQ không đủ nên nó không hiểu được ?otính thứ tự và tính ưu tiên?. Cuối cùng, thằng Tư cũng trở thành nhân vật không thể thiếu trong Khoa và bệnh viện. Nhưng nó được sử dụng như một máy cày, không hơn không kém. Rồi cũng sẽ có ngày nó lên Phó khoa, Trưởng khoa, đó là những gì nó tự an ủi. Thằng Tư là người cứu được nhiều bệnh nhân nhất so với thằng Hai và thằng Ba, nhưng người ta thường nhớ tới thằng Ba hơn. Những đòn phép của thằng Ba hơn hẳn thằng Tư. Thằng Hai thì lúc nào cũng nhạt nhoà.
    Còn những thằng Năm, thằng Sáu, thằng Bảy ... Chúng nó có những đặc điểm pha trộn giữa thằng Hai, thằng Ba, thằng Tư, chỉ có điều tỷ lệ thay đổi khác nhau. Chỉ có mẹ già mang nặng đẻ đau, ẵm bồng từ lúc đỏ hỏn mới biết rõ tỷ lệ này của chúng ra sao.
    Thằng Út sinh ra lúc mẹ tưởng rằng không còn có thể sanh nở nữa. Đúng như ông bà dạy:?Giàu Út hưởng, khó Út chịu?. Thằng Út có sự quan sát tốt, điều quan trọng và cần thiết trong Y khoa. Nó có IQ cao nhưng trong bài test IQ thì điểm logic của nó lại thấp. Nó nghiêng về phân tích và lý luận. Vì vậy, nó hiểu rõ những yếu điểm của thằng Ba để tự bảo vệ bản thân khi cần thiết. Thằng Ba không thích dây vào nó, nó cũng chẳng ưa gì thằng Ba. Trong công chuyện hàng ngày, chúng nó trao đổi với nhau những điều bắt buộc. Thế thôi. Nó thường thích nói chuyện với thằng Hai, bởi vì vô hại, mà cũng chỉ là chuyện thời tiết đẹp xấu. Đôi khi, nó cũng xắn tay áo lên giúp thằng Hai một số việc. Còn với thằng Tư, nó thương hại, nhưng cũng chẳng nói gì, vì có nói thằng Tư cũng không nghe, đời thằng Tư như ngựa bị che hai bên mắt, chỉ thấy mục đích mà róng riết đi tới. Nhưng thằng Út cũng chẳng giỏi, bởi nó mải mê phân tích và lý luận, quên mất mục đích chính của cuộc đời. Cuộc đời thằng Út rẽ theo một ngã khác, sống trung lưu, không nổi bật, không hèn kém.
    Mẹ thường thở dài, trong con cái, chẳng có đứa nào làm mẹ thật sự hãnh diện. Không có đứa nào thật sự xuất sắc, nói một câu nói, quyết định một điều có thể cứu sống bệnh nhân, có thể làm thay đổi Y đạo và thúc đẩy Y khoa đi lên. Âu cũng là chuyện thường tình, vì mẹ có cho chúng bệ phóng đâu?
    Thân ái

    "TỪ BI" OR NOT "TỪ BI" ?
  5. ndungtuan

    ndungtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    1.493
    Đã được thích:
    2
    Cuối năm, cùng với bao nỗi lo toan, cũng giống như những ngành khác, mong muốn làm một bản báo cáo thành tích ngành Y cuối năm. Trong năm 2003, Y khoa Việt Nam đã tiến đến đâu, đã làm được những gì, đã cứu sống được bao nhiêu bệnh nhân, đã phạm bao nhiêu sai lầm? Nhưng ngẫm nghĩ, viết đi viết lại, cuối cùng lại ra bài này ...
    -----------------
    ... Mẹ nghèo, đông con, bao nhiêu nhọc nhằn khó khăn, chữ nghĩa mẹ lại ít nên chỉ làm việc tay chân. Con cái tự xoay xở, mẹ chỉ cung cấp cái ăn vừa đủ không chết đói, cái mặc vừa đủ che thân. Được một điều, con trong nhà cũng hiểu được nỗi nhọc nhằn của mẹ nên cũng cố gắng chí thú làm ăn. Nhìn qua nhà hàng xóm, cha mẹ giàu có, chỉ có mỗi cậu ấm, cậu được nuông chiều hết mực, thức ăn thừa mứa, nưa ăn nửa đổ bỏ, chạnh lòng nhớ tới tranh luận giữa @Gerbich@luuthuy.
    Thằng Hai sinh giữa thời loạn lạc, lại cũng đủ lớn nên hiểu được sự đời và thời cuộc. Biết sự học của mình nửa chừng, không quá dư, cũng vừa đủ để xài nên bằng lòng với số phận. Ngày ngày Hai chăm lo vườn tược, quét dọn trong nhà, cắp cặp đi làm. Lương đủ sống. Cứ thế làm chuẩn mực cho mấy thằng em. Đứa thì nhìn rồi bĩu môi không chấp nhận. Đứa thì gật gù nhưng cũng không nói gì, chẳng biết là thích hay không. Chỉ riêng thằng út là bướng, nó khăng khăng bảo anh Hai là người tốt, giúp đỡ mọi người, nhưng cuối cùng phán một câu, vừa là người tốt vừa giàu mới là đúng nhất. Hơn nữa, vừa tốt vừa giỏi thì hay hơn, tốt thì giữ cho Y đạo còn giỏi thì ... nó cũng bỏ lửng câu nói nửa chừng. Thằng Hai cũng cứu được bao nhiêu là người, tuy nhiên, hầu hết những người ấy chỉ bệnh lằng nhằng, vừa đủ để gọi là bệnh nặng. Thằng Hai có câu nói cửa miệng: ?o Được học hành vừa đủ, được ăn uống đầy đủ hơn bao nhiêu người, làm đủ mọi công việc được giao, thế là tốt rồi, thế là tôi yên tâm!?. Mà mẹ nó cũng không nói gì, có lẽ bà quá bận bịu với lo toan hàng ngày, hay cũng có thể mẹ nó biết sức của thằng Hai chỉ có vậy, không đòi hỏi được gì thêm.
    Thằng Ba thì lớn lên ở thời cuộc đổi mới, thời mà mọi thời cơ đến rồi đi, mọi việc thay đổi trong một sớm một chiều. Thằng Ba được cái có EQ tốt, nó hiểu ngay thời cuộc, học hành nhàng nhàng nhưng lại biết tranh thủ, nó nắm bắt và tận dụng mọi thời cơ. Nó sẵn sàng ngã giá với bệnh nhân, cần thì nắn bóp, không cần thì nhả ra ngay tắp lự. Mọi việc với nó rất rõ ràng trong sự rối rắm ma quái của nó. Người nào buộc lòng phải quan hệ với nó thì cũng phải quan hệ trong sự canh chừng e dè và cẩn trọng như thấy chó dữ. Không ai biết là thằng Ba đã cứu được bao nhiêu bệnh nhân nhưng có một điều chắc chắn là số bệnh nhân điêu đứng vì nó chắc cũng lớn hơn số người mà nó cứu được. Thằng Ba rất biết cách sử dụng những thành tựu của người khác phục vụ cho mục đích riêng tư của mình, cái mà người ta gọi là ?otính ứng dụng vào đời sống?. Nếu buộc phải dùng một vài từ ngắn gọn để miêu tả tính cách của thằng Ba thì có thể nói như sau: ?oThành công, nhưng bằng sự tàn ác?. Điều đáng sợ nhất: nhiều đứa bạn của thằng Ba lấy nó làm gương, tự răn đe mình đi theo con đường của thằng Ba, nhưng chúng không hiểu, muốn được như thằng Ba, phải có trái tim của loài dã thú.
    Thằng Tư thì khác hẳn với hai ông anh. Nó nhiều tham vọng. Muốn giàu. Muốn giỏi. Muốn giàu sang. Nhưng nó lại không đủ IQ. Đó là vấn đề. Nó cũng hiểu vấn đề. Nó khắc phục bằng cách cày cật lực. Làm bất kể ngày đêm. Làm tất cả mọi công việc được giao bằng những nỗ lực tối đa. Thằng Tư không có tuổi tre.û Nó có đủ giờ đâu mà vui chơi bù khú? Thằng Tư đối xử với bệnh nhân công bằng. Giàu cũng như nghèo. Đôi khi, nó giật mình nhớ tới tham vọng giàu sang. Khi đó, nó nghiêng về người giàu. Rối nó nhớ tới tham vọng giỏi, nó lại nghiêng về người nghèo. Ở người nghèo, nó có thể thử nghiệm nhiều điều và không hề gặp sự phản đối. Rối nó lại luẩn quẩn trong những tham vọng của nó. Cũng đúng, bởi vì IQ không đủ nên nó không hiểu được ?otính thứ tự và tính ưu tiên?. Cuối cùng, thằng Tư cũng trở thành nhân vật không thể thiếu trong Khoa và bệnh viện. Nhưng nó được sử dụng như một máy cày, không hơn không kém. Rồi cũng sẽ có ngày nó lên Phó khoa, Trưởng khoa, đó là những gì nó tự an ủi. Thằng Tư là người cứu được nhiều bệnh nhân nhất so với thằng Hai và thằng Ba, nhưng người ta thường nhớ tới thằng Ba hơn. Những đòn phép của thằng Ba hơn hẳn thằng Tư. Thằng Hai thì lúc nào cũng nhạt nhoà.
    Còn những thằng Năm, thằng Sáu, thằng Bảy ... Chúng nó có những đặc điểm pha trộn giữa thằng Hai, thằng Ba, thằng Tư, chỉ có điều tỷ lệ thay đổi khác nhau. Chỉ có mẹ già mang nặng đẻ đau, ẵm bồng từ lúc đỏ hỏn mới biết rõ tỷ lệ này của chúng ra sao.
    Thằng Út sinh ra lúc mẹ tưởng rằng không còn có thể sanh nở nữa. Đúng như ông bà dạy:?Giàu Út hưởng, khó Út chịu?. Thằng Út có sự quan sát tốt, điều quan trọng và cần thiết trong Y khoa. Nó có IQ cao nhưng trong bài test IQ thì điểm logic của nó lại thấp. Nó nghiêng về phân tích và lý luận. Vì vậy, nó hiểu rõ những yếu điểm của thằng Ba để tự bảo vệ bản thân khi cần thiết. Thằng Ba không thích dây vào nó, nó cũng chẳng ưa gì thằng Ba. Trong công chuyện hàng ngày, chúng nó trao đổi với nhau những điều bắt buộc. Thế thôi. Nó thường thích nói chuyện với thằng Hai, bởi vì vô hại, mà cũng chỉ là chuyện thời tiết đẹp xấu. Đôi khi, nó cũng xắn tay áo lên giúp thằng Hai một số việc. Còn với thằng Tư, nó thương hại, nhưng cũng chẳng nói gì, vì có nói thằng Tư cũng không nghe, đời thằng Tư như ngựa bị che hai bên mắt, chỉ thấy mục đích mà róng riết đi tới. Nhưng thằng Út cũng chẳng giỏi, bởi nó mải mê phân tích và lý luận, quên mất mục đích chính của cuộc đời. Cuộc đời thằng Út rẽ theo một ngã khác, sống trung lưu, không nổi bật, không hèn kém.
    Mẹ thường thở dài, trong con cái, chẳng có đứa nào làm mẹ thật sự hãnh diện. Không có đứa nào thật sự xuất sắc, nói một câu nói, quyết định một điều có thể cứu sống bệnh nhân, có thể làm thay đổi Y đạo và thúc đẩy Y khoa đi lên. Âu cũng là chuyện thường tình, vì mẹ có cho chúng bệ phóng đâu?
    Thân ái

    "TỪ BI" OR NOT "TỪ BI" ?
  6. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Bác ndungtuan có thể đi viết cho mục "xả xú páp" của báo Lao Động được đấy.
    Đọc rất hay, rất đúng chủ trương nhưng cũng đủ xả.
    Chúc bác và gia đình Năm Mới Vạn Sự Như Ý!
  7. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Bác ndungtuan có thể đi viết cho mục "xả xú páp" của báo Lao Động được đấy.
    Đọc rất hay, rất đúng chủ trương nhưng cũng đủ xả.
    Chúc bác và gia đình Năm Mới Vạn Sự Như Ý!
  8. Gerbich

    Gerbich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2003
    Bài viết:
    1.874
    Đã được thích:
    2
    chào bác Ngdungtuan ,
    G. rất khâm phục tài năng văn chương VN of bác , bài bác viết rất xuất sắc .. đọc xong G. nhìn thấy được 1 bức tranh nhiều màu sắc , bề mặt , bề trái of cuộc đời .. có phần disappointed with life phải không bác ? tuy là chổ G. ít khi gặp " thằng ba " nhưng vẫn có bác ạ ... hôm nào có dịp , mời bác viết tiếp nhé .
    Chúc bác đầy niềm vui .
  9. Gerbich

    Gerbich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2003
    Bài viết:
    1.874
    Đã được thích:
    2
    chào bác Ngdungtuan ,
    G. rất khâm phục tài năng văn chương VN of bác , bài bác viết rất xuất sắc .. đọc xong G. nhìn thấy được 1 bức tranh nhiều màu sắc , bề mặt , bề trái of cuộc đời .. có phần disappointed with life phải không bác ? tuy là chổ G. ít khi gặp " thằng ba " nhưng vẫn có bác ạ ... hôm nào có dịp , mời bác viết tiếp nhé .
    Chúc bác đầy niềm vui .
  10. Gerbich

    Gerbich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2003
    Bài viết:
    1.874
    Đã được thích:
    2
    Mới đây mà đã hơn 15 năm kể từ ngày tôi vô tình bắt gặp quyển sách có tựa đề " The 1918 Influenza pandemic " được bán sale có 20 cents tại 1 tiệm sách gần trường high school tôi đã theo học lúc bấy giờ .
    Cuốn sách này viết bởi 1 ông cụ ở thành phố Boston of nước mỹ , là người đã sống sót trong dịch cúm năm 1918 , ông thuật lại cảnh tượng dịch cúm of năm 1918 , lúc đó ông mới vừa tròn 6 tuổi , có 1 ngày vào tháng 11 , dân chúng tại thành phố Boston tụ họp đông đảo để mừng lễ Armistice Day , quân đội mỹ thắng trận về từ Âu châu , lễ ăn mừng có diễn hành ,tiệc ăn uống ... và sau ngày đó dịch cúm có tên " Spanish Flu " xãy ra lan tràn tại thành phố này .. ( đúng ra dịch này bắt đầu từ trại lính tại Funston, Kansas , trong vòng 1 ngày đã có hơn 522 người bị lây ) làm thiệt mạng 1/4 dân Mỹ ( 200,000 vào năm 1918 và 475,000 người vào năm 1919 ) 1/5 nhân loại trên toàn thế giới .( tổng cộng khoảng 20 - 40 triệu người ) .
    Ông cụ này đã diễn tả lại cảnh tiêu điều of thành phố chết tại Boston lúc bấy giờ ... sau ngày lễ đó , nhiều người dân đã lây bệnh từ những người lính về từ Âu Châu ... rồi thì nhà nào cũng có người chết , kể cả gia đình of ông .. trong vòng 15 ngày , người chết nhiều đến đổi không ai còn nghị lực để đem chôn nữa .. hể nhà nào có người chết , thì họ kéo xát ra để trước cửa nhà ... mỗi sáng xe of city ( Government ) đi nhặt xát chết từng nhà ( như xe đổ rác ) rồi đem đi thiêu đốt .. rồi thì luồn dịch tự dưng biến mất khi mùa xuân có nắng ấm ( khoảng tháng 4 ) và rồi con vi khuẩn này quay trở về vào mùa đông năm sau , làm thiệt mạn hơn gấp đôi so với năm trước ... về từ đó dân chúng hiểu 1 cách đơn giản là ngừa cúm vào mùa lạnh .
    Cuốn sách nói về bệnh cúm này với nhiều giả thuyết ( hypothesis ) đầy hứa hẹn đã lôi cuốn tôi tiếp tục theo dõi về bệnh này nhiều năm sau đó ... và nhờ quyển sách này đã giúp tôi có tư tưởng mới mẽ khác hơn những bạn học cùng lứa và
    chính vì vậy mà tôi qua khỏi cái cửa interview đầy cam go và được nhận vào trường Med School nơi tôi muốn theo học ...
    Những viện nghiên cứu tiếp tục không ngừng , những mẫu tissues gan , tim , phổi và những organs khác of những người lính tử vong vì bệnh cúm vào thời đó , sau khi khảo nghiệm ( autopsy ) được giữ lại trên những slides và Scientists đã tiếp tục nghiên cứu mãi đến năm 1996 , thì bệnh dịch cúm này mới được xát định lần cuối cùng là thuộc về group H1N1 Influenza type A .. bệnh hô hấp cấp tính đưa đến tử vong là do vi trùng " Bacillus influenzae " và 1 số ít là do strains of streptococci and pneumonococci.
    Đến ngày tôi ra trường , sau khi xong phần thực tập of năm đầu thì mới nhận thức là bệnh thông dụng tại đây hoàn toàn không giống với những bệnh đã đọc trong sách và có sự khác biệt rất lớn với những bệnh thông dụng of nhiều nước ... nên chẳng bao lâu thì tôi đổi sang về Pathologist .. chuyên khoa về máu - bệnh thông dụng of người da đen " Sickle Cell Disease " ( nếu tôi có được cái cơ hội gần giủ người VN nhiều hơn vào những năm trước đây thì tôi sẽ chọn về epidemic và cơ hội về VN làm việc sẽ cao hơn ) .

Chia sẻ trang này