1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tâm sự vui buồn nghề Y

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi ndungtuan, 15/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Gerbich

    Gerbich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2003
    Bài viết:
    1.874
    Đã được thích:
    2
    Mới đây mà đã hơn 15 năm kể từ ngày tôi vô tình bắt gặp quyển sách có tựa đề " The 1918 Influenza pandemic " được bán sale có 20 cents tại 1 tiệm sách gần trường high school tôi đã theo học lúc bấy giờ .
    Cuốn sách này viết bởi 1 ông cụ ở thành phố Boston of nước mỹ , là người đã sống sót trong dịch cúm năm 1918 , ông thuật lại cảnh tượng dịch cúm of năm 1918 , lúc đó ông mới vừa tròn 6 tuổi , có 1 ngày vào tháng 11 , dân chúng tại thành phố Boston tụ họp đông đảo để mừng lễ Armistice Day , quân đội mỹ thắng trận về từ Âu châu , lễ ăn mừng có diễn hành ,tiệc ăn uống ... và sau ngày đó dịch cúm có tên " Spanish Flu " xãy ra lan tràn tại thành phố này .. ( đúng ra dịch này bắt đầu từ trại lính tại Funston, Kansas , trong vòng 1 ngày đã có hơn 522 người bị lây ) làm thiệt mạng 1/4 dân Mỹ ( 200,000 vào năm 1918 và 475,000 người vào năm 1919 ) 1/5 nhân loại trên toàn thế giới .( tổng cộng khoảng 20 - 40 triệu người ) .
    Ông cụ này đã diễn tả lại cảnh tiêu điều of thành phố chết tại Boston lúc bấy giờ ... sau ngày lễ đó , nhiều người dân đã lây bệnh từ những người lính về từ Âu Châu ... rồi thì nhà nào cũng có người chết , kể cả gia đình of ông .. trong vòng 15 ngày , người chết nhiều đến đổi không ai còn nghị lực để đem chôn nữa .. hể nhà nào có người chết , thì họ kéo xát ra để trước cửa nhà ... mỗi sáng xe of city ( Government ) đi nhặt xát chết từng nhà ( như xe đổ rác ) rồi đem đi thiêu đốt .. rồi thì luồn dịch tự dưng biến mất khi mùa xuân có nắng ấm ( khoảng tháng 4 ) và rồi con vi khuẩn này quay trở về vào mùa đông năm sau , làm thiệt mạn hơn gấp đôi so với năm trước ... về từ đó dân chúng hiểu 1 cách đơn giản là ngừa cúm vào mùa lạnh .
    Cuốn sách nói về bệnh cúm này với nhiều giả thuyết ( hypothesis ) đầy hứa hẹn đã lôi cuốn tôi tiếp tục theo dõi về bệnh này nhiều năm sau đó ... và nhờ quyển sách này đã giúp tôi có tư tưởng mới mẽ khác hơn những bạn học cùng lứa và
    chính vì vậy mà tôi qua khỏi cái cửa interview đầy cam go và được nhận vào trường Med School nơi tôi muốn theo học ...
    Những viện nghiên cứu tiếp tục không ngừng , những mẫu tissues gan , tim , phổi và những organs khác of những người lính tử vong vì bệnh cúm vào thời đó , sau khi khảo nghiệm ( autopsy ) được giữ lại trên những slides và Scientists đã tiếp tục nghiên cứu mãi đến năm 1996 , thì bệnh dịch cúm này mới được xát định lần cuối cùng là thuộc về group H1N1 Influenza type A .. bệnh hô hấp cấp tính đưa đến tử vong là do vi trùng " Bacillus influenzae " và 1 số ít là do strains of streptococci and pneumonococci.
    Đến ngày tôi ra trường , sau khi xong phần thực tập of năm đầu thì mới nhận thức là bệnh thông dụng tại đây hoàn toàn không giống với những bệnh đã đọc trong sách và có sự khác biệt rất lớn với những bệnh thông dụng of nhiều nước ... nên chẳng bao lâu thì tôi đổi sang về Pathologist .. chuyên khoa về máu - bệnh thông dụng of người da đen " Sickle Cell Disease " ( nếu tôi có được cái cơ hội gần giủ người VN nhiều hơn vào những năm trước đây thì tôi sẽ chọn về epidemic và cơ hội về VN làm việc sẽ cao hơn ) .
  2. ladymeomuop

    ladymeomuop Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    2.050
    Đã được thích:
    0
    Tôi cứ viết rồi lại xoá đi nhiều lần vì không biết bắt đầu viết về Mẹ của tôi như thế nào. Tôi yêu mẹ lắm, vâng tất nhiên, nhưng càng lớn, càng trải qua nhiều vui buồn tôi càng yêu và thương mẹ tôi hơn.
    Mẹ tôi không phải là một bác sĩ nhưng công việc của mẹ ở viện Huyết học truyền máu thì tương đương như một bác sĩ. Mẹ tôi là một dược sĩ.
    Mẹ tôi vốn là con gái út và duy nhất trong một gia đình khá giả, ông bà ngoại tôi cưng mẹ tôi như trứng mỏng. Mẹ tôi đã từng là hoa khôi của trường Trưng Vương Hà Nội.Mẹ tôi học rất giỏi và thường được đăng tên trên bảng vàng của trường.Tôi vẫn giữ tấm hình mẹ mặc áo dài thướt tha bên cổng trường và giấy khen về thành tích học tập của mẹ mà ông ngoại đã cẩn thận ép vào nylon.
    Mẹ lấy chồng năm 18 tuổi và cũng vì yêu bố tôi nên mẹ quyết định học trường Dược. Thời đó, con gái thường lấy chồng sớm, lớp mẹ tôi có ba cô thì cả ba cô cùng mang bụng chửa vượt mặt đi học. Nghĩ lại thấy kính phục thật, mẹ tôi học năm thứ nhất thì sinh chị cả của tôi, năm thứ hai thì sinh chị thứ hai. Nói lại cả nhà vẫn thường trêu mẹ và mẹ chỉ cười. Lúc đó Bố tôi đang học nội trú ở trường Y. Nhưng vì có sự giúp đỡ của ông bà nội ngoại nên về mặt kinh tế thì cũng không có nhiều khó khăn. Nhưng rồi đến những năm cuối khi mẹ học ở trường Dược thì gia cảnh biến đổi đột ngột, ông bà tôi bị quy là thành phần tư sản và bị tịch thu hết nhà cửa và tài sản. Gia đình tan tác, mẹ tôi vẫn cố gắng học cho xong tấm bằng Dược sĩ, một tuần trước kỳ thi tốt nghiệp, trong lúc mẹ đang miệt mài với bài vở để ôn thi thì nhà trường gọi mẹ tôi lên và nói rằng mẹ tôi sẽ không được thi vì mẹ tôi là con nhà tư sản. Cay đắng muôn phần, mẹ tôi phải đi làm để nuôi các con, lúc đó bố tôi đã ra trường và đi làm nhưng đồng lương đâu đủ để nuôi cả gia đình. Mẹ tôi đã phải làm hộ lý tại bệnh viện Bạch Mai. Suốt 7 năm liền mẹ tôi chỉ làm công việc cọ rửa chai lọ và đi đổ rác, nhưng mẹ tôi vẫn phải làm để còn phụ giúp cả ông bà ngoại. Rồi cuối cùng nhà nước cũng có văn bản sửa sai và phục hồi thành phần cho ông bà ngoại, mẹ được thi tốt nghiệp và năm đó mẹ tôi đỗ thứ ba của trường Dược. Mẹ được phân công về làm tại khoa Huyết học viện Bạch Mai.
    Những năm 80, thời kỳ bao cấp, lúc đó hai chị của tôi đang học đại học và còn một anh chuẩn bị thi ĐH, bố tôi lúc đó phải xin đi làm chuyên gia ở Algerie để cứu kinh tế cho cả gia đình. Một mình mẹ tôi cáng đáng tất cả vừa lo cho các anh chị tôi học hành vừa lo cho ông bà ngoại. Lúc đó mẹ tôi cũng được đề cử đi học ở nước ngoài nhưng mẹ đã từ chối.Tôi không bao giờ có thể quên được hình ảnh mẹ tôi đạp chiếc xe đạp chở tôi vào tận trường Sư phạm thăm các chị của tôi đang học nội trú ở đó, lưng áo mẹ ướt đẫm.
    Một ngày mùa đông tôi nhớ rất rõ đó là vào buổi chiều, lúc đó tôi đang đi trực cùng với mẹ, anh tôi chạy vào báo là bà ngoại bị ốm nặng, mẹ tôi đã rất lo lắng nhưng không thể bỏ trực, tôi thấy mẹ thì thầm với cô Sinh( trực cùng ca trực với mẹ tôi), rồi cả hai vào phòng vô trùng, tôi nằng nặc đòi vào theo, tôi thấy mẹ nằm trên giường và cô Sinh lấy máu cho mẹ, 2 chai 250 ml, tôi không thể quên được. Mẹ tôi đã bán máu để hôm sau lo tiền thuốc ********* bà ngoại.
    Khi kinh tế gia đình khá hơn, các anh chị tôi đều đã tốt nghiệp ĐH, đi làm và có gia đình, mẹ tôi cũng đến tuổi về hưu và tập trung để chăm lo cho bố tôi và tôi thì bố qua đời.
    Mọi người khi nhắc đến những thành công mà bố tôi đạt được, đôi khi cũng có bóng dáng của mẹ nhưng với tôi, mãi mãi đó là hình ảnh mẹ nằm trên một chiếc giường màu trắng bên cạnh là những giọt máu đỏ thẫm đang chẩy vào chai...
    Được ladymeomuop sửa chữa / chuyển vào 04:31 ngày 30/01/2004
  3. ladymeomuop

    ladymeomuop Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    2.050
    Đã được thích:
    0
    Tôi cứ viết rồi lại xoá đi nhiều lần vì không biết bắt đầu viết về Mẹ của tôi như thế nào. Tôi yêu mẹ lắm, vâng tất nhiên, nhưng càng lớn, càng trải qua nhiều vui buồn tôi càng yêu và thương mẹ tôi hơn.
    Mẹ tôi không phải là một bác sĩ nhưng công việc của mẹ ở viện Huyết học truyền máu thì tương đương như một bác sĩ. Mẹ tôi là một dược sĩ.
    Mẹ tôi vốn là con gái út và duy nhất trong một gia đình khá giả, ông bà ngoại tôi cưng mẹ tôi như trứng mỏng. Mẹ tôi đã từng là hoa khôi của trường Trưng Vương Hà Nội.Mẹ tôi học rất giỏi và thường được đăng tên trên bảng vàng của trường.Tôi vẫn giữ tấm hình mẹ mặc áo dài thướt tha bên cổng trường và giấy khen về thành tích học tập của mẹ mà ông ngoại đã cẩn thận ép vào nylon.
    Mẹ lấy chồng năm 18 tuổi và cũng vì yêu bố tôi nên mẹ quyết định học trường Dược. Thời đó, con gái thường lấy chồng sớm, lớp mẹ tôi có ba cô thì cả ba cô cùng mang bụng chửa vượt mặt đi học. Nghĩ lại thấy kính phục thật, mẹ tôi học năm thứ nhất thì sinh chị cả của tôi, năm thứ hai thì sinh chị thứ hai. Nói lại cả nhà vẫn thường trêu mẹ và mẹ chỉ cười. Lúc đó Bố tôi đang học nội trú ở trường Y. Nhưng vì có sự giúp đỡ của ông bà nội ngoại nên về mặt kinh tế thì cũng không có nhiều khó khăn. Nhưng rồi đến những năm cuối khi mẹ học ở trường Dược thì gia cảnh biến đổi đột ngột, ông bà tôi bị quy là thành phần tư sản và bị tịch thu hết nhà cửa và tài sản. Gia đình tan tác, mẹ tôi vẫn cố gắng học cho xong tấm bằng Dược sĩ, một tuần trước kỳ thi tốt nghiệp, trong lúc mẹ đang miệt mài với bài vở để ôn thi thì nhà trường gọi mẹ tôi lên và nói rằng mẹ tôi sẽ không được thi vì mẹ tôi là con nhà tư sản. Cay đắng muôn phần, mẹ tôi phải đi làm để nuôi các con, lúc đó bố tôi đã ra trường và đi làm nhưng đồng lương đâu đủ để nuôi cả gia đình. Mẹ tôi đã phải làm hộ lý tại bệnh viện Bạch Mai. Suốt 7 năm liền mẹ tôi chỉ làm công việc cọ rửa chai lọ và đi đổ rác, nhưng mẹ tôi vẫn phải làm để còn phụ giúp cả ông bà ngoại. Rồi cuối cùng nhà nước cũng có văn bản sửa sai và phục hồi thành phần cho ông bà ngoại, mẹ được thi tốt nghiệp và năm đó mẹ tôi đỗ thứ ba của trường Dược. Mẹ được phân công về làm tại khoa Huyết học viện Bạch Mai.
    Những năm 80, thời kỳ bao cấp, lúc đó hai chị của tôi đang học đại học và còn một anh chuẩn bị thi ĐH, bố tôi lúc đó phải xin đi làm chuyên gia ở Algerie để cứu kinh tế cho cả gia đình. Một mình mẹ tôi cáng đáng tất cả vừa lo cho các anh chị tôi học hành vừa lo cho ông bà ngoại. Lúc đó mẹ tôi cũng được đề cử đi học ở nước ngoài nhưng mẹ đã từ chối.Tôi không bao giờ có thể quên được hình ảnh mẹ tôi đạp chiếc xe đạp chở tôi vào tận trường Sư phạm thăm các chị của tôi đang học nội trú ở đó, lưng áo mẹ ướt đẫm.
    Một ngày mùa đông tôi nhớ rất rõ đó là vào buổi chiều, lúc đó tôi đang đi trực cùng với mẹ, anh tôi chạy vào báo là bà ngoại bị ốm nặng, mẹ tôi đã rất lo lắng nhưng không thể bỏ trực, tôi thấy mẹ thì thầm với cô Sinh( trực cùng ca trực với mẹ tôi), rồi cả hai vào phòng vô trùng, tôi nằng nặc đòi vào theo, tôi thấy mẹ nằm trên giường và cô Sinh lấy máu cho mẹ, 2 chai 250 ml, tôi không thể quên được. Mẹ tôi đã bán máu để hôm sau lo tiền thuốc ********* bà ngoại.
    Khi kinh tế gia đình khá hơn, các anh chị tôi đều đã tốt nghiệp ĐH, đi làm và có gia đình, mẹ tôi cũng đến tuổi về hưu và tập trung để chăm lo cho bố tôi và tôi thì bố qua đời.
    Mọi người khi nhắc đến những thành công mà bố tôi đạt được, đôi khi cũng có bóng dáng của mẹ nhưng với tôi, mãi mãi đó là hình ảnh mẹ nằm trên một chiếc giường màu trắng bên cạnh là những giọt máu đỏ thẫm đang chẩy vào chai...
    Được ladymeomuop sửa chữa / chuyển vào 04:31 ngày 30/01/2004
  4. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Chào ladymeomuop, chia sẻ với bạn những suy nghĩ tâm tư tình cảm về một thời đã qua.
    Nguời mẹ luôn là những gì kính yêu trong lòng mỗi nguời. Mẹ bạn là một nguời đã hết lòng vì chồng con, đó là một điều hạnh phúc có lẽ cho bạn và gia đình bạn.
    Đúng như bạn nói. "Đằng sau thành công của mỗi nguời đàn ông đều có bóng dáng của nguời phụ nữ". Nhờ mẹ bạn mà bố bạn có thời gian nhiều hơn đầu tư vào nghiên cứu khoa học vào công việc và đạt đuợc những sự thành công.
    Chia sẻ với bạn về những gì trong quá khứ. Một thời với những chính sách do nóng vội chủ quan nên đã xử lầm những nguời tốt, những nguời khá giả(điều này thì Đảng và Nhà nuớc nói rõ rồi) Trong này cũng có bác Netwalker về gia đình cũng từng như thế(trong một bài hồi kí của bác ấy viết trên mạng). Tuy nhiên có qua những khó khăn như vậy nguời ta mới nhìn thấy sự kiên trì và thái độ của mỗi người. Mẹ bạn đã phải trải qua giai đoạn khó khăn đó, nhưng vẫn giữ vững đuợc niềm tin và về sau đã chứng tỏ kiến thức của mình.
    Những năm 80 có lẽ sẽ là những năm khó khăn nhất của nhiều gia đình chúng ta.
    Dù sao thì một vài dòng chia sẻ của bạn đã giúp mọi nguời hiểu thêm về một gia đình bác sĩ, những khó khăn và tâm sự của những nguời trong ngành.
    Thân ái.
    [red]Tức nước vỡ bờ[/red][/size=6]
  5. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Chào ladymeomuop, chia sẻ với bạn những suy nghĩ tâm tư tình cảm về một thời đã qua.
    Nguời mẹ luôn là những gì kính yêu trong lòng mỗi nguời. Mẹ bạn là một nguời đã hết lòng vì chồng con, đó là một điều hạnh phúc có lẽ cho bạn và gia đình bạn.
    Đúng như bạn nói. "Đằng sau thành công của mỗi nguời đàn ông đều có bóng dáng của nguời phụ nữ". Nhờ mẹ bạn mà bố bạn có thời gian nhiều hơn đầu tư vào nghiên cứu khoa học vào công việc và đạt đuợc những sự thành công.
    Chia sẻ với bạn về những gì trong quá khứ. Một thời với những chính sách do nóng vội chủ quan nên đã xử lầm những nguời tốt, những nguời khá giả(điều này thì Đảng và Nhà nuớc nói rõ rồi) Trong này cũng có bác Netwalker về gia đình cũng từng như thế(trong một bài hồi kí của bác ấy viết trên mạng). Tuy nhiên có qua những khó khăn như vậy nguời ta mới nhìn thấy sự kiên trì và thái độ của mỗi người. Mẹ bạn đã phải trải qua giai đoạn khó khăn đó, nhưng vẫn giữ vững đuợc niềm tin và về sau đã chứng tỏ kiến thức của mình.
    Những năm 80 có lẽ sẽ là những năm khó khăn nhất của nhiều gia đình chúng ta.
    Dù sao thì một vài dòng chia sẻ của bạn đã giúp mọi nguời hiểu thêm về một gia đình bác sĩ, những khó khăn và tâm sự của những nguời trong ngành.
    Thân ái.
    [red]Tức nước vỡ bờ[/red][/size=6]
  6. Gerbich

    Gerbich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2003
    Bài viết:
    1.874
    Đã được thích:
    2
    Hi Ladymeomuop :
    G. rất thích bài bạn viết , có cơ hội viết thêm cho các bạn cùng đọc ...G. xin chia sẽ với bạn về những việc không may xãy ra trong quá khứ và vui cùng bạn là có 1 bà mẹ rất đảm đang và kiên cường như thế ... G. thì cũng có hoàn cảnh gần giống như bạn , nhưng mẹ of G. là người rất kém sức khoẻ bệnh hoạn luôn và không chụi đựng được sự thay đổi lớn xãy ra overnight nên bà bị mental problem một thời dài .
    Được Gerbich sửa chữa / chuyển vào 05:13 ngày 03/02/2004
  7. Gerbich

    Gerbich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2003
    Bài viết:
    1.874
    Đã được thích:
    2
    Hi Ladymeomuop :
    G. rất thích bài bạn viết , có cơ hội viết thêm cho các bạn cùng đọc ...G. xin chia sẽ với bạn về những việc không may xãy ra trong quá khứ và vui cùng bạn là có 1 bà mẹ rất đảm đang và kiên cường như thế ... G. thì cũng có hoàn cảnh gần giống như bạn , nhưng mẹ of G. là người rất kém sức khoẻ bệnh hoạn luôn và không chụi đựng được sự thay đổi lớn xãy ra overnight nên bà bị mental problem một thời dài .
    Được Gerbich sửa chữa / chuyển vào 05:13 ngày 03/02/2004
  8. ndungtuan

    ndungtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    1.493
    Đã được thích:
    2
    Ta làm thơ cho đời và cho bao người con gái
    Có bao giờ thơ cho mẹ ta không?

    (Đỗ Trung Quân)
    -----------------
    Chỉ có khi thật xa quê hương, mới thấm hiểu được hai câu thơ:
    "Trời từ nay chẳng xanh màu xứ sở
    Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương ..."
    (Chế Lan Viên)
    ... Chỉ có buổi sáng thức dậy nơi xa lạ, lười mình cuộn tròn trong chăn ấm vì khí hậu lạnh thật khắc nghiệt, lúc ấy mới chợt nhớ tới giọng mẹ hiền êm ấm gọi thức dậy mỗi sáng trong không khí sực nức mùi cơm chiên, phở ... Lúc ấy mới thấm hiểu được nỗi lo toan hàng ngày của mẹ, sao cho con yêu thức dậy là mọi việc đã chu toàn, cơm áo, khăn nước và hàng ngàn chi tiết nhỏ nhặt khác để con yên tâm vững bước đến trường...
    ... Khi nghe con trai xin phép được đi chơi với bạn bè ở công viên, lòng chợt đắn đo thật nhiều. Cho đi thì sợ bao hiểm nguy rình rập có thể làm tổn hại con thơ, mà không cho đi thì làm sao con khôn lớn và sánh vai cùng bạn bè? Lúc ấy mới thấm hiểu tấm lòng của mẹ này xưa, hiểu được những sự ngăn cấm, lo về khuya đi sớm của con trai của mẹ thuở nào...
    ... Mẹ đã dạy con thật nhiều, mẹ đã cho con thấu hiểu lòng bao dung, thế nào là hạnh phúc, cảm nhận được sự êm ấm gia đình. Nhưng mẹ cũng đã không dạy cho con thế nào là đấu tranh, bởi mẹ luôn ôm ấp và chở che cho con mẹ trong vòng tay người lớn. Cho đến khi lớn khôn, va chạm cuộc sống đầy nhọc nhằn, đôi khi vài giọt nước mắt đàn ông vô tình rơi trên má, cũng đã vô tình thầm trách mẹ hiền sao để cho đời con được sống quá ấm no nên bây giờ mới không chịu được cảnh khó khăn này. Nhưng rồi, cuối cùng mọi chuyện cũng vượt qua, lại thầm cảm ơn mẹ đã dạy cho con bài học nghị lực lúc tuổi bé thơ.
    ... Nào có thành sách vở hay bài giảng cụ thể gì đâu, bài học nghị lực đầu đời của con là cảnh mẹ ngày ngày đạp xe hàng chục cây số đi làm, trưa lại trở về lo cơm nước cho đàn con, rồi tất tả chạy ngược lên sở làm. Chiều về mẹ lại tay xách nách mang quay vòng với những công chuyện không tên. Bài học nghị lực còn là những buổi mẹ chở con đi khám bệnh khắp nơi, là những buổi trưa chủ nhật chở con đi mua cá kiểng nhằm thoả mãn một mong muốn nhỏ nhoi nơi con. Bài học nghị lực đó cũng đã vắt kiệt sức mẹ già nhưng cũng đã dạy cho con rất cụ thể về tình yêu thương, tận tâm tận lực cho những gì ta yêu thương...
    Con vô cùng cám ơn mẹ, mẹ ơi!

    "TỪ BI" OR NOT "TỪ BI" ?
  9. ndungtuan

    ndungtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    1.493
    Đã được thích:
    2
    Ta làm thơ cho đời và cho bao người con gái
    Có bao giờ thơ cho mẹ ta không?

    (Đỗ Trung Quân)
    -----------------
    Chỉ có khi thật xa quê hương, mới thấm hiểu được hai câu thơ:
    "Trời từ nay chẳng xanh màu xứ sở
    Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương ..."
    (Chế Lan Viên)
    ... Chỉ có buổi sáng thức dậy nơi xa lạ, lười mình cuộn tròn trong chăn ấm vì khí hậu lạnh thật khắc nghiệt, lúc ấy mới chợt nhớ tới giọng mẹ hiền êm ấm gọi thức dậy mỗi sáng trong không khí sực nức mùi cơm chiên, phở ... Lúc ấy mới thấm hiểu được nỗi lo toan hàng ngày của mẹ, sao cho con yêu thức dậy là mọi việc đã chu toàn, cơm áo, khăn nước và hàng ngàn chi tiết nhỏ nhặt khác để con yên tâm vững bước đến trường...
    ... Khi nghe con trai xin phép được đi chơi với bạn bè ở công viên, lòng chợt đắn đo thật nhiều. Cho đi thì sợ bao hiểm nguy rình rập có thể làm tổn hại con thơ, mà không cho đi thì làm sao con khôn lớn và sánh vai cùng bạn bè? Lúc ấy mới thấm hiểu tấm lòng của mẹ này xưa, hiểu được những sự ngăn cấm, lo về khuya đi sớm của con trai của mẹ thuở nào...
    ... Mẹ đã dạy con thật nhiều, mẹ đã cho con thấu hiểu lòng bao dung, thế nào là hạnh phúc, cảm nhận được sự êm ấm gia đình. Nhưng mẹ cũng đã không dạy cho con thế nào là đấu tranh, bởi mẹ luôn ôm ấp và chở che cho con mẹ trong vòng tay người lớn. Cho đến khi lớn khôn, va chạm cuộc sống đầy nhọc nhằn, đôi khi vài giọt nước mắt đàn ông vô tình rơi trên má, cũng đã vô tình thầm trách mẹ hiền sao để cho đời con được sống quá ấm no nên bây giờ mới không chịu được cảnh khó khăn này. Nhưng rồi, cuối cùng mọi chuyện cũng vượt qua, lại thầm cảm ơn mẹ đã dạy cho con bài học nghị lực lúc tuổi bé thơ.
    ... Nào có thành sách vở hay bài giảng cụ thể gì đâu, bài học nghị lực đầu đời của con là cảnh mẹ ngày ngày đạp xe hàng chục cây số đi làm, trưa lại trở về lo cơm nước cho đàn con, rồi tất tả chạy ngược lên sở làm. Chiều về mẹ lại tay xách nách mang quay vòng với những công chuyện không tên. Bài học nghị lực còn là những buổi mẹ chở con đi khám bệnh khắp nơi, là những buổi trưa chủ nhật chở con đi mua cá kiểng nhằm thoả mãn một mong muốn nhỏ nhoi nơi con. Bài học nghị lực đó cũng đã vắt kiệt sức mẹ già nhưng cũng đã dạy cho con rất cụ thể về tình yêu thương, tận tâm tận lực cho những gì ta yêu thương...
    Con vô cùng cám ơn mẹ, mẹ ơi!

    "TỪ BI" OR NOT "TỪ BI" ?
  10. ladymeomuop

    ladymeomuop Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    2.050
    Đã được thích:
    0
    Không hiểu sao mỗi khi cảm thấy lo lắng hay buồn bã thì mình lại tìm đến topic này, như một lời an ủi giữa những người thân.
    Hôm nay mẹ nói chị Nga đang ở Đức, mình lo lắng lắm. Chị Nga là chị dâu của mình, nhưng hai người đã ly dị, chị cũng học ĐH Y Hà Nội ra.
    Hai người lấy nhau khi vừa mới tốt nghiệp ĐH, anh mình là Kỹ sư điện tử ( ĐHBK), còn chị Nga học Y. Cả hai đều vất vả để kiếm việc làm, vợ chồng trẻ mà. Chị Nga được nhận vào làm ở Viện Vệ sinh dịch tễ, đi làm được gần một tháng thì kêu ở đó bẩn và cực quá! Anh Tùng thương lại nói ở nhà để sinh con. Một mình anh Tùng mở cửa hàng bán đồ điện tử.May mắn là công việc thuận lợi nên kinh tế rất khá, chị Nga lại sinh liền hai đứa con. Thế là chẳng nghĩ đến đi làm nghề Y nữa. Sao mà tiếc thế, 6 năm trời học hành vất vả và là mơ ước của bao nhiêu người. Ngay cả mình giờ đây cũng vẫn luyến tiếc là đã không theo nghề của bố mẹ.
    Hai đứa cháu đã lớn, mọi người khuyên nên đi làm lại, Viện Nhi cũng nhận nhưng chị Nga lại nói sợ phải trực đêm và lương ít. Kỳ lạ thật! Nếu không lường trước được những khó khăn của nghề này thì theo học làm gì.Hai người tập trung vào làm ăn. Thời buổi thị trường, ai cũng mải mê kiếm tiền, muốn kiếm nhiều tiền thì phải giao tiếp với đủ hạng người. Anh Tùng bắt đầu ít lo đến gia đình, đi tối ngày, nhưng bù lại mang về rất nhiều tiền, mua nhà,mua xe, và gia đình sống rất khá giả.
    Rồi cái gì đến cũng phải đến, bất hoà giữa hai người nẩy sinh và càng ngày càng lớn, cũng chỉ vì chị Nga không biết cách kinh doanh hay chuyên môn về đồ điện tử nhưng lại muốn quản lý hết, nắm hết tiền. Bất hoà càng đẩy hai người ra xa nhau hơn. Chị Nga đòi ly dị, nuôi hai con và lấy cửa hàng, thôi thì không hạnh phúc thì đành chịu. Anh Tùng tay trắng bỏ đi. Thương hai cháu, ngây thơ và xinh xắn.
    Cả nhà đều bàng hoàng và giận hai người, nhưng ai mà hiểu được thực sự vấn đề giữa hai người là gì.
    Bây giờ chị Nga lại sang bên Đức để hy vọng lấy một người chồng...Sao mình thương chị ấy thế không biết, chị chẳng hiểu cuộc sống bên này ra sao...Chẳng ở đâu mà không cần phải làm gì mà vẫn có tiền cả, cái gì cũng có giá của nó. Còn hai cháu thì sao đây? Thương quá đi mất!
    Đáng nhẽ chị có thể chịu đựng khó khăn ban đầu để trở thành một Bác sĩ, ngành mà chị đã lựa chọn ...vậy mà...chẳng biết có phải đồng tiền đã làm mờ đi những mơ ước thời trẻ không.
    Có lẽ chị đang lạc đường chăng?
    Được ladymeomuop sửa chữa / chuyển vào 11:33 ngày 14/02/2004

Chia sẻ trang này