1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tâm sự vui buồn nghề Y

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi ndungtuan, 15/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. traitimthuytinh

    traitimthuytinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/07/2001
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Vui buồn về trường y thì có rất nhiều. Tôi cũng chẳng bao giờ cho rằng nghề này bạc Trăm nghề như nhau, làm đúng trách nhiệm của mình là được rồi, chẳng có gì bạc hay đáng ghi nhớ.
    Năm học lớp 5 (hình như thế), thầy ra đề tập làm văn "lớn lên em sẽ làm nghề gì". Tôi cũng chẳng biết cái ý nghĩ ấy hình thành từ khi nào, tôi đã viết rằng em sẽ làm bác sĩ. Bài văn điểm 8 đầu tiên đánh dấu sự nghiệp của tôi. Em gái tôi thì thích đủ thứ nghề, xem phim thấy luật sư thì khoái làm luật sư, hôm khác thì lại thích làm cảnh sát như nhân vật A, B nào đấy, sau đó lại đổi làm cô giáo vì cô giáo hiền và dễ thương như nhân vật X, Y... Tôi thì không thay đổi từ lúc đó, nhiều khi cũng không biết tại sao, cứ nhất nhất là bác sĩ. Tôi đã học để được làm bác sĩ, cứ cắm cúi học trong 12 năm - chẳng xoay đầu, vào bang B, luyện thi Y, đi thi Y và... đậu, cứ như vòng đời của một con tằm, nhai rau ráu và cặm cụi nhã tơ.
    Thế nhưng làm sinh viên y khoa không có nghĩa là bắt đầu thành ****, tôi đã lầm to, đó chỉ là giai đoạn con tằm trong kén thôi Năm đầu tiên rung rinh sướng bao nhiêu thì năm thứ hai bàng hoàng bấy nhiêu. Bước vào bệnh viện với cái áo blouse trắng, vai vắt ống nghe (chà chà... giống y cái anh BS gì đấy trong phim Hàn Quốc), người ta nhìn mình làm mình cứ tưởng oai lắm (biết đâu người ta lại nghĩ "con này trong dị dị"). Lúc đó chỉ mới học triệu chứng, lạng qua lạng lại hỏi bệnh, nhiều khi bệnh nhân còn nhăn mặt, giả vờ ngủ, chẳng thèm trả lời Rồi đến một hôm, đùng một cái, ông bệnh nhân ói ra một đống máu to (hemorrhage), tôi đứng nhìn như trời trồng , người nhà thì la hoảng lên chạy đi kêu y tá. Sau đó mới nhận ra, mình còn tệ hơn cả cô ý tá, họ biết cắm dịch truyền (IV), biết cấp cứu... trong khi chờ BS chạy đến. Tôi, con nhỏ mặc áo blouse trắng, chỉ ước mong đất nứt dưới chân để biến đi. Mình chẳng giúp gì được ngoài đem đến sự phiền. Về nhà cắm cúi đọc sách.

    Trai Tim Thuy Tinh
  2. ladymeomuop

    ladymeomuop Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    2.050
    Đã được thích:
    0
    Chuyện này tôi cũng chẳng biết đặt tên là vui hay buồn nữa, chỉ là một người chứng kiến những khó khăn của nghề Y.
    Bạn trai của tôi cả tuần trước ngày nào cũng đi làm về rất muộn và mặt lúc nào cũng rất căng thẳng. Tôi cũng chẳng dám hỏi han gì nhiều và cũng không dám quấy nhiễu nhiều.
    Cuối tuần anh không phải trực, bọn tôi hẹn nhau ăn tối. Vừa ngồi xuống bàn ăn, anh đã bắt đầu những câu chuyện về bệnh viện.
    Thế này, cách đây 3 tháng anh và các đồng nghiệp có phẫu thuật cho một bệnh nhân bị ung thư tiền liệt tuyến. Đến gần đây thì bệnh nhân cảm thấy bị đau bụng rất nhiều( tôi chẳng biết từ chuyên môn như thế nào nên cứ diễn đạt theo kiểu nông dân nhé). Bệnh nhân chụp X -Quang thì phát hiện có một vật thể lạ ở trong ổ bụng. Theo các bác sĩ ở phòng X -Quang thì có thể đó là một tấm gạc mổ sót lại. Quay lại bệnh án của bệnh nhân thì lần phẫu thuật gần nhất thì chỉ có làm về tiết niệu do bạn tôi mổ. Và 6 tháng trước đó thì ông ta có mổ ruột thừa. Về lý thuyết thì chẳng có cách nào mà mổ tiết niệu mà gạc lại chạy lên ổ bụng được. Nhưng mọi việc vẫn căng thẳng.Bệnh nhân đệ đơn lên kiện Clinique, các cố vấn pháp luật và chuyên môn cũng làm việc với ê-kíp mổ mấy ngày và cuối cùng đi đến kết luận là phải mổ ra. Ông bệnh nhân này tính rất khó chịu làm phách đủ thứ vì cứ nghĩ là mọi sai lầm là do clinique gây ra. Thứ 6 mổ ra, trước sự quay phim của cả mấy bên thì cái mà X-Quang nghi ngờ là một tấm gạc đấy thì hoá ra là một ổ di căn lớn. Cuộc phẫu thuật kết thúc nhanh chóng và tiên lượng cho bệnh nhân là chỉ sống thêm được vài tháng.
    Cuối cùng thì anh cũng được giải toả, tuy nhiên tôi cứ nghĩ đến ông bệnh nhân kia mà thấy khổ quá Cuộc sống đúng là không thể nói trước điều gì. Lần đầu tiên tôi mới cảm giác được những điều anh Gerbich nói, làm bác sĩ ở nước ngoài có thể khá về thu nhập nhưng trách nhiệm cũng nặng nề vô cùng vì bệnh nhận hở ra một chút là kiện
    Lại nói về tình iu Hôm qua trong suốt bữa ăn, anh vẫn thao thao kể về các loại bệnh , và tả chi tiết ca mổ diễn ra như thế nào, máu trong ổ bụng trào ra, dịch vị của dạ dầy tiết ra mùi vị như thế nào...Còn tôi thì vẫn ăn ngon lành và dứt khoát không bỏ xót cái gì. Tôi tự cảm thấy mình bây giờ đã quá vững vàng. Lúc đi dạo anh còn hỏi tôi có muốn nghe chuyện mổ một bà 150kg như thế nào không? Tôi đã ôm anh thật chặt và lại bắt đầu......
                                      Tell everybody I'm on my way  and I'm loving every step I take....
                                                           Hakunamatata
  3. ladymeomuop

    ladymeomuop Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    2.050
    Đã được thích:
    0
    Chuyện này tôi cũng chẳng biết đặt tên là vui hay buồn nữa, chỉ là một người chứng kiến những khó khăn của nghề Y.
    Bạn trai của tôi cả tuần trước ngày nào cũng đi làm về rất muộn và mặt lúc nào cũng rất căng thẳng. Tôi cũng chẳng dám hỏi han gì nhiều và cũng không dám quấy nhiễu nhiều.
    Cuối tuần anh không phải trực, bọn tôi hẹn nhau ăn tối. Vừa ngồi xuống bàn ăn, anh đã bắt đầu những câu chuyện về bệnh viện.
    Thế này, cách đây 3 tháng anh và các đồng nghiệp có phẫu thuật cho một bệnh nhân bị ung thư tiền liệt tuyến. Đến gần đây thì bệnh nhân cảm thấy bị đau bụng rất nhiều( tôi chẳng biết từ chuyên môn như thế nào nên cứ diễn đạt theo kiểu nông dân nhé). Bệnh nhân chụp X -Quang thì phát hiện có một vật thể lạ ở trong ổ bụng. Theo các bác sĩ ở phòng X -Quang thì có thể đó là một tấm gạc mổ sót lại. Quay lại bệnh án của bệnh nhân thì lần phẫu thuật gần nhất thì chỉ có làm về tiết niệu do bạn tôi mổ. Và 6 tháng trước đó thì ông ta có mổ ruột thừa. Về lý thuyết thì chẳng có cách nào mà mổ tiết niệu mà gạc lại chạy lên ổ bụng được. Nhưng mọi việc vẫn căng thẳng.Bệnh nhân đệ đơn lên kiện Clinique, các cố vấn pháp luật và chuyên môn cũng làm việc với ê-kíp mổ mấy ngày và cuối cùng đi đến kết luận là phải mổ ra. Ông bệnh nhân này tính rất khó chịu làm phách đủ thứ vì cứ nghĩ là mọi sai lầm là do clinique gây ra. Thứ 6 mổ ra, trước sự quay phim của cả mấy bên thì cái mà X-Quang nghi ngờ là một tấm gạc đấy thì hoá ra là một ổ di căn lớn. Cuộc phẫu thuật kết thúc nhanh chóng và tiên lượng cho bệnh nhân là chỉ sống thêm được vài tháng.
    Cuối cùng thì anh cũng được giải toả, tuy nhiên tôi cứ nghĩ đến ông bệnh nhân kia mà thấy khổ quá Cuộc sống đúng là không thể nói trước điều gì. Lần đầu tiên tôi mới cảm giác được những điều anh Gerbich nói, làm bác sĩ ở nước ngoài có thể khá về thu nhập nhưng trách nhiệm cũng nặng nề vô cùng vì bệnh nhận hở ra một chút là kiện
    Lại nói về tình iu Hôm qua trong suốt bữa ăn, anh vẫn thao thao kể về các loại bệnh , và tả chi tiết ca mổ diễn ra như thế nào, máu trong ổ bụng trào ra, dịch vị của dạ dầy tiết ra mùi vị như thế nào...Còn tôi thì vẫn ăn ngon lành và dứt khoát không bỏ xót cái gì. Tôi tự cảm thấy mình bây giờ đã quá vững vàng. Lúc đi dạo anh còn hỏi tôi có muốn nghe chuyện mổ một bà 150kg như thế nào không? Tôi đã ôm anh thật chặt và lại bắt đầu......
                                      Tell everybody I'm on my way  and I'm loving every step I take....
                                                           Hakunamatata
  4. traitimthuytinh

    traitimthuytinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/07/2001
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Năm đầu đi thực tập, chúng tôi phải tập chích trên... người thiệt. Trời ơi, tôi nhìn và nhìn và nhìn... Tôi biết rằng cái kim đâm vào đau lắm, nếu trật một cái thì rút ra và ... đâm lần nữa (dã man quá). Bọn bạn tôi bạo gan, cứ hăm hăm hở hở làm. Còn tôi, toàn chích bắp (IM). Đến một hôm tôi quyết định phải thử làm 1 cái IV, lựa một bệnh nhân nam khoẻ mạnh, mạch máu anh này vừa garo là nổi rõ luôn. Tôi đeo mask, nhắm và chích, ngon lành... Lúc đó có gương chắc mặt tôi còn xanh hơn mặt bệnh nhân Vậy là tự tin, tối đó tôi quyết định ở lại BV, sáng sớm hôm sau theo chị y tá đi lấy máu xét nghiệm sớm; chà... tha hồ thực tập IV. Tôi cũng có làm sai mấy lần, mỗi lần như thế tôi lại hoảng lên. Nói điều này để các bạn học y ở nước khác biết rằng bệnh nhân VN rất tội nghiệp và sinh viên y ở VN cũng... tội nghiệp GIờ thì trường tôi đã có cái khoa tiền lâm sàng, có vài mô hình cho sinh viên thực tập - ít ra khi tiếp xúc với bệnh nhân, họ sẽ làm tốt hơn.
    Năm thứ ba thực tập ngoại
    Cuộc đời của sinh viên y phải nói đúng là lên voi xuống ... Điều mà tôi không ngờ nhất là nó xuống nhanh quá. Năm 1 hưng phấn thế, năm hai tèo một cái và năm ba thì nằm ở tận cùng vực thẳm luôn Vào bệnh viện là "được" mắng liên tục, từ trên xuống dưới - từ BS, chị y tá, chị lao công và đến anh bảo vệ hic hic... Cứ giống rèn luyện qua tủi nhục ấy. Dĩ nhiên, chúng tôi năm ấy cũng chỉ mới được học triệu chứng và thích thú nhìn cuộc mổ để biết này biết kia thôi. Trong phòng mổ thì chúng tôi - Y3 - đúng là chướng ngại vật lớn, chẳng biết giúp gì ngoài... cột áo giúp BS và nhốn nháo xem; đã thế còn làm hao đồ nữa (nghĩa là phải thay đồ của phòng mổ mới được vào xem đó mà). Sinh viên mà cứ như ăn trộm ấy, cứ rình mấy chị hộ lý đi vắng là lẻn vào phòng thay đồ, khoáy vài bộ cho mấy đứa, cùng thay đồ và mỗi đứa lẻn vào một phòng riêng.
    Rồi sau đó nhờ chăm chỉ thức đêm thức hôm, lẻn vào phòng mổ xem liên tục, tôi được một anh Y6 thương tình nhận làm đệ tử. Bài học lâm sàng đầu tiên của tôi ở phong mổ là do một đàn anh dạy chứ chẳng phải thầy cô. Anh dạy tôi cách rửa tay, cách mặc áo, cách sắp xếp và đếm dụng cụ, cách cầm kim. Tôi phụ mổ liên tục, cứ 3 giờ sáng mà kêu là có mặt (vì chẳng đứa nào chịu làm lúc đó, cả mấy anh chị Y 6) Từ phụ cột 3 (đứng nhìn và đếm gạc ), tôi lên được cột 2, rồi đến phụ cột 1 (Y 3 mà phụ được cột 1 là khoái lắm), có hôm còn cho tôi khâu da hoàn tất nữa. Sau đó còn được làm cả tiểu phẩu; ví dụ anh nào đánh nhau rách đầu hay đứt tay thì tôi may lại. Sau này thành Y 6, tôi cũng muốn giúp các em thế, vậy mà chúng nó trốn biệt, 3 giờ sáng tôi vẫn phải đứng phụ, còn chúng nó thì ngủ khò khò... chẳng thấy đứa nào muốn học hỏi Hay tại mình tệ quá nhỉ?
    Có hôm hai đứa con gái đang ngồi trực thì một bệnh nhân nam cỡ 20 mấy tuổi vào cấp cứu vì thoát vị bẹn (inguinal hernia). Hai đứa tôi vô tư đứng khám, chẳng nghĩ gì. Đến khi làm xong cái bệnh án thì mới để ý mặt anh chàng đỏ lựng (chắc không vì đau) vì bị mấy thằng bạn trêu. Thiệt tình. Ờ mà... không biết có ai bảo con gái trường y không ý tứ không nhỉ? Biết sao được, trước mặt là bệnh nhân thôi, có nghĩ gì khác đâu.
    Năm đó tôi bắt đầu biết chuyện mặn. Mấy người làm việc ở phòng mổ nói chuyện mặn dã man luôn. Nhiều khi mấy đứa con gái tụi tui còn đỏ cả mặt, trong khi mấy ông ấy cứ tỉnh bơ mà nói. Ah, vậy thì bổ sung thêm, BS ngoại vừa quyết đoán lại vừa khôi hài - thế cũng đâu đáng chán nhỉ? Anh khó tính như anh khôi hài, đủ dung hoà rồi

    Trai Tim Thuy Tinh
  5. traitimthuytinh

    traitimthuytinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/07/2001
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Năm đầu đi thực tập, chúng tôi phải tập chích trên... người thiệt. Trời ơi, tôi nhìn và nhìn và nhìn... Tôi biết rằng cái kim đâm vào đau lắm, nếu trật một cái thì rút ra và ... đâm lần nữa (dã man quá). Bọn bạn tôi bạo gan, cứ hăm hăm hở hở làm. Còn tôi, toàn chích bắp (IM). Đến một hôm tôi quyết định phải thử làm 1 cái IV, lựa một bệnh nhân nam khoẻ mạnh, mạch máu anh này vừa garo là nổi rõ luôn. Tôi đeo mask, nhắm và chích, ngon lành... Lúc đó có gương chắc mặt tôi còn xanh hơn mặt bệnh nhân Vậy là tự tin, tối đó tôi quyết định ở lại BV, sáng sớm hôm sau theo chị y tá đi lấy máu xét nghiệm sớm; chà... tha hồ thực tập IV. Tôi cũng có làm sai mấy lần, mỗi lần như thế tôi lại hoảng lên. Nói điều này để các bạn học y ở nước khác biết rằng bệnh nhân VN rất tội nghiệp và sinh viên y ở VN cũng... tội nghiệp GIờ thì trường tôi đã có cái khoa tiền lâm sàng, có vài mô hình cho sinh viên thực tập - ít ra khi tiếp xúc với bệnh nhân, họ sẽ làm tốt hơn.
    Năm thứ ba thực tập ngoại
    Cuộc đời của sinh viên y phải nói đúng là lên voi xuống ... Điều mà tôi không ngờ nhất là nó xuống nhanh quá. Năm 1 hưng phấn thế, năm hai tèo một cái và năm ba thì nằm ở tận cùng vực thẳm luôn Vào bệnh viện là "được" mắng liên tục, từ trên xuống dưới - từ BS, chị y tá, chị lao công và đến anh bảo vệ hic hic... Cứ giống rèn luyện qua tủi nhục ấy. Dĩ nhiên, chúng tôi năm ấy cũng chỉ mới được học triệu chứng và thích thú nhìn cuộc mổ để biết này biết kia thôi. Trong phòng mổ thì chúng tôi - Y3 - đúng là chướng ngại vật lớn, chẳng biết giúp gì ngoài... cột áo giúp BS và nhốn nháo xem; đã thế còn làm hao đồ nữa (nghĩa là phải thay đồ của phòng mổ mới được vào xem đó mà). Sinh viên mà cứ như ăn trộm ấy, cứ rình mấy chị hộ lý đi vắng là lẻn vào phòng thay đồ, khoáy vài bộ cho mấy đứa, cùng thay đồ và mỗi đứa lẻn vào một phòng riêng.
    Rồi sau đó nhờ chăm chỉ thức đêm thức hôm, lẻn vào phòng mổ xem liên tục, tôi được một anh Y6 thương tình nhận làm đệ tử. Bài học lâm sàng đầu tiên của tôi ở phong mổ là do một đàn anh dạy chứ chẳng phải thầy cô. Anh dạy tôi cách rửa tay, cách mặc áo, cách sắp xếp và đếm dụng cụ, cách cầm kim. Tôi phụ mổ liên tục, cứ 3 giờ sáng mà kêu là có mặt (vì chẳng đứa nào chịu làm lúc đó, cả mấy anh chị Y 6) Từ phụ cột 3 (đứng nhìn và đếm gạc ), tôi lên được cột 2, rồi đến phụ cột 1 (Y 3 mà phụ được cột 1 là khoái lắm), có hôm còn cho tôi khâu da hoàn tất nữa. Sau đó còn được làm cả tiểu phẩu; ví dụ anh nào đánh nhau rách đầu hay đứt tay thì tôi may lại. Sau này thành Y 6, tôi cũng muốn giúp các em thế, vậy mà chúng nó trốn biệt, 3 giờ sáng tôi vẫn phải đứng phụ, còn chúng nó thì ngủ khò khò... chẳng thấy đứa nào muốn học hỏi Hay tại mình tệ quá nhỉ?
    Có hôm hai đứa con gái đang ngồi trực thì một bệnh nhân nam cỡ 20 mấy tuổi vào cấp cứu vì thoát vị bẹn (inguinal hernia). Hai đứa tôi vô tư đứng khám, chẳng nghĩ gì. Đến khi làm xong cái bệnh án thì mới để ý mặt anh chàng đỏ lựng (chắc không vì đau) vì bị mấy thằng bạn trêu. Thiệt tình. Ờ mà... không biết có ai bảo con gái trường y không ý tứ không nhỉ? Biết sao được, trước mặt là bệnh nhân thôi, có nghĩ gì khác đâu.
    Năm đó tôi bắt đầu biết chuyện mặn. Mấy người làm việc ở phòng mổ nói chuyện mặn dã man luôn. Nhiều khi mấy đứa con gái tụi tui còn đỏ cả mặt, trong khi mấy ông ấy cứ tỉnh bơ mà nói. Ah, vậy thì bổ sung thêm, BS ngoại vừa quyết đoán lại vừa khôi hài - thế cũng đâu đáng chán nhỉ? Anh khó tính như anh khôi hài, đủ dung hoà rồi

    Trai Tim Thuy Tinh
  6. traitimthuytinh

    traitimthuytinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/07/2001
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    hihi... anh chàng của ladymeomuop quả là độc nhất vô nhị Đọc bài của bạn tôi cũng chẳng biết nói sao. Chắc anh ta đang bị stress lắm
    Tôi nhớ năm đầu tiên đi làm, bao nhiêu là chuyện để kể. Nhưng tôi chẳng kể cho người nhà hoặc bạn trai nghe, tất cả được trút lên thằng bạn thân. Cứ mỗi lần hai đứa gặp nhau là toàn bệnh nhân và bệnh nhân. Nó kể bệnh nhân của nó, tôi than phiền chổ tôi làm... và cứ như thế. Giờ gặp lại, 3 năm rồi, chẳng đứa nào thèm nói chuyện bệnh nhân nữa. Thôi thì chịu khó vài năm vậy hihi... Tôi cũng cảm thấy anh chàng này hay, vì có thể nói chuyện chuyên ngành cho người yêu. Bạn biết đấy, nói chuyện mà người ta không cảm thấy hào hứng, nói riết cũng chán; mà khi người ta quen dần rồi, cũng chán chẳng muốn nói nữa.
    Tôi viết ra những kỷ niệm thời đi học muốn chia sẻ cùng các bạn, và để tặng một người bạn của tôi. Bạn ấy đang học y ở Mỹ. Môi trường của bạn ấy khác xa nơi chúng tôi học. Đọc bài viết của Gerbich, tôi lại cứ ngỡ bạn ấy đang nói chuyện, những cái băn khoăn kì lạ về ngành y VN. luuthuy lại cho tôi cái cảm giác gặp lại chính mình hồi 1 năm trước - giải thích cho người ta biết về BV và hoàn cảnh của VN. Không biết hai bạn lớn hơn tôi bao nhiêu (không đọc được tuổi), nhưng giờ tôi cảm thấy mình hết băn khoăn nổi nữa rồi. Đi học, đi làm, quay trở lại học, rồi gặp lại bạn bè... tất cả xoay vòng làm tôi chẳng còn thời gian để băn khoăn những chuyện ngày xưa hay băn khoăn nữa.
    Đôi khi lại muốn nói một câu với bạn tôi "bớt băn khoăn đi, cắm cúi mà học, khi nào xong thì hãy băn khoăn", nhưng lại sợ chạm vào tự ái của bạn ấy. Người ta đang hăm hở bước vào thế giới y khoa mà lại Không muốn làm ra vẻ một người đi trước, muốn chia sẻ những buồn vui của bạn, nhưng rồi... không thể làm được vì... bực mình những cái băn khoăn. Chẳng biết bao giờ thì bạn tôi đọc được bài viết này. Tự hỏi, tôi có kì cục lắm không?

    Trai Tim Thuy Tinh
    Được traitimthuytinh sửa chữa / chuyển vào 02:33 ngày 22/03/2004
  7. traitimthuytinh

    traitimthuytinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/07/2001
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    hihi... anh chàng của ladymeomuop quả là độc nhất vô nhị Đọc bài của bạn tôi cũng chẳng biết nói sao. Chắc anh ta đang bị stress lắm
    Tôi nhớ năm đầu tiên đi làm, bao nhiêu là chuyện để kể. Nhưng tôi chẳng kể cho người nhà hoặc bạn trai nghe, tất cả được trút lên thằng bạn thân. Cứ mỗi lần hai đứa gặp nhau là toàn bệnh nhân và bệnh nhân. Nó kể bệnh nhân của nó, tôi than phiền chổ tôi làm... và cứ như thế. Giờ gặp lại, 3 năm rồi, chẳng đứa nào thèm nói chuyện bệnh nhân nữa. Thôi thì chịu khó vài năm vậy hihi... Tôi cũng cảm thấy anh chàng này hay, vì có thể nói chuyện chuyên ngành cho người yêu. Bạn biết đấy, nói chuyện mà người ta không cảm thấy hào hứng, nói riết cũng chán; mà khi người ta quen dần rồi, cũng chán chẳng muốn nói nữa.
    Tôi viết ra những kỷ niệm thời đi học muốn chia sẻ cùng các bạn, và để tặng một người bạn của tôi. Bạn ấy đang học y ở Mỹ. Môi trường của bạn ấy khác xa nơi chúng tôi học. Đọc bài viết của Gerbich, tôi lại cứ ngỡ bạn ấy đang nói chuyện, những cái băn khoăn kì lạ về ngành y VN. luuthuy lại cho tôi cái cảm giác gặp lại chính mình hồi 1 năm trước - giải thích cho người ta biết về BV và hoàn cảnh của VN. Không biết hai bạn lớn hơn tôi bao nhiêu (không đọc được tuổi), nhưng giờ tôi cảm thấy mình hết băn khoăn nổi nữa rồi. Đi học, đi làm, quay trở lại học, rồi gặp lại bạn bè... tất cả xoay vòng làm tôi chẳng còn thời gian để băn khoăn những chuyện ngày xưa hay băn khoăn nữa.
    Đôi khi lại muốn nói một câu với bạn tôi "bớt băn khoăn đi, cắm cúi mà học, khi nào xong thì hãy băn khoăn", nhưng lại sợ chạm vào tự ái của bạn ấy. Người ta đang hăm hở bước vào thế giới y khoa mà lại Không muốn làm ra vẻ một người đi trước, muốn chia sẻ những buồn vui của bạn, nhưng rồi... không thể làm được vì... bực mình những cái băn khoăn. Chẳng biết bao giờ thì bạn tôi đọc được bài viết này. Tự hỏi, tôi có kì cục lắm không?

    Trai Tim Thuy Tinh
    Được traitimthuytinh sửa chữa / chuyển vào 02:33 ngày 22/03/2004
  8. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Chào chị traitimthuytinh,
    thật xúc động khi đọc bài của chị. Hình như chị mới vào mạng thì phải vì cái nick này là nick mới. Hay là chị đăng kí nick khác vậy?
    Gerbich thì là TS Y khoa của Mỹ(Medical Doctor, học hết 11 năm Y), em thì chưa tốt nghiệp đâu và bây giờ thì cũng chẳng có ý định học Y tiếp.
    Trong này cũng có vài nguời làm bác sĩ. Anh cancer học tốt nghiệp đại học Y rồi, anh ndungtuan hiện giờ đang làm nghiên cứu sinh về y học, Dentist em ít gặp, ko biết đã đi làm chưa..... Còn sinh viên thì nhiều lắm amazonefr, ledminh, thuphuong20....
    Có một điểm em rất muốn nói. Đó là sự kế thừa trong học tập. Nguời đi truớc hướng dẫn nguời đi sau, có như vậy thì mới có thể tiết kiệm thời gian học tập mà hiệu quả cao hơn. Tiếc là ít nguời ý thức đuợc điều đó.
    Chị là một nguời may mắn làm điều đó, tức là có ý thức học truớc và đuợc nguời đi truớc huớng dẫn. Nhưng những nguời đuợc như chị kể cả thế hệ đi sau, đuợc bao nhiêu?
    Vài dòng chia sẻ với chị, rất vui nếu như đuợc đọc tiếp bài viết của chị. Hy vọng lúc nào đó sẽ gặp chị.
    Thân ái.
    [red]Tức nước vỡ bờ[/red][/size=6]
  9. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Chào chị traitimthuytinh,
    thật xúc động khi đọc bài của chị. Hình như chị mới vào mạng thì phải vì cái nick này là nick mới. Hay là chị đăng kí nick khác vậy?
    Gerbich thì là TS Y khoa của Mỹ(Medical Doctor, học hết 11 năm Y), em thì chưa tốt nghiệp đâu và bây giờ thì cũng chẳng có ý định học Y tiếp.
    Trong này cũng có vài nguời làm bác sĩ. Anh cancer học tốt nghiệp đại học Y rồi, anh ndungtuan hiện giờ đang làm nghiên cứu sinh về y học, Dentist em ít gặp, ko biết đã đi làm chưa..... Còn sinh viên thì nhiều lắm amazonefr, ledminh, thuphuong20....
    Có một điểm em rất muốn nói. Đó là sự kế thừa trong học tập. Nguời đi truớc hướng dẫn nguời đi sau, có như vậy thì mới có thể tiết kiệm thời gian học tập mà hiệu quả cao hơn. Tiếc là ít nguời ý thức đuợc điều đó.
    Chị là một nguời may mắn làm điều đó, tức là có ý thức học truớc và đuợc nguời đi truớc huớng dẫn. Nhưng những nguời đuợc như chị kể cả thế hệ đi sau, đuợc bao nhiêu?
    Vài dòng chia sẻ với chị, rất vui nếu như đuợc đọc tiếp bài viết của chị. Hy vọng lúc nào đó sẽ gặp chị.
    Thân ái.
    [red]Tức nước vỡ bờ[/red][/size=6]
  10. ladymeomuop

    ladymeomuop Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    2.050
    Đã được thích:
    0
    Mỗi nghề nghiệp đều có sự hấp dẫn khác nhau. Nhưng với tôi, ngành Y luôn là một điều gì đó rất thú vị và quyến rũ một cách kỳ lạ. Không biết có phải vì tôi không làm trong đó nên vẫn mới thấy như vậy không?
    Mỗi ngày online ở TTVN , tôi đều phải lướt qua box này, chăm chú đọc các câu hỏi và câu trả lời của tất cả mọi người, cảm giác thật thân quen. Có lẽ tôi bị ảnh hưởng của gia đình..nhưng rõ ràng là tôi yêu quý nghề Y này biết bao! Nếu có cơ hội học lại nhất định tôi sẽ chọn lựa ngành Y, hoặc ngành gì đó liên quan đến Y tế...Nhưng mơ ước còn xa quá!
    Ý kiến cá nhân của tôi về sự khác biệt giữa nghề Y ở VN và nghề Y ở nước ngoài, theo sự hiểu biết hạn hẹp của mình, tôi thấy rằng ở VN, các bác sĩ tuy còn thiếu thốn rất nhiều phương tiện làm việc và còn nhiều những bất công, nhưng rõ ràng không thể phủ nhận được rằng họ được tôn trọng và yêu quý rất nhiều ( không nói đến một số ít những người tự đánh mất phẩm giá của mình) Tôi nhớ mãi, sau khi bố tôi mất, rất nhiều bệnh nhân mà bố tôi đã từng chữa trị vẫn đến thắp hương cho bố tôi. Và trong đó có một cậu bé, khi bố tôi mổ não úng thuỷ cho cậu bé thì cậu bé mới có 10 tháng mà đến bây giờ khi đã 15 tuổi thì năm nào cứ vào dịp sinh nhật bố tôi ( dù bố tôi đã mất) cậu bé vẫn cùng bố mẹ mang đến nhà tôi bánh cốm, đó là món mà bố tôi rất thích. Thử hỏi các bác sĩ ở nước ngoài mấy ai được hưởng những tình cảm ân tình như vậy?
                                      Tell everybody I'm on my way  and I'm loving every step I take....
                                                           Hakunamatata

Chia sẻ trang này