1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tâm sự vui buồn nghề Y

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi ndungtuan, 15/03/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. saharaScorpion

    saharaScorpion Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2004
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    thì ra anh tranxuanbachthm cũng là 1 trong những bs tốt đấy ạ, nên anh mới bức xúc như thế , chưa gì đã cho em vào list của kẻ thù rùi thì tội em quá . Thế nếu trong tương lai em có nhỡ làm bệnh nhân của anh chắc sẽ bị chết vì một nguyên nhân ko tìm ra
    Bàn tay có ngón dài ngón ngắn nhưng nếu anh để ý ngón dài nhiều hơn ngón ngắn đấy ạ, cái gì tốt thường ít hơn, bs tốt dĩ nhiên cũng ít hơn và bản chất con người thì chỉ nhớ cái đa phần mà thôi
    Chỉ nói có vài câu mà đã bị phê phán là "chỉ trích đến tận cùng của chỉ trích" thì có vẻ người đọc đã hơi khắt khe rồi đấy, vô tình cũng đã làm chính mình trở thành một người chỉ trích
    1 điều nữa học được: con người quê mình ko những lạ, mà rất kỳ, chẳng thích sửa sai, học hỏi, mới nghe vài câu đã hét toáng lên là tại sao chỉ trích tôi mà chẳng nhìn vào cái tốt của tôi . Người xưa nói hữu xạ tự nhiên hương, nếu tốt thật thì ko cần phải khoe lên mặt báo cho mọi người ngưỡng mộ làm gì, nếu tốt thật thì lấy sự an bình của người khác làm niềm vui cho mình là đã đủ rồi . Người được nhận ơn thì tức khắc sẽ biết cách trả ơn. Làm ơn mà mong được vinh danh thì chẳng qua cũng vì danh lợi mà thôi
  2. gentle123

    gentle123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2005
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Bạn sahara à, nếu chỉ nhìn vào những điều xấu của cuộc đời thì thấy lòng mình buồn lắm, sao không nhìn vào những điều tốt đẹp của cuộc đời để thấy cuộc đời thật đẹp? BS cũng như những người khác, cũng có người tốt người xấu, mà người tốt nhiều hơn người xấu đấy ( vì BS mà không tốt, không yêu nghề không trụ được với nghề đâu!) Mình tiếp xúc với nhiều BS, gia đình cũng có người làm BS (mà giờ không còn trụ lại với nghề nữa vì ngại nguy hiểm, bẩn thỉu, vất vả...) nên mình hiểu họ và cảm phục họ. Bạn thử nghĩ coi, nếu cho bạn hay những người chỉ trích giới y tế vào làm công việc của họ, bạn có làm được không? Nào là nguy cơ lây nhiễm bệnh như lao, HIV,viêm gan..nào là những đêm thức trắng, những buổi mổ cả ngày không có thời gian nghỉ ăn trưa, nào là những buổi khám 70-100 người một buổi sáng... nhiều lắm mà tôi tin chắc nếu không có lòng yêu nghề không ai có thể chịu đựng nổi.
    BS nước mình còn hay cáu gắt với bệnh nhân vì họ đang bị quá tải về công việc.Làm sao bs hay y tá nước mình (BV công) có thể hoà nhã ân cần với bệnh nhân như các cô tiếp tân trong khác sạn 5 sao gắn máy lạnh đưọc khi điều kiện làm việc của họ vất vả cực nhọc hơn gấp trăm lần?
    Không phải mình bênh giới BS đâu nhé! Nhiều lúc mình cũng gặp những vị BS "quái thai" hay đòi hỏi "xôi thịt", mình cũng nghiến răng trèo trẹo mà chửi thầm trong bụng ấy chứ! Nhưng mình chỉ "chửi bới" chính cái vị BS ấy thôi chứ không hết cả các BS khác đâu! Còn rất nhiều BS khác tốt mà!
  3. tranxuanbachthm

    tranxuanbachthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    2
    Em thân yêu!
    Đã mấy tuần rồi, mình không gặp nhau: anh trực thứ bẩy còn em trực chủ nhật; các ngày thường thì lăn như bi tại BV. Hai BV ở gần ngay bên nhau nhưng gặp nhau thật khó. Ngoài chuyện bận rộn ra thì gặp nhau, nắm tay nhau đi tung tăng trong bệnh viện mà tưởng tượng rằng mình đang tung tăng trong công viên - anh thấy chẳng lãng mạn chút nào. Thông tin trao đổi cho nhau chỉ qua chiếc ĐT bé xíu với những lời nhắn lúc thì yêu thương nhớ nhung lúc thì giận hờn vô cớ.
    Mẹ anh, một người cũng làm trong ngành Y, cũng vất vả như mình, đã nhiều năm nay mỗi khi đi trực tối đều luôn phải nghe bố anh tuyên bố câu oán bất hủ: "Kiếp sau, nếu qủa thật có kiếp sau và nếu được tiếp tục làm người thì tôi thề không bao giờ lấy vợ ngành Y nữa". Cả nhà đã sôi máu khi anh chọn ngành Y và buồn rầu rĩ khi anh phải lòng và chọn một cô bác sĩ làm người mình sẽ gắn bó suốt cuộc đời còn lại.
    Đôi lúc ngồi ngẫm ngợi thấy cũng buồn khi mình cứ phải tự động viên nhau cùng vượt lên trên những khó khăn đời thường do đặc thù ngành nghề mang lại. Đôi lúc thấy mệt mỏi vì chỉ có Bộ đội, Công an và ngành mình là luôn phải nằm trong tạng thái sẵn sàng nhả đạn. Anh đang ăn cơm thì bệnh nhân cấp cứu, máu me tơi bời, mủ và dịch bẩn thối... làm xong cho bệnh nhân thì còn nuốt nổi cơm nào nữa, chỉ muốn tắm thật sạch cho hết mùi kinh dị vương vất trên người. Ngành hàng không hay bất kì ngành nào khác đều có quyền từ chối phục vụ nếu gặp khách hàng củ chuối còn mình thì sao: cứ rằn lòng mà chịu những điều củ chuối của bệnh nhân và người nhà của họ - từ chối phục vụ là y rằng ngày mai đọc tên mình trên trang nhất Thời báo NewYork. Điện nước và điện thoại sẵn sàng cắt dịch vụ nếu khách hàng chuối củ còn mình ư, cứ thử đẩy bệnh nhân ra đường xem... Cô bác sĩ ở Bệnh viện anh mấy ngày nay mua đồ ăn phải chuyển sang chợ khác bởi chợ gần nhà ai cũng biết cô ấy là BS và mỗi lần cô mua hàng thì họ lại hỏi thăm về VnExpress. Cô than thở: "Mệt mỏi khi mình bị nhuốm bùn vì lỗi của một thiểu số!" - Biết làm sao?
    Mà thôi. Không than thở chi thêm nữa. Cái gì cũng phải có một thời kỳ quá độ. Rồi thì cuộc sống sẽ không phụ người có lòng.
    Các cụ đã dạy rồi: "Có Phúc rồi sẽ có phần".
    Thầy anh vẫn dạy: "Hãy mềm lòng xuống! Hãy bớt chút tôi cá nhân để chăm chút cho bệnh nhân và hãy chỉ nghĩ đến sức khỏe của họ thôi thì cuộc sống sẽ đền đáp cho em theo nhiều cách khác nhau mà nhiều khi em không cảm nhận được hết. Hãy dẹp qua những phiền muộn để mỗi khi đứng bên bệnh nhân, truyện trò với bệnh nhân, tư vấn cho họ bằng khuôn mặt rạng ngời tình yêu cuộc sống để tiếp sức cho họ vượt qua được những bi quan bệnh tật thì đó mới hoàn thiện những đường dao mũi chỉ những viên thuốc những mũi tiêm em thực hiện cho họ".
    Nhiều người hay nói rằng dân ngành Y hay lấy nhau vì sự đồng cảm nghề nghiệp. Điều đó có lẽ cũng đúng đối với trường hợp riêng lẻ của đôi mình. Có thể nói được chăng: " Em cũng là một phần trong số những gì tốt đẹp mà cuộc sống đã trao cho anh". Dù lâu rồi mình không gặp nhau nhưng anh thấy chẳng có gì có thể khiến cho anh mảy may nghĩ ngợi điều gì khác. Giống như ngày xưa, anh chỉ mong ngày mai mình sẽ gặp lại nhau, như bài thơ anh đã làm tặng em bằng sự nhớ thương và ngóng đợi trong một đêm em đi trực mà vẫn chưa hết giận hờn anh.
    Nhớ, thương và giận
    Hôm nay, em đi trực.
    Anh lại thấy nhớ rồi!
    Chỉ vắng một ngày thôi.
    Vậy sao mà rất nhớ!
    Nhớ hôm qua giận anh.
    Em lặng im suốt buổi.
    Anh cố nịnh em cười.
    Nhưng sao nịnh chẳng nổi.
    "Tính em thật hay dỗi!
    Chuyện có đáng gì đâu!"
    Em một mực lắc đầu:
    "Bao giờ anh mới hiểu?"
    Em đang học năm cuối.
    Anh thì đã ra trường.
    Sao những giận và thương?
    Cứ đan xen nhau mãi?!
    Ngày mai, mình gặp lại.
    Mong hết giận hờn nhau!
    Mong em lại gật đầu!
    "Tha cho anh lần nữa!"
    Ngày mai! Hẹn em nhé - ngày mai!

  4. tranxuanbachthm

    tranxuanbachthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    2
    NGÀY MAI!
    Mong mỏi gì ở ngày mai khi hôm nay mình đang để cho thời gian trôi qua lãng phí!
    NGÀY MAI !
    Ngày mai, trời sẽ sáng như bao ngày.
    Đèn đêm rồi sẽ tắt, trên hè đường, phố chật người, xe ngược xuôi.
    Ngày mai, nào ai biết nắng hay mưa.
    Ngày đi , rồi đêm tới, lúc chiều về, kiến tha mồi, chim tìm đôi.
    Ngày mai, từng tia nắng sẽ thức dậy.
    Ngày mai là dòng sông mãi trôi ra biển xa.
    Ngày mai, tìm em mãi; biết có gặp không?
    Ngày mai, chuyện cổ tích biết có còn không?
    http://nhacso.net/Music/Song/Tru-Tinh/2005/11/05F5FC83/
    Bao nhiêu lần mình đã bụng bảo dạ " Ngày mai, mình phải sống khác - phải năng động, tích cực và hăng say" và cũng đã chừng ấy lần mình để cho những "ngày mai" ấy trôi qua hoài trôi qua phí.
    Những gì đêm nay nằm mất ngủ nhắc nhở mai sẽ phải làm ngay thì mai đến lại bị xếp sang một bên còn mình thì cuốn theo sự vụ, đến tối về ngẫm ngợi lại thì thực ra trong một ngày đã qua mình đã chẳng làm được gì cho bản thân mình, những việc mình đã làm trong ngày hầu hết chỉ là phục vụ cho nhu cầu của một ai đó. Công việc của bản thân mình thì bỏ chỏng bỏ chơ. Nghĩ đi rồi nghĩ lại thấy sao thật nhiều bế tắc.
    Đại ca bảo : " Em hãy biết tự bằng lòng với bản thân, với những gì mình đang đạt được và đang làm được. Đừng đặt cho bản thân những yêu cầu quá cao và tự thúc ép bản thân phải hoàn thành chỉ trong một ngày duy nhất. Đọc sách cũng vậy, mỗi ngày chỉ cần em đọc một vài trang hoặc một phần nhỏ thôi nhưng ngày nào cũng đọc cho đến khi hết bài thì nhẹ nhàng, thoải mái và dễ thực hiện hơn là em cố gắng chuyên tâm đọc cho xong cả bài trong một ngày. Thời Sinh viên, em có thể ngồi đọc sách cả ngày dài, hôm nay chưa xong thì tiếp tục sang những ngày sau, ban ngày chưa xong thì đêm đến em có thể chong đèn lên đọc tiếp. Còn bây giờ, buổi sáng em phải vào phòng mổ với sự tỉnh táo bắt buộc phải có khi cầm dao kéo trên tay và luôn căng thẳng khi các đại ca tra hỏi kiến thức tại trận; cơm trưa luôn thất thường và tùy thuộc theo thời gian ca mổ; nghỉ trưa coi như không có; chiều đến em phải tiếp nhận bệnh nhân mới; giải quyết sự vụ cho những bệnh nhân cũ. Em chỉ có thể bồi bổ cơ thể cả về thể chất lẫn tinh thần vào buổi tối trong một khoảng thời gian hạn hẹp thì phải biết nên và cần làm những gì..."
    Người làm nên chuyện trong cuộc đời là người biết chuyên tâm cho những công việc quan trọng nhưng không khẩn cấp; biết thu xếp hợp lý những công việc quan trọng-khẩn cấp; biết loại bỏ những công việc không quan trọng cho dù chúng có khẩn cấp hay không khẩn cấp.
    Mình thì sao?
    Chẳng lẽ lại thêm một lần nữa để cho nước chảy bèo trôi?

    Được tranxuanbachthm sửa chữa / chuyển vào 19:48 ngày 23/04/2006
  5. toanorl

    toanorl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2006
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Em gái của anh!
    Được nghỉ mấy ngày mà anh không về thăm em được - trực hai buổi liền mà. Có mấy anh chị có cháu nhỏ muốn nhân dịp này cho các cháu đi chơi nên anh đã nhận lời trực thay. Dù sao thì mình cũng chưa lập gia đình, cũng ít bị những lo toan đời thường vùi lấp. Và anh biết, tuy chẳng nói ra nhưng em hẳn rất buồn rất giận anh - ĐT anh mấy ngày nay đói tin nhắn của em lắm rồi, đừng bắt nó phải đói thêm nữa em.
    Ngày xưa em bảo chọn anh vì anh có tấm lòng nhân hậu (mặc dù anh chẳng thấy mình nhân hậu tẹo nào) - vậy nay em có còn tiếp tục yêu anh nữa không khi mọi người ríu rít bên nhau còn mình em đi qua những con phố ngày xưa mình đã đi mòn dép guốc. Khi những ngày Tết nháo nhào về thăm mẹ thăm em rồi anh lại phải vào ca trực mới.
    Vất vả của anh đâu có sánh chi với những vất vả của các anh bộ đội, công an biên phòng... nhưng giữa muôn vàn cám dỗ của đời thường thì có phút giây nào em đã thầm ghen tị với chúng bạn không em! Nếu có thì cho anh xin, anh hứa sau này sẽ bù trừ cho những thiệt thòi mà em của anh hôm nay đang có. Anh hứa sẽ yêu thương em thật nhiều để bất kỳ ai đó cũng sẽ phải ghen tị rằng em của anh số sung sướng có chồng giỏi con ngoan gia đình hạnh phúc.
    Nhưng nếu trên quãng đường từ giờ tới ngày hạnh phúc ấy - lỡ em có gặp ai đó đi ngang qua, lỡ ai đó có ngỏ lời thương mến cùng em, và lỡ em có cảm nhận sẽ hạnh phúc hơn bên người ấy thì em cứ mạnh dạn thực hiện những điều em nghĩ, những điều em mong ước. Anh không hề muốn có một ngày mình lại phải chia xa nhưng nếu cuộc sống trao cho em một niềm hạnh phúc lớn lao hơn cái mà em đang có thì anh chẳng thể nào cầm lòng cản bước em đến với nó.
    Xe oto đưa bệnh nhân mới vào tới cổng viện rồi.
    Chào em! Hẹn gặp em vào lúc khác vậy!
    Yêu em!
  6. tranxuanbachthm

    tranxuanbachthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    2
    _ TÌNH NGUYỆN _
    ................................
    "...Người xưa đã từng nói: " Con người chỉ là một giọt nước giữa lòng đại dương, một hạt cát giữa lòng sa mạc". Các anh chị và các bạn chắc cũng chung suy nghĩ như tôi là càng học thêm càng thấy sức mình có hạn, càng thấy tất cả những kiến thức mình đang có sao mà nông cạn, ít ỏi và hời hợt. Nhưng nếu chúng ta cứ chờ đợi cho đến lúc cảm thấy thỏa mãn về sự học mới góp tay vào giúp ích cho xã hội, đền đáp số phận đã cho mình một cuộc đời tạm gọi là may mắn thuận lợi thì e đã gối mỏi chân chồn và chẳng còn đủ sức để làm điều gì được nữa.
    Vì thế chắc các anh chị và các bạn cũng đã như tôi hồ hởi, phấn khởi và tự hào với một tinh thần tình nguỵên tham gia đoàn Bác sĩ trẻ Tình nguyện Trường Đại học Y Hà Nội đến với đồng bào Lào Cai. Đoàn chúng ta đã hăng hái lên đường chỉ với mục tiêu nhỏ và giản dị là góp một phần công sức nhỏ bé của mình thực hiện chính sách chăm lo cho đồng bào miền núi, vùng sâu vùng xa; khuấy động phong trào thanh niên địa phương mà mục tiêu cụ thể là khám bệnh, tư vấn sức khoẻ và kết hợp cùng Đoàn Dược sĩ - Sinh viên Tình nguyện Trường Đại học Dược Hà Nội phát thuốc trị bệnh thông thường cho bà con.
    Mười một con người, mười một tính nết, không phải ai cũng chịu thương chịu khó; về sở học không phải ai cũng chịu phục ai... nhưng chúng ta đã vì mục tiêu chung mà nhường nhịn nhau, cùng giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn, từng bước hoàn thành công việc. Cho dù nhận thức của bà con, do chính chính quyền địa phương và bà con tự nhận xét là còn nặng tư tưởng xin cho nên đã có một số hiểu nhầm đáng tiếc xảy ra nhưng chúng ta cũng đã gạt sang được một bên để hướng tới những điều cao cả hơn.
    Chỉ trong chưa đầy một tuần, trên một địa bàn phân tán nhỏ lẻ, vừa phải ổn định chỗ ăn ở vừa phải liên tục di chuyển địa điểm hoạt động chuyên môn chỉ với hai bàn chân và vai mang nặng dụng cụ thuốc men mà chúng ta đã khám, phát thuốc cho hơn 700 đồng bào các dân tộc của xã. Đặc biệt là chuyến đi đến bản Nà Nheo của đồng bào H''''Mong trên đỉnh núi cao 1200m (một bản cách xa trung tâm xã mà rất nhiều cán bộ xã chưa từng đặt chân đến) trong điều kiện thời tiết thật sự là thử thách lòng người: mưa rừng xối xả, lội suối sâu luồn rừng thẳm mặc kệ cho bùn lầy trơn trượt, gai rừng cào xé áo, muỗi vắt và ong rừng tấn công tứ phía, đâu có gọi là đi mà chúng ta cứ phải bò bằng cả bốn chi suốt cả mấy tiếng đồng hồ, rồi cái lạnh giá của đêm rừng, rồi cái chơ vơ hiu quạnh khi cả đòan ăn cơm nắm muối vừng và ngủ đêm trong trường học trên đỉnh núi cao mịt mù sương cách xa bản, rồi cái đói cái sợ khi đứng bên bờ suối nhìn lũ rừng cuồn cuộn hung hãn... Chúng ta đã vượt qua tất cả và đã có bao điều để kể....
    ...Có đi thâm nhập vào thực tế, xuống cùng bà con, chúng tôi mới càng hiểu và thông cảm hơn với sự khó khăn của các bạn, các anh chị đồng nghiệp công tác tại các đơn vị y tế cơ sở; đúng là không dễ gì hoàn thành được một cách đầy đủ hoàn hảo mọi yêu cầu công tác chuyên môn khi nhận thức của bà con còn hết sức chưa được sáng tỏ, khi địa bàn công tác quá ư là phân tán và bao gồm quá nhiều các dân tộc anh em với những tập quán sinh hoạt văn hóa đời sống có nhiều khác biệt, khi dụng cụ phương tiện quá ư là thiếu thốn và chế độ đãi ngộ thì chỉ có tính chất động viên.
    Chúng tôi cũng cảm nhận được tâm huyết của Thầy Bách đối với hoạt động của Y tế cơ sở; những gì Thầy đã phải bỏ dở do sự phũ phàng của số phận chúng tôi đều cảm thấy đó là những nghĩa vụ và trách nhiệm mà chúng tôi phải tiếp tục thực hiện và hoàn thành.
    Kính mong Thầy yên nghỉ, chúng con xin hứa sẽ cố gắng hoàn tất tâm nguyện của Thầy và phấn đấu học tập, rèn luyện để trở thành những thầy thuốc có Tài có Đức có Tâm để phục vụ tốt cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân! ..."
    Trích: Nhật ký Bác sĩ - Dược sĩ Trẻ Tình nguyện Trường Đại học Y và Trường Đại học Dược Hà Nội - Công tác tại Văn Bàn Lào Cai Tháng 7 - 2004

    [​IMG]
    Đoàn đang vượt suối trước khi con nước lũ ập đến.
    [​IMG]
    Ảnh chụp trên trường học của bản Nà Nheo - trước khi quay trở về trung tâm xã.
    Được tranxuanbachthm sửa chữa / chuyển vào 01:26 ngày 04/05/2006
  7. tranxuanbachthm

    tranxuanbachthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    2
    ".... Sau một phút yên lặng, Micheal lại lên tiếng:
    -Guilliano là một anh hùng, là một huyền thoại. Ta phải làm sao để người đời nhớ đến nó; không được để nó chìm vào sự quên lãng bội bạc.
    Lần đầu tiên, Bố Già thấy bực mình. Rót một ly rượu đầy khác và ông cạn một hơi. Giơ ngón tay chỉ vào mặt Micheal, ông nói:
    -Con muốn học bài học đầu tiên. Thì đây hãy lắng nghe cho kỹ:
    Cái bổn phận đầu tiên của con người là làm sao để mình còn sống; sau đó mới đến cái gì khác. Cái mà thiên hạ gọi là vinh quang, anh hùng hào hiệp gì gì đó thì cũng phải sau. SỐNG ĐÃ! Không sống thì khỏi nói cái gì hết. Cái mà con gọi là nhục nhã ấy hả? Trong hoàn cảnh cần phải vậy thì bố đã làm vậy để cứu mạng con cũng như con đã làm để cứu mạng cho bố. Phải biết thế! Con lại muốn trở thành một tay anh hùng, một tay huyền thoại đó hả - tức là muốn chết hả? Bố thương thằng Guilliano lắm chớ nhưng danh tiếng cỡ nó bố không ham. Con còn sống và nó thì đã chết! Con phải luôn ghi nhớ câu này và luôn phải áp dụng trong suốt cuộc đời con.
    Đó là: Sống là để khỏi bị chết chứ không phải sống để trở thành anh hùng - một con voi sống thì ngon hơn nhiều một bộ xương voi dù rằng theo thời gian thì voi sống hay xương voi cũng đều có kết cục như nhau khi trở thành cát bụi bên Chúa.
    Bài học đầu tiên đã được Micheal học rất kỹ từ ông bố mình và nó đã luôn thực hiện tốt lời bố dặn - điều đó đã làm nên nét độc đáo của cuộc đời nó. Bài học này đã khiến nó có thể đưa ra những quyết sách kinh khủng về sau, làm thay đổi những suy nghĩ của nó về chủ nghĩa anh hùng. Bài học này đã giúp cho nó sống sót và sống khỏe trong suốt quãng đời cai quản sự ngiệp cha già để lại nhưng càng kinh hãi chủ nghĩa anh hùng bao nhiêu nó càng cảm thấy thiếu hạnh phúc bấy nhiêu...."

    (Trích: Sicily - Miền đất dữ - Mario Puzo)
    Được tranxuanbachthm sửa chữa / chuyển vào 23:06 ngày 07/05/2006
  8. g4837387

    g4837387 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2006
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Chào Bách,
    Đọc bài bạn gửi cho người yêu tôi thật sự cảm thông sâu sắc cho những người làm ngành Y, nhưng cuộc sống vốn muôn màu, mỗi người mỗi cảnh bạn ơi. Ngành nào cũng có cái cực riêng mà chỉ những người trong nghề mới cảm nhận được hết. Ngành Y thì không được từ chối bệnh nhân, ngành giáo dục chúng tôi cũng thế, có từ chối được học sinh không? mà nếu được thì cũng chẳng nở lòng nào, hay đôi khi còn cóp nhặt tiền cho sinh viên đóng học phí để khỏi bị cấm mùa thi, để rồi sau đó em ra trường mà không một lời từ biệt. Rồi những đêm thức trắng soạn bài, rồi tất bật với những công trình nghiên cứu, những chuyến công tác xa nhà, ... Bạn còn có cơ hội nắm tay người yêu tung tăng trong bệnh viện, thế là đã hay rồi, còn chúng tôi? xa nhau hơn 1 năm rồi cũng chỉ là những lời yêu thương qua mail, qua điện thoại nhưng rồi... mọi thứ cũng qua. Cái gì làm được thì xin hãy hết lòng, đừng bâng khuâng bạn nhé. Ai đó nói, cuộc sống vốn dĩ rất công bằng, nó lấy của ta cái này nhưng sẽ đền cho ta cái khác, hãy tin là như thế để lạc quan hơn khi phuc vụ cho mọi người bạn nhé.
    All the best for our life.
  9. nephtune

    nephtune Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2006
    Bài viết:
    0
    Đã được thích:
    0

    Tôi đã đọc được nhiều bai` báo lên án các bác sỹ
    Tôi cũng đã nghe kể nhiều những tiêu cực trong nghề Y
    Tôi đã nghe nhiều người ca thán về vấn đề y đức và lí tưởng của các bác sỹ , những bài học y đức ko được dạy trọn vẹn cho sinh viên Y
    Nhưng tôi đã nhin` thấy nhiều người bệnh tật và phải ra đi xung quanh tôi
    Tôi là một người đa cảm và sợ sự mất mát
    Từ bé tôi đã tôn thờ nghề Y và mải miết đuổi theo nó như một cái bóng mà bỏ lỡ rất nhiều cơ hội lớn trong đời.
    Và tôi đã chọn trường Y ,như là định mệnh của mình Ngành nào cũng có nỗi khổ của nó, và ngành Y chịu một áp lực nặng nề của dư luận vì nó có liên quan đến con người.Nhưng chúng tôi cũng là những người yêu quí con người, ước mơ được chăm sóc và yêu thương con người luôn được giữ gìn cẩn thận...vì thế chúng tôi khao khát được một ngày nào đó kê đơn thuốc cho bệnh nhân chỉ để họ khỏi sốt
    Tôi đã nhìn thấy các bạn học của tôi nhịn ăn sáng để có tiền mua sách, đi dậy thêm liên miên để có tiền chi trả học phí, ngày ngày cặm cụi vác sách lên giảng đường tất tả trực đêm hôm ở viện với những ước mơ , hoài bão lớn
    Tôi đã nhìn thấy các bạn học của mình trau truốt vuốt từng tà áo Blouse mỗi khi mặc và gấp lại hết sức cẩn thận sau mỗi buổi học.
    Tôi đã nhìn thấy ánh mắt buồn của các bạn của tôi khi nói về những bệnh nhân trong viện với một niềm cảm thông thật sự chân thành.
    Tôi cũng đã chứng kiến các bạn của mình chống đối lại tiêu cực đến cùng và nhìn nó với ánh mắt xót xa
    Tôi rất yêu và tôi rất tin vào các bạn của tôi, tôi cũng tin vào bản thân tôi nữa.Tôi tin vào ánh mắt và những nhiệt huyết tuổi trẻ của họ.Tôi tin chắc rằng họ sẽ làm nên những thay đổi lớn trong ngành Y nói riêng và trong xã hội nói chung.
    Vì thế hãy tin vào tương lai và đừng có cái nhìn quá phiến diện như thế....Trong mỗi bác sỹ đều có một trái tim
    Tự nhiên ngồi điên diên viết ra mấy dòng suy nghĩ của mình, muốn chia sẻ ....Hi vọng ai có cùng quan điểm thì nói mọi người nghe với
  10. tranxuanbachthm

    tranxuanbachthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    2
    Có một bài viết sâu sắc và thấm thía - gửi tặng em để cùng chia sẻ!
    Đôi lúc ta vẫn có cảm giác mình là người thừa trên thế gian và thấy nếu cứ mãi tiếp tục như vậy thì có phải chăng đang sống hoài sống phí!
    Đôi lúc ta bận rộn chết người, đầu óc quay cuồng trong giòng cuốn của công việc - chợt có giây phút bứt mình ra, đứng tì trán vào tấm kính lạnh trên tầng cao ngắm nhìn dòng người qua lại dưới đường, lòng băn khoăn tự hỏi: không biết những kẻ đang rú ga ầm ĩ đánh võng dưới đường kia đang vui gì mà vui thế.
    Và một câu hỏi thật lớn luôn là một lời tự nhắc nhở:
    SỐNG THẾ NÀO LÀ CÓ ÍCH? SỐNG CÓ ÍCH LÀ GÌ?
    **********************************************************************************************************
    Sống có ích là gì? ​
    Bùi Thanh
    Edunet

    Cuộc đời mỗi người dường như đều bắt đầu bằng những câu hỏi. Có câu hỏi đưa người ta đi đến những con đường, có câu hỏi chỉ dẫn người ta vào vũng lầy tăm tối...
    Sự khởi đầu cho cuộc đời mỗi con người dường như đều bắt đầu bằng những câu hỏi. Chúng ta sẽ làm gì, làm ở đâu? Chúng ta sẽ làm như thế nào? Để rồi sau những phút lao lực kiếm tiền, lại ngẩn ngơ tự hỏi: Vắt kiệt sức mình như vậy để làm gì? Cho mưu cầu cá nhân hay để cống hiến? Tất cả cũng vì một câu hỏi: Ta sẽ là ai? Giống như chú bé câm trong bài thơ của Flora, đi tìm giọng nói của mình.
    Bạn tôi, tốt nghiệp Đại học Sư phạm, về quê làm một cô giáo làng. Bình yên, nhưng lúc nào cũng bão giông trong tâm trạng. Luôn loay hoay với câu hỏi hạnh phúc là gì? Bình yên đến mức như tẻ nhạt hay liều mình dấn thân vào những cuộc phiêu lưu, thể nghiệm mình trong những thử thách cuộc sống? Nhìn những người bạn khác ở lại thành phố lập nghiệp, bạn tôi buồn và cảm thấy mình bất hạnh.
    Nhưng liệu bạn ấy có hiểu không: Nhiều sinh viên ra trường ở lại thành phố là quay quắt và ngột ngạt trong những lo âu và bon chen. Lo mất việc, lo cạnh tranh, lo trả tiền thuê nhà, lo lấy chồng, lấy vợ? Lo nhiều quá, người ta không còn nghĩ được cái gì lớn lao hơn nữa. Đầu óc trở nên chật hẹp. Những ước mơ cũng chật hẹp.
    Còn biết bao thanh niên đang đốt cháy đời mình trong những trận vui suốt sáng, cuộc cười thâu đêm, trong cơn say tràn, trong cuồng điên của thuốc lắc và trụy lạc. Không biết họ có đặt ra câu hỏi về việc họ đang sống thế để làm gì, hữu ích cho ai không? Hay với họ, đơn giản là sống để hưởng thụ, sống mà như đang đốt cháy tuổi trẻ của mình.
    Một cô bạn nữa, ra trường về quê - một tỉnh miền núi vùng Đông Bắc Tổ quốc - xin việc ở đài truyền hình. Chỉ 36 kg, người bé như cái kẹo nhưng suốt ngày cô vác máy, chạy chiếc xe cà tàng trên những con đường xói lở cheo leo dốc núi để đi đến tận thôn bản làm tin.
    Gặp cô, mặt gầy rộc, nhưng mắt vẫn sáng long lanh, môi vẫn cười roi rói, tự hào: ?oTao về đây cảm thấy mình đúng là đang Sống. Chúng mày cứ quanh quẩn ở thành phố mãi thế à, cẩn thận kẻo tâm hồn lại bé như con mắt ấy nhé?. Tôi giật mình, chẳng phải cái sự ngột ngạt mà tôi cảm thấy cũng chính là cái con mắt bé, cái tâm hồn bé mà cô bạn cảnh báo kia ư?
    Ngày xưa, chính cô bạn ấy đã nói một cách "sách vở", rằng: ?oNgười ta sống vì sự hữu ích?. Bây giờ, câu nói ấy đeo bám tâm trí tôi. Là câu trả lời mỗi khi tôi loay hoay tìm đường đi cho cuộc sống.
    Người ta sống vì sự hữu ích. Điều ấy có phải cũng là một lý tưởng? Tuổi trẻ của thế hệ trước tình nguyện lên đường vì vận mệnh dân tộc. Thời bình, những người mưu cầu cho đời sống cá nhân vẫn nuôi những ước vọng và hoài bão làm được điều gì đó cho cộng đồng. Biết được mục đích việc mình làm, thấy được sự hữu ích trong lao động, vậy là cuộc sống có đủ ý nghĩa. Sao cứ bảo rằng ngày nay không có lý tưởng sống. Hoặc cứ đi tìm nó ở chốn cao siêu nào?
    Sợ con mắt và tâm hồn bé tí lại, tôi dấn thân vào những chuyến đi, rời xa cái ngột ngạt của thành phố, ngột ngạt của nhận thức và cái nhìn. Đi, thấy cuộc sống rộng rãi và phóng khoáng biết bao. Nếu tôi đã quanh quẩn với những giấc mơ con, những cuộc đời con, từng bi quan hay nghe những giọng điệu bi quan thì một chuyến đi đã cho tôi cái nhìn lạc quan hơn về những điều lớn lao vượt ra khỏi sự chật hẹp của cá nhân mình. Tôi được thấy những con người nhỏ bé khác, với những vận mệnh khác, đang sống cái đời sống nhỏ nhoi nhưng đầy ắp hơi thở.
    Trên cao nguyên đá Hà Giang với khí hậu khắc nghiệt - địa hình trắc trở - đời sống ngặt nghèo, tôi đã gặp nhiều người trẻ mới ra trường tình nguyện về bản làng làm việc. Họ không có nhiều câu hỏi như tôi, mà sống và làm việc hồn nhiên như cây cỏ. Họ đến nơi đang cần tri thức và sự cống hiến. Trong 256 sinh viên được đưa về, đã có 49 người vào Đảng, 36 người được bầu làm chủ tịch xã. Họ tự hào khi làm được một cái bể nước cho dân, khi trổ được một con đường chạy vào làng heo hút.
    Một buổi chiều tím mắt vì đá ở Mèo Vạc, dạo trên những con đường gập ghềnh của thị trấn, tôi ấm lòng khi nhìn những ngôi nhà xây tỏa sáng ánh điện. Những gia đình người Kinh, người Mông sống xen nhau. Những đôi vợ chồng trẻ măng trao nhau cái nhìn âu yếm giữa câu chuyện thường nhật. Mắt họ lấp lánh hạnh phúc.
    Có câu hỏi đưa người ta đi đến những con đường, có câu hỏi chỉ dẫn người ta vào vũng lầy tăm tối. Tôi những muốn nói với cô bạn giáo viên của tôi: Bạn thân yêu ơi, hãy sống đi để cảm thấy yêu thương, quý trọng những việc mình làm.
    ?oNhìn vào mắt trẻ con ấy, dễ sống lắm?, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã viết như thế. Còn bạn, ngày nào cũng nhìn vào mắt trẻ con, sao vẫn còn loanh quanh mỏi mệt với những câu hỏi? Hãy cứ sống đi. Khi bạn làm được điều gì có ích cho ai đó, bạn sẽ tìm thấy niềm vui trong tâm hồn. Đó chính là hạnh phúc.
    Nghĩ đến những người đang gắn bó với các triền núi cao, tôi nhớ về những vạt ngô phủ kín các dãy núi đá tai mèo, những vạt hoa tam giác mạch với sắc màu quyến rũ diệu kỳ, và những ruộng hoa hồng mỡ màng, tươi tắn không kém gì hồng Đà Lạt. Chẳng phải hoa đã mọc lên từ đá và làm nên sự sống diệu kỳ đó sao? Vậy thì hẳn nhiên hoa cũng có thể khai sinh trong trái tim người.

    Theo Edunet

    Được tranxuanbachthm sửa chữa / chuyển vào 01:49 ngày 11/07/2006

Chia sẻ trang này