1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tâm sự vui buồn nghề Y

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi ndungtuan, 15/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tranxuanbachthm

    tranxuanbachthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    2
    BÁC MOD NÀO CHO TÔI HỎI THĂM CHÚT?
    TẠI SAO BÀI TÔI POST BÊN CHUYÊN MỤC: "CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ EM NGHE" GIỜ LẠI NẰM BÊN NÀY THẾ?
    ZIZOU CÒN CÓ LÚC PHIỀN LÒNG HUỐNG HỒ TÔI LÀ KẺ SẴN BẢN TÍNH TRẦM CẢM - SAO BÁC NÀO XỬ TỆ VỚI TÔI VẬY À?

  2. haiconca

    haiconca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/08/2006
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Xin đăng lại bài viết trên vietnamnet như một lời chia xẻ với nghề y:
    Những ngày này đang là những ngày cao điểm nhất của đợt nắng nóng trong năm. Đài báo đều đăng tin về sự quá tải của các bệnh viện, ngay ở một số bệnh viện giữa Hà Nội. Trong đầu tôi lại hình dung bóng hình của những người bác sĩ áo trắng đang bằng tất cả sức lực, trí tuệ và tình thương để cứu giúp người bệnh với tất cả sự khâm phục và quí trọng.
    Bác sĩ - họ là ai ?

    Vâng. Họ là những người thường xuyên tiếp xúc với rất nhiều người bệnh có cả những người gầy ốm, người thiếu vệ sinh, những nạn nhân tai nạn, những người đang khủng hoảng về mặt thể xác, về tâm thần...
    Họ là những người, vì có người bệnh đang đau ốm; đang cầu cứu mà không quản nắng mưa sẵn lòng đến những túp lều tranh, những khu nhà ổ chuột dơ bẩn và, dĩ nhiên, đến cả những nơi nhà cao cửa rộng, những gia đình giàu có...
    Và họ là ai nữa? Không giống như nhiều nghề nghiệp khác, họ cùng với luật sư và linh mục được xã hội xếp vào ba loại công việc đặc biệt nhất. Vì, với những công việc ấy, họ có điều kiện biết được những gì là thật nhất, thậm chí riêng tư, sâu kín nhất của con người, cả thể xác cũng như tâm hồn. Sự tiếp xúc của họ có thể là công khai và được nhiều người chứng kiến, nhưng, trong những hoàn cảnh đặc biệt, chỉ có một mình với đương sự...
    Luật pháp đã qui định rất rõ: nếu bác sĩ không cứu chữa bệnh nhân mà không có lý do chính đáng, từ chối không điều trị gây hậu quả nguy hại cho bệnh nhân thì người thầy thuốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành động của mình.
    Nhưng hãy bình tĩnh sẽ thấy đó chỉ là trên phương diện luật! Thử hỏi khi người thầy thuốc tỏ ra ít tế nhị, ít mật thiết, lạnh lùng, thậm chí ráo hoảnh với bệnh nhân thì toà án nào xét xử? Chẳng có điều luật nào cấm bác sĩ tiêm đau cho bệnh nhân cả; cũng chẳng có một điều luật nào cấm bác sĩ chăm sóc bệnh nhân nhưng không lạnh lùng, ráo hoảnh với bệnh nhân cả... Phải chăng, không phải luật pháp, mà một phạm trù rộng hơn thế, bền vững, ổn định hơn thế cần thiết phải được đề cập ở đây. Đó chính là đạo đức, lương tâm nghề nghiệp của bác sĩ.
    Nhìn rộng hơn sẽ thấy sự kết hợp lỏng lẻo giữa luật pháp và đạo đức ở nước ta. Chẳng hạn, hiện nay ở nhiều quốc gia trên thế giới đã có những qui định về cái chết nhân đạo: cho phép người mắc bệnh hiểm nghèo (bệnh không thể cứu chữa- incurable diseases) được lựa chọn một cái chết nhẹ nhàng với sự trợ giúp của các nhân viên y tế. Việc làm này, theo quan niệm của họ, mới là nhân đạo vì một mặt sẽ tránh được đau đớn cho nạn nhân, mặt khác sẽ giúp cho nhiều gia đình thoát khỏi cảnh phải khuynh gia bại sản nhưng vẫn không đem lại kết quả. Trong khi đó ở nước ta (và một số nước khác nữa), có thể do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng Nho giáo (hay các luật lệ của các tôn giáo khác...), chẳng những không có qui định cho phép hoặc tuỳ nghi mà nhiều khi trừng trị những cán bộ y tế với tội danh giúp người khác tự sát ?!
    Quả thật, sách báo và cả chương trình đào tạo luật học lâu nay dường như vẫn chú trọng một chiều đến vấn đề vi phạm và xử phạt vi phạm mà ít chú trọng đến khía cạnh thứ hai của pháp luật là việc phòng ngừa, bảo vệ và khuyến khích tạo ra ngày càng nhiều hành vi hợp pháp, đến các công cụ, phương tiện khác nhằm điều chỉnh hành vi con người một cách có hiệu quả nhất. Việc chú trọng đến các hành vi hợp pháp sẽ góp phần nâng cao nhận thức của con người trong việc tích cực sử dụng pháp luật, thấy được ích lợi của việc sử dụng pháp luật. Việc tạo lập môi trường cho các hành vi hợp pháp, tạo điều kiện cho các hành vi hợp pháp được hình thành và ngày càng được nhân rộng là một việc làm vô cùng quan trọng trong xã hội hiện nay.
    Giá trị nhân văn và sự phù hợp với luật pháp trong một xã hội pháp quyền chính là ở chỗ luật pháp ngoài tính nghiêm minh, công bằng phải thẩm thấu được trong nó giá trị của tình người, tính nhân đạo. Vậy thì tại sao không nhân rộng những hành vi hợp pháp, tại sao không nhìn pháp luật trong sự gắn kết với những qui tắc nghề nghiệp, với việc khuyến khích và nhân rộng những tấm gương cao quí.
    Xã hội hãy trân trọng, chia sẻ và cảm thông với công việc của người bác sĩ, vì không giống như một anh văn công xã, hay một diễn viên hài kịch, cảnh mà hàng ngày, hàng giờ họ tiếp xúc là những bệnh nhân, những người gầy ốm, cả những người thiếu vệ sinh, những nạn nhân gặp tai nạn, những người đang khủng hoảng về mặt thể xác, về tâm thần...một nơi vẫn thường thấy cảnh tượng căng thẳng, lo âu, buồn chán, hay ly tán, nhưng cũng là nơi đòi hỏi tính trách nhiệm cao nhất khi mà sự nhanh chậm có thể đổi giá bằng tính mạng một con người. Ai biết và thông cảm khi bác sĩ họ cũng là... những "con người"!... phải chăng cuộc sống sẽ chỉ tốt lên, nhân văn và cao đẹp hơn khi tất cả mọi người, mọi công việc đều cần có sự sẻ chia quan tâm lẫn nhau?
    Hãy tạo điều kiện về kinh tế cho người bác sĩ để họ có thể yên tâm với công việc của mình, để bác sĩ không phải sống dựa vào đồng quà, tấm bánh của những người bệnh khốn cùng, hãy để cho tình người, lòng nhân ái được trải rộng ngay cả khi không có sự hiện hữu của luật pháp và cả những nơi luật pháp không thể với tới được.
    Hết những đợt nắng nóng sẽ là những cơn mưa khiến cho tiết trời và lòng người trở nên dịu mát. Giữa bao điều nhức nhối nghe thấy hàng ngày ở các phòng khám và chữa bệnh, tôi vẫn bắt gặp sự hiện hữu quanh mình hình ảnh những thầy thuốc với chiếc áo trắng vẫn cần mẫn sớm tối đi về tận tâm, tận lực, tận tình với bệnh nhân, với công việc. Xã hội đang cần lắm những con người như thế!
  3. tranxuanbachthm

    tranxuanbachthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    2
    Vào một ngày đẹp trời, thắng bộ kẻng, miệng huýt sáo, vi vu tung tăng đi đến nhà người iu - bỗng dưng một thằng cha chết dẫm vù xe qua, bánh xe hắn tạt nước và bùn đất bẩn thỉu từ vũng lầy do trận mưa hôm trước còn để lại trên đường lên bộ kẻng của mình.
    Một ngày đẹp trời thế là bị u ám hẳn, cảm hứng iu đương đang tuôn trào như suối nguồn nở hoa bỗng tắt ngóm và nhường chỗ cho cảm giác giận run người, không thể không buông lời chửi rủa - nhưng cũng đành nín thinh không thể chửi rủa vì thằng cha chết dẫm đó cũng đã vù tít đằng xa kia; chẳng lẽ chửi rủa để cho một mình mình nghe sao.
    Cuộc sống sao có nhiều thằng cha chết dẫm một cách có chủ ý đến như vậy nhỉ, thậm chí chỉ cần thấy người khác vui là những thằng cha chết dẫm ấy đã hậm hực lắm rồi, và chỉ chực chờ cho mình đi ngang qua vũng nước đọng là những thằng cha chết dẫm ấy vù xe qua.
    Thật chả trách trên các trang Web đang ngày càng nở rộ những bài viết dạy về cách ứng xử nơi công sở, những bí quyết để không gây nên sự thiếu hài lòng từ phía đồng nghiệp, cộng sự.
    Cuộc sống sao luôn bắt con người cứ phải sắm sanh cho mình thật nhiều mặt nạ để sao cho đối với mỗi hoàn cảnh, mỗi con người cụ thể thì ta lại trưng ra một chiếc mặt nạ phù hợp nhất, tạo được nhiều thiện cảm nhất từ phía người đối diện, từ phía hoàn cảnh.
    Cuộc sống sao không cho con người ta giữ nguyên vẹn bộ mặt thật vốn có từ thuở cha mẹ sinh ra ?

    Được tranxuanbachthm sửa chữa / chuyển vào 13:42 ngày 22/09/2006
  4. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    Chào tất cả mọi người,
    Trước hết, tôi xin tự giới thiệu mình là dân ngoại đạo tham gia topic này. Hồi nhỏ tôi từng phải đi nhiều bệnh viện vì ốm yếu song ký ức về bác sĩ không nhiều vì lúc đó tôi còn quá bé. Khi lớn lên, tôi rất ngại phải vào bệnh viện. Hình ảnh những người mặc áo blouse trắng, những chiếc kim tiêm, những lọ thuốc đủ loại, những khuôn mặt ít tỏ cảm xúc, đầy rẫy thông tin tiêu cực về bác sĩ, y tá, hộ lý trên các phương tiện truyền thông cùng hàng loạt lời đồn truyền miệng... khiến tôi tự dựng một hố ngăn cách giữa mình với thế giới của những người hành nghề y.
    Nhưng rồi một ngày nọ tôi cũng phải vào bệnh viện, đó là khi bố tôi bị xuất huyết não do tăng huyết áp. Tôi đôn đáo chạy đi làm các thủ tục ở BV Đa khoa tỉnh, được chỉ vào phòng nọ phòng kia vô cùng rích rắc, đủ loại giấy má để cuối cùng bố tôi cũng được nhập viện. Bố tôi được xếp nằm chung với một bệnh nhân khác trên một cái giường có lẽ chiều ngang chỉ 1m2. 
    Rồi tôi xin chuyển bố tôi lên BV Bạch Mai. Anh bác sĩ đi cùng xe cấp cứu từ tỉnh nhà lên làm thủ tục cho tôi, đến phòng khám thì cô bác sĩ phụ trách cứ xa xả nói anh bác sĩ ấy rằng tại sao đã chụp CT Scanner xác định được bệnh của bệnh nhân mà cứ chuyển họ lên tuyến trên trong khi "tuyến trung ương chúng tôi đã quá tải". Nhưng cuối cùng thì bố tôi cũng được nhập viện vì theo như lời cô nói: "Chẳng nhẽ chúng tôi lại trả bệnh nhân về sau khi bệnh nhân phải trải qua một quãng đường dài lên đây trong tình trạng nguy hiểm" kèm theo lời "dặn" rằng "Lần sau các anh đừng đưa lên nữa nhé. Sau này chúng tôi mà xây xong khu mới thì chúng tôi xin tiếp nhận hết". 
    Nhìn cảnh đông đúc với đủ các khuôn mặt méo mó trong căn phòng khoảng 30m2 trên tầng 2 tòa nhà Thần Kinh 1 cùng với la liệt người nhà đi theo chăm sóc, tôi thật sự thấy cuộc đời bi đát. Tôi vẫn nghe nói về sự quá tải của các bệnh viện nhưng không hình dung nổi lại có quá nhiều bệnh nhân đến như vậy. Đến khi mọi thủ tục nhập viện xong xuôi và người thân đã ra về hết, tôi mới có thời gian mà tủi thân ngồi khóc lặng lẽ. Bố tôi thì vẫn li bì bất tỉnh. 
    Nhưng sau gần hai tuần chăm sóc bố ở khoa thần kinh Bệnh viện Bạch Mai, những gì tôi mắt thấy tai nghe về công việc của những người mặc áo blouse trắng đã làm thay đổi rất nhiều quan niệm của tôi về họ. Tất tả ngược xuôi mỗi khi có ca mới nhập viện; lật đật đêm hôm mỗi khi một bệnh nhân nào đó có biểu hiện bất thường, từ ho nhiều tới nấc liên hồi, từ sốt nhức đầu cho tới kém ăn khó thở - họ, từ bác sĩ cho tới y tá, như con ong cần mẫn khám bệnh, tiêm, thay dịch truyền, phát thuốc hàng ngày. Ấn tượng nhất với tôi là giọng nói nhẹ nhàng của đa phần các y tá mỗi khi tiêm. Rồi những lời thì thầm rỉ tai nhau rằng Bác sĩ ở đây không nhận phong bì. Một chị chăm chồng nằm giường kế bên kể với tôi rằng chị đã bị bác sĩ mang trả lại tiền biếu. 
    Bố tôi dần hồi phục sức khỏe. Nữ bác sĩ tên là Tuyến, người điều trị trực tiếp cho bố tôi, nói rằng ông bị xuất huyết ít và máu tiêu nhanh. Tôi bắt đầu cảm thấy phòng bệnh thân quen hơn và cùng với sự hồi phục của bố, tâm trạng "cuộc đời bi đát" của tôi cũng dần tiêu tan. Chiếc điện thoại di động nhỏ của tôi trở thành đầu mối liên lạc của gia đình các bệnh nhân xung quanh.
    Tôi bắt đầu có thời gian hơn để "xăm xoi" công việc của các y tá, hộ lý. Rồi tôi liên hệ đến công việc của mình mới thấy họ vất vả đến nhường nào. Nói như chị chăm chồng nằm giường kế bên thì "còn khổ hơn cả tớ đi cuốc ruộng ở nhà".
    Bố tôi giờ đã xuất viện và đang điều trị ngoại trú. Tôi bắt đầu lang thang vào Box sức khỏe - y tế, một diễn đàn mà tuy đã có mấy năm gắn bó với TTVN, tôi chưa bao giờ nhấp chuột vào thăm. Có một vài thắc mắc nhỏ liên quan đến sức khỏe của bố tôi, tôi đã viết thư hỏi mod ndungtuan và được anh trả lời nhanh chóng khiến tôi rất cảm kích.
    Và giờ đây, khi vào đọc topic này với những tâm sự vui buồn, tôi bỗng có hứng muốn bày tỏ nỗi lòng, cũng là muốn chia sẻ sự thay đổi rất nhiều trong quan niệm của tôi về những người mặc áo blouse trắng.
    Connector
    Được connector sửa chữa / chuyển vào 13:44 ngày 23/09/2006
  5. tndo3

    tndo3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2006
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Vậy là tôi cảm ơn chi connector lắm. Tôi được cái may cùng nghề nhưng không ở VN thành ra thấy những gì bác sĩ VN phải chịu đựng thì tôi cũng nể lắm. Hy vọng chi là một đại sứ thiện chí của chúng tôi.
    Được tndo3 sửa chữa / chuyển vào 06:02 ngày 29/09/2006
  6. shiverone_online

    shiverone_online Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/12/2006
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0

  7. maicahn

    maicahn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2006
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Trời ơi, bồ của tớ cũng ngành Y. Chán lắm vì nhiều khi mình chẳng bằng bệnh nhân. Hic hic.... sao lại so sánh zớ zẩn vậy nhỉ.
    Nhưng mà không có những người như mình yêu những người ngành Y, thông cảm cho họ thì YYYYYYYYYYYY ế hết à.
  8. shiverone_online

    shiverone_online Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/12/2006
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng muốn tin vào những dòng tâm sự của bạn. Nhưng tôi cũng từng là nạn nhân của sự táng tận lương tâm của y bác sĩ khi mà họ đặt giá trị vật chất lên trên y đức . Số tiền họ có được không nhiều nhưng họ đã tước đoạt đi quyền sống khoẻ của tôi. Đang là một thanh niên khoẻ mạnh yêu đời " những lương y" đã đẩy tôi đến tình trạng bệnh tật tàn phế suốt cuộc đời. Nói thật tôi cũng đã từng gặp những bác sĩ thương và thông cảm với bệnh nhân nhưng sỗ bác sĩ lừa đảo và làm tiền trên xương máu cũng như mạng sống của bênh nhân thì tôi gặp nhiều hơn. Đúng họ có tài, chuyên môn cao , nhưng tôi khâm fục trái tim thú dữ và bộ mặt giả tạo của họ. [r37)Tôi cũng muốn gửi tới tất cả các bác sĩ trong box này hiểu một điều rằng " sức khoẻ của chúng tôi cung đáng quý như sức khoẻ của các vị vì vậy mong các vị hãy làm đúng " lương tâm của một người thầy thuốc "là" chữa bệnh cứu người".
  9. tranxuanbachthm

    tranxuanbachthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    2
    Bạn shiverone !
    Tuy không biết bạn là ai và bị bệnh trạng ra sao, trước hết tôi xin có lời chia sẻ cùng gánh nặng bạn đang mang trong mình, sau là mong là được cùng bạn trò chuyện tâm sự về những điều đã thuộc về quá khứ, về cuộc sống và sức khỏe hiện tại, về chế độ điều trị bạn đang phải thực hiện.
    Nếu các bạn là BS vào qua diễn đàn giúp gì được cùng bạn thì là điều hay, bằng không thì đây cũng là cơ hội để chúng ta cùng san sẻ những bực bội và cay đắng mà bạn đang u uất trong lòng.
    Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào thì con người ta vẫn luôn luôn có thể sống hữu ích và mang lại được những niềm vui, hạnh phúc cho người khác cũng như là tìm lại cho mình những điều xứng đáng vì nó mà mình như ngọn đèn đường: đốt cháy mình đến tàn rụi giúp cho người lại qua không bị vấp ngã...
    Hy vọng tôi và các bạn khác sẽ có thể được là m bạn của bạn!
  10. sun___mon

    sun___mon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/12/2006
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Em thành thật chia buồn với anh chị
    zời ạ . sao bác sĩ gì mà vô lương tâm quá thể. thế pháp luật đã xử như thế nào ạ?
    không có tình yêu thương đồng loại, không biết người hay... nữa
    zã man hơn cả cầm thú.
    loại này cắt chức về quê chăn bò là còn nhẹ. không còn từ gì để diễn đạt. đúng là thú chứ không fải con người.

Chia sẻ trang này