1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tâm sự vui buồn nghề Y

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi ndungtuan, 15/03/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ladymeomuop

    ladymeomuop Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    2.050
    Đã được thích:
    0
    Sắp đến Tết rồi, lại một năm nữa tôi không được ăn Tết ở nhà.
    Các bạn đã chuẩn bị Tết chưa? Có ai phải trực bệnh viện không?
    Sự ám ảnh
    Không hiểu từ bao giờ tôi luôn bị ám ảnh bởi những câu chuyện mà bố mẹ tôi thường kể về những vụ tai nạn bất ngờ và những sự mất mát những người thân yêu đột ngột.Tôi sợ hãi mỗi lần đi trực cùng với mẹ mà đi đường cổng sau của Bệnh viện Bạch Mai, nơi có nhà xác, lúc nào cũng có những tiếng khóc vang lên. Tôi luôn tự hỏi mình có đủ sức chịu đựng khi mất đi người thân xunh quanh mình không? Thật là một câu hỏi ngớ ngẩn! Nhưng rồi mọi chuyện cũng ập đến, như một cơn ác mộng.
    Bố tôi ho, cũng bình thường thôi, bố tôi vẫn đi làm bình thường và vẫn lên cân. Bố tôi bỏ hút thuốc sau 40 năm gắn bó với nó, vậy mà bố tôi lại bị ho. Mỗi đêm tôi lắng nghe tiếng ho của bố mà lòng quặn đau, tôi không biết là thế nào. Mẹ tôi nói bố nên đi chụp phim, bố chần chừ...Rồi bố cũng đi chụp X-quang, ngày nhận kết quả là ngày bắt đầu cơn ác mộng của gia đình tôi. Có một khối U ở thuỳ phổi bên phải, nghi U ác, cả nhà tôi chết lặng, bố vẫn bình tĩnh, vẫn đi làm và đi mổ. Hội đồng chẩn đoán gồm toàn những giáo sư bác sĩ đầu ngành ở Hà Nội (vì bố tôi cũng là một giáo sư bác sĩ), các bác quyết định bố tôi phải mổ ngay, có lẽ đã nắm chắc 80% là ung thư phổi rồi. Bố tôi ít nói hẳn đi, trầm tư và hay vuốt tóc tôi mỗi buổi sáng khi gọi tôi dậy đi học. Bố tôi chuẩn bị đi mổ, nhiều bạn bè đồng nghiệp đến động viên, bác Đệ ( Viện Việt Đức) mổ cho bố tôi, lấy gọn gàng khối U ra, và cắt đi 2/3 thuỳ phổi bên phải,cả nhà mừng rỡ vì ca mổ thành công. Bố tôi bình phục nhanh chóng nhờ sự chăm lo hết lòng của mẹ tôi và của tất cả các y bác sĩ. Khối U được xác định là ung thư loại tế bào nhỏ, một loại ung thư mà khả năng là do hút thuốc gây ra. Tôi buồn lắm! Bố tôi bình phục và bắt đầu phải đi chiếu tia ở viện K, mỗi lần bố đi tôi lại quay mặt đi không để bố nhìn thấy tôi đang khóc, xạ trị làm da bố tôi xanh xao, mẹ ngày nào cũng hầm thịt bò thêm cho bố ăn để có thể tăng hồng cầu.Bữa sáng của bố có thêm một thìa tam thất tán nhỏ và Vitamine C. Rồi những ngày khó khăn cũng qua đi, bố tôi lại lao vào công việc, mổ và hướng dẫn luận án cho các bác sĩ...Bố tôi vẫn tham gia đều đặn các chương trình mổ nhân đạo cho các tỉnh miền núi ở miền Bắc do Uỷ ban 2 Hà Lan tài trợ. Bố tôi sang Mỹ dự hội thảo và bàn về các chương trình hợp tác nhân tiện kiểm tra sức khoẻ, bố tôi chụp lại phim và thử các xét nghiệm, tất cả đều cho kết quả tốt, có lẽ là sự thần kỳ, cả nhà tôi vui mừng nhưng vẫn ngầm lo lắng.Bố vẫn làm việc hăng say và được phong Thầy thuốc nhân dân. Bố vui lắm, chính bố chũng tin rằng có lẽ bố đã khỏi bệnh. Thế rồi cái gì đến cũng xẩy ra, hai năm sau,bố tôi kêu hay bị chóng mặt, mọi người cho rằng bố bị cao huyết áp, nhưng không phải, ung thư đã di căn lên não. Và lần này thì bố tôi quỵ hẳn. Bố tôi phải cấp cứu vào A9 viện Bạch Mai và bác Đính lắc đầu vì hình chụp trên não có vô số ổ di căn. Bố tôi nhất định đòi về nhà, bố nói với mẹ là không muốn nằm trong bệnh viện. Mẹ đưa bố về nhà, căn phòng của bố mẹ bỗng chốc biến thành một phòng bệnh, bố tôi yếu đi từng ngày, rồi từng giờ. Bác Đính cho người mang đến toàn bộ máy móc, máy hỗ trợ thở, máy đo nhịp tim...các bình ô xi luôn sẵn sàng, đêm nào cũng có một chị y tá và một anh Bác sĩ thay nhau trực ở nhà tôi. Bác Phương đến tận nhà trao danh hiệu Thầy thuốc nhân dân cho bố tôi, bố tôi vẫn cố gắng tự đọc và mẹ tôi viết lại lời cám ơn đến Bộ Y tế. Cả Viện Nhi Thuỵ Điển lo lắng và đau xót cho bố tôi, mọi người ai cũng yêu quý bố tôi như một người anh, người chú trong nhà.Bố tôi bắt đầu khó thở và sốt cao không ngừng, câu nói cuối cùng trước khi phải đặt nội khí quản của bố tôi là " Không đi bệnh viện", ba ngày sau thì bố tôi qua đời. Tôi không còn biết gì nữa, nỗi đau xé ruột xé gan, không thể tả nổi, tôi chết lặng đi nhìn mọi người đưa bố tôi ra xe đưa vào nhà xác. Một buổi sáng tháng 11, giờ mà bố tôi vẫn đi làm, mẹ tôi chạy theo và nói " Tối anh về với mẹ con em anh nhé!".
    Giờ thì đã 6 năm trôi qua, vậy mà ngồi viết những dòng này mà nước mắt tôi vẫn tràn đầy. Bố không về nhà nữa, hôm lên Viện Nhi để dọn dẹp căn phòng bố làm việc, chiếc áo blu vẫn vắt trên ghế, quyển từ điển vẫn đang mở và bố đang đánh máy dở một tài liệu để chuẩn bị lên lớp cho sinh viên hôm sau. Trên bàn làm việc của bố có hình của tất cả gia đình tôi, riêng hình của tôi bố còn có một tấm từ khi tôi ba tuổi trong ví của bố và đằng sau là dòng chữ " Bé Ta rún - sinh nhật 3 tuổi". Tôi thật sự vẫn không thể tin là bố đă mất! Và tôi luôn tự hỏi tại sao bố là bác sĩ mà lại sợ bệnh viện đến như vậy.
    Nếu bạn nào học Y khoa chắc hơn một lần đã học qua một bài giảng nào đó của Bố tôi , bác sĩ phẫu thuật Nhi Nguyễn Xuân Thụ.
    Bây giờ bạn trai của tôi đang hút thuốc rất nhiều, tôi nói mãi... nói mãi mà không thay đổi đuợc gì! Tôi buồn và sợ lắm!
    Hakunamatata
  2. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1

    Chào bạn mèo mướp. Thành thật chia sẻ với bạn những nỗi đau buồn về người bố kính yêu của bạn.
    Có một nỗi buồn của những nguời làm ngành y đó là ai càng làm lâu thì càng nghiện hai thứ ruợu và thuốc lá. Tôi thấy đa phần các bác sĩ hay hút thuốc và thậm chí hút rất nhiều, ruợu thì tôi ko buồn nói nữa. Trong box này tôi có quen một bác sĩ hút hàng ngày hơn 1 bao. Tại sao vậy? Theo tôi thì một lý do thực sự là sự tiếp xúc quá thuờng xuyên với xác chết, sự đối diện với những ca bệnh căng thẳng và vô vàn lý do khác đã khiến họ trở nên cảm thấy yếu đuối hơn. Họ tìm đến thuốc lá cũng như ruợu là để một phần quên thực sự phũ phàng đó.
    Vài lời chia sẻ với bạn về những điều đau lòng đó.
    Muốn giúp nguời yêu bạn bỏ thuốc lá thì hãy giúp anh ấy giải toả bớt căng thẳng, huớng bạn trai vào các hoạt động thể thao và duỡng sinh. Ngày xưa bố mình hút thuốc kinh lắm, sau khi 40 thì bố mình bỏ hút thuốc và tập luyện thể thao nhiều hơn.
    Vài dòng đầu xuân, xuân này mình cũng đón Tết xa nhà, nếu bạn có hứng thì chat trên mạng nhé. Bạn cứ gửi PM cho mình biết YM của bạn.
    Thân ái
    Tức nước vỡ bờ
    Được luuthuy sửa chữa / chuyển vào 03:20 ngày 14/01/2004
  3. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1

    Chào bạn mèo mướp. Thành thật chia sẻ với bạn những nỗi đau buồn về người bố kính yêu của bạn.
    Có một nỗi buồn của những nguời làm ngành y đó là ai càng làm lâu thì càng nghiện hai thứ ruợu và thuốc lá. Tôi thấy đa phần các bác sĩ hay hút thuốc và thậm chí hút rất nhiều, ruợu thì tôi ko buồn nói nữa. Trong box này tôi có quen một bác sĩ hút hàng ngày hơn 1 bao. Tại sao vậy? Theo tôi thì một lý do thực sự là sự tiếp xúc quá thuờng xuyên với xác chết, sự đối diện với những ca bệnh căng thẳng và vô vàn lý do khác đã khiến họ trở nên cảm thấy yếu đuối hơn. Họ tìm đến thuốc lá cũng như ruợu là để một phần quên thực sự phũ phàng đó.
    Vài lời chia sẻ với bạn về những điều đau lòng đó.
    Muốn giúp nguời yêu bạn bỏ thuốc lá thì hãy giúp anh ấy giải toả bớt căng thẳng, huớng bạn trai vào các hoạt động thể thao và duỡng sinh. Ngày xưa bố mình hút thuốc kinh lắm, sau khi 40 thì bố mình bỏ hút thuốc và tập luyện thể thao nhiều hơn.
    Vài dòng đầu xuân, xuân này mình cũng đón Tết xa nhà, nếu bạn có hứng thì chat trên mạng nhé. Bạn cứ gửi PM cho mình biết YM của bạn.
    Thân ái
    Tức nước vỡ bờ
    Được luuthuy sửa chữa / chuyển vào 03:20 ngày 14/01/2004
  4. Gerbich

    Gerbich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2003
    Bài viết:
    1.874
    Đã được thích:
    2
    Hello ladymeomuop ,
    Đọc câu chuyện bạn viết về bố of bạn , G . hiểu cảm giác đau khổ đó rất rỏ khi người thân nhất bỏ mình đi ... thành thực chia buồn cùng bạn .
    Ở vào thời 20 - 30 năm trước , tai hại of hút thuốc không phổ biến rộng như những năm gần đây ... G . nhớ không lầm thì người bạn of bạn là Bác sĩ ở bên pháp phải không ? if là đúng như vậy thì bạn không cần phải bỏ thời giờ or hơi sức để khuyên bảo người bạn này nên bỏ hút thuốc ... chỉ vì 1 lý do rất đơn giản ... Drs. là người hiểu rỏ nhất sự tại hại of việc hút thuốc lá và khi chất nicotine và những chất nhựa khác trong thuốc lá hít vào cơ thể năm sang năm sẽ biến những mạch máu trở nên giòn , cứng dể gãy như 1 ống nylon phơi khô ngoài nắng nhiều năm tháng vậy .. chưa kể những fatal disease khác gây ra bởi hút thuốc ... G . không có exaggerated đâu ... những chứng cớ bằng hình ảnh mỗi ngày người bạn of ladymeomuop đã nhìn thấy , nhưng nếu he còn hút thuốc nữa thì ai khuyên được đây ? G. nghĩ bạn đừng tốn công khuyên bảo him về vấn đề bỏ hút thuốc .
    Bác Luuthuy , G chỉ nói những gì G. đã thấy ở Mỹ thôi ( G. hoàn toàn không hiểu về sinh hoạt ở những nước khác , đừng nghĩ là G . chống đối bác nhé ) ...ở mỹ , hiện nay tỷ lệ ( Drs mới ra trường và 45 tuổi trở lại ) Drs . hút thuốc gần như là 0 % nhưng bù vào họ xài Antidepressants khá nhiều ... tuy là không có luật cấm hút thuốc trong nghề healthcare , nhưng bạn sẽ bị nhiều người nhìn mình bằng cặp mắt kỳ thị nếu cầm cigarette trong tay , và chưa kể rất nhiều nơi ở public và trong khung viên hospitals cấm không cho hút thuốc .
  5. Gerbich

    Gerbich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2003
    Bài viết:
    1.874
    Đã được thích:
    2
    Hello ladymeomuop ,
    Đọc câu chuyện bạn viết về bố of bạn , G . hiểu cảm giác đau khổ đó rất rỏ khi người thân nhất bỏ mình đi ... thành thực chia buồn cùng bạn .
    Ở vào thời 20 - 30 năm trước , tai hại of hút thuốc không phổ biến rộng như những năm gần đây ... G . nhớ không lầm thì người bạn of bạn là Bác sĩ ở bên pháp phải không ? if là đúng như vậy thì bạn không cần phải bỏ thời giờ or hơi sức để khuyên bảo người bạn này nên bỏ hút thuốc ... chỉ vì 1 lý do rất đơn giản ... Drs. là người hiểu rỏ nhất sự tại hại of việc hút thuốc lá và khi chất nicotine và những chất nhựa khác trong thuốc lá hít vào cơ thể năm sang năm sẽ biến những mạch máu trở nên giòn , cứng dể gãy như 1 ống nylon phơi khô ngoài nắng nhiều năm tháng vậy .. chưa kể những fatal disease khác gây ra bởi hút thuốc ... G . không có exaggerated đâu ... những chứng cớ bằng hình ảnh mỗi ngày người bạn of ladymeomuop đã nhìn thấy , nhưng nếu he còn hút thuốc nữa thì ai khuyên được đây ? G. nghĩ bạn đừng tốn công khuyên bảo him về vấn đề bỏ hút thuốc .
    Bác Luuthuy , G chỉ nói những gì G. đã thấy ở Mỹ thôi ( G. hoàn toàn không hiểu về sinh hoạt ở những nước khác , đừng nghĩ là G . chống đối bác nhé ) ...ở mỹ , hiện nay tỷ lệ ( Drs mới ra trường và 45 tuổi trở lại ) Drs . hút thuốc gần như là 0 % nhưng bù vào họ xài Antidepressants khá nhiều ... tuy là không có luật cấm hút thuốc trong nghề healthcare , nhưng bạn sẽ bị nhiều người nhìn mình bằng cặp mắt kỳ thị nếu cầm cigarette trong tay , và chưa kể rất nhiều nơi ở public và trong khung viên hospitals cấm không cho hút thuốc .
  6. Amazonefr

    Amazonefr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Bác nói em tự biện hộ chuyện gì cơ, em không hiểu?
    Lâu quá không gặp, bác luuthuy vẫn khoẻ đấy chứ?
    HAPPY NEW YEAR!!!
  7. Amazonefr

    Amazonefr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Bác nói em tự biện hộ chuyện gì cơ, em không hiểu?
    Lâu quá không gặp, bác luuthuy vẫn khoẻ đấy chứ?
    HAPPY NEW YEAR!!!
  8. choupat

    choupat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2003
    Bài viết:
    2.401
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài của Ladymeomuop cảm động và tình cảm lắm. Chúc Ladymeomuop luôn hạnh phúc và may mắn trong cuộc sống.
  9. choupat

    choupat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2003
    Bài viết:
    2.401
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài của Ladymeomuop cảm động và tình cảm lắm. Chúc Ladymeomuop luôn hạnh phúc và may mắn trong cuộc sống.
  10. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Anh Gerbich này, mỗi nơi một khác. Cám ơn anh đã cho mọi người biết rằng ở Mỹ như thế nào.
    Ở nơi khác tôi cũng ko biết nhiều. Còn ở VN thì chẳng có thuốc an thần hay giảm stress mà anh ghi ở trên, có khi uống thuốc đó thì bác sĩ và gia đình nhịn ăn. Rượu và thuốc lá vẫn có vẻ rẻ hơn.
    Anh sống ở bên Mỹ, anh hiểu chứ, lương anh cao ngất ngưởng. Anh làm việc trong điều kiện vô cùng sạch sẽ. Khi bác sĩ chẳng hạn bị tai nạn nghề nghiệp được bồi thường đủ để an nhàn đến chết.....
    Trong khi đó ở VN, (tôi nói theo cảm nhận, có gì mong các bạn cứ chỉ bảo), bệnh viên thì còn nghèo nàn, nếu anh về vùng cao chắc chắn anh còn choáng váng hơn. Lương anh làm trên bệnh viện chưa đủ đóng tiền học thêm cho con và ăn sáng(bác sĩ mới ra trường làm ở Bạch Mai cấp quốc gia được 500.000 tháng). Anh lại phải lao ra làm phòng mạch, trong khi Tây t7, CN đóng phòng mạch rong chơi nghỉ mát thì bác sĩ VN ngồi cày bừa gần chết. Và nếu bác sĩ bị tai nạn thì chắc được vài triệu chưa đủ tiền để điều trị hoặc tiền thuốc kéo dài tuổi thọ.
    Dù gì thì cũng nên nhìn vào hoàn cảnh mỗi nơi một khác đúng ko anh?
    Có vài lời, anh thông cảm. Đó cũng là tâm sự của tôi khi nhìn vào trong ngành Y VN.
    [red]Tức nước vỡ bờ[/red][/size=6]

Chia sẻ trang này