1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tâm sự vui buồn nghề Y

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi ndungtuan, 15/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    bạn PM trực tiếp cho bác cancer đi hoặc viết trên này. Bạn định đổi tên topic là gì thì cứ bảo bác ấy.
    Cám ơn bạn vì đã tạo một chỗ để cho chúng ta có thể tâm sự những tình cảm và suy nghĩ của mình.
    [red]Tức nước vỡ bờ[/red][/size=6]
  2. Gerbich

    Gerbich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2003
    Bài viết:
    1.874
    Đã được thích:
    2
    Bác Luuthuy , bác đang ở nước nào đó .. Africa phải không ? nói đến Africa thì càng thương tâm , số tử vong về sạn phụ ở nước này rất cao .. một thảm cảnh mà nền y khoa tại đó coi là hiện tượng rất bình thường .. có 1 cảnh , mỗi khi nghĩ lại G . không tài nào nhắm mắt .. người mẹ trẻ vì sinh khó , mất mạng để lại 4 đứa con nhỏ ... lớn chưa đầy 6 tuổi , nhỏ thì còn ẩm trên tay ... vây quanh xát mẹ khóc thảm thiết .
    Bạn nói rất đúng , y khoa ở nước Mỹ không ngừng cải thiện ..an toàn đứng hàng đầu , nhưng gần như là xa xí một cách hoang phí ... supplies hể gần hết hạn không cần biết là còn xài được hay không ... cho hết vào thùng rác . . cách đây không lâu .. Red Cross huỷ bỏ hơn 10,000 bịnh máu vì nhiệt độ trong phòng lạnh xuống thấp hơn hai độ trong vòng 2 tiếng đồng hồ .
    Còn những loại thuốc biến chế từ Âu châu , phải mất ít nhất là 10 năm sau khi ra thị trường và phải có đủ data thì các Drs . tại Mỹ này mới bắt đầu cho bệnh nhân dùng . .. cho nên nhìn kỷ lại thì nền y khoa ở tại nước Mỹ có phần tiến chậm hơn .
    Còn 1 vấn đề nữa , có người nói là ở Mỹ xài thuốc nặng dose hơn nước khác .. nhưng những lúc sau này G. có dịp tiếp xúc với 1 số bệnh nhân người VN or nhìn liều thuốc bên Canada trên Webs thì thấy cách chữa trị tại Mỹ ở liều thuốc nhẹ hơn nhiều ... có 1 vài bác sĩ ở VN nói , nếu mình không cho bệnh nhân ở liều thuốc nặng thì họ nói là mình không là bác sĩ giỏi .. đây là 1 vấn đề tai hại về sau cho bệnh nhân .. các bác có ý kiến gì không ?

  3. Gerbich

    Gerbich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2003
    Bài viết:
    1.874
    Đã được thích:
    2
    Bác Luuthuy , bác đang ở nước nào đó .. Africa phải không ? nói đến Africa thì càng thương tâm , số tử vong về sạn phụ ở nước này rất cao .. một thảm cảnh mà nền y khoa tại đó coi là hiện tượng rất bình thường .. có 1 cảnh , mỗi khi nghĩ lại G . không tài nào nhắm mắt .. người mẹ trẻ vì sinh khó , mất mạng để lại 4 đứa con nhỏ ... lớn chưa đầy 6 tuổi , nhỏ thì còn ẩm trên tay ... vây quanh xát mẹ khóc thảm thiết .
    Bạn nói rất đúng , y khoa ở nước Mỹ không ngừng cải thiện ..an toàn đứng hàng đầu , nhưng gần như là xa xí một cách hoang phí ... supplies hể gần hết hạn không cần biết là còn xài được hay không ... cho hết vào thùng rác . . cách đây không lâu .. Red Cross huỷ bỏ hơn 10,000 bịnh máu vì nhiệt độ trong phòng lạnh xuống thấp hơn hai độ trong vòng 2 tiếng đồng hồ .
    Còn những loại thuốc biến chế từ Âu châu , phải mất ít nhất là 10 năm sau khi ra thị trường và phải có đủ data thì các Drs . tại Mỹ này mới bắt đầu cho bệnh nhân dùng . .. cho nên nhìn kỷ lại thì nền y khoa ở tại nước Mỹ có phần tiến chậm hơn .
    Còn 1 vấn đề nữa , có người nói là ở Mỹ xài thuốc nặng dose hơn nước khác .. nhưng những lúc sau này G. có dịp tiếp xúc với 1 số bệnh nhân người VN or nhìn liều thuốc bên Canada trên Webs thì thấy cách chữa trị tại Mỹ ở liều thuốc nhẹ hơn nhiều ... có 1 vài bác sĩ ở VN nói , nếu mình không cho bệnh nhân ở liều thuốc nặng thì họ nói là mình không là bác sĩ giỏi .. đây là 1 vấn đề tai hại về sau cho bệnh nhân .. các bác có ý kiến gì không ?

  4. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Mấy lần trước đọc bài của Ladymeomuop và bạn trai, quả thực tôi không quan tâm lắm nhưng hôm nay đọc bài của bạn viết về cha rất cảm động. Chân thành chia xẻ cùng bạn.
    Về các vấn đề Y tế giữa Đông và Tây có nhiều chuyện khác nhau lắm. Nếu so sánh Y Tế giữa Mỹ và Việt Nam lại càng khó, và khập khiễng, e rằng sẽ chẳng bao giờ đi đến đâu , hai bạn luuthuy và Gerbich ạ.
    Mỗi quốc gia, mỗi đất nước có một hoàn cảnh vì vậy để haot động trong môi trường đó thuận lợi người ta phải thuận theo môi trường, hoàn cảnh đó.
    Cả hai bạn đều có cái nhìn đúng.
    Không biết các bạn đã nghe câu chuyện quả bóng có 2 nửa, một nửa đen và một nửa trắng chưa?. Nếu 2 người đứng đối lập nhau và một người khẳng định quả bóng màu trắng và người kia cam đoan là màu đen, Cả hai sẽ không sai chỉ có điều là nếu di chuyển vị trí của họ đến một điểm chung, họ sẽ hiểu nhau hơn và sẽ thấy quả bóng có 2 màu chứ không đơn giản, một màu như họ nghĩ.
    Ở Việt Nam, đất nước còn nhiều khó khăn. Chính phủ cũng không thể đầu tư toàn bộ ngân sách cho ngành y được mà còn có nhiều ngành, lĩnh vực khác cần sự quan tâm không kém như quốc phòng, giáo dục, v...v. Vì vậy y bác sỹ buộc phải làm việc trong điều kiệm thiếu thốn cơ sơ vật chất, buộc phải có những sự "uyển chuyển" nhất định để phù hợp với điều kiện. Nếu các bạn để ý, một khi có bệnh viện liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài là cũng đã bắt đầu có những vụ kiện bác sỹ, bệnh viện liên quan đến chẩn đoán, chữa trị và chăm sóc sức khoẻ.
    Ở Hoa Kỳ, đúng là bác sỹ được trang bị đầy đủ trang thiết bị, máy móc, thuốc men, lương bổng cao, v...v nhưng cũng không phải là sung sướng như các bạn nghĩ đâu. Hãy nhìn nghề này theo khía cạnh của xã hội Hoa Kỳ. Học nghành y tốn nhiều tiền, tốn nhiều thời gian, chi phí cơ hội, học hành vất vả, trong khi có nhiều ngành khác học nhanh hơn và cũng có thu nhập không thấp hơn là bao. Ngoài ra, như các bạn đã thấy làm việc ở bệnh viện có nhiều áp lực và làm việc rất vất vả, nhiều giờ lao động, trong khi giờ lao động trung bình ở Hoa Kỳ là 40h/tuần ( trung bình 8h/ngày. 5 ngày/tuần). Đối với nhiều người Mỹ, họ thích những công việc nhẹ nhàng, có thu nhập thấp một chút nhưng họ được tự do hơn, có nhiều thời gian cho bản thân và gia đình. Có thể nói phần lớn mọi người đều thích vậy, trong khi làm ngành y là theo ca, giờ giấc không ổn định, làm việc nhiều giờ. Vì vậy đây hoàn toàn là quy luật bù trừ, được cái này mất cái kia.
    Về việc tại sao người ta lại phải đổ đi, vứt đi nhiều thứ ( mình thấy là sài sang, xa xỉ, lãng phí, vứt bỏ nhiều thứ mà ở các nước khác sẽ vẫn còn xử dụng được dài dài, chẳng qua là ở xã hội Hoa Kỳ nếu dùng tiếp, chẳng may người bệnh bị lây bệnh truyền nhiễm hoặc bị rủi ro gì, bác sỹ sẽ bị phiền phức, bệnh viện hoặc phòng mạch sẽ bị các luật sư thăm hỏi với những khoản bồi thường lên đến nhiều con số). Về chuyện thuốc men, ở Hoa Kỳ được kiểm soát khá tốt, người bệnh cũng như bác sỹ không thể tự viết đơn thuốc linh tinh mà phải có chỉ định. Để mở một phòng mạch riêng cũng không phải chuyện đơn giản đâu và nếu chẳng may mắc sai sót sẽ bị kiện tụng tới bến, có thể phá sản luôn.
    Về chuyện cắt thuốc, tôi thấy rằng ở Hoa Kỳ các bác sỹ thường đưa đơn thuốc khá nhẹ so với Việt nam. Cũng là cảm cúm nhưng ở Hoa Kỳ có thể chỉ là uống Tynenol là xong nhưng ở Việt Nam có thể đã dùng đến kháng sinh. Ngoài ra, còn có một số phòng mạch tư khuyến khích bệnh nhân truyền nước biển (IV), ( tôi không có ý nói tất cả nhưng có một số) nhiều người thấy gầy gầy cũng được bác sỹ, y tá khuyên truyền nước biển trong khi ở Hoa Kỳ một người mổ cũng chỉ được truyền một lượng IV nhất định, sau đó sẽ bắt người bệnh ăn uống để tự bình phục, số IV còn thừa trong bịch sẽ được quăng vào thùng rác. Nếu Ở Việt nam bỏ tiền ra đi truyền nước biển, đã trả tiền cho cả túi chắc phải truyền hết không lãng phí . Hơn nữa, ở Mỹ các loại thuốc mạnh hay quý hiếm thường bao giờ cũng đắt tiền, các công ty bảo hiểm không thích trả tiền nhiều (làm ăn, kinh doanh mà) bao giờ bác sỹ cũng phải thử những loại thuốc có liều lượng nhẹ trước, sau đó nếu không được mới được dùng đến các loại thuốc mạnh hơn, nhiều khi bác sỹ cũng phải đấu tranh với các công ty bảo hiểm để các công ty bảo hiểm thuận tình trả tiền một số loại thuốc đặc biệt đắt tiền cho bệnh nhân của họ. Thật ra đây không phải là việc của họ nhưng họ vẫn phải làm, nghe vô lý nhưng lại là sự thật. Cũng tương tự như chuyện bác sỹ ở Việt Nam đấu tranh với công ty bảo hiểm cho bệnh nhân chạy thận như bạn nào ở trên đã nói.
    Để nói về những sự khác biệ này có thể nói mãi không hết, trên đây chỉ là một vài tiêu điểm mà các bạn đang thảo luận.
    LuuThuy đang ở châu Âu ( Pháp?) chứ đâu có phải ở châu Phi đâu, Gerbich. LuuThuy lấy location là Zim bởi vì TTVN này có một box gọi là box Zim.

    Chúc tất cả các bạn Năm Mới thật Mạnh Khoẻ và không bao giờ phải đi đến bệnh viện (....ngoài lý do làm việc )!
  5. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Mấy lần trước đọc bài của Ladymeomuop và bạn trai, quả thực tôi không quan tâm lắm nhưng hôm nay đọc bài của bạn viết về cha rất cảm động. Chân thành chia xẻ cùng bạn.
    Về các vấn đề Y tế giữa Đông và Tây có nhiều chuyện khác nhau lắm. Nếu so sánh Y Tế giữa Mỹ và Việt Nam lại càng khó, và khập khiễng, e rằng sẽ chẳng bao giờ đi đến đâu , hai bạn luuthuy và Gerbich ạ.
    Mỗi quốc gia, mỗi đất nước có một hoàn cảnh vì vậy để haot động trong môi trường đó thuận lợi người ta phải thuận theo môi trường, hoàn cảnh đó.
    Cả hai bạn đều có cái nhìn đúng.
    Không biết các bạn đã nghe câu chuyện quả bóng có 2 nửa, một nửa đen và một nửa trắng chưa?. Nếu 2 người đứng đối lập nhau và một người khẳng định quả bóng màu trắng và người kia cam đoan là màu đen, Cả hai sẽ không sai chỉ có điều là nếu di chuyển vị trí của họ đến một điểm chung, họ sẽ hiểu nhau hơn và sẽ thấy quả bóng có 2 màu chứ không đơn giản, một màu như họ nghĩ.
    Ở Việt Nam, đất nước còn nhiều khó khăn. Chính phủ cũng không thể đầu tư toàn bộ ngân sách cho ngành y được mà còn có nhiều ngành, lĩnh vực khác cần sự quan tâm không kém như quốc phòng, giáo dục, v...v. Vì vậy y bác sỹ buộc phải làm việc trong điều kiệm thiếu thốn cơ sơ vật chất, buộc phải có những sự "uyển chuyển" nhất định để phù hợp với điều kiện. Nếu các bạn để ý, một khi có bệnh viện liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài là cũng đã bắt đầu có những vụ kiện bác sỹ, bệnh viện liên quan đến chẩn đoán, chữa trị và chăm sóc sức khoẻ.
    Ở Hoa Kỳ, đúng là bác sỹ được trang bị đầy đủ trang thiết bị, máy móc, thuốc men, lương bổng cao, v...v nhưng cũng không phải là sung sướng như các bạn nghĩ đâu. Hãy nhìn nghề này theo khía cạnh của xã hội Hoa Kỳ. Học nghành y tốn nhiều tiền, tốn nhiều thời gian, chi phí cơ hội, học hành vất vả, trong khi có nhiều ngành khác học nhanh hơn và cũng có thu nhập không thấp hơn là bao. Ngoài ra, như các bạn đã thấy làm việc ở bệnh viện có nhiều áp lực và làm việc rất vất vả, nhiều giờ lao động, trong khi giờ lao động trung bình ở Hoa Kỳ là 40h/tuần ( trung bình 8h/ngày. 5 ngày/tuần). Đối với nhiều người Mỹ, họ thích những công việc nhẹ nhàng, có thu nhập thấp một chút nhưng họ được tự do hơn, có nhiều thời gian cho bản thân và gia đình. Có thể nói phần lớn mọi người đều thích vậy, trong khi làm ngành y là theo ca, giờ giấc không ổn định, làm việc nhiều giờ. Vì vậy đây hoàn toàn là quy luật bù trừ, được cái này mất cái kia.
    Về việc tại sao người ta lại phải đổ đi, vứt đi nhiều thứ ( mình thấy là sài sang, xa xỉ, lãng phí, vứt bỏ nhiều thứ mà ở các nước khác sẽ vẫn còn xử dụng được dài dài, chẳng qua là ở xã hội Hoa Kỳ nếu dùng tiếp, chẳng may người bệnh bị lây bệnh truyền nhiễm hoặc bị rủi ro gì, bác sỹ sẽ bị phiền phức, bệnh viện hoặc phòng mạch sẽ bị các luật sư thăm hỏi với những khoản bồi thường lên đến nhiều con số). Về chuyện thuốc men, ở Hoa Kỳ được kiểm soát khá tốt, người bệnh cũng như bác sỹ không thể tự viết đơn thuốc linh tinh mà phải có chỉ định. Để mở một phòng mạch riêng cũng không phải chuyện đơn giản đâu và nếu chẳng may mắc sai sót sẽ bị kiện tụng tới bến, có thể phá sản luôn.
    Về chuyện cắt thuốc, tôi thấy rằng ở Hoa Kỳ các bác sỹ thường đưa đơn thuốc khá nhẹ so với Việt nam. Cũng là cảm cúm nhưng ở Hoa Kỳ có thể chỉ là uống Tynenol là xong nhưng ở Việt Nam có thể đã dùng đến kháng sinh. Ngoài ra, còn có một số phòng mạch tư khuyến khích bệnh nhân truyền nước biển (IV), ( tôi không có ý nói tất cả nhưng có một số) nhiều người thấy gầy gầy cũng được bác sỹ, y tá khuyên truyền nước biển trong khi ở Hoa Kỳ một người mổ cũng chỉ được truyền một lượng IV nhất định, sau đó sẽ bắt người bệnh ăn uống để tự bình phục, số IV còn thừa trong bịch sẽ được quăng vào thùng rác. Nếu Ở Việt nam bỏ tiền ra đi truyền nước biển, đã trả tiền cho cả túi chắc phải truyền hết không lãng phí . Hơn nữa, ở Mỹ các loại thuốc mạnh hay quý hiếm thường bao giờ cũng đắt tiền, các công ty bảo hiểm không thích trả tiền nhiều (làm ăn, kinh doanh mà) bao giờ bác sỹ cũng phải thử những loại thuốc có liều lượng nhẹ trước, sau đó nếu không được mới được dùng đến các loại thuốc mạnh hơn, nhiều khi bác sỹ cũng phải đấu tranh với các công ty bảo hiểm để các công ty bảo hiểm thuận tình trả tiền một số loại thuốc đặc biệt đắt tiền cho bệnh nhân của họ. Thật ra đây không phải là việc của họ nhưng họ vẫn phải làm, nghe vô lý nhưng lại là sự thật. Cũng tương tự như chuyện bác sỹ ở Việt Nam đấu tranh với công ty bảo hiểm cho bệnh nhân chạy thận như bạn nào ở trên đã nói.
    Để nói về những sự khác biệ này có thể nói mãi không hết, trên đây chỉ là một vài tiêu điểm mà các bạn đang thảo luận.
    LuuThuy đang ở châu Âu ( Pháp?) chứ đâu có phải ở châu Phi đâu, Gerbich. LuuThuy lấy location là Zim bởi vì TTVN này có một box gọi là box Zim.

    Chúc tất cả các bạn Năm Mới thật Mạnh Khoẻ và không bao giờ phải đi đến bệnh viện (....ngoài lý do làm việc )!
  6. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Anh Net chú ý là em không hề có ý định so sánh với nhau giữa hai nền y tế. Ở đây coi như tìm hiểu cách nhìn và cách làm việc của mọi người ở mỗi nơi khác nhau thôi. Nói như anh là so sánh là sự khập khiễng và không thể nào làm được là khá chính xác. Nhưng dù sao nếu có thể hiểu hơn và nhìn nhận từ các phía khác nhau thì vẫn tốt hơn.
    Tất nhiên ở đây vẫn có thể tạm đưa ra kết luận là làm bác sỉ ở Mỹ và đặc biệt ở các nước phương Tây thì vẫn sướng hơn. Điều kiện, lương bổng và chế độ làm?. Anh Net chú ý là dù thời gian làm của bác sĩ Mỹ có thất thường nhưng không thể nào vất vả như bác sĩ VN được.
    Ngành Y là ngành đào tạo rất lâu. Ở VN là 6 năm. Ở các nước Châu Âu trước khi xét vào học đại học Y thì học sinh ở đó thường phải đi làm một thời gian thực tập ở bệnh viện. Sau đó có giấy giới thiệu của bệnh viện thì mới được xét nhập học Y.
    Ở Việt Nam không có các hãng bảo hiểm y tế như anh Net nói đâu, chỉ có Bảo hiểm Y tế của bộ Y tế, nên đợt vừa rồi là bác sĩ Khôi(hình như thế) đã phải đấu tranh rất nhiều để cứu những người bị bệnh thận.
    Em ở Châu Âu thật, còn ở nước nào thì thông cảm nhé.
    Chúc năm mới tốt lành.
    [red]Tức nước vỡ bờ[/red][/size=6]
  7. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Anh Net chú ý là em không hề có ý định so sánh với nhau giữa hai nền y tế. Ở đây coi như tìm hiểu cách nhìn và cách làm việc của mọi người ở mỗi nơi khác nhau thôi. Nói như anh là so sánh là sự khập khiễng và không thể nào làm được là khá chính xác. Nhưng dù sao nếu có thể hiểu hơn và nhìn nhận từ các phía khác nhau thì vẫn tốt hơn.
    Tất nhiên ở đây vẫn có thể tạm đưa ra kết luận là làm bác sỉ ở Mỹ và đặc biệt ở các nước phương Tây thì vẫn sướng hơn. Điều kiện, lương bổng và chế độ làm?. Anh Net chú ý là dù thời gian làm của bác sĩ Mỹ có thất thường nhưng không thể nào vất vả như bác sĩ VN được.
    Ngành Y là ngành đào tạo rất lâu. Ở VN là 6 năm. Ở các nước Châu Âu trước khi xét vào học đại học Y thì học sinh ở đó thường phải đi làm một thời gian thực tập ở bệnh viện. Sau đó có giấy giới thiệu của bệnh viện thì mới được xét nhập học Y.
    Ở Việt Nam không có các hãng bảo hiểm y tế như anh Net nói đâu, chỉ có Bảo hiểm Y tế của bộ Y tế, nên đợt vừa rồi là bác sĩ Khôi(hình như thế) đã phải đấu tranh rất nhiều để cứu những người bị bệnh thận.
    Em ở Châu Âu thật, còn ở nước nào thì thông cảm nhé.
    Chúc năm mới tốt lành.
    [red]Tức nước vỡ bờ[/red][/size=6]
  8. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Anh Gerbich chú ý là em ở Châu Âu nhé, còn chỗ ở thì anh Net giải thích rồi.
    Anh nếu đi về vùng xâu vùng xa ở VN cũng đủ có thể thấy các cảnh thương tâm kiểu đó rồi. Vì nhiều lý do lắm:đói nghèo, thiếu tri thức,..... Tỉ lệ suy dinh dưỡng của VN hiện nay vẫn cao ngất ngưởng cớ 30%(có thể thấp hơn hoặc cao hơn chút) nói ra chắc anh hơi khó tin nhỉ.
    Cái chuyện huỷ bỏ máy nghìn bịch máu đó thì anh Net cũng giải thích rồi đó.
    Bây giờ em mới hiểu về vấn đề người ta nói rằng y khoa của Châu Âu(nhất là Pháp) mạnh hơn Mỹ là đúng sự thực. Trước đây em cứ tưởng về mặt y khoa Mỹ vẫn cường quốc đứng đầu. Có thể do là vấn đề lụât nó quá nghiêm ngặt nên vịêc ứng dụng thuốc mới khó hơn ở Châu Âu.
    Về vấn đề sài toa thuốc liều cao thì anh cũng nói đúng. Ở VN quen sài kháng sinh và các loại thuốc nặng rồi. Vì sao?
    Một: Thói quen mua thuốc bừa bãi tuỳ tiện của người VN ko cần toa thuốc.
    Hai: Bác sĩ làm ra điều này để lấy thêm ít tiền của bệnh nhân(một số bác sĩ). Nhất là trò truyền nước đạm. Một chai 10 nghìn có thể bị chém đến 50.000.
    Ba: Quan trọng nhất là nếu bác sĩ mà ko sài liều mạnh, bệnh nhân sẽ chậm khỏi hơn chút người luôn khó chịu-----> Họ cho rằng bác sĩ kém. Người VN thường quan điểm cứ bác sĩ nào chữa bệnh nhanh khỏi là bác sĩ giỏi chứ họ đâu có biết rằng đó là con dao hai lưỡi. Chung quy cũng là do trình độ nhận thức của họ đúng ko bác.
    [red]Tức nước vỡ bờ[/red][/size=6]
  9. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Anh Gerbich chú ý là em ở Châu Âu nhé, còn chỗ ở thì anh Net giải thích rồi.
    Anh nếu đi về vùng xâu vùng xa ở VN cũng đủ có thể thấy các cảnh thương tâm kiểu đó rồi. Vì nhiều lý do lắm:đói nghèo, thiếu tri thức,..... Tỉ lệ suy dinh dưỡng của VN hiện nay vẫn cao ngất ngưởng cớ 30%(có thể thấp hơn hoặc cao hơn chút) nói ra chắc anh hơi khó tin nhỉ.
    Cái chuyện huỷ bỏ máy nghìn bịch máu đó thì anh Net cũng giải thích rồi đó.
    Bây giờ em mới hiểu về vấn đề người ta nói rằng y khoa của Châu Âu(nhất là Pháp) mạnh hơn Mỹ là đúng sự thực. Trước đây em cứ tưởng về mặt y khoa Mỹ vẫn cường quốc đứng đầu. Có thể do là vấn đề lụât nó quá nghiêm ngặt nên vịêc ứng dụng thuốc mới khó hơn ở Châu Âu.
    Về vấn đề sài toa thuốc liều cao thì anh cũng nói đúng. Ở VN quen sài kháng sinh và các loại thuốc nặng rồi. Vì sao?
    Một: Thói quen mua thuốc bừa bãi tuỳ tiện của người VN ko cần toa thuốc.
    Hai: Bác sĩ làm ra điều này để lấy thêm ít tiền của bệnh nhân(một số bác sĩ). Nhất là trò truyền nước đạm. Một chai 10 nghìn có thể bị chém đến 50.000.
    Ba: Quan trọng nhất là nếu bác sĩ mà ko sài liều mạnh, bệnh nhân sẽ chậm khỏi hơn chút người luôn khó chịu-----> Họ cho rằng bác sĩ kém. Người VN thường quan điểm cứ bác sĩ nào chữa bệnh nhanh khỏi là bác sĩ giỏi chứ họ đâu có biết rằng đó là con dao hai lưỡi. Chung quy cũng là do trình độ nhận thức của họ đúng ko bác.
    [red]Tức nước vỡ bờ[/red][/size=6]
  10. ATTran

    ATTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2004
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    "Sinh nghề tử nghiệp" mỗi nghề đều có cái hay cái dở, nhưng đối với tôi là một người không làm ngành Y thì tôi vẫn kính trọng những người Bác sĩ, y tá....Bởi vì nhiệm vụ của họ quá cao cả đối với sinh mệnh của mỗi con người.
    Cám ơn những người bác sĩ, y tá....

Chia sẻ trang này