1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tâm thức - truy tầm một định nghĩa !!!

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi nat.anthro, 07/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nat.anthro

    nat.anthro Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    259
    Đã được thích:
    0
    Tâm thức - truy tầm một định nghĩa !!!

    Khi tôi có ý định tìm hiểu về thuật từ này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các bạn trong Box Tâm lý học vì thú thực, tôi là dân ngoại đạo. Mọi người có nói, nếu tìm thấy điều gì, hay post bài chia sẻ quan điểm với box Tâm lý học. Giữ đúng lời hứa, tôi xin post bài này bàn về tâm thức. Một lần nữa, tôi xin nhấn mạnh, tôi là dân ngoại đạo. Rất mong các bạn bớt thời gian trao đổi thêm về thuật từ này, cũng như chia sẻ hoặc giới thiệu cho tôi biết thêm những tài liệu có liên quan.

    Ở các ngành khoa học ngoài những thuật ngữ đã thống nhất cách hiểu thì vẫn tiếp tục một cuộc tìm tòi các thuật ngữ mới - song hành với sự tiến lên của khoa học. Theo đó một số từ và thuật ngữ đã được sử dụng trong khoa học và đời sống nhưng hoàn toàn chưa đi vào từ điển hoặc xuất hiện với nhiều cách nghĩ, cách hiểu về nó khác nhau. Thuật từ tâm thức là một từ ?otrống vắng? định nghĩa trong chuyên ngành của tôi.

    Để hiểu thuật từ ?otâm thức? tôi khảo sát các nguồn (Internet, báo, tạp chí, sách, từ điển?) cùng việc phê phán độ tin cậy khoa học để để lựa chọn định nghĩa.
    Tâm thức = Psyche (theo học giả Lưu Công Khanh - hiện là giảng viên Tâm lý học chuyên sâu và triết học phương Đông tại đại học Frankurt - Cộng hòa Liên bang Đức tác giả cuốn Tâm lý học chuyên sâu: Ý thức và những tầng sâu vô thức, NXB Trẻ, Tp HCM, 7-2005)
    + Tâm thức: Một từ mới xuất hiện và được sử dụng ngày một nhiều nhưng chưa thống nhất về định nghĩa. Thuật ngữ ?otâm thức? có một diện phổ khá rộng, được sử dụng không chỉ trong ngành nghiên cứu về Nhân học, Tôn giáo học, Tâm lý học mà còn thấy xuất hiện trong các nghiên cứu Phật học, Thiền học ? Trên các phương tiện truyền thông đại chúng (Internet, báo chí, truyền thanh, truyền hình) ?otâm thức? được sử dụng khá phổ biến như một từ cửa miệng có tính bình dân.
    - Sự xuất hiện của thuật từ trên các phương tiện truyền thông
    Tôi không phải là nhà ngôn ngữ học định lượng nên thật khó mà có đủ kiến thức và phương pháp nghiên cứu để đo lường tần xuất xuất hiện của từ ?oTâm thức? trong lối nói hàng ngày và ngôn ngữ truyền thông. Tuy nhiên, để hình dung được về thuật từ ?otâm thức? chúng tôi đã sử dụng công cụ tìm kiếm Google trên Internet. Kết quả tìm kiếm trên toàn cầu do trang chủ http://www.google.com.vn thực hiện ngày 09 tháng 03 năm 2006 cho biết có khoảng 150.000 từ ?otâm thức? được sử dụng trong các dạng văn bản đã đăng tải trên Internet.
    Dưới đây chúng tôi chỉ xin điểm lược lại một số cách hiểu từ nỗ lực tìm kiếm của Google.com.vn . Tôi đã kiểm tra cẩn thận nhưng không phát hiện được 1 định nghĩa trình bày cụ thể và chính xác về từ ?otâm thức?. Còn trong ngôn ngữ đời sống thường nhật mà tùy theo từng văn cảnh cụ thể, người đọc người nghe có thể tự hiểu được ý nghĩa, là:
    1. Tâm thức được đồng nhất với linh hồn để đối lập với thể xác, ám chỉ tinh thần đối lập với vật chất
    2. Tâm thức dùng để chỉ trạng thái tình cảm của con người, mang tính cá nhân: ghen tỵ, tức giận, oán hận ?
    3. Tâm thức chỉ tinh thần dân tộc nói chung : ví dụ tâm thức Việt, tâm thức dân tộc?
    4. Tâm thức nói về bản chất tập thể chung của cộng đồng, mang tính xã hội: ví dụ tâm thức chính trị của cộng đồng người Việt hải ngoại, tâm thức giáo dân, tâm thức xã hội?
    5. Tâm thức được hiểu là một dạng năng lượng tâm thể (mental energy)
    6. Tâm thức là một phạm trù diễn đạt cái vô thức hay tiềm thức và ý thức, siêu thức của con người
    7. Tâm thức dùng để nói về khả năng của con người: ví dụ tâm thức sáng tạo của nhà văn
    ?v...v ?
    Trong một ?obiển ngôn từ? như thế vấn, đề khá nan giải là nếu tôi không hài lòng với các cách hiểu nêu trên thì có thể học hỏi được gì và quyết định sử dụng từ ?otâm thức? với ý nghĩa như thế nào.
    Thiết nghĩ một sự điểm lược và phân tích các cách sử dụng của các học giả khác là một sự tham khảo tối cần thiết. Tôi hướng sự phân tích và phê phán của mình trong việc tham khảo từ điển và các sách, tạp chí khoa học (cả nội dung thuật từ và cách chuyển ngữ) đã công bố về tâm thức ngõ hầu tìm đến một sự lựa chọn tường minh nhất cho thuật từ ?otâm thức? trong luận văn này cùng mong muốn thuật ngữ ?otâm thức? được xây dựng trên cơ sở chuẩn thuật ngữ quốc tế.
    -Sự xuất hiện của thuật từ ?otâm thức? trong từ điển
    Với các cuốn từ điển hiện có ở Việt Nam nhưng cho đến nay vẫn chưa thấy từ này xuất hiện trong từ điển. Về phương diện định nghĩa, dường như các nhà từ điển học đã ?obỏ trống? định nghĩa về tâm thức vì nó được sử dụng khá thông dụng và phổ biến. Tôi nói là ?odường như? vì trong số hàng trăm các từ điển vẫn có một cuốn từ điển ?oVạn thuật ngữ phật học thông dụng? dành riêng cho Phật giáo - từ điển ?oTừ ngữ Phật học Việt - Anh? của 2 cư sỹ Đồng Loại và Trần Nguyên Trung đề cập đến tâm thức, từ ?otâm thức? được chuyển dịch qua tiếng Anh có 3 từ chung như sau:
    Tâm thức = Mental perception, Mental cognition, Intuitive cognition
    Trong tiếng Anh, tính từ ?oMental? có nghĩa là thuộc về tinh thần. Hai từ ?operception? có nghĩa: sự nhận thức, hay năng lực tri giác và ?ocognition? xin tạm dịch là: ?onhận thức?. Như vậy có thể hiểu: ?oMetal Perception? và ?oMetal Cognition? là sự nhận thức mang (có) tính tinh thần. Ở đây chúng tôi hiểu tác thuật từ muốn lưu ý đến khả năng ý thức của con người. Tuy nhiên từ ?oIntuitive Cognition? có hàm nghĩa là sự nhận thức mang tính trực giác - mang ý nghĩa vô thức.
    Điểm tôi không hài lòng là cuốn từ điển này mới chỉ có sự chuyển dịch song ngữ: ?otâm thức? trong tiếng Việt qua tiếng Anh, ngoài ra không có chú thích nào khác. Có 2 điểm tôi muốn nhấn mạnh để không lựa chọn sử dụng cách chuyển ngữ này: (Tâm thức = Mental perception, Mental cognition, Intuitive cognition.
    -Một từ Tâm thức có 3 từ tiếng Anh ngang bằng về nghĩa là điều bình thường. Như tôi xác định một thuật từ hoặc nghiêng về ý thức, hoặc nghiêng về vô thức. Vấn đề tôi cần một thuật từ hàm chứa được cả hai nghĩa nhằm diễn đạt trọn vẹn tâm thức.
    -Sự chuyển dịch ?okiểu chấm hết? không có mục chú thích hay giải thích nào là chưa thật đủ cơ sở khoa học như là một sự tường minh cần thiết với mục đích lựa chọn sử dụng của tôi dù có thể nó rất tốt về ngôn ngữ và lối chuyển ngữ.

    Những thuật từ của 2 cư sỹ Đồng Loại và Trần Nguyên Trung rất đáng chú ý nhưng quả thực gây cho tôi khó khăn trong việc sự dụng và thống nhất thuật ngữ.

    - Sự xuất hiện của thuật từ trong sách và tạp chí khoa họcTôi thấy có sự tương đồng về cách hiểu tâm thức (gồm có ý thức và vô thức) như 2 cư sỹ Đồng Loại và Trần Nguyên Trung đã đề cập ở một số học giả khác.
    Tiếp cận từ hướng triết học, linh mục Kim Định(Tên thật Lương Kim Định, sinh năm 1915 tại Nam Định, Việt Nam, học triết và thần học tại Đại chủng viện Nam Định năm 1934-43, thụ phong linh mục năm 1943, tốt nghiệp Triết học tại Institut Catholique de Paris,tốt nghiệp Hán học tại Institut des Hautes Études Chinoises, Paris.Khởi đầu dạy triết Tây tại đại chủng viện Quần Phương, Bùi Chu, dạy triết Đông tại Đại học viện Lê Bảo Tịnh, Gia Định (1958-60), dạy triết Đông tại Đại học Văn khoa Sài Gòn (1960-1975),Giảng viên các Đại học: Đại học Đà Lạt, Vạn Hạnh, Minh Đức, Thành Nhân.)- học giả với bộ các cuốn sách về triết lý và văn hóa phương Đông và Việt Nam. Trong cuốn ?oTâm tư hay khoa siêu lý của Viễn Đông?, ở phần II khi trình bày về : ?oVô nhị hay phương pháp tư duy của triết Ấn Độ?, Kim Định đã dành mục II.2 để bàn đến : ?oCơ cấu tâm thức con người?. Theo ý tôi hiểu, ông dành phần này để bàn về mối quan hệ giữa ý thức và vô thức trong tâm thức của con người.
    Đề cập nhiều đến tâm thức và xem tâm thức là đối tượng nghiên cứu có trong Phật học và Thiền học. Đáng lưu ý hơn cả là trường phái Duy thức tông Duy thức tông là tên gọi tại Đông, Đông Nam Á của một trường phái Phật giáo. Tại Ấn Độ và Tây Tạng, tông này được gọi là Thức tông, Thức học hoặc Du-già hành tông vì lí do là đệ tử phái này rất chú trọng việc hành trì Du-già (sa. yoga), quán tưởng thiền định để phát huy hạnh nguyện của một Bồ Tát. Tại Tây Tạng, người ta cũng gọi là Duy tâm tông. Đây là một trong hai trường phái chính của Phật giáo Đại thừa do hai Đại sư Vô Trước và người em là Thế Thân sáng lập. Tương truyền rằng, chính Ứng thân (Tam thân) của Bồ Tát Di-lặc khởi xướng trường phái này ở thế kỉ thứ IV sau Công nguyên.) của Phật giáo đại thừa. Trường phái này lấy việc nghiên cứu Tâm thức như là đích để tiến tới sự giác ngộ. Họ xếp các nghiên cứu ?otâm thức? thuộc vào lĩnh vực Tâm lý học Phật giáo.
    Bàn về kết cấu của ?otâm thức? theo quan điểm Phật môn, hòa thượng Thích Trí Châu cho rằng:
    ?oGiáo lý đạo Phật đặt căn bản trên hai hệ thống Nguyên Thủy và Phát Triển mà khi xưa thường gọi là Tiểu Thừa và Đại Thừa. Hệ thống nguyên thủy dựa trên tư tưởng A tỳ đạt ma, còn hệ thống phát triển dựa trên tư tưởng Duy thức học. Cả hai đều nghiên cứu về tâm thức của con người. A tỳ đạt ma chia tâm thức ra làm 6 thức. Sáu thức đó là: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý thức. Duy thức học thì ngoài 6 thức trên còn nói đến hai thức nữa là mạt na thức và a lại da thức. A tỳ đạt ma chia tất cả các pháp ra làm 75 pháp, còn Duy thức học chia các pháp ra làm 100 pháp, gọi là Bách pháp minh môn luận.? ( Thích Trí Châu, Duy thức tam tụng lược giải,viết tại tu viện Long Beach, Long Beach, CA, USA, Mùa thu năm 1995, ấn bản sách điện tử (ebook) đăng tải năm 2005 tại thư viện hoa sen, mục: Tâm lý học Phật giáo, trang chủ: http://www.thuvienhoasen.org)

    Ngoài mạng Internet, với các cuốn sách đã công bố ở Việt Nam thì hiếm hoi lắm, chúng tôi mới tìm thấy một chữ ?otâm thức? trên trang bìa cuốn chuyên luận: ?oHồ Chí Minh và tâm thức Folklore Việt Nam?( Vũ Ngọc Khánh, Hồ Chí Minh và tâm thức Foklore Việt Nam, NXB Thanh Hóa, 1990). Đáng tiếc một định nghĩa đầy đủ đã không được trình bày trong cuốn sách vì theo tác giả:
    ?oNói đến tâm thức là nói đến cái gì trừu tượng. Cắt nghĩa vấn đề là một sự cắt nghĩa gián tiếp. Ta đã chứng minh qua cách sống, cách nói, cách suy tư và cách ứng xử?? (trang 75).
    Tôi khâm phục khối lượng sách vở giáo sư Khánh đã công bố nhưng định nghĩa ?otâm thức? theo lối gián tiếp và về một cái trừu tượng nêu trên thực tình tôi không thể có thêm một sự gợi mở nào.
    Ông Nguyễn Đăng Duy trong cuốn sách có cái tên khá ấn tượng: ?oVăn hóa tâm linh? trong phần trình bày về sự phân loại niềm tin đã đưa ra một thuật ngữ có tên ?oniềm tin tâm thức? như sau:
    ?oNiềm tin tâm thức - niềm tin thiêng liêng hòa quyện vào tình cảm, lý trí dẫn đến sự đắm say, sự say sưa tự nguyện hành động theo niềm tin ấy. Niềm tin tâm thức dễ dẫn đến tử vì đạo, niềm tin tâm thức gắn liền với tâm linh, niềm tin tâm thức là đạt trình độ cao trong phật giáo gọi là ?oMạt nô sa?, tức là tu luyện đạt đến niềm tin cho rằng tồn tại của thế giới này và bản thân mình cũng chỉ là trong chốc lát, sống là gửi thác là về, bỏ ngoài mọi vật chất cám dỗ, lấy cuộc sống tu khổ hạnh làm sung sướng, sống chết coi như không, thanh thản hướng tới cõi vinh hằng, đức phật từ bi ở cõi niết bàn?.( Nguyễn Đăng Duy, Văn hóa tâm linh, NXB Hà Nội, 1998, trang 19-20)

    Phân tích cụ thể, Điểm lưu tâm ở đây là cách hiểu ?otâm thức? từ khái niệm ?oniềm tin tâm thức? của ông Duy. Tôi thấy dù không đề cập trực tiếp nhưng khái niệm tâm thức được hiểu có tính chất thiêng hòa trộn trong tình cảm và ý chí, có tính định hướng hành động cho chủ thể.
    Trước hết tôi chưa thấy ông Duy đề cập đến cấu trúc của tâm thức. Cách định nghĩa của ông hướng tôi nghĩ về một sự tổng hòa chung chung, như rõ ràng mà không.
    Thứ hai tôi không thỏa mãn với việc xếp đặt tâm thức thuộc về niềm tin, hay có loại hình niềm tin tâm thức như đã trình bày trên.
    Thứ ba, tôi cho rằng tâm thức và niềm tin tâm thức không thể đơn giản chỉ là một trình độ cao. Liệu có hay không sự phân định cao - thấp về trình độ của niềm tin nằm sau trong tâm thức của mỗi cá nhân. Giả sử có thì sự phân định ấy phải dựa trên những cơ sở nào hay những tiêu chí nào? Tôi thiết nghĩ thực khó có một sự phân định rõ ràng.
    Thứ tư, tôi hoài nghi quá trình tu luyện là phương cách để đạt đến trình độ cao của niềm tin tâm thức. Tôi thừa nhận việc tu luyện và quá trình tu luyện có tác dụng củng cố niềm tin tâm thức theo đúng chữ ông Duy dùng. Nhưng cho nó có vai trò quyết định đến trình độ (cái cần thẩm định lại) của niềm tin tâm thức (nhận thức cuộc đời là ảo giả, hướng đến sự vĩnh hằng bên kia thế giới?) là không đúng. Nhiều người không tu luyện mà chỉ bằng sự trải nghiệm cũng nhận thức và tin điều đó.
  2. nat.anthro

    nat.anthro Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    259
    Đã được thích:
    0
    Với việc bước chân qua tham khảo Tâm lý học, tôi đã có những gợi mở để xây dựng thuật từ ?otâm thức?.
    Trước hết, tôi được biết ?otâm thức? hay khám phá về ?ohệ tâm thức? là khám phá vô cùng lớn lao về thế giới bên trong con người (nội giới) từ những thập niên giữa của thế kỷ XX. Nó được các nhà tư tưởng đánh giá là một trong ba cuộc khám phá lớn trong lịch sử nhân loại. Khám phá khoa học về hệ tâm thức là thành tựu của các công trình tư duy, nghiên cứu và thực hành tâm lý trị liệu của Sigmund Freud (1856-1939) và nhất là của Carl Gustav Jung (1875-1961) cùng những trường phái tâm lý học chuyên sâu hay tâm lý học siêu cá nhân tiếp nối công trình và sự nghiệp của Jung.
    Tâm thức có nội dung chính gồm hai mảng: ý thức và vô thức. Theo khoa học hiện nay con người mới sử dụng 10 % tâm thức, phục vụ cho cuộc sống của mình, còn 90 % nằm lại ở phần vô thức, một dạng tiềm năng của con người.
    Lý thuyết ?oTâm thức? được C.Jung dùng để chỉ toàn hệ tâm lý gồm ý thức và vô thức. Ông quan niệm vô thức không chỉ có vô thức cá nhân mà còn có vô thức tập thể. Trung tâm và chủ thể của ý thức là cái ?oTôi? (Ego, Ich, Je, I) nhưng cái tôi vẫn có liên hệ với vô thức bằng cách tiếp nhận vô thức và ý thức hóa vô thức. Còn trung tâm của toàn hệ tâm thức gồm ý thức và vô thức là cái ?oNgã? hay ?oTự Ngã? (Selbst, Self).
    ? Ý thức
    Về phạm trù ý thức, khoa học đã đào bới khá nhiều, các tài liệu tiếng Việt hiện có bàn về ý thức nhiều đến mức xếp được thành một khu (mục từ) tra cứu riêng trong các thư viện lớn. Lưu Hồng Khanh nói về ý thức như sau:
    ?oÝ thức là một trạng thái tỉnh thức với chức năng quan sát, ghi nhận, cảm nhận, nhận định phân định với các sự vật bên ngoài tôi và đối với các suy tư cảm xúc và hình ảnh bên trong tôi. Ý thức có thể được gọi là một quan năng (faculté) nhận định và là một quan năng định hướng với 4 chức năng: cảm nhận, suy tư, đánh giá và trực kiến. Thể hiện các chức năng nói trên, ý thức phải liên hệ với cái Tôi chủ thể, như động lực như đầu não, như trung tâm. Bởi thế tất cả mọi đối tượng chỉ được ý thức một khi chúng liên hệ với cái Tôi. Cũng chính vì cái tôi là chủ thể và là trung tâm của ý thức, mà cái tôi có khả năng quyết định trên các nội dung của ý thức: nội dung nào được giữ lại trong ý thức, nội dung nào sẽ bị ?oxua đẩy? xuống vô thức, cũng như bị ?oxua đẩy? xuống vô thức, cũng như nội dung nào sẽ được ?otưởng nhớ? gọi từ vô thức lên ý thức".Và như thế chính cái Tôi của con người ta được hình thành, được tiếp nối hiện hữu và được đồng nhất trong căn tính bản sắc của mình.
    Theo đó ?oÝ thức? có những vai trò sau:
    - Giúp con người biết ?otrở nên ý thức?, biết ?oý thức hóa? toàn bộ tâm thức của mình (mang tính khởi điểm)
    - Kiểm nghiệm các nội dung từ vô thức đưa lên
    - Là đích điểm bởi ý thức hóa được các nội dung từ lâu chìm lặn trong vô thức
    Ngoài ra còn một nét độc đáo nữa là ý thức phục hồi, đây là tính chất riêng biệt: con người có thể ?otự quan sát chính mình? biết mình làm gì, biết mình là gì?
    ? Vô thức
    Trước kia người ta mới chỉ biết đến ý thức như là một phạm trù đối trọng với vật chất trong nghiên cứu triết học. Phạm trù về vô thức là một phát hiện có tính đột phá của Freud. Nếu như Ý thức là phần có tính khả chứng và dễ kiểm nghiệm thì ?ovô thức? là một phạm trù khá ?omù mịt?, không dễ giải thích, cắt nghĩa một cách rõ ràng. Nhưng C.Jung đã nhìn ra vô thức có những tầng sâu xa, thầm kín trong thế giới nội tâm mà ông gọi là vô thức tập thể, phần vô thức gần với ý thức được định danh là ?ovô thức cá nhân?.
    Vô thức cá nhân gồm những nội dung đã được con người một lần ý thức đến nhưng nay ?obị quên lãng?, ?obị xua đuổi, loại bỏ? hoặc chỉ nhớ mang máng hay chỉ mơ hồ cảm nhận.
    ?oVô thức tập thể? trái lại không phải mang riêng tư gì của một cá nhân hay do cá nhân tạo tác ra, nhưng là kết tinh tập thể của nhiều truyền thống tâm lý, tâm linh, văn hóa của hàng thế hệ loài người trong lịch sử để lại.Những nội dung của vô thức tập thể xuất phát từ hoàn cảnh sinh sống của con người, như những hoàn cảnh lo âu và sợ hãi, vui mừng và phấn chấn, đấu tranh để sống còn, hận thù và yêu thương
    Vai trò của vô thức thể hiện ở các mặt như tạo cảm hứng, sáng kiến, trực kiến, tạo ra các hình ảnh trong giấc mơ, chiêm mộng, cân bằng đời sống tâm linh con người.
    ? Tương quan giữa ý thức và vô thức:
    Tương quan giữa ý thức và vô thức là một tương quan ?obù trừ? hay ?obổ túc?, bằng cách vô thức đưa lại cho ý thức những chất liệu và những nội dung mà ý thức không thể thiếu sót (thông qua cái Tôi). Tác dụng bổ túc và bù trừ của vô thức sẽ càng khẩn thiết và cấp thiết nhất là khi ý thức sinh sống hoặc hoạt động quá thiên lệch hay một chiều như nhiều trường hợp mà bệnh tâm thần cho thấy.
    ? Cái Tôi (tự ngã, ngã hay bản ngã)
    Cái Tôi theo lý thuyết tâm lý học về Tâm thức được hình thành khi trẻ 3 tuổi. Cái Tôi lớn dần và có ý nghĩa là chủ thể điều hòa mối quan hệ giữa vô thức và ý thức. Cái Tôi hoạt động theo nguyên tắc ?ohiện thực? nhưng chịu sự định hướng của: ?oniềm tin?. Quá trình phát triển của con người là quá trình hoàn thiện cái Tôi. Trong quá trình phát triển bình thường của con người bình thường, cái Tôi điều hòa hai phần Vô thức và Ý thức cân bằng tương đối . Tuy nhiên cũng có những trường hợp không bình thường, Chia thành 2 loại: Không bình thường cận trên và không bình thường cận dưới
    - Không bình thường cận trên: tức là có một sự phát triển diễn ra nhanh hơn theo quy luật phát triển tự nhiên. Ví dụ như trường hợp trẻ 3 tuổi nhưng đã nói và chọn đúng 30 tên thuốc tân dược hay trẻ 7 tuổi đã tính nhẩm được phép tính cộng trừ nhân chia 4 chữ số? Trường hợp dạng này được coi là những năng khiếu, những tài năng.
    - Không bình thường cận dưới: không bình thường theo nghĩa chậm so với quy luật phát triển chung ở người bình thường. Ví dụ: Trẻ 3 tuổi chưa biết nói; trẻ 7 tuổi để đâu quên đấy, học không nhớ, không nhớ được lịch sinh học hàng ngày? Những trường hợp không bình thường kiểu này mang tính bệnh lý
    ***
    Tổng kết lại, cấu trúc tâm thức con người gồm có 3 phần: Vô thức, Ý thức và cái Tôi. Mỗi một khối ấy lại có sự hoạt động theo một nguyên tắc khác nhau. Vô thức hoạt động theo nguyên tắc bản năng. Nhớ các cụ xưa nói con người ta: ?ođói ăn vụng, túng làm liều? (túng làm càn). Cái Tôi hoạt động theo nguyên tắc hiện thực, nghĩa là trông vào hiện thực để có quyết sách cho hợp lẽ. Như người xưa bàn về kẻ cơ hội là: ?oGió chiều nào, che chiều ấy?, ?oĐi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy?. Cái Tôi có nguyên tắc hoạt động là Lý tưởng làm tôi chợt nghĩ câu: ?oĐói cho sạch, rách cho thơm? - dù đói dù nghèo vẫn giữa được cái thanh danh của bản thân và của gia đình.
    Trong suốt quá trình phát triển vận động và phát triển của con người, mối quan hệ giữa ba khối này trong tâm thức là luôn luôn giằng xé, mâu thuẫn nhau. Ví dụ như: Nếu đi đường tôi thấy tiền của ai rơi, tôi bèn nhặt đút túi - Đó là hành động theo tính bản năng sinh tồn. Nhưng nếu tôi nhặt và cầm đồng tiền ấy đến nộp cho công an - tức là nguyên tắc Lý tưởng đã chiến thắng. Một trường hợp nữa có thể xảy ra là nhìn đằng trước, đằng sau không có ai, tôi nhặt số tiền ấy, chờ có người đến hỏi, tôi cho họ xin lại - hành động theo nguyên tắc hiện thực.

    Sơ đồ 1: Cấu trúc của Tâm thức (không post được hình này-Sơ đò này là một hình tam giác cân. Đỉnh là tôi, đáy là Vô thức tập thể)
    Tôi
    Ý thức
    Vô thức cá nhân
    Vô thức tập thể
    Vô thức tập thể không bao giờ ý thức được
  3. gocLe

    gocLe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    Theo lược thuật ở trên thì các tác giả người Việt chúng ta, nhất là trong nước, không có một ý niệm giá trị về từ tâm thức, mà cũng không có một hiểu biết về lích sử của thuật từ này. Nếu vậy thật là đáng xấu hổ!
    Thuật từ tâm thức và ý thức là lấy từ tâm học hay cái học về tâm của đạo phật, để dịch những khái niệm mind và consciousness vv. của tâm lí học phương tây, vì hiểu biết của hai bên có những điểm tương đồng.
    Đó là một ít lịch sử của hai thuật từ này mà tớ được biết. Biết đâu nó có ích cho một tìm tòi sâu xa hơn ?
  4. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Bỏ cái Tôi đi. Nó thuộc phạm trù khác rồi bạn a.. Khi nhắc tới tâm thức, từ trước tới giờ, người ta chỉ nói tới vô thức, tiềm thức và ý thức thôi bạn ạ.
    Được dumb sửa chữa / chuyển vào 22:16 ngày 11/01/2007
  5. gocLe

    gocLe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    Hôm nọ trong một chủ đề nào đó tớ có nhắc đến một hội nghị chuyên đề do Hội Tâm Lí học Anh quốc tổ chức năm 1983. Trong hội nghị này các nhà tâm lí phương tây nghiên cứu nhiều năm về tâm lí học đông phương đã trình bày nhiều điều quan trọng, có ý nghĩa cho chuyên ngành của họ.
    Một số những bài tham luận này đã được dịch ra và đăng tải đây đó trên một số báo ngoài nước cách đây rất lâu, và dường như có góp phần nào đó cho việc người Việt nước ngoài nhìn lại một trong các tôn giáo của mình bằng cặp mắt mới.
    Các bài này ko thấy trên mạng, Nếu được các bạn đồng ý, tớ sẽ gõ dần dần một số bài so sánh tâm lí học tây phương và tâm lí học phật giáo. Đây cũng là cách qua đó tớ biết qua đạo phật như một hệ thống triết học và tâm lí học - trước đó chả biết đạo phật là gì dù lúc còn bé ở một khu toàn chùa :-)
    Bài sẽ được đăng, bắt đầu từ ngày mai, ở một chủ đề mới: Tâm lí học phương tây và Tâm lí học phật giáo. Ai hong đồng ý thì phản đối ngay để tở ko mất công gõ
    gocLe
  6. x_a_e_r_o

    x_a_e_r_o Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/12/2006
    Bài viết:
    286
    Đã được thích:
    0
    Pốt đê bạn hiền!
    pót để cùng bình loạn.
  7. gocLe

    gocLe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    Xêkô đâu gocLe đây!
    Đăng rùi đó - ông kia cho tở bản cũ mèm, viết có ko dấu gì cả, làm phải gõ lại100%. Mệt quá. Chắc phải tuần sau nữa mới pót tiếp bài thứ hai heheeh.
    Nhưng bàn loạn cho vui đi đi nhớ! Các bác thấy sao, khó đọc quá ko? Lúc đầu tớ thấy vậy, nhưng lúc ý thì tiếng Việt tớ dỏ hơi lúm Tuy nhiên cứ lâu lâu đọc lại, thấy ra nhiều điều tâm đắc.
    Liên quan đến định nghĩa tâm thức, một trong các ý tớ thích là
    Nói chung đoạn này làm tớ nhớ đến định nghĩa về tâm ghi trong Từ Điển Tiếng Việt. Tâm ở đó được cho là đồng nghĩa "lòng", với tình cảm ... Điều đó cho thấy Phật giáo, dù đã gắn bó với người mình bao đời rồi nhưng bây giờ ko có đáng kể, hay đáng biết, đối với các nhà học giả tiếng Việt?

Chia sẻ trang này