1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TÂM TRẠNG NHỮNG NGƯỜI CON XA XỨ CỦA BẮC NINH

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi chungkhoan2007, 27/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    @ VOTOQUOC:
    Cảm tạ tiền bối đã mất công đọc lại những gì vãn bối viết. Năm mới chúc tiền bối vạn sự như ý !
  2. boy_galang812003

    boy_galang812003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    3.130
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài viết lại thấy tâm trạng hụt hẫng, điều đó cũng phải thôi khi lần đầu xa quê hương , xa nơi mình đã lớn lên, xa hơi ấm của gia đình cũng như bạn bè............. 2 tết rồi buồn quá...ước gì giờ này đang được cùng gia đình bạn bè đón chào 1 năm mới nhỉ
  3. chungkhoan2007

    chungkhoan2007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2006
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Lâu lắm rồi tôi mới lại có thời gian vào diễn đàn này, lưu lạc xa BN tính đến nay cũng ngót 20 năm rồi, mỗi lần về BN đều thấy hồi hộp.
    Tôi sinh ra và lớn lên ở phố Vệ an, đối diện bãi chiếu bóng Cầu gỗ, tuổi thơ học Kinh bắc cấp 1, cấp 2 thì Ninh xá, cấp 3 thì Hàn thuyên. Bạn bè rất nhiều vì học 3 cấp 3 nơi. Lớn lên thì cũng nước trong nước ngoài nhưng Tôi thú thực là rất nhớ BN, tuy kinh tế thị trướng, mọi lúc mọi nơi đều có tiêu cực, chắc BN cũng như HN, SG và nhiều địa phương khác của nước ta, đều không tránh khỏi cảm dỗ của vàng và ngoại tệ, điều này các bạn chắc hiểu hơn Tôi.
    Tôi chỉ không thích một điều là BN cũng như những địa phương khác thi nhau đổi tên các đường phố cũ, gắn cho nó cái tên mới mà hầu như là tên người. Tôi rất dị ứng với tên người khi mang đặt cho đường phố, chắc chắn nó không thể trường tồn theo thời gian được mà nghe nó cũng trả hay bằng tên phố cũ của nó.
    Xanhpetecpua, vongagrat ở Nga sau 1 thời gian lưu lạc rồi cùng trở lại với chính tên của nó, nghe vẫn hay và nên thơ hơn, biết đâu SGòn của ta rồi cũng trở lại cho dễ gọi, tất nhiên là còn lâu nhưng Tôi vẫn nghĩ 1 qui luật như vậy.
    Kính chúc các anh chị, các bạn 1 năm mới an khang, tuy rằng lời chức muộn màng nhưng " Thà muộn còn hơn không" mà
  4. VOTOQUOC

    VOTOQUOC Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0

    Sài Gòn Thành Phố Hồ Chí Minh. Tên rất đẹp và thơ mộng. Để tưởng
    nhớ tới sự nghiệp của người.

    VTQ

  5. mailantimban

    mailantimban Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2006
    Bài viết:
    229
    Đã được thích:
    0
  6. sinh_vien_thuc_tap

    sinh_vien_thuc_tap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    3.946
    Đã được thích:
    0
    Bố mình gốc ở Bắc Ninh, mình lại sinh ra và lớn lên ở Đà Nẵng, về quê mới có một lần nên không có ấn tượng gì sâu sắc. Bố mình thì rất tự hào về quê hương, về các điệu hát quan họ. Phải dùng từ " tự hào địa phương" để miêu tả. Khi tham gia diễn đàn này, mình đã đọc nhiều, biết nhiều hơn về những con người Kinh Bắc. Tự nhiên có cảm giác xa quê, lạ quá đúng không? Mình muốn về quê sau khi tốt nghiệp.
  7. hahathayroai

    hahathayroai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2006
    Bài viết:
    1.225
    Đã được thích:
    0
    Hi sinh_vien: Ai cũng có cái cảm giác đó bạn à. Ngưòi Việt mình khi xa quê mới thấy quê hương nó ở vị trí nào trong trái tim mình. Mình mới xa quê hương dc gần 2 năm thui nhưng hình ảnh quê hương, hình ảnh con sông quê lúc nào cũng hiện trong trái tim mình. Ngày nào, mình cũng hướng về quê hương, lặng nhìn sự chuyển mình, vận động của quê hương qua sự cảm nhận của trái tim. MÌnh nhớ lại những ngày chăn trâu, cắt cỏ với những bạn cùng xóm ( mình thì ko biết chăn đâu chỉ đi cùng cho vui thui). Nhớ con sông quê ( chỉ là cái mương to thui), cứ mỗi chiều mùa hè chúng mình lại tập trung rủ nhau đi tắm, nô đùa. MÌnh lại nhớ đến bài thơ " Nhớ con sông quê hương" của nhà thơ Tế Hanh. Trong đó có đoạn:
    " Bạn bè tôi tụm năm, tụm bẩy
    Bầy chim non bơi lội trên sông
    Tôi giang tay ôm nước vào lòng
    Sông mở nước ôm tôi vào dạ
    Chúng tôi lớn lên mỗi người, mỗi ngả
    Kẻ sớm khuya chài lưới bên sông
    Kẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồng
    Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến"
    Chúc bạn thi tốt nghiệp tốt nhé! hihi. À bạn giề này. Tớ có một người bạn trong đó, nếu bạn muốn lam quen thì tớ giới thiệu cho ( tớ và bạn đó cũng chỉ quen nhau qua mạng thui) .
    Bố mình gốc ở Bắc Ninh, mình lại sinh ra và lớn lên ở Đà Nẵng, về quê mới có một lần nên không có ấn tượng gì sâu sắc. Bố mình thì rất tự hào về quê hương, về các điệu hát quan họ. Phải dùng từ " tự hào địa phương" để miêu tả. Khi tham gia diễn đàn này, mình đã đọc nhiều, biết nhiều hơn về những con người Kinh Bắc. Tự nhiên có cảm giác xa quê, lạ quá đúng không? Mình muốn về quê sau khi tốt nghiệp.
    [/quote]
  8. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Ô, sống ở BN hay thế sao lại chuyển vào ĐN nhỉ??
  9. karakapuri

    karakapuri Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    0
    Tôi không phải là một người con của Bắc Ninh, nhưng, trong 6 năm cuộc đời sinh viên và có lẽ cả sau này nữa tôi coi đây là một điểm đến quen thuộc của tôi. Nhớ những ngày đầu xuân năm 2001, trời lạnh căm căm, lần đầu tiên một mình đạp xe về chỉ để xem quan họ ở đồi Lim. Rồi những ngày sóc ngày vọng sau này đi xe bus về Từ Sơn chỉ để và viếng một ngôi chùa nào đó. Đến khi tìm hiểu về văn hoá Việt Nam, thì quả thực nơi đây là một nguồn đề tài vô tận cho tôi viết, tôi nói. Làm du lịch rồi, nếu trong công ty có tour về Bắc Ninh tôi cũng phải giành đi bằng được. Tôi đã từng yêu một cô bé ở Bắc Ninh, tuy chuyện chúng tôi không thành, tôi cũng rất buồn nhưng biết làm sao được. Song, tôi vẫn hy vọng sẽ tìm được một người con gái Bắc Ninh nào đó. 2 tháng rồi tôi chưa về Bắc Ninh, tự nhiên thấy nhớ quá cứ như thiếu cái gì ấy. Bắc Ninh ơi, tuần sau tớ lại về. Làng của nhà văn Kim Lân tại sao không!?
  10. hahathayroai

    hahathayroai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2006
    Bài viết:
    1.225
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay vô tình đọc bài viết này. Bài viết làm Ha ha xúc động, mình xin phép tác giả xin ghi lại:
    Cây có cội, suối có nguồn
    Không phải là lần đầu tiên ăn Tết xa quê, quê đúng nghĩa là nơi chôn rau cắt rốn. Tôi đã từng là sinh viên sống xa gia đình, ăn Tết xa gia đình cả 10 năm. Cứ mỗi đêm giao thừa đến, bạn bè tụ họp lại trong ký túc xá sinh viên hoặc nhận ca trực ở bệnh viện (vốn là sinh viên trường Y) để vơi đi nỗi nhớ nhà.
    Nhưng dù sao, xung quanh tôi lúc đó vẫn là một môi trường Tết, cảnh xuân, người xuân thực sự. Không được quây quần với gia đình ba ngày xuân, không được nhận tiền mừng tuổi từ ba mẹ, ông bà, không được đứng chúc Tết cùng với gia đình nhưng tôi vẫn được hưởng một cái Tết ở quê hương mình, trên mảnh đất của đất nước mình thật trọn vẹn.

    Nhưng những điều đó tôi chỉ mới nhận biết được khi mình đã rời xa đất nước mà thôi.
    [/size=2] [/black]
    1.Cảnh đó người đây, xuân ở đâu
    Cái Tết đầu tiên xa quê hương, tôi cứ nghĩ rằng nó cũng như những cái Tết xa nhà mà mình đã trải qua. Nhưng không phải như vậy. Dù bên tôi vẫn có trọn vẹn một gia đình đúng nghĩa, có vợ con quây quần.
    Để giữ hương vị và không khí Tết, chúng tôi cũng cố gắng thu xếp thời gian để đi chợ Tết, đến khu Tết người Việt để mua sắm. Cũng bánh chưng xanh, cũng mứt bánh, trái cây, hoa Tết. Cũng lập bàn thờ tổ tiên, cũng đưa ông táo, cũng cúng giao thừa mời ông bà về ăn Tết với gia đình.
    Nhưng mỗi thời khắc gần đến giao thừa là trào dâng thêm nỗi nhớ. Một nỗi nhớ nhà khắc khoải như một đứa trẻ khát sữa mẹ. Tôi vốn người điềm tĩnh mà không thể nào ngăn được dòng nước mắt khỏi tuôn trào.
    Những ngày cận Tết, mọi người ở đây vẫn đi về lặng lẽ như lệ thường, và chẳng ai biết mình đang chờ đợi một sự kiện sinh hoạt văn hoá trọng đại nhất trong năm của dân tộc mình.
    Chẳng có nhà nào sửa sang, trang hoàng. Chẳng có nhà nào đem lư hương, án thờ ra đánh bóng. 28 Tết, chẳng có nhà nào râm ran trò chuyện bên nồi bánh chưng xanh bập bùng ánh lửa. Chẳng có không khí rộn rịp của những ngày cận Tết, một năm mới có ba ngày.
    Ngồi chờ thời khắc giao thừa mà lòng quặn lên vì "cảnh đó người đây". Ba giờ nữa là tới giao thừa, tôi nhớ ba tôi thúc giục cả nhà chuẩn bị hương hoa trà quả để kịp cúng đón giao thừa.
    Chúng tôi kịp chạy vội ra chợ hoa vào những giờ cuối cùng trong năm để mua được những chậu hoa rẻ nhất. Các em tôi thu gom dọn dẹp nhà cữa. Cả nhà sau đó ai cũng được tắm nước lá thơm do má tôi chuẩn bị... Nước mắt lăn dài theo từng bước đi của ký ức.
    Hai cái Tết, ba cái Tết rồi cứ thế Tết? cứ mỗi độ xuân về nỗi khắc khoải về những ngày xuân quê nhà của tôi còn da diết hơn còn trĩu nặng hơn nỗi khắc khoải các cụ già nhớ ngày xuân xưa với cụ đồ già bên câu đối đỏ.
    Dù bây giờ không còn bóng ông đồ già ngồi bên vỉa hè viết câu đối cho khách nữa thì ở đó, trên quê hương vẫn có một mùa xuân, cảnh xuân và người xuân. Nếu có khác thì chỉ khác đi hình thức thôi, còn cảnh xuân vẫn đó người xuân vẫn đó.
    2.Tết?Tết?Tết?Tết đến rồi!
    Con lên 7, khi được về quê hương xứ sở ăn Tết lần đầu vào năm Canh Thân 2004. Trước đó nó đều được kể về những phong tục Tết quê nhà, nhưng nào nó có hiểu gì giao thừa, hiểu gì chợ Tết, hiểu gì tiền mừng tuổi; càng không biết gì mồng Một, mồng Hai (không phải vì nó quá nhỏ để không biết).
    Thế mà chỉ có mấy tuần về Việt Nam đón Tết cùng gia đình một lần, Tết năm sau, ở Sydney thằng bé đã có đầy đủ ý niệm về chuyện ?ođưa ông táo về trời?, giao thừa, chúc Tết, tiền lì xì, nhưng nó cho là ở đây Tết chẳng có gì giống Tết ở Việt Nam hết. Nó bảo: "Chán phèo. Con thích về Tết ở Việt !". Gọi điện về cho ông bà là tụi nó biết chúc Tết liền, biết xin bà bánh chưng bánh tét.
    Câu chuyện nhỏ như vậy để thấy rằng dù có cố gắng tái hiện mùa xuân của ta trên xứ người như thế nào đi nữa thì thế hệ người Việt thứ hai, thứ ba và về sau sẽ hoàn toàn không có một khái niệm gì hơn đó là ?ongày Tết? của Việt Nam, và không thể biết được ý nghĩa sâu xa của sự kiện sinh hoạt văn hoá trọng đại này của dân tộc nếu chúng không được hưởng cái Tết đích thực trên mảnh đất quê hương.
    Mà đã không hiểu bản chất ngày Tết cổ truyền Việt thì còn cơ may nào để biết đến cội nguồn của dân tộc mình!
    3.Xuân đến xuân đi, xuân lại xuân
    Xuân Bính Tuất rơi vào ngày cuối tuần của lịch Tây; ở Úc còn thêm một được ngày quốc khánh Úc vào ngay thứ Năm. Người Việt ở đây coi như có ?oTết?.
    Cũng như mọi gia đình hải ngoại, các gia đình người Việt ở xứ Úc này cũng không thể để ba ngày xuân trôi đi oan uổng. Không được nghỉ cũng thành được, cũng có Tết đàng hoàng.
    Chỉ có điều đi ra ngoài đường có ai biết đó là ngày Tết? Trừ ta với ta. Khái niệm Tết nhứt ở đây có lẽ chỉ là một cách thức để ngồi gặm nhấm nỗi nhớ quê nhà; gặm mãi mà không hết, càng gặm nỗi nhớ càng trào dâng. Thôi thì ?ođất lề, quê thói?, cũng phải giữ lấy cái hồn thiêng dân tộc. Cũng đành ăn Tết.
    Người Việt ở Sydney có chợ Tết không? Có chợ Tết, nhưng không có không khí của chợ Tết. Lệ thường thì khu thị tứ của người Việt ở Sydney chỉ tập trung vào 3 khu vực chính: quận (suburb) Cabramatta, Bankstown và Marickville.
    Cabramatta gần như trở thành thủ phủ không ngai của người Việt ở Sydney (đi ngoài đường quanh khu thương mại ở đây thì nghe tiếng Việt nhiều hơn tiếng Anh và các thứ tiếng khác. Hàng quán, thương xá ngoài tiếng Anh đều có kèm theo tiếng Việt), do đó không có sự kiện gì đặc biệt đi nữa thì những khu này vẫn đông đúc người qua kẻ lại do người Việt sống rải khắp Sydney thường đến những khu này để mua sắm và nhất là những ngày cuối tuần.
    Ngày chợ tết chính năm nay ở Sydney có lẽ là Thứ Năm 26/1 vừa rồi, trùng vào ngày Quốc khánh của Úc, mọi người được nghỉ lễ. Người Việt khắp nơi đổ dồn về đây đông như trẩy hội.
    Bánh chưng bánh tét, bánh mứt chất thành chồng; câu đối, câu liễn, bao lì-xì xếp thành đống đỏ sắc cả gian hàng. Hoa tết cũng ê hề. Nhưng một điều đặc biệt, nếu đi chợ hoa tết ở Việt Nam thì chúng ta có thể tìm thấy đa chủng đa dạng và 2 loại hoa không thể thiếu trong ngôi nhà Việt Nam ngày tết đó là hoa đào ngoài Bắc và hoa mai trong Nam; thì ở đây hoa ngày tết người ta tìm mua và bán hoa cúc vạn thọ và chỉ có lẽ nhìn thấy hoa vạn thọ thì mới thấy được chút hương vị tết khi dạo qua chợ xuân ở đây.
    Không biết có phải vì mình không còn ở tuổi thèm kẹo, bánh mứt nữa hay không mà không còn tìm thấy không khí tết qua những chồng bánh mứt như ngày xưa nữa. Có lẽ không phải thế, chắc vì đời sống vật chất ở xứ này quá đầy đủ, thức ăn hàng ngày đã như là tết rồi thì còn gì thêm nữa cho ngày tết đây!
    Gia đình tôi năm nay cũng như lệ thường, đón tết xứ người có gì là vui, nhưng cũng là để nhắc nhớ đến tổ tiên; để cho con cháu còn nhớ đến cội nguồn, gốc rễ Việt Nam của mình, cũng đi sắm tết.
    Cặp bánh chưng xanh, đôi hoa vạn thọ, hộp mứt lấy là để chưng lên bàn thờ tổ tiên. Thôi thì ?ocon cháu ở đâu, ông bà ở đó? về hưởng xuân với gia đình. Nếu là ngày thường thì sau giờ làm việc rồi cũng có giao thừa của riêng gia đình. May mắn rơi vào cuối tuần thì mình thay thành ngày Tết.
    Non mười cái Tết trôi qua ở xứ người, để chuẩn bị năm mới (giao thừa ở nước Úc, giờ đi trước Việt Nam 4 tiếng), chúng tôi cũng sửa soạn bàn thờ, mùi hương nén quen thuộc lại bốc lên, lòng tôi lại chạnh nhớ quê nhà. N
    hớ tiếng củi nồi bánh chưng nổ tí tách, nhớ những chợ hoa muộn trước giờ trừ tịch, nhớ phố phường làng xóm rộn ràng không khí đón xuân, nhớ từng đoàn người trong những bộ quần áo mới, đẹp nhất hân hoan chào hỏi ngày đầu năm, hướng về chùa xin lễ hái lộc?
    Dẫu sao bây giờ cũng đã tiến bộ hơn vì đã có hệ thống thông tin toàn cầu nhanh nhạy, chỉ trong tích tắc là gia đình tôi có thể nối mạng và chúc tết gia đình nằm bên kia bán cầu, cũng sẽ thấy được đầy đủ từng thành viên trong mỗi gia đình với giọng nói thật như đang đứng bên cửa sổ nói vọng vào.
    Nỗi nhớ có thể sẽ nguôi ngoai, nhưng một điều chắc chắn rằng không bao giờ chúng tôi có một mùa xuân trọn vẹn nếu thời điểm đó mình không được đứng trên mảnh đất quê hương mình, dù là địa đầu hay mỏm cùng của Tổ quốc Việt .
    Cũng là hưởng Tết đấy nhưng ở Sydney (hay hải ngoại nói chung) này không thể nào tìm được sắc xuân đến từng ngõ phố đường thôn, không thể có khí xuân len lỏi vào từng bụi cây ngọn cỏ, mùa xuân không tràn vào cả đôi mắt trẻ thơ; không có cảnh trẻ khoe áo mới, người người hân hoan chúc xuân râm ran; họp mặt gia đình đầu xuân có lẽ, có lẽ thôi chỉ có được ở những đại gia đình có nhiều thế hệ đang sinh sống chứ không thể có ở những gia đình đơn chiếc.
    Theo thời gian, số lượng người Việt đông đảo định cư ở nước ngoài đã ổn định cuộc sống. Do vậy mà trong những năm gần đây, số lượng người Việt sinh sống ở nước ngoài về Việt để ăn tết cùng với gia đình ngày một gia tăng. Điều đó đủ để nói lên tính hướng về cội nguồn, về dân tộc của người Việt .
    Rồi giờ giao thừa cũng sẽ điểm, một nén tâm hương hướng về đất mẹ nơi tôi đã sinh ra và lớn lên, nơi đó là hồn thiêng là lá chắn cho tôi vững chãi trên mọi nẻo đường lưu lạc??oQuê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người?.

Chia sẻ trang này