1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tán láo vuốt đuôi Away, Days, Tiviman,...

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Tequila, 03/06/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Tequila

    Tequila Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    1.536
    Đã được thích:
    0
    Tán láo vuốt đuôi Away, Days, Tiviman,...

    Away, Days, Tiviman và các bác,

    Trước hết đề nghị Days và Away chuyển sang đây tiếp tục vấn đề, nhường lại chỗ cho dân tình làm thơ. Hôm nay mệt mỏi đầu óc nặng nề, nhân tiện tôi làm topic bốc phét nói chuyện bông phèng cho thư giãn rồi đi ngủ.

    ***

    Về thơ ấy mà, Away có nhiều bài thơ hay hay, đọc được phết, nhưng bị một cái là quá dài. Nói một câu đắt thôi là đủ rồi, thì Away lại viết thành cả đoạn lê thê quay đi quay lại. (Định làm thơ hay là giảng đạo??). Away nên ra hiệu sách mua một cuốn nào đó nói về nén dữ liệu, làm sao với dung lượng ngôn từ 200Kb chú nén lại còn khoảng 30-40Kb thì ổn. Tôi vẫn nhớ một số bài thơ của Away (tất nhiên là nhớ ý thôi, dài dòng quá nhớ sao hết), tôi thấy Away có một đặc điểm là thông minh trong sáng và ngây thơ quá. Away giảng đạo thế chứ giảng đạo một nghìn lần thế thì cũng vô vị thôi. Giảng đạo giỏi đến như Jesu hay Phật thì cũng phải lấy lợi ra mà dụ tín đồ, chứ đạo không dụ được. Người ta cầu kinh và nghĩ đến thiên đàng, đến niết bàn cực lạc. Away mà cứ theo đà này có khi sẽ tẩu hỏa nhập ma.

    Đọc thơ Days giống ăn thịt chó chấm mắm tôm. À mà Days, chú nói là chú dek stress gì cả, chỉ đơn giản là viết lách bằng ngôn ngữ đích thực? Ngôn ngữ mà chú cho là đích thực, nó là cái gì??? Chú định nghĩa anh nghe cái. Anh chỉ thấy chú chửi bới loạn xà ngầu chả ra cái dek gì. Hay chú buồn cười đến nỗi quan niệm những từ điếm, đĩ, ********, hiếp dâm, ***, ********? thì đích thực hơn hoa, lá, trăng sao, bàn ghế. Hẹ hẹ. Cái tôi lùng bùng lèng bèng, muốn xả ra cho thoải mái thì cứ bảo là như thế đi.

    ***

    Về thiên tài ấy mà, tôi quan niệm khác.

    Mikenlangelo là tay nào? Ai biết được? Chúng ta chỉ biết đến những tranh và những pho tượng.
    Beethoven là tay nào? Ai biết? Chúng ta chỉ biết đến các bản nhạc.

    Những thiên tài thực ra chỉ là cái bóng mờ nhạt của những tác phẩm hay những công trình lỗi lạc. Tác phẩm tạo nên thiên tài. Mikenlangelo nếu sinh ra ở Tàu, chắc là sẽ viết pháp hay vẽ thủy mặc. Nếu đã phê Giao hưởng số 9, thì ta quan trọng gì việc tác giả của nó là John Lennon hay Beethoven? Cái khác nhau chỉ là một cái tên người hoặc cùng lắm là đôi ba dòng tiểu sử.

    Away có vẻ bị ám ảnh bởi cái từ ?othiên tài?. Nếu một ngày kia, thơ của Away có dăm ba bài tuyệt tác, thì người ta sẽ gọi Away là thiên tài thôi. Còn bản thân Away, vẫn là cơm ăn ba bữa áo mặc cả ngày.
  2. codet

    codet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    1.130
    Đã được thích:
    0
    Thiên tài thích ăn mì tôm ?
  3. Zdreamer

    Zdreamer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2003
    Bài viết:
    2.582
    Đã được thích:
    1
    Trao đổi tí cho box Văn đỡ buồn
    Mấy ngày nay theo dõi Days ngoáy mũi, away bay nhảy, tớ thấy cũng vui vui. Công nhận là chỗ các bác chọc vào nó thật là "không đúng chỗ" và lẽ ra sau khi các bác đã chọc thế thì chị em cũng nên "nín nhịn" một thời gian để yên ả đã, cơ mà cảm xúc của người ta nó dâng trào
    May quá Teq lại mở ra cái topic này, tranh thủ vào tán tí cho nó xôm.
    Tớ đồng ý với Teq rằng thực ra, thiên tài là nô lệ cho sản phẩm của chính họ, chứ sản phẩm không phải là nô lệ của họ. Dẫn chứng thì đầy ra.
    Không nói chuyện xưa, cả chuyện nay, các bác xem phim quảng cáo Nâng niu bàn chân Việt của Bitis thì biết, nghe đâu cái ông copywriter đó đã đi tu roài (sau khi làm ra một tác phẩm mang về một số tiền lớn, truyền tải một ý nghĩa lớn). Hay như bác away (sorry bác cho em được nói thoải cái con mái): bác theo chủ nghĩa thơ tân hình thức (đúng không ạ?) nên bác cứ phải viết mọi thứ nó lủng củng, tràng giang như thế (nhưng không phải ý em là thơ tân hình thức nó lủng củng đâu nhé)...Lúc đầu có thể thấy sướng khi viết, thấy nó nói được nhiều điều mình suy nghĩ, về sau bị lối tư duy đó đè bẹp, thành thử có muốn viết ngắn cũng không được, hoặc muốn viết ngắn nhưng lại sợ người ta bảo mình là không theo đuổi tận cùng cái lý tưởng nghệ thuật của mình (kiểu thế). Ti tỉ là lý do (mà em toàn võ đoán cho...vui)
    Thời gian đi qua, không mấy ai nhớ mặt, nhớ tên thiên tài nhưng họ lại nhớ tên, nhớ hình, nhớ chữ tác phẩm,...Cho nên, đừng bắt mình phải làm thiên tài, hoặc phải tư duy theo kiểu thiên tài, cực lắm các bác ạ
    Cứ thảnh thơi mà sống, không sống được xấu thì sống tốt, không sống được tốt thì hơi xấu tí cũng được
  4. sutsit

    sutsit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/08/2003
    Bài viết:
    680
    Đã được thích:
    0
    HÌ, cũng buôn tí, góp ý nhí nhố cho vui. Teq nhấn mạnh đến thiên tài làm chị lập tức hình dung đến điều sau, thì post đại luôn mọi người đọc chơi khỏi giải thích lý do nghĩ đến nhé
    Hoạ sĩ Edgar Cesar có câu nói như sau: "Ta vẽ đi vẽ lại trăm lần cho đến khi ta bắt được cái hồn".Và có người nói về Edgar Cesar như sau: "Có lẽ Edgar đã không quan tâm đến sự thành công cuối cùng của tác phẩm, ông không ghi nhớ rằng mình đang hoàn thành một tác phẩm. Ông chỉ cảm nhận, chỉ tìm kiếm, và bàn tay ông, ngòi bút của ông được đưa đẩy theo những cảm nhận đó, những trạng thái đó, cao trào hay lắng đọng, một cách tự do, không chứa đựng 2 chữ "nghệ thuật", nhuần nhuyễn cùng niềm đam mê nắm bắt. Và khi Edgar đã chạm được đến sự giao cảm, ông đã ôm trọn được cái hồn sống động kia, thì, như là khách quan, có một sự trùng khít ngẫu nhiên, giữa edgar và tác phẩm của mình. Tác phẩm đã hoàn thành theo cách đó, nằm ngoài ý chí cố gắng sáng tạo của người hoạ sĩ, nhưng lại nối kết với hoạ sĩ, từng khoảnh khắc, nhuần nhuyễn như không còn sự gắn kết liên kết nào, mà cùng hoà làm một.
    Trạng thái của tác giả và cái sống động của tác phẩm như cùng chung nhịp đập, cùng thở, cùng lắng đọng, không phải là song song tồn tại nữa, mà là: Edgar biến mất cùng bức tranh, chỉ còn lại sự say mê hoà trong cái mà Edgar đang vẽ.
    Nhưng rồi khi edgar không còn là Edgar của khoảng khắc đó, không còn là Edgar cũ kỹ của cái hồn đó nữa, thì giữa Edgar và tác phẩm không còn sự song hành, và tác phẩm bây giờ chỉ còn là cái bã.
    Người xem tranh có thể vẫn đọc được, hình dung được, tưởng tượng được, thưởng thức cái hồn đã ngưng đọng của bức tranh. Nhưng Edgar biết, ông đã rút mình ra khỏi bức tranh đó. Và chỉ có ông mới thấy được cái chênh lệch, cái vô vị của bức tranh, bởi nó đã đờ đẫn so với cái "sống" mà Edgar đã vẫy vùng trong đó. Chỉ có edgar mới thấy được. Đó mới chính là tác phẩm, là ngắn ngủi, là vĩnh cửu".
    Lại có người nói: " Sáng tạo lại không phải là chính sáng tạo, không phải cái tôi nào đó sáng tạo. Sáng tạo là khoảng khắc cảm nhận hoàn toàn mới về cái được cảm nhận."
    Đấy, đang văn nghĩ đến vẽ, đồng bóng nhỉ, nhưng mà bác E ý cũng được gọi là thiên tài.
  5. Soi_Dong_Hoang_new

    Soi_Dong_Hoang_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    0
    Có lời là vì ý, đặng ý hãy quên lời.
    Dẫn giải chi nhiều thế !
  6. AntiKitsch

    AntiKitsch Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2004
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Tôn chỉ "muốn người khác đừng nói thì mình nói cho họ nghe" của Diễn viên điện ảnh Châu Tinh Trì cũng chính là tôn chỉ của Away.
  7. daysleeper__

    daysleeper__ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    1.087
    Đã được thích:
    0
    nói bậy
    u?c Tequila s?a vo 12:46 ngy 09/06/2004
  8. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    (ĐÂY LÀ) SÁNG TÁC (ngắn) HAY RAO GIẢNG (dài)?
    Nghề chính rao giảng và khoe hàng của tớ là ở đây:
    http://www.ttvnol.com/f_202/124987.ttvn
    Nhưng dù có tin là đôi lúc cũng khéo tay thì vẫn cứ làm ăn thất bát, thua lỗ nhiều byte, bite nên phải về hưu non.
    Chuyển sang tập trung mơ mộng ở đây:
    http://www.ttvnol.com/thica/83586/trang-72.ttvn
    Tớ đoán, bỏ nghề rồi nhưng cái bệnh nghề nghiệp thể nào nó cũng dính vào thơ. Về tổng thể, nếu có viết ra cái dở mà át được cái hay thì phải tự chịu trách nhiệm với cái dở ấy thôi.
    Giá mà các bác khuyên tớ từ hồi trước thì tốt biết mấy. Khuyên thế này: Thưa cha cố away, cha có biết là trong khi cha giảng đạo, cha sung sướng thấy các con chiên đang chăm chú ngước lên nhưng thực ra đó là cái phim ảo tưởng được chiếu sẵn trong cái đầu vĩ cuồng của cha thôi. Dưới kia họ đang xem cha diễn hài, cười hỉ hả trong bụng và đong đưa nhau. Không tin cha thử làm một con chiên của cha ngồi dưới và ngước lên bục nơi cha đang say sưa mà xem. Cha còn nhớ chứ, Marx đã đóng đinh vào thời gian nhận định này: Con người hành động vì lợi ích. Cha mặc áo rơm thủng lỗ chỗ thì chỉ làm vừa lòng nông dân để họ đỡ thấy tủi thân thôi. Còn đứng trước giới quí tộc, bọn nắm tài chính và quyền lực quyết định vận mạng con người, thì cha phải kiếm một bộ vest và đính hôn với một công nương nào đó đã. Thế nên, tốt nhất là cha đi buôn và mồi chài con người ta đi đã. Hay cha định nguỵ biện rằng rao giảng mà dụ dỗ, mị dân lại đếch phải rao giảng; hướng thiện mà phải dùng phương tiện của cái giả dối lại đếch phải hướng thiện và dễ bị tha hoá lúc nào không hay? Cha mơ trong cơn say hay say trong cơn mơ? Để làm ơn làm phước tát cha một cái cho tỉnh ngủ nhé. Hay cha đang cố tình tự ru ngủ, cố tình thủ dâm tinh thần? Thế thì cha chỉ thuyết cho mình cha nghe thôi. Cha ích kỷ lắm, cha biết không?
    Tớ rất trách các bác chả can sớm, bây giờ thì tẩu hoả nhập ma béng từ lâu rồi, chứ chả cần ?otheo cái đà này?. Mà có khi, hồi ấy, các bác có khuyên cũng chả được. Lên cơn say thì thuốc trị tốt nhất là cứ phải trói nghiến lại hoặc cho ăn đòn. Cái này các bố độc tài trên thế giới đều là thần y.
    Bác Teq viết:
    ?oVề thiên tài ấy mà, tôi quan niệm khác.
    Mikenlangelo là tay nào? Ai biết được? Chúng ta chỉ biết đến những tranh và những pho tượng.
    Beethoven là tay nào? Ai biết? Chúng ta chỉ biết đến các bản nhạc.?
    Tôi thấy cái quan niệm này cũng thú và dễ sống với nó. Tôi nghĩ Michel hay Beeth hứng lên cũng sẽ nói về mình như thế. Tôi cũng từng quan niệm theo cách này. Đọc, nghe, ăn... cái gì sướng thì sướng thôi, chả mấy khi nhớ tên tác giả hay cần biết chuyện khổ sở của họ làm quái gì, tốn thời gian chơi games. Nhưng mà khi đi buôn thơ với lại bị đói (tôi cũng viết để kiếm cơm đấy, bác days, à nhầm, chú Tiviman ạ, có điều thơ dở nên đếch kiếm được thôi) thì tôi lại nghĩ khác. Cái quan niệm ấy là quan niệm bóc lột, bác ạ. Mình thì cứ quen bọc lột kẻ khác, chỉ khi mình bị bóc lột, mình mới ngớ ra.
    Số đông thiên tài nói riêng và nhân tài (nhất là về nghệ thuật) nói chung đói khổ thế nào, chắc các bác cũng biết ít nhiều, dù biết cực ít so với sự thật thì cũng nhiều hơn tôi là cái chắc. Mấy bác thiên tài Tây hồi trước cũng đói rét đến cuối đời, ngoài cái bệnh do tự thiên tài gây ra thì chắc cũng có phần vì cái khốn khổ khốn nạn mà không chịu nổi đâm ra cắt tai hoặc tử tử, bệnh hoạn đủ thứ hầm bà lằng... Hồi này thì Tây tiến bộ chịu khó có các lớp fan nuôi nấng tác giả nên có vẻ khá khẩm hơn. Chứ ở ta thì vẫn nghèo lại hoàn nghèo. Có bác thiên tài nào cuối đời không nghèo thì chắc nhờ bố mẹ hoặc nhờ vợ con, họ hàng hay trúng sổ số, lô đề, cá độ bóng đá hoặc lúc gần teo mới được thương hại trả tiền to cho tác phẩm ngon.
    Tôi không nghĩ cảm hứng sáng tạo là đủ cho thiên tài, nhân tài lâng lâng, tê tê cả đời. Cũng cần cả cảm hứng cơm, cảm hứng gia đình, cảm hứng không bị giễu cợt, khinh thị... Nhưng vì ít ai biết thiên tài là thiên tài nên hầu như cả đời loài này đói mấy cảm hứng phụ mà chính chính mà phụ ấy, nếu ở trong một môi trường không vị giá trị. Mà môi trường kiểu ấy thì đầy rẫy trên thế gian. Và theo tôi, nó cần phải được thay đổi càng sớm càng tốt.
    Khi số đông quan niệm như bác Teq, như tôi trước đây thì sẽ tạo nên một thứ định chế, định mệnh do dư luận đặt lên thiên tài: Nó chỉ có sáng tác, cảm hứng sáng tác, chịu khổ đau, bất công và đó là cái mà nó là. Và có thiên tài cũng dần dà quan niệm thế để trở nên cô độc, cực kỳ cô độc.
    Tôi không nghĩ là có loại người không chịu hoà nhập xã hội. Tôi cho rằng chẳng qua chỉ có cái xã hội không đủ bao dung để đón nhận những ngoại lệ (và định hướng thiện cho nó nếu nó có xu hướng ác). Không đủ bao dung cũng như không đủ trung thực để thú nhận điều đó thay vì đổ lỗi cho cá nhân. Xã hội thường làm tổn thương con người trước khi nó trở nên gai góc. Hồi trước đài Hà Nội có giới thiệu chương trình về Michel, có câu nói này của Michel: ?oTôi sống trong cái chết, tôi hạnh phúc trong sự khổ đau, những người không như vậy làm ngọn lửa thiêu đốt tôi?.
    Tôi nghĩ Michelangelo là một thiên tài có ít nhiều cái sướng hơn các thiên tài môn khác. Trước tiên là bởi cảm hứng của ông quá vĩ đại và có nhiều cơ hội lao động sáng tạo liên tục để cân bằng với khổ đau. Nghệ thuật của ông đập ngay vào mắt, tranh thì vẽ không quá trừu tượng để khó hợp với đám đông, điêu khắc thì nhìn cái là có thể sững sờ ngay. Thêm nữa, đề tài lại là liên quan nhiều đến Chúa, người có nhiều fan hâm mộ nhất thế giới. Không những thế, Ý còn là môi trường nghệ thuật kinh điển nên tác giả cũng được nâng niu. Nếu Michel mà sang Tàu viết thư pháp thì có lẽ phải đợi ba trăm năm nữa. Đấy là nếu còn may. Có khi còn chết sớm vì ho lao hoặc đi bán sủi cảo, mì gõ vì không có tiền mua giấy bút, ở Ý còn tí nữa bị bố bắt đi làm thợ giầy nữa là. Nữa, Michel chừng 20 tuổi đã được nơi nơi biết đến, có lẽ còn được tạo điều kiện tài chính và bảo vệ khi cái tên đã nằm ở đầu môi chót lưỡi của dân Ý, nhiều ông trùm thế lực có khi cũng biết mê nghệ thuật. Nếu không thì với tính khí của mình, Michel đã bị triều đình với giáo hội thịt từ lâu rồi, lấy đâu ra kiệt tác về sau cho nhân loại xem. Đề tài của Michel là về Chúa nhưng cũng có nhiều thách thức, thêm nữa, còn cái bệnh người ta bảo làm gì lại không nghe nấy. Sáng tạo mà.
    Còn xem ở Việt Nam, có Trịnh Công Sơn làm nghệ thuật dính đến âm nhạc, đi ngay vào tai, bật lên khắp nơi, sớm được báo chí dư luận nước ngoài quan tâm. Bị quấy rầy cũng có cái khó chịu nhưng nếu không thì sống chưa chắc đã qua khỏi thời Diễm Xưa để vươn tới Đoá hoa vô thường thời này. Đọc thấy TCS thiếu thời, 2 năm phải nhịn ăn mỗi năm 30 ngày liên tục trước kỳ khám tuyển hòng còn 30 cân để khỏi bị bắt đi lính Ngụy. Tác phẩm cũng không ít lần bị coi là ca từ *********, nhiều khi lủi thủi một cõi đi về. Về thơ, (cái mà nếu không có gì thay đổi, càng ngày càng có xu hướng thuộc về sự đọc một mình), Bùi Giáng, Trần Dần, Văn Cao... chào cõi tạm từ lâu rồi mà mấy ai biết là ai, riêng Văn Cao thì còn nổi với bình dân vì có làm nhạc với lại có quốc ca nhưng thơ Văn Cao thì từ hồi bị đánh vẫn ít người biết. Nhiều nữa. Ngay cả điêu khắc, bà Điềm Phùng Thị rạng danh ở Pháp mà về Việt Nam, cả núi tác phẩm di chúc tặng lại Huế để cho du khách thăm quan, bị nhốt hầu hết vào kho. Làm sao những tác phẩm kiểu ấy đến được độc giả và làm sướng nếu người ta không nói về tác giả và lớp hâm mộ chịu lên tiếng. Tác giả chỉ cần sáng tác và vô ngôn và tác phẩm hay tự chạy đến mắt người đọc là viễn cảnh của xã hội rất rất tiến bộ rồi. Cho nên, nhắn nhóc away bớt ngượng khi bán tác phẩm hoặc khoe nó, đặt tâm huyết vào sáng tác xong thì thằng tác giả đã là đứa khác có tự do kinh doanh mới của nó. Phổ biến cái hay thì mới là có hiếu với nó.
    Nếu quan niệm kiểu hưởng thụ suông rằng thế giới đầy cái hay, không xem cái này thì có cái khác thì tất sẽ có một đám người mãi mãi bị lãng quên, thiệt thòi với một số đặc trưng nào đấy của thứ nghệ thuật nào đấy mà không phải ai cũng biết là gì đấy.
    Đấy là sơ sơ nhận định và hiểu biết của tôi về thiên tài. Trước đây, có viết một bài nhăng cuội hơn bài này nhưng cứ để đó đã.
    Tôi không quan niệm có tiêu chí chung nào cho người sáng tạo cả, các tiêu chí này sẽ liên tục thay đổi, cái tôi muốn chỉ là dù sáng tạo về đau khổ hay hạnh phúc cũng hướng về hạnh phúc con người, cái khó có nhất. Với tôi, mọi định lí đều còn ở phía trước, ?onothing lasts forever?. Về cơ bản, cách quan niệm này khá là nguy hiểm.
    Những điều kiện như của hyper genius Michel là trường hợp rất đặc biệt, mặc dù là sáng tạo đỉnh cao (cái thường khó được chấp nhận sớm) nhưng gần gũi với con người và thị giác nên tác phẩm vẫn tự đến với công chúng và công chúng tự đến với tác phẩm, mọi người từ cao cấp đến cấp thấp đều phải công nhận. Cho nên nhìn vào Michel, tác phẩm đã làm lu mờ số phận người nghệ sỹ. Số phận đã nhập vào tác phẩm. Vui cho đời sáng tạo Michel mà buồn cho đời thường Michel.
    Tôi cho rằng quan niệm như bác Teq (đấy chỉ là cái quan niệm bác nói ra) thì dễ sống với nó (còn sống khó, dễ với những cái khác thế nào thì là chuyện khác). Nếu thay đổi quan niệm đi thì khi chiêm ngưỡng một tác phẩm xịn lại tâm niệm ghi nhớ tên tác giả, giới thiệu nó rộng ra như một sự cảm ơn và đôi khi tò mò xem gã có đang bị độc tài nào giam ở xó xỉnh nào trên thế giới không. Đã bù đầu với những cái khác rồi, lại thêm mệt vì cái nợ này.
    Đã thế, không có tâm thức vươn đến tầm cao thì chả cần tỉa tót sửa sang đầu óc làm gì. Nếu không có ai chịu phá vỡ thì cái định đề ?ongu si hưởng thái bình? (mà tôi lấy làm phương châm sống) sẽ vẫn luôn đúng trước khi nguy cơ khủng bố, bệnh dịch, bệnh hoạn... lan tràn và bom nguyên tử nổ to. Cho nên cái câu ?oai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai? trong bài ?oMột rừng cây một đời người? của bác Trần Long Ẩn nghe như rao giảng mà không phải rao giảng vậy. Hát lên vừa ngượng vừa sướng. Ngượng vì mình sinh ra rơi vào văn hoá ngộ độc, bội thực thói đạo đức giả chuyên đeo mặt nạ lời lẽ tốt đẹp để làm cái xấu xa nên nói đến đạo đức là thấy ngượng mồm sên sến, sướng vì câu hát ấy là thật và có sức mạnh.
    Nói chung bảo tôi là thiên tài mà bác nào không công nhận tác phẩm của tôi là như thế thì nhận thức tôi là đứa ngây thơ khoác lác hoang tưởng ám ảnh vĩ cuồng cũng tất yếu. Đã thế thì bảo tôi chỉ thử nhập vai thiên tài xem nó thế nào, sao không thử. Chừng nào thiên tài vẫn là một từ nhạy cảm, ngài ngại khi thốt ra, nhất là về người khác thì thiên tài còn tha hồ ốm đói. (Các thiên tài nào mai sau đỡ khỗ phần nào nhờ các bài của thằng này thì nhớ hậu tạ tôi). Hì, có một nữ sỹ đanh đá lớn rồi còn ngường ngượng mỗi khi nói thiên tài, cứ chỉ nói tê tê (TT) thôi nữa là dân bỉ chữ. Biết là thử cái vai này là làm khổ thằng người lười biếng và nhát chết ngoài đời chỉ muốn chơi bời rồi nằm chết vô danh nhiều lắm nhưng môi trường mà, và đã chọn cách thích nghi này rồi mà.
    Chào hàng thiên tài cũng đến thế thôi, phần mua là quyền còn lại của các bác. Tóm lại là tôi cứ cảm nghĩ như vầy về thiên tài nói chung. Trúng tôi thì trúng mà chả trúng thì trúng bác khác. Chả thiệt đi đâu cả. Tôi nghĩ, nếu người ta ít nhiều biết tác phẩm là của thiên tài thì người ta sẽ dừng lại và chịu chiêm ngưỡng lâu hơn như chúng xứng đáng được trong thời đại vèo vèo và ngập ngụa hàng hoá này. Tập trung vào tác phẩm vì danh tiếng của tác giả là thói quen rất xấu nhưng đôi khi cũng khó trách vì đọc tuốt tuồn tuột để tự tìm trong bãi rác dữ liệu khổng lồ là việc hại thần kinh. Thôi thì trách các bác phê bình không làm được nhiệm vụ chọn lọc tìm tòi chỉ điểm đúng và đủ tác phẩm hay. Nếu trách oan các bác phê bình thì đành trách các bác không cho phổ biến cái hay. Buồn cười là cũng có lúc phải lợi dụng thói quen vị danh ấy của độc giả để chê bai họ và chính nó trong chính tác phẩm mà họ bị thu hút bằng danh tiếng. Điều này lại phần nào cho thấy, con người tự tạo ra phi lí. Phi lí cũng được tận dụng để viết được rất nhiều.
    Nếu quả thực tôi có tác phẩm nào đáng giá, mai sau có ai đó râu dài tới rốn rồi, thấy trên báo Rao vặt có tin nhắn ?otôi là away, tôi bị tống giam vì viết một tác phẩm hay? mà đi biểu tình đông đông ?othả thằng ngu ấy ra, chỗ của nó là bệnh viện chứ không phải nhà giam? cho tôi là tôi vui rồi.
    Nghĩ cái này lại buồn cười, đến lúc đó, người ta thả ra một thằng khố rách áo ôm râu tóc xồm xoàm vừa bế từ chợ lao động về, bảo: ?ođấy, thả rồi nhá?. Mọi người vỗ tay và về nhậu nhẹt. Ai biết mặt ai vào với ai. Thì thằng rách rưới nào trông chả giống thiên tài. Cách mạng mà không đổ máu vẫn là tốt nhất.
    Còn thằng away thì vẫn luôn ở một nơi xa xôi nào đó. Cái này là nhái giọng bác The Bagpiper.
    03.06.04
    Ps: Bạn Zdreamer nghĩ/đoán em theo chủ nghĩa tân hình thức làm em thích mê đi. Bà đừng làm bệnh vĩ cuồng của em tăng.
    Bác days, tớ muốn uống bia ở chỗ nào ít tốn kém nhất, cho tớ, và nếu có thể, cả cho bác. Hay là uống thế này



  9. wine_and_love

    wine_and_love Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2004
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Days: Bệnh không trưởng thành được
    Away: Bệnh không hồn nhiên được
  10. codet

    codet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    1.130
    Đã được thích:
    0
    Away, để tôi phổ biến tác phẩm của bạn- 1 đoạn nhé!
    Đằng nào nó cũng đã được post lên 1 trang web nào đó rồi đúng ko?
    CHUYỆN CỦA THIÊN TÀI
    tôi không phải thiên tài. cả đời tôi phải đóng vai thiên tài
    tôi là thiên tài. cả đời tôi phải đóng vai không phải thiên tài đóng vai thiên tài
    tôi không phải cả đời (tôi). tôi phải đóng vai cả đời (tôi)
    cả đời (tôi) không phải tôi. cả đời (tôi) phải đóng vai tôi
    ai bắt mà phải với chả không phải?
    dạ, nhưng ?sáng tạo?
    dạ, nhưng ?sống?
    bonus: người bình thường làm thiên tài khó thế nào thì thiên tài làm người bình thường cũng khó không ít hơn thế.
    (Kịch, 27.11.03)
    I. 30.10.03
    ngồi trong lớp chẳng chép bài
    thì tôi có phải thiên tài không đây
    trông kìa có cái con cầy
    cũng bài không chép làm thầy cho tôi
    tất nhiên là bịa ra rồi
    giờ tôi đang ngổi đang ngồi trong ai
    những thằng ngu chẳng chép bài
    thì hay giở giọng thiên tài như ta
    con ơi con đúng là gà
    thiên tài còn nhục hơn là thiên tai
    những thằng sức rộng vai dài
    mà không gánh nổi một vài cơn đau
    thì làm sau hiểu cho nhau
    thiên tài cũng chỉ ăn rau như người
    nói câu này cấm nhếch cười
    chó thiên tài cũng rượi rười ăn phân
    làm sao em biết tôi cần
    tôi ngu em đến đỡ đần cho tôi
    (Lười, 27.11.03)
    ......
    Hình như mình khóc. Mình được khóc cho mình. Qua ngần ấy năm, mới trào được vài giọt thôi ư? Rồi vụt rơi xuống đất. Nước mắt ơi, mày có mất không? Khi mày mất đi, mày được những gì? Khi mày ngấm đất, muối và máu có ở lại và hơi ngọt thuần khiết có bay lên? Mày mới ứa từ trong tao ra, sao mày đã vội đi, vội đi nhanh thế?
    Lại thêm hai giọt nữa?
    Nước mắt ơi! Hóa ra mày chẳng cạn bao giờ. Đàn ông hay đàn bà. Trẻ con hay người lớn. Đều ngập trong nước mắt nhân gian.
    Nước mắt ơi! Khi mày không ứa ra từ đôi mắt. Mày hóa thành mồ hôi, thành máu để rịn ra?
    Có phải mày là tao không, nước mắt?
    Mình đang đi. Mình đang lăn. Lăn về đâu? Mình chẳng biết. Chỉ biết mình mãi mãi lăn. Lăn mãi muôn đời. Lăn đến chừng nào bay hơi và ngấm vào da thịt Nhân Gian đến hết thì thôi. Đến chết thì thôi.
    Mình khinh ghét nhất những loại khinh ghét con người.
    Sao cô đơn thế. Người ơi?
    V. 03.11.03
    Tôi để vài ngày trôi đi. Những hình ảnh đã nguội. Hy vọng có thể hâm nóng lại.
    Mấy hôm trước tôi đã đốt.
    Đầu tiên là một cuốn sách tiếng Anh dày vài trăm trang. Sách phôtô, giấy rất dễ cháy.
    Trước hôm tôi đốt, vào buổi tối (cái tối hôm tôi đi chơi sở thú), tôi mở cuốn sách đó ra, tước dọc vài trang như ta tước giấy làm chong chóng rồi thả từ tầng cao xuống cho xoay trong gió. Tôi vừa tước vừa như vô cảm vừa nhủ lòng: Đờ ****** (nguyên văn là ?oĐờ ******?). Không được khóc. Tước từng trang, chúng xù lên, mỗi lần tước, cái ý nghĩ ấy lại ngân nga: Đờ ******. Không được khóc. Tự nhiên nó rất dịu, như một câu hát, không hề bậy. Xé chừng chục trang thì bác tôi lên. Bảo: Con học tối thế, bật đèn lên chứ. Lần sau rút kinh nghiệm nhé. Đi đâu phải báo để mọi người không phải lo. Cố học con nhé. Không bác buồn. Ông bà buồn. Bố mẹ con cũng buồn. Tôi mở cuốn sách tiếng Pháp của thằng bạn cho mượn ra. Nhìn xuyên vào nó, thôi miên vào nó, những con chữ tôi không hiểu. Bên tai loáng thoáng những điệp khúc trong bài hát làm người của bác. May là tôi vô tâm, không thống kê đây là lần thứ bao nhiêu. Tôi cứ mãi im lặng nhìn vào trang sách. Hình như mắt tôi rơm rớm. Rồi lại khô ngay. Rồi lại rơm rớm. Có lẽ vì tôi vừa ngáp. Tôi rất hay chảy nước mắt. Luôn luôn. Sau khi ngáp chừng ba cái trở lên. Nước mắt chảy thành giọt hẳn hoi. Dù lúc đó chả nghĩ gì. Tôi cứ im lặng. Chả nghĩ gì. Bác vòng sang phía trái tôi. Thấy những tờ giấy rách thòi ra khỏi cuốn sách vừa xé và vừa gấp lại. Chết. Sao lại xé sách hở con. Sách cũ ạ. Bác giở cuốn sách ra, vuốt lại từng trang rồi gập vào. Sách cũ thì cũng đừng xé chứ. Con uống thuốc đi? Tôi vẫn dán mắt vào trang sách vô nghĩa trước mặt. Cố lên con nhé. Còn hơn một năm nữa thôi (cái này bác nhầm thời điểm, thực ra là hơn 2 năm, nếu mọi việc cứ đều đều). Rồi lúc đấy, hai chị em cùng ra trường, bác khao to. Dòng họ nhà mình phải rạng danh?
    Lát sau, bác đi xuống.
    Lát sau, mẹ đi lên.
    Trước lúc bác tôi xuống, mẹ tôi lên, thì tôi xuống. Lúc đó bác gọi: Xuống nhà nhanh con, bố mẹ con đến. Tôi vừa tắm xong, đội một chiếc mũ lưỡi trai, xuống ngồi bàn uống nước. Nơi ấy có bác trai, bác gái và bố mẹ tôi. Mẹ: Cháu ở dưới này có ngoan không bác? Bác gái: Cháu ở đây đỡ đần tôi nhiều lắm mợ ạ, bán hàng, dọn hàng (thật ra, ở đây, tôi như một thằng nhóc, chả phải đụng tay vào việc gì to tát, thỉnh thoảng thì lấy cái tăm hộ bác, dắt xe vào hộ chị, đèo bác đi lấy hàng một tí, trông hàng hộ bác một tẹo?). Hết màn chào hỏi, bắt đầu cuộc hỏi cung ngọt ngào. Bác gái: Hôm nay hai giờ chiều bác mới ăn cơm. Không nuốt được. Con đi đâu? Tôi: Cháu đi mua sách. Bác gái: Mua sách làm sao hết cả buổi chiều? Tôi: Im lặng. Mẹ: Chắc con lại ghé đâu chơi chứ gì. Tôi: Im lặng. Bác gái: Bác là bác lo lắm, gọi điện khắp nơi không thấy con. Mẹ: Mẹ gọi điện sang nhà bạn con, nó cũng không biết con đi đâu. Tôi cúi đầu, mở cuốn anbum trên bàn, lật đi lật lại. Hãy để họ nói Những điều không sáng tạo. Buồn thay, chúng cứ chọc vào tai. Mà không xuyên sang tai bên kia. Bác trai: Bây giờ tôi xin nói vài lời với cậu mợ, với cháu. Quả thực là hôm nay cả nhà lo. Thực sự lo. Bác không rõ cháu đi đâu. Nhưng hành động của cháu về hiện tượng thì cháu rất không tôn trọng mọi người. Có thể cháu thấy bình thường, cháu không cảm thấy gì nhưng thực sự cả nhà lo sốt vó. Thực sự là bác rất bực vì cháu không tôn trọng mọi người. Cháu phải nghiêm khắc với mình và sửa ngay. Cháu đừng nghĩ là cháu quan trọng. Nhưng cháu thử nghĩ xem, nhỡ xảy ra chuyện gì, quả thực các bác không biết nói với bố mẹ cháu thế nào? (loáng thoáng bên cạnh? Bố: Mấy con mèo này hay thật. Bác gái: Ừ, cậu thích thì bắt một con về nuôi. Mẹ: Thôi, nhà em không nuôi đâu ạ. Không có ai chăm. Hôm trước có một con rất đẹp nhưng để mất rồi)? Bác biết cháu ở đây gò bó hơn ở nhà. Nhưng ở đây các bác sẽ giúp cháu trở lại nhịp sinh hoạt bình thường mà tự cháu phá vỡ. Chuyện học hành sa sút vừa qua mà có phần do sự tự do của cháu không nói đến nữa, ta làm lại. Cậu mợ ạ, thời gian vừa qua tôi ghi nhận cháu có một số tiến bộ. Tự giác làm một số việc. Cố tiếp thu để làm tốt hơn. Bác nói thế cháu có ý kiến gì không? Tôi cứ cúi đầu. Cái mũi lưỡi trai che sụp bộ mặt. Mân mê hoài cuốn anbum. Bác gái giọng nhẹ nhàng: Thôi. Rút kinh nghiệm nhé con. Thấy chưa, cả nhà đều lo cho con. Chuyện học hành vừa qua là do con sức khỏe yếu, với lại ham chơi vi tính. Bây giờ con hứa với các bác và bố mẹ bật lên, học cho tốt nhé. Tôi: Im lặng. Đờ ******. Không được khóc. Mẹ: Em cảm ơn các bác đã lo cho cháu. Lần sau con đi đâu phải xin phép các bác. Cháu về nhà vẫn bảo các bác chăm sóc cháu rất kỹ đấy ạ. Em biết tính cháu không thích đến ở nơi lạ. Cháu ở đây với các bác là cháu quí các bác, các anh chị lắm. Cháu hôm nay đi không xin phép là cháu sai. Nhưng em nghĩ không phải cháu không biết tôn trọng mọi người đâu ạ. Hồi cháu học lớp 11, có một hôm cháu đi học xong không về nhà ngay. Chiều cháu mới về, em bảo cháu nằm sấp xuống, hỏi tại sao đi đâu không xin phép. Cháu bảo trời mưa, trú mưa, vào hàng điện tử chơi. Em bảo thế thì con phải gọi điện về. Cháu bảo mẹ lúc nào cũng coi con như trẻ con, con lớn rồi, mẹ không phải lo. Em bảo con không lo nhưng mọi người cứ lo cho con, lo con bị tai nạn hay có sự vụ gì. Từ đó cháu đi đâu cũng xin phép em, có hôm nào đột xuất, cháu luôn gọi điện về. (Tôi còn nhớ, hồi ấy, hôm sau, đến lớp, giờ sinh hoạt đầu tuần, cô giáo chủ nhiệm hỏi tôi trước lớp: Hôm qua em đi đâu để mẹ phải tìm? Em đi chơi điện tử ạ. Ai rủ em? Cô liếc sang cậu bạn ham chơi ngồi cạnh tôi. Quả tôi có đi chơi với cậu ta thật. Nhưng tự nguyện. Không. Em đi một mình. Từ ấy, tôi không bao giờ muốn có lại cảm giác sững sờ và buồn nôn đó). Chắc hôm nay có việc gì. Chứ cháu nhận thức được đấy ạ.
    Nó lại rung lên trong đầu tôi: Đờ mẹ. Không được khóc.
    Bác gái bảo: Con có ý kiến gì không? Tôi: Im lặng. Bác gái: Ừ. Con chào bố mẹ đi rồi lên học bài.
    Tôi lên gác và nẩy ra cái ý định xé. Đầu tiên định xé cuốn tiếng Pháp nhưng đó là sách mượn. Tôi lấy cuốn tiếng Anh không học nữa và bắt đầu chầm chậm tước nó ra. Từng trang, từng trang?
    Rồi bác lên. Rồi bác xuống. Rồi mẹ tôi lên?
    Mẹ: Con vẫn uống thuốc đều đấy chứ? Tôi: Im lặng. Nhìn vào sách. Mẹ: Độ này con có ngủ được không? Tôi: Im lặng. Nhìn vào sách. Mẹ:
    Con còn đau mắt đau đầu không? Tôi: Im lặng. Nhìn vào sách. Tôi tự hỏi mình đang làm trò gì đây. Mẹ ghé sát vào tôi, hỏi: Dỗi mẹ à? Tôi nhớ có một lần cho mẹ xem thơ của mình trên mạng. Liếc thấy mẹ có dừng chuột hơi lâu ở câu: ?oMẹ ơi, con thèm nghe mẹ mắng, mắng yêu?. Từ đó mẹ có nhiều biểu hiện dịu hiền hơn. Dỗi mẹ à? Tôi hơi bàng hoàng. Ừ. Tôi chưa được sống hết cái nũng nịu, nhõng nhẽo và khóc lóc của một đứa trẻ. Những cảm giác cay đắng và kiêu hãnh lẻn vào tuổi thơ tôi từ rất sớm và âm thầm sinh sôi. Thật lòng, tôi muốn khóc. Đờ ******. Không được khóc. Nhưng mà cái câu ấy, nó kéo nước mắt ra rớm trên mi.
    Tôi ngồi như tượng đá. Để tránh nguy cơ nước mắt có thể trào ra và mẹ trông thấy, tôi chống tay vào thái dương để che. Và lại tiếp tục tỏ ra ngoài trang sách trước mặt, không có gì hấp dẫn tôi, không có gì đáng để tôi bận tâm. Mẹ: Hai bác có chuyện gì à? Tôi: Im lặng. Mẹ: Hay con có gì không vừa lòng với hai bác? Tôi: Im lặng? Mẹ: Con học bài có vào không? Để mẹ nói với hai bác không bắt con học nhiều. Tôi: Im lặng. Tôi tự hỏi sự im lặng này sẽ đi đến đâu. Tôi thử trôi theo cuộc phiêu lưu của nó. Với bác gái, tôi không dám im lặng khi bác hỏi. Nhưng với mẹ, tôi cho mình cái quyền đó. Và nhận ra đến giờ chỉ có mẹ mới cho tôi cái quyền hờn dỗi ấy. Mẹ bảo: Thôi. Mẹ về nhé. Không chào mẹ à? Không biết mẹ có thấy một giọt nước mắt của tôi trào ra không. Mà mẹ chưa về. Mẹ vòng sang bên trái tôi. Và lại thấy quyển sách bị xé. Sao lại xé sách hở con. Vẫn im lặng. Mắt tôi nhòa đi. Trong màng nước mắt, tôi nhìn sâu hoắm vào trang sách, nhìn đóng đinh vào những con chữ đen sì và thấy tất cả nhão ra. Tôi gồng mặt để vẻ lạnh tanh vô cảm xa xăm không bị biến dạng. Bộp. Một giọt rơi xuống sách. Bộp bộp bộp. Chúng lã chã nhảy dù xuống sách. Trượt theo hai bên má. Chúng đua nhau rơi. Khoảng hai chục đứa thì chúng lại tạnh. Như mưa bóng mây. Tôi thấy lòng nhẹ đi nhiều. Không hẳn. Rỗng tuếch. Mẹ hỏi: Con mệt à? Con không học được à? Pho tượng tôi vẫn hóa đá. Con không nói thì làm sao mẹ biết. Giọng mẹ bắt đầu ướt. Cái sịt mũi không còn là cái sịt mũi do bị cảm. Mẹ khóc. Con nói đi. Có gì thì mẹ mới giúp được chứ. Mẹ không giúp được tôi đâu. Mẹ đang tìm cách cứu rỗi tôi, an ủi chở che tôi, chia sẻ với tôi. Nhưng không được đâu, khi mẹ vẫn thuộc về phe họ. Nước mắt tôi lại rơi. Tôi đã làm mẹ khóc. Không chỉ một lần. Tôi thường cảm thấy đau vì điều đó. Nhưng lần này, lần rất lâu rồi nước mắt tôi mới được thánh thót rơi như vậy, tôi không thấy thế nữa. Khi chúng làm tôi thấy nhẹ đi. Nhẹ đến độ mà tôi biết chỉ độ chục lần như thế này là tôi sẽ bay lên. Bay lên cao mãi. Mẹ khóc vì đau nhưng cũng nhẹ đi thôi. Dù mẹ không bay, không bay đâu. Tôi bỗng không thấy xấu hổ khi mình khóc.
    ( cái đoạn này, tôi thích)

Chia sẻ trang này