1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tán láo vuốt đuôi Away, Days, Tiviman,...

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Tequila, 03/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Zdreamer

    Zdreamer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2003
    Bài viết:
    2.582
    Đã được thích:
    1
    Bác nhầm thế nào ý, em...tuyệt không có mặt ngoại trừ trang 1 và trang 5 này nhé
  2. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    Bạn Zdreamer làm khó tớ quá, cái đoạn hu hu la ba la gì đấy đang hay, như một thứ đa ngôn ngữ cho xôm tụ mà bạn lại mang đi mất. Nhưng cũng chả sao, đã nói là nếp tầng có thể biến mất hoặc sụt xuống, nâng lên một số tầng. Thêm nữa, nếu Tiền Vệ download về thì sẽ download trực tiếp lúc bài đó đã mất đi hoặc chưa. Nếu có sơ xuất gì thì chỉ là có chữ Zdreamer trong tên tác giả nhưng không tìm thấy Zdreamer đâu trong tác phẩm. Âu cũng là một cái ý nghĩa khác. Có có không không vậy. Thời loạn mà. Cho tớ xin cái tên Zdreamer đi, đừng kiện bản quyền Và nếu may mắn, có thể cái trang 3 ấy nó sẽ không được đăng cơ mà, để xem sao
  3. Zdreamer

    Zdreamer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2003
    Bài viết:
    2.582
    Đã được thích:
    1
    Thực chất là lúc đó tôi thử nghiệm viết một thứ có nghĩa theo kiểu vô nghĩa, nhưng có lẽ bị ai đó xoá mất rồi.
    Một dạng thế này:
    taht al tom uht yab yah
    hoặc theo kiểu này cũng ok:
    yah yab uht tom al taht
    (riêng tôi, thấy nó thú vị và muốn spice up sthing thôi - mong ai đó đừng xoá)
  4. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    Gửi bác Teq và những ai có hứng thú
    NGHỀ NGUY KỊCH
    (19.03.04)
    Thông thường, khi định trình bày thêm về một khái niệm nhạy cảm gây nhiêu tranh cãi, người ta đưa ra nhiều định nghĩa của nhiều người, sau đó chọn cái mà mình tâm đắc nhất. Rồi bổ sung.
    Nếu cứ phải làm y sì theo lối này mới được gọi là chính thống thì tôi xin thua. Không phải là tôi (hâm à mà) chán ghét cái cách làm việc khoa học đó mà vì tôi lười tìm tòi, tra cứu. Việc kiếm được những định nghĩa sâu sắc về thiên tài và chỉ ra chính xác chúng là của ai với nhiều người chắc không khó. Nhưng với tôi thì có khi còn vất vả hơn cả viết bài này. Âu đó cũng là một yếu điểm của tôi. Cái chuyện hay dùng nhầm điểm yếu với yếu điểm cũng là một yếu điểm nữa.
    Vì lí do nêu trên, dù có đưa ra (và cố bắt chước cách làm khoa học ấy) nhưng tôi sẽ không đưa ra được một cách chính xác những quan niệm thiên tài là gì. Tôi chỉ thiên về kể cái tôi cảm nhận về nó. Có lẽ điều này hợp với cách viết của tôi hơn.
    Thật ra tôi cũng đọc được ở đây đó trong đời sống một số ý: Thiên tài có 1% là linh cảm, 99% là lao động đổ mồ hôi sôi nước mắt chảy máu; thiên tài là người mở ra những con đường mới cho cả một cộng đồng lớn, khá khẩm hơn thì cho nhân loại; thiên tài là người có khả năng mà cả triệu người khác không có (kiểu như you are one in a million); các thiên tài đều có cái điên của họ; thiên tài thường là người mắc bệnh về xương khớp; khá nhiều thiên tài là người đồng tính?
    Rồi tôi nhớ cả một câu khẩu hiệu trên băng rôn mình rất thích trong một phim có đoạn bầu chủ tịch xã: ?oSáng suốt lựa chọn nhân tài - Khả năng lãnh đạo bằng hai người thường?.
    Câu này phim có dụng ý chỉ cái sến của việc lạm dụng thơ văn nhưng chắc phải được viết ra từ một cao thủ. Thích quá tôi mới hay bịa với thằng em rằng: ?oSáng suốt lựa chọn thiên tài - Khả năng sáng tạo bằng hai thần đồng - Sáng suốt lựa chọn thần đồng - Khả năng sáng tạo băng (kh)ông thần đằng?.
    Hic, tính tôi hay lan man lông bông. Khó đeo cà vạt vào học thuật chính thống được.
    Vậy rốt cuộc cái nhận thức về thiên tài của tôi là gì?
    Là tôi.
    Tôi là gì?
    Là thiên tài.
    Một ngụy biện người nghe cũng lòn lọt, người lại thấy chối tai.
    Tôi cứ hay tự nhận mình là thiên tài. Đến hôm nay, cụ thể một chút thiên tài là sao thì mới ngớ ra mình không rõ. Chết thật. Thế thì thôi. Tôi xin không ra ứng cử chức thiên tài nữa.
    ?oỞ đời phải biết mình là ai chứ? ?" Anh ?ogặp nhau cuối tuần? lại hiện ra với đôi cánh trắng muốt trên vai và sừng đen sì trên đầu rót ******* vào tai tôi.
    Thế đấy! Muốn cũng không được trốn mình. Phải biết. Mình là ai. Mình đang ở đoạn nào. Mình phải làm gì. Để còn được ở đời. Như một người chưa khôn cần tự nhận mình chưa khôn, một thiên tài cần can đảm chấp nhận mình là thiên tài. Anh cứ khiêm tốn đi, anh cứ ở ẩn đi, cứ không ra làm quan chốn quan trường đầy ô tạp đi. Và dân đen thay vì được hưởng sự minh triết của anh, phải lũ lượt đi theo hướng chỉ tay uy nghi của kẻ tự chọc mù và cùng về làm người tiền sử với hoàng đế ở truồng. Mà anh đã ưa nhàn thế thì tâm hồn anh cũng chả to tát tử tế gì.
    Nguyễn Trãi về ở ẩn không phải vì:
    ?oCông danh đã được hợp về nhàn
    Lành dữ âu chi thế nghị khen?

    mà chẳng qua vì bất lực.
    Mang tiếng là:
    ?oAo cạn vớt bèo cấy muống
    Đìa thanh phát cỏ ương sen?

    cũng chỉ để lấp đi cái tiếng gào dữ dội trong tâm:
    ?oBui có một lòng trung với hiếu
    Mài chăng khuyết nhuộm chăng đen?

    Thế nên muống với sen có nhẹ nhõm gì đâu:
    ?oKho thu phong nguyệt đầy qua nóc
    Thuyền chở yên hà nặng vạy then?

    Chỉ dường là tả cảnh và trừu tượng hoá. Nhưng cái ?ođầy?, cái ?onặng? đâu phải chỉ là trăng là khói của hồn nghệ sỹ. Mà cả là hận là nhục vô thức ứa ra. Hận vì đời bạc và nhục vì không làm được nó bớt bạc. Biết đâu sau cái nụ cười bảng lảng còn là thế?
    Tự nhiên hôm nay viết cái bài này tôi mới chợt nghĩ thế. Chứ từ trước đến giờ, bài thơ chỉ lởn vớn trong trí nhớ từ hồi học phổ thông và tôi chỉ ấn tượng về sự phong nhã của nó. Có nghĩ gì đâu.
    Sống từ bé đến giờ, tôi được ?onghe? tiếng thiên tài không nhiều. Mọi người thường dùng tiếng thiên tài để gọi Quang Trung, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Marx, Lenin, Enstein, Newton? Thường là những nhà quân sự, chính trị, khoa học. Về văn học trong nước thì dường có Nguyễn Du. Xuân Diệu thường được gọi là hoàng tử thi ca (có khi còn hơn thiên tài vậy). Nước ngoài thì hình như có Tolstoi, Shakespeare? Về công nghệ thông tin và kinh tế thì mới thấy nhà tư bản Bill Gates được gọi.
    Còn gọi là đại văn hào, nhà văn hoá lớn thì trong nước và ngoài nước khá nhiều người được.
    Nói chung, những điều này thường được giảng dạy từ sách giáo khoa. Hồi đó, tôi ham chạy nhảy, chơi điện tử cũng không ấn tượng lắm. Thấy nói người ta vĩ đại cũng hâm mộ nhưng tâm lí trẻ con thì thường chỉ học thuộc lòng để giờ trả bài không phải nơm nớp lo hay giờ kiểm tra không phải quay cóp và dằn vặt. Nên bây giờ chỉ nhớ mang máng các giai thoại. Còn tác phẩm của họ thì vẫn gây được ấn tượng lâu dài.
    Cho đến cách đây chừng một năm, tò mò hơn về văn học, tôi mới lần đầu tiên ?onghe? đến Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Thanh Tâm Tuyền, Trần Dần? Mà lại còn có người gọi họ là thiên tài. Chà, ?othế giới quanh ta còn bao điều mới lạ cần khám phá?.
    Nguyễn Bính có trong sách giáo khoa này, nhưng hình như chỉ gọi là thi sỹ của đồng quê, gần đây đọc ngoài lề mới thấy có người gọi là thiên tài. Hàn Mặc Tử thì thấy một vài người gọi. Hoài Thanh cũng thế.
    Nghe nhạc Trịnh Công Sơn là không tránh khỏi rồi. Nhưng lại gần đây mới nghe kỹ ca từ hơn, cũng mới thấy nhiều người gọi Trịnh Công Sơn là thiên tài. Bùi Xuân Phái, Tô Ngọc Vân cũng tương tự. Hồ Xuân Hương, Điềm Phùng Thị nữa. Cũng mới thấy người ta gọi tiếng thiên tài.
    Những cái ?othấy? trên đều là cái thấy chủ quan và tình cờ của tôi. Thêm nữa, tôi không phải người xông xáo, còn lười đọc và thu mình nữa là khác. Việc thu mình vào vỏ ốc đó cũng có thể phần nào là một thước đo để xem những ánh sáng nào đủ mạnh để quần chúng khuếch tán tiếng vang mà rọi tới những đáy giếng.
    Nếu chịu khó tra tấn trí nhớ bắt khai ra tất tần tật thì chắc cũng được thêm khoảng vài chục người cả Tây cả Ta tôi ?othấy? được gọi là thiên tài nữa. Nhưng thôi. Tôi cũng đã được ?oxem? tác phẩm của hầu hết những người đó, những tác phẩm này thường được phổ biến rộng mà. Tất nhiên những người được Đảng và nhà nước gọi là thiên tài rồi thì thường đến được với nhiều ngóc ngách bình dân lười tìm tòi hơn. Tác phẩm của những người ?ochưa chính thống? tôi cũng ?oxem? được một ít. Nói chung là tôi không cảm thấy tất cả những người được gọi là thiên tài đều là thiên tài nhưng cũng không thấy quá nhiều sự thiên vị, không là thiên tài thì cũng rất có tài. Gọi người ta là thiên tài là dính líu đến thiên tai, có phải chuyện đùa hoặc làm ẩu được đâu. Dù là vô thần đi chăng nữa thì nhà nào chả có bàn thờ, ai làm nhà chả xem ngày. Không chắc có ma quỷ thánh thần nhưng chắc chắn có sóng tâm linh (có lẽ người chết và thiên tài phát ra sóng này mạnh nhất).
    Liệt kê liền tù tì một lúc thì có vẻ nhiều thiên tài chứ một người (giả sử sống được chừng chín chục tuổi) sống một phần tư cuộc đời mới biết có chừng ấy thiên tài trong vô vàn thiên tài thì cũng thật đáng xấu hổ vì sự lười biếng tìm tòi. Đôi khi có thể mắng nhẹ cái sự lười biếng ấy là vô ơn. Sau khi loại trừ việc đổ tội cho một số tác động khách quan của thời đại.
    (còn nữa)
  5. Zdreamer

    Zdreamer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2003
    Bài viết:
    2.582
    Đã được thích:
    1
    Thiên tài đích thực
    viết trong cơn hoảng loạn về các thiên tài
    dành tặng cho các thiên tài

    - Rồi em thấy, nó sẽ là một thiên tài
    - Em không nghi ngờ gì, anh thân yêu ạ.
    - Ôi, bộ não của chúng ta - tình yêu của chúng ta, anh mong muốn nhìn thấy thiên tài của chúng ta...
    - Không lâu nữa đâu, không lâu nữa...
    Tôi nghe tiếng thì thầm của hai bố mẹ. Chắc chắn bây giờ là đêm tối. Tôi thấy bố áp đầu bên bụng mẹ, bàn tay bố truyền hơi ấm qua tay mẹ đang đặt trên bụng đầy an tâm và âu yếm. Bố mẹ đang mong chờ thiên tài xuất hiện. Thiên tài - tôi...
    2 tháng sau tôi ra đời. Khi mẹ mang bầu, mọi người ai cũng bảo mẹ xấu đi trông thấy. Mẹ, lúc trước, là một nữ thạc sỹ đầu tiên của viện nghiên cứu này. Mẹ, mặc áo blouse trắng và bàn tay luôn đeo găng trong các phòng thí nghiệm. Tay mẹ mềm và trắng. Khuôn mặt bầu bĩnh với cặp kính sáng loáng. Còn bây giờ, mặt mẹ đầy trứng cá. Hai cặp chân phù nề vì cái bụng to quá khổ và những bữa cơm thiếu chất. Thực ra, từ độ mẹ mang thai tôi, bố đã chăm chỉ việc nhà hơn rất nhiều. Tranh thủ thời gian đang làm nghiên cứu tiến sỹ, ông dành những kẽ hở trong khoảng thời gian văn phòng - thư viện - phòng thí nghiệm - nhà, để chuẩn bị cơm sáng và cơm trưa cho mẹ mang tới viện. "Xấu thì có sao" - ông vẫn cười khi mọi người trêu đùa, trong lòng ông đang giấu một niềm sung sướng âm ỉ, ông sắp có con, mà con ông sẽ là con trai, hơn nữa nó sẽ là một thiên tài (bà nội tôi nói, phụ nữ mang bầu mà xấu thì sẽ sinh con trai, mà bà tôi thì luôn đúng).
    Thế lẽ ra tôi sẽ là con trai và là một thiên tài. Tại sao lại không thể trở thành thiên tài chứ, khi mà tôi là kết hợp của 2 thiên tài (mẹ tôi là nữ thạc sỹ đầu tiên của Viện, bố tôi sắp-là-tiến-sỹ; cả bố và mẹ đều đã từng thủ khoa TN PTTH, và ti tỉ thành tích khác mà tôi không biết sẽ bắt đầu từ đâu). Nhưng...
    ...Bố tôi thất vọng đi ra sau cánh cửa phòng sản phụ. Cặp ***g cơm nếp nghệ ông nấu sẵn cùng vài miếng thịt kho chỉ chực rơi khỏi tay. Tiếng khóc oe oe yếu ớt như vẫn đeo bám ông, sản phẩm thiên tài của ông đấy ư, một đứa bé gái nhỏ xíu và đỏ oạch, chà, cái tiếng khóc của nó làm ông nóng nực và cảm thấy bực bội. Bao nhiêu hy vọng tan biến...
    ...Tôi vẫn lớn lên cho dù bố mẹ không đặt nhiều hy vọng thiên tài vào tôi nữa. Tôi không thấy việc học ở trường là khó khăn nhưng thực ra nó chẳng đơn giản chút nào. Thường tôi đứng ở vị trí thứ mười mấy (trên tổng số bốn mấy) nhưng tôi luôn đứng vị trí số một trong môn thủ công. Tôi đan rổ, rá rất đẹp. Tất cả các bài trang trí đường diềm của tôi đều đạt điểm 10. Kể cả làm bài dán giấy, xếp mô hình,...không ai trong lớp đánh bật nổi tôi. Nhưng có lẽ, đó không phải là khuynh hướng của một thiên tài mà bố mẹ tôi mong ước.
    ...5 năm sau tôi có thêm một cậu em trai. Cậu ấy quả là một thiên tài. Tiếng khóc cũng là một tiếng khóc thiên tài. Đố ai có thể khóc oe oe/ oe oe oe/ oe oe oe oe oe theo nhịp 2/3/5 như cậu ấy, thậm chí, thanh bằng trắc ngang cũng rất rành rọt. Ngay cả việc đi tè cũng là cả một nghệ thuật. Bổng lên, hay bay vọt vào bát cơm chan canh rau muống của bà cũng trở thành vị thuốc (nước tiểu trẻ sơ sinh rất có lợi cho thận, bà nội luôn đúng bảo vậy). Rồi cái nhăn mặt của cậu ấy (đầy suy nghĩ - mẹ nói), mép nhếch cười (thiên tài phải khinh đời - bố giảng giải), bụm nước dãi phì phì nhổ vào mặt tôi mỗi lúc tôi bế (bé tí mà đã biết chọn người chăm, đúng là... thiên tài).
    Càng lớn, em tôi càng tỏ ra là một thiên tài đích thực. Bài học vỡ lòng đầu tiên ở lớp đã khiến cho cô Hiệu trưởng phải tìm tới thăm khi cậu bé phát biểu: "Không thể nói "Ơ thì thêm râu" được". Tại sao lại thế? "Vì râu là của người lớn, trẻ con không có râu." Đúng quá đi chứ. Râu là một phạm trù hoàn toàn khác biệt, không thể cho trẻ con học theo cách đó. Sau đó, em tôi được học nhảy cóc và nó hoàn thành cấp I lúc mới 8 tuổi.
    Hai chị em tôi cứ thế lớn lên bên nhau. Được ở gần thiên tài là một diễm phúc không dễ dàng có được, tôi luôn tự nhủ và cảm thấy tự hào về điều đó. Mỗi khi thiên tài đi đá bóng về và ném vào cái chậu trong nhà tắm mớ quần áo, giầy dép sặc sụa mùi, tôi lại lấy hai chữ "diễm phúc" ra làm niềm an ủi. Đến một lúc trở thành thiên tài của cả thế giới, sẽ còn ai được nhắc đến nhiều hơn tôi - người chị suốt một đời chăm sóc và yêu thương thiên tài?
    Tôi lấy chồng, sống một cuộc đời an phận và cho ra đời 3 đứa con không được thiên tài lắm. Cậu em sau những năm dài du học, trở về với cái đầu đầy tóc bạc và tấm bằng tiến sỹ đỏ chói. Trong nhà thờ họ ở quê có thêm một tấm bằng và trong gia phả họ Nguyễn Quốc có thêm dòng chú thích về một ông tiến sỹ thiên tài.
    Chiều hôm ấy, em tôi đến chơi khi tôi đang chăm sóc thằng út mới được hơn 2 tuổi. Đó là một chiều hè đầy gió và khi hai chị em ngồi dưới dàn hoa lăng tiêu vàng, tôi thấy cả tuổi thơ của chúng tôi trở về. "Tóc em bạc nhiều quá". Em tôi vẫn chưa lập gia đình, lúc này, đang trầm ngâm nhìn những cánh lăng tiêu rụng trước mặt. "Em thấy mệt mỏi quá chị ạ! Bao nhiêu năm, rồi, được mất gì đây?" Tôi thấy lòng dâng lên một nỗi xót xa.
    Bỗng nhiên, thằng út ở đâu chạy bập đến: "Mẹ cho con đi tè", tôi ẩy nó ra: "Tè ở đâu thì tè". Bất giác, nó tụt quần, đứng tè ngay dưới chân cậu. Em tôi cười phá lên: "Chị nhìn xem! Thằng bé đúng là một thiên tài. Có đứa bé 2 tuổi nào lại biết chọn đôi giầy giá mấy triệu để tè chứ?". Tôi cũng cười phá lên.
    Hai chị em cười ngả nghiêng, mặt đầy nước mắt...
  6. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    NGHỀ NGUY KỊCH (tiếp)
    Tôi nghĩ, thiên tài thì phải có ngay 1% nhạy cảm bẩm sinh rồi. Nhưng để xứng là thiên tài thì hắn phải dùng cái nhạy cảm mong manh nhỏ nhoi đầu tư lao động nốt 99% đời khoán kia đã. Nghĩa là hắn phải có công trình để đời. Để còn phân biệt với tài năng kiểu tính nhanh hơn máy tính, nhớ được hàng chục đồ vật một lúc, liếm được tai hay lẻn vào Nhà Trắng mà không bị phát hiện... Những khả năng đó thì dường cả triệu người mới có một và cũng phải khổ luyện nhưng chưa ?otạo được một bước chuyển? hay ?omột cái cực mới cho cộng đồng?. Nếu có chỉ là một sự lặp lại mang tính biểu diễn suốt đời. Tuy vậy, biểu diễn như Chaplin hoàn toàn xứng đáng được gọi là thiên tài bởi chúng ta đều biết ông còn là đạo diễn, người sáng tác kịch bản và tác động lớn đến tinh thần thế giới thế nào. Điều này còn có thể thấy ở Pele, Maradona, Cruff, Zidane... Bên cạnh những thiên tài tác động vào quần chúng bằng ngôn ngữ cớ thể đó là những thiên tài chuyên về phát triển tầm cao của thị giác, thính giác cho con người như Mozart, Bethooven, Leonardo da Vinci, Michelangelo, Picasso, Van Gogh... Thiên tài về ẩm thực thì dường có Jan Can Cook. Thiên tài y học như Hoa Đà, Hải Thượng Lãn Ông, bác sỹ quái dị... Thiên tài truyện tranh như Akira Toriyama. Và rất nhiều thiên tài ở các lĩnh vực khác mà tôi tin là có nhưng mình không/chưa biết.
    Tùy theo đặc tính văn hoá xã hội, sự tiến bộ của nó và thiên hướng của mỗi thiên tài mà cái thiên tài của họ được dễ dàng nhận thấy ngay hay chỉ sau khi họ qua đời. Được nhìn nhận rộng hay chỉ trong phạm vi chuyên môn, hẹp, bí mật...
    Cái cảm nhận về thiên tài này chúng ta có thể hiểu với nhau một cách linh hoạt vì mọi cố gắng khái quát hay cô đọng vẫn đều có lỗ hổng (đặc biệt là với một thứ mênh mông như năng lực và số phận các thiên tài) mà khả năng tự làm hoàn hảo của bộ óc con người được hân hạnh bổ khuyết. Trong số các thiên tài tôi biết, hình như chưa bao giờ tôi thấy họ có cuộc sống đời thường viên mãn cả. Đầu tiên tôi cũng chẳng thích câu ?ochữ tài liền với chữ tai một vần? của Nguyễn Du mà đọc thấy nhiều người tấm tắc. Bởi ?orằng hay thì thật là hay?, cảm thụ thôi, nhưng cứ tin là thế, là chân lí thì nó sẽ thành một định chế. Bây giờ cũng vẫn không thích lắm nhưng đôi khi cũng gật gù.
    (còn nữa)
    Đoạn tiếp theo loằng ngoằng quá, luận mãi không ra, hẹn các bác một lần khác.
    =======================
    Tớ cũng chưa hiểu thử nghiệm ngôn ngữ blah blah của bạn Zdreamer nhưng nghĩ chắc cũng có lí của bạn. Không hiểu ai không hiểu mà không chịu hỏi lại vội ác nhơn xoá mất. Nếu là thằng Ju thì thể nào tớ cũng tẩn, nếu gặp.
  7. daysleeper__

    daysleeper__ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    1.087
    Đã được thích:
    0
    nói bậy
    u?c Tequila s?a vo 12:37 ngy 09/06/2004
  8. daysleeper__

    daysleeper__ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    1.087
    Đã được thích:
    0
    nói bậy
    u?c Tequila s?a vo 12:38 ngy 09/06/2004
  9. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    BÊN LỀ:
    Trong truyện tranh Naruto có rất nhiều ninja thiên tài bẩm sinh: Kakashi, Sasuke, Uchida có thiên nhãn Sharigan; Garaa có thần cát bảo vệ; Naruto có năng lượng hồ ly chín đuôi phong ấn trong người; Hyuga Neji có bạch nhãn; Shikamaru có IQ xấp xỉ 200 dùng mưu rất ngoạn mục; Orchimaru siêu ma quái trò ác độc gì cũng biết... Nói chung những thiên tài này chuyên về sử dụng pháp thuật, tâm linh và tư duy.
    Nhưng có một chú ninja chả có gì. Chỉ tập luyện và tập luyện với ông thầy Gai cũng khù khờ nhưng bền bỉ không kém. Và hai thầy trò hắn phát triển được thể thuật (kiểu võ tay chân suông) lên mức nhanh khủng khiếp, đánh ngang ngửa với một số thiên tài. Gai tám lạng mười cân so với Kakashi. Lee của làng lá về sau thất bại trong một trận kịch chiến mà hắn sẵn sàng bỏ mạng để thắng Garaa, niềm sợ hãi và tự hào của làng cát. Thất bại nhưng hắn được chính thầy của mình công nhận là một thiên tài. Thiên tài về nỗ lực.
    Ngoài truyện, người ta cũng nhìn nhận rằng nhiều người có IQ rất cao nhưng làm việc rất làng nhàng. IQ không quyết định toàn bộ đẳng cấp của con người mà phần lớn là ý chí. Ý chí con người là cái chứng minh nó được là nó và nó sống bằng nó. Sau khi nó được tạo hoá ban cho gì gì đó khi sinh ra và trước đi tạo hoá lại lấy của nó đi tất cả khi hoá bụi.
    Nếu con người thèm khát là thiên tài, có lẽ nó nên thèm khát nhất cái thiên tài nỗ lực của Lee, cái mà nó phải tự tạo ra. Và hơn thế, nó ít bị rơi vào tuyệt vọng dù đời sống kinh khủng thế nào.
    Con người thích chia ra các phe, ví dụ hay thích lấy bẩm sinh dè bỉu nỗ lực hoặc ngược lại (trong khi để thăng hoa bẩm sinh cũng phải có nỗ lực, và nỗ lực thực chất cũng là một tố chất bẩm sinh). Nhiều khi lấy lao động chân tay phủ nhận lao động trí óc; lấy lao động nghệ thuật hắt hủi lao động không nghệ thuật... và ngược lại. Những điều đó thường chứng tỏ một thân xác bệnh hoặc một trí óc tồi. Có lẽ những đố kị và phân chia giới tuyến này nảy sinh từ bất mãn khi con người không được chọn hoặc không chọn được lao động phù hợp với khả năng cũng như mong muốn của mình. Và như thế, nó bận tâm tranh giành lung tung beng thay vì tập trung để thăng hoa cái chính yếu của mình. Ví dụ away đáng ra phải làm bơm xe đầu đường nâng cấp thăng hoa nghệ thuật rải đinh nhưng lại tham danh mà theo nghề rao giảng phản ứng chính chả thấy đâu chỉ thấy phản ứng phụ là dân tình đi nghe nườm nượp để đỡ tốn tiền mua seduxen dỗ giấc ngủ trong tinh cầu thao thức.
    05.06.04
    Bác days, tớ post xong bài này sẽ ngâm cứu truyện của bác. Thật sự tớ vừa trải qua một giai đoạn rất ớn đọc và viết vì muốn tập trung dành hơi viết một cái chưa biết là cái gì. Nhưng tớ nhận ra mình vẫn là đứa có lẽ chả bao giờ lập nổi một cái kế hoạch trong viết lách. Bị nổi hứng là lại lung tung beng hết. (Hy vọng là tớ nhận thức nhầm). Nhưng cũng hay sớm tụt hứng vì mệt và sức yếu.
    Tớ nghĩ việc đặt đề tài ra cũng có cái hay là thách thức người ta co dãn và tìm cảm hứng trong khuôn khổ chứ không quá lệ thuộc đợi hứng đến. Bây giờ đang mệt thì tớ có vẻ không hào hứng với đề nghị của bác lắm nhưng có thể mai ngủ dậy là lại khác, chả biết đằng nào mà lần. Thôi thì tớ cứ nhận bừa sẽ chơi vụ này với bác. Còn đề tài là mọi đề tài. À, phải báo trước (và mong bác không mất hứng) là tớ cũng chỉ xin mẹ được đủ tiền để uống mỗi đứa hai nửa cốc thôi
  10. Tequila

    Tequila Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    1.536
    Đã được thích:
    0
    Keke, trò này càng ngày càng hay. Nếu away lười biếng thì tớ sẽ chơi với thằng Days, hoặc là chúng ta sẽ chơi loạn xạ. Tớ thích nhất là games nào không có kịch bản rõ ràng, mình chơi theo hướng nào mình muốn.
    Câu chuyện thằng Days kể rất hay. Tao sẽ viết thêm cho nó. Rất tiếc tao sắp phải đi rồi, chỉ còn nửa tiếng. Kịp thì bốt luôn, không kịp thì hẹn các bạn đến mai vậy.

Chia sẻ trang này