1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tán láo vuốt đuôi Away, Days, Tiviman,...

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Tequila, 03/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sutsit

    sutsit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/08/2003
    Bài viết:
    680
    Đã được thích:
    0
    Truyện hay quá days ơi
  2. daysleeper__

    daysleeper__ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    1.087
    Đã được thích:
    0
    nói bậy
    u?c Tequila s?a vo 12:32 ngy 09/06/2004
  3. Tequila

    Tequila Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    1.536
    Đã được thích:
    0
    Tao thích chơi thì tao vẫn cứ chơi, thằng Days nói linh tinh gì thế?
    Scholler thiên tài.
    Scholler sinh ra trong một gia đình quý tộc Đức. Hắn là một thiên tài bẩm sinh, trong con người hắn có một sự siêu việt phi thường. Đó là một sự siêu việt đặc biệt, một thiên tài đa phương diện, một multi-thiên tài. Khi hắn một tuổi, một buổi chiều mẹ đưa hắn ra công viên chơi, bà ấy đã giật mình và bị ám ảnh suốt đời bởi lời nói của thằng thần kinh tiên tri Daysliazerr. (Daysliazerr điên bẩm sinh và cũng là nhà tiên tri bẩm sinh, hắn nói cái gì thì y như rằng nó sẽ trở thành sự thật. Có lần hắn nói rằng con mèo của nhà Scholler sẽ chết vào đêm nay, thì sáng hôm sau người ta thấy lông con mèo đó trong lều của hắn và nồi súp vẫn còn cái đầu mèo với đôi mắt lồi thao láo). Khi ấy thằng tiên tri thần kinh Daysliazerr nói rằng "thằng nhóc con bà sẽ trở thành một thiên tài trong bất kỳ lĩnh vực nào nó yêu thích, nhưng trước hết nó sẽ lựa chọn làm thiên tài trong lĩnh vực giết người".
    Lớn lên, Scholler say mê săn bắn. Bảy tuổi Scholler đã thành thạo trong việc ngón nghề bẫy chim. Mười hai tuổi, cầm được súng săn, Scholler tuyệt nghệ trong săn thỏ, cáo. Mười sáu tuổi, hắn xuống tàu thuỷ sang châu Phi, dùng súng săn hạng nặng để săn sư tử và trâu rừng. Hắn đi săn với một lòng đam mê mang tính nghệ thuật. Mỗt phát đạn bắn ra đều khiến hắn có một cảm giác thăng hoa và một niềm hạnh phúc cao vời. Hắn đam mê cái gọi là "khoảnh khắc của sự kết thúc". Không bao giờ hắn dùng đến viên đạn thứ hai.
    Mười tám tuổi, khi Shostakovic ở lại trong thành Leningrat bị bao vây để hoàn thành bản giao hưởng số 7 bất hủ, thì Scholler hạnh phúc cầm trên tay một khẩu súng ngắm chuyên để bắn tỉa. Đêm trước khi hắn nhập ngũ, nhà tiên tri thần kinh Daysliazerr đã khoái trá tột độ khi nấp dưới cửa sổ để chứng kiến lời tiên tri của mình bắt đầu thành sự thật.
    - Có ai bắt buộc con tham gia cuộc chiến này đâu? Tại sao con lại cầm súng để giết những người mình không quen biết và để họ giết mình?
    - Con đi vì Chúa muốn thế.
    - Lạy Chúa, đừng báng bổ. (Mẹ Scholler run lên vì sợ hãi).
    - Con không báng bổ. Con đi để đem cái chết đến cho những người mà Chúa lựa chọn.
    ***
    Trong thời gian tham gia chiến tranh của mình, Scholler đã giết tổng cộng một ngàn hai trăm tám mươi bốn người, bằng cách bắn vào mắt phải họ. Hắn nổ súng khi con mồi của hắn đang nheo mắt trái để ngắm bắn. Viên đạn của hắn xuyên vào mắt phải và ngay tức khắc phá vỡ óc con mồi, đem đến cho họ một bóng đêm tuyệt đối trước khi họ cảm thấy đau đớn, một khoảnh khắc của sự kết thúc mà Scholler cho là đẹp đẽ vô cùng. Scholler vui thú với việc đó cho đến khi săn được con mồi người thứ 500, sau đó hắn bắt đầu cảm thấy chán chán. Đến con mồi người thứ một ngàn thì hắn tự hỏi, bao giờ thì việc này mới kết thúc.
    Sứ mạng của hắn kết thúc vào ngày mà gã đang đợi bữa điểm tâm của mụ Zamalianopna có đứa con gái Ranivalia xinh đẹp mê hồn nhưng bị đần độn. Hắn nằm trên nóc nhà thờ và nhận thấy một người lính phía bên kia đang bò tới, lén lút và vụng về. Hắn sẽ đợi cho đến khi gã kia tới khá gần, hắn sẽ xuất hiện trước mắt con mồi và sẽ bắn đúng vào khoảnh khắc mà con mồi giương súng lên ngắm về phía hắn. Nhưng Chúa không cho Scholler làm như vậy, vì người lính này sẽ là người cuối cùng trong sứ mạng của hắn. Khi Scholler lộ diện đối mặt, thay vì hắn thấy con mồi giương súng lên vội vàng ngắm bắn theo bản năng, thì hắn sững sờ nhìn thấy cả hai con mắt đang chiếu thẳng vào hắn với một sự buồn bã ghê gớm. Scholler không thể bắn vào mắt được nữa. Trong một khoảnh khắc, hoặc có thể là lâu hơn, họ nói chuyện với nhau, bằng sự liên hệ cao hơn ngôn ngữ, cao hơn nhận thức, cao hơn nữa, nói chuyện bằng thứ linh cảm của hai thiên tài.
    - Tevculia, trong một khoảnh khắc nữa thôi mày sẽ không còn tồn tại.
    - Phải, đó là sự lựa chọn của tao.
    - Mày không sợ sao?
    - Tao sợ, nhưng tao bò đến vì biết là có mày ở đây. Tao không muốn chết bằng một quả bom như thằng nhà thơ thiên tài Awavdotski. Đôi mắt của nó mở thao láo trên cành cây và buồn rầu vì không có thằng nào sẽ làm thơ thay nó. Tao muốn chết một cách khác, hiểu vì sao mình chết và sau khi tao chết thì tao sẽ tiếp tục sống trong một thằng khác, thằng đó là mày.
    - Tại sao mày cầm súng?
    - Tao tự ve vuốt với cái ý nghĩ tao chiến đấu vì những người phía sau lưng tao. Khi tao ra đến chiến trường thì tao bắn để tao khỏi chết. Nhưng khi xem thằng Awavdotski mở thao láo cái con mắt lạc lõng ở trên cành cây, thì tao hiểu là tao cũng sẽ chết, tao cần phải lựa chọn chết thế nào. Thực chất tao cầm súng vì tao muốn được một lần sống đúng như mình và vì mình. Trước khi có chiến tranh thì tao chỉ có mỗi một con đường là trở thành một thằng kỹ sư hoặc một thằng công chức, ngày ngày đi làm và tối về xem tivi, đêm ngủ với vợ. Tao đi tìm kiếm tự do ở một nơi mà các quy luật đều bị phá nát. Tự do là khi mình được làm mọi điều theo ý mình, hoặc là khi tất cả các ý muốn của mình đều là trò hề và mình trôi nổi hoàn tòan. Tự do sẽ đến khi trong đầu tao không còn cái ý niệm về tự do nữa.
    - Nhưng mày vẫn có thể trốn tránh cuộc chiến này, mày vẫn có thể sống như mày muốn và theo cái bản năng thiên tài của mày.
    - Chính bởi vì tao hèn nhát, tao không thể thoát ra khỏi một cuộc sống như kỳ vọng của người khác. Tao cầm súng bắn nhau để một lần thoát khỏi cái kỳ vọng tù đày. Nhưng khi nhìn thằng nhà thơ thiên tài Awavdotski mở mắt thao láo buồn rầu và vô nghĩa, thì tao hiểu rằng ngay cả ở đây, tao cũng không thể được làm chính mình. Tao sẽ chết vô nghĩa vào lúc tao bất ngờ nhất. Nếu tao có thoát chết sau cuộc chiến, tao sẽ phải quay về với những gì tù đày tao. Do đó tao tìm mày.
    - Nhưng tao chỉ có thể giúp mày chết như mày muốn. Ngay lúc này đây, khi tao đã nhìn thấy mày thì chắc chắn tao phải dành cho mày một viên đạn. Mày cũng muốn thế, và tao cũng không thể làm khác. Sứ mạng của tao là giết những kẻ mà Chúa chọn phải chết. Khi mày gục xuống thì mày cũng sẽ giống thằng Awavdotski, sẽ chết khi chưa kịp viết những bài ca thiên tài.
    - Phải, nhưng cái chết của tao sẽ là sự kết thúc cho sứ mạng của mày. Sau khi mày bắn vào tim tao, thì mày sẽ không còn bắn ai được nữa. Mày sẽ trở thành một người lính bất lực, không còn gì chờ đợi mày, không còn gì cho mày làm nữa. Ngoại trừ một việc.
    - Việc gì?
    - Làm thiên tài thay cho tao và Awavdotski.
    Tevculia ngồi dậy. Cậu nhìn thế giới một lần cuối cùng và nghĩ về thế giới một lần cuối cùng. Cậu mỉm cười thấy nó thật xa lạ và nhắm mắt lại.
    Scholler nâng súng lên, bắn một phát đẹp mắt vào giữa trái tim của Tevculia. Sau đó hắn xuống khỏi gác nhà thờ, đặt khẩu súng đã giết một ngàn hai trăm tám mươi ba người xuống bên cạnh con mồi cuối cùng, con mồi thứ một ngàn hai trăm tám mươi bốn. Ngày hôm sau, Scholler đào ngũ.
    Người ta không bao giờ tìm kiếm được hắn, bởi lẽ hắn là thợ săn thiên tài chứ không bao giờ là con mồi. Duy có Daysliazerr nhìn thấy hắn và biết hắn đi đâu, nhưng chưa kịp tiếp tục tiên tri về Scholler cho ai nghe, thì Daysliazerr đã chết dưới cống sau một trận động kinh.
    ***
    Scholler chết năm sáu mươi bảy tuổi trong một ngôi nhà gỗ trên cao nguyên xứ Nêpan. Scholler sống ở đó từ khi hai mươi lăm tuổi, cho đến khi chết. Hắn dành cả quãng đời cô độc dài dằng dặc của mình để viết lách. Tổng cộng hắn có một trăm ba bảy truyện ngắn, hai trăm linh tám bài thơ, hai mươi sáu trường ca và mười ba cuốn tiểu thuyết. Hắn không đặt tên mà đánh số chúng: Tevculia tiểu thuyết số 8, Tevculia truyện ngắn số 92, Awavdotski trường ca số 16,... Đó là những tác phẩm thiên tài và nếu được xuất bản thì Scholler sẽ đứng hàng đầu trong danh sách những người bất tử. Tuy nhiên những tác phẩm đó đều được Scholler xếp vào hòm đặt dưới gầm giường. Và khi còn 10 ngày nữa là chết vì già, thì Scholler đem những cuốn sách đó tách rời từng trang một và thả xuống sông. Hắn nghĩ đó là cách xuất bản tốt nhất.
    Được Tequila sửa chữa / chuyển vào 18:47 ngày 05/06/2004
  4. Pam

    Pam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Cái này hay. Mỗi người nhìn ở một góc độ và viết theo góc độ ấy. Tớ thích !
  5. Rosebaby

    Rosebaby Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/12/2002
    Bài viết:
    792
    Đã được thích:
    0
    Kinh nhỉ, thế nào đêm nay sẽ có người rình mò để ăn trộm cái ổ cứng! Và xuất bản bằng cách ném xuống sông như nhân vật của Tequila .
    Thế người ủng hộ và cổ vũ thì được bao nhiêu % để ăn kem?
    2 bài sáng tác của Days và Tequila thật xứng đáng để nhận về những cái nhìn bao la trìu mến và chan chứa tin yêu của chúng ta . Giá mà mình có nhiều tiền, cứ 1 truyện bốt lên đây mình sẽ tặng tác giả 20000 để tác giả mua cam ăn bồi dưỡng sau cuộc lao động tư duy đầy cực nhọc .
  6. daysleeper__

    daysleeper__ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    1.087
    Đã được thích:
    0

    éu?c Tequila s?a vo 12:33 ngy 09/06/2004
  7. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    Bác days,
    Cái này là nghiêm túc tí.
    Cái ?oVì sao các anh cầm súng? này tôi thấy cũng tạm ổn. Nhưng chỉ để đọc chơi anh em với nhau thôi (được làm nhân vật của bác thích quá còn gì).
    Có hai đoạn này tớ đọc rất chán:
    ?oKhông ! người mà Tevculia trở thành là người lính đang chiến ranh cho hòa bình , người mà con em sau này sẽ khắc cốt ghi tâm khi chúng đang hưởng hòa bình trong những vũ trường và ngất ngây trong cần sa và dập diều nhau dưới bài quốc ca tưởng niệm về ngày mất của chàng . Tevculia là người lính bảo vệ cho hòa bình phía sau lưng chàng , cho trẻ em đến trường , cho chị em họp chợ , cho những thằng đàn ông hèn hạ khác đú đỡn với Mia của chàng . Không ! Tevculia đang canh giữ cho hòa bình để những Rubin bôi màu lên mông và ngồi vào toan và trở thành thiên tài , cho những Rachmaninop sáng tác bằng cách nhắm mắt đưa mươi ngón chân lên đàn và nện xuống những nốt nhạc để trở thành bản giao hưởng số 3 . Hãy nghỉ xem , không có những người lính trốn ngày trốn đêm trong công sự ngắm nhìn bạn bè lần lượt qua đời thì làm sao những thiên tài và những con điếm kia chung sống trong hòa bình để mà bay nhảy , kiếm tiền và nổi tiếng?
    ?oLàm sao mà chiến tranh không xaỷ ra khi trong chính những con người yêu chuộng hòa bình và cuộc sống tự do như Tevculia luôn có sự đấu tranh bản thân , Cái đói , cái sĩ , cái thiện , cái ác , nhục dục , lý trí , tình yêu và sự lợi dụng , danh lợi và sự tự do . Nó luôn luôn diễn ra và tồn tại song song với nhịp thở của Tevculia . Làm sao con người có thể thoát khoải những cuộc chiến khi họ luôn muốn tìm kiếm thiên tài , luôn muốn tiền bạc đất đai và quyền llực . Làm sao họ thoát khỏi những cuộc chiến khi chính những người yêu chuộng hòa binh lại phải cầm súng cho tự do . Làm sao chiến tranh kết thúc được khi con người vẫn chỉ là những con vật cấu xé nhau ranh giành những thứ xa xỉ hơn thức ăn . Càng phát triển , càng thong minh thì những cuộc chiến càng xảy ra âm thầm và bùng lên dữ dội hơn?.

    Tác phẩm này nếu chỉ đọc chơi thì ý thức phản chiến và về sự vô lí, phi nghĩa, tàn bạo của chiến tranh nhạt mất. Tớ nghĩ vẫn có người đọc chịu lấy cái hay này đổi cái dở kia để thể tha thứ cho những lỗi chính tả, cú pháp vớ vẩn nếu một tác phẩm thực sự hay, tớ thuộc loại độc giả này. Nhưng phải là một tác phẩm thật sự hay. Khi ấy, tớ cũng là đứa viết nên tớ có thể thông cảm tác giả của nó trật tự đầu óc không được ổn lắm. Nhưng nếu tác phẩm thường thường thì người ta sẽ quay sang tập trung vào sự cẩu thả của tác giả.
    Trao đổi ba lăng nhăng ở đây thì tớ cũng biết sơ sơ tính khó nghiêm túc của bác days. Cái cẩu thả chính tả này có thể chữa cháy được, chẳng hạn có em nào tình nguyện làm thư kí cho bác là xong. Nhưng cái thói quen cẩu thả này nó lại rất hại chính nội dung tác phẩm của bác. Tớ tin ngoài đời bác cũng là người cẩu thả nhiều nhưng khi bác thiết kế một công trình thì chắc chắn bác sẽ rất tập trung và tránh mọi sai sót. Đó là đích thực đam mê tạo nên một sản phẩm với chính mình trước tiên. Tác phẩm viết, khi bác tin là mình có thể viết hay, nó cũng cần có được niềm tôn trọng ấy.
    Sở dĩ tớ bảo chuyện đó của bác đọc chơi được thôi hoàn toàn không phải vì tớ bận tâm đến mấy cái lỗi chính tả mà vì một số nhận định của tác giả hoặc cứ cho là của nhân vật (được khai thác nhiều nhất) Tevculia về chiến tranh là quá non nớt và một số thì cũ nhàm. Tớ có thể cố biện minh cho bác rằng đó là nhận định của nhân vật và nhân vật không bị bắt phải là triết gia tài giỏi chuyên đề sản xuất chân lí. Nó không có cớ gì mà không được là một đứa ngố lại hay triết lí, đặc biệt khi nó là một thằng đôi mươi. Bức Tường có cái bài ?oCon số 0? lời cực sến nhưng được nhạc bù lại; và nó sến ngộ nghĩnh nên tớ đôi khi hay chỉ vào cái mặt mình trong gương mà hát theo ?ocó những con người mới đôi ba tuổi đời, cuộc sống mới bắt đầu đã cho rằng mình thấu hết, làm được gì và đã có gì, chỉ học đòi thói chê bai, cần nhìn lại về chính thân mình, hình hài chỉ là con số không?. Ca từ của bài đó sến nhưng nói chung cũng đúng, cái bệnh dốt nhưng hay triết này cũng là tâm lí chung của bọn mới lớn lãng mạn nửa mùa. Nó hợp với tuổi của Tevculia, kẻ có một khoảng cách vô hình với ông bố mình và sinh trong thời loạn. Nhưng nếu cảm giác không đánh lừa tớ thì phần lớn các cái triết lí ba xu (hoặc hiếm ra có một cái có ý nghĩa) ấy đã xuất hiện trong nhiều truyện ba xu hoặc có ý nghĩa mà tớ đã đọc. Nó không có nghĩa là bác days bắt chước mà đơn giản là khi người ta khai thác một vấn đề ở độ không sâu thì sẽ dễ ?otư tưởng nhớn gặp nhau? hoặc bị ảnh hưởng nhiều. Như vậy, nhân vẫn Tev của bác thiếu cá tính, dù nó có đôi mắt ướt buồn rầu của loài chó trung thành thì đôi mắt ấy sẽ dễ sớm bị coi là một cái ấn tượng bẩm sinh tạo hóa tình cờ ban cho nó hơn là nỗi buồn sâu thẳm đã biến nó thành thế. Những mâu thuẫn này là mâu thuẫn do sự thiếu đào sâu của tác giả hơn là mâu thuẫn nhân vật. Nhân vật thiếu cá tính cũng là một loại truyện nhưng truyện này của bác không thuộc loại ấy và tớ thấy tâm hồn sôi động của bác cũng không hợp loại ấy. Cốt truyện này và cái kết cũng hơi cổ.
    Bác chọn hình ảnh và chi tiết thì hay và khá đắt. Đó là điểm mạnh của bác. Khi mà bác có thơ hay. Nhưng vì bác là người làm thơ với những câu ngắn và nhiều hình ảnh hơn là tư tưởng nên bác sẽ khá là khó đi đến những suy nghĩ sâu cho nhân vật và đòi hỏi tỉ mỉ mệt mỏi trong văn viết. Theo tớ, nếu bác bỏ béng 2 cái đoạn ấy đi và chau chuốt lại một số chi tiết là chuyện của bác sẽ khá khẩm hơn. Cứ làm một kẻ quay phim lạnh lùng điều tiết thằng Tev hoà vào khí hậu cử chỉ không lời của thằng Awav chết đẹp với lại thằng Scho thay lời nói bằng hành động bóp cò sẽ phát huy được năng lực hiện tại của bác hơn. Và hơn hết là gây được hiệu ứng xem phim tốt hơn cho khán giả thay vì tức anh ách khi thi thoảng lại vấp vào một chỗ mẻ trong ngòi bút triết lí xoàng của tác giả. Và tớ gợi ý rằng những cái hình ảnh đầu vỡ, những con chó và phân của bác đang cũ dần trong tớ...
    Tớ nghĩ một tác phẩm vào loại lớn thì cần tạo được (những) nhân vật có cá tính, dù là ngớ ngẩn và cá tính là không cá tính thì vẫn phải ngớ ngẩn và thiếu cá tính một cách rất gây ấn tượng; hoặc (hoặc ở đây còn có nghĩa là và) có những tư tưởng mang tính triết lí sâu.
    Loại tác phẩm này tớ nghĩ bác chưa thể đạt tới. Nhưng thời gian còn dài và cũng chả ai cần bác đạt tới làm gì, trừ bác, nếu muốn. Riêng tớ nghĩ bác vẫn có thể viết bằng cách tận dụng khả năng kể chuyện nhiều hình ảnh của mình. Khi bác kể thành tinh rồi thì tớ nghĩ bác có thể sẽ vươn tới được tiêu chí kia của tác phẩm lớn.
    Mà muốn phát huy sở trường này của mình thì tớ nghĩ bác không có cách nào khác là rèn mình tỷ mỷ hơn khi viết. Bác có thể viết ào ào nhưng sau đó thì bác phải đầu tư thời gian xem lại cẩn thận để gọt rũa. Độc giả còn rất nhiều chuyện để đọc. Tớ thì còn một quyển tuyển tập Kafka to uỵch thằng em vừa mua hộ chiều nay, rồi thì ?oTrại súc vật? với lại ?o1984? tự nhủ đọc xem vì sao nổi tiếng nhưng mãi mà chưa đọc. Bác gây được sự quan tâm đọc của tớ hơn là ông tác giả George... mà tớ chưa nhớ hết tên kia và tớ biết điều đó là một sự không công bằng với những tác phẩm hay.
    Đấy là suy nghĩ của tớ sau khi đọc bài của bác trên đây. Còn bác có tới một ổ tác phẩm thì chưa biết thế nào, biết đâu có tác phẩm bác lấy chính mình làm nhân vật chính trong đó và bác đi sâu được hơn. Tớ thấy truyện của bác Teq thuyết phục hơn vì dù hình ảnh không nổi bật nhưng có những đối lập, bác ấy biết những trăn trở nhân vật của mình là gì và nghĩ rộng ra trăn trở của kẻ khác nhưng không nói quá cái mình biết khi rời bỏ chi tiết để chạm vào mạch suy tư, có thể gọi là triết lí. Cái thân phận của con người nhờ thế mà được chiếu lên sâu hơn. Và cả một chất hài hước khó có thể thiếu để hấp dẫn độc giả.
    Tớ nghĩ bác sẽ đọc kỹ. Tớ hứa là sẽ không rao giảng bác thêm một lần nào dài dòng thế này nữa.
    Lựa chọn bỏ viết hay bỏ thói cẩu thả hay bỏ cả hai hay làm thế nào để chả cần bỏ cái nào mà vẫn hay là ở bác.
    Cuộc thi solo tuần này chưa biết thế nào, tớ cũng đang nhịn ăn sáng để dành tiền nếu thua. Nhưng tớ nghĩ cuộc đua quan trọng là cuộc đua đến cuối đời. Thời hạn một tác phẩm xuất chúng là 2 năm hay 20 mươi hay 40 năm cũng được. Mà có khi nó lại là một tác phẩm xếp tăm thành lâu đài của tớ đọ với một tác phẩm xếp kiến thành tổ ong của bác.
    PS: Tớ quan niệm tác phẩm là có thể bán được, sau khi sáng tác, là để có thu nhập sống để sáng tác tiếp và ít ra chứng tỏ mình có thể kiếm ít nhiều tiền từ lao động viết. Nhưng nếu tớ không vì bước đường cùng hoặc vì chỉ có bán mới có tiền đầu tư viết cái làm lu mờ tất cả những cái rẻ tiền đã bán kia thì tớ sẽ không bao giờ bắt độc giả mua cái mà tớ không tâm huyết. Tớ nghĩ khi người ta có bản lĩnh viết và suy nghĩ tương đối chín chắn về viết rồi thì người ta biết cách đối xử với tác phẩm của mình. Còn nếu sớm bị hấp dẫn bởi cái dễ dàng thì quả thực là nguy hiểm cho sự chào đời của tác phẩm. Hồi trước, 16 tuổi, tớ đã đạt được tốc độ sản xuất chơi chơi được trung bình ngày 1 bài thơ và nghĩ cứ cho 1 bài thơ đăng là được 50 chục thì tháng mình kiếm cả triệu ngon ơ. Nhưng dần dà tớ thấy không phải bài nào cũng đáng đăng, thêm nữa, không phải gửi phát nào là đăng được ngay và xuất hiện đều đều trên mỗi số dù thơ có hay chăng nữa. Có vô số người viết tầm tầm. Và cả nhiều quan hệ lằng nhằng. Càng ngày tớ càng nhận ra viết nhờ nhuận bút đăng báo mà không muốn đăng cái dở thì không kiếm sống được. Chỉ đủ ăn uống nhẹ như kiểu bác days rủ. Tớ nghĩ, cách duy nhất để viết đem lại tài chính thực sự là có best seller. Theo tớ, ?oChuyện của thiên tài? một lúc nào đó sẽ là một thứ như thế. Tớ rất muốn say sưa nhậu nhẹt để quên đau nhưng tớ thường cố giữ vì lúc nào tớ cũng rất thèm một đầu óc tỉnh táo và bớt nhức. Dính vào nhậu với cái đầu đang loạn dễ không thoát ra nổi.
    Từ cảm hứng ban chiều nơi tác phẩm của bác days, và có thể là cả từ bài mới của bác Teq, tớ đang viết một bài suy nghĩ về chiến tranh.
  8. TheBagpiper

    TheBagpiper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/06/2003
    Bài viết:
    447
    Đã được thích:
    0
    Chưa gì đã chết hai thằng Awavdostki mí lại Tevculia rồi. Viết truyện dài kỳ vui hơn trò cãi nhau về cái định nghĩa thiên tài vớ vẩn đấy. Viết về chiến tranh tiếp đi cho tao, í quên, cho tôi tham gia với!
  9. daysleeper__

    daysleeper__ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    1.087
    Đã được thích:
    0
    nói bậy
    u?c Tequila s?a vo 12:34 ngy 09/06/2004
  10. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    Bác days,
    Công nhận bác khá tinh tế trong khoản phát hiện đạo đức giả. Khi tớ viết cái đoạn không công bằng ấy, tớ cũng đã tự hỏi. Nhưng đơn giản đó là sự thực. Người ta thường bất công vì hai chuyện: một là vì vụ lợi, hai là vì tình cảm. Cái thứ bất công vừa rồi tớ cho là pha giữa hai cái đó: Vụ lợi tình cảm. Người ta thích xem live show và nhún nhẩy trong đó hơn xem băng, tớ không là ngoại lệ. Nhưng phải hay. Tớ rất lười đọc truyện ở đây, nếu bác viết dở ở một chuyện thứ hai tớ đọc phải thì tớ sẽ chuyển sang đọc những chuyện hay mà ít được đọc như của ông Kafka, George... kia. Cái này là chuyện chú bé chăn cừu, tớ đã chịu khó đọc vì hơi tin vào những phát ngôn nghiêm túc của bác gần đây. Thêm nữa, tớ chưa thấy tác phẩm của các ông này hứng thú bằng theo dõi bài của bác đơn giản vì tớ chưa bắt tay vào đọc. Người khác tiếp tục viết hay ở topic này thì tớ vẫn theo dõi cẩn thận.
    Giả sử bác viết hay được mà bác không làm chủ được đâm ra viết dở rồi cứ bảo đúng đúng thì cá nhân tớ không đồng tình với tính cách ấy, viết tác phẩm ở đâu thì cũng là viết, ở diễn đàn thì cũng có thể sân siu chút thôi. Tớ sẽ còn dọa dẫm tiếp bác như vậy nếu bác cần một động lực mạnh hơn và chưa ngấy.
    Khi bác đã có những nhận định kiểu suy tư và về cái quan trọng như chiến tranh thì nó lại thuộc vào một tầm chơi cao mà lại tỏ ra hời hợt thế nên tớ mới chán. Cái đó thực sự cần nghiêm túc. Ngụy biện là chơi cũng không cứu rỗi được. Bác viết cái khác thì thoải mái. Bác Teq hơi chiều bác, mỗi người có một cách đối xử. Tớ nghĩ tớ mà quậy như bác thì tớ còn được chiều hơn. Có điều, tớ sẽ mất đi tác phẩm hay. Khi bác chứng minh cho tuyên ngôn về năng lực của mình, bác cần dùng tác phẩm. Tớ đã dùng.
    Tớ hơi ngại đi uống với mọi người bởi cảm thấy có lẽ tớ sẽ làm họ chán vì thấy sự đạo đức giả và gượng gạo nơi tớ. Nhạy như bác chắc sẽ thấy ngập ngụa. Nên tớ cứ lần khân mãi với bác. Nhưng tớ vẫn sẽ cố đối mặt với dư luận.
    Tớ vẫn sẽ post mấy cái đoạn chủ đề thiên tài vì đó là một trong những đề tài mà tớ chọn viết. Nếu bác hay ai đó biết ở đâu có viết rồi và hay hơn thì vui lòng chỉ giúp tớ để đọc và đỡ mất thời gian viết nếu thấy lặp. Tớ quan niệm thiên tài là kẻ có một số (chứ không phải tất cả) con đường cực ít người hiểu dù là người hiểu nhiều như bác days. Và nó đi dù người ta có bảo thế nào.
    PS: Bài đó tớ đã xác định trước là cũng có thể dành cho bác days trong vòng 20 năm sau. Tớ viết luôn vì lúc khác sẽ không còn hứng hoặc sống .
    "Bác có thể viết ào ào nhưng sau đó thì bác phải đầu tư thời gian xem lại cẩn thận để gọt rũa. Độc giả còn rất nhiều chuyện để đọc. Tớ thì còn một quyển tuyển tập Kafka to uỵch thằng em vừa mua hộ chiều nay, rồi thì ?oTrại súc vật? với lại ?o1984? tự nhủ đọc xem vì sao nổi tiếng nhưng mãi mà chưa đọc. Bác gây được sự quan tâm đọc của tớ hơn là ông tác giả George... mà tớ chưa nhớ hết tên kia và tớ biết điều đó là một sự không công bằng với những tác phẩm hay".
    Cái đoạn về sự công bằng phía trên dù tớ đạo đức giả hay không thì tớ vẫn cho là một câu hay.
    Không khí bài diệt trùm 1 thế này đã đủ đô nặng nề chưa bác
    Bác Thebagpiper, mời bác...

Chia sẻ trang này