1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tản mạn - 7X SG

Chủ đề trong '7X - Chi hội Sài Gòn' bởi ducsnipper, 03/10/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nn_m

    nn_m Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0

    Hôm nay 20/11. Nhìn nhỏ em tất bật từ cả mấy tuần nay mà thấy không khí cũng rộn ràng quá. Nó hồ hởi tham gia tổ chức các cuộc thi phong trào của khoa, rồi kêu gọi tụi sinh viên tham gia, rồi hớn hở đi mua vải áo dài tự thưởng một bộ thật đẹp diện vào ngày lễ, rồi tùm lum các hoạt động nữa chứ, đúng là giảng viên trẻ có khác. Nhìn vào ánh mắt nó cứ lấp la lấp lánh niềm vui mà mình cũng vui lây.
    Mình thì chưa bao giờ mơ ước theo nghề giáo. Nghề giáo quá vất vả, phải có tình yêu nghề sâu sắc mới có thể theo được mặc dù bộ trưởng bộ giáo dục vừa phát biểu trên báo rất tự hào là đến năm 2010 giáo viên có thể sống bằng lương, ủa, vậy từ đây đến 2010 giáo viên sống bằng gì vậy cà, rồi làm giáo viên lúc nào cũng phải tươm tất và đẹp và nói năng dịu dàng chuẩn mực chứ không bọn sinh viên chúng nó bình phẩm chết, (cái này thì minh thua chắc). Tốt hơn, ta chọn ngành khác cho rồi. À, chỉ dính vào một ít hồi sinh viên đi dạy kèm, khi đó 20/11 lại được mẹ học trò tặng dầu gội đầu, rồi tiền, rồi có lần cả két nước mắm nhĩ vác về nặng muốn chết, rồi có em tặng cái đồ chơi phát ra tiếng nhạc vẫn còn giữ ở bàn học. Nhưng chỉ thế thôi, mình chẳng thể bị giữ chân vào nghề giáo được.
    Thế mà con em lại theo nghề này mới căng. Vẫn nhớ cách đây 3 năm khi nó được giữ lại trường, mình phản đối kịch liệt, rồi ngày lên lớp đầu tiên không thành công của nó khiến mình cũng lo sốt vó. Thế rồi, thời gian cũng qua, bây giờ nhìn nó hàng ngày soạn bài, sửa soạn diện áo dài hoặc áo đầm đi dạy, còn kỹ càng hơn mình đi làm, nhận email tâm sự về việc học và cuộc sống của sinh viên, chăm chú trả lời lời lẽ khuyên nhủ như người lớn dù cô trò hơn nhau có vài tuổi, thỉnh thoảng mình lại nhận một cú điện thoại giọng thơ ngây của bọn học trò của nó, rồi những câu chuyện vui về lớp nó chủ nhiệm được kể vào những bữa ăn,? khiến mình nghĩ, hay những phản đối của mình là sai tất. Tất cả những khó khăn đều có thể vượt qua, chủ yếu là lòng yêu nghề và lòng yêu học trò. Đây là một nghề cao quý chứ. Ba mẹ có vẻ rất ưng vì nghề này rất thanh cao, chứ chẳng đầy ghen ghét và đấu đá và lộn xộn nhức đầu như các công việc khác.
    Bây giờ thì nhà mình có thông lệ. Cứ vào ngày 20/11 lại có hoạt động gì đấy vui vui, chúc mừng cô giáo trẻ. Hôm qua đi mua quà cho nó, vừa đưa vừa bảo: dạ chị cô giáo ?otri ân? cô giáo nè, rồi cười phá lên, thấy nghề giáo thật tuyệt. Nhất là vừa đọc lén email của nó, một em sinh viên gởi, cô à, sáng nay cô mặc áo dài đẹp quá, hồi trước em lười học lắm nhưng bây giờ em siêng rồi, em sẽ học giỏi như cô, cô là chị em tinh thần của em được không? ? Thì mình bỗng muốn chuyển qua nghề giáo quá, hổng biết có trễ không nữa.
  2. mua_la_vang

    mua_la_vang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2004
    Bài viết:
    982
    Đã được thích:
    0
    Anh làm tôi cảm phục

    [​IMG]
    Anh là Nguyễn Văn Thiếu (1959) ở làng Sơn Đông, xã Tiên Thắng, huyện Tiên Lãng, TP. Hải Phòng
    Ngày 21/11/06, chúng tôi đến gia đình em trai của anh là Nguyễn Văn Chức làm phóng sự. Tình cờ được biết anh Chức có người anh trai bị tàn tật nhưng rất lạc quan yêu đời, tôi định tạt sang nhà anh Thiếu để hỏi thăm sức khoẻ anh. Nhưng những gì tôi chứng kiến ở ngôi nhà nhỏ bé, đơn sơ chỉ vói chiếc giường quả thật làm tôi rất xúc động và cảm phục
    8 tuổi anh bị tai nạn và bị liệt 2 chân, anh cố gắng học hết lớp 4 rồi nghỉ học vì bệnh đã chuyển sang viêm đa khớp. Chỉ học hết lớp 4, kể từ đó chiếc giường như gắn liền với cuộc đời anh. Anh tập cử động hông cơ thể để điều khiển mọi vật dụng quanh mình chỉ bằng cái cây tre nhỏ. Ăn, bật công tắc, lau mặt, nghe đài và cả viết đều bằng những chuyển động nặng nhọc như thế. Rồi năm tháng qua đi, từ sự buồn chán, tuyệt vọng, anh dần dần hiểu được niềm vui của hiện thực, anh tập viết chữ, anh tập làm thơ. Những bài thơ của anh lần lượt ra đời, nhẹ nhàng nhưng sâu lắng, trữ tình và dí dỏm đến lạ lùng. Những ngày lễ hội của làng, mấy anh cán bộ văn hoá đều nhờ anh làm những bài thơ, câu đối góp vui cho thôm xóm. Những cô gái, chàng trai trong thôn thường hay đến nhà anh để xin anh những bài thơ tình, để được anh dạy học, để được nghe anh kể chuyện đời, chuyện người. Và sau khi họ ra về, anh lại cho ra những bài thơ như :Cô hàng rong và cơm mưa chiều, Tự tình hai người yêu nhau...
    Bóng chuyền Sơn Đông
    Ôi những trang nhật ký
    Chiều chiều vợ lại giục chồng
    Ra sân tập bóng mẹ bồng con theo
    Cả nhà nhìn bố hò reo
    Mai ngày con lớn con theo bóng chuyền
    N.V.T
    Trong vô vàn những bài thơ mà anh viết đầy cả chục cuốn tập học sinh, xin được gởi đến mọi người bài thơ mà anh cảm tác sau khi đọc Nhật Ký Đặng Thuỳ Trâm:
    Cảm xúc sau khi đọc nhật ký Đặng Thuỳ Trâm
    Ôi những trang nhật ký
    Thấm máu lửa một thời!
    Ôi lòng người con gái
    Bao la tựa biển khơi
    Ôi những dòng nhật ký
    Như tiếp cho ta sức sống diệu kỳ!
    Cho ta tháy đời còn bao điều thi vị
    Gian khổ nào bằng thuở đạn bom rơi!?
    Đặng Thuỳ Trâm ơi! Đặng Thuỳ râm ơi!
    Chị là ai mà tâm hồn cao cả!
    Bàn tay chị hay là bàn tay Mẹ
    Vuốt tóc anh lính tẻ thương binh
    Giành giật từng sự sống mong manh
    Vỗ lành vết thương dồng bào đồng chí!
    Bàn tay cầm súg nã hờn câm xuống đầu giặt Mỹ
    Cho đồng đội thoát vòng nguy nan
    Chị ngã xuống rồi bên mình vẫn túi cứu thương
    Cho đất nước này muôn năm rạng rỡ
    Đặng Thuỳ Trâm ơi! Đặng Thuỳ Trâm ơi!
    Có ai vào thăm chiến trường xưa Đức Phổ
    Cho tôi xin gởi bó hoa hồng nhỏ
    Đặt lên chiến ào người đã hy sinh
    Có tượng đài nào cao bằng tâm hồn chị
    Có sức mạnh nào bằng chí chí Đặng Thuỳ Trâm
    Chị là trang sử vẻ vang
    Chị là con Mẹ Việt Nam Anh Hùng!

    N.V.T
  3. arien

    arien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/01/2002
    Bài viết:
    763
    Đã được thích:
    0
    Thật buồn là từ giờ cho đến khi nào chưa biết,em sẽ không có dịp gặp gỡ và hàn huyên với các bác.các bạn vào mỗi sáng chủ nhật hàng tuần,và cũng ít có dịp đi làm công tác xã hội rồi.Bởi vì em vừa chuyển sang công ty mới,công ty chuyên về dịch vụ và là công ty đầu tiên mở ra dịch vụ này.Vì làm dịch vụ nên không có ngày chủ nhật(off ngày thứ hai). Công ty X-Rock Climbing, nghe tên đã thấy lạ rồi,nhưng ở châu Âu thì rất thịnh.Vâng. Em các bác bây giờ đang được Trainning,sau 3 tuần nữa sẽ trở thành Climbing Staff hay Instructor. Ở công ty cũ lương của em không đủ chi tiêu,ngay cả những thứ lặt vặt,nhưng bù lại em muốn xin nghỉ ngày nào cũng được.Giờ sang đây,làm việc với tụi Tây thì không thể như thế được,công việc không đến nỗi vất vả lại được làm việc chung với friendly team,em các bác cảm thấy tốt hơn chỗ cũ rồi,lương lại cao hơn.Mặc dù mơ ước của em là được làm công việc văn phòng,được ngồi trước máy tính để vi vu lướt web hoặc làm những việc liên quan tới IT.Dù mong muốn như thế nhưng em các bác hơi thiệt thòi so với bạn cùng trang lứa, lại kém may mắn nên giờ vẫn mãi lận đận với hạnh phúc và thành đạt...
    To bác Bekool:Trước đây bác cứ chê em là chưa leo núi bao giờ mà dám làm hướng dẫn viên . Em bác giờ leo tốt rồi(dù mới tập 2 ngày).Nếu bác muốn tìm cảm giác mạnh,vượt qua khả năng hiện hữu của mình,và có điều kiện thì xin mời bác đến chỗ em.Các bạn khác cũng vậy,bất kể nam nữ đều có thể tham gia. Mời bác Bekool và cá bạn(những ai muốn tìm hiểu và muốn vượt qua thử thách) đến với X-Rock.
    Các bạn có thể tham khảo qua trang web của công ty : http://www.xrockclimbing.com/
    Welcome every male and female .
  4. sn75

    sn75 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2006
    Bài viết:
    4.178
    Đã được thích:
    1
    GIÁP TẾT!
    23 tết, mẹ dọn dẹp bếp núc, bày mâm trái cây, mứt... để tiễn ông táo về trời. Không hiểu có quy định ngầm nào không về việc cúng thèo lèo *** chuột- một thứ mứt giống như kẹo đậu phộng, cái kia giống như kẹo mè đen, rồi cả những viên đậu phọng được bao bọc bởi một lớp bột cứng, ngòn ngọt nhiều màu sắc bên ngoài- trong ngày 23 tháng chạp, nhưng hầu như năm nào cũng thấy mẹ cúng mỗi món đó. Cúng xong thì niềm vui của đám con nít là được xử lý hết mớ kẹo ấy. Răng sún, gãy.. cắn miếng kẹo không đứt, nước miếng hoà lẫn nước kẹo dính đầy tay, đầy miệng và rơi xuống cả áo, vậy mà mặt mày đứa nào cũng rạng rỡ. Nghĩ cũng phải, con nít đứa nào chẳng thích kẹo, mấy thứ đó mẹ mua trước mấy ngày, dặn dò: "để đó, cúng xong mẹ cho ăn", giờ thì đã..toại nguyện . Sau này thì người ta hết sản xuất mấy món kẹo đó, mẹ phải chuyển qua cúng món khác.
    25 tết, dọn dẹp nhà cửa. Phần này ưu tiên người lớn. Nào là quét mạng nhện, nào là gỡ các cánh cửa gỗ ra rửa, rồi sơn, tường thì được phủ lên một lớp vôi mới tinh, thơm phưng phức. Bận rộn cho việc tân trang nhà cửa cũng mất hai ngày, rồi lại hì hục ngồi chùi các vết vôi rơi xuống nền nhà, cũng là việc của người lớn luôn, đám con nít chỉ việc chạy lăng quăng ngoài xóm chờ tới giờ nghe mẹ réo về ăn cơm.
    Ngày 30 tết, chỉ còn một ngày là sang năm mới, hầu như ai cũng chộn rộn. Mẹ thì đi chợ hết lượt này tới lượt nọ, cho dù đã tha đồ ngoài chợ chất đầy nhà mấy hôm trước rồi, rồi nấu nướng, rồi trưng bày mâm cỗ, cúng bái ông bà, mẹ nói hôm nay là ngày đón ông bà về ăn tết cùng con cháu. Ngày 30 mâm cơm tươm tất hơn ngày thường, có cả bánh tét, kiệu chua, dưa món, có cả một con gà ú hụ bốc khói nghi ngút trên dĩa. Gần 12 giờ trưa, Mẹ ăn mặc chỉnh tề, đốt nhang rầm rầm khấn vái, lúc đó lắng tai nghe nhưng vẫn không nghe ra mẹ vái những gì. Mẹ học những nghi thức cúng bái này từ ngoại, mà hồi ngoại còn sống, ngoại cũng chỉ biết là phong tục ngày xưa để lại, chứ không biết quy định là nên vái những gì trong lúc ấy.
    Cúng xong thì đã gần 1 giờ, thấm mệt và đói, ăn vội chén cơm, thưởng thức vài món ăn dành cho ngày tết, rồi dọn dẹp chén bát.
    Chiều 30, hai mẹ con tung tăng đi chợ tiếp. Có quy định nào bắt ngày 30 đi chợ mấy lần không nhỉ, chứ nếu bạn ra chợ ngày hôm ấy sẽ thấy, chiều mà thiên hạ vẫn đi nườm nượp như trẩy hội, mỗi người hai tay hai giỏ xách, đi nghiêng cả người, mồ hôi mồ kê túa ra ướt đẫm cả, thỉnh thoảng thả hai cái giỏ xuống, và...giơ tay nọ đấm tay kia than mỏi . Và hai mẹ con tui cũng không ngoại lệ, hehe.
    Tối 30, lại đi chợ tiếp. Mẹ nói giờ này ra mua dưa hấu sẽ rất rẻ, người ta bán rẻ để còn về đón giao thừa. Mà mẹ thì rất thích ăn dưa. Vậy là lê đôi chân mỏi đi bộ ra chỗ bán dưa. Mà nhiều người cũng đồng ... tư tưởng với mẹ lắm, chỗ bán dưa đông nghịt, người bán cân dưa, bỏ bao, tính tiền khàn cả giọng. Vậy là xong phần dưa, hai mẹ con với 4 trái dưa ( có khi là 5,6 trái nếu hôm đó rẻ ) hí hửng về nhà.
    Về đến nhà chưa yên đâu, đó mới xong phần mẹ, còn phần con, là mấy chậu hoa chưng trước cửa. Năm nào rảnh hoặc có nhiều tiền thì mua hoa sớm sớm, năm nào ít thì mua hoa trễ, vì lúc đó mua hoa cũng rẻ như mua dưa, tết mà không có hai chậu hoa chưng ngay cửa thì thiếu mất nữa mùa xuân ( quan niệm của riêng tui ). Ngoài khu bán hoa cũng nườm nượp kẻ qua người lại, kẻ ngắm người mua, rồi xe chở hoa đổ những giỏ hoa cuối cùng xuống bán, ai cũng vội vã, không khí thật rộn ràng. Cứ nhìn nét mặt lúc ấy là đoán được suy nghĩ của họ liền. Chị bán hàng cười toe toét nghĩa là năm nay chị bán hết hoa, có tiền ăn tết, còn chị nào rầu rĩ chẳng buồn ngó khách, nghĩa là trong lòng chị đang lo lắng không yên, đào đâu ra tiền trả cho vựa hoa, tiền đâu lì xì ba ngày tết, còn vốn liếng làm ăn cho năm mới nữa.
    Hai mẹ con dạo mấy chục vòng, trả giá mấy chục bận mới mua được hai chậu hoa...không ưng ý lắm, vì tối trời nên chẳng lựa chính xác được gì, thế là tay xách nách mang hai chậu hoa về nhà, dọc đường về còn tranh thủ hỏi thăm mấy người đi đường mua hoa đó hết bao nhiêu, mua chỗ nào...nếu mà nghe rẻ thì tiếc hùi hụi, còn mắc thì ra vẻ hớn hở lắm lắm.
    Thế là xong đêm 30, ngồi nghỉ ngơi chờ đón giao thừa. Mẹ chuẩn bị mâm cúng, dừa tươi, bánh mứt, nhang đèn...Đồng hồ báo hiệu thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới, mẹ lại đốt nhang khấn vái, không khí lúc này trở nên nghiêm trang và thiêng liêng, trong lòng ai cũng mong mỏi một niềm vui và may mắn trong năm mới.
  5. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Thế nào là một người phụ nữ đẹp ?​
    Một người thuộc vùng xa xôi nào đó ở châu Phi thì cho rằng người phụ nữ béo tốt đẫy đà là đẹp . Nếu nhắc đến khái niệm vẻ đẹp của người Á Đông thì tại sao ta lại không mượn hình ảnh Thuý Vân Thuý Kiều qua sự miêu tả của Nguyễn Du :" ...khuôn trăng đầy đặng , nét ngài nở nang..." và dỉ nhiên không thể thiếu hình tượng về một làn da trắng mịn , đẹp rạng ngoài chói loá gì đó mà mấy cái thứ quảng cáo mỹ phẩm cứ lải nhãi . Nhưng nếu ta ghé qua xã hội Phương Tây thì làn da và vẻ đẹp đầy đặn của Thuý Vân Thuý Kiều hay hình tượng tiêu biểu của họ là Marilyn Monroe lại trở nên lỗi thời , giờ đây họ lại thích làn da rám nắng vóc người cao và gầy . Với những nhà phê bình điện ảnh ngày nay thì hẳn là khi họ gặp Kiều , Vân hay Marilyn Monroe họ sẽ khuyên các cô này đi giảm cân và đi tắm đen . Vậy đâu là điểm chung của cái đẹp ??????
    Nếu ta đi theo quan điểm của các nhà sinh học , con người đánh giá vẻ đẹp của nhau thông qua gien và khả năng sinh sản thì ta có thể lãi nhãi hằng ngày và hằng tuần cùng với 1 chồng sách cao tận nóc nhà . Dẹp chuyện đó qua một bên đi , ở đây ta bàn đến khía cạnh nét đẹp của xã hội .
    Xã hội loài người luôn có sự phân công phân cấp , phân chia quyền lực . Ở trong xã hội ấy nét đẹp , cái mà người ta luôn muốn vươn đến , muốn đạt đến , muốn chiếm hửu chính là biểu tượng của Quyền Lợi và Quyền Lực .
    Ở những bộ lạc châu Phi xa xôi và những vùng còn nghèo khó , nạn đói xãy ra triền miên . Hình tượng về một người phụ nữ đẫy đà tượng trưng cho sự sung túc , tượng trưng cho giai cấp giàu có , tượng trưng cho Quyền Lực và Quyền Lợi . Dỉ nhiên đấy chỉ là sự tượng trưng , không phải cứ ai giàu có ăn nhiều là mập và ngược lại nhưng đấy là hình tượng huyền ảo về thứ mà con người luôn thèm khát : Quyền Lực dỉ nhiên đi đôi với nó là Quyền Lợi .
    Cũng hình tượng ấy nhưng khi ta sang xã hội Á Đông nơi có nền nông nghiệp lúa nước sung túc về thức ăn thì nó đã khác đi . Nét đẹp thể hiện ở làn da trắng hồng và mịn màng , một làn da mà ta không thể sở hữu nếu suốt ngày cứ phải nai lưng ra cày cuốc trên đồng . Và thế là biểu tượng về làn da trắng , cái mà người ta thiếu ở một dân tộc da vàng , cái biểu tượng của sự sung túc rảnh rang đã hình thành từ ngàn xưa , từ cái thời gần như ngành nghề duy nhất tồn tại là nông nghiệp
    Hiện đại hơn ta ghé qua xã hội Phương Tây ngày nay , dỉ nhiên hình tượng người phụ nữ đầy đặn với eo thon tượng trưng cho nét nữ tính cùng với làn da trắng ngần vẫn đẹp nhưng họ lại tự tìm cho mình một hình tượng khác . Đó chính là biểu trưng về Chân Dài ngày nay mà khối cô người mẫu phải nhịn ăn đến chỉ còn một nửa hay mất cả mạng . Khi xã hội phát triển , biểu trưng cho sự rảnh rang và giàu có , quyền lực lại chuyển sang một cấp độ phức tạp hơn . Khi có nhiều tiền và rảnh rang thì ta mới có thể đi du lịch và đi tắm đen . Chỉ khi đó ta mới ngừng ăn mấy cái Fastfood và chăm lo cho khẩu phần giảm cân của mình trong một xã hội quá nhiều người thừa cân . Nhưng ngoài biểu trưng cho thời gian rổi và tiền bạc thì nét đẹp ở đây lại thể hiện thêm sự công phu và chịu đựng . Đâu phải dể chịu gì khi suốt ngày ăn mấy món rau quả với cơ thể yếu đuối trong khi có khối món ngon giá rẻ luôn chờ đợi ta .
    Tôi cho rằng tựu chung biểu trưng của nét đẹp đó là thể hiện của công phu , nhiều thời gian rảnh rổi chăm sóc bản thân , nhiều tiền của để chăm lo cho bản thân . Ở từng thời điểm của xã hội thì biểu trưng đó có sự thể hiện ra ngoài khác nhau . Con người luôn hướng tới cái đẹp nói ra có vẻ nhưng văn hoa nhưng thực ra họ vẩn thể hiện khao khát về quyền lực của mình ngay cả trong quan niệm về nét đẹp của người phụ nữ . Con người luôn phấn đấu vươn lên để hoàn thiện mình , nghe thì có vẻ nhưng văn hoa nhưng thực ra họ luôn đấu tranh , giẩm đạp lên nhau để họ đạt được mục đích là đi lên tầng lớp trên của xã hội : Biểu trưng của quyền lực , của sung túc , của cái đẹp .
    Vấn đề đặt ra vậy khía cạnh cái đẹp qua góc nhìn xã hội thì nó có điểm gì chung với cái đẹp qua gien của các nhà Sinh Học ?
    Vẻ đẹp qua gien biểu trưng cho khả năng sinh ra thế hệ sau tốt và có khả năng phát triển . Còn vẻ đẹp xã hội thì có thể bảo đảm thế hệ sau có thể phát triển trong môi trường và điều kiện tốt . Thực ra đấy là 2 mặt bổ sung cho nhau trong một vấn đề nhiều khía cạnh .
    Trong con người luôn có khát vọng sống , khát khao quyền lực và vươn lên . Điều này thể hiện qua muôn màu của cuộc sống và thậm chỉ kể cả trong vẻ đẹp , cái mà ta nghĩ rằng sự thanh cao thuần khiết của nó đã vượt qua mọi ràng buộc rất xôi thịt . Ngày trước tôi rất hay tranh cãi với một anh bạn thân về việc bản chất con người là đấu tranh là mâu thuẩn , chỉ có đấu tranh con người mới tồn tại , chỉ qua mâu thuẩn và đấu tranh con người mới cảm thấy mình tồn tại . Anh ta luôn cho rằng đấu tranh và chiến tranh chỉ là bản chất xấu và nhất thời của con người còn tôi thì ngược lại . Hôm nay tôi lại nghĩ về vấn đề này theo một góc cạnh khác , thay vì nói ra tôi lại phải type những dòng này nhưng tôi biết chắc là dù có làm cách nào đi chăng nữa thì tôi sẽ không bao giờ nghe được lời phản biện của anh . Anh đã ra đi nơi đất khách quê người trong một tai nạn . Bỏ dở cuộc tranh cải , bỏ dở tình bạn bao năm và bỏ dở cuộc cá độ xem ai lấy vợ trước và ai chịu đựng vợ mình lâu hơn ai .
    Đôi khi trong cuộc sống ta quên đi những điều rất quan trọng mà ta luôn có sẳn và luôn nghĩ rằng nó sẻ mãi mãi ở đó , vấn đề là đôi khi nó không phải là mãi mãi và đôi khi mãi mãi là là một thời gian dài và có hạn .
    Chiều Chủ Nhật Buồn . TP HCM ngày 28/1/2007 .
  6. arien

    arien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/01/2002
    Bài viết:
    763
    Đã được thích:
    0
    Be A Man .
    Lên năm tuổi, anh bảo tôi:
    "Mày đếch phải con trai vì hay khóc nhè."
    Tất nhiên là tôi không đồng ý. Từ đó tôi không khóc nữa, cho dù có ngã xầy da, xước đầu gối thì tôi nhất quyết không khóc.
    Cũng có lần đi nhổ răng bị tiêm vào lợi đau quá, nhưng tôi chỉ chảy nước mắt thôi chứ không kêu rầm trời như mấy đứa con gái vào trước.
    Đàn ông con trai mà! Thế rồi tức tốc chạy đi tìm khoe với anh bạn rằng mình đã thành đàn ông như thế nào. Anh cười khẩy, bảo tôi vẫn chưa phải là đàn ông. Phải học toán giỏi hơn bọn con gái thì mới là đàn ông.
    Từ năm lớp 1, tôi đã lao vào học toán như điên. Đến năm lớp 4, tôi giải được những bài toán cải cách mà mấy thằngbạn mặt nhăn như khỉ cũng chẳng xong. Ấy mà cái môi anh vẫn cứ trề ra mới lạ chứ. Anh bảo: Nếu không biết chơi những trò của con trai thì làm sao gọi là con trai được. Vậy là chương trình phấn đấu để trở thành một thằng con trai thật sự của tôi lại bị thay đổi chút ít.
    Đến năm học cuối cấp hai, tôi đã có thể song phi cao tới bàn cao quá đầu bọn con trai cùng lớp. Chơi ném loong thì hất tung cái ống bơ sữa bò lên tận đầu phố. Bổ vỡ đôi hơn chục con quay của bọn bạn. Mặt anh vẫn lạnh lùng. Đàn ông thì phải gánh nước thay bố mẹ chứ. Ai đời nhà có con trai mà cứ để bố mẹ đêm nào cũng thức đến ba, bốn giờ sáng để kẽo kẹt gánh nước thế bao giờ?
    Đến khi học cấp III, tôi khoe nhà mình đã lắp đường ống nước, không còn phải gánh nước nữa. Nhưng, anh bảo tôi vẫn đếch phải là đàn ông. Làm đàn ông thế nào khi mà chưa có bạn gái? Ôi cái sự dễ hiểu thế mà sao tôi có thể quên cơ chứ?
    Nhưng khốn nỗi, muốn cưa cẩm con nhà người ta thì phải có điều kiện, tư cách đàng hoàng. Chương trình của tôi được hoạch định gói gọn trong năm năm. Học liên tục, học điên cuồng, rồi xin việc. Lao vào làm ngày làm đêm, có được chút gì đó tự hào. Đích đến của tôi đang ngày càng rõ nét...
    Đưa thiếp cưới đến nhà ai thì ngại chứ đưa đến nhà anh, thậm chí tôi còn thấy vui là đằng khác. Anh không hề mất cảm giác: Đàn ông cái con khỉ! Đã có nhà riêng chưa đòi làm đàn ông?
    Hơ... cái này thì tôi chưa hề nghĩ đến. Vốn đơn giản, tôi định rằng nếu nhà chật thì vợ chồng cứ thuê nhà mà ở chứ cần gì mua. Anh bảo, thế hai mươi năm nữa con cậu nó khoe với bạn nó là bố nó vẫn đi thuê nhà để ở, nhưng vẫn là người đàn ông chân chính à?
    Ôi trời, sắp có sự vui mà đầu óc tôi vẫn cứ mụ mị cả đi. Trong đám cưới, tôi vẫn cười để chụp ảnh nhưng ai cũng tưởng chú rể nhớ người yêu cũ nên buồn quá, mặt rầu rầu như có đám.
    Hai mươi năm lấy nhau là hơn bảy nghìn ngày vợ tôi phải đi ngủ trước để tôi hì hục đến sáng sớm mà làm việc - mọi người gọi là "cày" - để kiếm tiền. Trong nhà, chồng báo về thông tin nhà đất nhiều đến độ, cứ ba tháng một lần, vợ tôi lại gọi hàng đồng nát vào bán. Cũng đến một ngày, tôi mời anh chị đến mừng tân gia. Ngày mà tôi chắc mẩm anh phải công nhận với tôi rằng trở thành người đàn ông thực sự không phải là điều không tưởng đã đến..
    Rượu đã ngà ngà, anh giơ cao chén, chúc tôi: Chúc cô chú mau dựng vợ gả chồng cho cháu. Một người đàn ông thực sự phải sớm lo chu toàn cho con mình chứ. Miếng thịt gà trong mồm tôi như nghẹn lại. Không hóc xương nhưng nước mắt giàn giụa đến nực cười.
    Đến bây giờ tóc tôi đã muối tiêu, tóc anh đã phải đi nhuộm nhiều lần. Thỉnh thoảng anh vẫn đến thăm tôi làm vài ván cờ. Thỉnh thoảng anh lại hỏi tôi, thế đã nhắm được cái nhà nào cho thằng cả chưa? Thế đã xin được cho thằng cháu nội đi học mẫu giáo chưa? Thế hai vợ chồng đã định làm gì khi về hưu chưa?
    Đàn ông, đàn ang thì phải lo lắng được cho con cháu chứ. Tôi thủng thẳng nói, làm đàn ông thế quái nào được hả anh? Lo thế thì lo cả đời. Anh lại cười đắc chí, thế nhé, thành đàn ông thế đếch nào được? Trong khi phụ nữ cứ đẻ con xong là thành đàn bà. Làm đàn ông thì còn lâu.
    Đúng lúc ấy, thằng cháu nội nó mải chạy, vấp ngã lăn ra sân. Cả hai lão già ngoảnh đầu lạnh te: "Đàn ông con trai thì phải tự đứng dậy chứ nằm đấy mà khóc à?"
  7. nn_m

    nn_m Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0

    Hôm qua, xem lại Shall we dance. Bộ phim này mình xem đến lần thứ tư rồi mà vẫn thấy hay. Mỗi lần lại phát hiện ra một điểm hay của bộ phim. Lần đầu tiên, thuở còn trẻ trung, thì mê bộ phim bởi nhân vật nam chính quá đẹp trai và JLo thì thật gợi cảm, những điệu vũ trong phim đẹp và lôi cuốn làm sao. Lần thứ hai, sau đó vài năm, vẫn còn ?ochoáng? vì ánh mắt của Richard Gere, ánh mắt như biết nói, vẻ lãng mạn và tha thiết trong ánh mắt ấy, ánh mắt ẩn chứa nỗi buồn. Mình cũng mê mẩn cảnh Richard Gere nhảy cùng JLo trước ngày thi đấu, khi ánh mắt họ giao nhau, tìm được sự đồng điệu trong từng bước nhảy, hiểu rằng khiêu vũ là một nghệ thuật của những tâm hồn thực sự tâm hồn. Lần thứ ba, lại chẳng quan tâm mấy đến sắc đẹp của diễn viên mà lại thổn thức trong cảnh hai vợ chồng nhân vật chính đi trên cùng con đường nhưng có lúc gần như mất nhau, chẳng thể hiểu nhau, giai đoạn hai vợ chồng họ không tìm được sự đồng cảm, những nỗi buồn không thể bày tỏ, rồi suýt khóc trong cảnh thật hay khi Mr Clarke (Richard Gere đóng) cầm một cành hoa hồng tặng vợ và nói rằng: anh rất hạnh phúc vì em đã cùng khiêu vũ với anh 19 năm nay? Một điệu vũ thật nhẹ nhàng và lãng mạn trong siêu thị? Và hôm nay vô tình lại xem Shall we dance lần nữa? Lại nhận ra bộ phim thật hay, và lần này lại thấy cả mình trong đó. Hàng ngày, ông Clarke đi trên chuyến tàu điện đến cơ quan và về nhà vào buổi tối, những chuyến tàu thật đông và bận rộn. Mình thấy mình qua ánh mắt của ông Clarke, nhìn qua cửa sổ tàu điện ngầm, nhìn xa vào khoảng không, cảm thấy một cái gì như sự buồn bã mơ hồ không giải thích được, cảm thấy cuộc sống không thực vui mặc dù chẳng có gì buồn, cảm thấy như mình đang cũ dần đi. Minh cũng thấy mình qua ánh mắt của cô giáo dạy khiêu vũ trong phim khi cô nhìn ra cửa sổ, ánh mắt như đang thở dài, nhìn đăm đăm vào bóng tối vây quanh, cô vừa trải qua những chuyện rất buồn và cô đã mất định hướng, cô trốn chạy và sợ hãi cuộc sống, tính buông xuôi trong cái lớp khiêu vũ nhỏ hẹp đó. Phải, đã bao nhiêu lần mình bắt gặp chính mình đi qua cái hành lang dài, phóng tầm mắt xuyên qua tán cây xuống con đường rộng đông xe cộ, cảm thấy mình như không thuộc về cái thế giới tấp nập đó, mơ hồ sợ hãi, thoáng qua nhanh thôi rồi lại phải co cẳng làm việc. Mỗi ngày, giống nhau, buổi sáng chạy hộc tốc tới công ty, nhăn nhở cười với con búp bê dán trên màn hình máy tính, tự chúc một ngày vui vẻ nha bé, rồi cắm cúi mải miết mãi. Mình đang cũ đi, phải không? Trong phim có một đoạn, ông Clarke bảo với cô giáo dạy khiêu vũ của mình, ?otôi nhìn thấy ánh mắt cô từ cửa sổ lớp dạy khiêu vũ?? và ông đã quay lại cái lớp ấy, không phải vì cô ấy, mà vì chính ánh mắt mà ông tìm thấy sự đồng điệu. Thế nên mình yêu ghê cái kết cục của phim, khi những con người đó đã bên nhau giúp nhau trải qua những khó khăn trong chính họ và tìm được trở lại ý nghĩa và niềm vui trong cuộc sống. Cô giáo dạy khiêu vũ tìm lại được sự tự tin, can đảm quay trở lại với niềm say mê khiêu vũ của mình, ông Clarke tìm thấy vị ngọt ngào tưởng đã bị lãng quên trong cuộc sống vợ chồng ông, anh bạn đồng nghiệp của ông Clarke tìm thấy sự tự tin ở vẻ bề ngoài của mình và thật sự tìm thấy tình yêu, và những người khác nữa, từ cái lớp khiêu vũ nhỏ bé ấy đã tìm lại được chính họ với niềm tin và say mê vào cuộc sống. Cái kết cục đó khiến người xem phải mỉm cười hạnh phúc, khiến mình vui vui vì cảm thấy tin chắc rằng rồi mình sẽ vượt qua thôi những cảm giác bất ổn trong cuộc sống, tất cả chỉ là tạm thời nếu con người có niềm tin để vượt qua. Cái điều này mình đã được sư phụ dạy trăm lần mà quên lời thầy mãi, học trò này coi bộ tệ quá rồi. Thôi, cố tự mà ghi nhớ đi nha, e rồi chẳng có ai mà đi nhắc nhở mình mãi đâu hí hí.
  8. greenline

    greenline Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2003
    Bài viết:
    1.836
    Đã được thích:
    0
    Nhớ..!
    Khi những tia nắng đầu tiên, mỏng manh màu cam nhạt còn lấp ló sau những đỉnh núi nhòn nhọn xám mờ, chưa đủ sức xuyên thủng màn sương trắng đục như đổ mây che phủ rừng cây, trùm lên những nóc nhà? Mọi vật còn ngái ngủ trong sự yên tĩnh trong trẻo? Hơi rùng mình với cái tê tê lạnh phả ra từ khí núi, vẫn mơ màng ấm áp với dư âm một giấc mơ đẹp, tôi bỗng thót người khi nghe một tiếng chim lảnh lót, réo rắt trong như ngọc, giống mũi tên xuyên qua màn sương, át cả tiếng gió lướt trên các ngọn núi, đầy quyền lực và có lẽ đầy ma lực? Sau tiếng chim, cả núi rừng như chuyển động, bắt đầu là tiếng lao xao của người, rồi tiếng gõ móng lộp cộp của gia súc, tiếng gà kêu, ngựa hí?
    ....
    Hoài Hương
    Trích từ: http://vietnamnet.vn/thuhanoi/2007/03/677186/
  9. oilfield

    oilfield Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Cái se lạnh khi trời chuyển đông sáng nay làm tôi nhớ đến mùa tết ở SG, nhớ lớp học năm nào thầy dạy:
    "Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
    Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh"
    Ôi nhớ làm sao không khí râm ran của những ngày cận tết, những buổi chợ rộn ràng tiếng cười nói hân hoan, những bông hoa đầy đủ sắc màu khoe mình trong không khí náo nhiệt của hội xuân, để lòng lâng lâng nhớ về cây đào với ông đồ của Vũ Đình Liên:
    "Mỗi năm hoa đào nở
    Lại thấy ông đồ già
    Bày mực Tàu giấy đỏ
    Bên phố đông người qua"
    Tết rồi tôi chẳng được về nhà ăn tết nên càng nhớ hơn không khí ngày xuân...
  10. arien

    arien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/01/2002
    Bài viết:
    763
    Đã được thích:
    0
    Thân tặng ngưòi xa quê.Mong rằng tuỳ bút này sẽ làm bạn vơi đi nỗi nhớ nhà.Chúc vui vẻ.
    Mu?a xuân mới lại vê?
    Đêm nay trong căn phòng yên tĩnh, một mình ngồi ngắm mưa xuân lất phất bay qua khung cửa sổ màu đêm mùa xuân đen sáng, mịn như nhung. Đâu đây như có tiếng lách tách của những chồi cây tách vỏ nảy mầm. Thiên nhiên ban tặng cho ta cái nắng vàng rực rỡ trong suốt màu hổ phách của mùa thu, để rồi chuyển sang màu chì xam xám của mùa đông in lên trên nền trời những cành cây khô khẳng khiu, trút hết những chiếc lá úa không tiếc thương, day dứt để dâng hiến cho mùa xuân xanh tươi, cây lá đâm chồi nảy lộc và bầu trời trắng đuck lất phất mưa bay?
    Bữa trước ở vườn đào, em nói với anh xuân này đẹp lắm và em khoe cái mảnh vườn tạp xưa kia của em nay đã thành vườn đào đang chớm nụ. Nhưng đẹp hơn cả vẫn là những dự định về tương lai của chúng mình, về một căn hộ xinh xinh bên hồ nằm trong khu du lịch sinh thái lộng gió xuân.
    Năm 2006 qua đi với biết bao khó khăn, thử thách phải vượt qua. Úng hạn, bão lũ, dịch rầy nâu phá hoại mùa màng, dịch vúm gia vầm trên diện rộng cướp đi hàng ngàn tỉ đồng? Nhưng vượt lên tất cả vẫn là những kỳ tích, những thành tựu của 20 năm đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. GDP năm 2006 tăng 8.2% so với năm 2005, Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao và liên tục trong vòng 10 năm trở lại đây, đứng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc.
    Những thành tựu ấy được nhân lên niềm vui gấp bội khi nước ta được kết nạp vào WTO, tổ chức thương mại lớn nhất toàn cầu. Rồi Diễn đàn APEc Việt Nam lần thứ 14, Hội nghị của 21 nền kinh tế châu Á ?" Thái Bình Dương thành công tốt đẹp, in đậm dấu ấn của một nước Việt Nam hòa bình, hữu nghị, thủy chung, mến khách. Làn sóng đầu tư vào Việt Nam càng lớn. Năm 2006, đầu tư ngước ngoài đạt hơn 10 tỷ USD gấp rưỡi năm 2005. Trung tuần tháng 12 năm 2006, Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà đầu tư công bố mức tài trợ cho ta 4,457 tỷ đô la, cao nhất từ trước tới nay. Trước lễ Giáng sinh 1 tuần, tại Washington, Tổng thống Hoa Kỳ G.Bush đã ký PNTR trao quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn đối với Việt Nam. Rồi đây, hàng hóa của Việt Nam sẽ được đối xử bình đẳng trong các chợ lớn toàn cầu. Và, hàng của các quốc gia trong WTO, kể cả những siêu cường quốc như Hoa Kỳ, Nhật, Anh, Pháp, Italia? cũng đến với Việt Nam.
    Cánh cửa nền kinh tế thế giới đã rộng mở, nền kinh tế Việt Nam sẽ vươn lên hội nhập.
    Nhìn những bức tranh toàn cảnh như vậy, ta tin ở tương lai tươi sáng của quê hương, đất nước trước thềm xuân 2007.
    Ngoài kia, đêm nay ?" đêm mùa xuân, chắc hẳn có những đôi trai gái đang dạo gót quanh hồ công viên thành phố. Họ mặc đẹp, lộng lẫy sắc màu dưới ánh sáng của những chùm đèn cao áp. Đi bên nhau và trái tim họ hát ca. Cô gái là công nhân may xuất khẩu của một công ty vốn đầu tư nước ngoài. Còn người thanh niên cao to đẹp trai kia là nhân viên của công viên Bạch Đằng. ?oNghề của em và của anh đều làm đẹp cho đời? ?" cô gái thỏ thẻ nói với người yêu như thế. Em thì tạo mốt, anh thì tạo dáng cây, thế cây cho cuộc đời này. Họ cứ thủ thỉ biên nhau, thoảng lại chạm vai nhau, lại khúc khích cười, người thanh niên lại thơm nhẹ lên đôi má ửng hồng và vuốt nhẹ lên bờ vai mịn màng của người yêu. Những hạt mưa xuân nhỏ li ti vương lên tóc, lên áo?. Óng ánh như những hạt cườm. Đôi má em ửng hồng lên vì rét. Cái ngọt ngào tinh tế của anh che cho em cơn gió lạnh đang xao động mặt hồ, làm rung nhẹ những cành liễu rủ.
    Trong lòng rạo rực quá, không thể ngồi yên. Có cái gì giục giã mơ hồ từ phía xa như tiếng gọi mùa xuân. Tôi ra đường, dù đã muôn, đi trên con phó nhỏ thân thuộc của mình, nhưng hôm nay có vẻ khác hơn, mới hơn. Cây bàng đứng chơ vơ trong sương gió, giá buốt, khô hanh hôm qua, đang tắm mình trong những hạt mưa xuân nhè nhẹ. Những hạt mưa xuân nhỏ li ti vương trên cành cây, đọng trên những chồi non, búp lá vừa mới nhú. Vào giờ này, chị lao công quét rác của công ty môi trường đô thị vẫn đang cần mẫn làm việc. Chiếc chổi tre theo nhịp tay đưa vẫn đều đều trên mặt đường nhựa láng bóng nước mưa xuân, phản chiếu ánh sáng lung linh của những chùm đèn màu. Anh công an giao thông vẫn nghiêm trang trên bục chỉ đường. Các cửa hàng, cửa hiệu rực rỡ sắc màu. Người bán, mua tíu tít, đon đả chào mời.
    Năm nay tháng Chạp thiếu, 29 lấy làm 30 Tết. Hối hả, tất bật những dòng người nườm nượp đi sắm Tết đang tản dần theo các con phố nhỏ, trở về với tổ ấm của mình để chuẩn bị đón giao thừa, đón năm mới.
    Trên bàn thờ Tổ quốc, bàn thờ tổ tiên, ông bà, cha mẹ của mỗi gia đinh năm nay hẳn có thêm những quả cam chín đỏ của Hoa Kỳ, ngọt và không hạt; nho Nhật Bản, táo Australia? Trên mâm ngũ quả bên nải chuối và quả bưởi chín vàng, hình ảnh của nền kinh tế thì trường, của WTO đã vào mâm ngũ quả ngày Tết. Thời cơ lớn đã đến và thách thức cũng không nhỏ, ta tin ở sức lực, trí tuệ của ta?
    Tôi đi và cứ nghĩ miên man như thế, mưa xuân phủ một lớp mỏng lên mái tóc và chiếc áo choàng? Có hạt mưa xuân nào chui vào cổ áo ?" rùng mình, người tôi mát lạnh, tim tôi rung lên, đập nhịp: Mùa xuân ơi, Mùa xuân đã về!
    Vũ Hoàng Tiến.

Chia sẻ trang này