1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tản mạn âm nhạc

Chủ đề trong 'Nhạc Rock' bởi HeartCoreTourist, 19/07/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. HeartCoreTourist

    HeartCoreTourist Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2015
    Bài viết:
    396
    Đã được thích:
    7
    Sonic Youth với The Stone Roses ai vĩ đại hơn!?


    Xét theo khía cạnh nào đó thì Sonic Youth với hàng loạt albums không hề tầm thường thì có lẽ vĩ đại hơn.

    Nhưng xét rộng ra tầm ảnh hưởng của những band này đối với nền âm nhạc thế giới nói riêng và nền văn minh nhân loại nói chung thì tầm ảnh hưởng của cả hai band này là tương đương nhau.

    Bởi mỗi band đều sở hữu một siêu phẩm.

    Nghệ thuật là rất khó là vì thế.

    Anh có thể lao động nghệ thuật cả đời mà chỉ có một siêu phẩm. Đó cũng là đáng mừng lắm rồi.
  2. HeartCoreTourist

    HeartCoreTourist Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2015
    Bài viết:
    396
    Đã được thích:
    7
    Steve Jobs từng nói: công thức thành công của ông chính là ban nhạc huyền thoại The Beatles.

    Ở đây, nhà kinh doanh vĩ đại muốn nói đến sự ăn ý đến không thể tin nổi của các thành viên Tứ Quái trong thời gian họ làm khuynh đảo thế giới (tức thập kỷ 1960s của thế kỷ 20).

    Và Steve Jobs cũng xây dựng đội hình kinh doanh thiết bị công nghệ của mình thành một tập thể làm việc ăn ý như vậy.
  3. HeartCoreTourist

    HeartCoreTourist Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2015
    Bài viết:
    396
    Đã được thích:
    7
    Thiên tài là người có khả năng kết hợp (tổng hợp).

    Một ví dụ:
    Anh có thể nghe được những giai điệu dân gian ở đâu đó. Nó bắt đầu quá trình âm thầm ở trong anh.
    Rồi đến khi sáng tác và ghi âm anh lấy nó ra và kết hợp nó lại với cảm hứng sáng tác của anh để tạo ra tác phẩm.
    Kết quả là anh có một tác phẩm giàu dân gian tính.
  4. HeartCoreTourist

    HeartCoreTourist Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2015
    Bài viết:
    396
    Đã được thích:
    7
    Trong album The Bends, Thom Yorke đã hát: “If I Could Be Who You Wanted” (Tạm dịch: Giá như anh là người em yêu).

    Phải.

    Nếu Thom Yorke không bị người mình yêu thờ ơ, không đếm xỉa đến tình cảm của mình dành cho cô ấy. Thì anh đã không trải qua bão tố phong ba của cuộc đời, và có lẽ nhạc của Radiohead - nếu có – cũng không hay đến như vậy.


    Và nếu không bị Heartbreak vì tình hoặc vì cuộc đời thì nhạc của nhiều Artist khác (ví dụ như album Dummy của Portishead) không thể nào lại khiến người nghe khóc cười trong âm nhạc của họ đến vậy.


    Điều phải đến đã đến (và Điều phải đến sẽ đến) – What Must Be Must Be, câu thành ngữ Anh đã nói cho đúng trường hợp này.

    Một tâm hồn nhạy cảm và một khối tình chan chứa như Thom Yorke trước sau gì cũng yêu và chịu khổ nạn vì yêu.

    Và từ khổ nạn đó có “Phục Sinh” và âm nhạc được hình thành.


    Vì vậy, album The Bends của Radiohead còn có tên gọi khác là “Phục Sinh”.
  5. HeartCoreTourist

    HeartCoreTourist Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2015
    Bài viết:
    396
    Đã được thích:
    7
    Sao lại có một vĩ nhân diệu kỳ như Bach! Không thể không yêu thích âm nhạc của Người.
  6. HeartCoreTourist

    HeartCoreTourist Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2015
    Bài viết:
    396
    Đã được thích:
    7
    Nghệ thuật là một lĩnh vực rất khắc nghiệt.

    Thành Đà Nẵng tuy là một tay guitar lừng danh và nổi tiếng. Nhưng Thành Đà Nẵng hay ban Đại Bàng Trắng hay bất cứ một tên tuổi lớn nào của Rock Việt cũng không thể so sánh được với những Rocker như Hải Bột hay Tạ Quang Thắng – chính là ở khả năng sáng tạo nghệ thuật sáng tạo ra tác phẩm.

    Anh có thể nổi tiếng nhất thời. Nhưng nếu anh không có tác phẩm để lại cho đời thì trước sau gì tên tuổi anh sẽ chìm vào quên lãng.



    ++++

    Xem thêm các Rocker tài năng của Rock Việt tại chủ đề:

    http://ttvnol.com/threads/rocker-ta-quang-thang-niem-say-dam-dang-trao-voi-cuoc-song.1368483/
    Lần cập nhật cuối: 29/07/2015
  7. HeartCoreTourist

    HeartCoreTourist Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2015
    Bài viết:
    396
    Đã được thích:
    7
    Có thể hiểu được tại sao trong thời kỳ tồn tại cùng “băng” (như “băng” tứ quái Beatles, “băng” The Velvet Underground, “băng” Pink Floyd…) thì họ giàu khả năng sáng tạo đến không thể tượng nổi như vậy.

    Một khi đã lập “băng” thì quan hệ giữa các thành viên trong băng có thể nói là “thân hơn cả anh em ruột thịt”.

    Và khi “băng” đã tan rã thì phần đông các Artists solo đều không được thành công như thời còn trong “băng”.
  8. HeartCoreTourist

    HeartCoreTourist Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2015
    Bài viết:
    396
    Đã được thích:
    7
    Ở trên có nói : phần đông solo artists ko thành công khi đã rời băng

    Tuy vậy, cũng có một số trường hợp ngoại lệ. Một số Artists sau khi rời “băng” lại thành công lớn. Như Robert Wyatt, Paul Simon, Micheal Jackson, Klause Schulze, Neil Young, Eric Clapton, 2 Wu-Tang Clan members gồm Raekwon và GZA, N.W.A. member là Dr. Dre .v.v.

    Tiện nói về những Artists solo cũng nên nói thêm về những Artist sau khi rời “băng” lại lập “băng” mới và trở nên thành công lớn.

    Ví dụ: Howard Devoto sáng lập Magazine kể từ sau khi rời Buzz****s , Còn nhóm Wilco được hình thành là do hai thành viên của Uncle Tupelo còn lại (sau khi nhóm này tan rã) trong đó có Jeff Tweedy sáng lập nên.


    ++++


    Có những album lớn được sản xuất vô cùng công phu, ngay từ bìa đĩa. Ví dụ như The Velvet Undergound & Nico (bìa đĩa hình quả chuối), Illinois của Sufjan Stevens , Spirit Of Eden của Talk Talk, The Stone Roses – s/t. Có album như The Velvet Undergound & Nico có đội ngũ sản xuất hùng hậu. Có album (như Sgt. Pepper cuả The Beatles , A Night At The Opera của Queen) kỳ công và vô cùng tốn kém và đội ngũ sản xuất đương nhiên cũng hùng hậu. Có album như Songs In The Key Of Life của Stevie Wonder, Illinois của Sufjan Stevens có đội ngũ nhạc công hùng hậu.


    Ngược lại có những album sản xuất rất rẻ tiền như phong cách Lo-Fi của dòng Alternative Rock.


    ++++

    Kể từ khi có album The Velvet Underground & Nico (tức năm 1967) thì nhạc Rock chảy theo hai tuyến song song: Classic Rock và Modern Rock. Các Artists đi sau chịu ảnh hưởng của Artists đi trước theo cùng tuyến.


    Ví dụ như tuyến Modern Rock, sau khi The Velvet Underground thành công thì các Artists đi sau theo thứ tự: Proto Punk (nửa cuối 60s tới nửa đầu 70s), Punk (nửa cuối 70s), Post-Punk (cuối thập niên 1970s đến trong thập niên 1980s) và Hardcore Punk ( từ cuối 1970s đến về sau), Alternative and Indie Rock (từ 1980s trở đi) .v.v.


    Lấy một ví dụ: Trong một tài liệu tiếng Anh có tên là “History Of Punk” có nói như sau: Iggy Pop khi lần đầu nghe album VU & Nico thì thấy bình thường. Nhưng vài hôm sau nghe lại : He Sulk It.

    (Đại ý: Iggy Pop phát ốm phát cuồng lên vì nó). Tôi không nhớ là He Sulk It hay He Sunk It hay He Sung It hay He Sick It nhưng dịch ra thì là đúng như vậy.


    Trong hai tuyến nói trên thì tuyến Classic Rock phát triển mạnh hơn trong hai thập kỷ 1960s và 1970s (thực ra là từ nửa sau thập kỷ 1960s đến hết 1970s). Còn Modern Rock phát triển mạnh hơn kể từ thập niên 80s trở đi.


    Cũng nói thêm một chút là: mặc dù phát triển song song nhưng Classic Rock bắt đầu sớm hơn 2 năm (từ năm 1965).
  9. HeartCoreTourist

    HeartCoreTourist Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2015
    Bài viết:
    396
    Đã được thích:
    7
    Người đứng đằng sau những tượng đài âm nhạc

    Tôi có biết một trường hợp, đó là cây kèn Trompet tên là Freddie Hubbard.

    Hubbard tham gia với tư cách là người thổi kèn trompet trong hai đội hình ghi âm hai siêu phẩm để đời khác nhau. Đó là Out To Lunch! Của Eric Dolphy và Maiden Voyage của Herbie Han****.

    Thật tuyệt diệu.

    Với một tài năng trác tuyệt về trompet, Hubbard đã góp phần làm cho hai siêu phẩm này trở nên hoàn mỹ và vô cùng đáng yêu.


    Là Thiên Tài vẫn không ngần ngại đứng sau người Khổng Lồ

    Đó là trường hợp của Wayne Shorter (người có siêu phẩm Speak No Evil nổi tiếng)

    Không biết Shorter có biết và ý thức được mình là thiên tài hay không. Nhưng bóng dáng của người nhạc sĩ/nhạc công saxophone này trong một số trường hợp cho thấy Shorter luôn khiêm tốn đứng sau và hỗ trợ đắc lực cho một người khổng lồ. Đó là Miles Davis.

    Trong siêu phẩm Bitches Brew nổi tiếng Miles Davis đã đưa vào tác phẩm này một bản nhạc của Wayne Shorter có tên là Santuary. Và Shorter cũng tham gia với tư cách là cây kèn saxophone trong album này. Wayne Shorter cũng tham gia với tư cách đồng sáng tác và chơi kèn saxo cho album khác là E.S.P. cũng của Miles Davis.

    Người dẫn đường là một tài năng thiên phú như Miles Davis thì tài năng của Người chúng ta không thể phủ nhận.

    Nhưng chúng ta cũng ghi nhận những đóng góp vô cùng to lớn của “người đi theo” những người khổng lồ ấy. Đó là công lao của Wayne Shorter và không ít Artists khác mà Miles Davis là người lãnh đạo của họ.

    Trên đây chỉ là một hai ví dụ cho thấy trong suốt quá trình lịch sử của âm nhạc thế giới thế kỷ 20 có không biết là bao nhiêu Artists tài năng bằng tất cả tâm huyết của mình đã cống hiến hết khả năng nghệ thuật của mình và không hề biết mệt mỏi. Nhờ có vậy mà chúng ta có được một di sản vô cùng vĩ đại về đủ thể loại từ Rock, Jazz, Blues, R&B, Soul, Electronic, Hiphop, .v.v. để nghe ngày hôm nay.
  10. HeartCoreTourist

    HeartCoreTourist Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2015
    Bài viết:
    396
    Đã được thích:
    7
    Có một sự ngẫu nhiên của lịch sử. Đó là trường hợp hai ban nhạc có tầm ảnh hưởng vĩ đại nhất trong lịch sử nhạc Rock lại xảy ra chuyện mỗi ban nhạc không tồn tại quá mười năm. Đó là The Beatles và The Velvet Underground.

    Dường như ông Trời đã xui khiến để hai ban nhạc này có sứ mệnh lớn lao nhất trong lịch sử. Và có lẽ vì thế mà các thành viên phải gánh trọng trách lớn hơn, sức ép lớn hơn so với những nhạc sĩ, nghệ sĩ bình thường.

    Và sự tan rã chỉ là sớm hay muộn mà thôi.

    ++++

    Một trường hợp khác, ban nhạc điện tử Tangerine Dream. Tuy tồn tại lâu hơn nhưng họ cũng không giữ được đội hình nguyên vẹn từ đầu đến cuối.

    ++++

    Có một số trường hợp cho thấy rằng: nếu các thành viên đều yên vị là những ngôi sao lớn trong làng giải trí thế giới thì sự tồn tại của ban nhạc được lâu dài. Ví dụ như The Rolling Stones hay U2 (còn ở Việt Nam là trường hợp Bức Tường).

Chia sẻ trang này