1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tản mạn âm nhạc

Chủ đề trong 'Nhạc Rock' bởi HeartCoreTourist, 19/07/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. HeartCoreTourist

    HeartCoreTourist Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2015
    Bài viết:
    396
    Đã được thích:
    7
    Những hòn đá lăn The Rolling Stones hay đơn giản Đá lăn The Rolling Stone là cái tên được yêu thích nhất trong lịch sử Rock.

    Bằng chứng là có một ban nhạc lừng danh lấy tên này và ít nhất ba tạp chí lừng danh lấy tên Rolling Stone (của 3 đất nước Hoa Kỳ, Tây Ban Nha và Đức).
  2. HeartCoreTourist

    HeartCoreTourist Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2015
    Bài viết:
    396
    Đã được thích:
    7
    Nghe nhạc là nghe cái gì:

    Là nghe cái tinh thần chung, cái cảm hứng chính mà album đó chiết xuất ra cho người nghe.

    Đỉnh cao của việc nghe là “nghe mà như không nghe”. Tức là không chú trong vào cái gì hết mà chỉ cảm cái nhạc cảm chính mà album đó mang lại cho ta.

    Nếu nghe mà tách bạch “lead guitar” với “bass” rồi “vocal” là hỏng bét
  3. HeartCoreTourist

    HeartCoreTourist Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2015
    Bài viết:
    396
    Đã được thích:
    7
    Nghe Hoodoo Man Blues của Junior Wells tôi chợt thấy tiếc.

    Có rất nhiều tài năng lớn của nhạc Blues nhưng hầu hết đều nổi danh ở thời kỳ trước năm 1960s.

    Vào thời đó, người ta chưa có khái niệm về siêu tác phẩm. Kể cả nhạc Jazz và Blues.

    Chính vì thế mà rất ít siêu phẩm Blues ra đời vào thời gian này. Liệu có thể kết luận là không có siêu phẩm nào vào thời gian này?

    Hai tác phẩm đứng vị trí cao nhất trong list “Best Blues Albums of All Time” của Blogger “Make Lists, Not War” là West Side Soul (của Magic Sam) và Hoodoo Man Blues nói trên, đều ra đời trong thập kỷ 1960s.

    Tạo được siêu phẩm là khó. Nếu ngay từ đầu Artist đã không chủ định tạo một tác phẩm có tầm vóc nghệ thuật lớn.

    Thập kỷ 1920s - 1940s theo tôi là âm nhạc thế giới đang chập chững dò đường. Thập kỷ 1950s là gặt hái được những thành công lớn vượt bậc đầu tiên. Còn trước thập niên 1920s là manh nha hình thành.

    Nếu có những siêu phẩm từ ngay từ thập niên 1920s thì theo tôi, Blues đã có thể có nhiều siêu phẩm hơn. Kể cả Jazz cũng vậy (theo một bài viết thì Jazz và Blues có những lúc như dẫm chân lên nhau vào những thời điểm nào đó trước thập niên 1950s).
  4. fuman

    fuman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/09/2015
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    55
    Box Rock giờ hoang vắng quá. Thấy mỗi bác Afo làm mưa làm gió. Xưa có bác Barry Gibson rất nhiệt huyết đóng góp, giờ thì có bác Afo miệt mài chia sẻ từ thông tin, kiến thức cho đến những cảm nhận riêng, bất chấp sự vắng vẻ của nơi đây, quả là 1 niềm đam mê đáng khâm phục.
  5. AfoRhapsody

    AfoRhapsody Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/01/2004
    Bài viết:
    743
    Đã được thích:
    12
    Rolling Stone còn là tên hai chí âm nhạc một của Mexico, một của Pháp.

    Không biết có phải do tên một ca khúc của Bob Dylan có tên là: Like A Rolling Stone.
  6. HeartCoreTourist

    HeartCoreTourist Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2015
    Bài viết:
    396
    Đã được thích:
    7
    Tôi đã hoàn thành list tổng hợp về Electronic và đăng bên box nhạc điện tử. Định mai làm tiếp Rock and Roll hoặc Folk thì chao ôi, cả hai thể loại này đều chẳng có mấy lists để mà tổng hợp. Chỉ có vài list về 1950s với một cuốn sách về Rock and Roll .v.v. Tóm lại là không đủ.

    Hay tại thời kỳ này ít tác phẩm hay nhỉ.

    ++++

    Nhạc Rock and Roll phát triển vào thuở âm nhạc thế kỷ 20 còn sơ khai nên chưa có khái niệm về siêu phẩm. Vì thế chắc là chỉ làm được list nghi ngờ.

    Nhạc Folk thuần với Folk Rock thì có một lượng siêu phẩm nhất định thật, nhưng lại nằm chung trong các list tổng hợp nhiều thể loại. Còn lists chuyên về Folk lại ít.

    Nhưng mà cũng cần phải nói rằng, nhạc Rock and Roll hay Folk đều có thể tiềm ẩn tài danh ẩn náu trong thế giới Underground. Riêng Rock and Roll thì khả năng có thiên tài ẩn danh là ít thôi vì thời đó khác xa thời âm nhạc đại chúng bùng nổ thập niên 60 trở đi.

    Nghĩ cũng buồn. Tài năng nhạc Rock and Roll với cá tính khá nổi loạn so với thời bấy giờ thì nếu nghiêm túc sáng tạo thì thời đó cũng ra được siêu phẩm. Từ Chuck Berry cho đến Little Richard đều tài năng không hề tầm thường. Album Here Is Little Richard có tiềm năng lớn là siêu phẩm, song cần phải đánh giá thêm.
    Lần cập nhật cuối: 09/01/2016
  7. AfoRhapsody

    AfoRhapsody Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/01/2004
    Bài viết:
    743
    Đã được thích:
    12
    Buồn thêm nữa, là bởi:

    Rock and Roll là một trong những cội nguồn quan trọng nhất của âm nhạc đại chúng suốt nửa thế kỷ sau đó cho đến tận ngày nay.

    Nếu không có Rock and Roll thì cũng chẳng hề có phần lớn trong tổng số âm nhạc kỳ diệu mà chúng ta nghe ngày hôm nay.

    Vậy mà thời kỳ này lại ít lists đến như vậy.
    Lần cập nhật cuối: 09/01/2016
  8. HeartCoreTourist

    HeartCoreTourist Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2015
    Bài viết:
    396
    Đã được thích:
    7
    Nếu có một điều ước cho âm nhạc, tôi sẽ ước được mang khoảng 20 siêu phẩm chói ngời về nghệ thuật trên các thể loại về thập niên 1920s để thay đổi lại thập kỷ từ 1920s - 1950s.
  9. fuman

    fuman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/09/2015
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    55
    Có gì buồn đâu bác, RnR chỉ cần có được cái vai trò như bác nhắc tới là đã quả đủ cho một dòng nhạc về vị trí của nó trong nền âm nhạc đại chúng rồi >:D<

    Về lí do mà RnR ít siêu phẩm tôi nghĩ là vì ở thời kỳ mà RnR được định hình và trở thành 1 thể lọai riêng biệt (từ thập niên 60' trở về lúc khai sinh) thì các nghệ sỹ RnR đều ở mô hình 1 ngôi sao cá nhân (ca sỹ) đơn lẻ, (nhóm nhạc công chỉ mang tính hỗ trợ), như thế sẽ khó tạo nên siêu phẩm hơn so với mô hình band nhóm với những sản phẩm âm nhạc là sự kết hợp khả năng sáng tạo của nhiều người. Mô hình band nhóm (trong dòng chảy RnR, Pop/Rock) bắt đầu thịnh hành có lẽ là sau sự ra đời của The Beatles từ đầu thập niên 60. Và sau đó như nào thì chắc ai ghiền Rock cũng biết những gì đã xảy ra ở các thập niên 60, 70, thậm chí là cả 80, 90 rồi (tất nhiên sức sáng tạo và tính nghệ thuật ở các thập niên 60 và 70 vẫn là vượt trội hơn cả, khó mà lặp lại được)

    +++++-

    Trong RnR thì tôi thấy có lẽ 2 nghệ sỹ vĩ đại nhất là Chuck Berry và nhóm Rolling Stones.

    Chuck Berry là ngôi sao sáng nhất trong thế hệ đàn anh tiên phong, và Chuch Berry có lẽ là điểm kết tinh ra thứ RnR thuần túy mẫu mực bậc nhất cho thể lọai này (sau một quá trình từ lúc manh nha hình thành, rồi phát triển, hòan thiện dần qua nhiều thế hệ nghệ sỹ kể từ những năm 30' của tk20).

    Còn R.S, tuy không phải là nghệ sỹ RnR thuần túy, nhưng là những người đã sáng tạo trên nền tảng RnR (sau khi RnR là trở thành 1 thể lọai được xác định, tách bạch với những thể loại đã có trước đỏ hay xuất hiện cùng thời) để cho ra những sản phẩm (mà tôi cho là siêu phẩm) rất đa dạng, phong phú, tuy có chút hơi hướm Rock nặng nhưng vẫn giữ nguyên tinh thần chủ đạo của RnR.

    Sau R.S thì không ai có thể tạo ra nhiều bản RnR đỉnh cao như thế (những nghệ sỹ, band nhóm khác cũng có nhưng không thể nhiều bằng R.S).

    Có thể ví dụ 1 vài siêu phẩm (theo ý tôi) của band nhạc đại chúng vĩ đại thứ 2 của thế kỷ 20 :
    - Jumping Jack Flash
    - Honky Tonk Women
    - Brow Sugar
    - Tumbling Dice
    - I Can't Get No Satisfaction
    - Rocks Off
    - Sympathy_For_The_Devil
    - Gimme Shelter
    - It's only Rock 'n Roll
    v.v...
    HeartCoreTourist thích bài này.
  10. HeartCoreTourist

    HeartCoreTourist Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2015
    Bài viết:
    396
    Đã được thích:
    7
    @fuman và các bạn:

    The Rolling Stones xếp hạng khó thì phải.

    Phong cách của nhóm này thuộc vào Blues Rock, có phải thế?

    Theo ý mình thì RS gần với Rock hơn là Rock and Roll.

Chia sẻ trang này