1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tản mạn bóng rổ

Chủ đề trong 'Bóng rổ' bởi Tequiero8, 20/10/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tequiero8

    Tequiero8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2006
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
    Tản mạn bóng rổ

    [​IMG]

    Tản mạn bóng rổ

    Điểm mốc thời gian. Tiểu tiết nếu sai mong được sửa giúp.

    Giải bóng rổ các trường ĐH tiền thân có cái tên là " Giải bóng rổ sinh viên toàn quốc tạp chí ĐH và giáo dục chuyên nghiệp ". Giải có quy mô toàn quốc, tổ chức 2 năm một lần ( rơi vào các năm lẻ). Giải lần 1 tổ chức năm 1987 ( hình như trong Đà Nẵng). Thời gian này bóng rổ ĐH của HN chưa phát triển, chỉ có 2 gương mặt tham gia là ĐH Y và ĐH Mỏ Địa chất. Chức vô địch là chuyện nội bộ của miền trong, HN thường chỉ dừng lại ở các giải ba hoặc nhì.
    Giải được tổ chức luân phiên giữa các miền, lúc là Đà Nẵng, khi Hà Nội, khi TP HCM. Các đội ngoài Bắc do kinh phí không nhiều, nên chủ yếu tham dự các giải tổ chức ngoài này. Ngược lại, các đội miền Trung và Nam rất chịu khó đem quân đi thi đấu ở xa, điển hình là : ĐH Y Dược TP HCM, ĐH BK Đà Nẵng, ĐH Cần Thơ?

    Năm 1997 -giải lần 7 tổ chức ở HN ( tại nhà thi đấu của trường ĐH Xây Dựng). Tuy có không nhiều đội tham gia, nhưng BTC vẫn chia ra làm 2 mảng là giải ?o đội mạnh? và giải ?ophong trào?. Đấu vòng tròn một lượt tính điểm. Y là đội duy nhất có 2 đội hình tham gia cả 2 giải. Mỏ chỉ tham gia giải đội mạnh. Năm đó Y dược TP HCM vô địch giải đội mạnh, còn giải phong trào, là một kết quả khá bất ngờ : PTTH HN-Ams lên ngôi sau khi đánh bại ĐH Y trong 1 trận chung kết đầy kịch tính.

    Đến năm 2003 -giải được mang 1 cái tên dài ngoằng là :" Giải bóng rổ SV toàn quốc tạp chí giáo dục lần thứ 10 tranh cúp thể thao Động lực lần thứ I? . Giải này Sóc Trăng vô địch với 1 đội hình quá khủng ( chủ yếu dân chuyên nghiệp, trang trí đường diềm bằng 1,2 ông ở tuyển QG).

    Cũng năm 2003 này, giải ?ophong trào? đánh dấu sự xuất hiện của ĐH BK HN. với một lứa cầu thủ bắt đầu vào độ chín : Phát ( kiêm HLV) - Linh- Thiện-Cường- Toàn- Bách?hứa hẹn sẽ là một làn sóng mới trong làng bóng rổ HN.

    Năm 2007, sau 20 năm kể từ giải lần đầu tiên, chức vô địch vẫn là 1 cái gì đó xa vời với các trường ĐH miền Bắc. BK HN là đội bóng có thành tích tốt nhất trong các trường ĐH miền Bắc ở giải này, khi chỉ chịu thúc thủ trước BK Đà Nẵng với 1 điểm cách biệt trong trận bán kết. ĐH TDTT TP HCM vô địch . ĐH BK Đà Nẵng về nhì trong một trận đấu mà họ đã dẫn trước cả 3 hiệp, nhưng không thể giữ được ưu thế đó trong hiệp 4, trước một số 10- Choong Paul quá toàn diện và xuất sắc của ĐH TDTT TP HCM.
  2. Tequiero8

    Tequiero8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2006
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
    ii. Giải bóng rổ các trường ĐH HN
    Năm 2000, cùng với việc KTrúc đầu tư mạnh vào bóng rổ, có thêm một giải đấu nữa cho SV HN ra đời, đó là giải bóng rổ các trường ĐH HN. Giải này tổ chức 1 năm 1 lần. Nhà tài trợ thay đổi liên xoành xoạch ( lúc có lúc không ) nên hình như giải cũng chưa có cái tên cố định. Đây có lẽ là " chiếc áo" vừa hơn với trình độ của bóng rổ phong trào SV HN.
    KT vô địch giải này trong 3 hay 4 năm liên tiếp gì đó ( chả nhớ chính xác, chỉ nhớ đó là một đội hình với bộ khung rất già nhiều năm vẫn chạy tốt). Đến khoảng năm 2003, BK dần dần vươn lên trở thành đối trọng với KTrúc, trong khi Y, Mỏ thì bắt chước Titanic, chìm dần chìm dần không hẹn ngày trục vớt.
    Giải năm 2005, KTrúc vô địch trong những điều tiếng về nhân sự ( chính sách tận dụng cựu binh). Sau giải này, KTrúc bắt đầu lùi vào quá vãng, khi đội hình trẻ không đạt được những kết của như các đàn anh của họ đã làm. ĐH GTVT về nhì ( đây có lẽ là kết quả tốt nhất mà ĐH GTVT đạt được từ khi thành lập đội). ĐH Mỏ ( lứa Hiền tử tế, Trung con) và BK là những kẻ chiến bại trong 2 trận bán kết. Năm 2005 này, KTế ( chủ yếu K44 đến K47) vẫn còn là đội trung bình trong làng bóng rổ HN , chưa thực sự nổi bật.
    Năm 2006 và 2007 có thể vẫn được coi là năm của người BK. Cùng với việc các giải đấu được tổ chức nhiều trên sân BK, việc tuyển SV VN tiếp nhận 2 cầu thủ của BK là Toàn điếc và Tuấn cận để tham dự giải SV Đông Nam Á, đội tuyển BK lớn mạnh thực sự, với lứa kế tiếp khá ?odày?: Tường, Tuấn, Dũng, Bách, Linh... Giải các trường ĐH HN năm 2007, ( thực ra là diễn ra vào đầu năm 2008- bị lùi lại do giải SV ĐNA ). Giải này có thể nói là trăm hoa đua nở, nhiều đội bóng mới, nhiều ấn tượng mới. KTế vào đến chung kết nhưng thúc thủ khá dễ dàng trước BK. Ngoại thương, SKĐA.. cũng để lại nhiều hình ảnh tốt đẹp.
    KTế phải đợi thêm 9 tháng nữa ( đến giải 2008 vừa diễn ra ) để đạt đến 1 đội hình có thể nói là hoàn thiện nhất của họ sau nhiều năm. Rất tiếc, đội hình ấy đã phải dừng bước trước ngưỡng cửa bước đến trận chung kết năm nay ( thua HV KTQS bằng OT ).
    BK sau sự ra đi của một loạt các trụ cột : Tuấn- Dũng-Bách? đã dừng cuộc chơi ở ngay vòng bảng. Một dấu chấm xuống dòng cho BK ?
    Giải năm 2008 cuối cùng cũng đã tìm ra chủ nhân mới cho chức vô địch : ĐH Hà Nội. Cánh chim lạ HV KTQS nắm chức Á quân, sau khi vượt qua chính Á quân của năm trước- ĐH KTế- bằng sự quả cảm và lăn xả của những người lính ở trận bán kết . Liệu các đội bóng đó chỉ là những hiện tượng hay sẽ thành những tượng đài ? Chỉ là một tập hợp của vài cầu thủ chơi bóng giỏi, hay là đại diện cho 1 trường ĐH có phong trào bóng rổ thực sự lớn mạnh ? Câu trả lời vẫn còn ở phía trước?
  3. Tequiero8

    Tequiero8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2006
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
    iii. Ở trong tiềm thức
    Phần 1: Mỏ
    Trước năm 96, phong trào bóng rổ trong các trường đại học HN không thực sự phát triển. Hình như chỉ có Mỏ, Y, Dược thích chơi môn thể thao này. Kiến trúc hồi đó có anh Hải xoăn ngày ngày vác quả bóng lên sân Y, sân Ams miệt mài luyện tập một mình, anh Hải xoăn cao khoảng 1m75, dáng thể thao, tóc xoăn , có một cái răng sứt, chơi bóng rổ cũng hay, nhưng thuộc loại anh hùng không gặp thời, đến ngày KT trở thành ?ocái lò bóng rổ? thì anh Hải xoăn đã lang thang ở trên đất Ý để kiếm tiền, không còn cơ hội trở thành tuyển thủ của KT để phô diễn tài năng nữa.
    Nhưng KT là chuyện hồi sau, tác giả xin bắt đầu bằng một đội bóng trường ĐH thực sự gọi là có truyền thống ở HN trong môn bóng rổ, đó là Mỏ.
    Mỏ chơi bóng rổ chắc cũng phải được hơn 30 năm, tính đến bây giờ. Từ hồi thu thập chú Nam quẩy từ Bưu điện, chú Tuấn giật từ Thể Công, và chú Long rồng ( không biết từ đâu nữa), thì có thể nói Mỏ luôn là đội bóng rổ ĐH mạnh nhất miền Bắc, giải nào cũng có sự góp mặt của ba chú này, cho đến khoảng năm 95-96, thì anh Minh gỉ và anh Hưng đen bắt đầu xuất hiện trên giang hồ, nhưng cũng chỉ chủ yếu mang vai trò quấy rối, chưa thành ngôi sao như sau này. Mỏ là điển hình đầu tiên của việc trọng dụng các lão thành cách mạng, bằng chứng là đến tận giải bộ đại học năm 1999-2000, bộ ba các chú Tuấn-Nam-Long còn tung hoành ngang dọc, chưa dừng lại ở đó, để chắc cơ, Mỏ còn thuê thêm chú Văn kều- một sản phẩm từ lò Không quân, chú Văn này cũng thuộc loại đắt hàng, đến năm 2002 lại đựợc CDunk mời vào tham gia đội, nhưng đến nay thì đã biệt tăm biệt tích trong giới bóng rổ, nghe đâu đã chuyển nghề buôn đồ điện tử đường dài . Thuê người và dùng người tài như vậy, nhưng thành tích của Mỏ vẫn chỉ dừng lại ở vĩ tuyến 17, không ăn thua với mấy đội miền Trung, miền Nam giàu thành tích. Trong các giải bóng rổ bộ đại học của thời gian đó, Mỏ dìm hàng Y với KT như thế nào thì lại bị các bạn Đà Nẵng, Cần Thơ với Y Dược TP HCM vùi hoa dập liễu y hệt như vậy.
    Cuộc vui nào cũng có lúc tàn, đến một ngày kia, chú Tuấn giật chuyên tâm vào học hành , chú Long thì bận bịu sáng bán bánh Pizza chiều chơi tennis, chú Nam mất 2 chiến hữu, đành chuyển dần sang công tác huấn luỵện cho các bạn trẻ PTTH cũng như ĐH, Mỏ rơi vào một cuộc cải tổ thực sự, phải đứng trên sân bằng những đôi chân khác, trẻ hơn, khỏe hơn, nhiệt tình hơn, và ít kinh nghiệm hơn -mà không còn sự đóng góp của ba chú nữa.
    Giải đầu tiên Mỏ chơi mà vắng mặt ba chú ( thực ra là 2 chú, vì chú Nam vẫn có mặt dưới vai trò HLV mà ), kết quả chẳng tốt đẹp gì lắm. Y là đội mừng ra mặt, vì giải đó Y thắng Mỏ khá đậm ( từ rất lâu Y mới thắng được Mỏ mà, có 3 chú kia thì hơi bị khó, hehe). Mỏ mất vị trí độc tôn, nhưng bù lại, một thế hệ trẻ có cơ hội chơi bóng rổ nhiều hơn, chưa thực sự xuất sắc như thế hệ trước, nhưng thực sự trẻ trung hơn nhiều. Có thể nêu ra vài điển hình của thời khắc chuyển giao như anh Hưng đen ( đánh đến tận năm 2003 thì phải ?) Bình ( Thăng Long), Hiền tử tế ( BĐ). Đến vài giải gần đây, thì son phấn của một thời vang bóng đã thực sự trôi đi gần hết, Mỏ chỉ là một khuôn mặt khá nhợt nhạt, thiếu sinh khí. Hi vọng trong tương lai gần, Mỏ sẽ tìm lại cho mình được bản sắc và vị thế như ngày nào trên bản đồ bóng rổ HN.
  4. Tequiero8

    Tequiero8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2006
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
    Phần 2 : Kiến Trúc
    Lại nói chuyện anh Hải xoăn, thanh niên tuổi trẻ tài cao nhưng trong lá số có ghi 4 chữ :" Sinh bất phùng thời", nên dù chơi bóng rổ khá hay nhưng hồi đấy phong trào bóng rổ ở KT cũng chưa lên cao lắm, đến thời đội tuyển KT thành lập, anh cũng có tham gia dăm trận. Sau đấy trên các sân bóng HN không còn thấy dấu giày của anh nữa.
    Khoảng năm 97-98, các đàn em của anh Hải xoăn bắt đầu đặt những viên gạch móng cho đội tuyển KT sau này. Xuất phát điểm là một nhóm 5,7 người yêu thích bóng rổ, tuần nào cũng lọ mọ lên sân Y mấy buổi để chơi bóng ( Trong nhóm này có Kiên khủng long). Lộc chim hồi đó cũng hay lên sân Y- chủ yếu là tập ném một mình. Anh Hưng đen thì một thời gian sau mới xuất hiện, hồi đó anh ta để ngôi giữa kiểu Đan Trường, nhưng làm xoăn giống mấy em tuổi teen bây giờ ( thuật ngữ gọi là phi dê ).
    KT thời điểm đó có thể nói là đội tuyển được đầu tư tốt nhất trong các đội bóng rổ trường ĐH. Người viết nhớ không nhầm thì khoảng năm 99-2000, khi đánh giải bộ ĐH ở trên Xuân Mai- Hà Tây, KT đưa cả đội tuyển lên ở luôn trên đó để luyện quân ( trong khi các đội khác như Y, Mỏ thì cứ cặm cụi đi đi về về ). Đầu tư là thế nhưng hiệu quả thu được chưa thực sự thuyết phục. Giải năm đó KT thua Y ( đối thủ chính ), dù đã có sự tăng cường nhân lực bằng Nam Cần Thơ, kết thúc giải không ở 1 trong 3 vị trí đầu, nhưng vẫn vớt vát được danh hiệu MVP của giải ( trao cho anh Lộc chim).
    Bước ngoặt lớn cho tuyển KT, có lẽ là việc chú Toản ( KQ) về dẫn đội, và sự xuất hiện của Khánh Mỹ - mảnh ghép cuối cùng mà KT cần để tạo nên một đội tuyển thực sự mạnh trong những năm 2000-2003.
    Trong khoảng thời gian này, có thể nói KT không có đối thủ thực sự ở trong các trường ĐH miền Bắc. Với các đội bóng miền Trung và Nam, ấn tượng mạnh nhất có lẽ là trận KT thua sát nút ĐH Đà Nẵng, trong 1 trận đấu mà Khánh Mỹ đã ghi tới 9 quả 3 điểm.
    Trong khoảng thời gian không dài ấy, KT đã thực sự là một đội " kiêu binh" của bóng rổ HN, họ để lại những trận đấu ấn tượng mà những ai đã xem chắc sẽ còn nhớ rất lâu, như trận CK giải bóng rổ các trường ĐH Hà Nội gặp đội tuyển Y lúc gần nửa đêm trên sân KT, muộn như vậy nhưng khán giả đông đến mức trèo hết cả lên trần SVD để xem), như trận cả đội KT đuổi bạn Hiếu chạy vòng quanh sân trường Ams trong giải Gerustar vv.vv...
    Bức chiến quả cuối cùng mà đội tuyển KT giành được, có lẽ chính là chức vô địch giải các CLB lần 4. Như một dấu chấm xuống dòng cho thế hệ : Hưng đen- Linh móm- Quân thối- Khánh Mỹ- Hải ngẩn, Lộc chim, Hoàng Anh , Kiên ếch. ? ( dù lúc này một số cầu thủ đã tách ra chơi cho các CLB khác nhau) . Sau thế hệ đầu tiên đó, KT còn có một lứa kế tiếp cũng khá "dày" với Lưu Long, Tùng Yip, Mỹ Tâm- Hà tá điền, Tú...
    Sự lắng xuống của KT, Mỏ, Y... nhanh chóng được thay thế bởi sự đi lên của một làn sóng mới : Bách Khoa.
    Nhưng trước khi nói về BK, hãy điểm qua một chút những nét cơ bản trong lịch sử của một đội tuyển đã có truyền thống hơn 30 năm chơi bóng rổ : ĐH Y Hà Nội.
    Phần 3 : Y
  5. blutobluto

    blutobluto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/11/2002
    Bài viết:
    3.460
    Đã được thích:
    0
    Về giải SV DNA (AUG) thì ban đầu, danh sách có tới 15 cầu thủ ... trong đó, người của BK ngoài Toàn điếc và Tuấn cận ra thì còn có cả Dũng béo. Nhưng rồi đến trước giải, chốt lại danh sách thì chỉ còn 12. Mình may mắn được ở lại
    Về giải 2005, Theo như xử lí của BTC và Liên đoàn thì tước quyền thi đấu trận chung kết của ĐH Kiến Trúc do gian lận trong việc xử dụng cán bộ thi đấu (BK là người đâm đơn kiện và có băng hình làm bằng chứng) Mặc dù bị xử như vậy nhưng ĐH Kiến Trúc vẫn tổ chức thi đấu trận chung kết, thậm chí mời cả đội biểu diễn văn nghệ giữa giờ và mời cả Đài Truyền Hình đến quay và đưa tin, ăn mừng chiến thắng . Giải năm đó BTC quyết định là không có đội nhất, GTVT nhì, Bách Khoa và Mỏ đồng giải 3 ... (1 quyết định gây tranh cãi của đội chủ nhà)
  6. king_of_kings

    king_of_kings Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2004
    Bài viết:
    677
    Đã được thích:
    0
    Chú Long hình như là em ( ko biết là ruột hay họ hàng) của chú Nam quẩy, trước đây chơi cho Thể công thì phải. Thể hình, kinh nghiệm, sức bật phải nói là sáng nhất thời kì đó.
    Hồi còn bé, khoảng năm 98-99 thi thoảng vác bóng rổ ra sân ĐH Dược để chơi bóng bầu dục (vì bóng méo và ko biết chơi), hồi đó Dược là nơi qui tụ của hầu hết các anh tài ở HN, lứa Linh đen,Hà (hay gì đó cùng lứa Linh đen) của Việt Đức; Hoàng Anh, Dương tuồng của Hai Bà Trưng, Tú đen + đồng bọn lứa 83.... nhìn các bác ý mà ngưỡng mộ. Trước đây trường ĐH Dược hiếu khách lắm, ai đến cũng đc chơi, thoải mái, chả bù cho dạo này, rổ thì hôm lắp hôm tháo.
  7. amasawa

    amasawa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2007
    Bài viết:
    1.573
    Đã được thích:
    0
    những câu chuyện thời xa xưa mà lứa con nít bọn e bây giờ không nghe kể không thể hình dung ra ..... mấy chú mấy bác ý đã chơi bóng khi mình còn trong bụng mẹ ..."truyền thống 30 năm" tức là muốn đạt tới con số ấy thì mình phải chơi bóng thêm hơn 28 năm nữa....chẹp
  8. Nam_Sinh_Ba_Dinh

    Nam_Sinh_Ba_Dinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2004
    Bài viết:
    1.807
    Đã được thích:
    0
    1 topic tương đối ý nghĩa cho các CLB, có thể ôn lại quá khứ của CLB mình trong 1 time khá dài kể từ khi thành lập ...
    Giải năm 2001 tổ chức tại trường ĐH Xây Dựng có 2 giải Giải các đội mạnh có 8 đội : PKKQ, Y Dược HCM, BK HCM, Đà Nẵng, Y HN, Kiến Trúc HN, Cần Thơ và CLB Ba ĐÌnh ( lứa Thịnh Tài, Tú Nghị, Việt Anh, Tú đen...) .. chia làm 2 bảng : A : PKKQ, Ba ĐÌnh, Y Duợc HCM, Y HN. Bảng B : Đà Nẵng, Cần Thơ, BK HCM, Kiến Trúc HN. Giải này Y Dược HCM đánh cứ gọi là ảo của ảo .. bên bảng B thì ĐH Đà Nẵng có anh Hùng, đánh kiểu như Choong Paul bây gờ ý ...:-ss, cuối cùng ĐH Y Dược HCM vẫn là đội giành chức vô địch ở giải các đội mạnh... Nhưng có điều nhớ không nhầm thì không phải Y HN có 2 đội hình mà đội duy nhất có 2 đội hình là ĐH Kiến Trúc Hà Nội ... Ba ĐÌnh sở dĩ năm đó được đánh là do các bác già cho xuất các bác ý, hồi đó nghĩ lại, phấn khởi lắm, 1 CLB bt của HN cũng được oánh giải Các Đội Mạnh Toàn Quốc .... nhớ lại trận đầu tiên Ba Đình phải gặp ngay PKKQ ... nhìn như kiểu người khổng lồ với mấy thằng lùn ý ... PKKQ đi vào sân ai cũng khoảng 1m85 là thấp nhất ý, còn Ba Đình cao nhất là Thịnh Tài .. như vậy mọi người cũng biết là thể hình thua kém đến đâu rồi :)) ..vào 1 cái bị bắt 1-1 toàn sân ... mà thời gian đó, mấy đội bắt 1 -1 đâu, nên vào 1 cái bị choáng ngợp và bị dẫn 11-0... choáng váng ... sau khi định thần, Ba Dình chơi càng lúc càng hay hơn với quả mở màn bằng pha ném 2 tay làm mọi ng` bất ngờ ở góc 45 độ của Tú đen..hjhjhj... và chật vật trong 4 hiệp, Ba Đình chịu thúc thủ trước PKKQ với tỷ số 55 - 44 trong đó Tú đen ghi 20 điểm toàn lên rổ và ném phạt :D.. nhớ hồi đó chú Nam cao bắt trọng tài, cứ hỏi mình, thằng ôn này nhanh phết nhỉ ..:)). Đến trận thứ 2 gặp Y DƯợc HCM, bị đánh giá dưới cơ rất nhiều nhưng Ba Đình đã làm cho mọi người cũng như BTC phải ngạc nhiên trước 1 lối đánh phản công cực hiểu quả của cặp song Tú, Tú đen và Tú Nghị và những pha bóng dài cực chuẩn của Việt Anh Ams. Ba Đình cũng giữ được thế trận giằng co cho đến cuối hiệp 3, nhưng do trình đô có hạn, kinh No thiếu, thể lực không có nên cuối hiệp 3 đã bị dẫn điểm dần dân và chịu thua với tỷ số cách biệt 16 điểm 62 - 46... kết thúc trận đấu, 2 đội ra bắt tay nhau và Y Dược có vẻ rất nể Ba ĐÌnh, không nghĩ Ba Đình đánh tốt vậy vì nhìn thể hình chênh nhau thì đừng hỏi ... Đến trận cuối cùng vòng bảng là trận gặp Y HN, hình như a HÙng cũng oánh và mang áo số 8 thì phải .. cả 2 đội vào trận với kết quả chỉ tranh vị trí 3 bảng nhưng trận đấu vẫn rất hay, trước trận đấu, chẳng ai biết ai mấy như bây giờ, biết nhau hết, thời đó ai biết ai đâu :D ...Ba ĐÌnh vẫn bị kịch bản như trận Y Dược HCM, cầm cự được gần 3 hiệp và bị Y bứt lên và kết thúc với tỷ số cách biệt hình như cũng gần 20 điểm gì gì đó ... trong trận có pha bóng 2 số 8 lỗi nhau và anh Hùng bị thổi lỗi Phản tinh thần thể thao với số 8 Tú Nghị bên Ba ĐÌnh .. :D
    Ôn lại lịch sử hào hùng của Ba Đình 1 tý, cũng hãnh diện, có chút tự hào khi là CLB duy nhất của Hà Nội được giao lưu với các đội mạnh của Quốc Gia trong 1 giải đấu lớn ...
    @Nam hói : thời xưa ra Dược vui lắm, được oánh thoải mái lắm, chiều nào học xong là cũng ra đó làm vài trậnv ới mấy chú bên Phòng Công Đoàn của trường như chú Đại ném 2 tay, Tuấn hay gì gì đó quên rồi, nhưng nhó là hồi đó được chơi thoải mái lắm, còn bi h vẫn thỉnh thoảng qua Dược vẫn ngó vào, nhưng thấy cột rổ bị kéo lệch sang 1 bên, rổ thì lúc có lúc không ... buồn :( ...
    Được Nam_Sinh_Ba_Dinh sửa chữa / chuyển vào 19:35 ngày 21/10/2008
  9. blutobluto

    blutobluto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/11/2002
    Bài viết:
    3.460
    Đã được thích:
    0
    nhiều bạn trẻ ở đây cứ hay bị nhầm Thăng Long là đội bóng lâu đời chứ thực ra Ba Đình mới là CLB lâu đời nhất Hà Nội. Lâu đến nỗi ra đời năm nào chắc chả mấy thằng Ba Đình biết được. Thăng Long ra đời sau đó vài năm ... phong trào bóng rổ có tí chững lại cho đến khi Chicken Dunk ra đời và tổ chức giải CLB lần 1 --> cũng có tí tự hào Tú đen nhỉ
  10. Nam_Sinh_Ba_Dinh

    Nam_Sinh_Ba_Dinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2004
    Bài viết:
    1.807
    Đã được thích:
    0
    CD ích kỷ, giải CLB lần 1 chẳng mời Ba Đình gì cả ...

Chia sẻ trang này