1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tản mạn bóng rổ

Chủ đề trong 'Bóng rổ' bởi Tequiero8, 20/10/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tequiero8

    Tequiero8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2006
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
    Ảnh đẹp quá. Cảm ơn curuagia và các bậc tiền bối về những ký ức rất sống động.
  2. curuagia

    curuagia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2008
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0

    Nhìn lại tấm ảnh phóng to tớ khoái quá. Tư (7) chứ không phải số 9, số 9 là Ý, một lần cay cú lấy tay móc làm sứt vành mắt "Tính cố" trên sân 2 F Quang Trung vậy mà TT không cảnh cáo! Diệp Tú Minh (14) nói tiếng Việt lơ lớ nghe buồn cười lắm.
    Trận ấy CPCđánh hay quá,đặc biệt số 7 và số 6 quá siêu, sau đó, Sơn "khỉ" bị cấp trên nhắc vì cáu gắt đồng đội, nói nặng. Tôi xem anh là thần tượng, song khó bênh vực chuyện này vì trận đó chính anh chưa kèm nổi Lim Sun (6) của đối phương. Lim là C, lại là rể Quốc trưởng Norodom Xihanuc cơ mà!
  3. tietcanhga

    tietcanhga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/10/2008
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0

    Sung sướng! Ký ức cực kỳ. Tôi nhờ cụ viết lại vụ Việt Nam-Anbani ở giải Quân đội các nước XHCN đi, nghe lại cho sướng.
  4. curuagia

    curuagia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2008
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0

    Không. Chỗ này để bác Cacuong nói mới hay, xin mời bác!
  5. cacuong08

    cacuong08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2008
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0

    He he! Tớ chẳng được lên tuyển như cụ nhưng vụ này rành rẽ lắm, hơi bị kinh đấy!
    BRVN ngày ấy đã 4 lần tham dự giải Quân đội các nước trong phe XHCN, nói chung ta toàn xếp nhóm cuối và giải cũng chỉ 4 lần thi đấu và không giữ truyền thống nữa. Đó là năm 1960, lần thứ 2 tham dự, Thể Công xuất trận vẫn phải thêm Chu Quốc Sơn (8) đánh hậu vệ phải, Sơn ?okhỉ? (10) hậu vệ trái, trung phong là anh Nguyễn Văn Năm (7), tiền đạo phải là anh Ngô Văn Chải (13), cánh trái là anh Nguyễn Quang Tạo (12) có dự bị là anh Nguyễn Văn Quang (5).
    Năm ấy, tuy 12 đội nhưng trận Việt Nam-Anbani để xếp hạng 9-10, vì có Mông Cổ kém nhất, Ba Lan lại bỏ dở giải (cay cú với Liên Xôi!) và 2 đội này đều thắng Mông Cổ và đã thua tất cả. Thi đấu ban đêm, trong nhà. Ngày đó, trên đỉnh bảng rổ của mỗi bên đều có hàng chữ điện tử chạy ngược từ 30 về số 0, bởi vì luật 30? và với 30? cuối trận, micro sẽ đọc ?ocòn 30??còn 25??còn 10??hết giờ!?.
    Đó là 30 giây cuối trận, Anbani dẫn Việt Nam 70-69, bạn có bóng xông lên. 5 giây cuối, trung phong bạn xoay người ném bóng lăn hai vòng quanh mép rổ và ra ngoài, Sơn ?okhỉ? cài người vọt lên cướp bóng, theo ?obài?, Tạo vọt qua trái xách ứng và nhận bóng, liền bị 2 cầu thủ bạn ép vô để giữ cho hết giờ. Trong lúc ấy, Sơn ?okhỉ? nhanh mắt nhanh tai liếc thấy vài giấy cuối sắp đến bèn gào lớn ?oTạo ơi hết giờ rồi!?. Anh Tạo nhanh trí vọt mạnh qua phải và từ sân nhà ném 2 tay thật mạnh qua bảng rổ bên kia. Bóng vừa ra tay thì tiếng cồng hết giờ vang lên ?oQuaảang!?, tuy nhiên theo luật thì phải chờ đến lúc bóng chết đã.
    Chao ơi, bóng bay xa lắc và trúng ngay cái sống rổ để vọt lên cao ngất, gần chạm nóc nhà thi đấu, rồi từ từ, rất từ từ rơi?trúng ngay rổ?.Việt Nam vỡ oà thắng lợi 71-70 (hồi ấy ném xa mấy vẫn chỉ 2 điểm) và giành hạng 9/12 đội, một chiến thắng lịch sử!
    Trên khán đài, anh Trịnh Khang, nguyên sỹ quan tham mưu F308 đi học Liên Xô, bấy giờ là Tổng thư ký liên đoàn BRVN kiêm Trưởng đoàn, chạy ùa xuống ôm anh em, khóc mếu mừng vui?và tôi nhớ anh Khang là bạn thân của danh thủ bóng chuyền Quản Trọng Hải (Hải ?oquắp?), cha đẻ của 3 anh em Quản Trọng Hùng, Quản Quốc Hương và Quản Trọng Bắc.

  6. curuagia

    curuagia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2008
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0

    Đúng đấy mà! Giờ thì ông bạn kể nét đặc điểm của mấy số 10 còn lại thời xưa đi: hãy bắt đầu từ mấy tay Hoa kiều như các bác Trương Quốc Hùng (CAVT), Mạc Gián Phán (Đông Phong), Huy "hắc quỷ" (Hải Phòng), Voòng Quắn (Quảng Ninh), rồi đám Thái Thời Nhân (ĐH Bách Khoa), Nguyễn Lưu (ĐH KTQD), Bùi Quang Trung (ĐH Mỏ), Lân (ĐH Giao thông)...
  7. cacuong08

    cacuong08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2008
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0

    Vâng, đám này hay nhưng kém mấy anh kia một cái đầu, thậm chí hơn nữa. Nhưng cũng là xuất sắc cả.
    1. Trương Quốc Hùng ở Quảng Ninh, thạo tiếng Việt, đảng viên nên dù là Hoa kiều nhưng bao giờ cũng lên tuyển. Cao 1m88 và khoẻ, ở CAVT anh Hùng đánh tổ chức tuy đứng tiền đạo phải, vì hậu vệ là cặp Ý - Tơ. Chuyên gia chạy chỗ, yểm hộ và giỏi đè người chiếm không gian (chỗ này hợp với Sơn TC lắm). Anh có kiểu ném bóng hai tay ở trên trán, bóng đi xoáy reo thành tiếng bọn tớ rất khoái chí mỗi khi nghe "soạt" một tiếng rõ ngọt do trái bóng không chạm vành!
    2. Mạc Gián Phán còn gọi là Pôn. Chỉ cao 1m74 nhưng đánh trung phong của Đông Phong gồm những Hoa kiều Hà Nội yêu BR. Linh hoạt, lắm tiểu xảo, đi bóng qua người mắt trợn trừng và bất chợt quay ngoắt ném rổ. Pôn đột phá bước dài, cứ khệnh chân ra (!) nom buồn cười phết, nhưng lợi hại ra trò. Gấu ra trò.
    3. Huy "hắc quỷ" vì da đen na ná như TT Obama. Gốc Hoa. Ra dáng hiền khô và rất lành trong giao tiếp. Đánh trung phong lợi hại lắm, có bóng ưa đột phá và đặc biệt lợi hại là khi y vừa chạy vừa ném xa luôn rồi lao vào cướp rổ.
    4. Voòng Quắn cao 1m86, hơi gù, chơi trung phong hiểm hóc khó lường. Anh này ưa động tác giả qua người lên rổ và là tuýp trung phong rất giỏi đánh đáy (rổ). Giải miền Bắc ''68, đội Bộ Đại học chết dở vì Voòng Quắn, họ cứ họp chiến thuật mãi trước khi đội gặp QN và chưa tìm ra người kèm chết số 10 đối phương, và cuối cùng chọn Nguyễn Lưu (10), thế nào hôm ấy bạn Lưu ta tâm lí quá, mới chưa hết hiệp 1 đã "tốt nghiệp" (5 lỗi) vì Voòng!?
    Thế mà hay, sau này, khi ĐH KTQD gặp ĐH TDTT, bạn Lưu đã kèm chết trung phong số 1 Hà Nhật Hồng (10) của đối phương và tự mình ghi nhiều điểm nhất trận. Thế đã, mai tôi lại viết tiếp.
  8. hanamichi159

    hanamichi159 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2007
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0
    xem mấy bức ảnh cũng đủ thấy Bóng rổ thời đấy phát triển thế nào, nhìn lượng khán giả đến xem 1 trận đấu mà ao ước..... hic... các tiền bối kể chuyện hay quá, ngày ngày ngóng chờ bài viết của các tiền bối đây ạ!!!!
    Cháu có 1 ý kiến nho nhỏ, liệu các tiền bối có thể bật mí danh tính ko ạ!!! rất tò mò ạ!!!
  9. tietcanhga

    tietcanhga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/10/2008
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0

    Cám ơn bạn trẻ, tôi tin không ai muốn tiết lộ danh tính đâu. À bác hãy kể tiếp đi, đến những số 10 sau là những cao thủ thời đó nhưng họ là người của giới sinh viên mà ra đó.
  10. cacuong08

    cacuong08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2008
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0

    Được, ok giới sinh viên vì topic này cũng từ giới này mà ra.
    1. Thái Thời Nhân. ĐHBK Hà Nội.
    Cao 1m76, khoẻ chắc, vai u, khổ đầu lớn khá Tây. Nhân lẽ ra thuộc giới điền kinh đúng hơn. Đánh hậu vệ, bao sân, không e ngại va chạm, tâm lí thi đấu tốt lắm. Tôi cho là lẽ ra anh này cần được có mặt ở ĐTVN hồi ấy, sau do giới SV chỉ được2 nên anh không có điều kiện.
    Trận ĐHBK đánh ngang ngửa Xe đạp Thống nhất, cụ Trịnh Mi tả thế này: Hiệp 2, dù đang ốm, Thái Thời Nhân của BK, sức bật 75cm vẫn được tung vào sân...chứng tỏ anh được các cây bút ở Hà thành lưu ý. Theo tôi, Thái Thời Nhân mà thay cho hậu vệ Mỏ Bùi Quang Trung để vào ĐTVN thì hợp lý hơn.
    2. Nguyễn Lưu. ĐHTH, sau về KTQD.
    Anh là dân Pasteur, cùng đám bạn học hỏi Harlem qua sách ảnh và thực nghiệm. Tiền đạo, đa dạng và cực dẻo trong cách đi bóng qua người, lên rổ các kiểu. Trận KTQD thắng Thuỷ lợi đã ghi 55 điểm và chính lúc ấy, anh Ngô Văn Chải người của bộ môn BR trực tiếp xem và báo lại TTK Trịnh Khang để triệu tập vô tuyển QG, sau Lưu lại giới thiệu Bùi Quang Trung đang lên ở Mỏ thế là ok luôn. Hai tay dẫn bóng như một, sau này về là HLV kiêm cầu thủ ở KTQD, bị cấm 3 năm thi đấu hạng B, vậy mà đưa trường ấy lên hạng A nhưng khi được đánh đã yếu đi nhiều.
    Vào trận với ĐHBK, Lưu đánh hậu vệ tổ chức, bên trong anh Lê Năm (Năm "lửa") hô lớn: "Cẩn thận cái tay trái của nó đấy!" Còn trên sân 2F Quang Trung, bên ngoài sân có tiếng hậu vệ Cheo của Xe đạp TN "Ông Lưu ơi, anh hùng có thời thôi".
    Tờ "Thời mới" tức Hà Nội mới bây giờ có tấm ảnh anh ta dẫn bóng và chú thích:-Trung phong Nguyễn Lưu (10)- có đủ sức uy hiếp từ nhiều cự ly...
    3. Bùi Quang Trung. Mỏ ĐC.
    Biệt danh "Quỷ lùn", tài ném xa cực kỳ xuất sắc, đột phá có tốc độ, tuy có lối đánh đơn giản. Cao chỉ 1m69, nghĩa là lùn nhất đội tuyển, xếp hàng ra sân đi cuối cùng. Dân miền nam được bè bạn ưu ái...
    Tại Nhổn, khi Bùi Quang Trung mới lên tập trung chuẩn bị lấy danh sách chính thức để đi Trung Quốc, một lần, tại nhà ăn tập thể, có mấy tay bóng đá như Điệp "lùn", Học "bẩn" tán gẫu, họ kể thế này:
    -Cái thằng lùn lùn gì mới vào đội BR, tao thấy nó ném xa đến 3 quả thì cả 3 quả đều vào! Khá đấy...
    Về ĐH Mỏ, "Quỷ lùn" chơi hay thêm vì có những đồng đội cừ.

Chia sẻ trang này