1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tản mạn - Cảm xúc - Thơ - Văn......

Chủ đề trong 'Quảng Bình' bởi robedan, 12/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nineteen

    nineteen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/02/2002
    Bài viết:
    1.868
    Đã được thích:
    0
    robedan@ ghi hết nguyên bài thơ xem nào, chỉ 1 đoạn thì khó đoán lắm đấy
    Tình ngỡ đã phôi pha nhưng tình vẫn còn đầy.
    Người ngỡ đã đi xa nhưng người vẫn quanh đây
  2. robedan

    robedan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    0
    Có ngay đây!, có ngay đây!...
    Bài thơ trên gồm có 4 câu, đây là bài thơ "Trước Biển" của Nguyễn Văn Dinh.
    ĐÔI ĐIỀU VỀ NGUYỄN VĂN DINH:
    Nguyễn Văn Dinh, sinh 1932.
    Quê xã Quảng Thanh, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình. Nhà thơ, hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Phó chủ tịch Hội nhà báo Quảng Bình.
    Tác phẩm chính :
    - Cánh buồm, 1976.
    - Gặp nụ cười, 1980.
    - Lá mướp lá bàng, 1987.
    - Tự tình, 1991.
    - Giàn thiên lý, 1992.
    - Hai con sóng, 1995.
    Nếu không tin thì...Click vào đây...
    Vậy là không có ai trúng thưởng rồi nhá, giải thưởng sẽ được chuyển về...bà chủ quán cơm bụi nơi robedan ăn!!! Khè..khè..
    Nhớ em nỏ biết mần răng
    Đêm thì ra đứng nhòm trăng trên trời.

    Được robedan sửa chữa / chuyển vào 03:19 ngày 15/03/2003
  3. robedan

    robedan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    0
    Có ngay đây!, có ngay đây!...
    Bài thơ trên gồm có 4 câu, đây là bài thơ "Trước Biển" của Nguyễn Văn Dinh.
    ĐÔI ĐIỀU VỀ NGUYỄN VĂN DINH:
    Nguyễn Văn Dinh, sinh 1932.
    Quê xã Quảng Thanh, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình. Nhà thơ, hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Phó chủ tịch Hội nhà báo Quảng Bình.
    Tác phẩm chính :
    - Cánh buồm, 1976.
    - Gặp nụ cười, 1980.
    - Lá mướp lá bàng, 1987.
    - Tự tình, 1991.
    - Giàn thiên lý, 1992.
    - Hai con sóng, 1995.
    Nếu không tin thì...Click vào đây...
    Vậy là không có ai trúng thưởng rồi nhá, giải thưởng sẽ được chuyển về...bà chủ quán cơm bụi nơi robedan ăn!!! Khè..khè..
    Nhớ em nỏ biết mần răng
    Đêm thì ra đứng nhòm trăng trên trời.

    Được robedan sửa chữa / chuyển vào 03:19 ngày 15/03/2003
  4. robedan

    robedan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    0
    Trong lúc chờ đợi các bác xác nhận, tui post thêm mấy cái này nữa cho anh em Quảng Bình ta tự hào với "Xã Hội" tí hém!
    [​IMG]
    Hàn Mặc Tử
    tên thật Nguyễn Trọng Trí
    các bút hiệu khác:
    Minh Duệ Thị, Phong Trần, Lệ Thanh
    sinh ngày 22 tháng 9 năm 1912
    tại Tam Tòa đồng Hới Quảng Bình
    mất ngày 11 tháng 11 năm 1940
    tại Qui Nhơn
    tác phẩm đã xuất bản :
    Gái Quê (thơ, 1936)
    Thơ Hàn Mặc Tử (1957)
    Ðau Thương (gồm 4 tập) :
    . Hương Thơm
    . Mật đắng
    . Máu Cuồng
    . Hồn Ðiên
    Xuân Như Ý (kịch)
    Thương Thanh Hĩ (kịch)
    Cẩm Châu Duyên (kịch)
    Duyên Kỳ Ngộ (kịch)
    Quần Tiên Hội (kịch)
    Chơi Giữa Mùa Trăng (văn)
    Nhìn mặt cũng giống dân Quảng Bọ tụi mền chơ hèm?
    Nhớ em nỏ biết mần răng
    Đêm thì ra đứng nhòm trăng trên trời.

    Được robedan sửa chữa / chuyển vào 03:28 ngày 15/03/2003
  5. robedan

    robedan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    0
    Trong lúc chờ đợi các bác xác nhận, tui post thêm mấy cái này nữa cho anh em Quảng Bình ta tự hào với "Xã Hội" tí hém!
    [​IMG]
    Hàn Mặc Tử
    tên thật Nguyễn Trọng Trí
    các bút hiệu khác:
    Minh Duệ Thị, Phong Trần, Lệ Thanh
    sinh ngày 22 tháng 9 năm 1912
    tại Tam Tòa đồng Hới Quảng Bình
    mất ngày 11 tháng 11 năm 1940
    tại Qui Nhơn
    tác phẩm đã xuất bản :
    Gái Quê (thơ, 1936)
    Thơ Hàn Mặc Tử (1957)
    Ðau Thương (gồm 4 tập) :
    . Hương Thơm
    . Mật đắng
    . Máu Cuồng
    . Hồn Ðiên
    Xuân Như Ý (kịch)
    Thương Thanh Hĩ (kịch)
    Cẩm Châu Duyên (kịch)
    Duyên Kỳ Ngộ (kịch)
    Quần Tiên Hội (kịch)
    Chơi Giữa Mùa Trăng (văn)
    Nhìn mặt cũng giống dân Quảng Bọ tụi mền chơ hèm?
    Nhớ em nỏ biết mần răng
    Đêm thì ra đứng nhòm trăng trên trời.

    Được robedan sửa chữa / chuyển vào 03:28 ngày 15/03/2003
  6. robedan

    robedan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Lưu Trọng Lư (1912 - 1991)​
    Nhà thơ, sinh ngày 19 - 6 -1912, quê xã Bắc Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình. Còn có Bút danh Hy Ký, Lưu Thần. Học trường tỉnh rồi vào Huế và ra Hà Nội học. Bỏ học, đi viết báo, dạy trường tư, viết văn làm thơ. Sau Cách mạng tham gia Văn hoá Cứu quốc ở Huế. Chín năm Kháng chiến làm công tác văn nghệ ở khu IV, sau 1945 công tác ở Bộ Văn hoá. Tổng thư kí Hội Nghệ sĩ sân khấu.
    Ông mất năm 1991.
    1932, Lưu Trọng Lư, một trong những người khởi xướng
    Phong trào " Thơ mới ".
    Tác phẩm : Thơ : Tiếng thu (1939); Toả sáng đôi bờ
    (1959); Người con gái sông Gianh (1966); Từ đất này (1971).
    Hai vở kịch thơ : Hồng Gấm và Tuổi hai mươi (1973).
    Truyện ngắn : Ngoài Sơn Nhân (1933); Khói Lam Chiều; Và
    Chiếc cáng xanh (tự truyện 1941); Nửa đêm sực tỉnh; Nhật ký đọc Kiều.
    ================================
    Thơ Sầu Rụng
    Vừng trăng từ độ lên ngôi,
    Năm năm bến cũ em ngồi quay tơ.
    Ðể tóc vương vần thơ sầu rụng
    Mái tóc buồn thơ cũng buồn theo
    Năm năm tiếng lụa xe đều...
    Những ngày lạnh rớt, gió vèo trong cây.
    Nhẹ bàn tay, nhẹ bàn tay,
    Mùi hương hàng xóm bay đầy mái đông.
    Nghiêng nghiêng mái tóc hương nồng,
    Thời gian lặng rót một dòng buồn tênh.
    Tiếng Thu
    Em không nghe mùa thu
    Dưới trăng mờ thổn thức?
    Em không nghe rạo rực
    Hình ảnh kẻ chinh phu
    Trong lòng người cô phụ?
    Em không nghe rừng thu,
    Lá thu kêu xào xạc,
    Con nai vàng ngơ ngác
    Ðạp trên lá vàng khô?
    Còn Chi Nữa
    Giờ đây hoa hoang dại
    Bên sông, rụn tơi bời.
    Ðã qua rồi cơn mơ mộng,
    Ðừng vồ nữa, tình ơi!
    Lời anh đã rời rụng
    Trên sông ngày tàn rơi,
    Tình anh đã xế bóng,
    Còn chi nữa, em ơi?
    Còn đâu ánh trăng vàng
    Mơ trên làn tóc rối?
    Chân nàng trên đường sỏi
    Sương lá đổ rộn ràng.
    Trăng nội vẫn mơ màng
    Trên những vòng tóc rối?
    Ðêm ấy xuân vừa sang,
    Em vừa hai mươi tuổi.
    Còn đâu những giờ nhung lụa
    Mộng trùm trên bông
    Tình ấp trong gối
    Rượu tân hôn không uống cũng say nồng?
    Còn đâu mùi cỏ lạ
    Ướp trong mớ tóc mây?
    Một chút tình thơ ngây
    Không còn trên đôi má.
    Nhớ em nỏ biết mần răng
    Đêm thì ra đứng nhòm trăng trên trời.

    Được robedan sửa chữa / chuyển vào 03:52 ngày 15/03/2003
  7. robedan

    robedan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Lưu Trọng Lư (1912 - 1991)​
    Nhà thơ, sinh ngày 19 - 6 -1912, quê xã Bắc Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình. Còn có Bút danh Hy Ký, Lưu Thần. Học trường tỉnh rồi vào Huế và ra Hà Nội học. Bỏ học, đi viết báo, dạy trường tư, viết văn làm thơ. Sau Cách mạng tham gia Văn hoá Cứu quốc ở Huế. Chín năm Kháng chiến làm công tác văn nghệ ở khu IV, sau 1945 công tác ở Bộ Văn hoá. Tổng thư kí Hội Nghệ sĩ sân khấu.
    Ông mất năm 1991.
    1932, Lưu Trọng Lư, một trong những người khởi xướng
    Phong trào " Thơ mới ".
    Tác phẩm : Thơ : Tiếng thu (1939); Toả sáng đôi bờ
    (1959); Người con gái sông Gianh (1966); Từ đất này (1971).
    Hai vở kịch thơ : Hồng Gấm và Tuổi hai mươi (1973).
    Truyện ngắn : Ngoài Sơn Nhân (1933); Khói Lam Chiều; Và
    Chiếc cáng xanh (tự truyện 1941); Nửa đêm sực tỉnh; Nhật ký đọc Kiều.
    ================================
    Thơ Sầu Rụng
    Vừng trăng từ độ lên ngôi,
    Năm năm bến cũ em ngồi quay tơ.
    Ðể tóc vương vần thơ sầu rụng
    Mái tóc buồn thơ cũng buồn theo
    Năm năm tiếng lụa xe đều...
    Những ngày lạnh rớt, gió vèo trong cây.
    Nhẹ bàn tay, nhẹ bàn tay,
    Mùi hương hàng xóm bay đầy mái đông.
    Nghiêng nghiêng mái tóc hương nồng,
    Thời gian lặng rót một dòng buồn tênh.
    Tiếng Thu
    Em không nghe mùa thu
    Dưới trăng mờ thổn thức?
    Em không nghe rạo rực
    Hình ảnh kẻ chinh phu
    Trong lòng người cô phụ?
    Em không nghe rừng thu,
    Lá thu kêu xào xạc,
    Con nai vàng ngơ ngác
    Ðạp trên lá vàng khô?
    Còn Chi Nữa
    Giờ đây hoa hoang dại
    Bên sông, rụn tơi bời.
    Ðã qua rồi cơn mơ mộng,
    Ðừng vồ nữa, tình ơi!
    Lời anh đã rời rụng
    Trên sông ngày tàn rơi,
    Tình anh đã xế bóng,
    Còn chi nữa, em ơi?
    Còn đâu ánh trăng vàng
    Mơ trên làn tóc rối?
    Chân nàng trên đường sỏi
    Sương lá đổ rộn ràng.
    Trăng nội vẫn mơ màng
    Trên những vòng tóc rối?
    Ðêm ấy xuân vừa sang,
    Em vừa hai mươi tuổi.
    Còn đâu những giờ nhung lụa
    Mộng trùm trên bông
    Tình ấp trong gối
    Rượu tân hôn không uống cũng say nồng?
    Còn đâu mùi cỏ lạ
    Ướp trong mớ tóc mây?
    Một chút tình thơ ngây
    Không còn trên đôi má.
    Nhớ em nỏ biết mần răng
    Đêm thì ra đứng nhòm trăng trên trời.

    Được robedan sửa chữa / chuyển vào 03:52 ngày 15/03/2003
  8. robedan

    robedan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    0
    NHỮNG VẾ CHƯA THỂ ĐỐI
    Xưa cũng như nay, nhân dân ta mọi miền đất nước, rất thích làm câu đối, thưởng thức câu đối, nhất là vào dịp đón xuân. Còn lưu lại nhiều câu đối vui, nhưng chỉ có một vế trước, vế sau thì tắc tỵ, chưa ai làm tiếp được. Ngày xuân rảnh rỗi, chúng ta thử làm vế đối thứ hai.
    Tương truyền, bà Đoàn Thị Điểm giao du rộng với giới văn chương. Một hôm Trạng Quỳnh đến chơi nhà, gặp lúc bà đang tắm, không tiện ra tiếp. Bà thách ông Trạng, nếu đối được vế đối bà ra, thì sẽ trịnh trọng nghênh đón:
    Da trắng vỗ bì bạch
    Chỉ có 5 chữ, sao mà khó đối thế. Phân tích từng chữ, chúng ta thấy bà Điểm quả là cao tay. Da (tiếng Nôm) cũng là bì (tiếng Hán). Trắng (tiếng Nôm) cũng là bạch (tiếng Hán). Một câu ngắn mà nghe như có tiếng vỗ bì bạch của một động tác do tay người. Năm chữ với hai danh từ, hai tính từ, một động từ. Trong đó có hai cặp Nôm-Hán đồng nghĩa.
    Ông Trạng vò đầu, đành chịu. Ra về, Trạng Quỳnh bực tức vì chưa thể đối. Đó là vế đối khó và kỳ. Xuân này sang xuân khác, thời gian trôi nhanh, mà chưa một ai làm được vế đối thứ 2 của nữ sĩ họ Đoàn. Trong đám nho sinh hậu duệ, có người mạnh dạn đối:
    Giấy đỏ viết chỉ chu
    Chỉ chu đúng là giấy đỏ. Giấy đỏ (Nôm), chỉ chu (Hán), thế nhưng nghe nó nặng trịch, chả gợi cảm chút nào, chẳng có tượng thanh tượng hình gì cả!
    Trong cuộc kháng chiến chín năm, mấy anh lính nhà ta vốn bậc văn chương, nghỉ chân sau cuộc hành quân trong rừng sâu, bàn nhau về câu đối khó. Bỗng có anh ?oliều mạng? xin đối:
    Rừng sâu mưa lâm thâm
    Cả tiểu đội khen hay vì rừng sâu (tiếng Nôm) đi với lâm thâm (tiếng Hán) nghe cũng chỉnh, nhưng ?onghiêm? quá. Nghe nói mấy thầy đồ xứ Nghệ chưa chịu vế đối này.
    ***
    Một hôm Hồng Hà nữ sĩ gặp ông Trạng Nguyễn, hai người cùng tìm đường đến một phố chuyên kéo mía làm mật, đường. Trên đường đi, nữ sĩ phải hỏi thăm cô gái gánh mật đi bán. Gần đến làng, nữ sĩ thách đối và đọc:
    Lên phố Mía, gặp cô hàng mật,
    Cầm tay kẹo lại, hỏi thăm đường.

    Sau khi thăm phố Mía, đến chỗ chia tay, Trạng Nguyễn đành cúi đầu bái biệt. Vế đối tưởng là đơn giản, toàn là từ dân gian dùng, thế mà khó đối quá. Vế đối cho chúng ta thấy một vùng trù phú, ta thấy mùi thơm của mía, vị ngọt của mật, đường. Mật kẹo lại thành đường. Kẹo cũng có nghĩa cầm tay giữ lại.
    Dễ ai sánh được tài người ra vế đối!
    ***
    Huyện Nghi Xuân, quê hương của đại thi hào Nguyễn Du, quê gốc của Nguyễn Công Trứ, có chợ Hạ nổi tiếng. Chợ vùng biển, cá mú sẵn mà tươi ngon. Ai đó làm vế trước:
    Em là con gái Nghi Xuân, em đi chợ Hạ, mua cá thu về, chợ hãy còn đông.
    Khéo thật, lấy việc đi chợ để đưa bốn mùa trong một năm vào vế đối của thôn nữ! Liệu có ai ?ođáp? được?
    ***​
    Nhà thơ lão thành Nguyễn Văn Dinh ở Quảng Bình rất sành câu đối Tết. Tối 30, ông bày mâm cúng gia tiên. Sáng mồng một, khách văn đến nhà, ông ?omạn phép? xướng vế đối:
    Sắm mâm ngũ quả, chưng năm quả sầu riêng, vui chung ngày Tết.
    Câu đối hiền lành, dễ hiểu. Mâm ngũ quả gồm năm thứ quả, có thể không có quả sầu riêng, mà chưng riêng năm quả sầu riêng trên ban thờ. Và phải chăng nhà thơ gác mọi nỗi niềm riêng tư để hoà vào cái vui của trăm họ?
    Cũng đã có người làm về sau, nhưng còn phải luận bàn.
    Được trích từ "Tạp chí của ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài" - http://www.quehuong.vnn.vn
    ===============================
    CÁC BẠN YÊU VĂN MÔ RỒI, NỎ THẤY CHI CẢ, TUI CÒN POST MỘT BÀI NỮA LÀ TỊT RỒI. DÂN QUẢNG BÌNH MỀN NHIỀU VĂN THƠ RỨA MỪ....CÓ AI CÓ BÀI GÌ TỰ SÁNG TÁC THÌ POST LÊN CHO BÀ CON COI LUÔN ĐI
    Nhớ em nỏ biết mần răng
    Đêm thì ra đứng nhòm trăng trên trời.
  9. robedan

    robedan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    0
    NHỮNG VẾ CHƯA THỂ ĐỐI
    Xưa cũng như nay, nhân dân ta mọi miền đất nước, rất thích làm câu đối, thưởng thức câu đối, nhất là vào dịp đón xuân. Còn lưu lại nhiều câu đối vui, nhưng chỉ có một vế trước, vế sau thì tắc tỵ, chưa ai làm tiếp được. Ngày xuân rảnh rỗi, chúng ta thử làm vế đối thứ hai.
    Tương truyền, bà Đoàn Thị Điểm giao du rộng với giới văn chương. Một hôm Trạng Quỳnh đến chơi nhà, gặp lúc bà đang tắm, không tiện ra tiếp. Bà thách ông Trạng, nếu đối được vế đối bà ra, thì sẽ trịnh trọng nghênh đón:
    Da trắng vỗ bì bạch
    Chỉ có 5 chữ, sao mà khó đối thế. Phân tích từng chữ, chúng ta thấy bà Điểm quả là cao tay. Da (tiếng Nôm) cũng là bì (tiếng Hán). Trắng (tiếng Nôm) cũng là bạch (tiếng Hán). Một câu ngắn mà nghe như có tiếng vỗ bì bạch của một động tác do tay người. Năm chữ với hai danh từ, hai tính từ, một động từ. Trong đó có hai cặp Nôm-Hán đồng nghĩa.
    Ông Trạng vò đầu, đành chịu. Ra về, Trạng Quỳnh bực tức vì chưa thể đối. Đó là vế đối khó và kỳ. Xuân này sang xuân khác, thời gian trôi nhanh, mà chưa một ai làm được vế đối thứ 2 của nữ sĩ họ Đoàn. Trong đám nho sinh hậu duệ, có người mạnh dạn đối:
    Giấy đỏ viết chỉ chu
    Chỉ chu đúng là giấy đỏ. Giấy đỏ (Nôm), chỉ chu (Hán), thế nhưng nghe nó nặng trịch, chả gợi cảm chút nào, chẳng có tượng thanh tượng hình gì cả!
    Trong cuộc kháng chiến chín năm, mấy anh lính nhà ta vốn bậc văn chương, nghỉ chân sau cuộc hành quân trong rừng sâu, bàn nhau về câu đối khó. Bỗng có anh ?oliều mạng? xin đối:
    Rừng sâu mưa lâm thâm
    Cả tiểu đội khen hay vì rừng sâu (tiếng Nôm) đi với lâm thâm (tiếng Hán) nghe cũng chỉnh, nhưng ?onghiêm? quá. Nghe nói mấy thầy đồ xứ Nghệ chưa chịu vế đối này.
    ***
    Một hôm Hồng Hà nữ sĩ gặp ông Trạng Nguyễn, hai người cùng tìm đường đến một phố chuyên kéo mía làm mật, đường. Trên đường đi, nữ sĩ phải hỏi thăm cô gái gánh mật đi bán. Gần đến làng, nữ sĩ thách đối và đọc:
    Lên phố Mía, gặp cô hàng mật,
    Cầm tay kẹo lại, hỏi thăm đường.

    Sau khi thăm phố Mía, đến chỗ chia tay, Trạng Nguyễn đành cúi đầu bái biệt. Vế đối tưởng là đơn giản, toàn là từ dân gian dùng, thế mà khó đối quá. Vế đối cho chúng ta thấy một vùng trù phú, ta thấy mùi thơm của mía, vị ngọt của mật, đường. Mật kẹo lại thành đường. Kẹo cũng có nghĩa cầm tay giữ lại.
    Dễ ai sánh được tài người ra vế đối!
    ***
    Huyện Nghi Xuân, quê hương của đại thi hào Nguyễn Du, quê gốc của Nguyễn Công Trứ, có chợ Hạ nổi tiếng. Chợ vùng biển, cá mú sẵn mà tươi ngon. Ai đó làm vế trước:
    Em là con gái Nghi Xuân, em đi chợ Hạ, mua cá thu về, chợ hãy còn đông.
    Khéo thật, lấy việc đi chợ để đưa bốn mùa trong một năm vào vế đối của thôn nữ! Liệu có ai ?ođáp? được?
    ***​
    Nhà thơ lão thành Nguyễn Văn Dinh ở Quảng Bình rất sành câu đối Tết. Tối 30, ông bày mâm cúng gia tiên. Sáng mồng một, khách văn đến nhà, ông ?omạn phép? xướng vế đối:
    Sắm mâm ngũ quả, chưng năm quả sầu riêng, vui chung ngày Tết.
    Câu đối hiền lành, dễ hiểu. Mâm ngũ quả gồm năm thứ quả, có thể không có quả sầu riêng, mà chưng riêng năm quả sầu riêng trên ban thờ. Và phải chăng nhà thơ gác mọi nỗi niềm riêng tư để hoà vào cái vui của trăm họ?
    Cũng đã có người làm về sau, nhưng còn phải luận bàn.
    Được trích từ "Tạp chí của ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài" - http://www.quehuong.vnn.vn
    ===============================
    CÁC BẠN YÊU VĂN MÔ RỒI, NỎ THẤY CHI CẢ, TUI CÒN POST MỘT BÀI NỮA LÀ TỊT RỒI. DÂN QUẢNG BÌNH MỀN NHIỀU VĂN THƠ RỨA MỪ....CÓ AI CÓ BÀI GÌ TỰ SÁNG TÁC THÌ POST LÊN CHO BÀ CON COI LUÔN ĐI
    Nhớ em nỏ biết mần răng
    Đêm thì ra đứng nhòm trăng trên trời.
  10. robedan

    robedan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    0
    Híc, các bác đọc bài này đừng có khóc nhé!
    Người phụ nữ khuyết tật viết sách bằng tay trái
    [​IMG]
    Chị Ngô Thị Minh đang viết sách.​
    Hình ảnh chị Ngô Thị Minh với khuôn mặt khắc khổ, tay phải và hai chân bị teo cơ, phải đi bán vé số bằng xe lăn đã trở nên quen thuộc với những người dân phố Lê Duẩn (TP HCM). Chị đang chuẩn bị cho ra đời cuốn tiểu thuyết ba tập Đường tới hạnh phúc (viết chung với một người bạn).
    Sinh năm 1952, tại thị xã Đồng Hới (Quảng Bình), học chưa hết lớp hai, Ngô Thị Minh bị ốm, đành bỏ học giữa chừng. Đôi chân và tay phải của chị cứ teo dần, xương sống gập xuống, miệng bị méo một bên. Thể xác đau đớn, nhưng chị rất đam mê đọc sách. Trong số những quyển sách đã đọc, chị đã gặp được Paven, nhân vật trong Thép đã tôi thế đấy. Câu nói của nhân vật được chị coi là phương châm sống của mình: ?oCái quý giá nhất là cuộc sống. Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng sống hoài sống phí?.
    Chị quyết tâm tự học văn hóa để có thể viết sách. Thấy cô trò khuyết tật học khá, Trường cấp II Đồng Sơn đồng ý nhận Minh vào học lớp 6. Chị phải ngồi vào quang gánh cho em Tâm và hai người bạn cùng xóm khiêng đến trường. Bọn trẻ con tò mò xúm lại trêu: ?oHeo, bọn cái Tâm khiêng heo?, còn người lớn thì bảo: ?oHọc làm gì cho nhọc xác?, nhưng chị không tủi.
    Năm học 1970-1971, Ngô Thị Minh đi dự thi học sinh giỏi văn toàn miền Bắc và được nhận ?oHuy hiệu Bác Hồ?. Đến khi Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc, chị lại phải nghỉ học vì trường xa nhà cả chục cây số. Rồi chị có chồng và sinh con. Nhưng hai vợ chồng sống không hạnh phúc, chị dắt con rời nhà chồng năm 25 tuổi.
    Để có tiền nuôi con, chị quyết định đi buôn chuyến. Một bàn tay trái, một xe lăn, người phụ nữ ấy lên Buôn Ma Thuột lấy bơ, ra Hà Nội lấy táo và hoa, vào Long Khánh (Đồng Nai) lấy chôm chôm về phân phối ở chợ Đồng Hới. Năm 1988, do buôn bán thua lỗ, chị phải bán nhà riêng mua nhà tập thể. Nhưng Quảng Bình nghèo, hai mẹ con vẫn không đủ ăn. Chị quyết định xa con vào Sài Gòn kiếm sống.
    Lang thang hai tháng tìm việc ở TP HCM, phải ngủ nơi vỉa hè, tiền ăn tằn tiện mỗi ngày hai nghìn đồng, cuối cùng chị cũng tìm được một việc phù hợp với mình - bán vé số dạo. Bây giờ thì cuộc sống của hai mẹ con chị đã tạm thời ổn định. Những lần về quê, cô con gái không chịu cho mẹ trở lại Sài Gòn, nhưng chị luôn dặn con: ?oMẹ đi kiếm sống nuôi con và lo cho tương lai. Nếu không, sau này lấy đâu tiền cho con vào đại học?. Và chị dặn con: ?oNếu như mẹ có chết giữa chừng, con có thể làm thuê, hoặc bán nhà lấy tiền mà ăn học. Tuyệt đối không được ngửa tay xin ai?.
    Cơ cực thế, nhưng chưa bao giờ chị bỏ ý định viết sách. Chị tâm niệm: ?oĐể lại cho con một tác phẩm quý hơn một gia tài. Vì vậy, dù 50, 60 tuổi, chị vẫn cố gắng cho ra đời một tác phẩm?. Trong lúc ngồi bán vé số, chị tranh thủ đọc báo, sửa bản thảo cho cuốn tiểu thuyết Đường tới hạnh phúc. Nhận xét về tác phẩm này, nhà văn Hữu Phương, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Bình nói: ?oTác phẩm được viết bởi một người có tâm hồn khoáng đạt, giàu nghị lực. Sách có thể in một cách vững vàng như những người cầm bút chân chính khác, không thiên vị cho người tàn tật?.
    (Theo Tuổi Trẻ Chủ nhật, số 12)
    Nhớ em nỏ biết mần răng
    Đêm thì ra đứng nhòm trăng trên trời.

Chia sẻ trang này