1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TẢN MẠN CHUYỆN VỌNG PHU

Chủ đề trong 'Hạnh phúc gia đình' bởi hoangngochunggauco, 15/12/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hoangngochunggauco

    hoangngochunggauco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2005
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    TẢN MẠN CHUYỆN VỌNG PHU

    Nhiều chuyện xưa đề cao sự thuỷ chung ở phụ nữ, phê phán hành vi ?ophân vợ rẽ chồng? - nhất là lên án chiến tranh, trong đó có nhóm chuyện ?ovọng phu?.
    Là ?ongười chồng? nhưng ?ophu? trong các chuyện vọng phu có ?ochồng chưa cưới?, ?ochồng chưa con?, có ?othường dân?, ?ocán bộ công chức?, có ?ochồng một con?, ?ochồng hai con?...; ?ovọng? cũng nhiều nghĩa: ước mong, trông mong, trông xa quá mong, có cái để người ta chiêm ngưỡng.... Vọng còn là ngày mặt trăng và mặt trời gióng thẳng với nhau (âm dương giao hợp) - ghép ?ovọng? với ?ophu? đã tạo hình ảnh khát khao đôi lứa; có lẽ vì vậy khi đặt tên điệu vọng cổ của mình thì cụ Cao Văn Lầu chọn ?ohoài lang? kín cáo, tế nhị hơn. Đất Việt được tiếp nhận nhiều chuyện ?ovọng phu? đông tây và tự mình có không ít sản phẩm tương tự.
    Đời Tần, có viên quan tên là Đậu Thao lên đường nhậm chức ở biên cương thì vợ là Tô Huệ, rất buồn. Đậu phu nhân chờ chồng đã lâu, bà viết bài văn thêu lên tấm gấm (chức cẩm) dâng vua xin đoàn tụ; cuối bài thể hiện rõ thái độ người gửi:
    Chức tương nhất bản hiến thiên tử
    Nguyện phóng nhi phu cấp tảo hoàn
    Ngô Thế Vinh dịch:
    Hồi văn một bức thư này
    Nhi phu xin sớm kíp ngày khởi quy
    Ngóng chồng (vọng phu) và biết phía ấy cũng đang rất nhớ thương mình, Đậu phu nhân mạnh dạn cho nhà vua biết:
    Quân kim ức thiếp trọng như san
    Thiếp diệt tư quân bất tạm nhàn
    (Chàng nhớ thiếp như non tình nặng
    Thiếp nhớ chàng cũng chẳng tạm khuây)
    Nhà vua hiểu và cho Đậu Thao về với gia đình sau bao năm công tác vùng xa (vợ); chuyện có hậu, tiếc là nhiều bà, nhiều cô ?ovọng phu? khác không được hưởng hậu vận vui vẻ như ở đây.
    Theo thần thoại Hy Lạp, nữ hoàng xứ Sơ - ra - sơ rất yêu chồng; khi ông về quê chịu tang bố, bà thuỷ chung chờ đợi. Bận việc lễ tang, ông chậm trở lại và bà qua đời trong sự đợi chờ thương nhớ; sau khi chết nữ hoàng biến thành cây hoa đào.
    Ở Cannada, tại công viên La Roche pleureuse (hòn đã biết khóc) trên đảo ở cửa sông Saint Laurent xứ Quebec có hòn đá cao cỡ người, dựa vách núi gọi là hòn vọng phu (HVP). Trên đỉnh HVP có dòng nước chảy từ kẽ nứt - tục truyền là nước mắt của cô gái mong chồng (tích này được ghi tóm tắt trên bảng đồng gắn bên cạnh). Chuyện cho biết, giáng sinh nọ có chàng Seraphin vào bờ đón hôn thê; anh gửi cô ở quán trọ trên đảo để đi sắm thêm đồ cưới sau khi hẹn ngày kia sẽ về. Qua ngày hẹn rất lâu, cô vẫn đợi; cuối cùng Seraphin về nhưng không thấy cô vợ sắp cưới - chỗ cô đợi anh đã xuất hiện ?ohòn đá khóc? (la roche pleureuse).
    Thanh Hoá có HVP trên núi Nhồi (cách thành Thanh 3 km - hướng Tây) với dáng thiếu phụ ôm con. Huyện M?Tdrak Dak Lak có HVP ở Núi vọng phu (cao 2051 m); từ Vạn Ninh (Khánh Hoà) cách 50 km vẫn trông rõ hình mẹ bế (một) con (người Pháp trước ở đây gọi ?oLa mere et l?Tenfant - mẹ và con). Đây không chỉ chuyện yêu thương giữa hai người trong hôn nhân mà là tình cảm gia đình hẵn hoi; không là chuyện quá khứ hay hiện tại mà đặt vào tương lai những vấn nạn của các thế hệ những trẻ thơ mất bố.
    Ở Núi Bà, thôn Chánh Oai, Phù Cát, tỉnh Bình Định có HVP trên sườn núi; từ biển nhìn vào thấy hình người mẹ với hai con (bế một con và dắt một con) đứng nhìn ra biển. Cũng một HVP khác ở Việt Nam nhưng lại là chuyện ba...người (vợ, chồng, em trai sinh đôi của chồng); bữa nọ, em đi làm về, chị dâu tưởng chồng nên lại âu yếm; người em vừa thẹn vừa sợ anh buồn nên trốn đi. Nhiều ngày sau, anh nhớ em bèn đi tìm; sau đó, vợ đợi lâu cũng lên đường tìm chồng và cuối chuyện cho biết người em chết hoá đá (vôi), anh ra cây (cau), vợ thành dây (trầu) quấn quít thân cau. Tây Du ký của Trung Quốc có tảng đá sinh ra con khỉ, có cỏ cây tu luyện thành tinh,... thì đất đá cỏ hoa ở chuyện Trầu Cau xứ Việt thấm đượm tình người; nghĩa tình giữa con người với cây đá ở đây thật ấm áp, lung linh, ruột rà, chung thuỷ.
    Ở Khe Giai, Cơ Lếu, xã Châu Kim, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An có HVP ôm con nhìn xuống dòng khe. Dân ca đây có lời:
    ?o...Đá ngóng chồng ôm con trán ướt
    Mắt đăm đăm nhìn nước khe giai?
    Và:
    ?oGái Mường thương nàng - phơi tơ vàng
    Gái Mường thương nàng - phơi chăn, gấm
    Quàng quanh nàng trầu cau
    Trầu leo giàn cau non thành lá
    Chồng đi xa, ai nhận miếng trầu này...?
    Đại Nam nhất thống chí (đời Tự Đức) ghi chuyện HVP ở núi Tam Thanh, Lạng Sơn, mục ?oNúi sông của tỉnh Lạng? ở sách này ghi: ?oTrên núi Tam Thanh phía bắc sông Kỳ Cùng có hai tảng đá chồng lên nhau, lấy tay rung có hơi chuyển động. Đứng xa trông như người ngồi nhìn về hướng bắc; tương truyền đây là đá Tô thị vọng phu. Đá này sau bị sét đánh rơi xuống chân núi?. Không biết giữa bà họ Tô ở Đất Việt với Tô Huệ đời Tần có quan hệ gì nhưng chuyện Tô thị xứ Lạng có ba dị bản: hai bản (dân tộc Nùng và Kinh) có môtíp anh em ruột do xa nhau từ bé nên sau đã kết hôn nhầm, bản thứ ba tránh được sự cố này nhưng hơi giống chuyện Tô Huệ đời Tần. Tuy nhiên, chỗ độc đáo là vua Tàu cho Đậu Thao rời vị trí công tác để về với vợ còn vua Việt cho vợ ra biên giới thăm chồng.
    Sáng kiến ?ovợ thăm chồng? là một trong những kinh nghiệm chiến đấu mang đậm bản sắc Việt, không ảnh hưởng đến sự nghiệp quý ông, không vướng víu giữa ?ocông vụ? và ?ohôn nhân?, giữa ?otình nhà? và ?onợ nước? - có tính chiến đấu cao. Sau này, những ?ocăn phòng hạnh phúc? ở các đơn vị, doanh trại,...rõ là bảo đảm mức tăng dân số cho đất nước trước nạn ngoại xâm; dù vậy, các dị bản đã tạo ra thái độ khác nhau về người phụ nữ ngóng chồng hoá đá.
    Trọng gia đạo, cụ Lý Văn Phức (tác giả ?oVọng phu sơn) phê phán:
    ...Em gái anh trai lọ phải bàn...
    Và cũng nhiều bậc tài danh nói ?ovọng phu? là để lên án chiến tranh; ở ?oVọng phu thạch? của Nguyễn Du - Vũ Ngọc Khánh dịch:
    Ai đây ? Là đá ? Là người ?
    Trơ trơ đầu núi đội trời bao năm
    Thân người thanh bạch là thân
    Ngàn đời mưa Sở mây Tần không ham
    Mưa thu lệ chảy đá tràn
    Rêu in nét triện thành trang tâm tình
    Bốn trời đồi núi mông mênh
    Riêng người phụ nữ gương lành treo cao
    Giống như Vọng phu thạch - bài phú dài của Lê Thu (Trung Quốc) về chinh phụ núi Vũ Xương - ở chỗ ca ngợi hy sinh của phụ nữ nhưng ý thơ Nguyễn Du như mĩa mai, thậm chí giận dữ trước một bên là lớp lớp chinh phu ngả xuống để phục vụ cho các thế lực chiến tranh phi nhân nghĩa với bên kia là những cô phụ mòn mõi đợi chờ. Hình ảnh chinh phụ hoá đá như câu hỏi với trời xanh - tại sao đạo cương thường và trung trinh chung thuỷ ấy phải đặt lên đôi vai người phụ nữ ?. Sự cảm thông nỗi bất hạnh của số phận đàn bà có chồng ra trận và thái độ lên án chiến tranh phi nghĩa của Nguyễn Du càng rõ nét qua bản dịch của Lưu Trọng Lư:
    Là đá, là người, ai đó vậy ?
    Chon von đầu núi mấy nghìn xuân ?
    Thần nữ mây mưa không bén mộng
    Vì chữ trinh một kiếp treo thân
    Mưa trời - nước mắt quanh năm tháng
    Rêu biếc còn đây - một áng văn...
    Bao la trời đất cương thường ấy
    Lại trút trên đầu kẻ yếm khăn.
    Dịch ?oVì chữ trinh một kiếp treo thân? nghe như nặng lời (?otreo? - ?otù treo?; ?omột kiếp? - ?ochung thân?) nhưng thực tế cho thấy không quá đáng. ?oNgười vọng phu? ở đây cũng oái oăm như Kiều sau buổi đoàn viên - họ được khen, nhưng phải chăng chỉ khen là đủ ?. Ở ?oVọng phu thạch? của Cao Bá Quát cũng nêu cảm nhận về ?omặt sau của tấm huy chương?:
    ...Tình còn trơ giữa tang thương
    Chuông ngân động biếc đêm trường lại đêm
    Cụ thể hơn khi xét tình tiết ?ocó con hay chưa?, nhà thơ Trương Hữu Thiêm (2002) đồng cảm mọi nỗi niềm của người vợ (không con) luôn thuỷ chung với người chồng (đã hy sinh) - cái tình cảnh ?okhông có gì ràng buộc ấy? thật đáng suy gẫm :
    Người xưa hoá đá thuỷ chung
    Bởi bên cạnh có con cùng chờ trong
    So với:
    Còn như chị - chỉ tay không
    Lẻ loi chinh phụ má hồng vọng phu
    Điều gì đã làm cho những ?omá hồng vọng phu? xứ Việt vẫn mãi đi đến cuối đời chung thuỷ cô đơn ? Hoá ra điểm tựa vẫn là sự vĩ đại bình thường của lòng vị tha: có anh thì chị chăm sóc anh, anh không về nữa thì chị nuôi dạy con cái, không có con thì phụng dưỡng bố mẹ chồng,...còn bản thân chị ?
    Đêm đêm chợt tỉnh cơn mơ
    Em thèm một tiếng trẻ thơ trong nhà
    Nỗi niềm mẹ héo cha già
    Chứ riêng em, kể như là...mà thôi...
    Hiểu ?osự cô đơn được ngợi khen vẫn là...cô đơn? nhưng Đất Việt kiêu hùng đã và sẽ sinh ra những vọng phu trong quá trình giữ nước, Nguyễn Huy Oánh viết:
    Gương cao ai (cũng) muốn sánh cùng
    Lòng không phải đá cũng lòng trung can

    Trong những chuyện vọng phu trên đây, nổi cộm sự cố ?ohôn nhân đồng huyết? - từ lâu đã không còn phù hợp với đạo lý, pháp luật nên phổ biến nó là...phản tuyên truyền.
    Năm 1945, một chàng trai nước Việt đã mạnh dạn xây dựng chuyện vọng phu thoát lối cũ, lên án chiến tranh phi nghĩa; cao trào tư tưởng ở đây không thủ tiêu đấu tranh mà giáo dục lớp trẻ về sứ mệnh vệ quốc (?ochàng bế con trao lại guơm bền, rồi chỉ bao sơn hà biến cố, trao nó đi xây lại cơ đồ?). Tác phẩm Hòn vọng phu của nhạc sĩ Lê Thương được sáng tác gồm ba phần (Ngày ra đi, Ai xuôi vạn lý, Người chinh phu về) theo thể truyện ca với vốn từ Hán Việt phong phú và sự phối hợp với từ thuần Việt tài tình; rất tiếc, vẫn chưa được giảng dạy, dàn dựng và biểu diễn đúng với tầm vóc. Trước đây, bằng truyện ca này, nữ danh ca Thái Thanh (ban hợp ca Thăng Long) và sau này ca sĩ Đình Văn (VCD hãng phim Phương Nam) ít nhiều thành công khi đưa người thưởng thức đến góc nhìn trong sáng về ?ovọng phu?.
    Ở ta chưa gắn biển đồng như bên Canada nhưng giới thiệu truyện ca Hòn Vọng phu tưởng cũng đáng làm. Biên tập tác phẩm này cho các loại hình biểu diễn (chèo, cải lương, kịch thơ, rối nước...) vào sân khấu đại chúng, sàn diễn học đường... sẽ là một trong các hình thức giáo dục hiệu quả. Cần ?okhuyến khích và tạo điều kiện xuất bản các tác phẩm này để phục vụ các dân tộc thiểu số, thiếu niên, nhi đồng, lực lượng vũ trang? và có lẽ nên đình chỉ lưu hành các xuất bản phẩm có tình tiết lạc hậu, phá hoại thuần phong mỹ tục, hại cho lối sống tốt đẹp của người Việt Nam. Thực thi trách nhiệm Nhà nước và xã hội đối với hôn nhân và gia đình, thông qua thanh tra xuất bản, phát huy sự đóng góp của công chúng, cộng tác của nghệ sĩ, sức mạnh của phương tiện thông tin đại chúng,...các truyện ca Hòn vọng phu (Lê Thương - tên thật là Ngô Đình Hộ, sinh 1914 tại Hà Nội, sáng tác ?oTruyện ca Hòn Vọng phu? tại Cù lao An Hoá - tỉnh Mỹ Tho), Sự tích trầu cau (Nguyễn Văn Tý),...không chỉ góp phần xoá nhoà sự tích ?ohòn loạn luân? đã lỡ sinh ra mà còn giáo dục tình nhân loại, hành vi chống chiến tranh phi nhân nghĩa, yêu hoà bình, yêu gia đình,...cho thế hệ trẻ Việt Nam thời đại mới.
  2. DuGia

    DuGia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    5.696
    Đã được thích:
    3
    Công nhận bác này biết nhiều hòn Vọng phu thật !
    Vọng phu Lạng sơn thì làm bằng xi măng rồi ?!
    Theo tôi biết hình tượng Vọng phu trong bài Hồn Vọng phu của Lê Thương thì lấy Vọng phu Thanh hóa làm bối cảnh !
    Quả thực rất thích bài đấy nhưng khó hát quá ?! Chỉ lẩm nhẩm như đọc thơ mà thôi !
    Bác nào biết chỉ giáo thêm !
    Được DuGia sửa chữa / chuyển vào 05:59 ngày 18/12/2005
  3. DuGia

    DuGia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    5.696
    Đã được thích:
    3

    Mà chắc bác đi nhiều nên biết lắm VP thế !
    Tôi quan tâm cái vọng phu ở Quế phong , bác đã đi chỉ dẫn dùm nhé !
    Cám ơn nhiều !
    Được DuGia sửa chữa / chuyển vào 06:02 ngày 18/12/2005
  4. hoangngochunggauco

    hoangngochunggauco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2005
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Mời anh ghé đây nghe bài Hòn vọng phu 1: http://nhacso.net/Music/Song/Tien%2DChien/2005/09/05F5E74E/
    ***
    Chúc anh vui

Chia sẻ trang này