1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

► Tản mạn những chuyến đi....( Post ảnh phải Resize Tối đa 800 * 600 các bác lưu ý giùm nhé )

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi vutienminh, 09/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hahathayroai

    hahathayroai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2006
    Bài viết:
    1.225
    Đã được thích:
    0
    Bảo tồn Ca trù ở Bắc Ninh ​
    Sau 1 năm khởi động, lập hồ sơ đề cử di sản văn hoá phi vật thể cho nghệ thuật ca trù, đêm Ca trù toàn quốc tổ chức tại Hà Nội từ ngày 19 đến 21 ?" 6 là một phần việc nhằm hoàn chỉnh bộ hồ sơ Ca trù trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản văn hoá truyền khẩu phi vật thể của nhân loại. Đêm Ca trù sẽ có sự tham dự, trình diễn của các thành viên đại diện cho phong cách nghệ thuật ca trù ở 14 tỉnh thành trong cả nước. Đoàn Bắc Ninh tham dự tiết mục Hát lót do CLB Ca trù xã Thanh Khương (Thuận Thành) biểu diễn.
    Chúng tôi đến Thanh Khương đúng dịp 3 trong số 7 thành viên của CLB Ca trù đang miệt mài tập luyện chuẩn bị cho Đêm Ca trù toàn quốc. Tại đêm hát lần này CLB Ca trù Thanh Khương sẽ đại diện cho tỉnh Bắc Ninh tham dự tiết mục Hát lót do ca nương Nguyễn Thị Thiệp hát, nghệ sỹ Nguyễn Trọng Lộ: đàn đáy, nghệ sỹ Nguyễn Trọng Thỉnh: trống chầu.
    CLB Ca trù Thanh Khương được thành lập tháng 7 năm 2003. Ngoài việc tham gia hát tại các hội nghị của thôn, xã, CLB Ca trù Thanh Khương đã giành giải độc đáo trong Hội diễn Ca múa nhạc công nông binh huyện Thuận Thành năm 2005 và được Giám đốc Sở VH ?" TT tặng giấy khen.
    Cụ Nguyễn Thị Thiệp đã 78 tuổi nhưng còn rất minh mẫn, là con nhà nghề, cụ theo mẹ, anh trai, chị dâu, chị gái hát từ năm 13 tuổi, đến nay còn nhớ và thuộc khoảng gần 30 bài ca trù. Cụ Thiệp bảo, 50 năm đất nước loạn lạc, địch đánh bom vào đình, chùa, mất hết đàn phách nên không hát được nữa. Những bài do thế hệ trước truyền lại cụ Thiệp hầu như còn nhớ hết, chỉ có điều, giờ đã lớn tuổi nên giọng không còn được như hồi trẻ nữa. Thông thường, các thành viên CLB tập hát tại nhà ông Lộ vào buổi tối những ngày nông nhàn, dịp này, việc tập luyện đều đặn hơn dù đang vào vụ gặt bởi đêm diễn đã cận kề. Để có sự hoà hợp ăn khớp giữa giọng ca, tay phách, các thành viên phải tập trung rèn luyệ n một cách nghiêm túc. Việc tập hợp nhóm hát không chỉ để các thành viên đỡ "nhớ", thoả lòng say mê mà còn là dịp để các học trò của cụ Thiệp như bà Thạnh, bà Sáu, bà Tiện, bà Thắm nhấn nhá từng lời thơ theo các điệu hát. Hiện nay ở thôn Thanh Tương (xã Thanh Khương) chỉ còn 4 người cùng một thế hệ với cụ Thiệp nhưng không ai trong số đó hát được như cụ.
    Ngay khi bắt tay vào việc bảo tồn Ca trù, ngành Văn hoá tỉnh đã có nhiều cố gắng, thể hiện bằng những việc làm thiết thực như tổ chức các Liên hoan văn hoá - văn nghệ quần chúng từ cơ sở, các huyện, thành phố đến tỉnh, khuyến khích các tiết mục hát Ca trù của nghệ nhân, đào nương ở cơ sở; thành lập CLB Ca trù của tỉnh, tạo điều kiện cho thành viên CLB học hát theo chương trình của Cục VH-TT cơ sở và Cục Biểu diễn nghệ thuật tổ chức; giành 1 HCV, 1 HCB và 2 giấy khen cá nhân tại Liên hoan Ca trù toàn quốc năm 2004.
    Cũng trong khuôn khổ tập hợp và hoàn tất hồ sơ đề cử di sản văn hoá phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại cho nghệ thuật Ca trù, Sở VH-TT Bắc Ninh đã phối hợp với Viện Âm nhạc (Bộ VH-TT) tổ chức đợt khảo sát, điền dã tại các huyện, thành phố trong tỉnh về nghệ thuật Ca trù. Đoàn khảo sát đã về làm việc tại thôn Thanh Tương. Tại đây vẫn còn giữ được nhà thờ tổ của dòng họ Nguyễn vốn có truyền thống hát Ca trù và cố nghệ nhân Nguyễn Thị Thuỷ hồi trẻ từng đạt giải trong cuộc thi hát "Ca kép phượng" thời Pháp thuộc. ở Yên Phong, gia đình cụ Đào Văn Cường ở xã Đông Tiến vốn làm nghề ca công. Từ năm 1945, nghề ca công không còn duy trì được nữa, gia đình mở tiệm cô đầu tại Niềm Xá (Th ành phố Bắc Ninh), mặt khác cũng mở 2 nhà hát tại Bắc Giang và 2 nhà hát khác tại Thanh Sơn (nay thuộc phường Vũ Ninh ?" Thành phố Bắc Ninh) và phủ Từ Sơn trước đây. Tại Châu Khê (Từ Sơn), điển hình có nghệ nhân Ngô Xuân Hoành, ông cũng mở nhà hát ở 2 nơi Bắc Ninh và khu vực Ô Cách (nay thuộc quận Long Biên ?" Thành phố Hà Nội), lấy tên là Ngô ca công. ở các địa phương khác như thôn Hoài Thượng (Liên Bão ?" Tiên Du), vùng Lim? đều có những dấu tích của nghệ thuật hát Ca trù, đối chiếu các kết quả nghiên cứu hoàn toàn có thể khẳng định ca trù có từ rất lâu đời tại các địa phương trong toàn tỉnh.
    Cũng giống như Quan họ, Ca trù là loại hình nghệ thuật gắn liền với sinh hoạt văn hoá dân gian nhưng qua những biến cố lịch sử, hát ca trù dần mai một và có nguy cơ thất truyền. Trong khi lớp nghệ nhân có tên tuổi do tuổi đã cao, sức yếu, hoặc không còn nữa thì lớp trẻ dường như có quá ít tâm huyết với việc kế thừa và bảo tồn di sản Ca trù. Đã đến lúc cần có sự nỗ lực và quan tâm hơn nữa từ phía các cơ quan chức năng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị đặc sắc từ di sản văn hoá "độc nhất vô nhị" này.
    Nguồn: http://www.bacninh.gov.vn/Story/VanHoaDuLich/NetVanHoaKinhBac/2006/6/4160.html
  2. vutienminh

    vutienminh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2007
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Lâu lắm rồi hôm nay với lại xuống phố cuối tuần. Sau khi tụ tập được hết Viêtnamese ở cái thành phố nhỏ bé này, đánh vài ván pocker (bài Tây), mấy anh em kéo nhau đi ra phố uống thêm cái gì để chia tay.
    Đã 3 giờ sáng, lúc mà phần lớn các vũ trường bắt đầu đóng cửa nên đường phố đông đúc hẳn. Cái văn hoá Tây phương lạ một điều là cuối tuần nếu không ra phố để uống, để nhẩy thì coi như tuần vừa rồi không có weekend. Tầm 30-50 tuổi thì có chỗ cho Classic, Sasa, trẻ hơn thì vào chỗ Hiphop, Rap; già hơn thì lai rai vài ba vại bia, nói chuyện của già. Ra phố cuối tuần là văn hoá, là nếp sống của con người công nghiệp nên chuyện vào vũ trường không phải là của giới ăn chơi, người giầu có. Và cách ăn, cách chơi cũng vậy, không phải là cách của những cậu choai choai như bên ta: tóc xanh tóc vàng, thuốc lá hít thả cửa, không đủ phê thì đến thuốc lắc, heroin.
    Vào sàn nhẩy ở đây phải trình giấy tờ, nếu dưới 18 dù có thích tới mấy cũng ở ngoài nhé! Buồn (cười) cho cái dân Vietnamese nhà mình, người thấp bé, mặt học trò nhà quê ra tỉnh, mặc dù tuổi chẳng kém ai so với tất cả những thằng trong kia, vậy mà bọn security cứ nhất định không cho vào, nhìn giấy tờ nhiều khi nó còn không tin! Sàn nhảy cũng có nhiều loại, loại được hút thuốc và loại no smocking, lớ ngớ là ăn tiền (phạt) ngay. Nghe đâu luật mới còn không cho phép hút thuốc ở bất cứ đâu có đông người, dù đó là nhà hàng hay sàn nhảy.
    Đường phố nhộn nhịp lúc tan ca (nhậu), một vài anh say chếnh choáng rìu nhau đi bên đường. Xe bus hầu như không chạy, phương tiện chủ yếu là Taxi hoặc on foot mà về nhà. Ở đây khi đã có chút bia là không ai được phép cầm lái, dù tiền Taxi một cuốc ban đêm có bằng tháng lương của vài người công nhân bên ta! Mùa đông nhiệt độ ngoài trời có khi tới -15oC, gió thổi tê người và tuyết rơi, vậy mà dân chơi đêm vẫn xếp hàng ngay ngắn để đón Taxi, có khi chờ đến cả 2 tiếng đồng hồ mới tới lượt. Vừa chờ đợi, vừa hét và hát, nên chẳng có gì để cầu nhầu! Nhớ hồi năm ngoái được chứng kiến một chú ngoại quốc trong khi đón Taxi chịu không được và đã đứng tè bậy giữa phố lúc có men say. Mấy anh security đứng xa xa cứ để cho chàng thoải mái dốc bầu tâm sự, xong rồi họ mới tới vỗ vai và nhờ ký giúp một tờ giấy "thanh toán" rồi Ok nhé, goodbye! 4000 Nok (10tr VNĐ) sẽ được nhà băng giúp anh chuyển vào ngân sách thành phố để trả cho cái công vệ sinh đống "nước lọc" của anh!
    Sự phát triển khác so với kém phát triển (người ta vẫn gọi một cách lịch sự là đang phát triển) ở cái sự văn minh trong cuộc sống. Mà cuộc sống văn minh không có nghĩa chỉ hoàn toàn là ăn sung mặc sướng và đầy đủ tiện nghi. Sự văn minh trước nhất đó phải là cách sống biết tôn trọng pháp luật, quý trọng thiên nhiên và sống nhân ái với mọi người.
    Mùa hè miền Cực Bắc này ngắn và ngọt như trái dâu tây (strawbery). Mặt trời lủng liểng trên cao suốt 24 giờ. Ở đây mùa hè không có khái niệm đêm và ngày, chỉ có giờ thức và giờ ngủ. Cuối tuần 12 giờ PM bao giờ cũng đông vui và nhộn nhịp hơn 12 AM. Những cánh chim biển cũng vậy, chúng tới tấp bay về phố để đón nhận những mẩu bánh mì từ tay người. Bên đường hoa nở đủ mọi mầu sắc. Gió thoảng nhẹ đưa lúc 5 giờ AM. Người ta bắt đầu đi ngủ!
    VTM
    (Tiếc không mang máy ản nên không có ảnh để Post)
    Được VUTIENMINH sửa chữa / chuyển vào 00:03 ngày 02/07/2007
  3. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Hay lắm !
  4. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Làm một hattrick kơ àh:o thế này thì tụt hứng cũng phải;)
  5. sinh_vien_thuc_tap

    sinh_vien_thuc_tap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    3.946
    Đã được thích:
    0
    Tức quá nhỉ, bác VTM post cái gì vậy, bác gửi qua thư mật cho em đọc với
  6. BC2

    BC2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2005
    Bài viết:
    2.778
    Đã được thích:
    0
    Mình cũng rất băn khoăn, không biết bác post gì mà để hộp thư tự động của TTVN trả lời. Dài quá chăng, hay...? Nếu gửi cho SVTT thì bác gửi luôn cho tớ nhá! Cảm ơn bác trước....
    Hihị...
  7. BC2

    BC2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2005
    Bài viết:
    2.778
    Đã được thích:
    0
    Ối, anh Phái viết gì mà cũng bị thế?
  8. sinh_vien_thuc_tap

    sinh_vien_thuc_tap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    3.946
    Đã được thích:
    0
    Dzấn đề nhảy kủm: wốc da rân tọc, tôn ráo, tín ghưỡng, ke ke
  9. BC2

    BC2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2005
    Bài viết:
    2.778
    Đã được thích:
    0
    Em post bài thử xem có ma không nhé
  10. hahathayroai

    hahathayroai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2006
    Bài viết:
    1.225
    Đã được thích:
    0
    Về vụ này anh BaotrungVIP cho ý kiến chứ? Sao cứ như thía nhỉ? Em thử coi có gì ko nhé?

Chia sẻ trang này