1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

► Tản mạn những chuyến đi....( Post ảnh phải Resize Tối đa 800 * 600 các bác lưu ý giùm nhé )

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi vutienminh, 09/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hahathayroai

    hahathayroai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2006
    Bài viết:
    1.225
    Đã được thích:
    0
    hi`hi`hi`. Vui roài . Có thầy Đồ vào nữa là vui roài. Em hỉu ý của thầy đồ anh Vutienminh à. Nói chung thì cho dù mọi người có lam gì đi chăng nữa cũng chỉ là " Dã tràng se cát biển Đông " thui. Mà chiện gìn giữ văn hoá tinh thần hay bất cứ cái j nữa thuộc về Bộ văn hoá thông tin, còn anh em chúng ta gọi là viết cho vui, viết để thoải mãn bản thân,... nhưng nó vẫn giúp dc những ai chưa hỉu biết ( em là một ví dụ ), chưa biết về quê hương, về văn hoá, về những nét đặc sắc,... Tuy nhiên, chắc anh Vutienminh mới tham gia diễn đàn nên có thể chưa đọc hết các topic đã mở ở đây. Trong box đã có nhiều topic viết về quê hương, về phong tục tập quán, về quan họ, về con người Kinh Bắc,... Anh có thể trình bày ở bên đó. Chúc anh vui!
  2. sinh_vien_thuc_tap

    sinh_vien_thuc_tap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    3.946
    Đã được thích:
    0
    Hì, vui roài, bác này đem cả thuyết nhu cầu ra nói là vui roài. Này nhá, đừng vội phê bình các mod ở đây nhá. Mod có chiện của mod, no-mod có chiện của no-mod, bác lập topic mà đợi người ta kủm ơn nữa thì thoai. Hì, đùa chút, em đánh giá cao ý kiến của bác, bác bảo dự án của em khả thi thế sau này cần sự giúp đỡ nào đấy của bác thì bác có giúp em không
    "Quê hương là chùm khế ngọt, khế có chua thì cũng là quê hương "
  3. vutienminh

    vutienminh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2007
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0

    He he vui roai (he he chu ko phai ha ha, ko đụng hàng). Không khích vài câu thì làm sao Mod lên tiếng. Thế là biết được 1 mod là ai roài!
    SVTT này, forum mà buồn thiu thì có chán không? Vậy thì phải có câu Thanks cho người lập topic để khua dậy phong trào chứ?
    Hahavuiroai, (lần này thì là ha ha), chú em nói đúng roài đấy. Vô đây để nói cho sướng cái miệng đã. Nhưng cũng giúp mình học hỏi được nhiều thứ.Chính vì vậy mà anh mang tất tần tật mọi thứ từ thang nhu cầu, đễn kinh tế, xh, vvv sẵn có trong bụng để nói. Viết rồi mới thấy đây là diễn đàn vui là chính, ko nên đi sâu chuyên môn. Nhưng ko sao, biết đâu gặp được đối thủ nào thích Kinh tế, đặc biệt là kinh tế phát triển, thì cãi nhau cũng khoái!
    Hết buồn thiu
  4. vutienminh

    vutienminh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2007
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Di sản âm nhạc cổ truyền ?" Bảo tồn hay thả nổi?
    16:34:48 16/04/2007 - Tiasang.com.vn
    Trần Ngọc Linh
    Đã hơn hai thập kỷ tính từ khi đất nước đổi mới trong xu thế hội nhập kinh tế, văn hóa; và cũng tính từ thời điểm mà trong các bản nghị quyết Trung ương luôn thường trực nhấn mạnh vấn đề: Đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Trong khi hầu hết các hoạt động văn hóa hướng về dân tộc chỉ còn là tác dụng duy trì sự tồn tại một cách ổn định về tính kế thừa những giá trị văn hóa truyền thống thì đại bộ phận thanh niên những người ?ochủ tương lai? của đất nước lại mù mờ, thậm chí khù khờ với những giá trị văn hóa cổ truyền, điều mà ta thấy rõ nhất thông qua sự hiện diện về đời sống cổ nhạc.
    [​IMG]
    Thực tế cho thấy di sản âm nhạc cổ truyền của nước ta khá phong phú, theo một phép tính đơn giản thì cứ 54 dân tộc anh em tính bình quân mỗi dân tộc sẽ giữ cho mình một thể loại âm nhạc. Với nguồn tài nguyên phi vật thể phong phú như vậy chả lẽ cứ giữ hết? Quan điểm của tôi nên phân di sản ra làm ba cấp độ:

    Thứ nhất: Những di sản âm nhạc dân tộc tinh hoa: Nhã nhạc cung đình, Ca trù, Tuồng. Ba loại hình này có một đời sống lịch sử lâu dài, sự ảnh hưởng của nó trong đời sống tinh thần của người dân khá sâu sắc. Vả bản thân tính chất nghệ thuật của nó có khả năng chinh phục công chúng có trình độ thẩm mĩ cao. Những loại hình nghệ thuật này nhất thiết phải bảo tồn, và phải bảo tồn một cách cẩn thận nhất.
    Thứ hai: Nhóm di sản âm nhạc dân tộc dân gian nhưng có sức lan tỏa rộng: Nghệ thuật Chèo, Quan họ, Cải Lương, Cồng chiêng Mường và Tây Nguyên. Nhóm này lịch sử phát triển của nó chưa được bao lâu, nặng về tính dân gian nên bảo tồn theo hướng ?obó đũa chọn cột cờ?, còn lại để đời sống dân gian tự nuôi dưỡng, không nên can thiệp quá sâu.
    Thứ ba: Nhóm di sản dân tộc dân gian mang tính vùng miền: Hát Trống quân ở vùng núi Trung du phía Bắc, hát Bài chòi, đờn ca tài tử ở phía Nam, hát Then của người Tày; nghệ thuật múa của người Chăm... Những di sản này nên giữ lại ở mức độ tư liệu và tuyệt đối không nên can thiệp trong đời sống phát triển hay tàn lụi của nó. Vì bản thân nó đã có một sức sống trong dân gian, gắn liền với những sinh hoạt văn hóa của người dân thôn quê, khi không gian văn hóa đó mất đi cùng với xu hướng đô thị hóa thì mặc nhiên ta phải chấp nhận.
    Viết đến đây tôi mới nghĩ đến câu chuyện của giới khảo cổ trong một lần tiếp chuyện với giáo sư Hà Văn Phùng, ông có nói một ý: khảo cổ không có nghĩa là cứ đào lên rồi phải bảo tồn, có những cái bắt buộc phải bảo tồn vì nó gắn tư văn của dân tộc, còn có những cái đào lên chỉ có tác dụng trong nghiên cứu, nghiên cứu xong thì nên lấp đi nhường chỗ cho một công trình khác dựng lên thay thế nó. Di sản âm nhạc dân tộc cũng nên thế.
    Thực sự đến bây giờ chúng ta phải sòng phẳng mà nhận ra một điều rằng, cổ nhạc phải sống trong không gian văn hóa của nó. Như Ca trù phải có không gian nhà hát với một số lượng thính giả đam mê và hiểu thật sự; hay như Nhã nhạc lại có không gian cung đình. Bây giờ liệu tìm trong số lượng học sinh sinh viên, mấy ai có đủ khoảng một trăm từ vựng Hán Việt để có thể sơ hiểu thơ văn Ca trù, không gian cung đình cũng chẳng còn, một ngày bốn suất diễn trong Duyệt Thị Đường không thể đủ tiền nuôi sống các nhạc công Nhã nhạc được. Mà trên thực tế thì không thể cưỡng bức công chúng phải nghe cái mà họ không hiểu, phải yêu những thứ đối với thời đại của họ chỉ còn là vang bóng.
    Nhưng không vì thế mà chúng ta chấp nhận thực trạng công chúng quay lưng lại với văn hóa cổ truyền. Trong khi nhà nước càng bảo tồn càng làm biến dạng di sản thì có những tổ chức tư nhân tôi vẫn biết là càng ngày càng làm mới, và biết chưng cất những tinh hoa của di sản.
    Tôi có được xem vở Chèo nàng Thiệt Thê kịch bản của nhà thơ Lương Tử Đức diễn tại Hội diễn Chèo Quảng Ninh vào năm 2002. Vở Thiệt Thê đã sáng tạo thêm một bước từ vở Chèo cổ Chu Mãi Thần khi tác giả cố ý minh oan cho nàng Thiệt Thê, không những thành công về mặt nghệ thuật và nội dung, cả không gian vở diễn cũng được đạo diễn khá tốt với một tấm bình phong sơn mài, nhẹ nhàng và sang trọng khác hẳn với việc người ta bê hẳn mái đình nặng nề lên sân khấu. Và một điểm nhấn của vở diễn là màn múa tứ bình trước màn giáo đầu, trong khi hồn chèo cổ truyền không bị mất đi. Đó là sự tiếp nối hoàn hảo sau vở Súy Vân mà trước đây vài chục năm cụ Hàn Thế Du đã chấp bút cải biên cũng từ vở chèo cổ Kim Nham.
    Cách đây không lâu tôi lại được đến nghe một buổi hát của nhóm Ca trù Tràng An, và rất ngạc nhiên khi các quan viên ở đó có thể rất thoải mái ngồi ở chiếu, còn vị trí trên chiếc sập gỗ sang trọng kia dành cho người đào nương và chú kép đàn. Khi xưa đi hát, vị trí của quan viên bao giờ cũng được coi trọng, có người bảo tôi tiếng trống chầu là tiếng trống chỉ huy của một canh hát, quan viên là người trả tiền cho canh hát ấy, làm nghề phải lụy tiền âu cũng là một lẽ tất nhiên. Hồi đó quan viên được ngồi sập chạm còn đào nương chỉ được ngồi sập trơn. Nhưng nếu giờ có một quan viên mà dám ngồi chiếu để cho đào nương ngồi sập thì tôi thấy phục quá, vì họ mới là người biết thưởng thức và coi trọng nghệ thuật đích thực. Còn cách quăng tiền mà mua vui lấy một vài tiếng cười chỉ là cách ứng xử của anh trọc phú mà thôi.
    Có người chê là đã có Chu Mãi Thần thì cần gì Thiệt Thê, có Kim Nham thì cần gì Súy Vân, chê nghệ sĩ Diễm Lộc vì cố gào cho đau đớn mà làm rách giọng đến khi diễn thì phải có người ở dưới hát cơi... Tôi lại cho rằng cái chê đó là cái chê của một anh thiển cận. Tôi vẫn tâm đắc với việc ai đó ví văn hóa như một dòng chảy của con sông, mà đã là dòng chảy thì đương nhiên phải chấp nhận nó làm lở bên này để bồi bên khác. Cái sinh nảy chồi từ cái tử. Chả thế mà đức Bồ đề đạt ma phải mất ròng rã những tháng ngày để cuối cùng ngộ đạo nhờ tảng đá trên đầu mình rơi hay sao?
    Văn hóa cổ truyền hoàn toàn có thể làm mới để phù hợp với cuộc sống hiện đại. Mà tôi lại nghĩ rất dễ có thể làm cho nó hòa nhập được vào dòng chảy hiện đại đó khi chúng ta biết giữ lấy tinh hoa của nghệ thuật và cải tạo không gian văn hóa. Con người hiện đại luôn luôn có xu hướng ham kỳ chuộng lạ và thường chết vì những thứ bề ngoài, giống như phong trào Âu hóa, Hàn hóa của người hiện đại ngày hôm nay. Tại sao chúng ta không thể tạo ra những thứ mật ngọt từ những cánh hoa sặc sỡ để kêu gọi muôn loài **** ong. Muôn sự đổi mới, hãy bắt đầu bằng việc đổi mới không gian văn hóa cho di sản cổ nhạc. Đó là một lối thoát duy nhất hiện nay chúng ta có thể làm.

  5. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Bên phương Tây người ta coi đạo Bụt là một triết lý sống hơn là một tôn giáo. Cái cốt lõi của đạo Bụt là dậy cho con người ta biết sống thảnh thơi và hoà thuận. Người châu Âu cũng đi chùa rất nhiều. Họ đến chùa để được hưởng những giây phút tĩnh lặng của cuộc sống và để được nghe những điều răn dậy hết sức thiết thực cho bản thân và gia đình.
    @vutienminh: Có vẻ như nhà bác từng đọc Thích Nhất Hạnh tiền bối?
    Đúng là bên Tây, đạo Bụt ( Phật) được sử dụng như một triết lý hơn là một tôn giáo. Nhưng họ đến chùa không đến mức rất nhiều so với đến nhà thờ.
    [nick] [nick]
    Được thieulambacphai sửa chữa / chuyển vào 22:37 ngày 18/05/2007
  6. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Đồng ý !
  7. vutienminh

    vutienminh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2007
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    @vutienminh: Có vẻ như nhà bác từng đọc Thích Nhất Hạnh tiền bối?
    ->Nick Phai: Thiền sư Thích Nhất Hạnh còn sống, vừa mới về VN. Nghiên cứu Thiền không chỉ có mình sư ông Thích Nhất Hạnh.
    Đúng là bên Tây, đạo Bụt ( Phật) được sử dụng như một triết lý hơn là một tôn giáo. Nhưng họ đến chùa không đến mức rất nhiều so với đến nhà thờ.
    => 1 chút về câu chữ: Người phương Tây cũng đi chùa vs. người phương Tây cũng đi chùa rất nhiều => cái nào nhiều hơn cái nào?
    Đạo Phật xuất phát từ phương Đông, Công giáo là của người phương Tây. Hiển nhiên nhà thờ phải nhiều hơn đền chùa.
    [nick] [nick]
    Được thieulambacphai sửa chữa / chuyển vào 22:37 ngày 18/05/2007
    [/quote]
  8. vutienminh

    vutienminh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2007
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Đi tìm vị thế mới cho tranh Đông Hồ
    Sẽ có một ngày tranh Đông Hồ lại rực rỡ trên tường nhà mọi gia đình đón Tết, trong tay các em bé như một món quà thông dụng... và tôi có thể ngồi vẽ những bức tranh Đông Hồ hiện đại...". Đó là mơ ước của họa sĩ Nguyễn Đăng Khoa, "hậu duệ" của một dòng họ nổi tiếng trong dòng tranh Đông Hồ.
    Phục hưng tranh cũ

    Trê kiện Cóc

    Trong thời kỳ cực thịnh của mình, những năm đầu thế kỷ trước đến 1930, tranh Đông Hồ đủ sức mang lại gia thế cho cả một dòng họ. Cùng với cảnh "đổ tranh" tấp nập trên bến dưới thuyền xuôi đi khắp ngả từ 20 tháng Chạp hàng năm, tranh Đông Hồ gây dựng cơ ngơi và tên tuổi lâu đời cho họ Nguyễn Đăng, một trong những dòng họ làm tranh chủ soái của làng Hồ.
    Nghệ nhân Nguyễn Đăng Khiêm, người đầu tiên đứng ra nhận việc đưa tranh vào bảo tàng cho Nhà nước, nhớ lại: "Sinh thời, thân phụ tôi từng chứa đầy tận nóc hai gian nhà vài ngàn bản khắc in nét và mầu, tức là đủ cho khoảng ngàn tranh mẫu hoàn chỉnh. Đặc biệt, tranh Đông Hồ thiện về trực giác, và có phần cảm tính. Mỗi họ làm tranh lại có cách pha mầu, tạo nét, tiết chế khác nhau, làm nên phong cách riêng".

    Thầy đồ Cóc

    Cháu ba đời cụ Khiêm, cử nhân mỹ thuật Nguyễn Đăng Khoa tiếp tục câu chuyện của dòng họ một cách kịch tính hơn. Năm 2000, mới tốt nghiệp khoa sơn mài trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp, Khoa đã lang thang nhiều nơi: Bát Tràng, Phù Lãng, những ngôi chùa nghìn tuổi ở Hà Tây, Bắc Ninh... trong vài năm để săn tìm bóng dáng hay một gợi ý của thành công.
    Chính Khoa cũng không nhận ra lối đi ngay dưới chân: "Một đêm trăng trong chùa Bút Tháp sau vài tuần rượu suông, tôi bị họa sĩ Phan Cẩm Thượng "mắng" khá phũ, nhưng chân tình: Thế mà không nghĩ ra? Còn phải tìm đường ở đâu ngoài tự đứng vững trên chính truyền thống gia đình mình?".
    Khoa đã phải mất hai năm ròng, vừa dè dặt nghe ngóng vừa âm thầm khởi động tài lực rồi mới dám quyết tâm chơi tới cùng với nghiệp: "Kể từ đó tôi vẫn mơ thấy những bức tranh "gà lợn"của dòng họ Nguyễn Đăng. Không phải thứ in lưới và dùng bột mầu lem nhem vẫn bán đầy ở các khu du lịch. Mầu đỏ cam của son, vàng chói của hoa hòe, xanh óng lá mạ non... lên hết sắc độ tự nhiên, tươi rói trên nền điệp trong veo trắng óng, với nét đen vừa mềm mại vừa chắc khỏe của than lá tre bồi hồ. Một tinh thần hết sức hồn nhiên, khỏe khoắn, biểu cảm một cách giản dị, không thiếu tính hài hòa bay bổng. Bức tranh như vậy "trẻ" mãi tới năm chục năm sau không suy suyển. Tôi mơ phục hưng dòng tranh của họ Nguyễn Đăng rực rỡ như tinh thần của người xưa...".
    "Đi cày" nuôi tranh
    Cứ kiếm được bao nhiêu tiền ở Hà Nội, Khoa lại đem lên Thuận Thành lo chi phí cho việc

    Đồng quê

    khắc ván, làm mầu. Thứ than lá tre hiện nay chỉ còn duy nhất cụ Phiến, nghệ nhân làng Hồ đốt được. Pha chế ra sao cho nhuyễn, trong bất kỳ thời tiết hanh hay nồm cũng không bị chua, bị vón, thì chỉ có Khoa nắm được bí quyết, thay mặt cho dòng họ và những người có kinh nghiệm lâu đời nay đã thành người thiên cổ..
    Hiện nay, hơn 70 đầu tranh Đông Hồ của họ Nguyễn Đăng đã được "phục sinh" rực rỡ từ bản mẫu gốc, vốn được cụ Khiêm "lo xa", mỗi lần đưa vào bảo tàng đều giữ lại cho gia đình một bản. Tổng cộng hơn 200 tranh gốc loại này đang ở trong tay Khoa.
    Tranh của Khoa và gia đình hiện đang gửi bán tại một số Gallery để giữ những khách mua khó tính. Hằng năm, gia đình thường phải bù lỗ cho việc làm tranh, một khoản không quá lớn đối với thu nhập mức ngang viên chức nhà nước, đủ để không khiến họ phải nản lòng.
    Khoa tâm sự: Việc đầu tiên tôi phải vào núi Thiên Thai, ngọn núi nổi tiếng trong thơ Hoàng Cầm mua gỗ thị làm ván khắc. Ba cây thị cổ thụ vừa người ôm, bạt thân vỏ, còn lại chừng khối rưỡi gỗ, đủ cho nghìn bản khắc đủ kích cỡ. Loại bản khắc này để tới trăm năm không mối mọt. Ngoài ra, gia đình tôi thừa hưởng từ đời các cụ khoảng vài trăm bản khắc như thế, đến nay vẫn còn nguyên vẹn có thể khai thác ngon lành. Mục tiêu là gìn giữ nguyên vẹn "gia tài" cho đời sau. Có những ván đã khắc xong phải nghiến răng chẻ làm củi vì chưa lên được tinh thần của người xưa".
    Tình trạng "đi cày nuôi tranh" theo Khoa chỉ có thể kéo dài nhiều nhất dăm năm. Sau đó, tranh Đông Hồ họ Nguyễn Đăng phải trở thành một thương hiệu thực sự bằng sự phục sinh mà ngoại trừ một vài gia đình nghệ nhân làng Hồ có thể "ra tay" tương tự, không một thương nhân giàu tưởng tượng hay họa sĩ biết kinh doanh nào làm nổi.
    Khoa nói: Chẳng có gì ngăn cản tôi nghĩ tới một ngày... Ngày đó tranh Đông Hồ lại rực rỡ trên những bức tường sơn của mọi gia đình đón Tết, trong tay các em bé, như một món quà thông dụng và rẻ tiền bằng chính sức thu hút của mình, vẻ đẹp chất phác, tươi nguyên, huy hoàng của truyền thống. Biết đâu lúc đó tôi lại có thể ngồi vẽ những bức tranh Đông Hồ hiện đại với đủ mầu vẻ của cuộc sống này như ông tôi hay cụ Chế, cụ Sần xưa, từng vẽ cảnh cầm cờ đỏ sao vàng đi cướp chính quyền những năm đầu cách mạng? Còn hiện tại, chỉ dốc sức vào khôi phục hoàn hảo bộ tranh gốc của gia đình, đưa nó vào vị trí không thay thế nổi của thị trường cũng đủ là một sự nghiệp".
    Theo GĐ&XH
  9. hahathayroai

    hahathayroai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2006
    Bài viết:
    1.225
    Đã được thích:
    0

    Khi theo đuổi một niềm đam mê, hòai bão,... sẵn sàng đem cả cuộc đời mình, sự nghiệp, công danh, tiền tài vì nó.
    Ngưỡng mộ..... Ngưỡng mộ!

  10. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Câu trả lời không trúng vấn đề. Tôi có nói nghiên cứu thiền chỉ có mình thầy Thích Nhất Hạnh đâu?
    Tôi đã từng nghe trực tiếp cụ Thích Nhất Hạnh giảng ở chùa Quán Sứ, cũng như đọc các bài viết của cụ, thấy rằng cụ luôn gọi đạo Phật là đạo Bụt. Đây là cách gọi mà tôi chưa được nghe các nhà sư trong nước gọi bao giờ. Vì vậy mà tôi có một chút cơ sở nào đó để hỏi câu đó. Câu hỏi không mang nhiều giá trị, chỉ có tính chất làm quen. Người tinh ý sẽ nhận ra ngay lí lẽ ấy.
    Còn chuyện người châu Âu đến chùa rất nhiều thì tôi nghĩ sự thực không phải vậy.
    Tôi không nghĩ là Công Giáo của người châu Âu. Đồng ý là ở châu Âu nhà thờ nhiều hơn chùa.
    Thân ái.
    [nick] [nick]
    Được thieulambacphai sửa chữa / chuyển vào 13:14 ngày 19/05/2007

Chia sẻ trang này