1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

► Tản mạn những chuyến đi....( Post ảnh phải Resize Tối đa 800 * 600 các bác lưu ý giùm nhé )

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi vutienminh, 09/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Gìn giữ văn hoá tinh thần là trách nhiệm của toàn dân, không của riêng ai.
    Ai biết lịch sử thăng trầm của chùa Bút Tháp thì sẽ cảm nhận sức mạnh của dân như thế nào. Nếu không có sự can đảm tột cùng của nhân dân nơi đây thì chắc chắn Bút Tháp chỉ còn là một hình ảnh của quá vãng xa vời. Chỉ còn lại tên trong sử sách giống như chùa Báo Thiên nổi tiếng của Hà Thành xưa mà thôi.
    Lúc bấy giờ, Bộ văn hoá thông tin nào có ý nghĩa gì?!
    [nick] [nick]
    Được thieulambacphai sửa chữa / chuyển vào 13:28 ngày 19/05/2007
  2. vutienminh

    vutienminh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2007
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
  3. baotrungvip

    baotrungvip Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    5.898
    Đã được thích:
    1

    Hai bác tranh luận ghê quá, em thì không đủ kiến thức và trình độ để tham gia, nhưng em nghĩ không nên sa đà vào chuyện bắt bẻ câu chữ làm gì. Em thấy 2 bác đều rất có tâm huyết với sự tồn vong của văn hoá Kinh bắc, và em đặc biệt chú ý tới đoạn này của bác vutienminh
    Đây là 1 ý tưỏng hay , nếu bác có ý định thực hiện, em xin giúp một tay. Cũng cần nói thêm là trước đây cũng có 1 topic tương tự như vậy ở KBC rồi nhưng vì ít người tham gia quá nên lâm vào cảnh đầu voi đuôi chuột. Nên nếu thực hiện, bác nên suy nghĩ cho kỹ, có kế hoạch cụ thể, tránh đi theo lối mòn của topic trước.
    Kính các bác!
  4. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Nhà cháu nhắc đến cụ Thích Nhất Hạnh, với một tình cảm quý mến và trân trọng những gì mà cụ đã làm được.
    Nếu nói đến đạo Phật nói chung, Thiền học nói riêng thì nhà cháu yêu thích tư tưởng của các cụ Krishnamurti, OSHO và Đạt Lai Lạt Ma 14 hơn là của cụ Thích Nhất Hạnh. (Sách về thiền học đầu tiên mà nhà cháu đọc là bộ Thiền Luận của cụ Suzuki, nhưng nhà cháu không xếp cụ Suzuki vào cùng chiếu với các cụ trên ).
    Nhà cháu cũng đồng ý với bác là ngài Đạt Lai Lạt Ma "có tầm ảnh hưởng lớn hơn cả thày Thích Nhất Hạnh". Cụ Ma không chỉ nổi tiếng với tư cách là một trong những nhà tư tưởng hàng đầu thế kỉ 20, mà còn nổi tiếng vì là lãnh tụ tinh thần của một vùng đất đặc biệt (kể cả về lịch sử, văn hoá, lẫn chính trị, địa lí).
    @Baotrungvip:
    Có những ngôn từ không đáng mấy giá trị, nhưng có những ngôn từ chứa đựng sự thật, chân lí, đạo lí,....Khi tranh luận không nên nghĩ rằng đó là sự bắt bẻ (nếu có nghĩ), mà hãy nghĩ rằng đó là sự chuẩn hoá .
    Một khi không thống nhất về nội hàm khái niệm thì mọi sự tranh cãi đều vô nghĩa. Người Việt mình gọi là ông nói gà bà nói vịt.
    Dĩ nhiên ở đây không đến mức to tát thế, vì chưa đi vào tranh luận các vấn đề của học thuật. Nhưng những từ ngữ chính xác cũng rất quan trọng để biểu đạt sự thật.
    Đề cập đến đôi ba từ ngữ trong bài viết của bác vutienminh là biểu hiện của sự tôn trọng. Tại sao thế? Vì như thế là coi sự chưa chính xác không xứng đáng với tầm của người viết nó...
    Thân ái.
  5. baotrungvip

    baotrungvip Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    5.898
    Đã được thích:
    1
    Báo cáo các bác là nhà em chưa bao giờ nghiên cứu thiền và cũng chưa bao giờ có ý định làm điều đó, nên những cái tên các bác đưa ra quá tầm hiểu biết của em. Phải nói thẳng là em chưa nghe bao giờ, duy chỉ có ông Lạt ma 14 (hình như thường gọi là Đăng châu gia mục thố thì phải ), là em nghe quen quen, em còn nghe đâu tay này được phong là một trong những thánh nhân của thế kỷ 20, em nghe hơi chối, nhưng khi nghe tay này phát biểu : " I am just a simple Buddhist monk - no more, no less", em thấy tay nay có tính khiêm tốn giống em, em thích .
    Bây giờ @ bác Phái phát :
    Bác đã biết không thống nhất về nội hàm khái niệm thì mọi sự tranh cãi đều là vô nghĩa, vậy thì sự chuẩn hoá của bác có nằm trong mệnh đề trên không
    Cái em muốn nói với cả 2 bác là nên tập trung vào vấn đề chính, vấn đề chính ở đây là gì? là cái tiêu đề topic. Em vào đọc topic này vì muốn xem các bác đặt và trả lời câu hỏi: Kinh bắc ngày mai sẽ ra sao?, chứ em đếch cần biết công giáo là của người châu Á hay châu Âu, thằng ku Thích Nhất Hạnh có tầm ảnh hưởng như thế nào, hoặc đại loại những vấn đề như thế.
    Em chỉ nhắc khẽ các bác là đừng sa đà vào chuyện câu chữ để tìm ra "sự thật, chân lý, đạo lý" mà quên đi cái mục đích chính của topic thôi. Còn nếu việc đó phục vụ cho câu trả lời Kinh bắc ngày mai sẽ ra sao hơn là phục vụ bản ngã thì em vẫn rất chi là ủng hộ, các bác cứ tranh luận, bắt bẻ thoải mái để tìm ra chân lý, sự thật, em sẽ dựa cột ngồi nghe .
    @ bác vutienminh: Em tiếp tục nhắc bác V/v mở cuộc thi viết về Kinh bắc
    [nick][nick]
    Được baotrungvip sửa chữa / chuyển vào 02:47 ngày 21/05/2007
  6. vutienminh

    vutienminh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2007
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Hi Thieulambacphai va baotrungvip,
    Không có gì to tát ở đây cả. Chỉ tại câu trả lời của mình với bac Phái lúc đầu không được rõ lắm nên gây phiền chút.
    Lời khen hay lời chê, khuyên khích hay góp ý đều có giá trị như nhau. Những ý kiến của Phái là rất tốt và là chân thành.
    Stop cái lặt vặt này ở đây nhé!
    Chuyện mở topic về thi tìm hiểu Kinh Bắc để mình xem xét thêm. Khi nào có ý tưởng cụ thể mình sẽ PM cho baotrungvip để trao đổi riêng, không nên đưa ra ở đây làm loãng chủ đề.
    Chủ đề Ngay mai Kinh Bắc sẽ ra sao nên hiểu nó rộng hơn. Không chỉ là để có câu trả lời cho câu hỏi của topic. Mong mọi nguời hãy post những bài hay về cách gìn giữ văn hoá , môi trường để mọi nguời cùng đọc và tranh luận.
    Mình sẽ mở rộng chủ đề này sang cả khía cạnh môi trường trong một bài post tới. Baotrungvip thấy có ổ ko?
    VTM
  7. vutienminh

    vutienminh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2007
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Gìn giữ nét văn hóa truyền thống của vùng Kinh Bắc
    Thứ Tư, 11/04/2007 - 9:38 AM Cổng Giao Tiếp Điện tử Bắc Ninh
    Từ Sơn (Bắc Ninh), là nơi khởi nguồn của nhà Lý, một triều đại phong kiến thịnh vượng vào bậc nhất của nước ta. Nhắc đến Từ Sơn là nói về một vùng văn hóa cổ của người Kinh Bắc, nơi có những di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng được Nhà nước công nhận.
    [​IMG]
    Hiện nay, Từ Sơn quản lý 66 di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, để phục vụ nhu cầu văn hóa của người dân.
    Trải qua những thăng trầm, biến cố của lịch sử, sự thay đổi của nền kinh tế, nhưng nhiều làng cổ của huyện Từ Sơn vẫn giữ được những nét văn hóa riêng, đặc trưng của vùng Kinh Bắc cổ xưa.
    Thực hiện tốt các mục tiêu trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc, Ðảng bộ và nhân dân huyện Từ Sơn luôn ý thức được quyền lợi và trách nhiệm của người sinh ra, lớn lên và sống ở mảnh đất văn hóa lịch sử này.
    Cụ thể hóa chủ trương, đường lối về công tác văn hóa của Ðảng, Nhà nước, Từ Sơn đã tự xây dựng cho mình phương án bảo tồn và phát huy vốn văn hóa truyền thống với những nét riêng độc đáo. Việc hiếu, việc hỷ được tổ chức trang trọng, văn minh.
    Từ Sơn có 49 lễ hội ở các thôn, làng thì nội dung của hội đều hướng về truyền thống đạo lý của dân tộc là "uống nước, nhớ nguồn".
    Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, nghệ thuật với các nội dung phong phú được tổ chức thường xuyên. Mỗi năm, toàn huyện đã tổ chức được hơn 270 đêm văn hóa nghệ thuật quần chúng, 29 buổi sinh hoạt, giao lưu thơ, phục vụ nhân dân trong và ngoài huyện. Hầu như thôn nào cũng có Câu lạc bộ thơ, Câu lạc bộ Hội Người cao tuổi, Hội tập dưỡng sinh...
    Những ngày lễ hội của các làng, các trò chơi dân gian bao giờ cũng thu hút đông đảo người dân tham gia như: hát quan họ, đấu vật, chơi cờ người, cờ tướng, chọi gà... Ðêm hội ở Từ Sơn không thể thiếu văn nghệ, có thể là những đội văn nghệ nghiệp dư của thôn biểu diễn, giao lưu giữa các thôn bạn, xã bạn. Những trích đoạn tuồng cổ, chèo cổ và những câu ca quan họ mời chào và giã bạn thật tha thiết, trong đêm hội, đã góp phần làm cho lớp trẻ hiểu và biết yêu quý, trân trọng hơn những giá trị văn hóa cổ xưa của vùng Kinh Bắc.
    Bí thư Huyện ủy Từ Sơn Nguyễn Ðức Tuất cho biết: Huyện luôn chú trọng việc bảo tồn và phát huy vốn văn hóa Kinh Bắc, và trăn trở suy nghĩ bảo tồn, phát huy như thế nào cho khoa học, hiệu quả. Từ suy nghĩ đó, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở", được triển khai, tuyên truyền mạnh mẽ đến cán bộ, nhân dân. Qua phong trào này, đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt.
    Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Trần Ðức Quyết cho biết: Toàn huyện có gần 80% số làng, khu phố, tổ dân phố được công nhận là văn hóa; gần 90% số gia đình được công nhận là gia đình văn hóa các cấp; 100% số thôn, khối phố đã xây dựng quy ước văn hóa; 100% số thôn trong huyện đều có thư viện.
    Thư viện và nhà truyền thống của các thôn là nơi để trẻ em và người cao tuổi, thanh niên, phụ nữ đến sinh hoạt văn hóa, đọc sách báo. Toàn huyện có 11 nhà văn hóa xã, thị trấn và 42 nhà văn hóa ở các thôn đều hoạt động tốt.
    Ðiển hình là Thư viện của Làng văn hóa Trang Liệt. Trang Liệt đã được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng ba vì có thành tích xuất sắc góp phần xây dựng Làng văn hóa. Thư viện này đã có 45 năm xây dựng và phát triển. Năm 1972, thư viện của thôn đã có 2.063 cuốn sách, đầu báo và tạp chí các loại, trung bình một buổi có 40 bạn đọc đến thư viện. Hiện thư viện có 21 loại báo, tạp chí và hơn 7.000 đầu sách các loại; bình quân một người trong thôn có hơn hai cuốn sách để đọc. Trẻ em, người già là đối tượng đến thư viện thường xuyên nhất.
    Ðến nay, thư viện mở cửa đều đặn tuần năm buổi, ba buổi dành cho thiếu nhi, thanh niên, hai buổi dành cho người lớn, nhất là người cao tuổi; có 555 bạn đọc thường xuyên đến thư viện. Những người cao tuổi ở trong thôn đã không giấu nổi niềm vui khi tâm sự với chúng tôi rằng: Chính cái thư viện đã làm cho bọn trẻ ham học và người cao tuổi có chỗ để giải khuây, học tập, tích lũy thêm được nhiều điều bổ ích. Hằng ngày, đến thư viện đọc sách, báo, chúng tôi biết thông tin và biết để không lỗi thời, nhất là trong cách giáo dục con, cháu.
    Cụ Vũ Công Ðiều, vui vẻ kể: Ở những nơi khác, văn hóa truyền thống có thể bị ảnh hưởng bởi kinh tế. Nhưng ở Trang Liệt, bao đời nay vẫn vậy. Kinh tế và văn hóa là hai phạm trù khác nhau, có quan hệ nhưng không phụ thuộc vào nhau. Bây giờ đường làng được đổ bê-tông, sạch sẽ và khang trang, điện lưới quốc gia kéo về đến tận từng gia đình, trường học, trạm y tế... nhưng nhiều người, trong đó có lớp trẻ vẫn trân trọng giữ gìn cổng làng, con đường lát gạch nghiêng ngày xưa, những yếu tố góp phần làm nên nét đẹp của làng văn hóa thuần Việt cổ.
    Nét văn hóa truyền thống ở Từ Sơn còn được lưu giữ, phát huy ở những làng nghề nổi tiếng. Chúng tôi đến thăm làng Ðồng Kỵ, là làng nghề truyền thống, chuyên làm các đồ gỗ mỹ nghệ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Những đường nét chạm trổ nổi tiếng bao đời, nay vẫn được thể hiện trên các sản phẩm rất tinh xảo, theo phong cách cổ. Phát huy thế mạnh của làng nghề truyền thống, Ðồng Kỵ đã trở thành vùng quê trù phú. Chợ trung tâm và các siêu thị ở đây không kém ở thành phố. Hàng hóa rất phong phú, đa dạng với các loại vải may quần, áo, đồ dùng học tập của học sinh; quần áo may sẵn rất đẹp và hợp với túi tiền của người dân...
    Văn hóa và kinh tế có quan hệ mật thiết với nhau. Ðôi khi, sự phát triển kinh tế đã dẫn đến việc làm mai một những giá trị văn hóa truyền thống. Ðiều đáng quý ở Từ Sơn là bên cạnh việc phát triển kinh tế, đảng bộ, chính quyền và nhân dân nơi đây vẫn gìn giữ và phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống. Trong nhiều năm qua, từ những ngày khó khăn của cách mạng cho đến khi đất nước đổi mới, dù trong hoàn cảnh nào, những công trình kiến trúc cổ, những làn điệu dân ca... vẫn luôn được mọi người dân Từ Sơn trân trọng lưu giữ, tôn tạo và phát triển.

  8. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Tin mới nhận (vịt, gà hay ...vỉa hè lá cải gì đi chăng nữa)
    thì Kinh Bắc sắp bị cắt một phần (phần to đấy) về Hà nội
    Vẫn là Thành Phố BN, nhưng là vùng thủ đô:)
    Tất nhiên, bản sắc Văn hóa của BN hòa chung trong vốn Văn hóa Việt, vẫn rất cần phải gìn giữ, trân trọng!
  9. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Nếu vài dòng tham gia của tôi làm loãng topic thì thành thực xin lỗi anh em !
    P/S:
    Trung thật là hiểu tôi. Chuyện câu chữ chỉ là để phục vụ bản ngã của tôi thôi. Khà khà khà
    Nếu thấy sự chuẩn hoá là không quan trọng thì không cần chuẩn hoá nữa!
    [nick] [nick]
    [nick]Được thieulambacphai sửa chữa / chuyển vào 11:41 ngày 21/05/2007 [nick]
    Được thieulambacphai sửa chữa / chuyển vào 11:48 ngày 21/05/2007
  10. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Thì tranh luận xong xuôi tất cả lại về:D
    chúc tuần mới tranh luận hăng nhé!

Chia sẻ trang này