1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

► Tản mạn những chuyến đi....( Post ảnh phải Resize Tối đa 800 * 600 các bác lưu ý giùm nhé )

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi vutienminh, 09/05/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Điều đó tùy thuộc vào bạn, chỉ thuộc về bạn mà thôi
    :)
  2. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Điều đó tùy thuộc vào bạn, chỉ thuộc về bạn mà thôi
    :)
  3. vutienminh

    vutienminh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2007
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Có ai biết cái bánh tro (gio?) là bánh gì không? Nghe nói ăn mát lắm, nhất là mùa hè. Mà chỉ ở Kinh Bắc mới có.
    Kinh Bắc có rất nhiều làng nghề, phong tục, và đặc biệt là ẩm thực rất phong phú. Đàn ông Kinh Bắc rất sành ăn. Các loại bánh trái ở Kinh Bắc cũng rất nhiều. Liệu có thể biến chúng thành một loại hàng hoá phổ biến và đặc trưng như bánh đậu xanh không???
    Vừa rồi có đọc trên báo thấy mẩu tin cụ bà gì đó gần 60 ở Long An được mời sang Mỹ biểu diễn làm các loại bành như: bánh chuối, bánh ít...Những bánh trái và món ăn cổ truyển giữ được thì không chỉ bảo tồn nét văn hoá mà còn mang lại nhiều giá trị kinh tế.
    VTM
  4. vutienminh

    vutienminh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2007
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Có ai biết cái bánh tro (gio?) là bánh gì không? Nghe nói ăn mát lắm, nhất là mùa hè. Mà chỉ ở Kinh Bắc mới có.
    Kinh Bắc có rất nhiều làng nghề, phong tục, và đặc biệt là ẩm thực rất phong phú. Đàn ông Kinh Bắc rất sành ăn. Các loại bánh trái ở Kinh Bắc cũng rất nhiều. Liệu có thể biến chúng thành một loại hàng hoá phổ biến và đặc trưng như bánh đậu xanh không???
    Vừa rồi có đọc trên báo thấy mẩu tin cụ bà gì đó gần 60 ở Long An được mời sang Mỹ biểu diễn làm các loại bành như: bánh chuối, bánh ít...Những bánh trái và món ăn cổ truyển giữ được thì không chỉ bảo tồn nét văn hoá mà còn mang lại nhiều giá trị kinh tế.
    VTM
  5. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    [nick]
    Tôi là người vừa có máu lạnh vừa có máu nóng. Lúc lạnh như băng, khi cần thì rất nghiêm khắc. Nhưng mấy lần bác ngầm bảo (hoặc nghĩ) tôi nóng thì đều là sai cả. Có lẽ bác nghĩ người tập võ là nóng tính chăng? Đấy là một quan niệm sai lầm phổ biến đấy.
    [nick]
    Được thieulambacphai sửa chữa / chuyển vào 09:42 ngày 01/06/2007
  6. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    [nick]
    Tôi là người vừa có máu lạnh vừa có máu nóng. Lúc lạnh như băng, khi cần thì rất nghiêm khắc. Nhưng mấy lần bác ngầm bảo (hoặc nghĩ) tôi nóng thì đều là sai cả. Có lẽ bác nghĩ người tập võ là nóng tính chăng? Đấy là một quan niệm sai lầm phổ biến đấy.
    [nick]
    Được thieulambacphai sửa chữa / chuyển vào 09:42 ngày 01/06/2007
  7. BC2

    BC2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2005
    Bài viết:
    2.778
    Đã được thích:
    0
    Bánh tro (còn gọi bánh gio) là loại bánh được làm bằng nếp ngâm vôi hoặc tro (nên gọi bánh tro, người bắc mình còn gọi tro là gio) hay dùng nhất vào dịp tết Đoan ngọ. Loại bánh này hầu hết tỉnh nào cũng có chứ không riêng gì Kinh Bắc. Nguồn gốc bánh này là từ Trung quốc.
    Kinh Bắc có gỗ Đồng Kỵ, rượu làng Vân, tranh Đồng hổ, điệu Quan họ... mà nhiều người biết đến, tuy chưa thật sự được đầu tư đúng mức.
  8. BC2

    BC2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2005
    Bài viết:
    2.778
    Đã được thích:
    0
    Bánh tro (còn gọi bánh gio) là loại bánh được làm bằng nếp ngâm vôi hoặc tro (nên gọi bánh tro, người bắc mình còn gọi tro là gio) hay dùng nhất vào dịp tết Đoan ngọ. Loại bánh này hầu hết tỉnh nào cũng có chứ không riêng gì Kinh Bắc. Nguồn gốc bánh này là từ Trung quốc.
    Kinh Bắc có gỗ Đồng Kỵ, rượu làng Vân, tranh Đồng hổ, điệu Quan họ... mà nhiều người biết đến, tuy chưa thật sự được đầu tư đúng mức.
  9. vutienminh

    vutienminh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2007
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Bàn tiếp chuyện phát triển bền vững và nông thôn, nông dân 00:34:46, 03/06/2007Tương Lai (Theo tuổi trẻ)

    Từ chuyện "để phát triển bền vững đừng quên nông dân", cần trao đổi thêm một số vấn đề bức xúc khác đặt ra với đời sống nông thôn và nông dân. "Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai", quan điểm ấy của "Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển" (WCED), có liên hệ mật thiết đến vấn đề nông thôn và nông dân.
    Chính từ cách nhìn nhận vấn đề như trên, có thể nói rằng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước có thành công hay không, xét cho cùng, tùy thuộc vào cách nhìn nhận và giải quyết bài toán về nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
    Trong vòng năm thập kỷ vừa qua, thế giới đã từng trăn trở tìm tòi con đường phát triển nông thôn. Trước hết là cuộc "cách mạng xanh", thành tựu của việc phát triển nông thôn gắn với phát triển nông nghiệp, hướng mọi cố gắng vào phát triển công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp và sử dụng hợp lý tài nguyên của thập kỷ 60 của thế kỷ XX. Bước sang thập kỷ 70, người ta tập trung chú ý đến việc làm và thu nhập, tăng trưởng và sự công bằng. Các chương trình phát triển nông thôn ra đời chú ý đến phân phối thu nhập, việc làm, thị trường, năng suất lao động, hệ thống nông trại, kinh tế hộ nông dân. Thành công của chiến lược này làm xuất hiện một số nước công nghiệp mới, nhất là ở Đông Á. Lúc này nổi lên khái niệm phát triển nông thôn tổng hợp. Sang thập kỷ 80 tại các nền kinh tế công nghiệp phát triển như Nhật Bản, châu Âu,... người ta đề cao quan niệm phát triển nông thôn để xây dựng một nền nông nghiệp, phát triển nông thôn đa chức năng: nông thôn không chỉ là địa bàn cư trú của cư dân nông thôn và sản xuất nông nghiệp mà còn đảm nhiệm những chức năng mà thành phố không đáp ứng được, trong đó nổi lên vấn đề bảo vệ môi trường, bảo tồn và khai thác cảnh quan tự nhiên, duy trì cân bằng sinh thái, bảo tồn và phát triển các di sản văn hóa truyền thống, các giá trị nhân văn và nguồn vốn con người... trong suốt hai thập kỷ tiếp theo. Đối với các nước đang phát triển, quan điểm phát triển nông thôn đa chức năng nhấn mạnh vào khía cạnh phát triển bền vững, phát triển tổng hợp cả kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, môi trường nông thôn.
    Đôi khi, cái nhìn từ bên ngoài giúp người trong cuộc biết trân trọng hơn những giá trị mà mình đang có, những "vàng ròng" đang bị đánh mất. Hãy chỉ gợi lên một vấn đề: đâu phải chúng ta chỉ trân trọng giữ gìn và tôn tạo các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc vốn từng được nuôi dưỡng, ấp ủ trong văn hóa làng của ta. Ở các nước công nghiệp phát triển, càng ngày người ta càng hiểu ra rằng "nông thôn không chỉ là địa bàn cư trú của cư dân nông thôn và sản xuất nông nghiệp mà còn đảm nhiệm những chức năng mà thành phố không đáp ứng được" như đã nêu.
    Những con sông xanh biếc của tuổi thơ êm đẹp đang ngả sang màu đen nâu và bốc mùi! Các dữ liệu mà báo cáo của Bộ Tài nguyên-Môi trường vừa công bố, tập trung vào tình hình ba lưu vực sông Cầu, sông Nhuệ-sông Đáy ở phía Bắc và lưu vực sông Đồng Nai ở phía Nam, cho thấy rõ điều đó. "Ai về bên kia sông Đuống, cho tôi gửi...", vùng Kinh Bắc mộng mơ của "tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong, màu dân tộc cháy bừng trên giấy điệp" (Hoàng Cầm) thì nay cần xót xa để biết cho rằng, hằng năm, lưu vực sông Cầu đang tiếp nhận thêm ít nhất 180.000 tấn phân hóa học và 1.500 tấn thuốc trừ sâu! Khu công nghiệp gang thép cho tuôn chảy vào sông Cầu một lưu lượng khoảng 1,3 triệu m3/năm với những chất độc hại như dầu mỡ, phenol và cyanure. Lưu vực sông Nhuệ-sông Đáy bị nước thải đô thị xối thẳng trực tiếp làm đen ngòm nước sông. Con sông Đáy thơ mộng với nước trong vắt, "soi tóc những hàng tre" của những vùng đầy ắp những danh lam thắng cảnh, chùa chiền, miếu mạo, đền thờ, di tích lịch sử cùng với những con sông Châu Giang, sông Tích, sông Hoàng Long, sông Đào từng tắm mát tâm hồn bao thế hệ cư dân thì nay đang chuyển màu, khô kiệt và hôi thối. Cả hệ thống những con sông trong lưu vực sông Đồng Nai đang chịu tác động cùng lúc từ nhiều nguồn, phần hạ lưu đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, có những đoạn đã chết và đang chết. Chất hữu cơ với dấu hiệu ô nhiễm kim loại nặng thì đang xối vào hủy hoại hệ thống sông Sài Gòn. Riêng sông Thị Vải đã có đoạn bị chết kéo dài từ sau khu vực hợp lưu suối Cả-Đồng Nai đến khu công nghiệp Mỹ Xuân. Công nghiệp, làng nghề, nuôi trồng thủy sản, càng được đẩy tới bao nhiêu thì chất thải từ đó càng đầu độc những dòng sông bấy nhiêu!
    Ai kia ở chốn phồn hoa đô hội ồn ào, bụi bặm mong có dịp về nông thôn để được hít thở không khí trong lành, đắm mình vào dòng sông quê hương từng tưới mát tuổi thơ ấy, nay đang thật sự bị thất vọng. Môi trường trong lành đang bị hủy hoại nghiêm trọng bởi chất thải công nghiệp, chất thải vô tội vạ của làng nghề, chất thải từ mạnh ai nấy làm trong nuôi trồng thủy sản? và chất thải từ sự vô ý thức của con người tự hủy hoại môi trường sống của chính mình và con cháu mình.
    Và, không chỉ có thế. Năng suất lúa cả 5 năm qua chững lại ở mức trên 5,4 tấn/ha, nhưng giá vật tư đầu vào và chi phí sản xuất cứ tiếp tục nâng cao. Đối với nhiều hộ nông dân, trồng lúa không kiếm sống được, người ta buộc phải cầm cố hoặc bán đứt mảnh ruộng vốn là khát vọng bao đời của họ để "ra tỉnh" tìm việc làm. Ruộng đất bị mất dần, mà việc làm mới thì quá khó kiếm. Những người thiếu việc làm ở nông thôn sẽ đến kiếm việc làm ở đô thị. Rồi điều không ai mong muốn đã xảy ra: sự dịch chuyển cái nghèo từ nông thôn ra đô thị từ sự di dân nói trên. Theo ước tính, hiện nay có đến từ 9 - 10 triệu lao động ở nông thôn thiếu việc làm, tức là gần 1/4 lực lượng lao động, chủ yếu là thanh niên.
    Cần lưu ý, phụ nữ nông thôn trên 35 tuổi khó có cơ hội tìm việc làm ở đô thị, ở các khu công nghiệp. Đa số phụ nữ nông dân, vì vậy, buộc phải "đảm đang" công việc đồng áng nặng nhọc đó. Cái xu thế "nữ hóa nông nghiệp" này góp phần giảm sút phương thức thâm canh. Năng suất giảm sút sẽ làm cho cái nghèo tăng lên. Trong lúc đó, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ngành nghề ở nông thôn còn quá chậm: tỷ lệ lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ chỉ tăng từ 10,88% năm 1996 lên 17,35% năm 2004. Ấy thế mà, năm 2005 dân số cả nước là 83,12 triệu người thì khu vực nông thôn chiếm đến 73,03%. Nông thôn cũng chiếm đến 75% tổng số 42,7 triệu lao động trong cả nước.
    Đó là những sự thật cần phải dám nhìn nhận một cách tỉnh táo. Phải thấy cho ra trong mục tiêu công bằng mà ta hướng tới với một xã hội dân chủ và văn minh, thì đây là một sự bất công lớn. Chẳng lẽ chúng ta đành bó tay trước quy luật nghiệt ngã, khốc hại của thời kỳ tích lũy hoang dại, sơ khai để công nghiệp hóa, đô thị hóa xưa kia vốn được xây đắp trên cái nền của sự tàn phá và bần cùng hóa nông thôn? Thế kỷ XXI được mệnh danh là thế kỷ của bộ não, nền văn minh trí tuệ và kinh tế tri thức chắc chắn phải tìm ra phương thuốc chữa trị cho căn bệnh hiểm nghèo của thời kỳ sơ khai, hoang dã đó chứ.
    Chẳng nhẽ chỉ đành "Nhìn nhau ôi cũng như mọi người. Có một dòng sông đã qua đời" sao?
    Tương Lai

  10. vutienminh

    vutienminh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2007
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Bàn tiếp chuyện phát triển bền vững và nông thôn, nông dân 00:34:46, 03/06/2007Tương Lai (Theo tuổi trẻ)

    Từ chuyện "để phát triển bền vững đừng quên nông dân", cần trao đổi thêm một số vấn đề bức xúc khác đặt ra với đời sống nông thôn và nông dân. "Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai", quan điểm ấy của "Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển" (WCED), có liên hệ mật thiết đến vấn đề nông thôn và nông dân.
    Chính từ cách nhìn nhận vấn đề như trên, có thể nói rằng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước có thành công hay không, xét cho cùng, tùy thuộc vào cách nhìn nhận và giải quyết bài toán về nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
    Trong vòng năm thập kỷ vừa qua, thế giới đã từng trăn trở tìm tòi con đường phát triển nông thôn. Trước hết là cuộc "cách mạng xanh", thành tựu của việc phát triển nông thôn gắn với phát triển nông nghiệp, hướng mọi cố gắng vào phát triển công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp và sử dụng hợp lý tài nguyên của thập kỷ 60 của thế kỷ XX. Bước sang thập kỷ 70, người ta tập trung chú ý đến việc làm và thu nhập, tăng trưởng và sự công bằng. Các chương trình phát triển nông thôn ra đời chú ý đến phân phối thu nhập, việc làm, thị trường, năng suất lao động, hệ thống nông trại, kinh tế hộ nông dân. Thành công của chiến lược này làm xuất hiện một số nước công nghiệp mới, nhất là ở Đông Á. Lúc này nổi lên khái niệm phát triển nông thôn tổng hợp. Sang thập kỷ 80 tại các nền kinh tế công nghiệp phát triển như Nhật Bản, châu Âu,... người ta đề cao quan niệm phát triển nông thôn để xây dựng một nền nông nghiệp, phát triển nông thôn đa chức năng: nông thôn không chỉ là địa bàn cư trú của cư dân nông thôn và sản xuất nông nghiệp mà còn đảm nhiệm những chức năng mà thành phố không đáp ứng được, trong đó nổi lên vấn đề bảo vệ môi trường, bảo tồn và khai thác cảnh quan tự nhiên, duy trì cân bằng sinh thái, bảo tồn và phát triển các di sản văn hóa truyền thống, các giá trị nhân văn và nguồn vốn con người... trong suốt hai thập kỷ tiếp theo. Đối với các nước đang phát triển, quan điểm phát triển nông thôn đa chức năng nhấn mạnh vào khía cạnh phát triển bền vững, phát triển tổng hợp cả kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, môi trường nông thôn.
    Đôi khi, cái nhìn từ bên ngoài giúp người trong cuộc biết trân trọng hơn những giá trị mà mình đang có, những "vàng ròng" đang bị đánh mất. Hãy chỉ gợi lên một vấn đề: đâu phải chúng ta chỉ trân trọng giữ gìn và tôn tạo các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc vốn từng được nuôi dưỡng, ấp ủ trong văn hóa làng của ta. Ở các nước công nghiệp phát triển, càng ngày người ta càng hiểu ra rằng "nông thôn không chỉ là địa bàn cư trú của cư dân nông thôn và sản xuất nông nghiệp mà còn đảm nhiệm những chức năng mà thành phố không đáp ứng được" như đã nêu.
    Những con sông xanh biếc của tuổi thơ êm đẹp đang ngả sang màu đen nâu và bốc mùi! Các dữ liệu mà báo cáo của Bộ Tài nguyên-Môi trường vừa công bố, tập trung vào tình hình ba lưu vực sông Cầu, sông Nhuệ-sông Đáy ở phía Bắc và lưu vực sông Đồng Nai ở phía Nam, cho thấy rõ điều đó. "Ai về bên kia sông Đuống, cho tôi gửi...", vùng Kinh Bắc mộng mơ của "tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong, màu dân tộc cháy bừng trên giấy điệp" (Hoàng Cầm) thì nay cần xót xa để biết cho rằng, hằng năm, lưu vực sông Cầu đang tiếp nhận thêm ít nhất 180.000 tấn phân hóa học và 1.500 tấn thuốc trừ sâu! Khu công nghiệp gang thép cho tuôn chảy vào sông Cầu một lưu lượng khoảng 1,3 triệu m3/năm với những chất độc hại như dầu mỡ, phenol và cyanure. Lưu vực sông Nhuệ-sông Đáy bị nước thải đô thị xối thẳng trực tiếp làm đen ngòm nước sông. Con sông Đáy thơ mộng với nước trong vắt, "soi tóc những hàng tre" của những vùng đầy ắp những danh lam thắng cảnh, chùa chiền, miếu mạo, đền thờ, di tích lịch sử cùng với những con sông Châu Giang, sông Tích, sông Hoàng Long, sông Đào từng tắm mát tâm hồn bao thế hệ cư dân thì nay đang chuyển màu, khô kiệt và hôi thối. Cả hệ thống những con sông trong lưu vực sông Đồng Nai đang chịu tác động cùng lúc từ nhiều nguồn, phần hạ lưu đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, có những đoạn đã chết và đang chết. Chất hữu cơ với dấu hiệu ô nhiễm kim loại nặng thì đang xối vào hủy hoại hệ thống sông Sài Gòn. Riêng sông Thị Vải đã có đoạn bị chết kéo dài từ sau khu vực hợp lưu suối Cả-Đồng Nai đến khu công nghiệp Mỹ Xuân. Công nghiệp, làng nghề, nuôi trồng thủy sản, càng được đẩy tới bao nhiêu thì chất thải từ đó càng đầu độc những dòng sông bấy nhiêu!
    Ai kia ở chốn phồn hoa đô hội ồn ào, bụi bặm mong có dịp về nông thôn để được hít thở không khí trong lành, đắm mình vào dòng sông quê hương từng tưới mát tuổi thơ ấy, nay đang thật sự bị thất vọng. Môi trường trong lành đang bị hủy hoại nghiêm trọng bởi chất thải công nghiệp, chất thải vô tội vạ của làng nghề, chất thải từ mạnh ai nấy làm trong nuôi trồng thủy sản? và chất thải từ sự vô ý thức của con người tự hủy hoại môi trường sống của chính mình và con cháu mình.
    Và, không chỉ có thế. Năng suất lúa cả 5 năm qua chững lại ở mức trên 5,4 tấn/ha, nhưng giá vật tư đầu vào và chi phí sản xuất cứ tiếp tục nâng cao. Đối với nhiều hộ nông dân, trồng lúa không kiếm sống được, người ta buộc phải cầm cố hoặc bán đứt mảnh ruộng vốn là khát vọng bao đời của họ để "ra tỉnh" tìm việc làm. Ruộng đất bị mất dần, mà việc làm mới thì quá khó kiếm. Những người thiếu việc làm ở nông thôn sẽ đến kiếm việc làm ở đô thị. Rồi điều không ai mong muốn đã xảy ra: sự dịch chuyển cái nghèo từ nông thôn ra đô thị từ sự di dân nói trên. Theo ước tính, hiện nay có đến từ 9 - 10 triệu lao động ở nông thôn thiếu việc làm, tức là gần 1/4 lực lượng lao động, chủ yếu là thanh niên.
    Cần lưu ý, phụ nữ nông thôn trên 35 tuổi khó có cơ hội tìm việc làm ở đô thị, ở các khu công nghiệp. Đa số phụ nữ nông dân, vì vậy, buộc phải "đảm đang" công việc đồng áng nặng nhọc đó. Cái xu thế "nữ hóa nông nghiệp" này góp phần giảm sút phương thức thâm canh. Năng suất giảm sút sẽ làm cho cái nghèo tăng lên. Trong lúc đó, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ngành nghề ở nông thôn còn quá chậm: tỷ lệ lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ chỉ tăng từ 10,88% năm 1996 lên 17,35% năm 2004. Ấy thế mà, năm 2005 dân số cả nước là 83,12 triệu người thì khu vực nông thôn chiếm đến 73,03%. Nông thôn cũng chiếm đến 75% tổng số 42,7 triệu lao động trong cả nước.
    Đó là những sự thật cần phải dám nhìn nhận một cách tỉnh táo. Phải thấy cho ra trong mục tiêu công bằng mà ta hướng tới với một xã hội dân chủ và văn minh, thì đây là một sự bất công lớn. Chẳng lẽ chúng ta đành bó tay trước quy luật nghiệt ngã, khốc hại của thời kỳ tích lũy hoang dại, sơ khai để công nghiệp hóa, đô thị hóa xưa kia vốn được xây đắp trên cái nền của sự tàn phá và bần cùng hóa nông thôn? Thế kỷ XXI được mệnh danh là thế kỷ của bộ não, nền văn minh trí tuệ và kinh tế tri thức chắc chắn phải tìm ra phương thuốc chữa trị cho căn bệnh hiểm nghèo của thời kỳ sơ khai, hoang dã đó chứ.
    Chẳng nhẽ chỉ đành "Nhìn nhau ôi cũng như mọi người. Có một dòng sông đã qua đời" sao?
    Tương Lai

Chia sẻ trang này