1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tản Mạn ......NINH BÌNH YÊU THƯƠNG!!!

Chủ đề trong 'Ninh Bình' bởi tinyeu99, 15/09/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. quanbk

    quanbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    1.016
    Đã được thích:
    0
    Tiểu sử của ông Vua nước Đại Cồ Việt - Ðinh Tiên Hoàng
    Theo truyền thuyết, một bà mẹ họ Đàm một lần ra đầm làng tắm, về nhà bà thấy trong người khác lạ. Sau đó, bà sinh một cậu con trai, mắt sáng như sao. Theo lời chiêm tinh của thầy địa lý, cậu bé này sẽ trở thành vị vua, vì dưới đầm có huyệt đế vương. Cậu bé đó là Đinh Bộ Lĩnh, sinh năm 924, nguyên quán động Hoa Lư, châu Đại Hoàng (nay là huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình). Cha là Đinh Công Trứ làm nha tướng của Dương Đình Nghệ, giữ chức thứ sử Châu Hoan. Đinh Bộ Lĩnh mồ côi cha từ bé. Thuở thiếu thời, ông tỏ ra thông minh hơn người, được bạn chăn trâu suy tôn làm thủ lĩnh.
    Vào độ tuổi trưởng thành, Đinh Bộ Lĩnh là người có khí phách phi thường và nung nấu ước mong lập nên nghiệp lớn. Khi ông vua cuối cùng của vương triều Ngô mất (Ngô Xương Văn) năm 966, thừa lúc đất nước không có chủ, hào trưởng khắp nơi nổi dậy chiếm giữ các quận ấp, lập ra 12 sứ quân. Sử cũ gọi là loạn 12 sứ quân.
    Đinh Bộ Lĩnh vốn là con quan đứng đầu một châu, có uy thế lại thu phục được nhân tâm bằng tài năng của mình và lại chiếm giữ được một vùng khe động hiểm trở nên đã đứng ra đảm trách gánh vác sơn hà.
    Là người có tài thao lược, Đinh Bộ Lĩnh đã dùng mọi kế sách trong nhiều trường hợp, tùy thực trạng mỗi sứ quân mà tìm cách đánh thích hợp, hoặc bằng quân sự, hoặc bằng liên kết, hay dùng mưu dụ hàng. Một trong số 12 sứ quân là Trần Lãm (xưng là Trần Minh Công) là một trong những sứ quân mạnh về kinh tế, lại chiếm giữ vùng đất quan trọng là Bố Hải khẩu (cửa biển, nay là vùng thị xã Thái Bình). Đinh Bộ Lĩnh đã liên kết với ông (Đại Việt sử ký toàn thư).
  2. quanbk

    quanbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    1.016
    Đã được thích:
    0
    Địa bàn hoạt động của Đinh Bộ Lĩnh được mở rộng, quân số, binh lương ngày càng lớn mạnh. Được sự ủng hộ của nhân dân, ông đánh đâu thắng đó, nên được gọi là Vạn Thắng vương. Hai sứ quân Ngô Nhật Khánh chiếm giữ Đường Lâm (nay thuộc huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây) và Ngô Xương Xí chiếm Bình Kiều (Triệu Sơn, Thanh Hóa) là con cháu Ngô Vương. Đinh Bộ Lĩnh đã dùng mưu hàng phục được Ngô Nhật Khánh, hàng phục được cả Ngô Xương Xí.
    Đinh Bộ Lĩnh đi tới đâu, đều được nhân dân góp sức ủng hộ tới đó. Với những sứ quân mạnh như Đỗ Cảnh Thạc, Nguyễn Siêu, ông đã dùng cung kiếm tiến quân kết hợp với mưu lược. Đỗ Cảnh Thạc chiếm vùng Đỗ Đông Giang (Thanh Oai, Hà Tây) có cung thành chắc chắn và hào sâu bao quanh. Theo thần phả Độc nhĩ đại vương, Đỗ Cảnh Thạc là người trí dũng mưu lược, nên phải bàn mưu tính kế mà đánh. Ban đêm, Đinh Bộ Lĩnh cho quân bao vây 4 mặt thành và tiến đánh bất ngờ. Đỗ Cảnh Thạc quân tướng không ứng cứu được nhau, bèn bỏ thành chạy. Hai bên giao tranh hơn một năm sau, Đỗ Cảnh Thạc bị thua.
    Nguyễn Siêu chiếm Tây Phù Liệt (Thanh Trì, Hà Nội). Đinh Bộ Lĩnh bày binh bố trận giao chiến. Nguyễn Siêu thua, phải ngầm qua sông xin cứu viện sứ quân khác. Đinh Bộ Lĩnh biết tin, bèn sai võ sĩ nửa đêm phóng lửa đốt doanh trại. Quân Nguyễn Siêu tan. Các sứ quân Kiều Công Hãn, Kiều Thuận, Nguyễn Thủ Tiệp, Phạm Bạch Hổ... đã thất bại ngay từ trận đánh đầu của Đinh Bộ Lĩnh. Đất nước thống nhất. Loạn 12 sứ quân đã dẹp xong.
  3. quanbk

    quanbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    1.016
    Đã được thích:
    0
    Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh được suy tôn lên ngôi Vua, ông lấy hiệu là Tiên Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, lấy Hoa Lư làm kinh đô. Tháng mười năm 979, ông bị chi hậu nội nhân Đỗ Thích giết, thọ 56 tuổi, táng ở sơn lăng Trường Yên.
    Đỗ Thích đêm nằm mơ thấy sao rơi vào mồm, tưởng là điềm báo được làm vua, bèn định bụng sát hại minh chủ. Một hôm, Đỗ Thích thấy vua Đinh say rượu nằm trong cung, bèn lén vào sát hại, rồi tìm giết nốt con cả là Đinh Liễn. Triều thần tìm bắt được Đỗ Thích, đem xử tội và tôn Vệ vương Đinh Toàn lên làm vua.
    Vì công lao của Đinh Bộ Lĩnh, nhà sử học Lê Văn Hưu viết trong Đại Việt sử ký toàn thư:
    "Tiên Hoàng nhờ có tài năng sáng suốt hơn người, dũng cảm mưu lược nhất đời, đương lúc nước Việt ta không có chủ, các hùng trưởng cát cứ, một phen cất quân mà mười hai sứ phục hết. Vua mở nước dựng đô, đổi xưng Hoàng Đế, đặt trăm quan, lập sáu quân, chế độ gần đầy đủ, có lẽ ý Trời vì nước Việt ta mà sinh bậc thánh triết..."
    Đinh Bộ Lĩnh, ông Vua xứ hoa lau, người lớn lên trong thời bình, lập nghiệp trong dẹp loạn, đã xứng đáng là người giữ vị trí trụ cột trong việc củng cố quốc gia thống nhất, tập quyền trong thế kỷ thứ 10.
    Đinh Bộ Lĩnh là người tạo tiền đề cho thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Lê Hoàn.
  4. quanbk

    quanbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    1.016
    Đã được thích:
    0
    Thái Hậu Dương Vân Nga(?-1000)
    Thái hậu Dương Vân Nga
    Dương Vân Nga, sử cũ chép là Dương Hậu (Hoàng hậu họ Dương) Theo truyền ngôn, thân phụ bà là Dương Thế Hiển, quê ở thôn Nga My, xã Gia Thuỷ (huyện nho Quan) quê mẹ ở thôn Vân lung, xã Gia Vân ( huyện gia Viễn) tỉnh Ninh Bình, sinh thời, cha mẹ chỉ gọi bà là Dương Nương ( cô gái họ Dương), sau khi vào cung Hoa Lư, được gọi ghép tên làng cha với tên làng mẹ thành Vân ?" Nga. Nhân dân địa phương gọi là Dương Vân Nga.
    Năm Giáp Tuất (974), Dương Vân Nga sinh Hoàng thứ tử Đinh Toàn. Lên 5 tuổi, Đinh Toàn được vua cha phong là Vệ Vương . Đêm rằm Trung Thu năm 979, Đại Thắng Minh hoàng đế và Nam Việt Vương Đinh Liễn bị Nội nhân Đỗ Thích giết hại. Triều thần tôn Vệ Vương Đinh Toàn lên ngôi Hoàng đế, tôn Dương Vân Nga làm Hoàng Thái Hậu . Đinh Toàn lúc này mới lên 6 tuổi. Thập đạo Tướng quân Lê Hoàn được Dương Thái hậu chọn làm Nhiếp chính, sau lại tự xưng là Phó Vương. Định Quốc Công Nguyễn Bặc, Ngoại giáp Đinh Điền và Tướng quân Phạm Hạp ngờ Lê Hoàn chiếm ngôi nhà Đinh. Mới cùng nhau hội binh, chia hai đường thuỷ bộ từ Ái Châu (Thanh Hoá) kéo về Hoa Lư hỏi tội Lê Hoàn, Dương Thái Hậu thấy vậy, lo ngại bảo Lê Hoàn rằng: ?oBọn Bặc dấy quân khởi loạn, làm kinh động nước nhà, vua còn nhỏ yếu, không đương nổi hoạn nạn, bọn ông mưu tính thế nào, chớ để sinh tai hoạ về sau. Lê Hoàn mới chỉnh đốn binh mã, đánh bại Nguyễn Bặc, Đinh Điền. Biết Kinh thành Hoa Lư có biến, phò mã Ngô Nhật Khánh dẫn hơn một nghìn chiến thuyền quân Chiêm Thành tiến đánh nước ta. ở biên giới phía Bắc. giặc Tống lợi dụng tình hình đại Cồ Việt rối ren, đang chuẩn bị cất binh xâm lược nước ta.
    Thái Hậu Dương Vân Nga sai Lê Hoàn chọn tướng sĩ để chống cự, lại cử Phạm Cự Lượng làm Đại tướng tiên Phong. Khi đang chuẩn bị cất binh , Phạm cự Lượng cùng các tướng mặc đồ nhung phục, đi thẳng vào triều đường, bảo mọi người rằng: ?o thưởng ngưòi có công, giết kẻ không theo mệnh lệnh, là kỷ luật hành quân. Nay Chúa Thượng trẻ thơ, chúng ta dù hết sức liều chết chống kẻ địch bên ngoài, may lập được chút công thì ai biết cho ? Chi bằng trước hãy tôn Thập đạo Tướng quân làm Thiên tử, rồi sau sẽ đem quân đi đánh thì hơn!? Quân sĩ nghe nói thế đều hô ?o vạn tuế? thái hậu nghe nói vậy sai hữu Ty đem đủ nghi trượng rước Hoàn vào cung, lấy áo rồng khoác lên mình Hoàn, khuyên Hoàn lên ngôi Hoàng đế?.
  5. quanbk

    quanbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    1.016
    Đã được thích:
    0
    Hành động này của Dương thái Hậu bị các đại thần trung thành với nhà Đinh chống lại quyết liệt. Các nhà nho phong kiến và dư luận, kể cả sau này hết sức chỉ trích. Song, trong tình thế đất nước lúc đó hết sức cấp bách bởi nguy cơ xâm lược của nhà Tống đã hiện ra trước mắt, Dương Thái Hậu đã có cái nhìn vô cùng sáng suốt, đặt lợi ích dân tộc và quốc gia lên trên lợi ích dòng tộc, chọn Lê Hoàn là một thống soái quân đội, dày dạn kinh nghiệm chiến đấu, có khả năng tập hợp và tài năng chỉ huy quân dân ta lúc đó đương đầu với quân xâm lược, loại bỏ được nguy cơ mất nước.
    Năm 981, cuộc kháng chiến chống quân Tống thắng lợi, Dương Vân Nga đón Lê Hoàn chiến thắng trở về ở Bến Ngự ( sông Van Sàng, nay thuộc thành phố Ninh Bình).
    Năm Nhâm Ngọ (982), Lê đại Hành lập Dương Vân Nga là Đại Thắng Minh Hoàng hậu, là một trong năm hoàng hậu của vua Lê.
    Năm Canh Tý (1000), Hoàng hậu Dương Vân Nga qua đời.
    Hiện nay, đền thờ Lê Hoàn ở Trường Yên (Hoa Lư), đền vua Đinh, vua Lê ở Trung Trữ (Ninh Giang, Hoa Lư) và đền làng Bách Cốc (xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đều có tượng Dương Vân Nga. Tượng bà ở đền Lê Đại Hành( trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình) gọi là Bảo Quang Hoàng Thái Hậu.
  6. quanbk

    quanbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    1.016
    Đã được thích:
    0
    Nam Việt Vương Đinh Liễn(?- 979)
    Đinh Liễn tên thật là Khuông Liễn, là con trưởng Đinh Tiên Hoàng, tước Nam Việt Vương.
    Năm Tân Hợi (951), anh em Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập và Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn cử binh đi đánh Hoa Lư, Đinh Bộ Lĩnh liệu thế còn yếu, bèn cho Đinh Liễn về Cổ Loa làm con tin nhà Ngô để khỏi bị bức bách. Một lần khác, nhà Ngô lại đem quân đến vây thành Hoa Lư, hơn một tháng, vẫn không hạ được thành. Đinh Liễn bị quân ngô treo ngược trên ngọn tre cao ở chân thành với điều kiện, Đinh Bộ Lĩnh không đầu hàng thì họ sẽ giết chết Đinh Liễn. Đinh Liễn lúc này mới độ 14-15 tuổi đã có khí phách của người anh hùng.
    Chàng không hề run sợ, dõng dạc gọi cha không vì con mà đầu hàng, hãy vì nghiệp lớn giang sơn. Đinh Bộ Lĩnh tức giận nói ?oĐại trượng phu chỉ lập công danh cho được, há lại bắt chước đàn bà mà tiếc thương con ư?? Rồi sai mười tay cung nỏ nhắm vào Liễn mà bắn. Hai Vương kinh ngạc nói:? Ta treo con nó lên, muốn để nó thương tiếc con mà đầu hàng cho chóng, nó tàn nhẫn như thế, còn treo con nó làm gì?. Hai Vương không giết Đinh Liễn mà đem quân về?
    Ít lâu sau, Đinh Liễn tìm cách về được Hoa Lư, theo cha đi đánh dẹp các nơi, càng ngày chàng càng tỏ ra là một trang dũng tướng tài ba, thao lược.
    Lê Hoàn lúc này là tưởng thuộc quyền Đinh Liễn.
    Sau khi nhà Ngô suy vi, cha con Đinh Bộ Lĩnh cùng các chư tướng dẹp tan các sứ quân. Năm Mậu Thìn (968),Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, Đinh Liễn được phong là Nam Việt Vương.
    Năm Nhâm Thân(972), vâng mệnh vua cha, Đinh Liễn đi triều cống nhà Tống. Tống Thái Tổ rất cảm phục tài trí của cha con Đinh Bộ Lĩnh. Năm 973, nhà Tống sai sứ sang phong cho Đinh Tiên Hoàng làm Giao Chỉ Quận vương, Đinh Liễn làm Tĩnh hải quân Tiết độ sứ An Nam đô hộ. Nước Nam ta nhận sắc phong của Trung Quốc bắt đầu từ đây.
    Năm Ất Hợi (975), Nhà Tống lại phong cho Đinh Liễn làm Khai phủ nghi đồng tam ty, kiểm hiệu Thái sư Giao Chỉ Quận vương, ?oTừ đây về sau, có sai sứ sang nhà Tống thì lấy Liễn làm chủ
    Bấy giờ ngôi Thái tử đáng lẽ phải về Đinh Liễn, nhưng vua Đinh lại cho con thứ là Đinh Hạng Lang là thái tử, Mùa xuân năm 979, Đinh Liễn tức giận sai người giết chết Hạng Lang gây nên mối loạn trong hoàng tộc. Sau khi giết em: Đinh Liễn ân hận, đau khổ lập 100 toà kinh phật bên cạnh Kinh đô Hoa Lư, trên bờ sông Hoàng Long để cầu cho linh hồn Hạng Lang được diêu thoát.
    Tháng 10 năm Kỷ Mão (979), Đinh Liễn và vua cha Đinh Tiên Hoàng bị Đỗ Thích sát hại.
  7. quanbk

    quanbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    1.016
    Đã được thích:
    0
    Thái Phó Trương Hán Siêu (? ?" 1354)
    Trương Hán Siêu người làng Phúc Thành, thành phố Ninh Bình. Ông tự là Tăng Phủ, hiệu là Đôn Tẩu khi mất được truy tặng đến chức thái phó nên người ta thường gọi là Trương Thái phó, hay còn gọi theo tên làng là Trương Phúc Thành. Ông là nhân vật lỗi lạc thời nhà Trần.
    Khi nhà trần rút khỏi Kinh thành Thăng Long về xây dựng căn cứ địa Trường Yên, kháng chiến chống giặc Nguyên Mông lần thứ hai (1285) và thứ 3 (1288). Sau khi cuộc kháng chiến chống quân Nguyên thắng lợi, đến năm 1308, Trương Hán Siêu được vua Trần Anh Tông thăng chức Hàn lâm học sĩ.
    Năm 1326, đời Trần Minh Tông, Ông được giao chức hành khiển. Đến năm 1339, ông giữ chức Môn hạ hữu ty lang trung triều vua Trần Hiếu Tông. Năm 1342, triều vua Trần Dụ Tông, ông bị gièm pha, đố kỵ, chuyển dữ chức vụ Tả ty lang trung, kiêm lược sứ Lạng Giang ( vùng Lạng Sơn Bắc Giang). Đến năm 1345, ông lại được sung chức Tả gián nhị đại phu, rồi được thăng đến Tham tri chính sự vào năm 1351, một chức quan tương đương với Thượng Thư. Tháng 9 ?" 1353, quân Chiêm Thành xâm lấn vùng đất Hoá Châu (Thừa Thiên ?" Huế), quan quân sở tại đánh đuổi chúng không được, triều đình cử ông đem quân thần sách đi chống giữ. Ông ở Hoá Châu đến tháng 11 năm 1354, khoảng 14 tháng, biên thuỳ yên ổn, ông cáo bệnh xin trở về, gần tới kinh thành thì mất. Vua Trần Dụ Tông truy tặng ông chức Thái Bảo.
  8. quanbk

    quanbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    1.016
    Đã được thích:
    0
    Trương Hán Siêu từ một thiếu niên vào làm thư nhi trong doanh Trần Hưng Đạo, đến làm quan trải bốn triều vua. Ông là một người tài năng, đức độ và uy tín. Văn chuơng của ông còn lại không nhiều, chỉ một bài: ?o Bạch Đằng Giang Phú?, 2 bài ký ?o Dục Thuý Sơn linh tế tháp ký?, ?oKhai Nghiêm tự bi ký?, một chùm thơ 4 bài và 3 bài thơ khác, ông đã trở thành văn sỹ hàng đầu của thời Trần. Bởi vậy, ông đã được truy phong đến chức Thái Phó, lại cùng với Chu Văn An tòng tự ở Văn Miếu.
    Ngoài những tác phẩm văn học, Trương Hán Siêu còn tham gia viết bộ ?oHình Thư? và ?oHoàng triều đại điển? cùng với Nguyễn Trung Ngạn, là những cuốn sách về luật pháp của trế độ nhà Trần.
    Trương Hán Siêu tính tình cương trực, học vấn uyên thâm, đã trở thành nhà văn hàng đầu của thời Trần, một nhà văn hoá lớn tầm vóc đất nước.
  9. quanbk

    quanbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    1.016
    Đã được thích:
    0
    Lê Đại Hành - Lê Hoàn
    (980 - 1005)
    Lê Hoàn sinh năm (941) ở Xuân Lập, Thọ Xuân, Thanh Hoá trong một gia đình nghèo khổ "bố dỡ đó, mẹ xó chùa". Cha là Lê Mịch, mẹ là Đặng Thị Sen đều lần lượt qua đời khi Lê Hoàn còn nhỏ tuổi. Bởi vậy, cũng ngay từ bé, Lê Hoàn phải làm con nuôi cho một vị quan nhỏ, người cùng họ. Lớn lên, Lê Hoàn đi theo Nam Việt vương Đinh Liễn. Dù chỉ là lính thường nhưng trí dũng khác thường tính tình phóng khoáng nên được cha con Đinh Bộ Lĩnh yêu mến. Trong công cuộc đánh dẹp các sứ quân, Lê Hoàn tỏ rõ là người có tài nên được Đinh Bộ Lĩnh giao cho trông coi 2000 binh sĩ. Đến khi dẹp yên các sứ quân, thống nhất đất nước, lập nên cơ nghiệp nhà Đinh, Lê Hoàn được phong chức Thập đạo tướng quân, Điện tiền đô chỉ huy sứ (tỗng chỉ huy quân đội kiêm chỉ huy đội quân cấm vệ) của triều đình Hoa Lư. Lúc này Lê Hoàn vừa tròn 30 tuổi.
    Tháng 10 năm Kỹ Mão (979), cha con Đinh Tiên Hoàng bị Đỗ Thích giết hại. Đinh Toàn 6 tuổi lên ngôi vua, Lê Hoàn làm nhiếp chính, trong một tình thế đầy khó khăn. Các đại thần Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp nổi loại nhưng bị Lê Hoàn dẹp tan. Ngô Nhật Khánh, phò mã nhà Đinh, bỏ vào Nam rước vua Cham pa cùng hơn nghìn chiến thuyền toan cướp kinh đô Hoa Lư nhưng bị bão đắm hết. Tháng 7 năm Canh Thìn (980), đại quân Tống theo hai đường thủy, bộ xâm lược Đại Cồ Việt. Lê Hoàn lúc này đã lên ngôi hoàng đế tức Lê Đại Hành vừa triển khai lực lượng sẵn sàng chiến đấu vừa sai sứ đưa thư cầu hòa. Vua Tống đòi Dương Vân Nga và con là Đinh Toàn sang chầu. Tình thế bức bách, Lê Hoàn buộc phải cho quân đánh giặc quyết bảo vệ đất nước. Ông đã tái tạo một Bạch Đằng, sáng tạo một Chi Lăng, thắng lợi lớn trên cả hai mặt thủy bộ, giết được tướng giặc Hầu Nhân Bảo, diệt quá nưả quân Tống, buộc vua Tống phải xuống chiếu lui quân.
    Đại thắng năm Tân Tị (981) đã mở đầu kỷ nguyên Đại Việt bách thắng bọn phong kiến phương Bắc.
  10. quanbk

    quanbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    1.016
    Đã được thích:
    0
    Không chậm trễ, Lê Hoàn dốc sức chăm lo xây dựng và bảo vệ đất nước. Bên trong, Lê Hoàn chống cát cứ, xây dụng cơ sở của nền kinh tế. Đối với bên ngoài thì Ông thi hành chính sách ngoại giao mềm dẻo khôn khéo nhưng cương quyết bảo vệ nền độc lập của đất nước. Ông là vị vua nội trị, ngoại giao đều xuất sắc. Chuyện rằng:
    Năm Canh Dần (990), vua Tống sai Tống Cảo dẫn đầu đoàn sứ mang chiếu thư sang phong cho Lê Hoàn hai chữ "Đặc Tiến". Vốn biết nhà Tống hống hách, ngạo mạn, Lê Hoàn thay đổi cách đón tiếp. Ông sai Đinh Thừa Chính mang chín chiến thuyền và 300 quân sang tận Liên Châu (Quảng Đông, Trung Quốc), để đón sứ rồi bảo vệ đoàn sứ đến Đại cồ Việt. Tháng 10 năm đó, đoàn sứ Tông tới kinh đô Hoa Lư trong cảnh tưng bừng khác lạ: dưới sông, chiến thuyền tinh kỳ san sát; bên các sườn núi, quân lính võ phục chỉnh tề, gươm giáo sánh lòa; trên các cánh đồng, hàng trăm hàng ngàn trâu bò rong ruổi đen đặc, bụi bay mù mịt. Sứ Tống không thể không thấy sự hùng mạnh, giàu mạnh của nước Việt.
    Theo nghi lễ của Tống triều, khi nhận chiếu thư của "Thiên Triều", vua các nước chư hầu phải "lạy". Nhưng Lê Hoàn lấy cớ ngã ngựa, bị đau chân, không chịu "lạy". Tống Cảo đành chấp nhận.
    Sau bữa tiệc vui, Lê Hoàn cho người khiêng một con trăn lớn, dài vài trượng đến quán dịch nói với sứ Tống:
    - Nếu sứ thần ăn được thịt trăn thì vua tôi sẽ cho người làm cỗ để mời.
    Sứ Tống khiếp đảm từ chối.
    Lần khác, Lê Hoàn cho dắt tới hai con hổ dữ để sứ thần thưởng ngoạn. Sứ thần lại một phen sợ toát mồ hôi.
    Trước khi bọn Tống Cảo về nước, Lê Hoàn bảo họ:
    - Sau này, nếu có quốc thư thì nên giao nhận ngay đầu địa giới, không phiền sứ thần đến đây nữa.
    Năm Quý Tị, nhà Tống sắc phong cho vua Đại Hành làm Giao Chỉ quận vương rồi năm Đinh Dậu (977) là Nam Bình Vương.
    Năm ất Tị (1005) vua Lê Đại Hành mất, thọ 65 tuổi, làm vua được 24 năm

Chia sẻ trang này