1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tản Mạn ......NINH BÌNH YÊU THƯƠNG!!!

Chủ đề trong 'Ninh Bình' bởi tinyeu99, 15/09/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. quanbk

    quanbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    1.016
    Đã được thích:
    0
    Lê Đại Hành
    Giáo sư Trần Quốc Vượng
    Vào giờ dần, ngày rằm tháng Bảy, năm Tân Sửu (941), cuối ngôi làng nhỏ thôn Trung Lập, xã Xuân Lập, Thọ Xuân, Thanh Hóa, một em bé nghèo "bố đỡ đó, mẹ xó chùa" đã ra đời. Đó là Lê Hoàn.
    Cha họ Lê, tên Mịch. Mẹ họ Đặng, tên Sen. Vài năm sau khi sinh con, mẹ Lê Hoàn mất. Rồi cha cũng mất nốt. Khi Lê Hoàn mồ côi cả cha lẫn mẹ cũng là lúc Ngô Vương (Ngô Quyền) mất (944). Nước Việt phải trải qua một thời loạn lạc, sử cũ gọi là "Loạn 12 sứ quân" (944-968).
    Đứa trẻ Lê Hoàn "trơ trọi một mình, cực khổ muôn chiều" ấy được một người cùng họ - một vị quan nhỏ họ Lê nuôi. Chăm học, chăm làm, chịu khó chịu khổ là nét nổi bật suốt thời niên thiếu của ông.
    Trưởng thành, Lê Hoàn rời nhà cha nuôi, đi theo Nam Việt Vương Đinh Liễn. Là một người lính trí dũng khác thường, Lê Hoàn được cha con Đinh Bộ Lĩnh khen ngợi về những chiến công đánh dẹp các sứ quân, giao cho trông coi 2.000 binh sĩ.
    Đến năm 971, sau khi thống nhất non sông, lập nên cơ nghiệp nhà Đinh, Đinh Tiên Hoàng phong cho ông chức vụ Thập đạo tướng quân, Điện tiền đô chỉ huy sứ - tức chức vụ tổng chỉ huy quân đội cả nước Đại Cồ Việt, trực tiếp chỉ huy đội quân cấm vệ của triều đình Hoa Lư. Lúc này ông tròn 30 tuổi.
    Tháng 10-979, cha con Đinh Tiên Hoàng bị viên quan hầu Đỗ Thích giết hại. Sau khi Đỗ Thích bị giết, tôn Vệ vương Đinh Toàn (mới 6 tuổi) lên ngôi vua. Lê Hoàn làm Nhiếp chính trong một tình thế đầy khó khăn.
  2. quanbk

    quanbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    1.016
    Đã được thích:
    0
    Các đại thần Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp nổi loạn nhưng bị Lê Hoàn dẹp tan. Phò mã nhà Đinh là Ngô Nhật Khánh bỏ trốn vào nam, rước vua Chămpa cùng hơn nghìn chiến thuyền toan cướp kinh đô Hoa Lư nhưng bị bão dìm chết. Trên biên thùy phía bắc, lợi dụng triều đình rối ren, Tống triều lộ ngay ý định thôn tính nước Việt. Tháng 6-980, nhà Tống họp quân bốn mặt, theo hai đường thủy bộ tràn vào nước Việt.
    Thái hậu Dương Vân Nga cùng văn võ bá quan đã đồng lòng tôn Lê Hoàn làm vua, lấy hiệu là Lê Đại Hành trước khi xuất quân đánh giặc.
    Tháng 7-980, vua Tống hạ chiếu phát quân sang xâm lược Đại Cồ Việt. Lê Đại Hành vừa triển khai binh sĩ sẵn sàng chiến đấu, vừa cử sứ giả đưa thư cầu hòa để tránh nạn binh đao. Trước dã tâm và sức ép của giặc, Lê Đại Hành hạ lệnh chiến đấu, quyết bảo vệ đất nước.
    Mùa xuân năm 981, ông đã mang chiến thắng trở về. Cùng với quân dân cả nước, ông đã tái tạo một Bạch Đằng, sáng tạo một Chi Lăng lịch sử, thắng lớn trên cả hai mặt trận thủy, bộ, giết tướng đầu sỏ Hầu Nhân Bảo, tiêu diệt quá nửa quân Tống, bắt tù vô kể. Vua Tống phải xuống chiếu lui quân.
    Đại thắng mùa xuân 981 là đại thắng đầu tiên của một dân tộc phục hưng sau hơn nghìn năm Bắc thuộc và mở đầu kỷ nguyên Đại Việt tự chủ trước các triều đại phong kiến phương Bắc.
    Trong một phần tư thế kỷ đứng đầu Nhà nước (980-1005), Lê Đại Hành rất chăm lo xây dựng và bảo vệ đất nước.
    Về đối nội, thực hiện chống cát cứ, địa phương chủ nghĩa, xây dựng "cơ sở hạ tầng" của nền kinh tế, chính trị thống nhất.
    Về đối ngoại, theo đuổi đường lối nhu thuận nhưng cương quyết xứng đáng là vị vua mà nội trị, ngoại giao đều xuất sắc.
    Từ lúc trẻ cho đến khi qua đời (tháng 3 năm ất Tỵ - 1005), trong gần nửa thế kỷ oanh liệt, người anh hùng Lê Đại Hành đã hết lòng vì nước, vì dân, trong mọi hoàn cảnh luôn kiên quyết cùng toàn dân bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc và chăm lo sự nghiệp xây dựng đất nước.
    Giáo sư Trần Quốc Vượng
  3. quanbk

    quanbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    1.016
    Đã được thích:
    0
    Ngoại giáp Đinh Điền (924-980)
    Đinh Điền quê ở làng Đại Hữu, cùng làng với Vua Đinh, nay là xã gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Thân phụ ông là Đinh Thân, mẹ là Dương Thị Liễu, quê ở yên Bạc, nay là xã Yên Phú, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Khi mới sinh Đinh Điền có tên gọi là Đinh TRào ( Đinh Điền là tên chữ) . Ông với Vua Đinh cùng tuổi (sinh năm Giáp Thân, 924). Khi còn là trẻ nhỏ, đi chăn trâu ở Thung Lau (Gia Viễn), Đinh Điền đã cùng lũ trẻ lấy hoa lau làm cờ, khoanh tay làm kiệu, suy tôn và rước Đinh Bộ Lĩnh làm Chúa.
    Lớn lên, Đinh Điền cùng Nguyễn Bặc,Lưu Cơ, Trịnh Tú, theo phò Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp 12 sứ quân, là đệ nhất công thần, góp phần to lớn trong sự nghiệp thống nhất giang sơn về một mối. Đinh Điền được Vua Đinh cử giữ chức Nhập nội kiểm giáo Đại Tư đồ, Bình chương trọng sự. Thời nhà Đinh, việc triều đình được chia làm hai giáp: việc trong triều đình do Vua trông coi gọi là Nội giáp, việc bên ngoài triều đình do ông Đinh Điền được giao phó gọi là Ngoại giáp.
    Năm kỷ mão (979), Vua Đinh và Nam Việt Vương Đinh Liễn bị Đỗ Thích sát hại, triều đình tôn Vệ Vương Đinh Toàn mới 6 tuổi lên ngôi kế vị Lê Hoàn đương chức Thập đạo Tướng quân, tổng chỉ huy quân đội, được giao làm Nhiếp chính đại thần. Sau đó, Lê Hoàn lại tự xưng là Phó Vương, mọi việc quân quốc trọng sự đều do tay Lê Hoàn sắp đặt.
    Đinh Điền nói với các quan đại thần trung nghĩa rằng, ta và Tiên đế (chỉ Đinh Tiên Hoàng) cùng họ, nỡ nào để cơ đồ nhà Đinh sang tay người khác. Vả lại, người trung thần không thờ hai chúa. Ông bàn với Nguyễn Bặc và Phạm Hạp cùng một số trung thần khác, bỏ quan về ở ẩn để mưu tính đại sự, chống lại Lê Hoàn. Đinh Điền cùng vợ là Phan Môi Nương Thượng Trân Trưởng quận chúa về chùa Trúc Lâm (Yên Tử, Quảng Ninh), thị giáo Kiều Mộc thiền sư. Sau đó, Đinh Điền lại dựng một ngôi chùa ở quê mẹ là Yên Xuyên Tự, nhưng thực chất là điểm hội họp, tập kết các anh hào, tướng sĩ trung thành với nhà Đinh để chuẩn bị đánh Lê Hoàn.
    Ngày 20 tháng 4 năm Canh Thìn (980), Đinh Điền hợp quân với Nguyễn Bặc, Phạm Hạp, đem hai đạo quân thuỷ bộ từ ái Châu (Thanh Hoá) tiến về kinh thành Hoa Lư mưu giết Lê Hoàn, thu giang sơn lại cho nhà Đinh. Nhưng Lê Hoàn vốn là một kiện tướng lão luyện, dày dạn kinh nghiệm chỉ huy tác chiến, lợi dụng gió đông nam thổi mạnh, đánh một trận hoả công, đốt sạch thuyền bè, quân sĩ của Đinh Điền, nguyễn Bặc. Đạo thuỷ quân tan rã, Đinh Điền bị chết ngaytại trận.
    Nhiều người trong triều, ngoài nội, vô cùng thương xót, khen ông là bậc trung thần, vì nghĩa cả, bỏ mình thu nhặt hài cốt ông đem về chùa Trúc Lâm, nơi ông tu hành trước đây để chôn cất.
  4. quanbk

    quanbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    1.016
    Đã được thích:
    0
    Định Quốc Công Nguyễn Bặc (924 ?" 980)
    Nguyễn Bặc là đệ nhất công thần, một trong ?oTứ trụ? của nhà Đinh. Ông sinh năm Giáp Thân (942), cùng tuổi và cùng làng Đại Hữu với vua Đinh. Ông là người đã giúp Đinh Bộ Lĩnh bình định mười hai sứ quân, lập công lớn, được vua Đinh phong là Định Quốc công, vị trí như Tể tướng trong triều nhà Đinh. Theo gia phả, Nguyễn Bặc là con trai Nguyễn Thước, một nha tướng của Dương Đình Nghệ. Hiện nay, gần núi kỳ Lân thuộc thôn Văn Hà, xã Gia Phương (Gia Viễn, Ninh Bình) còn di tích mộ phát tích của họ Nguyễn Bặc và họ Đinh Bộ Lĩnh.
    Năm Tân Mùi (971) Nguyễn Bặc được Đại Thắng Minh Hoàng đế gia phong là Khai quốc công thần, Phụ quốc, Thừa tướng, Thái tể Định Quốc công, tức là vị Tể tướng đầu tiên trong lịch sử nước ta từ thế kỷ thứ X. Lúc này ông vừa 47 tuổi đời. Là một vị Tể tướng, ông cũng rất chú ý tiến cử người hiền tài cho Vua Đinh. Khi vua Đinh định trao cho ông cả chính quyền và binh quyền, ông đã rừ chối mà tiến cử Lê Hoàn, một viên tướng trẻ đầy tài năng, hiện đang dưới quyền Nam Việt Vương Đinh Liễn, lên làm Thập đạo Tướng quân(chứcTổng chỉ huy quân đội thời Đinh).
    Trong ngót 10 năm với vị trí đứng đầu bộ máy hành chính triều Đinh, Nguyễn Bặc đã giúp Vua Đinh xây dựng hệ thống chính quyền phong kiến tập trung, thống nhất, xoá bỏ cát cứ, xây thành, đắp hào, làm cung điện, đặt triều nghi.
    Năm kỷ mão (979), Vua Đinh và Nam Việt Vương Đinh Liễn bị Đỗ Thích sát hại, triều đình tôn Vệ Vương Đinh Toàn mới 6 tuổi lên ngôi kế vị Lê Hoàn đương chức Thập đạo Tướng quân, tổng chỉ huy quân đội, được giao làm Nhiếp chính đại thần. Sau đó, Lê Hoàn lại tự xưng là Phó Vương, mọi việc quân quốc trọng sự đều do tay Lê Hoàn sắp đặt.
    Trước tình thế đó, ngày 20 tháng 4 năm Canh Thìn (980), Nguyễn Bặc cùng với Đinh Điền, Phạm Hạp, đem hai đạo quân thuỷ bộ từ Ái Châu (Thanh Hoá) tiến về kinh thành Hoa Lư mưu giết Lê Hoàn, thu giang sơn lại cho nhà Đinh. Nhưng Lê Hoàn vốn là một kiện tướng lão luyện, dày dạn kinh nghiệm chỉ huy tác chiến, lợi dụng gió đông nam thổi mạnh, đánh một trận hoả công, đốt sạch thuyền bè, quân sĩ của các ông. Đạo thuỷ quân tan rã, Đinh Điền bị chết ngay tại trận. Nguyễn Bặc bị bắt và bị hành quyết.
    Sau khi Nguyễn Bặc bị hành quyết, gia thần của ông lượm xác, đưa xuống thuyền chở về an táng tại Đại Hữu , quê nhà. Đến thời nhà Lý, ông được truy phong là Phúc thần.
    Nguyễn Bặc là một trong những nhân vật lịch sử xuất sắc của nước ta cuối thế kỷ X, là vị anh hùng dân tộc có công lớn trong sự nghiệp thống nhất đất nước, dựng nền chính thống Đại Cồ Việt.
  5. quanbk

    quanbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    1.016
    Đã được thích:
    0
    Công Chúa Phất Kim(?- 979)
    Theo Sử cũ, Đinh Tiên Hoàng có ba người con gái là Công chúa Minh Châu, Công chúa Phất Kim và công chúa Phất Ngân. Công chúa Minh Châu, vua Đinh gả cho tướng Trần Thăng, em ruột sứ quân Trần Lãm, ( Trần Lãm, người đã trao nhường toàn bộ binh quyền Bố Hải Khẩu cho Đinh Bộ Lĩnh). Công chúa Phất Kim thì lấy sứ quân Ngô Nhật Khánh. Còn Công chúa Phất Ngân sau này lấy Điện Tiền Chỉ huy sứ Lý Công Uẩn ( sau, Lý Công Uẩn lên làm Vua, thay nhà Tiền Lê, sáng lập nên triều Lý vẻ vang trong lịch sử).
    Sau khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, lên ngôi Hoàng đế, nhà vua lấy mẹ của Ngô Nhật Khánh làm Hoàng Hậu, cưới em gái Ngô Nhật Khánh cho con trai trưởng của mình là Đinh Liễn, lại gả Công chúa Phất Kim cho sứ quân Ngô Nhật Khánh. Tình thân giữa hai dòng họ nhà Đinh ?" Ngô được đan chéo bằng những mối quan hệ như trên tưởng là khăng khít, bền chặt. Nhưng sứ quân Ngô Nhật Khánh, vốn dòng dõi Ngô Vương Quyền, có tài thao lược, bị Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp, nên vẫn nuôi chí phục thù, những mong dụng lại cơ đồ nhà Ngô đã đổ nát từ những năm trước.
    Là phò mã của vua Đinh, vẻ ngoài, Nhật Khánh nói cười như không, mà trong bụng ngầm nuôi chí chống lại vua cha. Nhật Khánh đem vợ chạy sang Chiêm Thành. Khi thuyền đi đến cửa bể Nam Giới( Hà Tĩnh). Nhật Khánh mắng chửi Phất Kim rằng: ?o******* lừa dối hiếp tróc mẹ con ta, ta há lại vì mày mà quên đức tính của ******* ư? mày về đi, ta đi đằng khác để tìm người có thể cứu ta? Nhật Khánh rút gươm xẻo má vợ rồi bỏ chạy sang cầu viện Chiêm Thành để về đánh Đại Cồ Việt.
    Công chúa Phất Kim được đưa về kinh thành Hoa Lư chạy chữa thuốc men, tuy vết thương trên mặt đã lành, nhưng vết sẹo trên má không bao giờ có thể làm nguôi được nỗi đau đớn, tủi nhục trong lòng của một người vợ có chồng là Tướng quốc, là Phò mã, mà lại theo giặc ngoại bang để chống lại vua cha. Phất Kim đã xuống tóc, đi tu trong một ngôi chùa ở Kinh Thành Hoa Lư. Nàng đau đớn tuyệt vọng, lại phải chịu nỗi đau đớn kinh hoàng nữa là vua cha và anh cả là Đinh Liễn bị Đỗ Thích sát hại. Triều đình đang tối ren, các đại thần Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lê Hoàn đang dàn quân đánh lẫn nhau. Rồi Đinh Điền, Nguyễn Bặc, hai cựu thần trung thành và đệ nhất công thần của Vua Đinh, vì lòng trung quân mà kéo quân từ Ái Châu ( Thanh Hoá) về đánh Lê Hoàn, bị Lê Hoàn giết chết cả. Giữa lúc ấy, một tin như sét đánh ngang tai, Ngô Ngật Khánh đang dẫn hơn một nghìn chiến thuyền thuỷ quân của Chiêm Thành, có vua Chiêm Thành cùng xuất chinh, theo hai cửa biển Đại Ác và Thần Phù vào đánh đại Cồ Việt. Công chúa Phất Kim đau đớn, xót xa, tủi nhục đến tuyệt vọng. Nàng nhảy xuống giếng nước lầu Vọng Nguyệt, phía tây bắc Kinh Thành Hoa Lư tự vẫn.
    Nhân dân Kinh Thành Hoa Lư vô cùng cảm phục, tiếc thương, lập đền thờ nàng ngay trên nền nhà của cung Vọng Nguyệt, nơi trước đây nàng đã ở. Chiếc giếng nàng nhảy xuống tự vẫn đến nay vẫn còn trước của đền. Các triều đại sau đều sắc phong cho nàng là Tiết liệt trung trinh.
  6. quanbk

    quanbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    1.016
    Đã được thích:
    0
    Lương Văn Tuỵ, Người thanh niên cộng sản kiên cường (1914 ?" 1932)
    Anh Lương Văn Tuỵ sinh năm 1914, tại làng Lũ Phong, xã Quỳnh lưu, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Thân sinh ra anh là cụ Lương Văn Thăng, một đảng viên cộng sản đầu tiên của tỉnh Ninh Bình.
    Anh Lương Văn Tuỵ được gia đình cho học chữ quốc ngữ từ rất sớm. Trên 10 tuổi, anh đã thi đỗ bằng tiểu học. Cha anh là người yêu nước và hoạt động cách mạng, đã ảnh hưởng sâu sắc đến lòng yêu nước, chí căm thù giặc của anh. Năm 15 tuổi, được đồng chí Nguyễn Văn Hoan, một cán bộ của Đảng. hoạt động ở Ninh Bình trực tiếp dìu dắt, anh đã bước vào hoạt động cách mạng. Năm 1929, anh được kết nạp vào ?oXích Tổ?, một tổ chức thanh niên cộng sản ở Ninh Bình, được giao nhiệm vụ làm liên lạc, in truyền đơn và các tài liệu bí mật. Mặc dù khó khăn, nguy hiểm nhưng anh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
    Năm 1929, Đảng bộ tỉnh quyết định cắm cờ búa liềm trên núi Thuý để tuyên truyền ảnh hưởng của Đảng, khích động tinh thần đấu tranh của quần chúng và kỷ niệm cách mạng tháng Mười Nga. Đồng chí Nguyễn Văn Hoa và anh Tuỵ được giao nhiệm vụ lịch sử này.
    Sau sự kiện cắm cờ Đảng, bọn địch ***g lộn, khám xét, bắt bớ ở nhiều nơi. Ngày 18 tháng 11 năm 1929, chúng ập đến vây bắt anh Hoan, anh Tuỵ tại nhà bà Đồ Dinh (thôn Phúc Am), đưa về nhà lao Ninh Bình giam giữ.
  7. k3lagthag

    k3lagthag Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2007
    Bài viết:
    320
    Đã được thích:
    0
    Nhiệt tình thì rất tốt.......nhưng nhiệt tình quá thế này.....E đọc không nổi.....e rằng mọi người cũng thế......dù sao có nhiều còn hơn không có gì nhỉ?......lại thêm một member tích cực nữa....chào mưng...chào mừng..
  8. tinyeu99

    tinyeu99 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/08/2008
    Bài viết:
    814
    Đã được thích:
    4

    À!...Mà lạ nhỉ!?....BÁC hông có gặp bào động LỤT của dziễn đàn à!?!?.......

    Hay nó SỢ.... BÁC!?!?....
    Dù sao cũng CHÀO MƯNG...CHÀO MỪNG....(nói nghe như TÂY ấy nhỉ!?).....
  9. k3lagthag

    k3lagthag Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2007
    Bài viết:
    320
    Đã được thích:
    0
    bào động LỤT là gì?.....
    Thời kì hội nhập mà.....tây hoá đến dis rồi đây này....không "tây" bọn "việt" nó cười cho ah......
  10. tinyeu99

    tinyeu99 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/08/2008
    Bài viết:
    814
    Đã được thích:
    4

    BÁO ĐỘNG LỤT!!!!....
    IEM học TÂY mà....Nói phải hơi lơ lớ dzậy đó!!!....
    Nói như TÂY...mà HÔNG BÍT!!!....bọn VIỆT ....NÓ cười cho....
    Bác há.........há há....

Chia sẻ trang này