1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tản mạn nước Mỹ ( lượm lặt gần xa)

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi netwalker, 28/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Cái tên America là từ đâu ra vậy?​
    Chào các bạn,
    Chắc các bạn đều biết châu Mỹ là America và nước Mỹ là the United State of America nhưng tại sao người ta lại gọi nó là America vậy? Tại sao lại không gọi là India như là Columbus vẫn từng nghĩ?
    Mới đây, Thư viện Quốc Hội Mỹ đã hoàn tất việc thu mua tấm bản đồ duy nhất về châu Mỹ và có lẽ là tấm bản đồ đầu tiên mà châu lục Mỹ được vẽ là một châu lục tách biệt, không dính vào châu Á và có tên gọi là America. Các bạn có biết giá của tấm bản đồ này bao nhiêu không? $10 triệu đô la Mỹ. Thư viên Quốc hội Mỹ đã phải mất 2 năm trời để gây quỹ và xin tiền của các nhà hảo tâm như kênh truyền hình Discovery Channel, Gerald Lenfest, David Koch, v...v.
    Theo như tấm bản đồ này và những thư tích, giấy tờ của dòng họ Vespucci, cuốn sách quý Cosmographiae introductio của Martin Waldseemüller thì cái tên America được đặt cho châu Mỹ là để vinh danh nhà thám hiểm Italy, Amerigo Vespucci, người đã có bước đột phá trong việc khám phá ra châu Mỹ là một lục địa tách dời chứ không dính liền với châu Á và không phải là Ấn Độ như khám phá của Columbus vào năm 1492. Năm 1507, Martin Waldseemuller cho in bản đồ thế giới và gọi tên châu lục mới này là America, phiên âm Latin của Amerigo. Theo một số tài liệu chỉ có 1000 bản in được phát hàn nhưng ngày nay người ta chỉ tìm thấy một tấm duy nhất và thư viện Quốc hội Mỹ vừa mua với giá $10 triệu. Ai tìm thấy tấm thứ hai là làm giàu rồi.
    Như các bạn thấy trong tấm bản đồ in năm 1507 này mới cho thấy là châu My x là một châu lục tách rời và chưa được biết đến. Hình vẽ cũng chưa chính xác lắm, mới chỉ cho thấy là tách rời với châu Á, được bao bọc bởi đại dươn mà thôi.
    Nói mở rộng thêm một chút, cũng trong thư viện quốc hội Mỹ, phòng sách quý hiếm (Library of Congress Incunable Collection, Rare Book and Special Collections Division) , còn có một cuốn bút lục của Christopher Columbus , cuốn Epistola de insulis nuper inventis là cuốn sách đầu tiên của Columbus nói về sự khám phá và tìm ra vùng đất mới này và gọi đó là India.
    trang đầu tiên của cuốn Epistola de insulis nuper inventis
    Trong cuốn Cosmographiae introductio của nhà đại lý học người Đức, Martin Waldseemüller in tại St. Dié, Pháp vào năm 1507, các bạn sẽ thấy ông nói về vùng Tân Thế Giới với cái tên gọi America và tại sao.
    Chúc các bạn vui!
    Được netwalker sửa chữa / chuyển vào 03:53 ngày 30/08/2003
  2. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Ngày nghỉ cuối tuần
    Giờ lao động theo luật định của Mỹ là 40h/tuần. Nếu một ai đó làm việc 40h/tuần, người đó là nhân viên chính thức ( full-time employee).
    Một tuần, người lao động chỉ làm việc 5 ngày và nghỉ 2 ngày cuối tuần. Một ngày làm việc 8 tiếng. Nếu ai phải làm quá số thời gian này, sẽ được tính thêm tiền phụ trội ( over time).
    Một năm nước Mỹ có rất nhiều ngày lễ và ngày nghỉ. Những ngày lễ được nghỉ sát liền với cuối tuần, người ta gọi là kỳ nghỉ cuối tuần dài ngày ( long weekend), có những đợt long weekend kéo dài vài ngày liền. Ví dụ như thứ Hai tới là ngày lễ Lao Động ở Mỹ ( Labor Day), người lao động sẽ được nghỉ 3 ngày liền và gọi là long weekend.
    người lao động Mỹ hiện nay đang được 3 ngày nghỉ liên tiếp cuối tuần nhân dịp lễ Lao động vào ngày thứ Hai đầu tiên của tháng 9 được coi là ngày lễ truyền thống chính thức kết thúc mùa hè. Hàng triệu người trên khắp nước Mỹ ngày hôm qua đã bắt đầu lên đường đi nghỉ cuối tuần mặc dù giá xăng đã lên cao tới mức kỷ lục, khoảng $2/g.
    Hiệp hội Xe hơi Hoa Kỳ tiện liệu rằng có khoảng 33 triệu người Mỹ sẽ du hành bằng xe hơi từ 80 kilômét trở lên làm cho các xa lộ trên khắp nước Mỹ tấp nập nhất trong dịp lễ Lao động kể từ gần 10 năm nay.
    Hiệp hội này cũng tiên liệu sẽ có 3 triệu 700 ngàn du khách sử dụng đường hàng không. Lễ Lao động được giới công nhân Mỹ coi như ngày kỷ niệm thắng lợi của phong trào lao động Hoa Kỳ trong cuộc tranh đấu đòi thành lập công đoàn đầu tiên cách đây hơn 100 năm.
    Chúc các bạn một cuối tuần vui vẻ!
     
  3. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Ngày nghỉ cuối tuần
    Giờ lao động theo luật định của Mỹ là 40h/tuần. Nếu một ai đó làm việc 40h/tuần, người đó là nhân viên chính thức ( full-time employee).
    Một tuần, người lao động chỉ làm việc 5 ngày và nghỉ 2 ngày cuối tuần. Một ngày làm việc 8 tiếng. Nếu ai phải làm quá số thời gian này, sẽ được tính thêm tiền phụ trội ( over time).
    Một năm nước Mỹ có rất nhiều ngày lễ và ngày nghỉ. Những ngày lễ được nghỉ sát liền với cuối tuần, người ta gọi là kỳ nghỉ cuối tuần dài ngày ( long weekend), có những đợt long weekend kéo dài vài ngày liền. Ví dụ như thứ Hai tới là ngày lễ Lao Động ở Mỹ ( Labor Day), người lao động sẽ được nghỉ 3 ngày liền và gọi là long weekend.
    người lao động Mỹ hiện nay đang được 3 ngày nghỉ liên tiếp cuối tuần nhân dịp lễ Lao động vào ngày thứ Hai đầu tiên của tháng 9 được coi là ngày lễ truyền thống chính thức kết thúc mùa hè. Hàng triệu người trên khắp nước Mỹ ngày hôm qua đã bắt đầu lên đường đi nghỉ cuối tuần mặc dù giá xăng đã lên cao tới mức kỷ lục, khoảng $2/g.
    Hiệp hội Xe hơi Hoa Kỳ tiện liệu rằng có khoảng 33 triệu người Mỹ sẽ du hành bằng xe hơi từ 80 kilômét trở lên làm cho các xa lộ trên khắp nước Mỹ tấp nập nhất trong dịp lễ Lao động kể từ gần 10 năm nay.
    Hiệp hội này cũng tiên liệu sẽ có 3 triệu 700 ngàn du khách sử dụng đường hàng không. Lễ Lao động được giới công nhân Mỹ coi như ngày kỷ niệm thắng lợi của phong trào lao động Hoa Kỳ trong cuộc tranh đấu đòi thành lập công đoàn đầu tiên cách đây hơn 100 năm.
    Chúc các bạn một cuối tuần vui vẻ!
     
  4. musketeer_lady

    musketeer_lady Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2003
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn,
    Nhờ được anh netwalker giới thiệu mình mới biết đến trangweb này. Đọc bài của các bạn quả thật học thêm được nhiều điều thú vị. Mình cũng xin góp vào mấy mẩu chuyện vui từ kinh nghiệm mà ra (xin lỗi anh netwalker hứa mãi đến nay mới vào được)
    Sang Mĩ, ngoài những vấn đề muông thủa như tiền bạc, tiếng anh, trường lớp, em thấy một điều khó nhất là tìm bạn. Đến trường gặp người Mĩ, hi hello mấy câu, còn thì bàn chuyện học không. Tìm được bạn thân mà tâm đắc sao khó quá? Thành thử ra mình nói chuyện với người lớn, các thầy cô thì được mà nói chuyện với học sinh, teenager sao mà khó quá?
    Kể ra thì cũng không lạ, vì những người lớn tuổi thích nghe mình kể chuyện về VN, thích tìm hiểu văn hoá, thích lắng nghe và thích cái dáng vẻ chăm chỉ, tội nghiệp, nhà nghèo vượt khó của mình. Còn học sinh Mĩ, phần lớn tâm lý teenager, thấy mình ăn mặc lạ kỳ (áo sơ mi quần vải, không có American Eagel T-shirt và không có Polo Jean), nói năng lạ kỳ, tuy dễ bắt chuyện với họ nhưng khó giữ cuộc trò chuyện. Có lẽ có nhiều điều khác nhau quá, bạn thử nghĩ về thiếu niên VN xem, cuộc trò chuyện nhiều lúc chỉ xoay quanh các ban nhạc, phim Hàn Quốc và cầu thủ bóng đá (bây giò thì hình như có nạn Final Fantasy thì phải?) Ở Mĩ, ngạc nhiên một ít, họ không hề để tâm đến các boyband, tất nhiên không biết phim HQ và phần lớn chỉ mê bóng bầu dục, vậy nên bỗng nhiên cảm thấy chơi vơi, cảm thấy mình là người đáng chán vì không biết nói gì.
    Một phần khác nói thật là do bản thân mình đánh giá người khác một cách quá hời hợt. Tâm lý người VN lúc mới sang, mình muốn gần người Mĩ trắng, muốn nói giọng Mĩ trắng. Nơi đầu tiên mình đến, oái ăm thay lại là New Orleans. Người ta nói New Orleans là thành phố họ yêu để ghét (love to hate): đông đúc, ồn ào, chật chội, một mớ tạp lù của các sắc màu - đen trắng vàng đỏ nâu gì đều có. Trường high school mình đi học nào nhiệt các chủng tộc, các văn hoá: 10% black, chừng ấy Mĩ Latin, 5% Trung Quốc, Ấn Độ... Làm người VN chợt cảm thấy mất lợi ích vì dân Chấu Á ở đấy chăm lắm, đặc biệt lắm, wild lắm, còn mình chỉ là một hạt cát lạc loài mà thôi. Trở lại câu chuyện cũ, vì nhiều văn hoá như thể nên cũng có nhiều "phản văn hoá" (like someone who says before culture there is already counter-culture). Sân trường bao giờ cũng là nơi tụ họp của hội Gothics - một nhóm người vinh quang hoá màu đen và mọi thứ đi cùng với bong đêm như ma cà rồng, sự chết chóc, depression... Các chàng trai cô gái ăn mặc toàn đồ đen, đánh móng tay đen, bôi môi đen, đeo đầu lâu và nhìn mình lừ lừ như say thuốc phiện. Chỉ đi ngang qua họ đã thấy ngán rồi. Vậy nên khi một cô gái thử bắt chuyện với mình, theo phản xạ tự nhiên mình bật lùi lại. Mất một năm sau mình mới tìm hiểu về cô ấy đủ rõ để nhìn qua tấm áo đen vào một tâm hồn kỳ quái nhưng đặc sắc. Hai đứa có thể ngồi nói chuyện về khoa học và Khổng Tử hàng giờ không chán. Mình còn gặp nhiều người như vậy nữa, với những nghi ngờ thông thường về màu da, điểm số, cách nhìn... Và như mọi khi, mình qui cho họ những gì người ta qui cho họ, đến khi hiểu rõ rồi mới biết không có một ai là boring hết, chỉ không biết liệu mình có mang được cái đặc sắc của họ ra không thôi. Nhiều người biết phô trương cái tài của mình, nhiều người lại giấu. Nhưng mình cảm thấy những người có cái tài giấu ấy lại trở thành những người bạn bễn vững nhất, chia sẻ nhất, đáng tin nhất (vì biết giấu những điều mình tâm sự cho họ nghe).
    Bây giờ xa New Orleans rồi không ngờ lại da diết và bang khuâng đến thế nỗi nhớ những nẻo phố hẹp bụi bặm với các toà nhà xập xệ kiều Pháp, nhớ cả lão già say rượu nghiêng mặt ngủ bên thùng rác, cả nhưng chuyến xe buýt ầm ĩ, bức bối cái không khí nóng ẩm đặc trưng của La Nouvelle Orléans. Nhớ con người của thành phố đặ biệt ấy - xô bồ mà nồng nàn, kỳ quái mà giàu bản sắc. Để rồi mỗi lần nghe bản nhạc jazz "Now you know what it means to miss New Orleans," mình ghét cái tinh yêu ấy, ghét cả nỗi nhớ cháy lòng chiều mưa tháng tám run cầm cập đợi xe điện trên đường St. Charles cùng những người bạn đầu tiên mình làm quen ở thành phố người ta yêu và ghét.
  5. musketeer_lady

    musketeer_lady Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2003
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn,
    Nhờ được anh netwalker giới thiệu mình mới biết đến trangweb này. Đọc bài của các bạn quả thật học thêm được nhiều điều thú vị. Mình cũng xin góp vào mấy mẩu chuyện vui từ kinh nghiệm mà ra (xin lỗi anh netwalker hứa mãi đến nay mới vào được)
    Sang Mĩ, ngoài những vấn đề muông thủa như tiền bạc, tiếng anh, trường lớp, em thấy một điều khó nhất là tìm bạn. Đến trường gặp người Mĩ, hi hello mấy câu, còn thì bàn chuyện học không. Tìm được bạn thân mà tâm đắc sao khó quá? Thành thử ra mình nói chuyện với người lớn, các thầy cô thì được mà nói chuyện với học sinh, teenager sao mà khó quá?
    Kể ra thì cũng không lạ, vì những người lớn tuổi thích nghe mình kể chuyện về VN, thích tìm hiểu văn hoá, thích lắng nghe và thích cái dáng vẻ chăm chỉ, tội nghiệp, nhà nghèo vượt khó của mình. Còn học sinh Mĩ, phần lớn tâm lý teenager, thấy mình ăn mặc lạ kỳ (áo sơ mi quần vải, không có American Eagel T-shirt và không có Polo Jean), nói năng lạ kỳ, tuy dễ bắt chuyện với họ nhưng khó giữ cuộc trò chuyện. Có lẽ có nhiều điều khác nhau quá, bạn thử nghĩ về thiếu niên VN xem, cuộc trò chuyện nhiều lúc chỉ xoay quanh các ban nhạc, phim Hàn Quốc và cầu thủ bóng đá (bây giò thì hình như có nạn Final Fantasy thì phải?) Ở Mĩ, ngạc nhiên một ít, họ không hề để tâm đến các boyband, tất nhiên không biết phim HQ và phần lớn chỉ mê bóng bầu dục, vậy nên bỗng nhiên cảm thấy chơi vơi, cảm thấy mình là người đáng chán vì không biết nói gì.
    Một phần khác nói thật là do bản thân mình đánh giá người khác một cách quá hời hợt. Tâm lý người VN lúc mới sang, mình muốn gần người Mĩ trắng, muốn nói giọng Mĩ trắng. Nơi đầu tiên mình đến, oái ăm thay lại là New Orleans. Người ta nói New Orleans là thành phố họ yêu để ghét (love to hate): đông đúc, ồn ào, chật chội, một mớ tạp lù của các sắc màu - đen trắng vàng đỏ nâu gì đều có. Trường high school mình đi học nào nhiệt các chủng tộc, các văn hoá: 10% black, chừng ấy Mĩ Latin, 5% Trung Quốc, Ấn Độ... Làm người VN chợt cảm thấy mất lợi ích vì dân Chấu Á ở đấy chăm lắm, đặc biệt lắm, wild lắm, còn mình chỉ là một hạt cát lạc loài mà thôi. Trở lại câu chuyện cũ, vì nhiều văn hoá như thể nên cũng có nhiều "phản văn hoá" (like someone who says before culture there is already counter-culture). Sân trường bao giờ cũng là nơi tụ họp của hội Gothics - một nhóm người vinh quang hoá màu đen và mọi thứ đi cùng với bong đêm như ma cà rồng, sự chết chóc, depression... Các chàng trai cô gái ăn mặc toàn đồ đen, đánh móng tay đen, bôi môi đen, đeo đầu lâu và nhìn mình lừ lừ như say thuốc phiện. Chỉ đi ngang qua họ đã thấy ngán rồi. Vậy nên khi một cô gái thử bắt chuyện với mình, theo phản xạ tự nhiên mình bật lùi lại. Mất một năm sau mình mới tìm hiểu về cô ấy đủ rõ để nhìn qua tấm áo đen vào một tâm hồn kỳ quái nhưng đặc sắc. Hai đứa có thể ngồi nói chuyện về khoa học và Khổng Tử hàng giờ không chán. Mình còn gặp nhiều người như vậy nữa, với những nghi ngờ thông thường về màu da, điểm số, cách nhìn... Và như mọi khi, mình qui cho họ những gì người ta qui cho họ, đến khi hiểu rõ rồi mới biết không có một ai là boring hết, chỉ không biết liệu mình có mang được cái đặc sắc của họ ra không thôi. Nhiều người biết phô trương cái tài của mình, nhiều người lại giấu. Nhưng mình cảm thấy những người có cái tài giấu ấy lại trở thành những người bạn bễn vững nhất, chia sẻ nhất, đáng tin nhất (vì biết giấu những điều mình tâm sự cho họ nghe).
    Bây giờ xa New Orleans rồi không ngờ lại da diết và bang khuâng đến thế nỗi nhớ những nẻo phố hẹp bụi bặm với các toà nhà xập xệ kiều Pháp, nhớ cả lão già say rượu nghiêng mặt ngủ bên thùng rác, cả nhưng chuyến xe buýt ầm ĩ, bức bối cái không khí nóng ẩm đặc trưng của La Nouvelle Orléans. Nhớ con người của thành phố đặ biệt ấy - xô bồ mà nồng nàn, kỳ quái mà giàu bản sắc. Để rồi mỗi lần nghe bản nhạc jazz "Now you know what it means to miss New Orleans," mình ghét cái tinh yêu ấy, ghét cả nỗi nhớ cháy lòng chiều mưa tháng tám run cầm cập đợi xe điện trên đường St. Charles cùng những người bạn đầu tiên mình làm quen ở thành phố người ta yêu và ghét.
  6. musketeer_lady

    musketeer_lady Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2003
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Đặc sản ở thành phố cảng phải nói là French Quarter, nếu chưa đến La Vieux Carré (người Pháp gọi nó là The Old Square) thì bạn chưa biết mùi vị của New Orleans. Du khách và cả người dân bản xứ không thể cưỡng lại ly cà phê đá ở Café Du Mond, một quán bình dân với mái che xanh sọc trắng đã bạc màu quay nhìn ra các góc phố chật chội, thỉnh thoảng lại vang lên tiếng vó ngựa hoặc tiếng nhạc gíp-sy của những cô gái nhảy nhà nghề. Có điều đến Mardi Gras (một lễ hội hoá trang đặc trưng của thành phố và một trong những lễ hội lớn nhất nước Mĩ) French Quarter lột xác để lộ nguyên hình mặt trái của xã hội: những tiếng gào thét, những kẻ say rượu nghiêng ngả trên mặt đường sóng sánh mảnh vỡ vỏ chai vodka rẻ tiền. Và đêm Mardi Gras, đường Bourbon náo động tiếng hò reo của các chàng trai trẻ trên ban công, tay sặc sỡ những chuỗi vòng đủ màu, lớn tiếng cổ vũ các cô gái tóc vàng, nâu, đen óng ả dưới đường "flash" để họ ném vòng cho. Nhưng nếu nhìn kĩ, vòng vàng bạc kia chỉ là đồ nhựa Made in China, các chàng trai đều nồng nàn hơi rượu, còn "flash" là từ chẳng đẹp đẽ gì mấy, với ý nghĩa sâu xa là nếu các cô giá xinh đẹp kia take off their clothes thì họ sẽ ném vòng cho. Quả đáng nực cười, nếu là đồ TQ rẻ tiền thì sao lại đến thế? Câu trả lời quá dễ dàng: this is New Orleans.
    Hiện giờ mình đang ở Iron Mountain, Michigan, một trời một vực khác xa với New Orleans. Đây là một thành phố rất nhỏ, khoảng vài nghìn dân, 98% là Mĩ trắng, nói giọng Bắc đặc sệt và rất "Republican." Có thể các bạn sẽ cười và bảo rằng là Rep thì còn hơn Democrat gấp mấy chứ sao, nhưng sau khi đã ở miền Nam 2 năm và nghe các bậc Dem ở Dixie Land (the Deep South) lấy Rep ra làm trò cười, lên đây lại được nghe Rep chế giễu Dem, mình không khỏi lắc đầu và cố kiềm chế kể cho họ những câu chuyện chắc chắn sẽ chạm lòng tự ái. Mình không là Dem cũng không là Rep, chỉ cố đánh giá hai bên như một người Việt Nam, nhưng quả là khó khi nghe cả hai phía mỗi người một lẽ. Như biểu tượng Yin Yang của người Tàu, dường như cuộc sống không hề có trắng đen mà đậm nhạt một màu xám khó hiểu.
    Cách sống của con người ở đây cũng khác. Người ta nói nếu bạn đến New Orleans thì bạn chưa đến Mĩ, vì nó khác Mĩ quá, con người ở đó dân dã quá, hỗn tạp quá, đến người Mĩ nghe nói New Orleans cũng nhướng mày. Quả như vậy. Ở đây cái gì cũng khác: cách nói năng khác (nhẹ nhàng hơn, cao giọng hơn, "Mĩ" hơn), ăn mặc khác (đỡ kỳ quái hơn, đồ hiệu hơn). Nhưng vì không có cái diversity đắc trưng của New Orleans, mình cảm giác mọi người đều rất... "trắng" (cả bên trong lẫn bên ngoài). Không còn cái nháy mắt rất Ấn Độ hay cái cười nhếch mép của người Do Thái hay những cử chỉ rap của các anh chàng Mĩ đen... Đôi lúc mình cảm thấy lạc lõng và khác người quá, vì dòng máu New Orleans đã ngấm.
    Không dám phàn nàn gì, chỉ là nhận xét riêng thôi. Bù lại, cuộc sống ở đây dêchĩu hơn rất nhiều: không còn bụi bặm, ô nhiễm, không còn những tiếng chửi rủa và những người lái xe sau rượu trên những chiếc xe tả tơi, bầm nát (mình và mấy người bạn có trò tiêu khiển này: mỗi lần thấy một chiếc xe vỡ một đèn thì phải kêu "***" - or the *** game - don''t play it in front of your parents. Bạn sẽ phải kinh ngạc bao nhiêu lần mình đếm được những chiếc xe như thế ở New Orleans. Có hôm lên đến 3 chục cái. Ở đây thì chờ dài cổ cũng chẳng có cái nào.)
    Mọi người ở đây lịch sự hơn và thực sự thích nghe nhạc Beatles. Hai nơi hai vẻ khác nhau, và mặc dù thích nghi hai cuộc sống không dễ, mình ít nhất biết được những câu chuyện tiếu lâm đau tím mặt để sau này sẽ có dịp kể cho cả Dem lẫn Rep

  7. musketeer_lady

    musketeer_lady Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2003
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Đặc sản ở thành phố cảng phải nói là French Quarter, nếu chưa đến La Vieux Carré (người Pháp gọi nó là The Old Square) thì bạn chưa biết mùi vị của New Orleans. Du khách và cả người dân bản xứ không thể cưỡng lại ly cà phê đá ở Café Du Mond, một quán bình dân với mái che xanh sọc trắng đã bạc màu quay nhìn ra các góc phố chật chội, thỉnh thoảng lại vang lên tiếng vó ngựa hoặc tiếng nhạc gíp-sy của những cô gái nhảy nhà nghề. Có điều đến Mardi Gras (một lễ hội hoá trang đặc trưng của thành phố và một trong những lễ hội lớn nhất nước Mĩ) French Quarter lột xác để lộ nguyên hình mặt trái của xã hội: những tiếng gào thét, những kẻ say rượu nghiêng ngả trên mặt đường sóng sánh mảnh vỡ vỏ chai vodka rẻ tiền. Và đêm Mardi Gras, đường Bourbon náo động tiếng hò reo của các chàng trai trẻ trên ban công, tay sặc sỡ những chuỗi vòng đủ màu, lớn tiếng cổ vũ các cô gái tóc vàng, nâu, đen óng ả dưới đường "flash" để họ ném vòng cho. Nhưng nếu nhìn kĩ, vòng vàng bạc kia chỉ là đồ nhựa Made in China, các chàng trai đều nồng nàn hơi rượu, còn "flash" là từ chẳng đẹp đẽ gì mấy, với ý nghĩa sâu xa là nếu các cô giá xinh đẹp kia take off their clothes thì họ sẽ ném vòng cho. Quả đáng nực cười, nếu là đồ TQ rẻ tiền thì sao lại đến thế? Câu trả lời quá dễ dàng: this is New Orleans.
    Hiện giờ mình đang ở Iron Mountain, Michigan, một trời một vực khác xa với New Orleans. Đây là một thành phố rất nhỏ, khoảng vài nghìn dân, 98% là Mĩ trắng, nói giọng Bắc đặc sệt và rất "Republican." Có thể các bạn sẽ cười và bảo rằng là Rep thì còn hơn Democrat gấp mấy chứ sao, nhưng sau khi đã ở miền Nam 2 năm và nghe các bậc Dem ở Dixie Land (the Deep South) lấy Rep ra làm trò cười, lên đây lại được nghe Rep chế giễu Dem, mình không khỏi lắc đầu và cố kiềm chế kể cho họ những câu chuyện chắc chắn sẽ chạm lòng tự ái. Mình không là Dem cũng không là Rep, chỉ cố đánh giá hai bên như một người Việt Nam, nhưng quả là khó khi nghe cả hai phía mỗi người một lẽ. Như biểu tượng Yin Yang của người Tàu, dường như cuộc sống không hề có trắng đen mà đậm nhạt một màu xám khó hiểu.
    Cách sống của con người ở đây cũng khác. Người ta nói nếu bạn đến New Orleans thì bạn chưa đến Mĩ, vì nó khác Mĩ quá, con người ở đó dân dã quá, hỗn tạp quá, đến người Mĩ nghe nói New Orleans cũng nhướng mày. Quả như vậy. Ở đây cái gì cũng khác: cách nói năng khác (nhẹ nhàng hơn, cao giọng hơn, "Mĩ" hơn), ăn mặc khác (đỡ kỳ quái hơn, đồ hiệu hơn). Nhưng vì không có cái diversity đắc trưng của New Orleans, mình cảm giác mọi người đều rất... "trắng" (cả bên trong lẫn bên ngoài). Không còn cái nháy mắt rất Ấn Độ hay cái cười nhếch mép của người Do Thái hay những cử chỉ rap của các anh chàng Mĩ đen... Đôi lúc mình cảm thấy lạc lõng và khác người quá, vì dòng máu New Orleans đã ngấm.
    Không dám phàn nàn gì, chỉ là nhận xét riêng thôi. Bù lại, cuộc sống ở đây dêchĩu hơn rất nhiều: không còn bụi bặm, ô nhiễm, không còn những tiếng chửi rủa và những người lái xe sau rượu trên những chiếc xe tả tơi, bầm nát (mình và mấy người bạn có trò tiêu khiển này: mỗi lần thấy một chiếc xe vỡ một đèn thì phải kêu "***" - or the *** game - don''t play it in front of your parents. Bạn sẽ phải kinh ngạc bao nhiêu lần mình đếm được những chiếc xe như thế ở New Orleans. Có hôm lên đến 3 chục cái. Ở đây thì chờ dài cổ cũng chẳng có cái nào.)
    Mọi người ở đây lịch sự hơn và thực sự thích nghe nhạc Beatles. Hai nơi hai vẻ khác nhau, và mặc dù thích nghi hai cuộc sống không dễ, mình ít nhất biết được những câu chuyện tiếu lâm đau tím mặt để sau này sẽ có dịp kể cho cả Dem lẫn Rep

  8. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Một ngày trong khu thương mại Việt Nam ​
    Bước vào khu mall của người Việt, dù lớn hay nhỏ ?" lớn như Lion Plaza, Grand Century Mall, hay nhỏ như khu Senter? ?" đều có thể nhìn thấy các ông ngồi uống cà phê và phì phèo điếu thuốc. Từ ngày tiểu bang cấm hút thuốc trong quán, những quán cà phê nào có vỉa hè là nơi đó thu hút khách.
    Đến Mall Việt Nam vào những ngày không phải là ngày cuối tuần thường là những khách phương xa, những người lớn tuổi, những người làm thương mại? Một cặp tình nhân dẫn nhau đi mua sắm, một bà cụ được con đưa đến thăm viếng tìm bạn bè, những chị những anh làm ăn tìm nhau trao đổi công việc mua bán, làm giấy tờ, người đi tìm việc? cuối cùng là những người đang ở trong tình trạng không có việc làm.
    Một chuyên viên bán bảo hiểm của công ty New York Life nói ?oHọ hẹn nhau ra đây với bạn, ghé ăn trưa, kiếm khách hàng và nhiều việc linh tinh khác không tên.? Một anh làm quảng cáo: ?oRa đây tìm gặp các thân chủ.?
    Có nhiều lý do để ghé qua các khu thương mại Việt Nam, ngoài việc đi mua sắm, ăn uống. Chẳng hạn một anh nói: ?oRa đây ngồi nhìn người ta qua lại, hoặc đánh một ván cờ.?
    Người ta đến các khu thương mại, nói riêng các khu thương mại Việt Nam, mà không nhất thiết phải có một lý do nào đặc biệt. Một ông cụ đến Mỹ hơn 15 năm, 70 tuổi, không cho biết tên, ngồi trong các dãy ghế bên trong Grand Century Mall, cho biết ?oở nhà nóng quá, ra đây ngồi đọc báo, ngồi chơi thôi.?
    Nếu bạn là một du khách từ một tiểu bang xa xôi, hoặc từ một quốc gia ở Âu Châu ghé San Jose thăm thân nhân, đi công tác, hoặc du lịch; bạn sẽ ngạc nhiên khi biết đời sống của cộng đồng người Việt tại đây.
    Tại trung tâm thương mại Lion Plaza, mỗi ngày đều có những nhóm người ngồi quây quần quanh một bàn cờ tướng, có ít nhất là 7 đến 10 bàn cờ được bày ra tranh tài. Họ là những vị cao niên trong độ tuổi nghĩ hưu, họ ra đây đọc báo, uống ly cà phê hoặc tìm bạn để nói chuyện, và cũng có nhiều người trong độ tuổi lao động nhưng không tìm được việc làm.
    Một vị cao niên, nhà ở khu chung cư bên cạnh Lion Plaza, cho biết ?oCon cái đi làm, ở nhà buồn ra đây đọc báo và coi đánh cờ.?
    Một trung niên, anh Hạnh, 36 tuổi, ở Sunnyvale, đến Mỹ hơn 10 năm, lại nói khác ?oThất nghiệp, không thể ăn bám bà già nên ra đây tìm cơ hội có ai thuê mướn thì đi làm.? Anh cho biết thêm ?oCũng khó khăn lắm. Lâu nay theo bạn bè làm xây cất, nhưng lúc này không có job nên đành chờ thời. Ở Mỹ cực thật.?
    Tại khu thương mại Carribbees, trên đường Senter Road ?" mà người Việt ở đây đặt cho một cái tên là "Làng Việt Nam "?" bắt đầu một ngày sớm hơn những nơi khác.
    Khoảng 6 giờ, những xe phân phối báo Việt ngữ sẽ ghé qua khu này, rất nhiều người đã có mặt chờ đợi (phần đông là những vị cao niên). Họ vây quanh người phát báo, lấy báo. Chừng 7 giờ sáng, quán cà phê Queen Bakery (có tên gọi là cà phê H.O.) đã có khách. Những người khách quen tại quán này có giờ nhất định cho mỗi giới. Từ 7 giờ đến hơn 8 giờ sáng, khách hàng là những người đi làm, họ ghé qua mua vội ly cà phê, cái bánh bao? rồi đi. Đến 9 giờ, khách hàng là những vị cao niên, những bạn bè hẹn nhau ra quán. Quán ồn ào, náo nhiệt hơn, ngoài hành lang là những chiếc ghế đẩu bằng sắt bắt dài theo lối đi. Mọi đề tài đều được đem ra bàn cãi ở đây. Có người còn nói rằng ?oĐây là đài phát thanh Vỉa Hè.? Mọi tin tức từ nhỏ đến lớn, từ quốc nội đến quốc tế? chính trị, văn hóa, xã hội, cộng đồng? đều được ?othông báo? tại đây.
    Được netwalker sửa chữa / chuyển vào 08:47 ngày 03/09/2003
  9. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Một ngày trong khu thương mại Việt Nam ​
    Bước vào khu mall của người Việt, dù lớn hay nhỏ ?" lớn như Lion Plaza, Grand Century Mall, hay nhỏ như khu Senter? ?" đều có thể nhìn thấy các ông ngồi uống cà phê và phì phèo điếu thuốc. Từ ngày tiểu bang cấm hút thuốc trong quán, những quán cà phê nào có vỉa hè là nơi đó thu hút khách.
    Đến Mall Việt Nam vào những ngày không phải là ngày cuối tuần thường là những khách phương xa, những người lớn tuổi, những người làm thương mại? Một cặp tình nhân dẫn nhau đi mua sắm, một bà cụ được con đưa đến thăm viếng tìm bạn bè, những chị những anh làm ăn tìm nhau trao đổi công việc mua bán, làm giấy tờ, người đi tìm việc? cuối cùng là những người đang ở trong tình trạng không có việc làm.
    Một chuyên viên bán bảo hiểm của công ty New York Life nói ?oHọ hẹn nhau ra đây với bạn, ghé ăn trưa, kiếm khách hàng và nhiều việc linh tinh khác không tên.? Một anh làm quảng cáo: ?oRa đây tìm gặp các thân chủ.?
    Có nhiều lý do để ghé qua các khu thương mại Việt Nam, ngoài việc đi mua sắm, ăn uống. Chẳng hạn một anh nói: ?oRa đây ngồi nhìn người ta qua lại, hoặc đánh một ván cờ.?
    Người ta đến các khu thương mại, nói riêng các khu thương mại Việt Nam, mà không nhất thiết phải có một lý do nào đặc biệt. Một ông cụ đến Mỹ hơn 15 năm, 70 tuổi, không cho biết tên, ngồi trong các dãy ghế bên trong Grand Century Mall, cho biết ?oở nhà nóng quá, ra đây ngồi đọc báo, ngồi chơi thôi.?
    Nếu bạn là một du khách từ một tiểu bang xa xôi, hoặc từ một quốc gia ở Âu Châu ghé San Jose thăm thân nhân, đi công tác, hoặc du lịch; bạn sẽ ngạc nhiên khi biết đời sống của cộng đồng người Việt tại đây.
    Tại trung tâm thương mại Lion Plaza, mỗi ngày đều có những nhóm người ngồi quây quần quanh một bàn cờ tướng, có ít nhất là 7 đến 10 bàn cờ được bày ra tranh tài. Họ là những vị cao niên trong độ tuổi nghĩ hưu, họ ra đây đọc báo, uống ly cà phê hoặc tìm bạn để nói chuyện, và cũng có nhiều người trong độ tuổi lao động nhưng không tìm được việc làm.
    Một vị cao niên, nhà ở khu chung cư bên cạnh Lion Plaza, cho biết ?oCon cái đi làm, ở nhà buồn ra đây đọc báo và coi đánh cờ.?
    Một trung niên, anh Hạnh, 36 tuổi, ở Sunnyvale, đến Mỹ hơn 10 năm, lại nói khác ?oThất nghiệp, không thể ăn bám bà già nên ra đây tìm cơ hội có ai thuê mướn thì đi làm.? Anh cho biết thêm ?oCũng khó khăn lắm. Lâu nay theo bạn bè làm xây cất, nhưng lúc này không có job nên đành chờ thời. Ở Mỹ cực thật.?
    Tại khu thương mại Carribbees, trên đường Senter Road ?" mà người Việt ở đây đặt cho một cái tên là "Làng Việt Nam "?" bắt đầu một ngày sớm hơn những nơi khác.
    Khoảng 6 giờ, những xe phân phối báo Việt ngữ sẽ ghé qua khu này, rất nhiều người đã có mặt chờ đợi (phần đông là những vị cao niên). Họ vây quanh người phát báo, lấy báo. Chừng 7 giờ sáng, quán cà phê Queen Bakery (có tên gọi là cà phê H.O.) đã có khách. Những người khách quen tại quán này có giờ nhất định cho mỗi giới. Từ 7 giờ đến hơn 8 giờ sáng, khách hàng là những người đi làm, họ ghé qua mua vội ly cà phê, cái bánh bao? rồi đi. Đến 9 giờ, khách hàng là những vị cao niên, những bạn bè hẹn nhau ra quán. Quán ồn ào, náo nhiệt hơn, ngoài hành lang là những chiếc ghế đẩu bằng sắt bắt dài theo lối đi. Mọi đề tài đều được đem ra bàn cãi ở đây. Có người còn nói rằng ?oĐây là đài phát thanh Vỉa Hè.? Mọi tin tức từ nhỏ đến lớn, từ quốc nội đến quốc tế? chính trị, văn hóa, xã hội, cộng đồng? đều được ?othông báo? tại đây.
    Được netwalker sửa chữa / chuyển vào 08:47 ngày 03/09/2003
  10. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Sống ở đâu sướng, Việt Nam hay Hoa Kỳ?
    Từ khi đặt chân đến Mỹ, năm 1993, ông Nguyễn Long, 65 tuổi, đã làm nhiều việc khác nhau để xây dựng lại cuộc sống mới. Bây giờ, trong các buổi nói chuyện cùng bạn bè thân hữu, ông thở ra: ?oBiết vậy tôi không đi.? Mặc dù hiện nay ông đã có một căn nhà nhỏ ở đường Filipe. Hỏi tại sao, ông nói ?oThì nó cực quá chớ sao!? Bạn bè mới qua của ông không ai tin điều ông nói. Vì, ông ?oCó ba người con đã thành tài, có công việc làm và đã xây dựng gia thất, còn muốn gì nữa??
    Hiện nay tại San Jose và các vùng phụ cận, con số người Việt sinh sống nơi đây trên dưới 120,000 trong số đó nhiều người đã có nhà cửa ổn định, hàng ngàn cơ sở thương mại đã và đang hoạt động. Nhìn các cuốn niên giám dày hàng ngàn trang với số bác sĩ, nha sĩ, luật sư hoặc các chuyên viên người Việt? người ta nghĩ rằng cộng đồng Việt đã ổn định và càng ngày càng phát triển, đó là chưa kể có một số người Việt sống hoàn toàn tách biệt khỏi cộng đồng người Việt. Sự tách biệt được định nghĩa là không có những liên hệ buôn bán làm ăn giao tiếp với các sinh hoạt cộng đồng Việt, họ làm ăn và sinh hoạt với người bản xứ. Họ có thể ở Cupertino, Gilroy, Santa Cruz, Palo Alto hay một thành phố nào đó ở Bắc California.
    Đi sâu vào đời sống cộng đồng có thể có nơi có lúc, có người không hoàn toàn thỏa mãn với cuộc sống hiện tại. Nếu một người mới đến định cư vài ba năm thì sự không ổn định có thể hiểu được, nếu họ có những suy nghĩ ?onửa nạc nửa mỡ? cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, có một số người đã, thoạt nhìn, ổn định nhưng họ vẫn không thấy nơi đây, Hoa Kỳ, là nơi sung sướng và là đất lành. Trường hợp ông Nguyễn Long kể trên không hiếm.
    Một người bán hàng tại một tiệm sách, Nguyễn Hạnh, 69 tuổi, đã nghĩ hưu, các con đã nên người, có thể giúp đỡ cho ông? nhưng ông nói ?oKhông sung sướng đâu anh ạ. Này nhé, có một căn nhà đó đâu phải là của mình. Của ngân hàng đấy. Chiếc xe cũng thế? con nợ... Rồi bao nhiêu thứ tiền phải lo, tiền điện, tiền nước, tiền rác, tiền bảo hiểm y tế? đủ thứ hằm bà lằng cho đến lúc xuống mồ vẫn chưa hết. Tôi thấy ở Việt Nam coi vậy mà khoẻ.? Ông kể có một người bà con ở Việt Nam nhìn ông và ao ước được sang Mỹ. Ông đã trình bày cặn kẻ những điều thực tế của xã hội Hoa Kỳ, nhưng người bà con ấy vẫn không tin ông.
    Với người còn ở Việt Nam thì Hoa Kỳ vẫn là thiên đường. Nói đến chuyện thiên đường, một ông khác, kêu trời ?oThiên đường cái khỉ gì, hồi mới qua tôi đi làm điện tử, bị cái thằng nhóc đáng tuổi con mình nó lên lớp? thế là bỏ? đi làm đủ thứ chuyện đến nay được tiền già nhưng đâu có thấm vào đâu.? Ông kể cuộc sống Việt Nam bây giờ: ?oBên đó mở mắt ra trước khi đi làm, đến quán cóc nào đó ngồi tán dóc làm ly cà phê đến 8 giờ mới vô sở? Mười một giờ chạy xe về nhà ăn trưa, đánh một giấc đến gần 2 giờ mới vô làm, gần 4 giờ mắt trước mắt sau là vọt.? Ông còn kể nào là không lo tiền nhà, tiền xe, tiền bảo hiểm nhân thọ, tiền hậu sự ?oOak Hill? và đủ thứ ?olỉnh kỉnh? khác. Ông kết luận ?oRõ chán!?
    Với ông Nguyễn Thành Tâm, 53 tuổi, làm nghề xây cất, thì khác ?oSống ở đâu không phải làm? Nhưng làm ở đây còn có cái ăn, cái mặc, để dành. Về già có tiền hưu trí, nếu không có hưu thì có tiền an sinh. Có đâu như Việt Nam? làm ăn mà lo ngay ngáy.? Một ông khác thực tế lý luận rằng: ?oTiền đi làm phải đóng thuế từ 25% đến 33%. Tiền mang về nhà chỉ trừ khi mua thực phẩm là không có thuế còn tất cả các mặt hàng khác 8.25% thuế mua bán? vậy thì mình còn được bao nhiêu??
    Một vị nữ lưu có công ăn việc làm ổn định, chị Phạm Thị Vân, 45 tuổi, sau bảy năm làm việc và biết tiết kiệm, gia đình chị đã có một căn nhà, cho biết: ?oTôi đi qua đây cũng vì tương lai ba đứa nhỏ nhà tôi. Chớ ở đâu thì cũng vậy thôi, tôi không quan trọng nơi ăn chốn ở, vì tôi không có mơ ước nhà cao cửa rộng. Hạnh phúc là do nơi mình. Ngày đi định cư theo diện H.O. tôi đi vì các con tôi.?
    Dĩ nhiên, mỗi người có một quan niệm sống khác nhau và hiện nay cũng có nhiều gia đình muốn đưa thân nhân qua Mỹ, và ngược lại, cũng có nhiều người đang mong muốn trở lại Việt Nam làm ăn. Một số khác đem tiền về Việt Nam mua nhà, mua đất; con số này tuy không có thống kê nhưng không phải là nhỏ.
    Tục ngữ Việt Nam có câu ?oĐứng núi này trông núi nọ? và thành ngữ Mỹ cũng có một câu tương tự ?oCỏ bên kia triền núi lúc nào cũng xanh hơn.?
    Một nhà báo, anh Nguyên Thanh, nói ?oTay làm hàm nhai. Sống ở đâu mà thấy thoải mái thì nơi đó chính là thiên đường.?
    Ông Trần Văn Sanh, 40 tuổi, làm việc cho hãng điện tử, nói: ?oTôi không chịu nổi cà phê Mỹ trong sở, nó vừa lạt vừa chua. Nhưng cà phê Việt Nam, sao tôi cũng lười biếng đi xa quá. Cứ tới cái tiệm Starbucks một ly tall regular cho một ngày ba bữa là OK.?
    Một ngày như mọi ngày, những chủ nhân trong khu thương mại Việt Nam đều bận rộn, và những khách đi ra đi vào khu thương mại Việt cũng bận rộn không kém. Nếu có thì giờ, đến khu thương mại Việt Nam ngồi đó uống một ly cà phê, một ly sinh tố, một ly nước mía, một chén trà? nhàn nhã bên cạnh những người bận rộn cũng có thể là một lối giải khuây sau những ngày giờ làm việc mệt nhọc trong công sở hoặc hãng xưởng.
    Lê Bình - Viet Mercury
     

Chia sẻ trang này