1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tản mạn nước Mỹ ( lượm lặt gần xa)

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi netwalker, 28/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Thế giới đaf trơ? tha?nh Myf hóa?​


    Sự thống trị thế giới cu?a văn hóa đại chúng Myf va? nhưfng pha?n ứng giận dưf ma? nó khơi nên không pha?i la? điê?u gi? mới me?. Ngay tư? năm 1901, một ngươ?i Anh đaf tóm tắt điê?u na?y qua nhan đê? một cuốn sách cu?a ông la? Sự Myf hóa cu?a thế giới.
    Tuy vậy, điê?u đáng ngạc nhiên vê? sự Myf hóa la? ngay ca? nhưfng nhưfng ngươ?i không thích chính sách cu?a Myf đô?ng thơ?i vâfn có thê? thích hay lấy ca?m hứng tư? văn hóa Myf.
    Nhịp điệu Myf dươ?ng như tượng trưng cho sự thay đô?i, như ý kiến cu?a nhưfng sinh viên Ai Cập khi tra? lơ?i pho?ng vấn cu?a đa?i BBC:
    "Hiện đại hóa gắn rất nhiê?u với phương Tây, gắn với Myf. Nó giống như ngọn gió vậy. Khi gió mạnh, bạn đâu thê? chi? muốn có gió mát ma? không nhận ca? rác, bụi bay ke?m theo."
    "Tôi không nghif Myf áp đặt văn hóa cu?a họ. Ngược lại, tôi nghif chúng tôi lấy cu?a họ. Cuộc sống chúng tôi thay đô?i, chă?ng hạn như quán ca?fê tôi đang ngô?i, nó bắt chước kiê?u Myf."


    Ba? nhi?n thấy sự hấp dâfn cu?a Myf, cu?a phương Tây như một lối đi dâfn đến tự do cá nhân nhưng cufng có thê? la? một con đươ?ng phu? đâ?y nhưfng giấc mơ tan vơf.
    "Đó la? một điệu nha?y khó giưf được thăng bă?ng. Tôi sinh trươ?ng trong một tha?nh phố nho?, va? lúc đó điê?u duy nhất tôi muốn la? la?m sao đư?ng bị ép kết hôn với một ai đó mi?nh không yêu. Thế la? bạn vư?a sợ chính chính nê?n văn hóa truyê?n thống lại vư?a sợ sự hiện đại hóa, vư?a thấy hiện đại hóa rất hay ma? cufng thấy văn hóa truyê?n thống cu?a mi?nh la? đẹp."
    "Bạn có ca?m giác mi?nh đang đi trên dây giưfa hai nê?n văn hóa. Văn hóa Myf không hă?n hay hơn nê?n văn hóa truyê?n thống cu?a bạn, nhưng nó đại diện cho tự do, la? sự gia?i thoát kho?i kiếp sống ma? bạn mắc kẹt va?o."
    Dấu hiệu cu?a thay đô?i
    Một dấu hiệu cu?a việc bo? lại thế giới cuf kif đă?ng sau bạn la? bước ra trong một bộ quâ?n jean. Khơ?i đâ?u la? trang phục ha?ng nga?y cu?a nhưfng ngươ?i thợ mo? va? cao bô?i, nhưng tới thập niên 60, jean xanh đaf không co?n la? thơ?i trang đơn thuâ?n.
    Chă?ng hạn, tại nhưfng nước xaf hội chu? nghifa trong thơ?i ki? chiến tranh lạnh, sơ? hưfu một bộ quâ?n jean Lees hay Levis cufng giống như có trong tay giấc mơ Myf.

    Va? mặc chúng ngoa?i đươ?ng cufng la? một tuyên ngôn chính trị, giống như lơ?i cu?a Laszlo Jell, giám đốc một hafng băng nhạc tại Hungary:
    "Lúc đó có một bộ quâ?n jean Myf la? dấu hiệu cu?a sự siêu việt. Tôi nhớ lúc mi?nh khoa?ng 7,8 tuô?i, sau nhiê?u tuâ?n da?nh dụm, tôi mua được quâ?n jean do một ngươ?i buôn lậu đem va?o Hungary."
    "Va? thế la? tôi hafnh diện mặc va?o va? đi ra đươ?ng. Đi được một lúc thi? một xe ca?nh sát xuất hiện va? dư?ng lại trước tôi. Ca?nh sát túm tôi lại, va? cắt nát bộ quâ?n jean tôi mặc. Rô?i họ chui va?o xe va? phá lên cươ?i."
    Richard Crockatt, giáo sư môn Hoa Ky? học thuộc đại học East Anglia cu?a Anh gia?i thích:
    "Quâ?n jean mang hai biê?u tượng. Nó la? biê?u tượng cu?a nhưfng gi? ma? các nê?n văn hóa khác có thê? mang lại, ma? ơ? trong trươ?ng hợp na?y la? Myf va? phương Tây."
    Nhưng nó cufng tượng trưng cho nhưfng gi? ma? ngươ?i mặc quâ?n jean đaf bị chối bo? vê? mặt chính trị. Hai biê?u tượng na?y đaf khiến cho quâ?n jean có sức mạnh như vậy ơ? nhưfng nước Đông Âu trước đây.
    Giấc mơ Myf
    Giấc mơ Myf, qua quâ?n jean hay radio, truyê?n hi?nh hay phim a?nh, cứ thế ba?nh trướng.

    "Chúng tôi có một đa?ng chính trị thôi, một đa?ng đại diện cho nước Myf. Cái đa?ng na?y nó có hai cánh, với tên gọi la? Dân chu? va? Cộng ho?a. Chi? có 1% dân số ma? lại sơ? hưfu ca? nước Myf, va? ơ? nước Myf chúng tôi la?m gi? được tha?o luận chính trị. Giới truyê?n thông không đê? ngươ?i ta nói vi? giới truyê?n thông cufng thuộc vê? đại công ty Myf hết rô?i."
    Một ngươ?i Myf như Gore Vidal sao lại phê phán đất nước mi?nh nặng nê? như thế. Theo giáo sư Richard Crockatt, thi? đây la? một truyê?n thống cu?a ngươ?i Myf:
    "Tôi có ca?m giác la? sự phê phán cu?a họ nhă?m va?o Myf co?n nặng nê? hơn khi so với nhưfng nha? chi? trích nước ngoa?i. Có lef nó bắt nguô?n tư? truyê?n thống phê phán ?" một điê?u có thê? xem la? điê?m no?ng cốt cu?a văn hóa Myf. Nếu nhưfng trí thức như Gore Vidal hay Noam Chomsky to? ra giận dưf hơn ngươ?i ngoa?i khi nhi?n vê? nước Myf, thi? la? vi? họ đaf tự tách biệt mi?nh ra kho?i cái gọi la? giấc mơ Myf, cái huyê?n thoại vê? cơ hội va? tha?nh công tại Myf."
    "Quan điê?m họ cứng rắn va? mang tính cá nhân hơn bơ?i vi? họ ơ? gâ?n nhất cái cội nguô?n cu?a nhưfng giấc mơ hay huyê?n thoại đó."
    Mặc du? sự phô? biến cu?a văn hóa Myf bắt nguô?n một phâ?n tư? sự kiê?m soát ma? Myf có được trong lifnh vực sa?n xuất va? phân phối, nhưng một nê?n văn hóa không thê? xuất khâ?u nếu nó không nhập ha?ng.
    Theo giáo sư Richard Pells, thuộc đại học Texas, Myf đaf rất nhanh trong việc du nhập nhưfng giá trị tư? bên ngoa?i:
    "Myf la? một nước cu?a nhưfng ngươ?i di dân, va? điê?u na?y tạo nên một nê?n văn hóa mang tính quốc tế. Tại đây, nhưfng ý tươ?ng va? ta?i năng nước ngoa?i đóng vai tro? lớn trong việc định hi?nh mọi thứ, tư? văn chương cho tới văn hóa đại chúng."
    "Va? vi? vậy, một lý do ma? theo tôi khiến văn hóa Myf ba?nh trướng trên thế giới la? vi? có rất nhiê?u khía cạnh, chi tiết trong văn hóa Myf to? ra quen thuộc với ngươ?i dân ơ? các nơi khác."
    Hollywood
    Bây giơ? nhắc tới điện a?nh Myf, ngươ?i ta nhắc tới tư? Hollywood. Nhưng tư? buô?i sơ khai, Hollywood đaf la? một nga?nh công nghiệp quốc tế.
    Nó tập hợp các nghệ sif di cư, nhắm tới khán gia? la? dân di cư tại Myf. Hollywood đaf không thê? tô?n tại nếu không có luô?ng nhập cư cu?a các ta?i năng nước ngoa?i.
    Cộng thêm nưfa la? khán gia? tại Myf cufng la? nhưfng ngươ?i nhập cư, tạo nên một xaf hội đa văn hóa.
    Vi? vậy, nhưfng ngươ?i tạo nên sa?n phâ?m văn hóa tại Myf pha?i cố la?m sao hấp dâfn nhiê?u đối tượng khán gia? va? thươ?ng điê?u na?y cufng giúp họ hấp dâfn lượng khán gia? cufng đa dạng như vậy tại nước ngoa?i.
    Va? sự lý tươ?ng hóa na?y tạo nên sự phức tạp khi nhi?n vê? Myf. Đó la? ý kiến cu?a giáo sư Richard Pells, đại học Texas:
    " Nước Myf, ngay tư? thơ?i cách mạng lập quốc va? viết ra hiến pháp, đaf thê? hiện mi?nh trước thế giới với tư cách một vu?ng đất đặc biệt đa?m trách một sứ mạng đặc biệt. Một sứ mạng gắn liê?n với nhưfng quan niệm vê? dân chu?, văn minh, chu? nghifa cá nhân, tức la? nhưfng điê?u khiến nhiê?u ngươ?i muốn tới Myf."
    "Cái khô? la? ơ? chôf khi một quốc gia tự khoác cho mi?nh chiếc áo lý tươ?ng như vậy va? nhưfng chính sách cu?a nó bị ngươ?i ta xem la? trái với nhưfng lý tươ?ng nó hứa hẹn, thi? sự thu? ghét lan to?a rộng khắp. Một quốc gia ca?ng lý tươ?ng hóa ba?n thân bao nhiêu, thi? ca?ng không tránh kho?i sự không nhất quán giưfa lơ?i nói va? việc la?m bấy nhiêu."
    Thức ăn nhanh?
    Có ngươ?i so sánh văn hóa Myf cufng giống như đô? ăn nhanh fast-food. Chúng ta chê cươ?i nó, nhưng vâfn đông ngươ?i xếp ha?ng trước các quâ?y fast-food.
    Du? thái độ ba?i Myf có xuất hiện hay không, thi? văn hóa Myf vâfn thay đô?i.
    Văn hóa Myf sef thay đô?i bơ?i vi? nó lúc na?o cufng thay đô?i. Điê?u đáng nói la? toa?n bộ cái gọi la? thái độ ba?i Myf, nó che dấu một sự mâu thuâfn trong cái nhi?n vê? nước Myf.
    Một mặt luôn có sự oán giận chính sách đối ngoại cu?a Myf, nhưng sự oán giận đó lại tô?n tại cu?ng với sự ưa thích các hi?nh thức gia?i trí Myf. Vi? thế, ta có một mối quan hệ yêu-ghét lâfn lộn ơ? đây, ma? nhiê?u khi ti?m thấy ơ? trong cu?ng một cá nhân.
    Thập niên 60, nhiê?u ngươ?i đô? ra đươ?ng pha?n đối cuộc chiến Việt Nam, nhưng ngươ?i ta cufng ưa chuộng nhạc va? phim Myf ?" nhưfng khía cạnh ma? họ gọi la? thuộc vê? một nước Myf khác.
    Va? đạo diêfn điện a?nh Pháp, Jean ?" Luc Godard, khi nói vê? thế hệ 60, đaf nói: ?oTất ca? chúng ta đê?u la? con cu?a Karl Marx va? Coca Cola.? Nó ngụ ý sự mâu thuâfn giưfa một bên la? ca?m giác không ưa chu? nghifa tư ba?n va? chính sách cu?a Myf, va? mặt bên kia la? sự yêu chuộng cuộc sống va? văn hóa Myf.
    ( Theo BBC)
    .
    Được netwalker sửa chữa / chuyển vào 07:41 ngày 10/10/2003
  2. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Thú nuôi trong nhà ( PET)​
    Người Mỹ sống rất tách biệt, nhiều khi hàng xóm láng giềng ở sát nhà nhau một năm gặp nhau vài lần. Nhưng người Mỹ lại rất thích nuôi thú vật như chó, mèo, chim, cá. Nhưng dần dần chó mèo, chim cá không có gì khác biệt người ta bắt đầu nuôi chuột, chuột lang, chuột đồng (hamster), rồi thằn lằn, rắn rết, kỳ nhông, nhện, bọ cạp, v...v. Nhưng như vậy mãi rồi cũng chán, những anh chàng nhà giàu nhưng thích lập dị như Michael Jackson thích nuôi hổ báo, cọp cho khác người. Những người nổi tiếng siêu sao giàu có, có lâu đài với mảnh đất rộng hàng trăm mẫu, thậm chí to hơn cái Thảo Cầm Viên thì không nói làm gì nhưng mới đây cảnh sát New York bắt được một anh chàng nuôi cả một con hổ và một con cá sấu loại to ở trong căn hộ chung cư đông đúc ở ngay trung tâm NYC. Cũng may cảnh sát được mật báo đến bắt chứ không, hai con này sổng ra hoặc tên trộm xấu số nào mò vào căn hộ này chắc dễ thành bữa ăn thêm cho 2 chú pets này quá.
    Dưới đây là bản tin mới của VOA.
    Trong tuần qua, cảnh sát được tin mật báo đã tìm cách đột nhập vào 1 căn chung cư tại1 khu nhà do chính phủ tài trợ ở Harlem thuộc thành phố New York, và phát hiện 1 con cọp nặng khoảng 110 ki lô và 1 con cá sấu dài chừng 1 mét rưỡi.
    Chủ nhân của nó, ông Antoine Yates, cho tới hôm cảnh sát đến chở đi 2 con thú cưng của ông thì ông vẫn còn phải nằm bệnh viện với lý do khai lúc đầu là bị 1 con chó dữ cắn. Nhân viên bệnh viện tại thành phố New York nghi ngờ lời khai và thông báo cho cảnh sát thì ông Yates đã tự ý xuất viện và sang 1 bệnh viện khác tại thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania xin điều trị.
    Cảnh sát New York đã tìm ra tông tích ông và sau khi lành bệnh xuất viện ông Yates có thể bị truy tố vì tội danh gây hiểm nguy vì bất cẩn và các tội danh khác.
    Theo chỗ được biết thì ông Yates đã nuôi con cọp này từ khi nó mới sinh được mấy tuần, và ông đã phải cho nó bú sữa bình. Sau 3 năm cọp con trở thành một con vật to lớn và ít khi nào có ai lại thấy 1 con thú dữ to lớn như thế được nuôi trong 1 căn chung cư cả.
    Chủ nhân của nó , ông Antoine Yates, là một nguời ham thích thú vật từ thuở nhỏ, và từ giường bệnh, ông tuyên bố là ông nuôi thú chỉ vì muốn lập một vườn địa đàng, tức là điều thế giới này còn thiếu. Tuy nhiên vườn đia đàng đâu chưa thấy , ông đã bị con cọp cưng của ông cắn nát chân khi ông ra tay can thiệp vào lúc nó tấn công một con mèo mà ông nuôi. Khi ông đến bệnh viện xin điều trị thì câu chuyện nuôi cọp trong chung cư mới bị đổ bể.
    Các giới chức hội đồng thành phố New York thì không cần biết là động lực nào đã khiến ông nuôi một con cọp lẫn một con cá sấu ngay trong căn chung cư của ông. Theo họ, việc ông làm vừa có tính cách độc ác đối với súc vật vừa không an toàn cho sinh mạng của ca ông lẫn bất cứ ai sống trong khu chung cư đó, và vì thế ông Yates khó tránh được cảnh phải đáo tụng đình sau khi vết thương nơi chân do cọp cắn được chữa lành.
  3. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Thú nuôi trong nhà ( PET)​
    Người Mỹ sống rất tách biệt, nhiều khi hàng xóm láng giềng ở sát nhà nhau một năm gặp nhau vài lần. Nhưng người Mỹ lại rất thích nuôi thú vật như chó, mèo, chim, cá. Nhưng dần dần chó mèo, chim cá không có gì khác biệt người ta bắt đầu nuôi chuột, chuột lang, chuột đồng (hamster), rồi thằn lằn, rắn rết, kỳ nhông, nhện, bọ cạp, v...v. Nhưng như vậy mãi rồi cũng chán, những anh chàng nhà giàu nhưng thích lập dị như Michael Jackson thích nuôi hổ báo, cọp cho khác người. Những người nổi tiếng siêu sao giàu có, có lâu đài với mảnh đất rộng hàng trăm mẫu, thậm chí to hơn cái Thảo Cầm Viên thì không nói làm gì nhưng mới đây cảnh sát New York bắt được một anh chàng nuôi cả một con hổ và một con cá sấu loại to ở trong căn hộ chung cư đông đúc ở ngay trung tâm NYC. Cũng may cảnh sát được mật báo đến bắt chứ không, hai con này sổng ra hoặc tên trộm xấu số nào mò vào căn hộ này chắc dễ thành bữa ăn thêm cho 2 chú pets này quá.
    Dưới đây là bản tin mới của VOA.
    Trong tuần qua, cảnh sát được tin mật báo đã tìm cách đột nhập vào 1 căn chung cư tại1 khu nhà do chính phủ tài trợ ở Harlem thuộc thành phố New York, và phát hiện 1 con cọp nặng khoảng 110 ki lô và 1 con cá sấu dài chừng 1 mét rưỡi.
    Chủ nhân của nó, ông Antoine Yates, cho tới hôm cảnh sát đến chở đi 2 con thú cưng của ông thì ông vẫn còn phải nằm bệnh viện với lý do khai lúc đầu là bị 1 con chó dữ cắn. Nhân viên bệnh viện tại thành phố New York nghi ngờ lời khai và thông báo cho cảnh sát thì ông Yates đã tự ý xuất viện và sang 1 bệnh viện khác tại thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania xin điều trị.
    Cảnh sát New York đã tìm ra tông tích ông và sau khi lành bệnh xuất viện ông Yates có thể bị truy tố vì tội danh gây hiểm nguy vì bất cẩn và các tội danh khác.
    Theo chỗ được biết thì ông Yates đã nuôi con cọp này từ khi nó mới sinh được mấy tuần, và ông đã phải cho nó bú sữa bình. Sau 3 năm cọp con trở thành một con vật to lớn và ít khi nào có ai lại thấy 1 con thú dữ to lớn như thế được nuôi trong 1 căn chung cư cả.
    Chủ nhân của nó , ông Antoine Yates, là một nguời ham thích thú vật từ thuở nhỏ, và từ giường bệnh, ông tuyên bố là ông nuôi thú chỉ vì muốn lập một vườn địa đàng, tức là điều thế giới này còn thiếu. Tuy nhiên vườn đia đàng đâu chưa thấy , ông đã bị con cọp cưng của ông cắn nát chân khi ông ra tay can thiệp vào lúc nó tấn công một con mèo mà ông nuôi. Khi ông đến bệnh viện xin điều trị thì câu chuyện nuôi cọp trong chung cư mới bị đổ bể.
    Các giới chức hội đồng thành phố New York thì không cần biết là động lực nào đã khiến ông nuôi một con cọp lẫn một con cá sấu ngay trong căn chung cư của ông. Theo họ, việc ông làm vừa có tính cách độc ác đối với súc vật vừa không an toàn cho sinh mạng của ca ông lẫn bất cứ ai sống trong khu chung cư đó, và vì thế ông Yates khó tránh được cảnh phải đáo tụng đình sau khi vết thương nơi chân do cọp cắn được chữa lành.
  4. ldhoang

    ldhoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2003
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Ngô Tự Lập
    Lịch sử phát triển hơn hai trăm năm của Hoa Kỳ là một hiện tượng độc đáo, gợi nhiều cảm hứng, đến mức nhiều khi nó được thần thánh hoá, hay ít nhất là bị nhìn nhận một cách chủ quan, cả theo hướng tô hồng lẫn bôi đen. Không ai có thể thống kê được hết các tác phẩm, thuộc mọi lĩnh vực, viết về quốc gia đặc biệt này.
    Với rất nhiều tác phẩm xuất sắc như De la Démocratie en Amérique (Về nền Dân chủ Mỹ) của Tocqueville, People of Plenty của David Potter hay People of Paradox của Michael Kammen... Tuy nhiên, sau hàng thế kỷ nghiên cứu những vấn đề khác nhau của quốc gia đặc biệt này, chúng ta đang vấp phải những bất đồng sâu sắc chưa từng có. Những bất đồng không đơn thuần do định kiến chính trị mà còn do sự lạc hậu về phương pháp luận. Tôi sẽ cố gắng tìm một cách lý giải mới và sẽ bắt đầu bằng những phân tích ít nhiều mang màu sắc kinh tế, nhưng xin khẳng định rằng sẽ rất không đầy đủ nếu xem xét một quốc gia đặc biệt như Hoa Kỳ, với tất cả các thành công ngoạn mục và cả những vấn đề nan giải của nó, cả trong quá khứ và hiện tại, chỉ đơn thuần như là đối tượng của kinh tế học.

    Trước hết, thái độ của chúng ta đối với Hoa Kỳ luôn luôn chứa đầy mâu thuẫn. Khách quan mà nói, những thành công sáng chói của Hoa Kỳ trong mọi lĩnh vực khiến cho cả loài người không chỉ ngưỡng mộ mà còn được hưởng lợi. Theo những tiêu chuẩn của một số nhà nghiên cứu phương Tây hiện đại thì dường như chỉ có nước Mỹ là xã hội văn minh, một xã hội mà người ta có thể nhìn vào để hình dung tương lai của dân tộc mình. Họ khẳng định rằng ở khắp nơi trên thế giới, con người đang dần dần công nhận ngày càng rộng rãi hơn tính ưu việt của văn minh phương Tây, được thể hiện đặc biệt tập trung ở văn minh Hoa Kỳ, rằng mọi dân tộc cuối cùng sẽ vay mượn không chỉ kỹ thuật mà cả lối sống, cách ăn mặc, cách giải trí và quan niệm thẩm mỹ của người Mỹ. Nhưng chúng ta cũng không thể không nhận thấy rằng mối ác cảm đối với Hoa Kỳ cũng chưa bao giờ thuyên giảm.
    Trong những bối cảnh lịch sử nhất định, mối ác cảm thậm chí còn biến thành sự căm ghét và bạo lực, như những gì chúng ta chứng kiến vào buổi sáng ngày 11/9/2001. Đi xa hơn nữa, có những nhà nghiên cứu hiện đại, cũng ở phương Tây, như Emmanuel Todd, lại khẳng định sự suy vong đang đến gần của Hoa Kỳ.
    Thực ra thì trong hơn 200 năm tồn tại của Hoa Kỳ, đã có không ít lần người ta dự báo sự suy tàn của nó. Chỉ gần đây thôi, vào những thập niên 70-80 của thế kỷ XX, người ta còn khẳng định như đinh đóng cột rằng Nhật Bản sẽ vượt, sẽ ''''mua dần'''' cả Hoa Kỳ. Liên Xô, sau khi vượt qua tất cả các nước châu Âu, đã từng đặt ra tham vọng vượt qua Hoa Kỳ với khẩu hiệu ''''Ai thắng ai'''' nổi tiếng cho đến tận ngày siêu cường số hai thế giới này gục ngã. Thành công của hai mươi năm cải cách ở Trung Quốc lại khởi đầu cho một giả thuyết mới. Gần đây, cùng với các cuộc chiến tranh ở Afghanistan và Iraq, khi các thắng lợi quân sự dường như đang song hành với những khó khăn kinh tế và sự sụp đổ của hàng loạt công ty hàng đầu của Hoa Kỳ, người ta cảm thấy rằng dự báo về sự suy tàn của Đế quốc Hoa Kỳ là hoàn toàn có cơ sở.
    Nhưng thật kỳ lạ, mặc dù các dự báo, cả trước kia lẫn hiện nay, đều ít nhiều có vẻ thuyết phục
    , chúng đã lần lượt bị lịch sử chứng minh theo chiều ngược lại. Sau mỗi lần chao đảo, Hoa Kỳ lại vươn lên mạnh mẽ. Hoa Kỳ là nước duy nhất trên thế giới đã đi lên không ngừng trong suốt lịch sử tồn tại, tuy chưa dài nhưng cũng không thể nói là ngắn, của mình.
    Chúng ta sẽ lý giải ra sao về hiện tượng này? Đâu là nguồn gốc của sự năng động và nguồn năng lượng khổng lồ kia?
    Dĩ nhiên, chúng ta vẫn có thể tham khảo những luận giải sâu sắc trong lý thuyết về Dân chủ của De Tocqueville, lý thuyết Biên cương của Frederick Jackson Turner hay thuyết Melting pot của Zangwill. Nhưng theo tôi, câu trả lời đầy đủ chỉ có thể tìm thấy ở tính chất song trùng của Hoa Kỳ: tôi cho rằng chúng ta cần phân biệt Hoa Kỳ với tư cách một quốc gia, một siêu cường, hay thậm chí là một đế quốc, và Hoa Kỳ với tư cách là một xu hướng, hay nói đúng hơn, một thử nghiệm của nhân loại.
    Tư cách thứ nhất được chúng ta nói đến nhiều, đến mức nó gần như hoàn toàn che lấp tư cách thứ hai. Với tư cách này thì Emmanuel Todd hoàn toàn có lý: đế quốc Hoa Kỳ, siêu cường Hoa Kỳ đang dần suy tàn, cũng như bất kỳ đế quốc nào cũng có ngày phải suy tàn. Trên thực tế, Hoa Kỳ đã mất hầu hết các lãnh địa. Và siêu cường Hoa Kỳ lúc nào cũng có những đối trọng ít nhiều ngang bằng với nó trên những lĩnh vực khác nhau. Mỹ từng phải e dè với Liên Xô trong lĩnh vực quân sự và khoa học vũ trụ, từng bị đe doạ từ phía Nhật Bản trong lĩnh vực thương mại, và bây giờ phải lo ngại trong quan hệ với Trung Quốc hay EU - những siêu cường kinh tế tiềm năng.
    Tư cách thứ hai của Hoa Kỳ, tư cách của một xu hướng, chúng ta sẽ khảo sát kỹ hơn. Theo tôi, về bản chất, Hoa Kỳ chính là một đặc khu kinh tế tự do khổng lồ mà nhân loại đã xây dựng nên một cách tự nhiên.
    Xin dừng lại kỹ hơn về khái niệm này. Sự xuất hiện và thành công của các đặc khu kinh tế tự do, đặc biệt ở các nước và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Philippines và Đài Loan..., khiến nó trở thành đối tượng thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu trong mấy thập niên gần đây. Tuy vậy, thuật ngữ "đặc khu kinh tế tự do" trên thực tế không có nội dung chặt chẽ và rõ ràng. Có hai các quan niệm chủ yếu. Quan niệm thứ nhất, cho rằng đó là những lãnh địa công nghiệp chuyên môn hoá sản xuất hàng xuất khẩu, tách rời khỏi chế độ thương mại và thuế quan của một nước và áp dụng chế độ thương mại tự do. Quan niệm thứ hai cho rằng khu kinh tế tự do không chỉ bao gồm khu vực chuyên môn hoá sản xuất hàng xuất khẩu mà còn bao gồm cả những khu vực được chính phủ cho phép như khu cảng tự do, khu tự do thuế quan, khu mậu dịch tự do, kho quá cảnh... Trong cả hai trường hợp, chúng ta đều có thể hình dung đặc khu kinh tế tự do như một ốc đảo cấy vào trong một quốc gia. Trong ốc đảo đó, các quan hệ kinh tế như thương mại, hải quan..., cũng như các quan hệ văn hoá, xã hội, luật pháp... , đều được tự do hoá ở mức độ khác nhau, cho phép nó trở thành cửa ngõ để tiếp nhận vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, đồng thời khai thác một cách hiệu quả mọi tiềm năng tự nhiên và con người để phát triển. Việc xây dựng các đặc khu kinh tế tự do được giới lãnh đạo nhiều quốc gia đánh giá cao không chỉ vì tính hiệu quả kinh tế, mà còn vì nó cho phép họ tiến hành những thử nghiệm tự do hoá mà không ảnh hưởng đến chế độ chính trị của quốc gia. Nếu thành công, những thử nghiệm này có thể được xem xét để nhân ra toàn quốc.
    Người ta thường cho rằng những khu kinh tế tự do hiện đại đầu tiên được xây dựng tại Đài Loan vào năm 1966, sau đó lan rộng sang Nam Triều Tiên, Malaysia, Philippines, Trung Quốc, Thái Lan và cả Việt Nam. Thực ra từ đầu thế kỷ XIX các hải cảng ở Singapore, Penang, Hongkong và Philippines đã có thể coi là những khu kinh tế tự do. Đến lượt mình, những hải cảng hoặc lãnhthổ này lại có một bậc tiền bối là Hoa Kỳ, một đặc khu kinh tế tự do không chỉ sớm nhất mà còn rộng lớn nhất và thành công nhất.
    Giống như các Đặc khu kinh tế tự do hiện đại là những ốc đảo cấy vào một quốc gia với những thiết chế ngặt nghèo, Hoa Kỳ, ở thời điểm xuất hiện cách đây hơn hai thế kỷ, là một ốc đảo tự do cấy vào trái đất đang chìm đắm dưới sự thống trị của pháp luật, tôn giáo và văn hoá. Và cũng giống như người dân nghèo Trung Quốc ngày nay đổ xô đến Đặc khu kinh tế Hải Nam hay Thâm Quyến, người dân khắp châu Âu của những thế kỷ trước cũng đổ xô đến Tân thế giới với khát vọng làm giàu và khát vọng tự do, bỏ lại sau lưng cái Thế giới cũ với định kiến và những nền văn hoá khác nhau.
    Sự hình thành đặc khu kinh tế tự do khổng lồ này là kết quả của những yếu tố vừa ngẫu nhiên vừa tất nhiên. Yếu tố ngẫu nhiên lớn nhất chính là đặc điểm địa lý của nó: Châu Mỹ nằm tách biệt khỏi vùng đất cũ và vì thế tính chất tự do của nó được thể hiện ở mức tối đa. Nguồn gốc sự thành công của Hoa Kỳ, theo tôi, nằm ở chỗ, với bản chất là một đặc khu kinh tế tự do, nó cho phép phát huy đến mức cao nhất các quy luật tự nhiên. Về mặt kinh tế, sự lưu thông tự do của hàng hoá, tiền vốn và lao động cho phép tiết kiệm chi phí và hợp lý hoá sản xuất, đồng thời khai thác một cách hiệu quả những thế mạnh tại chỗ về tài nguyên, thị trường, đất đai, nhân công và văn hoá. Về chính trị - xã hội, cùng với các quy luật của thị trường, việc thoát khỏi sự kiềm toả của các thiết chế độ định hình là điều kiện đặc biệt thuận lợi cho sự hình thành một xã hội dân chủ. Đến lượt nó, xu hướng dân chủ hoá xã hội dẫn đến sự giải phóng năng lực sáng tạo của mọi tầng lớp người dân. Việc từ bỏ các sai biệt về nguồn gốc giai cấp và văn hoá đồng thời cũng hậu thuẫn cho sự bình đẳng của mọi thành viên xã hội về mặt cơ hội, một nhân tố quan trọng kích thích tính năng động của họ. Và đó chính là cội nguồn sức sống của cộng đồng này, biến nó trở thành một thứ siêu dân tộc luôn luôn đứng ở tuyến đầu của sự phát triển.
    Nhưng Hoa Kỳ không đơn thuần là một đặc khu kinh tế tự do, mà còn là nơi thử nghiệm chủ nghĩa tự do về văn hoá, chính trị, xã hội và nghệ thuật. Ngày nay, trung tâm của nghệ thuật thế giới không phải là London hay Paris, mà là New York, nơi thử thách đối với hầu hết các nghệ sĩ để đạt được tầm vóc quốc tế. Ngày nay phim ảnh Hoa Kỳ thống trị khắp thế giới cùng với công nghệ cao và đồ ăn nhanh. Nhưng thay vì phê phán nặng nề và dễ dãi, chúng ta cần phải nhìn thấy ở đây sự hoà trộn những giá trị văn hoá của mọi quốc gia, đồng thời là một quá trình lựa chọn và lan toả của chúng. Chính ở cái cộng đồng đa chủng tộc và đa văn hoá này, tôi nhìn thấy hình ảnh gần gũi nhất về một thế giới đại đồng mà nhân loại từng mơ ước qua bao nhiêu thế hệ. Chính ở Hoa Kỳ, hơn bất cứ nơi nào khác, con người đang bền bỉ hiện thực cái giấc mơ của Marx và những người tiền bối của Marx về một xã hội phồn vinh, nơi con người có quyền tự do sáng tạo, được bình đẳng về cơ hội, được hưởng thụ theo cống hiến, nơi mà các quy luật tự nhiên cho phép con người thể hiện hết khả năng của mình, đồng thời buộc con người phải đối mặt với những thử thách không ngừng.
    Dĩ nhiên, Hoa Kỳ hoàn toàn không phải là một cộng đồng hoàn hảo, nhưng nó là một cộng đồng có xu hướng và khả năng tự điều tiết. Mọi cơ chế độ định hình đều có nguy cơ sụp đổ khi hình thức của nó không còn phù hợp với nội dung mà nó mang tên. Nhưng Hoa Kỳ không phải là một cơ chế đa định hình. Là một quốc gia, nó đồng thời cũng là một quá trình, trong đó sự lựa chọn và đào thải diễn ra không ngừng, mọi thử nghiệm được thực tiễn kiểm nghiệm và mọi sai lầm sẽ được cuộc sống sửa chữa kịp thời. Về điểm này chúng ta có thể so sánh Hoa Kỳ với Liên Xô. Khi mới xuất hiện, Liên Xô cũng từng đóng vai trò một cộng đồng tiên phong, nơi loài người thử nghiệm những ý tưởng phát triển mới mẻ của mình. Tính chất tiên phong của nó đã có sức lôi cuốn mãnh liệt không chỉ đối với nhân dân lao động mà cả với toàn thế giới. Sự giải phóng năng lực sáng tạo của nhân dân cùng với niềm tin vô bờ bến vào lý tưởng cao đẹp của chế độ mới chính là nguồn gốc những tiến bộ vượt bậc của Liên Xô. Nhưng sau đó, Liên Xô dần dần tự khép kín vào những nguyên tắc giáo điều, triệt tiêu khả năng tự đổi mới và tự điều tiết. Nó không còn là một cộng đồng tiên phong nữa và đã bị lịch sử bỏ qua.
    Một cách tự nhiên, các giá trị được cuộc sống sàng lọc và kiểm nghiệm, dù ở Hoa Kỳ hay bất kỳ ở nơi nào khác, sẽ được nhân rộng ra toàn thế giới, giống như các phương thuốc mới sẽ được lưu hành rộng rãi sau khi thử nghiệm. Bất chấp vẻ ngoài xô bồ và đôi khi hời hợt của nó, cái gọi là trào lưu ô Mỹ hoá thực chất có hạt nhân là sự lan truyền những giá trị phổ quát. Chính cuộc sống là người có thẩm quyền cao nhất trong việc lựa chọn: trong những gì đến từ Hoa Kỳ, chỉ có những thứ mang giá trị phổ quát mới được đón nhận và tồn tại lâu dài, còn những gì nhất thời, giả dối đều sẽ bị đào thải, không chỉ ở bên ngoài biên giới Hoa Kỳ mà ở chính trong lòng nó.
    Những phân tích trên đây cho phép rút ra những nhận thức rất quan trọng và cần thiết không chỉ với chúng ta, những người đang tiếp nhận ảnh hưởng của Hoa Kỳ, mà còn cả với người dân Hoa Kỳ, đặc biệt là những người ở trong bộ máy chính quyền. Việc Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush khăng khăng quyết định chiến tranh ở Iraq vừa qua cho thấy ông, cũng giống như rất nhiều vị tổng thống tiền nhiệm, vẫn tiếp tục tư duy về Hoa Kỳ đơn thuần với tư cách một quốc gia. Chính bằng cách đó, ông đã hạ thấp uy tín, thanh danh mà Hoa Kỳ, bất chấp những cuộc chiến tranh và những những chính sách sai lầm nhất thời, đã giành được một cách xứng đáng bằng chế độ dân chủ rộng rãi, bằng những thành tựu trong mọi lĩnh vực và bằng cả hệ thống các tổ chức và luật pháp quốc tế mà nó có công đầu trong việc tạo dựng. Ông Bush và những người kế nhiệm ông cần phải nhận thức được vai trò đầu tàu của Hoa Kỳ, không phải với tư cách một siêu cường, cái tuy đang hiện hữu nhưng không hề chắc chắn và cũng không hề vĩnh cửu, mà với tư cách của kẻ tiên phong cho những thử nghiệm vì sự tiến bộ. Tư cách này khiến cho Hoa Kỳ tự thân nó đã có vai trò quốc tế. Thậm chí, ở một mức độ nào đó, chúng ta còn có thể coi nó như là hạt nhân của một thể chế quốc tế, như cái tên thường gọi của nó, United States, Hợp chủng quốc, một cái tên khiến ta nghĩ đến United Nations, Liên Hợp Quốc.
    Tóm lại, sức mạnh và vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ nằm ở tính nhân loại của nó. Vấn đề ở chỗ, liệu các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ có ngừng tư duy bằng cái tâm lý dân tộc chủ nghĩa cổ lỗ của họ, và liệu các quốc gia khác, thay vì phản ứng một cách quyết liệt trước những ảnh hưởng của Hoa Kỳ, có biết cách nhận ra trong đó những giá trị phổ quát để ứng dụng tại nước mình hay không. Nếu câu trả lời là có, một cuộc đối thoại giữa Hoa Kỳ với Liên Hợp Quốc sẽ có cơ hội trở thành cuộc đối thoại giữa hai tổ chức quốc tế, một tổ chức đại diện cho các thử nghiệm phát triển, còn tổ chức kia, cho các khuôn khổ hợp tác và an ninh. Và khi đó, tại sao người ta lại không thể nghĩ đến việc tiếp nhận thêm các thành viên mới vào Hoa Kỳ, United States, như tiếp nhận thêm các thành viên mới vào LHQ?
  5. ldhoang

    ldhoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2003
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Ngô Tự Lập
    Lịch sử phát triển hơn hai trăm năm của Hoa Kỳ là một hiện tượng độc đáo, gợi nhiều cảm hứng, đến mức nhiều khi nó được thần thánh hoá, hay ít nhất là bị nhìn nhận một cách chủ quan, cả theo hướng tô hồng lẫn bôi đen. Không ai có thể thống kê được hết các tác phẩm, thuộc mọi lĩnh vực, viết về quốc gia đặc biệt này.
    Với rất nhiều tác phẩm xuất sắc như De la Démocratie en Amérique (Về nền Dân chủ Mỹ) của Tocqueville, People of Plenty của David Potter hay People of Paradox của Michael Kammen... Tuy nhiên, sau hàng thế kỷ nghiên cứu những vấn đề khác nhau của quốc gia đặc biệt này, chúng ta đang vấp phải những bất đồng sâu sắc chưa từng có. Những bất đồng không đơn thuần do định kiến chính trị mà còn do sự lạc hậu về phương pháp luận. Tôi sẽ cố gắng tìm một cách lý giải mới và sẽ bắt đầu bằng những phân tích ít nhiều mang màu sắc kinh tế, nhưng xin khẳng định rằng sẽ rất không đầy đủ nếu xem xét một quốc gia đặc biệt như Hoa Kỳ, với tất cả các thành công ngoạn mục và cả những vấn đề nan giải của nó, cả trong quá khứ và hiện tại, chỉ đơn thuần như là đối tượng của kinh tế học.

    Trước hết, thái độ của chúng ta đối với Hoa Kỳ luôn luôn chứa đầy mâu thuẫn. Khách quan mà nói, những thành công sáng chói của Hoa Kỳ trong mọi lĩnh vực khiến cho cả loài người không chỉ ngưỡng mộ mà còn được hưởng lợi. Theo những tiêu chuẩn của một số nhà nghiên cứu phương Tây hiện đại thì dường như chỉ có nước Mỹ là xã hội văn minh, một xã hội mà người ta có thể nhìn vào để hình dung tương lai của dân tộc mình. Họ khẳng định rằng ở khắp nơi trên thế giới, con người đang dần dần công nhận ngày càng rộng rãi hơn tính ưu việt của văn minh phương Tây, được thể hiện đặc biệt tập trung ở văn minh Hoa Kỳ, rằng mọi dân tộc cuối cùng sẽ vay mượn không chỉ kỹ thuật mà cả lối sống, cách ăn mặc, cách giải trí và quan niệm thẩm mỹ của người Mỹ. Nhưng chúng ta cũng không thể không nhận thấy rằng mối ác cảm đối với Hoa Kỳ cũng chưa bao giờ thuyên giảm.
    Trong những bối cảnh lịch sử nhất định, mối ác cảm thậm chí còn biến thành sự căm ghét và bạo lực, như những gì chúng ta chứng kiến vào buổi sáng ngày 11/9/2001. Đi xa hơn nữa, có những nhà nghiên cứu hiện đại, cũng ở phương Tây, như Emmanuel Todd, lại khẳng định sự suy vong đang đến gần của Hoa Kỳ.
    Thực ra thì trong hơn 200 năm tồn tại của Hoa Kỳ, đã có không ít lần người ta dự báo sự suy tàn của nó. Chỉ gần đây thôi, vào những thập niên 70-80 của thế kỷ XX, người ta còn khẳng định như đinh đóng cột rằng Nhật Bản sẽ vượt, sẽ ''''mua dần'''' cả Hoa Kỳ. Liên Xô, sau khi vượt qua tất cả các nước châu Âu, đã từng đặt ra tham vọng vượt qua Hoa Kỳ với khẩu hiệu ''''Ai thắng ai'''' nổi tiếng cho đến tận ngày siêu cường số hai thế giới này gục ngã. Thành công của hai mươi năm cải cách ở Trung Quốc lại khởi đầu cho một giả thuyết mới. Gần đây, cùng với các cuộc chiến tranh ở Afghanistan và Iraq, khi các thắng lợi quân sự dường như đang song hành với những khó khăn kinh tế và sự sụp đổ của hàng loạt công ty hàng đầu của Hoa Kỳ, người ta cảm thấy rằng dự báo về sự suy tàn của Đế quốc Hoa Kỳ là hoàn toàn có cơ sở.
    Nhưng thật kỳ lạ, mặc dù các dự báo, cả trước kia lẫn hiện nay, đều ít nhiều có vẻ thuyết phục
    , chúng đã lần lượt bị lịch sử chứng minh theo chiều ngược lại. Sau mỗi lần chao đảo, Hoa Kỳ lại vươn lên mạnh mẽ. Hoa Kỳ là nước duy nhất trên thế giới đã đi lên không ngừng trong suốt lịch sử tồn tại, tuy chưa dài nhưng cũng không thể nói là ngắn, của mình.
    Chúng ta sẽ lý giải ra sao về hiện tượng này? Đâu là nguồn gốc của sự năng động và nguồn năng lượng khổng lồ kia?
    Dĩ nhiên, chúng ta vẫn có thể tham khảo những luận giải sâu sắc trong lý thuyết về Dân chủ của De Tocqueville, lý thuyết Biên cương của Frederick Jackson Turner hay thuyết Melting pot của Zangwill. Nhưng theo tôi, câu trả lời đầy đủ chỉ có thể tìm thấy ở tính chất song trùng của Hoa Kỳ: tôi cho rằng chúng ta cần phân biệt Hoa Kỳ với tư cách một quốc gia, một siêu cường, hay thậm chí là một đế quốc, và Hoa Kỳ với tư cách là một xu hướng, hay nói đúng hơn, một thử nghiệm của nhân loại.
    Tư cách thứ nhất được chúng ta nói đến nhiều, đến mức nó gần như hoàn toàn che lấp tư cách thứ hai. Với tư cách này thì Emmanuel Todd hoàn toàn có lý: đế quốc Hoa Kỳ, siêu cường Hoa Kỳ đang dần suy tàn, cũng như bất kỳ đế quốc nào cũng có ngày phải suy tàn. Trên thực tế, Hoa Kỳ đã mất hầu hết các lãnh địa. Và siêu cường Hoa Kỳ lúc nào cũng có những đối trọng ít nhiều ngang bằng với nó trên những lĩnh vực khác nhau. Mỹ từng phải e dè với Liên Xô trong lĩnh vực quân sự và khoa học vũ trụ, từng bị đe doạ từ phía Nhật Bản trong lĩnh vực thương mại, và bây giờ phải lo ngại trong quan hệ với Trung Quốc hay EU - những siêu cường kinh tế tiềm năng.
    Tư cách thứ hai của Hoa Kỳ, tư cách của một xu hướng, chúng ta sẽ khảo sát kỹ hơn. Theo tôi, về bản chất, Hoa Kỳ chính là một đặc khu kinh tế tự do khổng lồ mà nhân loại đã xây dựng nên một cách tự nhiên.
    Xin dừng lại kỹ hơn về khái niệm này. Sự xuất hiện và thành công của các đặc khu kinh tế tự do, đặc biệt ở các nước và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Philippines và Đài Loan..., khiến nó trở thành đối tượng thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu trong mấy thập niên gần đây. Tuy vậy, thuật ngữ "đặc khu kinh tế tự do" trên thực tế không có nội dung chặt chẽ và rõ ràng. Có hai các quan niệm chủ yếu. Quan niệm thứ nhất, cho rằng đó là những lãnh địa công nghiệp chuyên môn hoá sản xuất hàng xuất khẩu, tách rời khỏi chế độ thương mại và thuế quan của một nước và áp dụng chế độ thương mại tự do. Quan niệm thứ hai cho rằng khu kinh tế tự do không chỉ bao gồm khu vực chuyên môn hoá sản xuất hàng xuất khẩu mà còn bao gồm cả những khu vực được chính phủ cho phép như khu cảng tự do, khu tự do thuế quan, khu mậu dịch tự do, kho quá cảnh... Trong cả hai trường hợp, chúng ta đều có thể hình dung đặc khu kinh tế tự do như một ốc đảo cấy vào trong một quốc gia. Trong ốc đảo đó, các quan hệ kinh tế như thương mại, hải quan..., cũng như các quan hệ văn hoá, xã hội, luật pháp... , đều được tự do hoá ở mức độ khác nhau, cho phép nó trở thành cửa ngõ để tiếp nhận vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, đồng thời khai thác một cách hiệu quả mọi tiềm năng tự nhiên và con người để phát triển. Việc xây dựng các đặc khu kinh tế tự do được giới lãnh đạo nhiều quốc gia đánh giá cao không chỉ vì tính hiệu quả kinh tế, mà còn vì nó cho phép họ tiến hành những thử nghiệm tự do hoá mà không ảnh hưởng đến chế độ chính trị của quốc gia. Nếu thành công, những thử nghiệm này có thể được xem xét để nhân ra toàn quốc.
    Người ta thường cho rằng những khu kinh tế tự do hiện đại đầu tiên được xây dựng tại Đài Loan vào năm 1966, sau đó lan rộng sang Nam Triều Tiên, Malaysia, Philippines, Trung Quốc, Thái Lan và cả Việt Nam. Thực ra từ đầu thế kỷ XIX các hải cảng ở Singapore, Penang, Hongkong và Philippines đã có thể coi là những khu kinh tế tự do. Đến lượt mình, những hải cảng hoặc lãnhthổ này lại có một bậc tiền bối là Hoa Kỳ, một đặc khu kinh tế tự do không chỉ sớm nhất mà còn rộng lớn nhất và thành công nhất.
    Giống như các Đặc khu kinh tế tự do hiện đại là những ốc đảo cấy vào một quốc gia với những thiết chế ngặt nghèo, Hoa Kỳ, ở thời điểm xuất hiện cách đây hơn hai thế kỷ, là một ốc đảo tự do cấy vào trái đất đang chìm đắm dưới sự thống trị của pháp luật, tôn giáo và văn hoá. Và cũng giống như người dân nghèo Trung Quốc ngày nay đổ xô đến Đặc khu kinh tế Hải Nam hay Thâm Quyến, người dân khắp châu Âu của những thế kỷ trước cũng đổ xô đến Tân thế giới với khát vọng làm giàu và khát vọng tự do, bỏ lại sau lưng cái Thế giới cũ với định kiến và những nền văn hoá khác nhau.
    Sự hình thành đặc khu kinh tế tự do khổng lồ này là kết quả của những yếu tố vừa ngẫu nhiên vừa tất nhiên. Yếu tố ngẫu nhiên lớn nhất chính là đặc điểm địa lý của nó: Châu Mỹ nằm tách biệt khỏi vùng đất cũ và vì thế tính chất tự do của nó được thể hiện ở mức tối đa. Nguồn gốc sự thành công của Hoa Kỳ, theo tôi, nằm ở chỗ, với bản chất là một đặc khu kinh tế tự do, nó cho phép phát huy đến mức cao nhất các quy luật tự nhiên. Về mặt kinh tế, sự lưu thông tự do của hàng hoá, tiền vốn và lao động cho phép tiết kiệm chi phí và hợp lý hoá sản xuất, đồng thời khai thác một cách hiệu quả những thế mạnh tại chỗ về tài nguyên, thị trường, đất đai, nhân công và văn hoá. Về chính trị - xã hội, cùng với các quy luật của thị trường, việc thoát khỏi sự kiềm toả của các thiết chế độ định hình là điều kiện đặc biệt thuận lợi cho sự hình thành một xã hội dân chủ. Đến lượt nó, xu hướng dân chủ hoá xã hội dẫn đến sự giải phóng năng lực sáng tạo của mọi tầng lớp người dân. Việc từ bỏ các sai biệt về nguồn gốc giai cấp và văn hoá đồng thời cũng hậu thuẫn cho sự bình đẳng của mọi thành viên xã hội về mặt cơ hội, một nhân tố quan trọng kích thích tính năng động của họ. Và đó chính là cội nguồn sức sống của cộng đồng này, biến nó trở thành một thứ siêu dân tộc luôn luôn đứng ở tuyến đầu của sự phát triển.
    Nhưng Hoa Kỳ không đơn thuần là một đặc khu kinh tế tự do, mà còn là nơi thử nghiệm chủ nghĩa tự do về văn hoá, chính trị, xã hội và nghệ thuật. Ngày nay, trung tâm của nghệ thuật thế giới không phải là London hay Paris, mà là New York, nơi thử thách đối với hầu hết các nghệ sĩ để đạt được tầm vóc quốc tế. Ngày nay phim ảnh Hoa Kỳ thống trị khắp thế giới cùng với công nghệ cao và đồ ăn nhanh. Nhưng thay vì phê phán nặng nề và dễ dãi, chúng ta cần phải nhìn thấy ở đây sự hoà trộn những giá trị văn hoá của mọi quốc gia, đồng thời là một quá trình lựa chọn và lan toả của chúng. Chính ở cái cộng đồng đa chủng tộc và đa văn hoá này, tôi nhìn thấy hình ảnh gần gũi nhất về một thế giới đại đồng mà nhân loại từng mơ ước qua bao nhiêu thế hệ. Chính ở Hoa Kỳ, hơn bất cứ nơi nào khác, con người đang bền bỉ hiện thực cái giấc mơ của Marx và những người tiền bối của Marx về một xã hội phồn vinh, nơi con người có quyền tự do sáng tạo, được bình đẳng về cơ hội, được hưởng thụ theo cống hiến, nơi mà các quy luật tự nhiên cho phép con người thể hiện hết khả năng của mình, đồng thời buộc con người phải đối mặt với những thử thách không ngừng.
    Dĩ nhiên, Hoa Kỳ hoàn toàn không phải là một cộng đồng hoàn hảo, nhưng nó là một cộng đồng có xu hướng và khả năng tự điều tiết. Mọi cơ chế độ định hình đều có nguy cơ sụp đổ khi hình thức của nó không còn phù hợp với nội dung mà nó mang tên. Nhưng Hoa Kỳ không phải là một cơ chế đa định hình. Là một quốc gia, nó đồng thời cũng là một quá trình, trong đó sự lựa chọn và đào thải diễn ra không ngừng, mọi thử nghiệm được thực tiễn kiểm nghiệm và mọi sai lầm sẽ được cuộc sống sửa chữa kịp thời. Về điểm này chúng ta có thể so sánh Hoa Kỳ với Liên Xô. Khi mới xuất hiện, Liên Xô cũng từng đóng vai trò một cộng đồng tiên phong, nơi loài người thử nghiệm những ý tưởng phát triển mới mẻ của mình. Tính chất tiên phong của nó đã có sức lôi cuốn mãnh liệt không chỉ đối với nhân dân lao động mà cả với toàn thế giới. Sự giải phóng năng lực sáng tạo của nhân dân cùng với niềm tin vô bờ bến vào lý tưởng cao đẹp của chế độ mới chính là nguồn gốc những tiến bộ vượt bậc của Liên Xô. Nhưng sau đó, Liên Xô dần dần tự khép kín vào những nguyên tắc giáo điều, triệt tiêu khả năng tự đổi mới và tự điều tiết. Nó không còn là một cộng đồng tiên phong nữa và đã bị lịch sử bỏ qua.
    Một cách tự nhiên, các giá trị được cuộc sống sàng lọc và kiểm nghiệm, dù ở Hoa Kỳ hay bất kỳ ở nơi nào khác, sẽ được nhân rộng ra toàn thế giới, giống như các phương thuốc mới sẽ được lưu hành rộng rãi sau khi thử nghiệm. Bất chấp vẻ ngoài xô bồ và đôi khi hời hợt của nó, cái gọi là trào lưu ô Mỹ hoá thực chất có hạt nhân là sự lan truyền những giá trị phổ quát. Chính cuộc sống là người có thẩm quyền cao nhất trong việc lựa chọn: trong những gì đến từ Hoa Kỳ, chỉ có những thứ mang giá trị phổ quát mới được đón nhận và tồn tại lâu dài, còn những gì nhất thời, giả dối đều sẽ bị đào thải, không chỉ ở bên ngoài biên giới Hoa Kỳ mà ở chính trong lòng nó.
    Những phân tích trên đây cho phép rút ra những nhận thức rất quan trọng và cần thiết không chỉ với chúng ta, những người đang tiếp nhận ảnh hưởng của Hoa Kỳ, mà còn cả với người dân Hoa Kỳ, đặc biệt là những người ở trong bộ máy chính quyền. Việc Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush khăng khăng quyết định chiến tranh ở Iraq vừa qua cho thấy ông, cũng giống như rất nhiều vị tổng thống tiền nhiệm, vẫn tiếp tục tư duy về Hoa Kỳ đơn thuần với tư cách một quốc gia. Chính bằng cách đó, ông đã hạ thấp uy tín, thanh danh mà Hoa Kỳ, bất chấp những cuộc chiến tranh và những những chính sách sai lầm nhất thời, đã giành được một cách xứng đáng bằng chế độ dân chủ rộng rãi, bằng những thành tựu trong mọi lĩnh vực và bằng cả hệ thống các tổ chức và luật pháp quốc tế mà nó có công đầu trong việc tạo dựng. Ông Bush và những người kế nhiệm ông cần phải nhận thức được vai trò đầu tàu của Hoa Kỳ, không phải với tư cách một siêu cường, cái tuy đang hiện hữu nhưng không hề chắc chắn và cũng không hề vĩnh cửu, mà với tư cách của kẻ tiên phong cho những thử nghiệm vì sự tiến bộ. Tư cách này khiến cho Hoa Kỳ tự thân nó đã có vai trò quốc tế. Thậm chí, ở một mức độ nào đó, chúng ta còn có thể coi nó như là hạt nhân của một thể chế quốc tế, như cái tên thường gọi của nó, United States, Hợp chủng quốc, một cái tên khiến ta nghĩ đến United Nations, Liên Hợp Quốc.
    Tóm lại, sức mạnh và vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ nằm ở tính nhân loại của nó. Vấn đề ở chỗ, liệu các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ có ngừng tư duy bằng cái tâm lý dân tộc chủ nghĩa cổ lỗ của họ, và liệu các quốc gia khác, thay vì phản ứng một cách quyết liệt trước những ảnh hưởng của Hoa Kỳ, có biết cách nhận ra trong đó những giá trị phổ quát để ứng dụng tại nước mình hay không. Nếu câu trả lời là có, một cuộc đối thoại giữa Hoa Kỳ với Liên Hợp Quốc sẽ có cơ hội trở thành cuộc đối thoại giữa hai tổ chức quốc tế, một tổ chức đại diện cho các thử nghiệm phát triển, còn tổ chức kia, cho các khuôn khổ hợp tác và an ninh. Và khi đó, tại sao người ta lại không thể nghĩ đến việc tiếp nhận thêm các thành viên mới vào Hoa Kỳ, United States, như tiếp nhận thêm các thành viên mới vào LHQ?
  6. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    ĐÁM CƯỚI KIỂU LAS VEGAS ​
    Một đám cưới trung bình ở Hoa Kỳ tốn kém từ 20 đến 30 ngàn đôla. Nhưng kết hôn không nhất thiết phải tốn kém như đến thế... nhất là khi bạn kết hôn tại thủ đô cờ bạc Las Vegas ở tiểu bang Nevada.
    Tại thành phố tội lỗi này, bạn có thể kết hôn trong giây lát. Thực tế đúng như vậy. Bạn có thể đã trông thấy hay ít nhất nghe nói về các quầy hàng bán thực phẩm nhanh và người ta có thể ngồi nguyên trên xe ô tô lái xe qua là có đồ ăn, không cần phải xuống xe, không cần phải tắt máy. Ở Las Vegas, có cả drive-through weđing, lái xe qua một cái là thành vợ chồng . Las Vegas thậm chí khai triển khái niệm này xa hơn qua các nhà cưới mà bạn có thể lái xe vào làm thủ tục nhanh không kém. Bạn và người tình của bạn không cần cả tắt máy xe đi nữa. Mọi thủ tục nhanh và tiện lợi đến mức đó. Các đám cưới "ăn liền" này thường chỉ tốn chừng vài trăm đôla, mà vẫn có hiệu lực pháp lý như thường.
    Một số khách sạn ở Las Vegas có các bục làm đám cưới nhỏ ngay cạnh các sòng bạc, vì thể bạn có thể quay lại đánh bạc ngay sau khi trở thành vợ chồng.
    Las Vegas là nơi để làm đám cưới vừa nhanh vừa rẻ tiền, và cũng là nơi quý vị có thể thấy những loại đám cưới độc nhất vô nhị trên hành tinh này.
    Chúng tôi làm đủ mọi loại lễ cưới, từ kiểu gọi là Elvis Blue Hawaii, tức là bạn sẽ được Elvis cử hành lễ cưới với các cô vũ công hay các cô gái Hawaii.
    Shannon Maning làm quản lý cho Nhà Cưới Viva Las Vegas, một trong các nơi dẫn đầu khu này về tính cách "độc nhất vô nhị"
    Chúng tôi có các đám cưới kiểu Camelot với người chủ hôn là Vua Arthur hay Merlin... Các đám cưới kiểu "Gangster", mà người chủ hôn là Bố Già ... Đám cưới kiểu thập niên 60 với Austin Powers.. kiểu Disco với John Travolta ...Kiểu Victorian... Các đám cưới hoang dã do Grim Reaper làm chủ hôn...
    Nếu quý vị tò mò, thì ở Viva Las Vegas có nhận xin đăng ký.
    Thỉnh thoảng chúng tôi gặp những cô dâu liều lĩnh đòi khỏa thân hay mặc áo mỏng dính. Chúng tôi có một đám cưới kiểu hoang dã mà họ đòi có mặt Tom Jones và Elvis. Grim Reaper cử hành hôn lễ và cả Tom Jones lẫn Elvis đều hát.
    Nếu bạn không thích Grim Reaper hay Tom Jones, thì nhà cưới có những người giả làm các nhân vật khác sẵn sàng đóng vai Marilyn Monroe, Donna Summer, Cher và nhiều người khác nữa. Gary Alexander thường đóng vai Elvis Presley làm chủ hôn.
    Thường thường, những người đến đây để làm đám cưới kiểu Elvis hay bất cứ đám cưới theo chủ đề nào đều là để cho vui. Mọi người cười đùa và hưởng cuộc vui. Chúng tôi chỉ tìm cách giữ cho nghi thức đủ nghiêm trang lúc hai bên đưa ra lời thề non hẹn biển, còn thì chúng tôi chỉ muốn đó là dịp để vui đùa. Nhìn xem tôi ăn mặc này.
    Với hai món tóc để dài ở thái dương, và mái đầu bóng loáng chải lật ra sau, mắt đeo kính mát cực to, và mang dây nịt bằng vàng khối, trông ông ta giống như Elvis lúc lớn tuổi, tuy vóc dáng có thanh hơn ông vua nhạc rock thời đó.
    Lễ cưới kiểu Elvis Blue Hawaii bắt đầu bằng phần trình diễn bản nhạc "Can''t Help Falling in Love" do Gary hát, trong khi các cô gái ăn mặc kiểu Hawaii đi theo cô dâu chú rể vào phòng cưới.
    Chúng tôi kết thúc buổi lễ với một lời ngộ nghĩnh. Tôi thường hỏi cô dâu chú rể những câu như:
    "Các bạn có hứa sẽ nhận nuôi những con chó của nhau không; có hứa không bao giờ mang đôi giầy da mầu xanh đi trời mưa không, có luôn luôn là con gấu cưng của nhau và dành cho nhau tình yêu nóng bỏng không. Với quyền đã được dành cho vị vua này, trẫm xin tuyên bố các bạn là vợ chồng. Cảm ơn quý vị.
    Với tuyên ngôn đó, Gary hát khúc nhạc Viva Las Vegas tiêu biểu của Elvis, những người dự đám cưới và các cô gái Hawaii nhẩy múa và các máy thả khói tạo thêm hương vị cho bầu không khí.
    Cặp Ian và Pamela Cutis-Otter vừa kết hôn từ Australia qua thăm Hoa Kỳ. Họ chọn chủ đề đám cưới Elvis Blue Hawaii không những vì họ là những người ái mộ ông vua nhạc Rock and Roll này, mà còn vì họ muốn tập trung chú ý vào chính họ hơn là gia đình.
    Tuy họ nói rằng tiết kiệm tiền làm đám cưới không phải là lý do chính, nhưng làm như thế giúp họ được ở lại Hoa Kỳ lâu hơn và được đi thăm nhiều nơi hơn trên đất Mỹ.
    Đây là lần đầu tiên cả hai chúng tôi đến Mỹ và chúng tôi rất thích chuyến đi này. Chúng tôi hưởng tuần trăng mật ở Hawaii. Chúng tôi còn tính đi San Francisco và LA nữa. Chúng tôi đi nghỉ tới cả tháng.
    Bạn bè và thân nhân không đích thân đến dự đám cưới được vẫn có thể chứng kiến hôn lễ ở Viva Las Vegas. Nhà cưới có các máy quay phim và vi âm để đưa lên mạng lưới Internet ghi lại từng hình ảnh và âm thanh và chiếu thẳng trên trang web của nhà cưới. Anh Ian Cutis-Otter cho biết anh đã mời gia đình mừng cho hôn lễ của anh bằng cách ném hoa confetti lên màn hình máy vi tính tại nhà ở Australia.
  7. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    ĐÁM CƯỚI KIỂU LAS VEGAS ​
    Một đám cưới trung bình ở Hoa Kỳ tốn kém từ 20 đến 30 ngàn đôla. Nhưng kết hôn không nhất thiết phải tốn kém như đến thế... nhất là khi bạn kết hôn tại thủ đô cờ bạc Las Vegas ở tiểu bang Nevada.
    Tại thành phố tội lỗi này, bạn có thể kết hôn trong giây lát. Thực tế đúng như vậy. Bạn có thể đã trông thấy hay ít nhất nghe nói về các quầy hàng bán thực phẩm nhanh và người ta có thể ngồi nguyên trên xe ô tô lái xe qua là có đồ ăn, không cần phải xuống xe, không cần phải tắt máy. Ở Las Vegas, có cả drive-through weđing, lái xe qua một cái là thành vợ chồng . Las Vegas thậm chí khai triển khái niệm này xa hơn qua các nhà cưới mà bạn có thể lái xe vào làm thủ tục nhanh không kém. Bạn và người tình của bạn không cần cả tắt máy xe đi nữa. Mọi thủ tục nhanh và tiện lợi đến mức đó. Các đám cưới "ăn liền" này thường chỉ tốn chừng vài trăm đôla, mà vẫn có hiệu lực pháp lý như thường.
    Một số khách sạn ở Las Vegas có các bục làm đám cưới nhỏ ngay cạnh các sòng bạc, vì thể bạn có thể quay lại đánh bạc ngay sau khi trở thành vợ chồng.
    Las Vegas là nơi để làm đám cưới vừa nhanh vừa rẻ tiền, và cũng là nơi quý vị có thể thấy những loại đám cưới độc nhất vô nhị trên hành tinh này.
    Chúng tôi làm đủ mọi loại lễ cưới, từ kiểu gọi là Elvis Blue Hawaii, tức là bạn sẽ được Elvis cử hành lễ cưới với các cô vũ công hay các cô gái Hawaii.
    Shannon Maning làm quản lý cho Nhà Cưới Viva Las Vegas, một trong các nơi dẫn đầu khu này về tính cách "độc nhất vô nhị"
    Chúng tôi có các đám cưới kiểu Camelot với người chủ hôn là Vua Arthur hay Merlin... Các đám cưới kiểu "Gangster", mà người chủ hôn là Bố Già ... Đám cưới kiểu thập niên 60 với Austin Powers.. kiểu Disco với John Travolta ...Kiểu Victorian... Các đám cưới hoang dã do Grim Reaper làm chủ hôn...
    Nếu quý vị tò mò, thì ở Viva Las Vegas có nhận xin đăng ký.
    Thỉnh thoảng chúng tôi gặp những cô dâu liều lĩnh đòi khỏa thân hay mặc áo mỏng dính. Chúng tôi có một đám cưới kiểu hoang dã mà họ đòi có mặt Tom Jones và Elvis. Grim Reaper cử hành hôn lễ và cả Tom Jones lẫn Elvis đều hát.
    Nếu bạn không thích Grim Reaper hay Tom Jones, thì nhà cưới có những người giả làm các nhân vật khác sẵn sàng đóng vai Marilyn Monroe, Donna Summer, Cher và nhiều người khác nữa. Gary Alexander thường đóng vai Elvis Presley làm chủ hôn.
    Thường thường, những người đến đây để làm đám cưới kiểu Elvis hay bất cứ đám cưới theo chủ đề nào đều là để cho vui. Mọi người cười đùa và hưởng cuộc vui. Chúng tôi chỉ tìm cách giữ cho nghi thức đủ nghiêm trang lúc hai bên đưa ra lời thề non hẹn biển, còn thì chúng tôi chỉ muốn đó là dịp để vui đùa. Nhìn xem tôi ăn mặc này.
    Với hai món tóc để dài ở thái dương, và mái đầu bóng loáng chải lật ra sau, mắt đeo kính mát cực to, và mang dây nịt bằng vàng khối, trông ông ta giống như Elvis lúc lớn tuổi, tuy vóc dáng có thanh hơn ông vua nhạc rock thời đó.
    Lễ cưới kiểu Elvis Blue Hawaii bắt đầu bằng phần trình diễn bản nhạc "Can''t Help Falling in Love" do Gary hát, trong khi các cô gái ăn mặc kiểu Hawaii đi theo cô dâu chú rể vào phòng cưới.
    Chúng tôi kết thúc buổi lễ với một lời ngộ nghĩnh. Tôi thường hỏi cô dâu chú rể những câu như:
    "Các bạn có hứa sẽ nhận nuôi những con chó của nhau không; có hứa không bao giờ mang đôi giầy da mầu xanh đi trời mưa không, có luôn luôn là con gấu cưng của nhau và dành cho nhau tình yêu nóng bỏng không. Với quyền đã được dành cho vị vua này, trẫm xin tuyên bố các bạn là vợ chồng. Cảm ơn quý vị.
    Với tuyên ngôn đó, Gary hát khúc nhạc Viva Las Vegas tiêu biểu của Elvis, những người dự đám cưới và các cô gái Hawaii nhẩy múa và các máy thả khói tạo thêm hương vị cho bầu không khí.
    Cặp Ian và Pamela Cutis-Otter vừa kết hôn từ Australia qua thăm Hoa Kỳ. Họ chọn chủ đề đám cưới Elvis Blue Hawaii không những vì họ là những người ái mộ ông vua nhạc Rock and Roll này, mà còn vì họ muốn tập trung chú ý vào chính họ hơn là gia đình.
    Tuy họ nói rằng tiết kiệm tiền làm đám cưới không phải là lý do chính, nhưng làm như thế giúp họ được ở lại Hoa Kỳ lâu hơn và được đi thăm nhiều nơi hơn trên đất Mỹ.
    Đây là lần đầu tiên cả hai chúng tôi đến Mỹ và chúng tôi rất thích chuyến đi này. Chúng tôi hưởng tuần trăng mật ở Hawaii. Chúng tôi còn tính đi San Francisco và LA nữa. Chúng tôi đi nghỉ tới cả tháng.
    Bạn bè và thân nhân không đích thân đến dự đám cưới được vẫn có thể chứng kiến hôn lễ ở Viva Las Vegas. Nhà cưới có các máy quay phim và vi âm để đưa lên mạng lưới Internet ghi lại từng hình ảnh và âm thanh và chiếu thẳng trên trang web của nhà cưới. Anh Ian Cutis-Otter cho biết anh đã mời gia đình mừng cho hôn lễ của anh bằng cách ném hoa confetti lên màn hình máy vi tính tại nhà ở Australia.
  8. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Tản văn sau một lần phẫu thuật​
    Vừa rồi, tôi bị một cơn đau bụng kỳ lạ và phải nhập viện.
    Lúc đầu tôi nghĩ chỉ là đau cơ bình thường vì tập tạ xong, mỗi lần tăng số lượng tạ đều đau cơ hết. Tôi cho đó là bình thường. Cho đến khi thấy triệu chứng đau càng ngày càng dữ dội và không có hết sau khi massage hay nghỉ ngơi. Ngày hôm sau tôi đến bác sỹ gia đình ( family doctor - bác sỹ đa khoa nắm giữ hồ sơ bệnh án cũng như có các thông tin về sức khoẻ của thân chủ). Ông ta không phát hiện gì lạ kể cả sau khi thử máu, thử nước tiểu, chụp X-quang. Thể trạng tôi từ trước đến nay vẫn tốt, vừa khám sức khoẻ định kỳ xong, hoàn toàn không có triệu chứng của sỏi thận, tiểu đường, dạ dày, cao máu ( cao huyết áp)hay gì cả. Triệu chứng đau của tôi lại hoàn toàn không phải triệu chứng của đau ruột thừa. Ông gọi điện hội đàm với các chuyên gia Nội và khuyên tôi tạm thời về nhà, không nên ăn mà chỉ uống nước. Sáng hôm sau, ông gọi điện bảo tôi nên đến Boston Medical Center ngay. Ông đã gọi điện thoại sắp đặt mọi thứ rồi. Khi tôi đến được một lúc thì cơn đau của tôi trở nên không thể chịu đựng được nổi. Bác sĩ phải tiêm morphin ( một loại ma tuý dùng để giảm đau). Khi người y tá định tiêm nguyên ống morphin vào ống truyền dịch để rồi sẽ đi vào mạch máu của tôi. Tôi đã yêu cầu bác sỹ hãy tiêm nửa liều, hạ mức đau xuống một nửa cũng được, miễn là tôi chịu được.
    Bác sỹ cũng đồng ý!
    Sau khi chẩn đoán và có cùng kết luận với bác sỹ gia đình của tôi ( ở Mỹ còn có một từ nữa là Primary Care Doctor). Họ cũng không tìm ra bệnh gì cả? Bây giờ chỉ còn cách chụp cắt lớp để xem rõ hơn.
    Tôi được cho uống thuốc màu rồi cho được tiêm một loại phẩm màu vào trong máu và được cho vào trong máy CATscan ( máy chụp cắt lớp). Nhờ những tấm hình chụp cắt lớp mà bác sỹ mới tìm thấy bệnh của tôi. Đó là hernia. Chứng bệnh này một số người tập tạ hay bị và một số người khác là bị bẩm sinh.
    Do tập tạ vớt ( weight lifting) để thu gọn cái vòng bụng càng ngày càng tăng số của tôi, tôi đã tập quá sức, tăng số cân tạ vớt quá nặng và cơ bụng bị tổn thương ( overstretched)bị đứt và gây ra chứng bệnh đau bụng (hernia) buộc phải phẫu thuật.
    Thế là lại phải ký một loạt giấy tờ liên quan đến rủi ro trong phẫu thuật và gây mê, các chọn lựa về khâu như dùng chỉ hay dùng ghim kim loại ( staples) ( thậm chí cả bảo hiểm nhân thọ, nước Mỹ là vậy, có chết cũng cố gắng kiếm tiền cho gia đình, nếu có chẳng may qua đời cũng có để lại một vài triệu cho thân nhân )
    Ơn trời, ca phẫu thuật thành công, mọi việc diễn ra tốt đẹp. Tôi được đưa vào khoa hồi sức. Tôi được chăm sóc rất chu đáo, cứ một lúc lại có y tá vào xem xét, đo huyết áp, cặp nhiệt độ. Tôi lại được cho uống oxycotin (cũng là một loại ma tuý chiết suất từ thuốc phiện để giảm đau) và kháng sinh, truyền nước biển. Cứ khi nào tôi dậy thì y tá lại vào khuyên tôi tập hít thở sâu cho nở phổi bởi vì trong quá trình mổ, tôi được gây mê và trợ thở cho nên chắc vì vậy phổi không hoạt động mấy. Y tá rất ân cần, chăm sóc như người nhà vậy, họ hỏi han nói chuyện, họ lau người, bưng nước rửa mặt đánh răng, và giúp đi vệ sinh nếu cần.
    Giường bệnh nhân ở Mỹ nghe nói có giá từ vài chục nghìn cho đến cả trăm nghìn đô la một cái. Có đầy đủ các nút nhấn để điều chỉnh tư thế, có điện thoại với số điện thoại riêng, có nút nhấn điều khiển TV và loa. Chân của tôi được gắn máy massage cứ 5 phút nó lại xoa bóp, massage để giúp máu lưu thông và chân khỏi bị tê liệt.
    Đến khi về nhà, tôi mới thấy sự khác biệt của cái giường ở nhà, vốn cũng đã là loại tốt trong giới hàng dân dụng (consumer''s goods) có giá cũng 4 con số đổ lên vậy mà nằm vào một cái là đau ngay, khác hẳn với cái giường ở bệnh viện. Cái giường ở bệnh viện có thể điều chỉnh được độ cứng, mềm của đệm, còn cái giường của tôi thì không.
    Tôi buộc phải chuyện sang phòng ngủ khác có đệm cứng hơn và phải bẻ gập tấm đệm lên mới nằm ngủ được. Lúc này, thấy TV quảng cáo bán loại giường tương tự như bệnh viện, cũng thay đổi được tư thế, có thể bẻ gập lên tựa ghế sa lông, cũng thay đổi được đổ cứng mềm của tấm nệm. Đúng là quảng cáo kiểu Mỹ, quá hấp dẫn, đã thế lại so sánh giữa giá thành giường bệnh viện là gần 100 ngàn còn giường của họ chỉ có $15,000 thôi. Khách hàng chỉ việc gọi số điện thoại miễn phí sau: 1-800-nicebed là có người mang giường đến tận nhà, lắp đặt cho bạn. Nếu bạn không có tiền trả ngay không sao, có thể trả góp trong vòng 3 năm, 1 năm đầu không phải trả lãi ( 0 % interest). Hơn nữa, nếu gọi ngay bây giờ sẽ được tặng miễn phí một bộ đầu TV và DVD đi kèm để lắp vào phòng ngủ cho bạn. Quảng cáo như vậy còn gì nữa. Đúng là chú SAM.
    Chúc các bạn vui!
    Được netwalker sửa chữa / chuyển vào 06:01 ngày 19/11/2003
  9. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Tản văn sau một lần phẫu thuật​
    Vừa rồi, tôi bị một cơn đau bụng kỳ lạ và phải nhập viện.
    Lúc đầu tôi nghĩ chỉ là đau cơ bình thường vì tập tạ xong, mỗi lần tăng số lượng tạ đều đau cơ hết. Tôi cho đó là bình thường. Cho đến khi thấy triệu chứng đau càng ngày càng dữ dội và không có hết sau khi massage hay nghỉ ngơi. Ngày hôm sau tôi đến bác sỹ gia đình ( family doctor - bác sỹ đa khoa nắm giữ hồ sơ bệnh án cũng như có các thông tin về sức khoẻ của thân chủ). Ông ta không phát hiện gì lạ kể cả sau khi thử máu, thử nước tiểu, chụp X-quang. Thể trạng tôi từ trước đến nay vẫn tốt, vừa khám sức khoẻ định kỳ xong, hoàn toàn không có triệu chứng của sỏi thận, tiểu đường, dạ dày, cao máu ( cao huyết áp)hay gì cả. Triệu chứng đau của tôi lại hoàn toàn không phải triệu chứng của đau ruột thừa. Ông gọi điện hội đàm với các chuyên gia Nội và khuyên tôi tạm thời về nhà, không nên ăn mà chỉ uống nước. Sáng hôm sau, ông gọi điện bảo tôi nên đến Boston Medical Center ngay. Ông đã gọi điện thoại sắp đặt mọi thứ rồi. Khi tôi đến được một lúc thì cơn đau của tôi trở nên không thể chịu đựng được nổi. Bác sĩ phải tiêm morphin ( một loại ma tuý dùng để giảm đau). Khi người y tá định tiêm nguyên ống morphin vào ống truyền dịch để rồi sẽ đi vào mạch máu của tôi. Tôi đã yêu cầu bác sỹ hãy tiêm nửa liều, hạ mức đau xuống một nửa cũng được, miễn là tôi chịu được.
    Bác sỹ cũng đồng ý!
    Sau khi chẩn đoán và có cùng kết luận với bác sỹ gia đình của tôi ( ở Mỹ còn có một từ nữa là Primary Care Doctor). Họ cũng không tìm ra bệnh gì cả? Bây giờ chỉ còn cách chụp cắt lớp để xem rõ hơn.
    Tôi được cho uống thuốc màu rồi cho được tiêm một loại phẩm màu vào trong máu và được cho vào trong máy CATscan ( máy chụp cắt lớp). Nhờ những tấm hình chụp cắt lớp mà bác sỹ mới tìm thấy bệnh của tôi. Đó là hernia. Chứng bệnh này một số người tập tạ hay bị và một số người khác là bị bẩm sinh.
    Do tập tạ vớt ( weight lifting) để thu gọn cái vòng bụng càng ngày càng tăng số của tôi, tôi đã tập quá sức, tăng số cân tạ vớt quá nặng và cơ bụng bị tổn thương ( overstretched)bị đứt và gây ra chứng bệnh đau bụng (hernia) buộc phải phẫu thuật.
    Thế là lại phải ký một loạt giấy tờ liên quan đến rủi ro trong phẫu thuật và gây mê, các chọn lựa về khâu như dùng chỉ hay dùng ghim kim loại ( staples) ( thậm chí cả bảo hiểm nhân thọ, nước Mỹ là vậy, có chết cũng cố gắng kiếm tiền cho gia đình, nếu có chẳng may qua đời cũng có để lại một vài triệu cho thân nhân )
    Ơn trời, ca phẫu thuật thành công, mọi việc diễn ra tốt đẹp. Tôi được đưa vào khoa hồi sức. Tôi được chăm sóc rất chu đáo, cứ một lúc lại có y tá vào xem xét, đo huyết áp, cặp nhiệt độ. Tôi lại được cho uống oxycotin (cũng là một loại ma tuý chiết suất từ thuốc phiện để giảm đau) và kháng sinh, truyền nước biển. Cứ khi nào tôi dậy thì y tá lại vào khuyên tôi tập hít thở sâu cho nở phổi bởi vì trong quá trình mổ, tôi được gây mê và trợ thở cho nên chắc vì vậy phổi không hoạt động mấy. Y tá rất ân cần, chăm sóc như người nhà vậy, họ hỏi han nói chuyện, họ lau người, bưng nước rửa mặt đánh răng, và giúp đi vệ sinh nếu cần.
    Giường bệnh nhân ở Mỹ nghe nói có giá từ vài chục nghìn cho đến cả trăm nghìn đô la một cái. Có đầy đủ các nút nhấn để điều chỉnh tư thế, có điện thoại với số điện thoại riêng, có nút nhấn điều khiển TV và loa. Chân của tôi được gắn máy massage cứ 5 phút nó lại xoa bóp, massage để giúp máu lưu thông và chân khỏi bị tê liệt.
    Đến khi về nhà, tôi mới thấy sự khác biệt của cái giường ở nhà, vốn cũng đã là loại tốt trong giới hàng dân dụng (consumer''s goods) có giá cũng 4 con số đổ lên vậy mà nằm vào một cái là đau ngay, khác hẳn với cái giường ở bệnh viện. Cái giường ở bệnh viện có thể điều chỉnh được độ cứng, mềm của đệm, còn cái giường của tôi thì không.
    Tôi buộc phải chuyện sang phòng ngủ khác có đệm cứng hơn và phải bẻ gập tấm đệm lên mới nằm ngủ được. Lúc này, thấy TV quảng cáo bán loại giường tương tự như bệnh viện, cũng thay đổi được tư thế, có thể bẻ gập lên tựa ghế sa lông, cũng thay đổi được đổ cứng mềm của tấm nệm. Đúng là quảng cáo kiểu Mỹ, quá hấp dẫn, đã thế lại so sánh giữa giá thành giường bệnh viện là gần 100 ngàn còn giường của họ chỉ có $15,000 thôi. Khách hàng chỉ việc gọi số điện thoại miễn phí sau: 1-800-nicebed là có người mang giường đến tận nhà, lắp đặt cho bạn. Nếu bạn không có tiền trả ngay không sao, có thể trả góp trong vòng 3 năm, 1 năm đầu không phải trả lãi ( 0 % interest). Hơn nữa, nếu gọi ngay bây giờ sẽ được tặng miễn phí một bộ đầu TV và DVD đi kèm để lắp vào phòng ngủ cho bạn. Quảng cáo như vậy còn gì nữa. Đúng là chú SAM.
    Chúc các bạn vui!
    Được netwalker sửa chữa / chuyển vào 06:01 ngày 19/11/2003
  10. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    OXYCONTIN
    - Người Mỹ không chịu được đau?-​
    Quay trở lại thuốc giảm đau, như tôi đã nói ở trên, phần lớn người Mỹ dùng thuốc giảm đau. Có hàng trăm triệu người Mỹ lạm dụng thuốc giảm đau mà phần lớn có chiết xuất từ ma tuý. Tôi còn định tách ra viết một bài riêng về việc người Mỹ và thuốc giảm đau.
    Người Mỹ hình như rất sợ đau. Họ quen với sự thoải mái, tiện dụng và sung sướng cho nên khi họ bị vướng vào cái gì khó chịu đau đớn là họ muốn nó biến mất ngay.
    Gần như gia đình người Mỹ nào cũng có các loại thuốc giảm đau mà có thể mua tự do không cần đơn thuốc của bác sỹ (over the counter) như Advil, Aspirin, Aleve và các loại có chứa hoạt chất ibuprofen hoặc naproxen. Nhiều người giả đơn bác sỹ để mua các loại thuốc như tôi nói ở trên Oxycontin hoặc các laọi thuốc có chứa oxycodone. Trong khi tôi được bác sỹ cho đến cả năm chục viên. Loại thuốc này có khả năng gây nghiện rất cao chẳng kém gì heroin. Oxycontin mới được bào chế và đem sử dụng trong y khoa ở Mỹ có 8 năm trước đây vào năm 1995 nhưng chẳng mấy chốc đã trở thành loại thuốc giảm đau ưa chuộng nhất, không chỉ trong bệnh viện mà còn ngoài chợ đen. Một thời dân chơi ở các tụ điểm quán bar của Mỹ còn nói là bây giờ mà không sài Oxy thì không phải là dân chơi. Oxycontin có cả dạng bột và dạng viên nén, người dùng có thể uống, có thể pha bột vào nước cất để trích tĩnh mạch và có thể hít snort.
    Oxycontin còn phổ biến và lên cơn sốt ở Mỹ đến nỗi có hàng trăm vụ cướp, trộm các tiệm thuốc chir để cướp Oxycontin. Mỗi năm có hàng trăm , hàng nghìn cái chết liên quan đến Oxycontin.
    Gần như các tiệm thuốc ở Mỹ bây giờ đều phải trưng biển chúng tôi không có Oxycontin. Tất cả các đơn thuốc liên quan đến Oxycontin phải có giấy chứng minh đi kèm đơn thuốc và phải đợi 24h.
    Đối với tôi, đêm đầu tiên tôi chỉ uống 2 viên, ngày hôm sau chỉ dám uống 1 viên, đêm sau chỉ uống 1 viên để giảm đau và tôi có thể ngủ được còn ban ngày tôi tuyệt đối không uống. Tôi đổ tất cả số thuốc thừa vào toilet. Tôi không muốn mình bị lệ thuộc vào nó. Nếu chừng nào tôi còn chịu đựng nổi và khống chế được cơn đau, tôi không muốn sờ đến nó.
    Chúc các bạn vui!

Chia sẻ trang này