1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tản mạn nước Mỹ ( lượm lặt gần xa)

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi netwalker, 28/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. g8ubvn

    g8ubvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    683
    Đã được thích:
    1
    Tôi đọc bài này từ New York Times, thấy hay hay:
    Yes, Some Students Live in the Library (But Not Like This)
    By KAREN W. ARENSON
    Published: April 27, 2004
    n an era when attending college can cost $40,000 a year or more, hardship tales abound. But few match Steve Stanzak''s curious story of his last eight months as a homeless sophomore at New York University, sleeping six hours a night in the subbasement of the Bobst Library, showering in the gym or at friends'' apartments, doing his homework at a nearby McDonald''s and subsisting mostly on bagels and orange juice.
    As he put it on the Internet, where he has spent four or five months recounting his adventure, it was "the tale of a penniless boy and his quest to gain a college education." He said he took refuge in the library after being denied adequate financial aid, and described himself as "a furtive figure amongst dusty stacks of books, below the offices of the elite administrators of the university."
    Could it really be true?
    That is hard to say.
    N.Y.U. officials, when they learned of his Web site (homelessatnyu.com/home.php) last week and read his online diary, quickly invited him in for a conversation and then gave him a free room in one of their residence halls for the rest of the semester.
    "We took what he had to say at face value," John Beckman, an N.Y.U. spokesman, said yesterday. "It seemed the only appropriate course. I can''t go into many details. But we have arranged for housing for him."
    For his part, Mr. Stanzak seemed somewhat surprised yesterday by the attention he was drawing after an article about him appeared in the campus newspaper, The Washington Square News.
    "I knew it would be interesting to the N.Y.U. community," he said in an interview, as he sipped orange juice in a cafe. "I just didn''t know anyone else would care."
    Mr. Stanzak, 20, a creative writing major who made the dean''s list last semester, looks the part of a tousled college student. His blond hair ?" dyed, he said ?" flops over his forehead. He has small metal rings in his left ear and his right eyebrow, and when he speaks, a silvery metal post is visible in the middle of his tongue.
    He said that as a gay man who grew up in Waterloo, N.Y., a small town in the Finger Lakes region, he is used to being different.
    He said that he hit upon the idea of sleeping in the library last September after he could not get a private loan *****pplement his N.Y.U. scholarship ($15,000, he said), his federally subsidized loans and the money he earns by working at multiple jobs. He said that his parents are divorced and that neither is contributing to his education. The only question he was unwilling to answer was how to reach them.
    But if limited finances were the original reason that he took up residence in the library, he said he soon realized it could be a rich experience for his writing.
    As he put it on his Web site: "I am a writer at heart, and go to N.Y.U. for creative writing, and this seemed like an experience I just couldn''t pass up. I am an idealistic dreamer, and this seemed like something I could do, that would benefit me financially and creatively."
    The decision to share his experiences with the world came later, he said, as he grew tired of explaining to friends what he was doing and why. He simply posted an explanation on the Internet.
    The more he wrote about his life as "the Bobst Boy," as he christened himself, the more it became a kind of "stress relief," he said.
    Yesterday, as he led a visitor on a tour of his former haunt, down the marble steps to the second basement, he seemed familiar with the surroundings. It was a bare white room lit by fluorescent tubes and filled with a maze of study carrels. The basement floors are open 24 hours a day, seven days a week. Sometime after midnight, Mr. Stanzak said, he would head to the far back corner with a pillow and pull four chairs together to sleep. He said he fit pretty well ?" he is only 5 foot 6 ?" and never rolled off.
    "It''s not as uncomfortable as it looks," he said.
    At first, he was fearful, Mr. Stanzak said, but gradually he gained confidence.
    "I wasn''t afraid of being thrown out of the library," he said. "I could have slept in the park. My worst fear was getting kicked out of N.Y.U. I love this school."
    He said that security guards awakened him perhaps five times. The first two times they told him he could not sleep there, he said. Later, they wanted to make sure he was O.K. ?" and that he was an N.Y.U. student. He said he suspected that some people in the library might have been aware of what he was doing but chose not to say anything about it.
    He kept some clothes and toiletries in a rental locker at one end of the library floor. (They were still there yesterday when he opened it.) His books were in a second locker, on the fourth floor, and the rest of his belongings were in a storage locker near the university.
    He said that while friends might have been willing to put him up for more than a night or two, "I didn''t want to impose."
    He said that many of his friends thought he was crazy when he embarked on his library life, and that some continued to think of it as a kind of extended joke. And some people who commented on his Web site expressed skepticism about whether his story was true. But he said that for himself, it gradually became his "normal life," though not one that he discussed with his family.
    "Unlike the majority of students at N.Y.U," he wrote on his Web site, "I don''t get an ounce of money from mommy or daddy and can''t afford to live the lavish life here. If it sounds like I''m bitter, it''s because I am."
    He said he had not yet heard about his financial aid for next year.
    By yesterday afternoon, N.Y.U. officials seemed to be taking Mr. Stanzak in stride, but stressed that students who fall short financially should seek help.
    "We do have resources for students in emergency situations," Richard J. Kalb, associate dean for students at the College of Arts and Science, where Mr. Stanzak studies.
    Other officials, though, described Mr. Stanzak as creative and entrepreneurial.
    "N.Y.U. doesn''t attract just smart students, it attracts smart, eclectic students," said Mr. Beckman, the university spokesman. "We had a film student who wanted to film a couple performing a live *** act in front of a class. We had students who set up a swimming pool in their dorm room. Now we have this fellow."
  2. pimlowee

    pimlowee Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2003
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Tụi Mỹ ngộ hén, có chiêu này mà cũng bày đặt đăng trên NY Times. Nếu nó biết ngày xưa tôi cũng đã từng trọ ở phòng lab 2 tháng trời thì chắc phải phục lăn. Ngày trước tôi đi học gặp 2 tháng trời nóng như đổ lửa, mà phòng dorm của tôi bị mụ quản lí bố trí tận gác 6 (1 dorm chia 2 dãy tầng lệch, tôi ở trên cùng bên chẵn thành ra độ cao vào khoảng 3 tầng rưỡi) bị hun cho gần chết. Cả tầng đó chỉ có mỗi mình tôi trụ lại, bọn khác khôn hồn thì nộp thêm tiền đi dorm khác xịn hơn, có máy lạnh để khỏi chết. Đứng giữa cái mất tiền và cái chết, tất nhiên tôi phải tìm thêm lựa chọn thứ ba: dọn lên phòng lab ở. Quả nhiên sáng suốt, ở đó phòng rộng, có máy lạnh, ghế êm, lại yên tĩnh (tôi chỉ cần xếp 3 cái ghế liền nhau là có thể ngủ ngon 6-7 tiếng), cứ chọn cái góc nào vắng mà chui vào thì có ngủ 2 ngày chắc cũng chẳng ai biết. Nhân viên vệ sinh thì 3 ngày mới dọn 1 lần trong phòng lab nên.... hê hê hê... Tiện nghi ở đó khỏi chê, có cả phòng tắm với vòi hoa sen, nước uống có sẵn ngoài thùng, lại sẵn máy tính làm việc nữa. Tôi chỉ rời phòng lab ngày 2 bữa ăn, sáng sớm thì ghé qua "nhà" soạn lại đồ dùng cho hôm đó, còn đâu thì cả ngày lang thang hết phòng lab lại bể bơi, thư viện, sân bóng, TV Room, cafeteria.... Tôi hơn thằng Mỹ con này ở chỗ vẫn còn có nơi mà đi về, nhưng tôi đâu có giàu như nó để mà lập được trang web riêng kể lể với mọi người.
    Tôi nghĩ bà con lưu học sinh đi học xa nhà tình trạng thiếu thốn ở đâu mà chẳng gặp, do vậy chiêu thức sinh tồn chắc cũng còn nhiều ngón độc hơn. Dân Việt mình luôn có bản năng sinh tồn, có lẽ mạnh hơn tụi Mỹ nhiều, khi nào khó khăn ắt sẽ phải tìm được đường thoát. Đọc cái bài này thấy buồn cười, ít ra thì mình cũng không đến nỗi thua kém tụi nó, nếu gặp may thì khéo mình cũng đã lên NY Times rồi
  3. pimlowee

    pimlowee Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2003
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Tụi Mỹ ngộ hén, có chiêu này mà cũng bày đặt đăng trên NY Times. Nếu nó biết ngày xưa tôi cũng đã từng trọ ở phòng lab 2 tháng trời thì chắc phải phục lăn. Ngày trước tôi đi học gặp 2 tháng trời nóng như đổ lửa, mà phòng dorm của tôi bị mụ quản lí bố trí tận gác 6 (1 dorm chia 2 dãy tầng lệch, tôi ở trên cùng bên chẵn thành ra độ cao vào khoảng 3 tầng rưỡi) bị hun cho gần chết. Cả tầng đó chỉ có mỗi mình tôi trụ lại, bọn khác khôn hồn thì nộp thêm tiền đi dorm khác xịn hơn, có máy lạnh để khỏi chết. Đứng giữa cái mất tiền và cái chết, tất nhiên tôi phải tìm thêm lựa chọn thứ ba: dọn lên phòng lab ở. Quả nhiên sáng suốt, ở đó phòng rộng, có máy lạnh, ghế êm, lại yên tĩnh (tôi chỉ cần xếp 3 cái ghế liền nhau là có thể ngủ ngon 6-7 tiếng), cứ chọn cái góc nào vắng mà chui vào thì có ngủ 2 ngày chắc cũng chẳng ai biết. Nhân viên vệ sinh thì 3 ngày mới dọn 1 lần trong phòng lab nên.... hê hê hê... Tiện nghi ở đó khỏi chê, có cả phòng tắm với vòi hoa sen, nước uống có sẵn ngoài thùng, lại sẵn máy tính làm việc nữa. Tôi chỉ rời phòng lab ngày 2 bữa ăn, sáng sớm thì ghé qua "nhà" soạn lại đồ dùng cho hôm đó, còn đâu thì cả ngày lang thang hết phòng lab lại bể bơi, thư viện, sân bóng, TV Room, cafeteria.... Tôi hơn thằng Mỹ con này ở chỗ vẫn còn có nơi mà đi về, nhưng tôi đâu có giàu như nó để mà lập được trang web riêng kể lể với mọi người.
    Tôi nghĩ bà con lưu học sinh đi học xa nhà tình trạng thiếu thốn ở đâu mà chẳng gặp, do vậy chiêu thức sinh tồn chắc cũng còn nhiều ngón độc hơn. Dân Việt mình luôn có bản năng sinh tồn, có lẽ mạnh hơn tụi Mỹ nhiều, khi nào khó khăn ắt sẽ phải tìm được đường thoát. Đọc cái bài này thấy buồn cười, ít ra thì mình cũng không đến nỗi thua kém tụi nó, nếu gặp may thì khéo mình cũng đã lên NY Times rồi
  4. g8ubvn

    g8ubvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    683
    Đã được thích:
    1
    Qua câu chuyện này mới thấy những khác biệt trong quan niệm và cái nhìn về cuộc sống của Đông và Tây. Khi chúng ta nhìn vào một sự vật hay sự kiện gì, chúng ta chú ý đến bản thân sự vật hay sự kiện đó mà ít tìm tòi sâu xa hơn những gì trước và sau sự kiện hay sự vật đó. Khi chúng ta mua một món đồ nào đó chúng ta có một chủ đích rõ ràng tại sao cần mua. Người Mỹ nhiều lúc mua một món hàng chỉ để trải qua cái quá trình mua món hàng mà họ đã được nghe hoặc xem quảng cáo (enjoy the experience). Marketing nhắm vào và thúc đẩy nhiều hơn cái "experience" này. Người Mỹ lại thích nói và viết về những "experience" họ đã trải qua như họ thường nói "been there done that". Đó là lý do tại sao người Mỹ thích viết và đọc những sách gọi là "true story" hay "memory" hay đại loại như thế.
    Câu chuyện của anh chàng SV Mỹ này cũng vậy. Lúc đầu vì nhu cầu nhưng dần dần anh ta cảm thấy đó là một thứ kinh nghiệm quá đặc biệt mà ít có SV Mỹ nào trải qua trong mấy năm ĐH. Cho nên ý định lập ra website chỉ là hành động cần phải làm tiếp theo để "advertise" cái "experience" không ai có của mình.
    Còn người VN mình thì nhìn vào câu chuyện như vây thì cho rằng anh ta không tiền thì phải tìm cách bương chải thôi có gì đâu mà ầm ĩ. Nhưng người Mỹ thì những gì bạn trải qua dù nhỏ nhặt đến đâu cũng là một "experience" và bạn hơn người khác là làm sao cho người ta biết bạn có nhiều "experience" hơn và "experience" đậm nét hơn. Cần phải biết tự "advertise" mình hơn. Và đó là một khoa học cần phải học và một thứ nghệ thuật cần phải luyện tập nếu bạn muốn thành công lớn ở Mỹ.
  5. g8ubvn

    g8ubvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    683
    Đã được thích:
    1
    Qua câu chuyện này mới thấy những khác biệt trong quan niệm và cái nhìn về cuộc sống của Đông và Tây. Khi chúng ta nhìn vào một sự vật hay sự kiện gì, chúng ta chú ý đến bản thân sự vật hay sự kiện đó mà ít tìm tòi sâu xa hơn những gì trước và sau sự kiện hay sự vật đó. Khi chúng ta mua một món đồ nào đó chúng ta có một chủ đích rõ ràng tại sao cần mua. Người Mỹ nhiều lúc mua một món hàng chỉ để trải qua cái quá trình mua món hàng mà họ đã được nghe hoặc xem quảng cáo (enjoy the experience). Marketing nhắm vào và thúc đẩy nhiều hơn cái "experience" này. Người Mỹ lại thích nói và viết về những "experience" họ đã trải qua như họ thường nói "been there done that". Đó là lý do tại sao người Mỹ thích viết và đọc những sách gọi là "true story" hay "memory" hay đại loại như thế.
    Câu chuyện của anh chàng SV Mỹ này cũng vậy. Lúc đầu vì nhu cầu nhưng dần dần anh ta cảm thấy đó là một thứ kinh nghiệm quá đặc biệt mà ít có SV Mỹ nào trải qua trong mấy năm ĐH. Cho nên ý định lập ra website chỉ là hành động cần phải làm tiếp theo để "advertise" cái "experience" không ai có của mình.
    Còn người VN mình thì nhìn vào câu chuyện như vây thì cho rằng anh ta không tiền thì phải tìm cách bương chải thôi có gì đâu mà ầm ĩ. Nhưng người Mỹ thì những gì bạn trải qua dù nhỏ nhặt đến đâu cũng là một "experience" và bạn hơn người khác là làm sao cho người ta biết bạn có nhiều "experience" hơn và "experience" đậm nét hơn. Cần phải biết tự "advertise" mình hơn. Và đó là một khoa học cần phải học và một thứ nghệ thuật cần phải luyện tập nếu bạn muốn thành công lớn ở Mỹ.
  6. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Chương trình GED
    -Chương trình bổ túc văn hoá lấy bằng Trung Học Hoa Kỳ-​


    Lại một niên học nữa sắp kết thúc ở các trường ở Mỹ, và lúc này cũng chính là lúc nhiều học sinh trung học trên cả nước đang nô nức chuẩn bị để dự lễ tốt nghiệp và những buổi liên hoan. Tuy nhiên, không phải tất cả các thanh niên nam nữ ở Hiệp chủng quốc đều tốt nghiệp trung học; và quyết định của những người muốn rời khỏi nhà trường trước khi có bằng trung học có thể sẽ có ảnh hưởng bất lợi cho cả cuộc đời của họ. Lý do rất đơn giản là: cũng giống như tình trạng ở hầu hết mọi nơi trên thế giới, phần đông những người chưa tốt nghiệp trung học có phần chắc là sẽ không thành công trong cuộc sống bằng những người có trình độ học vấn cao hơn.
    Đó cũng chính là lý do mà các giới chức giáo dục ở Hoa kỳ đã thành lập một chương trình giáo dục đặc biệt từ thập niên 1940 để cho những người chưa tốt nghiệp trung học có thể được thông qua một kỳ thi để lấy bằng tương đương. Chương trình này có tên là General Educational Development hay Phát triển Giáo dục Tổng quát và thường được gọi tắt là GED. Những người có bằng GED có thể được nhận vào học ở các trường đại học và cao đẳng để tiếp tục theo đuổi con đường học tập.
    Để lấy bằng GED, các thí sinh phải trải qua một cuộc khảo hạch để chứng tỏ khả năng đọc và viết cùng với kiến thức trong các môn khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, và toán. Các chuyên gia soạn thảo chương trình trắc nghiệm này cho biết: những người thi đậu kỳ thi GED có trình độ học lực tương đương với trình độ của 60% các học sinh tốt nghiệp trung học trong những lãnh vực đọc, viết, áp dụng số học và hiểu biết những thông tin mà họ tiếp nhận trong cuộc sống hàng ngày.
    Theo các số liệu mới nhất của Bộ Giáo dục Hoa kỳ, trong tài khóa năm 2000 có 723,863 người tham gia các chương trình Giáo Dục Trung Học Đệ Nhị Cấp Của Người Trưởng Thành (Adult Secondary Education) dành cho những người từ 16 tuổi trở lên, và phần lớn các học viên của chương trình này đều chuẩn bị để thi lấy bằng GED.
    Ngoài chương trình GED, những người trưởng thành chưa tốt nghiệp trung học còn có thể tham gia hai chương trình giáo dục bổ túc khác, có tên là National External Diploma Program và Adult High School Cre*** Diploma Program. Tuy nhiên, theo các giới chức bộ Giáo dục, GED vẫn là chương trình phổ thông nhất, và trong năm 2000 đã có đến 513,203 người tham dự kỳ thi để bằng GED với tỉ lệ thi đậu khoảng 70%.
    Cũng theo nhận xét của các giới chức bộ Giáo dục, GED là một chương trình hữu ích đã giúp nâng cao trình độ học vấn và cải thiện đời sống của hàng triệu người; trong số đó có những người khá nổi tiếng như bà Ruth Ann Minner, thống đốc tiểu bang Delaware, thượng nghị sĩ Nighthorse Campbell của tiểu bang Colorado; nghệ sĩ hài Bill Cosby, minh tinh điện ảnh Christian Slater, và ông Dave Thomas, người sáng lập hệ thống nhà hàng Wendy.
    Một số những người chỉ trích chương trình GED, tuy tán đồng nhận xét vừa kể, nhưng họ cũng nói rằng việc lấy được bằng tương đương này không tốt bằng việc hoàn tất chương trình trung học vì cuộc trắc nghiệm GED không bắt thí sinh phải học tập theo một phương cách mà họ vốn dĩ cần phải làm để có thể ra trường, và đó là một trong những lý do khiến cho chỉ có khoảng 11% những người có bằng GED là hoàn tất một năm hoặc nhiều hơn ở bậc cao đẳng. Bên cạnh đó, theo một cuộc nghiên cứu của Học Viện Đô Thị (Urban Institute) thì việc để cho các thanh niên trong lứa tuổi từ 16 đến 19 có thể thông qua GED để lấy bằng tương đương đã mang lại một hậu quả bất lợi mà không ai tiên liệu trước là làm gia tăng tỉ lệ học sinh bỏ học nửa chừng.
    Theo cuộc nghiên cứu vừa kể, có khoảng 50 ngàn người trong lứa tuổi từ 16 đến 17 lấy bằng GED mỗi năm, và số người lấy bằng GED trong lứa tuổi từ 16 đến 19 chiếm gần 1/3 số học sinh trung học bỏ học nửa chừng.
    Chương trình này không những miễn phí mà các bạn trẻ vì lỡ có bầu, con nhỏ sẽ được sự trợ giúp trông trẻ miễn phí để có thời gian yên tâm học hành.
    (Theo VOA)

  7. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Chương trình GED
    -Chương trình bổ túc văn hoá lấy bằng Trung Học Hoa Kỳ-​


    Lại một niên học nữa sắp kết thúc ở các trường ở Mỹ, và lúc này cũng chính là lúc nhiều học sinh trung học trên cả nước đang nô nức chuẩn bị để dự lễ tốt nghiệp và những buổi liên hoan. Tuy nhiên, không phải tất cả các thanh niên nam nữ ở Hiệp chủng quốc đều tốt nghiệp trung học; và quyết định của những người muốn rời khỏi nhà trường trước khi có bằng trung học có thể sẽ có ảnh hưởng bất lợi cho cả cuộc đời của họ. Lý do rất đơn giản là: cũng giống như tình trạng ở hầu hết mọi nơi trên thế giới, phần đông những người chưa tốt nghiệp trung học có phần chắc là sẽ không thành công trong cuộc sống bằng những người có trình độ học vấn cao hơn.
    Đó cũng chính là lý do mà các giới chức giáo dục ở Hoa kỳ đã thành lập một chương trình giáo dục đặc biệt từ thập niên 1940 để cho những người chưa tốt nghiệp trung học có thể được thông qua một kỳ thi để lấy bằng tương đương. Chương trình này có tên là General Educational Development hay Phát triển Giáo dục Tổng quát và thường được gọi tắt là GED. Những người có bằng GED có thể được nhận vào học ở các trường đại học và cao đẳng để tiếp tục theo đuổi con đường học tập.
    Để lấy bằng GED, các thí sinh phải trải qua một cuộc khảo hạch để chứng tỏ khả năng đọc và viết cùng với kiến thức trong các môn khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, và toán. Các chuyên gia soạn thảo chương trình trắc nghiệm này cho biết: những người thi đậu kỳ thi GED có trình độ học lực tương đương với trình độ của 60% các học sinh tốt nghiệp trung học trong những lãnh vực đọc, viết, áp dụng số học và hiểu biết những thông tin mà họ tiếp nhận trong cuộc sống hàng ngày.
    Theo các số liệu mới nhất của Bộ Giáo dục Hoa kỳ, trong tài khóa năm 2000 có 723,863 người tham gia các chương trình Giáo Dục Trung Học Đệ Nhị Cấp Của Người Trưởng Thành (Adult Secondary Education) dành cho những người từ 16 tuổi trở lên, và phần lớn các học viên của chương trình này đều chuẩn bị để thi lấy bằng GED.
    Ngoài chương trình GED, những người trưởng thành chưa tốt nghiệp trung học còn có thể tham gia hai chương trình giáo dục bổ túc khác, có tên là National External Diploma Program và Adult High School Cre*** Diploma Program. Tuy nhiên, theo các giới chức bộ Giáo dục, GED vẫn là chương trình phổ thông nhất, và trong năm 2000 đã có đến 513,203 người tham dự kỳ thi để bằng GED với tỉ lệ thi đậu khoảng 70%.
    Cũng theo nhận xét của các giới chức bộ Giáo dục, GED là một chương trình hữu ích đã giúp nâng cao trình độ học vấn và cải thiện đời sống của hàng triệu người; trong số đó có những người khá nổi tiếng như bà Ruth Ann Minner, thống đốc tiểu bang Delaware, thượng nghị sĩ Nighthorse Campbell của tiểu bang Colorado; nghệ sĩ hài Bill Cosby, minh tinh điện ảnh Christian Slater, và ông Dave Thomas, người sáng lập hệ thống nhà hàng Wendy.
    Một số những người chỉ trích chương trình GED, tuy tán đồng nhận xét vừa kể, nhưng họ cũng nói rằng việc lấy được bằng tương đương này không tốt bằng việc hoàn tất chương trình trung học vì cuộc trắc nghiệm GED không bắt thí sinh phải học tập theo một phương cách mà họ vốn dĩ cần phải làm để có thể ra trường, và đó là một trong những lý do khiến cho chỉ có khoảng 11% những người có bằng GED là hoàn tất một năm hoặc nhiều hơn ở bậc cao đẳng. Bên cạnh đó, theo một cuộc nghiên cứu của Học Viện Đô Thị (Urban Institute) thì việc để cho các thanh niên trong lứa tuổi từ 16 đến 19 có thể thông qua GED để lấy bằng tương đương đã mang lại một hậu quả bất lợi mà không ai tiên liệu trước là làm gia tăng tỉ lệ học sinh bỏ học nửa chừng.
    Theo cuộc nghiên cứu vừa kể, có khoảng 50 ngàn người trong lứa tuổi từ 16 đến 17 lấy bằng GED mỗi năm, và số người lấy bằng GED trong lứa tuổi từ 16 đến 19 chiếm gần 1/3 số học sinh trung học bỏ học nửa chừng.
    Chương trình này không những miễn phí mà các bạn trẻ vì lỡ có bầu, con nhỏ sẽ được sự trợ giúp trông trẻ miễn phí để có thời gian yên tâm học hành.
    (Theo VOA)

  8. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Lịch sử công trình xây đắp hệ thống đường thủy và đường bộ của Hoa Kỳ


    Một trong những yếu tố để nước Mỹ trở thành một cường quốc về kinh tế như hiện nay là nhờ hệ thống đường giao thộng thủy bộ được các nhà lãnh đạo hoạch định và cho xây dựng rất sớm. Mời quí vị theo dõi Lá Thư Mỹ Quốc hôm nay với bài viết của Jill Moss về lịch sử công trình xây đắp các hệ thống đường thủy và đường bộ của Hoa Kỳ.
    Năm 1800, nhân dân Mỹ đã bầu ông Thomas Jefferson làm vị tổng thống thứ ba của họ. Tổng thống Jefferson vẫn mang một mơ ước là làm sao khám phá ra được một thủy lộ nối liền bờ biển Đại Tây Dương với Thái Bình Dương. Với viễn kiến thông thái, tổng thống Jefferson muốn xây đắp một hệ thống đường giao thông để cho việc giao thương và đi lại của dân chúng dễ dàng hơn, và nhờ đó người dân sẽ có những tiếp xúc mật thiết với nhau hơn. Vào thời tổng thống Jefferson nước Mỹ chưa trải rộng hết nguyên một phần lớn châu lục như bây giờ.
    Tổng thống Jefferson đề nghị đưa một nhóm các nhà thám hiểm đi khắp bắc Mỹ để tìm cho ra một thủy lộ như vậy. Nhóm này do 2 ông Meriwether Lewis và William Clark cầm đầu. Họ đã thực hiện chuyến thám hiểm về phương tây từ năm 1803 đến năm 1806 và nhận ra rằng rặng Rocky Mountains là bức tường chắn trên con đường đi về bờ biển Thái Bình Dương. Cũng trong chuyến đi, đoàn thám hiểm thấy rằng không có một thủy lộ nào chạy dài suốt từ bờ biển miền đông sang bờ biển miền tây cả. Sau khi kết quả chuyến đi được trình lên tổng thống Jefferson, ông bèn quyết định là phải xây dựng một hệ thống giao thông khác để làm sao cho các cộng đồng liên lạc với nhau thật dễ dàng. Đó là một hệ thống bao gồm cả đường bộ, sông ngòi và đường hỏa xa. Ngoài ra còn có cả các dự án kênh đào.
    Vào giữa thế kỷ thứ 19, nhiều con đường đất đã được xây đắp tại nhều nơi trên toàn quốc. Tàu chạy bằng hơi nước lưu thông trên các sông ngòi đã trở thành một phương tiện phổ thông hơn. Hệ thống kênh đào cũng giúp cho tàu bè có thêm thủy lộ để chuyên chở hàng hóa đến mọi nơi, giúp tăng sức mạnh cho nền kinh tế địa phương.
    Rồi hệ thống đường hỏa xa của nước Mỹ được khởi công xây cất. Lúc đó nhiều người không tin là kỹ thuật hỏa xa sẽ giúp ích gì cho mọi người. Nhưng theo với thời gian thì xe lửa đã trở thành phương tiện giao thông và chuyên chở đường bộ phổ thông nhất tại Hoa Kỳ.
    Đường hỏa xa dã có một ảnh hưởng lớn trong nền văn hóa Mỹ thế kỷ thứ 19, vượt lên trên tầm mức của một phương tiện giao thông. Chuyến xe lửa, tiếng còi tàu đã đi vào những tác phẩm văn chương của các văn hào Mỹ như Ralph Waldo Emersonm, Nathaniel Hawthorne và Walt Whitman.
    Vào năm 1876, nước Mỹ ăn mừng 100 năm lập quốc. Đến lúc đó thì Hoa Kỳ đã có nhiều phương tiện vận chuyển dân chúng và hàng hóa từ các nông trại đến các thị trấn và thành phố. Thương mại phát triển, chiều hướng kinh tế thay đổi và đời sống của dân chúng được cải thiện.
    Trong vòng 100 năm đầu tiên đó hệ thống giao thông vận tải đã giúp tạo dựng một nền kinh tế mới cho quốc gia.
    Vào năm 1869 đường hỏa xa xuyên bang nối liền bờ biển Thái Bình Dương với Đại Tây Dương được hoàn tất. Từ đó các thị trấn và thành phố có thể mọc lên ở những nơi xa các thủy lộ và bờ biển. Nhưng để cho nền kinh tế phát triển thì nhiều cộng đồng cần phải được nối liền với nhau bằng đường hỏa xa.
    Đường hỏa xa giúp ích rất nhiều cho các ngành công nghiệp, kể cả nông nghiệp. Các nông gia đã có phương cách mới chở sản phẩm đến các cửa khẩu và từ đó tàu bè chuyên chở hàng hóa, sản phẩm của họ đi khắp thế giới.
    Các chuyến xe lửa có những toa tàu chứa nước đá để giữ lạnh các loại thực phẩm như thịt, sữa và các mặt hàng khác để có thể chuyên chở chúng đến những thị trường và chợ búa ở xa mà không bị hư hao.
    Giờ đây thì dân chúng có thể mua được rau cỏ và trái cây tươi quanh năm. Những nông sản ở một số địa phương có thể được phân phối đi toàn quốc. Các trại chủ thường thuê mướn các công nhân từ Á châu và Mehicô đến để làm công việc đồng áng, gặt hái và đóng gói nông sản của họ.
    Đến đầu thế kỷ thứ 20, các thành phố ở Hoa Kỳ đã phát triển mạnh và phương tiện giao thông trong thành phố được thiết lập. Tàu điện, những toa tàu di chuyển trên đường rầy được gắn chặt xuống mặt dường nhựa thành phố, trở thành phương tiện đi lại rất phổ thông cho người dân đô thị, giống như Hà Nội trước đây vậy.
    ( Theo VOA)
  9. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Lịch sử công trình xây đắp hệ thống đường thủy và đường bộ của Hoa Kỳ


    Một trong những yếu tố để nước Mỹ trở thành một cường quốc về kinh tế như hiện nay là nhờ hệ thống đường giao thộng thủy bộ được các nhà lãnh đạo hoạch định và cho xây dựng rất sớm. Mời quí vị theo dõi Lá Thư Mỹ Quốc hôm nay với bài viết của Jill Moss về lịch sử công trình xây đắp các hệ thống đường thủy và đường bộ của Hoa Kỳ.
    Năm 1800, nhân dân Mỹ đã bầu ông Thomas Jefferson làm vị tổng thống thứ ba của họ. Tổng thống Jefferson vẫn mang một mơ ước là làm sao khám phá ra được một thủy lộ nối liền bờ biển Đại Tây Dương với Thái Bình Dương. Với viễn kiến thông thái, tổng thống Jefferson muốn xây đắp một hệ thống đường giao thông để cho việc giao thương và đi lại của dân chúng dễ dàng hơn, và nhờ đó người dân sẽ có những tiếp xúc mật thiết với nhau hơn. Vào thời tổng thống Jefferson nước Mỹ chưa trải rộng hết nguyên một phần lớn châu lục như bây giờ.
    Tổng thống Jefferson đề nghị đưa một nhóm các nhà thám hiểm đi khắp bắc Mỹ để tìm cho ra một thủy lộ như vậy. Nhóm này do 2 ông Meriwether Lewis và William Clark cầm đầu. Họ đã thực hiện chuyến thám hiểm về phương tây từ năm 1803 đến năm 1806 và nhận ra rằng rặng Rocky Mountains là bức tường chắn trên con đường đi về bờ biển Thái Bình Dương. Cũng trong chuyến đi, đoàn thám hiểm thấy rằng không có một thủy lộ nào chạy dài suốt từ bờ biển miền đông sang bờ biển miền tây cả. Sau khi kết quả chuyến đi được trình lên tổng thống Jefferson, ông bèn quyết định là phải xây dựng một hệ thống giao thông khác để làm sao cho các cộng đồng liên lạc với nhau thật dễ dàng. Đó là một hệ thống bao gồm cả đường bộ, sông ngòi và đường hỏa xa. Ngoài ra còn có cả các dự án kênh đào.
    Vào giữa thế kỷ thứ 19, nhiều con đường đất đã được xây đắp tại nhều nơi trên toàn quốc. Tàu chạy bằng hơi nước lưu thông trên các sông ngòi đã trở thành một phương tiện phổ thông hơn. Hệ thống kênh đào cũng giúp cho tàu bè có thêm thủy lộ để chuyên chở hàng hóa đến mọi nơi, giúp tăng sức mạnh cho nền kinh tế địa phương.
    Rồi hệ thống đường hỏa xa của nước Mỹ được khởi công xây cất. Lúc đó nhiều người không tin là kỹ thuật hỏa xa sẽ giúp ích gì cho mọi người. Nhưng theo với thời gian thì xe lửa đã trở thành phương tiện giao thông và chuyên chở đường bộ phổ thông nhất tại Hoa Kỳ.
    Đường hỏa xa dã có một ảnh hưởng lớn trong nền văn hóa Mỹ thế kỷ thứ 19, vượt lên trên tầm mức của một phương tiện giao thông. Chuyến xe lửa, tiếng còi tàu đã đi vào những tác phẩm văn chương của các văn hào Mỹ như Ralph Waldo Emersonm, Nathaniel Hawthorne và Walt Whitman.
    Vào năm 1876, nước Mỹ ăn mừng 100 năm lập quốc. Đến lúc đó thì Hoa Kỳ đã có nhiều phương tiện vận chuyển dân chúng và hàng hóa từ các nông trại đến các thị trấn và thành phố. Thương mại phát triển, chiều hướng kinh tế thay đổi và đời sống của dân chúng được cải thiện.
    Trong vòng 100 năm đầu tiên đó hệ thống giao thông vận tải đã giúp tạo dựng một nền kinh tế mới cho quốc gia.
    Vào năm 1869 đường hỏa xa xuyên bang nối liền bờ biển Thái Bình Dương với Đại Tây Dương được hoàn tất. Từ đó các thị trấn và thành phố có thể mọc lên ở những nơi xa các thủy lộ và bờ biển. Nhưng để cho nền kinh tế phát triển thì nhiều cộng đồng cần phải được nối liền với nhau bằng đường hỏa xa.
    Đường hỏa xa giúp ích rất nhiều cho các ngành công nghiệp, kể cả nông nghiệp. Các nông gia đã có phương cách mới chở sản phẩm đến các cửa khẩu và từ đó tàu bè chuyên chở hàng hóa, sản phẩm của họ đi khắp thế giới.
    Các chuyến xe lửa có những toa tàu chứa nước đá để giữ lạnh các loại thực phẩm như thịt, sữa và các mặt hàng khác để có thể chuyên chở chúng đến những thị trường và chợ búa ở xa mà không bị hư hao.
    Giờ đây thì dân chúng có thể mua được rau cỏ và trái cây tươi quanh năm. Những nông sản ở một số địa phương có thể được phân phối đi toàn quốc. Các trại chủ thường thuê mướn các công nhân từ Á châu và Mehicô đến để làm công việc đồng áng, gặt hái và đóng gói nông sản của họ.
    Đến đầu thế kỷ thứ 20, các thành phố ở Hoa Kỳ đã phát triển mạnh và phương tiện giao thông trong thành phố được thiết lập. Tàu điện, những toa tàu di chuyển trên đường rầy được gắn chặt xuống mặt dường nhựa thành phố, trở thành phương tiện đi lại rất phổ thông cho người dân đô thị, giống như Hà Nội trước đây vậy.
    ( Theo VOA)
  10. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Lịch sử công trình xây đắp hệ thống đường thủy và đường bộ của Hoa Kỳ - Phần 2.​
    Chẳng bao lâu sau khi hệ thống hỏa xa cho toàn quốc và các tàu điện xuất hiện giúp cho việc di chuyển của dân chúng trong thành phố được dễ dàng thì xe hơi bắt đầu được mọi người xử dụng. Nelson Jackson và người bạn đồng hành Sewall Crocker, được nhận vinh dự là hai người đầu tiên băng ngang nước Mỹ bằng xe hơi. Chuyến băng ngang nước Mỹ bằng xe hơi lần đầu tiên năm 1903 mất 63 ngày. Chuyến đi rất gian nan bởi lẽ ngày ấy đường sá cho xe hơi chạy được đâu có bao nhiêu.
    Nhưng không phải chỉ có thế, hai ông còn gặp khó khăn vì xe bị trục trặc giữa đường và thời tiết xấu. Nhưng cuối cùng họ đã chứng minh được rằng di chuyển đường trường bằng xe hơi băng ngang nước Mỹ là điều có thể thực hiện được. Và chuyến đi đã giúp ngành công nghệ xe hơi thu hút được sự chú ý của công chúng.
    Cho tới năm 1930 thì hơn một nửa các gia đình tại Hoa Kỳ sở hữu được một chiếc xe hơi. Đối vơiù nhiều người thì xe hơi là một nhu cầu chứ không chỉ là một món đồ chơi đắt giá nữa. Để đáp ứng với những thay đổi này, các nhà làm luật phải thông qua những luật lệ giao thông mới và tân trang đường xá. Và xe hơi lại cần phải có những dịch vụ đi kèm. Thế là các trạm xăng được mở ra, các cửa tiệm bán vỏ lốp xe và các nơi sửa xe xuất hiện.
    Nhiều ngườøi sử dụng xe hơi để di chuyển, để du lịch, và để di kiếm việc làm. Rồi hệ thống xa lộ được xây dựng và trở thành biểu tượng cho sự tự do và độc lập, người có xe không còn bị lệ thuộc vào những hệ thống di chuyển công cộng nữa. Họ có thể đi bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào mà họ muốn.
    Thế chiến thứ hai kết thúc năm 1945. Tan chiến tranh, những ngừơi lính trẻ được giải ngũ trở về và bắt đầu lập tổ ấm. Những cơ sở kinh doanh, các cửa hàng bắt đầu di dời ra đến ngoài rìa thành phố và các khu ngoại ô bắt đầu phát triển. Hầu hết những gia đình trong các cộng đồng ngoại ô này đều có xe hơi, xe đạp hay xe gắn máy để di chuyển. Xe buýt cũng trở thành một phương tiện di chuyển phổ thông.
    Nhiều khu trung tâm thành phố giờ đây bị xuống dốc về mặt kinh tế.do cư dân dọn ra ngoại ô sinh sống. Giới lãnh đạo các thành phố đã đối phó bằng các đề ra những dự án giao thông hỗ trợ cho công cuộc phát triển các khu vực trung tâm thành phố.
    Đến thập niên 1950 xe điện ngầm là một phương tiện di chuyển rất phổ thông. Cũng vào thời điểm này một số những người khá giả đã có thể sử dụng phương tiện đi lại tân kỳ nhất, là máy bay.
    Nhưng đối với hầu hết những người lái xe hơi, di chuyển đường trường vẫn còn là một trở ngại. Lúc đó chưa có hệ thống xa lộ xuyên bang. Vào năm 1956 Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua một đạo luật gọi là Xa Lộ Được Liên Bang Trợ Giúp. Các kỹ sư công chánh đã thiết kế một hệ thống đường sá dài 65 ngàn kilomét. Họ đã hoạch định thế nào để mỗi thành phố với 100 ngàn dân trở lên sẽ được nối với hệ thống đường giao thông này.
    Phần chính của mạng lưới xa lộ xuyên bang đã được hoàn tất vào khoảng năm 1990 và chính phủ đã phải tiêu tốn hơn 100 ngàn triệu Ðô la. Mạng lưới đường xa lộ xuyên bang đã giúp cho việc đi lại của dân chúng trên toàn quốc tiện lợi hơn, hàng hóa vận chuyển dễ dàng và nó cũng là nguyên nhân làm gia tăng ngành vận chuyển hàng hóa bằng loại xe tải container.
    Hệ thống giao thông của Hoa Kỳ đã bắt đầu bằng ngựa và thuyền, giờ đây bao gồm đủ mọi thứ từ máy bay, xe tải container cho đến xe lửa, xe hơi, xe gắn máy. Thế nhưng về một khía cạnh nào đó thì hệ thống giao thông của Hoa Kỳ lại trở thành nạn nhân của sự thành công của chính nó.
    Rất nhiều nơi đã gặp nạn kẹt xe khi ngày càng có thêm nhiều xe hơi chen chúc khắp các ngả đường. Và có rất nhiều người giờ đây không những chỉ lái xe du lịch mà còn lái loại xe thể thao đa dụng dềnh dàng và xe van cỡ nhỏ và các xe tải nhỏ.
    Đối với một số người khác thì loại xe lai sử dụng vừa xăng vừa điện là giải pháp tốt cho họ. Loại xe này tiết kiệm được xăng và giảm được ô nhiễm. Nhưng ô nhiễm không phải là quan ngại duy nhất trong vấn đề giao thông vận tải. Việc đi lại dễ dàng có nghĩa là các khu gia cư có thể lan rộng ra khắp nơi, như thế cảnh quan thiên nhiên hoang dã ngày càng bị mất dần đi.
    Thế nhưng ngày nọ qua ngày kia, người Mỹ vẫn phải nhờ cậy vào hệ thống giao thông của họ để đi lại và giúp vận hành một nền kinh tế to lớn vào bậc nhất thế giới.
    (VOA)

Chia sẻ trang này