1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tản mạn nước Mỹ ( lượm lặt gần xa)

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi netwalker, 28/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Thung lũng Silicon: Thời kỳ tuột dốc.

    Những câu chuyện mà người ta dược nghe kể lại về đời sống của cư dân vùng thung lũng Silicon hiện nay không có gì lạc quan. Các bà các cô thuộc giai cấp khá giả đem vòng vàng xuyến nhẫn đắt tiền đi bán, những người trẻ chuyên nghiệp trong một sớm một chiều trở thành triệu phú giờ đây bán tống bán tháo những xe hơi đắt tiền của họ đi, và những người thất nghiệp đi kiếm việc làm trở thành những người vô gia cư sống tạm bợ trong xe hơi của họ đậu tại 1 bãi đậu xe của những cửa hàng bách hóa bình dân chờ cơ hội.
    Những câu chuyện như thế trùng hợp với tình hình kinh doanh bết bát của các công ty lớn. Mới đây Sun Microsystems loan báo thải 4400 công nhân, Hãng Apple báo cáo thua lỗ lần đầu tiên trong vòng 2 năm, và các công ty kỹ thuật cao như Intel, Motorola và AMD cũng cho công bố con số thu nhập không mấy khá. 70% các công ty tại đây gia nhập thị trường chứng khoán đều làm ăn thua lỗ.
    Trong khoảng vài năm trở lại đây Silicone Valley đã mất tiêu 88000 công ăn việc làm, tỉ lệ thất nhgiệp lên tới 7%, cao hơn mức trung bình toàn quốc nhiều. Trong quí vừa qua, tỉ lệ những người mua nhà trả góp không có tiền thanh toán trong 3 tháng bị ngân hàng tịch thu nhà tăng 21%, và hàng người trước các cơ quan trợ giúp thực phẩm chưa bao giờ lại dài đến thế kể từ 10 năm nay.
    Tình hình thị trường nhà đất cho thuê như chung cư chẳng hạn cũng đi xuống. Giá thuê chung cư giảm gần 1/3 và các căn hộ bỏ trống không ai thuê mướn gia tăng. Những cơ sở dành để cho thuê làm nơi buôn bán, kinh doanh hay văn phòng cũng cùng chung số phận, giá thuê giảm hơn một nửa.
    Trong lúc ở nhiều nơi khác các loại xe hơi đắt tiền vẩn bán được thì tại thung lũng Silicone, loại xe hơi nhẹ tiền là Mini Cooper lại bán rất chạy.
    Tuy tình hình kinh tế hiện nay có vẻ bi quan như vậy nhưng tinh thần của người dân nơi đây vẫn không hề nao núng. Họ công nhận rằng thung lũng Silicone đang ở trong một chu kỳ đi xuống, nhưng họ cũng vững tin rằng giai đoạn sắp tới sẽ là một chu kỳ tốt đẹp, vì vòng quay của các chu kỳ sẽ nhanh như những cơn lốc, và thung lũng Silicone nói cho cùng, là nơi phát xuất của chiếc bong bóng đầu tư (tạm dịch từ : investment bubble), khi thì trương nở thật lớn rồi có lúc xì hơi xẹp lép.
    Nguyên thủy nơi này từng là chỗ thu hút những người trong phong trào đổ xô đi tìm vàng năm 1848 và sau 1 thời gian phong trào đã chết hẳn. Đến thập niên 1970 nó là thủ đô của các công ty sản xuất bộ phận bán dẫn. Đến giữa thập niên 1980 là trung tâm của ngành sản xuất ổ đĩa máy điện toán. Từ năm 1989 đến 1993 vì sự cắt giảm trong ngành quốc phòng sau thời tổng thống Reagan nên chiếc bong bóng tài chính của thung lũng Silicone lại xì hơi, xẹp lép. Nhưng cái chu kỳ lên xuống tại Silicone Vallley thì không bao giờ ngưng nghỉ.
    Một chuyên gia đầu tư làm cho công ty Voyger Capital, ông Curtis Feeny, vào hơn 2 năm trước, khi các công ty kỹ thuật cao còn ăn nên làm ra như diều gặp gió, đã tiên đoán trước rằng sự phát đạt của các công ty này không phải vĩnh viễn như thế, mà sẽ đi theo từng chu kỳ lên xuống.
    Theo ông Doug Henton thuộc công ty theo dõi chiều hướng kinh tế có tên là Collaborative Economics trụ sở tại Mountain Views sát thung lũng Silicone thì chắc chắn vùng này không rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế tầm cỡ như thời 1930, mà chỉ xuống dốc đến mức như đầu thập niên 1990 mà thôi, so ra thì vẫn còn khá tốt. Giá nhà đất vẫn vững, 1 căn nhà riêng trung bình là 414000 đô la trong tháng 9 vừa qua, nhờ lãi suất thấp. Và các nhà thầu vẫn tiếp tục xây các căn nhà khang trang để bán lại cho khách. Cư dân trong thung lũng này vẫn đang chuẩn bị chờ đợi một chu kỳ trỗi dậy của nền kinh tế.
    Người ta đang thấy một cuộc cách mạng đang âm ỷ hình thành trong sự hòa nhập kỹ thuật sinh học, kỹ thuật tối vi, và kỹ thuật tin học. Công cuộc khảo cứu về Gene đòi hỏi các thảo chương điện toán cùng nhiều máy móc tinh vi và ngành kỹ thuật tối vi cần phải cung ứng những con rô bô mà kích thước chỉ bằng 1phân tử để thực hiện các công tác khảo cứu sinh học thật chính xác. Tỉ lệ chuyên viên được ngành sinh học thu dụng trong năm ngoái đã tăng 4% và theo Trung Tâm Khoa Học Sinh Học trong vùng vịnh San Francisco thì khu vực sinh học tin học và kỹ thuật tối vi đang tạo ra được 120000 công ăn việc làm mới cho vùng thung lũng Silicone.
    Một nhận xét về vùng này cho thấy là trong 30 năm qua người trong vùng đã nảy sinh ra rất nhiều sáng kiến, rồi một hay vài người đã có kinh nghiệm và tài chính bỏ công sức tiền của ra hướng dẫn một số tài năng trẻ vừa ra trường tạo thành những công ty nhỏ phát đạt, nhưng liền sau đó họ lại cất bước theo đuổi những sáng kiến khác. Chính vì lý do này mà họ đã biến thung lũng Silicone thành một nơi năng động đầy sáng kiến nhưng không quá tốt cho ngành ứng dụng.
    Silicone Valley gập cạnh tranh ráo riết từ nước ngoài. Trung Quốc đào tạo được 600000 kỹ sư mỗi năm và vừa xây 7 nhà máy mới sản xuất các bộ phận bán dẫn. Ngành sản xuất nhu liệu của Ấn Độ trị giá 10 tỉ 200 triệu đô la vẫn tăng đều đặn chừng 20% một năm. Trong lãnh vực sinh học tin học thì nước Đức, Anh và Hòa Lan đang ráo riết tiến nhanh. Gần hơn tại nội địa thì thung lũng Silicone bị các công ty tại San Diego, Boston, Colorado và nhiều nơi khác cạnh tranh.
    Thế nhưng dân trong vùng thung lũng này vẫn vững tin vào tương lai. Nếu có ai đó cho rằng vùng này sẽ mất vị thế là thánh địa của ngành kỹ thuật cao vì sự cạnh tranh toàn cầu thì người dân ở đây sẽ trả lời tương tự như lời phát biểu của ông Keith Kennedy, chủ tịch của công ty Joint Venture Silicone Valley như sau: ?oChính văn hóa của vùng chúng tôi mới tạo cho chúng tôi lợi thế chứ không phải là một ngành kỹ thuật đặc thù nào.?
    Trở lại với thực trạng hiện nay của thung lũng Silicone thì cứ nhìn vào m ộtphụ nữ với cô con gái nhỏ ngồi ở bên ngoài một cửa hàng bán thực phẩm trong vùng, bên cạnh là tấm bảng đề ?oTôi đang gặp khó khăn, hết sức cảm ơn mọi sự giúp đỡ.? Phụ nữ này trước đây là một thư ký lành nghề cho 1 công ty tài chính, trở thành vô gia cư đã 6 tháng nay sau một loạt bệnh hoạn đau ốm. Bà cho biết mọi người rất thông cảm cho hoàn cảnh khó khăn và hào hiệp giúp đỡ bà. Bà nói tiếp sau khi nhận được hơn 8 đô la tiền khách qua đường tặng chỉ trong vòng nửa giờ, rằng ?oSo với khoảng thời gian này năm ngoái thì tình hình tốt đẹp hơn nhiều và chẳng bao lâu nữa tôi sẽ trở lại làm việc như xưa.?
    ( Theo VOA)
  2. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Búp bê Emme và búp bê Barbie
    Từ hơn nửa thế kỷ nay búp bê có tên là Barbie doll vẫn làm cho bao nhiêu thế hệ bé gái tại Mỹ say mê, nhưng trong mùa giáng sinh năm nay một kiểu búp bê mới đã được tung ra thị trường, đối nghịch hẳn lại với búp bê Barbie.
    Tại Hoa Kỳ khi nói đến đồ chơi cho trẻ gái thì không ai là không biết con búp bê thời trang Barbie, biểu tượng cho nét đẹp lý tưởng: thân hình thon, dong dỏng cao, mái tóc dài bồng bềnh, chân dài, vai gầy, vòng eo nhỏ tí xíu. Mua con búp bê này không thôi thì không đắt nhưng công ty sản xuất đồ chơi lâu lâu lại cho ra lò ra một loạt những quần áo, phụ tùng mới.
    Nay thì Barbie đi làm y tá, bác sỹ phải có đồng phục áo choàng trắng và cặp sách với đầy đủ ống nghe và dụng cụ y tế, mai thì đi dạ hội trang phục lộng lẫy thướt tha, kèm theo giầy, ví, vòng vàng xuyền nhẫn lóng lánh đầy người v..v. Trẻ con đòi mua cho đủ mọi trang phục và đồ phụ tùng cho con búp bê cưng của các em làm mệt túi tiền của cha me không ít. Từ hơn nửa thế kỷ nay búp bê Barbie đã làm say mê không biết bao nhiêu thế hệ trẻ gái tại nước Mỹ.
    Nhưng búp bê Barbie là biểu trưng của một thân hình quá lý tưởng mà trên thực tế ít phụ nữ nào có được. Tại Hoa Kỳ, cân lượng trung bình của dân chúng nói chung, và của phụ nữ cũng như trẻ con nói riêng, ngày càng tăng lên. Quần áo các bà các cô được các nhà sản xuất đánh số từ 2 đến 16. Phụ nữ Á đông trung bình chỉ mặc từ số 2 là nhỏ nhất đến số 8 hay 10 là cao. Búp bê Barbie từ hơn 50 năm nay vẫn mặc y nguyên số 2, trong khi số trung bình của phụ nữ Mỹ bây giờ là 14 hay 16, hết cỡ, và có những số đặc biệt cho nguời to lớn qúa khổ tới 24.
    Một nửa số người có thân hình quá khổ vẫn cố gắng kiêng khem để sao cho gầy bớt nhưng chẳng mấy ai thành công và cái hình ảnh đẹp thanh nhã như búp bê Barbie đã in sâu trong tiềm thức các bà các cô từ thời còn nhỏ khiến họ càng thất vọng khi mang con búp bê này ra làm ước lệ cái đẹp của phái nữ.
    Thì nay, vào dịp giáng sinh vữa rồi, một búp bê thời trang khác đã ra đời mang tên Emme. Khác hẳn với Barbie, Emme đẫy đà, vai rộng, hông to, theo cha đẻ của Emme, ông Robert Tonner, thì sở dĩ ông cho búp bê Emme có da có thịt ra đời vào lúc này vì dân chúng Mỹ ngày càng nặng ký hơn. Ông nghĩ rằng tung ra thị trường một loại búp bê mạp mạp hơn là điều có lý. Theo ông, búp bê thời trang, không giống như các loại búp bê khác, ?ophải thể hiện những gì đang diễn ra trên thế giới, và búp bê Emme đại diện cho giới phụ nữ to lớn, khỏe mạnh.? Emme là tên một cô kiểu mẫu chuyên trình diễn những thời trang dành cho các phụ nữ đẫy đà của nước Mỹ. Và ông Tonner cũng từng làm việc trong ngành họa kiểu thời trang tại thành phố New York trước khi quay sang sản xuất búp bê 11 năm về trước.
    Theo một cuộc nhgiên cứu mới đây thì hiện nay hơn 2/3 dân chúng Mỹ quá nặng cân, vì thế các tạp chí về thời trang và các cửa tiệm bán quần áo phải đáp ứng nhu cầu cho giới người này bằng cách bán những loại quần áo và tạo những hình ảnh kiểu mẫu khác với loại thân hình mảnh dẻ quá lý tưởng như của búp bê Barbie. Với sự ra đời của búp bê Emme người ta hy vọng là quan niệm về cái đẹp của phụ nữ Mỹ sẽ thay đổi và hình ảnh người đàn bà có da có thịt sẽ được chấp nhận nhiều hơn.
    Tuy nhiên một số dư luận đã bày tỏ sự lo ngại của họ đối với vấn đề sức khỏe nhất là khi búp bê đẫy đà Emme được bán trên thị trường. Emme, cô kiểu mẫu thời trang dành cho những người mập mạp, chỉ là 1 trường hợp đặc biệt. Cô ăn kiêng cữ theo đúng phép dinh dưỡng, tập thể thao và sống điều độ, cô to lớn chỉ vì trời sinh ra cô như vậy, và đây là 1 trường hợp hiếm có.
    Còn theo các nhà dinh dưỡng cho biết thì đa số những người mập là do ăn quá nhiều, ăn không đúng phép dinh dưỡng, ít hoạt động tay chân và không chịu tập thể dục, ngồi suốt ngày trước máy vi tính, trước màn ảnh truyền hình. Thế hệ trẻ em ra đời vào mấy thập niên gần đây mập hơn vì các em thường ngồi xem truyền hình và chơi các trò chơi điện tử. Các trở thành thụ động, bỏ đá banh, ít đạp xe đạp và ít chạy chơi ngoài trời.
    Cha đẻ ra búp bê Emme có thể đã đúng khi tung ra thị trường 1 loại búp bê giống với hình ảnh của quảng đại quần chúng nhưng câu hỏi đặt ra ở đây là: coi một thân hình to lớn đẫy đà là chuyện tự nhiên có phải là 1 thông điệp tốt lành gửi đến cho mọi người hay không ?
    Dĩ nhiên chúng ta không muốn các em gái phải nhịn ăn đến nỗi phát bệnh để sao cho có 1 thân hình thon nhỏ như Barbie, thế nhưng chúng ta có muốn các bà các cô cứ ăn uống thả giàn để chui vừa vào những quần áo số 14, 16 hay số 22, 24 mới vừa hay không?
    Như mọi người đều biết, mập phì là nguyên nhân của nhiều chứng bệnh đưa đến tử vong, bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh đường hô hấp, bệnh hiếm muộn, một số bệnh ung thư và đây chỉ là một ít thí dụ tiêu biểu mà thôi .
    Vì thế nhịn ăn để gầy còn nhỏ bé như Barbie cũng không ổn, mập mạp đẫy đà như Emme cũng chẳng hay, tốt nhất là nên giữ đạo trung dung, quân bình, vừa phải có lẽ là điều tốt nhất cho mọi người, và thị trường búp bê đồ chơi cần phải có một khuôn mẫu khác hơn là Barbie lẫn Emme.
    Đối với người Việt Nam chưa quan ngại về bệnh béo phì lắm nhưng ở Mỹ đã có những lần cảnh sát, cứu hoả đã phải phá cửa nhà để đưa người béo phì đi cấp cứu, người này quá béo không thể bước ra cửa được nữa và cũng đã lâu rồi không ra khỏi nhà.
  3. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Búp bê Emme và búp bê Barbie
    Từ hơn nửa thế kỷ nay búp bê có tên là Barbie doll vẫn làm cho bao nhiêu thế hệ bé gái tại Mỹ say mê, nhưng trong mùa giáng sinh năm nay một kiểu búp bê mới đã được tung ra thị trường, đối nghịch hẳn lại với búp bê Barbie.
    Tại Hoa Kỳ khi nói đến đồ chơi cho trẻ gái thì không ai là không biết con búp bê thời trang Barbie, biểu tượng cho nét đẹp lý tưởng: thân hình thon, dong dỏng cao, mái tóc dài bồng bềnh, chân dài, vai gầy, vòng eo nhỏ tí xíu. Mua con búp bê này không thôi thì không đắt nhưng công ty sản xuất đồ chơi lâu lâu lại cho ra lò ra một loạt những quần áo, phụ tùng mới.
    Nay thì Barbie đi làm y tá, bác sỹ phải có đồng phục áo choàng trắng và cặp sách với đầy đủ ống nghe và dụng cụ y tế, mai thì đi dạ hội trang phục lộng lẫy thướt tha, kèm theo giầy, ví, vòng vàng xuyền nhẫn lóng lánh đầy người v..v. Trẻ con đòi mua cho đủ mọi trang phục và đồ phụ tùng cho con búp bê cưng của các em làm mệt túi tiền của cha me không ít. Từ hơn nửa thế kỷ nay búp bê Barbie đã làm say mê không biết bao nhiêu thế hệ trẻ gái tại nước Mỹ.
    Nhưng búp bê Barbie là biểu trưng của một thân hình quá lý tưởng mà trên thực tế ít phụ nữ nào có được. Tại Hoa Kỳ, cân lượng trung bình của dân chúng nói chung, và của phụ nữ cũng như trẻ con nói riêng, ngày càng tăng lên. Quần áo các bà các cô được các nhà sản xuất đánh số từ 2 đến 16. Phụ nữ Á đông trung bình chỉ mặc từ số 2 là nhỏ nhất đến số 8 hay 10 là cao. Búp bê Barbie từ hơn 50 năm nay vẫn mặc y nguyên số 2, trong khi số trung bình của phụ nữ Mỹ bây giờ là 14 hay 16, hết cỡ, và có những số đặc biệt cho nguời to lớn qúa khổ tới 24.
    Một nửa số người có thân hình quá khổ vẫn cố gắng kiêng khem để sao cho gầy bớt nhưng chẳng mấy ai thành công và cái hình ảnh đẹp thanh nhã như búp bê Barbie đã in sâu trong tiềm thức các bà các cô từ thời còn nhỏ khiến họ càng thất vọng khi mang con búp bê này ra làm ước lệ cái đẹp của phái nữ.
    Thì nay, vào dịp giáng sinh vữa rồi, một búp bê thời trang khác đã ra đời mang tên Emme. Khác hẳn với Barbie, Emme đẫy đà, vai rộng, hông to, theo cha đẻ của Emme, ông Robert Tonner, thì sở dĩ ông cho búp bê Emme có da có thịt ra đời vào lúc này vì dân chúng Mỹ ngày càng nặng ký hơn. Ông nghĩ rằng tung ra thị trường một loại búp bê mạp mạp hơn là điều có lý. Theo ông, búp bê thời trang, không giống như các loại búp bê khác, ?ophải thể hiện những gì đang diễn ra trên thế giới, và búp bê Emme đại diện cho giới phụ nữ to lớn, khỏe mạnh.? Emme là tên một cô kiểu mẫu chuyên trình diễn những thời trang dành cho các phụ nữ đẫy đà của nước Mỹ. Và ông Tonner cũng từng làm việc trong ngành họa kiểu thời trang tại thành phố New York trước khi quay sang sản xuất búp bê 11 năm về trước.
    Theo một cuộc nhgiên cứu mới đây thì hiện nay hơn 2/3 dân chúng Mỹ quá nặng cân, vì thế các tạp chí về thời trang và các cửa tiệm bán quần áo phải đáp ứng nhu cầu cho giới người này bằng cách bán những loại quần áo và tạo những hình ảnh kiểu mẫu khác với loại thân hình mảnh dẻ quá lý tưởng như của búp bê Barbie. Với sự ra đời của búp bê Emme người ta hy vọng là quan niệm về cái đẹp của phụ nữ Mỹ sẽ thay đổi và hình ảnh người đàn bà có da có thịt sẽ được chấp nhận nhiều hơn.
    Tuy nhiên một số dư luận đã bày tỏ sự lo ngại của họ đối với vấn đề sức khỏe nhất là khi búp bê đẫy đà Emme được bán trên thị trường. Emme, cô kiểu mẫu thời trang dành cho những người mập mạp, chỉ là 1 trường hợp đặc biệt. Cô ăn kiêng cữ theo đúng phép dinh dưỡng, tập thể thao và sống điều độ, cô to lớn chỉ vì trời sinh ra cô như vậy, và đây là 1 trường hợp hiếm có.
    Còn theo các nhà dinh dưỡng cho biết thì đa số những người mập là do ăn quá nhiều, ăn không đúng phép dinh dưỡng, ít hoạt động tay chân và không chịu tập thể dục, ngồi suốt ngày trước máy vi tính, trước màn ảnh truyền hình. Thế hệ trẻ em ra đời vào mấy thập niên gần đây mập hơn vì các em thường ngồi xem truyền hình và chơi các trò chơi điện tử. Các trở thành thụ động, bỏ đá banh, ít đạp xe đạp và ít chạy chơi ngoài trời.
    Cha đẻ ra búp bê Emme có thể đã đúng khi tung ra thị trường 1 loại búp bê giống với hình ảnh của quảng đại quần chúng nhưng câu hỏi đặt ra ở đây là: coi một thân hình to lớn đẫy đà là chuyện tự nhiên có phải là 1 thông điệp tốt lành gửi đến cho mọi người hay không ?
    Dĩ nhiên chúng ta không muốn các em gái phải nhịn ăn đến nỗi phát bệnh để sao cho có 1 thân hình thon nhỏ như Barbie, thế nhưng chúng ta có muốn các bà các cô cứ ăn uống thả giàn để chui vừa vào những quần áo số 14, 16 hay số 22, 24 mới vừa hay không?
    Như mọi người đều biết, mập phì là nguyên nhân của nhiều chứng bệnh đưa đến tử vong, bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh đường hô hấp, bệnh hiếm muộn, một số bệnh ung thư và đây chỉ là một ít thí dụ tiêu biểu mà thôi .
    Vì thế nhịn ăn để gầy còn nhỏ bé như Barbie cũng không ổn, mập mạp đẫy đà như Emme cũng chẳng hay, tốt nhất là nên giữ đạo trung dung, quân bình, vừa phải có lẽ là điều tốt nhất cho mọi người, và thị trường búp bê đồ chơi cần phải có một khuôn mẫu khác hơn là Barbie lẫn Emme.
    Đối với người Việt Nam chưa quan ngại về bệnh béo phì lắm nhưng ở Mỹ đã có những lần cảnh sát, cứu hoả đã phải phá cửa nhà để đưa người béo phì đi cấp cứu, người này quá béo không thể bước ra cửa được nữa và cũng đã lâu rồi không ra khỏi nhà.
  4. alleykat

    alleykat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    2.831
    Đã được thích:
    0
    Khi hai nền văn hóa của hàng xóm khác nhau tí xíu .
    Các bạn vào site sau đây để đọc về những nhận xét của một tên hàng xóm Latino viết về nhà bên cạnh da vàng mũi tẹt (rất hy vọng John Doe 8 đây là nguời Tầu !)
    http://www.joespc.com/carlos/redneck.htm

    All you need is Love ...

    Được alleykat sửa chữa / chuyển vào 21:34 ngày 31/07/2003
  5. alleykat

    alleykat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    2.831
    Đã được thích:
    0
    Khi hai nền văn hóa của hàng xóm khác nhau tí xíu .
    Các bạn vào site sau đây để đọc về những nhận xét của một tên hàng xóm Latino viết về nhà bên cạnh da vàng mũi tẹt (rất hy vọng John Doe 8 đây là nguời Tầu !)
    http://www.joespc.com/carlos/redneck.htm

    All you need is Love ...

    Được alleykat sửa chữa / chuyển vào 21:34 ngày 31/07/2003
  6. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Chuyện cái răng khôn.
    Ở Hoa Kỳ, bác sỹ gia đình thường là bác sỹ đa khoa tổng quát, họ chỉ có nhiệm vụ theo dõi sức khoẻ tổng quá của thân chủ và kiểm tra xem cơ thể có hỏng hóc, sự cố gì không và tiên đoán trước để thân chủ có thể tra dầu bôi mỡ, xử lý các bộ phận, mối ốc vít có dấu hiệu trục trặc. Cứ 6 tháng có một lần khám định kỳ. Sống ở xứ Mỹ này, thỉnh thoảng 3-5 năm lại phải test lại toàn bộ hệ thống, từ máu cho đến nước tiểu, v....v để xem có nguy cơ tim mạch , ung thư , cao máu , mỡ máu gì không?
    Tương tự như vậy, bình thường cứ khoảng 6 tháng, nha sỹ gởi giấy hẹn nhắc nhở tôi đi kiểm tra răng miệng và thường cũng chỉ để làm sạch răng miệng. Tôi biết rằng dính đến mấy cái răng miệng là rất đắt tiền ở xứ này, cho nên rất chịu khó vệ sinh, bảo quản răng miệng, hạn chế dùng răng thay dao dĩa , cũng may không có chuyện "chẻ mía" như ngày bé. Mọi việc dăm dắp tuân theo ông nha sỹ. Cho nên ngoài tiền trả thêm (co-payment) cho những lần đi khám định kỳ tôi không có mất thêm khoản chi phí nào.
    Thế nhưng cách đây 3 tháng, sau khi đi khám tổng quát răng miệng định kỳ, ông bác sỹ nha khoa của tôi phán một câu hình như răng khôn của tôi mọc lệch, ảnh hưởng đến chiếc răng bên cạnh, cần phải chụp X-Quang để xem xét, v....v và v...v. Thật là một tin không tốt lành. Tất cả các răng đều tốt, không sứt mẻ, trục trặc, không gây đau đớn phiền toái, tốn tiền bây giờ tự nhiên ở đâu mọc ra một anh răng khôn.
    Khi chụp X-Quang, vị nha sỹ chỉ cho tôi thấy không phải là một cái mà 3 cái răng khôn đang mọc, nhưng chỉ có một cái là có thể nhìn thấy được, hai cái kia vẫn còn ẩn sâu trong hàm và dưới lớp lợi . Cả 3 cái đều mọc ngang thay vì mọc thẳng và có một cái đã chạm đến chiếc răng hàm kế nó.
    Vị nha sỹ của tôi khuyên tôi nên đi nhổ và công việc nhổ này không thể làm ở phòng khám của ông ta mà phải đến bệnh việc vì nếu có việc gì sẽ có ê kíp bác sỹ, cấp cứu trực sẵn.
    Tôi cũng nghe nói là ở Việt Nam người ta thường không nhổ răng khôn. Tôi hỏi ý kiến ông nha sỹ, ông nha sỹ nói là tuỳ theo người, có người răng không sẽ gây ảnh hưởng và phiền phức, có người không nhưng càng về già, mà răng không trở chứng, tỉ lệ rủi ro cao hơn, phẫu thuật sẽ khó hơn, v...v và v...v. Khi còn trẻ cơ thể có sức hơn, khả năng hồi phục và chịu đựng cao hơn và để cho tôi tự quyết định.
    Tôi được giới thiệu đến gặp một vị bác sỹ khác, ở bệnh viện trung tâm, hẹn khám rồi chẩn đoán, chụp phim lại bằng một loại máy chụp mới, hiện đại đắt tiền. Chiếc máy này, chạy vòng quanh cổ của tôi chứ không phải như các máy chụp X-Quang thông thường khác.
    Sau khi chẩn đoán xem xét, các bác sỹ y tá, hội chẩn với tôi và nói rằng việc nhổ răng này khá rủi ro và đòi hỏi tôi phải chuẩn bị sức khoẻ và tư tưởng. Tôi được hẹn đi khám sức khoẻ tổng quát, (chắc là để kiểm tra khả năng sức khoẻ và các rủi ro khác). Sau khi khám sức khoẻ tổng quát xong, tôi được hẹn đi mổ để nhổ 3 cái răng ngày hôm nay.
    Trong thời gian đó, tôi vội vàng lo kiểm tra các thủ tục bảo hiểm, pháp lý khác để nhỡ có chuyện gì gia đình, người thân, mẹ già, còn có khoản bồi thường để bảo đảm kinh tế.
    Hôm nay, tôi có mặt ở bệnh viện từ sớm, không được ăn uống gì từ tối hôm qua, sau khi làm thủ tục nhập viện, các y tá bắt đầu làm thủ tục giấy tờ, các cam kết cần ký ( bất kỳ phẫu thuật naof cũng có rủi ro và bệnh nhân thường phải ký các giấy tờ), thay đồ của bệnh viện. Y tá bắt đầu truyền nước biển. Tôi ngồi chơi ở đó khoảng vài tiếng, để các y tá , kiểm tra lại lần cuối đo nhiệt độ, huyết áp, v....v. Trong suốt khoảng vài tiếng đó có 3 người đến kiểm tra , bắt tôi nói các thông số cá nhân và ngày hôm nay sẽ phẫu thuật gì để so sánh với bảng hồ sơ của họ. (Hình như lúc trước có một anh chàng vận động viên điền kinh bị chấn thương ở đầu gối cần phẫu thuật và bị phẩu thuật mhầm, bị cắt bỏ cái ấy và tiêm hóoc môn nữ tính vì bác sỹ nhầm lẫn với một anh chàng đồng tình luyến ái muốn phẫu thuật thay đổi giới tính . Anh chàng đồng tính luyến ái lại có cùng tên với anh chàng kia hẳn hoi, cho nên bây giờ họ kiểm tra nhiều thông tin cá nhân khác và hỏi phẫu thuật gì, hơn là cái tên không )
    Cuối cùng tôi được một bác sỹ đến thông báo, mô tả về quá trình phãu thuật. Tôi sẽ được cho tiêm thuốc mê để ngủ hoàn toàn, nhóm phẫu thuật sẽ cho một cái ống thở chui qua mũi vào sâu trong họng của tôi và sẽ có một dụng cụ khác để mở rộng miệng và họ sẽ làm phẫu thuật nhổ 3 cái răng.
    Một lúc sau lại đến lượt chuyên viên gây mê đến giải thích quá trình gây mê, trong suốt quá trình đó thỉnh thoảng lại có người y tá hỏi tôi có cần gì không, có yêu cầu gì không? hỏi thăm sức khoẻ của tôi có tốt không? nụ cười của họ luôn luôn ở trên môi, một nụ cười bao dung, hiền từ và ân cần.
    5 phút trước khi bước vào phòng mổ, Ê kíp phẩu thuật ra bắt tay chào hỏi, giới thiệu và nói chức năng của mình. Đúng lúc đó, có vị trưởng khoa đến và xem xét lại hồ sơ của tôi sau khi hội ý với mọi người và đến nói chuyện với tôi, ông chỉ cho tôi thấy một rủi ro khác đó là có đường dây thần kinh chạy ngay sát mấy chiếc răng không đó, và ông bảo rằng ruit ro bị mất cảm giác của môi dưới là rất cao. Hơn nữa tuổi của tôi cung bị rơi vào loại nhỡ cỡ rồi, không già , không trẻ cho nên rủi ro của năm mười năm sau chưa chắc đã hơn bây giờ.
    Nếu tôi để nguyên răng khôn đấy, tôi có một xác xuất là có thể cả 3 cái răng khôn sẽ không gây ảnh hưởng bất lợi gì cho đến cuối đời. ( Lạy trời, phù hộ cho tôi như vậy!) Nếu gây ảnh hưởng, tôi sẽ bị mất thêm 3 cái răng hàm kế cận và ruit ro khi phẫu thuật cao hơn một chút.
    Nhưng vẫn cái chữ nhưng,,,,,,,,
    Đó là nếu chẳng may tôi bị mất cảm giác của đôi môi, tôi có sẵn sàng với cuộc sống đó không? Tôi sẽ không có cảm giác của nụ hôn và nhiều thứ khác nữa Cuộc sống như vậy có bị vô vị không?
    Vị trưởng khoa cho tôi 10 phút suy nghĩ trong khi ông vào hội đàm lại với nhóm phẫu thuật. Tôi thấy về logic là bây giờ rủi ro đã cao hơn rồi, và về mặt mất cảm giác của đôi môi cũng có vẻ phiền toái đây. ( Lúc trước, tôi không có thông tin này, lúc chụp bằng máy X-Quang thường không hiện ra)
    Hơn nữa, theo như thông tin của người trưởng khoa cung cấp tôi vẫn có thể được hưởng thụ cảm giác của đôi môi thêm một thời gian nữa, nếu chẳng may rủi ro mình cũng sẽ chỉ mất thêm 3 cái răng hàm, cái này có thể làm giả được nhưng cảm giác hình như chưa chữa được ( vẫn còn đang nghiên cứu thì phải). Tại sao lại không hưởng thụ cuộc đời nhỉ?
    Tôi hỏi vị trưởng khoa một lần cuối: : Theo ý ông là một người có kinh nghiệm chuyên nghành, tôi phải làm sao?" Ông chỉ cười một nụ cười hiền từ và nói: "Xin lỗi, rất tiếc! Tôi không thể có câu trả lời cho bạn được" ( Tôi hiểu bởi vì nếu chẳng may có chuyện gì xảy ra ngoài ý muốn, có người sẽ có thể kiện tụng, cho nên ông bác sỹ từ chối không trả lời). Tôi thấy ông bác sỹ đã cung cấp rất nhiều thông tin cho nên tôi quyết định là hưởng thụ cuộc đời trước đã, phó mặc ba cái răng khôn cho số mệnh. (Lạy trời! hãy phù hộ cho con!)
    Thế là vị trưởng khoa quay sang công bố, buổi phẫu thuật huỷ bỏ. Tất cả mọi người lại lục tục ra chúc may mắn. Tôi nói xin lôi xvà cám ơn từng người một nhưng tuyệt nhiên không một ai trong số họ cảm thấy phiền lòng mà đều chúc tôi may mắn.
    Thế là mất nửa ngày đến bệnh viện, cả một ê kíp bác sỹ, y tá, chuyên viên phẩu thuật chuẩn bị rồi phải huỷ bỏ nhưng hầu như không ai buồn lòng vì họ luôn luôn xem xét tìm ra những thông tin và cung cấp cho người bệnh để người bệnh có được những quyết định đúng đắn nhất. Họ không ngượng ngùng hay bối rối khi nhận rằng mình đã bỏ qua chi tiết hoặc thiếu xót trong khi chẩn đoán. Họ luôn làm một điều bảo đảm có lợi cho người bệnh nhất, cho dù họ phải nói xin lỗi và nhận những thiếu xót của mình và huỷ bỏ những sự chuẩn bị của cả một ê kíp.
    Tôi đánh giá cao hành động của họ!
    Được netwalker sửa chữa / chuyển vào 07:18 ngày 06/08/2003
  7. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Chuyện cái răng khôn.
    Ở Hoa Kỳ, bác sỹ gia đình thường là bác sỹ đa khoa tổng quát, họ chỉ có nhiệm vụ theo dõi sức khoẻ tổng quá của thân chủ và kiểm tra xem cơ thể có hỏng hóc, sự cố gì không và tiên đoán trước để thân chủ có thể tra dầu bôi mỡ, xử lý các bộ phận, mối ốc vít có dấu hiệu trục trặc. Cứ 6 tháng có một lần khám định kỳ. Sống ở xứ Mỹ này, thỉnh thoảng 3-5 năm lại phải test lại toàn bộ hệ thống, từ máu cho đến nước tiểu, v....v để xem có nguy cơ tim mạch , ung thư , cao máu , mỡ máu gì không?
    Tương tự như vậy, bình thường cứ khoảng 6 tháng, nha sỹ gởi giấy hẹn nhắc nhở tôi đi kiểm tra răng miệng và thường cũng chỉ để làm sạch răng miệng. Tôi biết rằng dính đến mấy cái răng miệng là rất đắt tiền ở xứ này, cho nên rất chịu khó vệ sinh, bảo quản răng miệng, hạn chế dùng răng thay dao dĩa , cũng may không có chuyện "chẻ mía" như ngày bé. Mọi việc dăm dắp tuân theo ông nha sỹ. Cho nên ngoài tiền trả thêm (co-payment) cho những lần đi khám định kỳ tôi không có mất thêm khoản chi phí nào.
    Thế nhưng cách đây 3 tháng, sau khi đi khám tổng quát răng miệng định kỳ, ông bác sỹ nha khoa của tôi phán một câu hình như răng khôn của tôi mọc lệch, ảnh hưởng đến chiếc răng bên cạnh, cần phải chụp X-Quang để xem xét, v....v và v...v. Thật là một tin không tốt lành. Tất cả các răng đều tốt, không sứt mẻ, trục trặc, không gây đau đớn phiền toái, tốn tiền bây giờ tự nhiên ở đâu mọc ra một anh răng khôn.
    Khi chụp X-Quang, vị nha sỹ chỉ cho tôi thấy không phải là một cái mà 3 cái răng khôn đang mọc, nhưng chỉ có một cái là có thể nhìn thấy được, hai cái kia vẫn còn ẩn sâu trong hàm và dưới lớp lợi . Cả 3 cái đều mọc ngang thay vì mọc thẳng và có một cái đã chạm đến chiếc răng hàm kế nó.
    Vị nha sỹ của tôi khuyên tôi nên đi nhổ và công việc nhổ này không thể làm ở phòng khám của ông ta mà phải đến bệnh việc vì nếu có việc gì sẽ có ê kíp bác sỹ, cấp cứu trực sẵn.
    Tôi cũng nghe nói là ở Việt Nam người ta thường không nhổ răng khôn. Tôi hỏi ý kiến ông nha sỹ, ông nha sỹ nói là tuỳ theo người, có người răng không sẽ gây ảnh hưởng và phiền phức, có người không nhưng càng về già, mà răng không trở chứng, tỉ lệ rủi ro cao hơn, phẫu thuật sẽ khó hơn, v...v và v...v. Khi còn trẻ cơ thể có sức hơn, khả năng hồi phục và chịu đựng cao hơn và để cho tôi tự quyết định.
    Tôi được giới thiệu đến gặp một vị bác sỹ khác, ở bệnh viện trung tâm, hẹn khám rồi chẩn đoán, chụp phim lại bằng một loại máy chụp mới, hiện đại đắt tiền. Chiếc máy này, chạy vòng quanh cổ của tôi chứ không phải như các máy chụp X-Quang thông thường khác.
    Sau khi chẩn đoán xem xét, các bác sỹ y tá, hội chẩn với tôi và nói rằng việc nhổ răng này khá rủi ro và đòi hỏi tôi phải chuẩn bị sức khoẻ và tư tưởng. Tôi được hẹn đi khám sức khoẻ tổng quát, (chắc là để kiểm tra khả năng sức khoẻ và các rủi ro khác). Sau khi khám sức khoẻ tổng quát xong, tôi được hẹn đi mổ để nhổ 3 cái răng ngày hôm nay.
    Trong thời gian đó, tôi vội vàng lo kiểm tra các thủ tục bảo hiểm, pháp lý khác để nhỡ có chuyện gì gia đình, người thân, mẹ già, còn có khoản bồi thường để bảo đảm kinh tế.
    Hôm nay, tôi có mặt ở bệnh viện từ sớm, không được ăn uống gì từ tối hôm qua, sau khi làm thủ tục nhập viện, các y tá bắt đầu làm thủ tục giấy tờ, các cam kết cần ký ( bất kỳ phẫu thuật naof cũng có rủi ro và bệnh nhân thường phải ký các giấy tờ), thay đồ của bệnh viện. Y tá bắt đầu truyền nước biển. Tôi ngồi chơi ở đó khoảng vài tiếng, để các y tá , kiểm tra lại lần cuối đo nhiệt độ, huyết áp, v....v. Trong suốt khoảng vài tiếng đó có 3 người đến kiểm tra , bắt tôi nói các thông số cá nhân và ngày hôm nay sẽ phẫu thuật gì để so sánh với bảng hồ sơ của họ. (Hình như lúc trước có một anh chàng vận động viên điền kinh bị chấn thương ở đầu gối cần phẫu thuật và bị phẩu thuật mhầm, bị cắt bỏ cái ấy và tiêm hóoc môn nữ tính vì bác sỹ nhầm lẫn với một anh chàng đồng tình luyến ái muốn phẫu thuật thay đổi giới tính . Anh chàng đồng tính luyến ái lại có cùng tên với anh chàng kia hẳn hoi, cho nên bây giờ họ kiểm tra nhiều thông tin cá nhân khác và hỏi phẫu thuật gì, hơn là cái tên không )
    Cuối cùng tôi được một bác sỹ đến thông báo, mô tả về quá trình phãu thuật. Tôi sẽ được cho tiêm thuốc mê để ngủ hoàn toàn, nhóm phẫu thuật sẽ cho một cái ống thở chui qua mũi vào sâu trong họng của tôi và sẽ có một dụng cụ khác để mở rộng miệng và họ sẽ làm phẫu thuật nhổ 3 cái răng.
    Một lúc sau lại đến lượt chuyên viên gây mê đến giải thích quá trình gây mê, trong suốt quá trình đó thỉnh thoảng lại có người y tá hỏi tôi có cần gì không, có yêu cầu gì không? hỏi thăm sức khoẻ của tôi có tốt không? nụ cười của họ luôn luôn ở trên môi, một nụ cười bao dung, hiền từ và ân cần.
    5 phút trước khi bước vào phòng mổ, Ê kíp phẩu thuật ra bắt tay chào hỏi, giới thiệu và nói chức năng của mình. Đúng lúc đó, có vị trưởng khoa đến và xem xét lại hồ sơ của tôi sau khi hội ý với mọi người và đến nói chuyện với tôi, ông chỉ cho tôi thấy một rủi ro khác đó là có đường dây thần kinh chạy ngay sát mấy chiếc răng không đó, và ông bảo rằng ruit ro bị mất cảm giác của môi dưới là rất cao. Hơn nữa tuổi của tôi cung bị rơi vào loại nhỡ cỡ rồi, không già , không trẻ cho nên rủi ro của năm mười năm sau chưa chắc đã hơn bây giờ.
    Nếu tôi để nguyên răng khôn đấy, tôi có một xác xuất là có thể cả 3 cái răng khôn sẽ không gây ảnh hưởng bất lợi gì cho đến cuối đời. ( Lạy trời, phù hộ cho tôi như vậy!) Nếu gây ảnh hưởng, tôi sẽ bị mất thêm 3 cái răng hàm kế cận và ruit ro khi phẫu thuật cao hơn một chút.
    Nhưng vẫn cái chữ nhưng,,,,,,,,
    Đó là nếu chẳng may tôi bị mất cảm giác của đôi môi, tôi có sẵn sàng với cuộc sống đó không? Tôi sẽ không có cảm giác của nụ hôn và nhiều thứ khác nữa Cuộc sống như vậy có bị vô vị không?
    Vị trưởng khoa cho tôi 10 phút suy nghĩ trong khi ông vào hội đàm lại với nhóm phẫu thuật. Tôi thấy về logic là bây giờ rủi ro đã cao hơn rồi, và về mặt mất cảm giác của đôi môi cũng có vẻ phiền toái đây. ( Lúc trước, tôi không có thông tin này, lúc chụp bằng máy X-Quang thường không hiện ra)
    Hơn nữa, theo như thông tin của người trưởng khoa cung cấp tôi vẫn có thể được hưởng thụ cảm giác của đôi môi thêm một thời gian nữa, nếu chẳng may rủi ro mình cũng sẽ chỉ mất thêm 3 cái răng hàm, cái này có thể làm giả được nhưng cảm giác hình như chưa chữa được ( vẫn còn đang nghiên cứu thì phải). Tại sao lại không hưởng thụ cuộc đời nhỉ?
    Tôi hỏi vị trưởng khoa một lần cuối: : Theo ý ông là một người có kinh nghiệm chuyên nghành, tôi phải làm sao?" Ông chỉ cười một nụ cười hiền từ và nói: "Xin lỗi, rất tiếc! Tôi không thể có câu trả lời cho bạn được" ( Tôi hiểu bởi vì nếu chẳng may có chuyện gì xảy ra ngoài ý muốn, có người sẽ có thể kiện tụng, cho nên ông bác sỹ từ chối không trả lời). Tôi thấy ông bác sỹ đã cung cấp rất nhiều thông tin cho nên tôi quyết định là hưởng thụ cuộc đời trước đã, phó mặc ba cái răng khôn cho số mệnh. (Lạy trời! hãy phù hộ cho con!)
    Thế là vị trưởng khoa quay sang công bố, buổi phẫu thuật huỷ bỏ. Tất cả mọi người lại lục tục ra chúc may mắn. Tôi nói xin lôi xvà cám ơn từng người một nhưng tuyệt nhiên không một ai trong số họ cảm thấy phiền lòng mà đều chúc tôi may mắn.
    Thế là mất nửa ngày đến bệnh viện, cả một ê kíp bác sỹ, y tá, chuyên viên phẩu thuật chuẩn bị rồi phải huỷ bỏ nhưng hầu như không ai buồn lòng vì họ luôn luôn xem xét tìm ra những thông tin và cung cấp cho người bệnh để người bệnh có được những quyết định đúng đắn nhất. Họ không ngượng ngùng hay bối rối khi nhận rằng mình đã bỏ qua chi tiết hoặc thiếu xót trong khi chẩn đoán. Họ luôn làm một điều bảo đảm có lợi cho người bệnh nhất, cho dù họ phải nói xin lỗi và nhận những thiếu xót của mình và huỷ bỏ những sự chuẩn bị của cả một ê kíp.
    Tôi đánh giá cao hành động của họ!
    Được netwalker sửa chữa / chuyển vào 07:18 ngày 06/08/2003
  8. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn.
    Đây là một bài của K.. sưu tầm và post bên VNE, hy vọng sau này K.. sẽ đóng góp các bài viết cho diễn đàn USA.
    =========================================
    Đằng sau hậu trường quyền lực:
    LÀM CÁCH GÌ ĐỂ BẢO VỆ TÍNH MẠNG TỔNG THỐNG MỸ?
    Tâm sự của đoàn cận vệ cảm tử đem mạng sống của mình che chở cho nhà lãnh đạo Hoa Kỳ
    30 triệu đô la để giữ an ninh cho một ứng cử viên tổng thống

    Hà Ngọc
    Câu chuyện dưới đây diễn ra ở Mỹ quốc nhưng cũng là một hoàn cảnh chung của một số quốc gia dân chủ tây phương. Nước càng tự do, nhà lãnh đạo càng phải đương đầu với nhiều bất trắc lớn lao không cứ về mặt chính trị mà riêng về bản thân cũng thường xuyên bị đặt trong tình trạng bất ổn. Nhà nguyên thủ luôn phải xê dịch, xuất hiện trước quần chúng, tiếp xúc và nói chuyện. Cứ mỗi lần như vậy, giữa rừng người tập trung hai bên đường hân hoan chào đón thì lại có biết bao âm mưu đen tối rình rập tìm cách sát hại ông. Vào thời khắc ấy, bộ máy an ninh báo động toàn diện, và đối với những nhân viên có trách nhiệm bảo vệ thì khỏi nói, thần kinh của họ bị căng thẳng hơn lúc nào hết.
    Năm 2000 vừa qua là mùa tranh cử tổng thống Hoa Kỳ. Vì thế, ngoài việc bảo vệ đương kim tổng thống, cơ quan an ninh Mỹ còn phải là ?ocặp mắt thần? bàm sát che chở mạng sống của hai ứng cử viên thuộc về hai đảng Dân Chủ ?" Cộng Hòa trong cuộc chạy đua vào Tòa Bạch Ốc. Và đây cũng là lần đầu tiên người dân Mỹ Quốc và thế giới bên ngoài được nghe biết tường tận về mạng lưới bảo vệ ?omột tổng thống? gay cấn đến nhường nào qua những lời tiết lộ của Dennis Mc Carthy. Ông là người đóng vai trò chủ chốt trong liền 28 năm, ngày đêm giữ gìn an ninh cho 5 vị tổng thống tiền nhiệm mà mạng sống đứng vào hàng bậc nhất hoàn cầu, luôn như sợi chỉ mành treo chuông. Dennis Mc Carthy cùng với những cộng sự viên thân tín của ông đã tuyên thệ hy sinh đời mình để lo cho sinh mệnh Tổng Thống Mỹ trong bất kỳ trường hợp hiểm nghèo nào xẩy ra. Họ đã khổ công tập dượt, ứng phó trước mọi tình huống, nhất là khi đi bên cạnh tổng thống. Họ luôn luôn là những bình phong vô hình hoặc có lúc lại là những chiếc mộc sẵn sàng hứng đạn thay cho tổng thống. Nhưng vẫn chưa một ai trong bọn họ tìm được sự yên tâm cho dù kỹ thuật đề phòng tinh vi đến đâu, vì súng đạn vốn ... vô tình. Và lằn đạn đi, đâu có báo trước từ một hướng nào. Trong rừng người, ở một mái nhà cao vót, tại một góc đường êm ả ... chỗ nào chẳng là cứ điểm phát xuất tiếng nổ chết người, sát hại tổng thống. Bố trí, bảo vệ tuyệt hảo đến đâu vẫn không thể tự liệu được hết, trước những bất ngờ của hoàn cảnh thực tế. Cho nên, sứ mạng bảo đảm an toàn tuyệt đối mạng sống của nhân vật quyền lực bậc nhất thế giới tây phương là một ám ảnh ray rứt 24 trên 24 tiếng trong ngày đối với hệ thống an ninh Mỹ quốc ngày nay.
    Dennis Mc Carthy thổ lộ: Lúc ban mai, khi vừa mở mắt đón những tia sáng bình minh, câu hỏi hãi hùng chứa chất đầu tiên đã hiện đến trong tôi là làm thế nào ngăn chận cho kỳ được một kẻ sát nhân (như lee Harvey Oswald, kẻ bắn cố TT Kenedy). Mối đe dọa ghê gớm kia đeo đuổi chúng tôi đến tận cùng buổi chiều tà nhường chỗ cho màn đêm bao phủ. Tóc xanh của bọn người chúng tôi sớm ngả mầu muối tiêu cũng là điều dễ hiểu. Hoa Kỳ há đã chẳng có một quá khứ lập quốc nặng nề sao, bắt nguồn từ cuộc ?ochinh phục miền Tây? với những năm tháng dài triền miên chìm đắm trong bạo lực, trong súng nổ máu rơi. Lịch sử này, cảnh tượng này làm gì có ở Âu Châu đâu? Chẳng những thế, vì nhiều nguyên nhân xã hội phức tạp, trên đất Mỹ có khá đông những con bệnh thần kinh (đâu chỉ có những âm mưu của phía địch bên ngoài). Họ trút tất cả trách nhiệm vào ông tổng thống. Không công ăn việc làm, gia đình gãy đổ, rồi ngay đến bệnh tật đau đầu nhức óc ...cũng tại tổng thống hết. Có nhiều trường hợp, họ kéo nhau trước Tòa Bạch Cung đòi gặp tổng thống chỉ vì những lý do không đâu vào đâu. Thật tình, hiện tuợng này ít thấy có ở một quốc gia nào khác ngoài Hoa Kỳ.
    Cái khối người hành động vì những động cơ cá nhân này, có chừng 40.000 tản mác trên khắp các tiểu bang. Cơ quan an ninh Liên Bang đều nắm rõ lý lịch và địa chỉ của chúng. Trong số, phân loại, có rất nhiều kẻ ?ocuồng loạn?, ?omê sảng?. Ngoài đường phố qua lại, chúng có vẻ bình thường, cho tới một giây phút bất chợt nào đấy, chúng nhìn thẳng vào... ?omục tiêu? và nổ súng. Đến lúc đó thì không ai kịp đề phòng nữa. Giữa đám nguy hiểm này ?" bọn được nhận diện là ?ocực kỳ nguy hiểm? tình nghi sát hại tổng thống, có khoảng 200 tên. Cứ mỗi dịp tổng thống rời Tòa Bạch Cung đến thăm một nơi nào thì bộ máy an ninh mất ăn mất ngủ. Nhiều phương pháp đối phó được đem áp dụng, bao vây chúng. Chỉ cần có một hai kẻ di chuyển ra khỏi thành phố chúng cư ngụ là đạo quân an ninh bám sát ngay, thông báo cho nhau sát nút. Nhưng đứng trên tất cả vẫn là thiểu số ?ocông dân? không thuộc vào các thành phần trên. Những phần tử này, ngoại hạng. Họ ?ohiền hòa? như bao triệu người khác, chưa hề gây sự lưu ý nào cho guồng máy an ninh, như Lee Oswald, thủ phạm giết TT Kenedy hoặc như John Hinckley, kẻ bắn TT Reagan vào năm 1981. Với các chuyên viên thượng thặng bảo vệ tổng thống thì đây là một ám ảnh khủng khiếp nhất- người ta mệnh danh hung thủ không khác nào những ?otrái bom nổ chậm?.
    Để dẫn chứng, nhà chuyên viên từng ?osống chết? với TT Reagan, ông Dennis Mc Carthy thuật lại câu chuyện nhiều năm về trước: ?oHôm ấy, ngày 30/3/81 vừa kết thúc bài diễn văn trước một cử tọa đông đảo tại sảnh đường Hilton Hoa Thịnh Đốn, TT Reagan cáo biệt ra về Tòa Bạch Ốc. Tôi bước ra trước, đảo mắt nhìn quanh khắp lượt. Hoàn toàn không có gì khả nghi. Chỉ là một quang cảnh khá quen thuộc. Dân chúng tập trung vẫy tay hoan hô, chào mừng tổng thống. Nét vui tươi hiện rõ trên khuôn mặt từng người. Khi tổng thống chỉ còn cách chiếc xe hơi lộng lẫy bọc thép chống đạn độ 5m, bỗng tai tôi nghe như có một tiếng pháo nổ, tiếng nổ từ trái bong bóng của trẻ em thường thả bay lơ lửng thì đúng hơn. Rồi một tiếng thứ hai kế theo liền. Đúng là tiếng súng rồi! Và cùng lúc tôi nhìn thấy nòng súng đưa lên, phản ứng bén nhậy lẹ như tia chớp, tôi lao mình tới phía hung thủ. Mọi sự chỉ diễn ra trong một giây rưỡi đồng hồ nhưng đủ để cho kẻ sát nhân bắn ra 6 viên đạn. Tôi quật ngã y trong khoảnh khắc. Thời gian ấy, TT Reagan còn có thêm cố vấn Bạch Cung James Brady và một nhân viên bảo vệ bị trúng đạn. Quả thật cái điều chúng tôi nơm nớp lo ngại đã đến. Cả đời tôi tập dượt, chuẩn bị ứng phó hàng trăm lần trước những tình huống gay cấn như trên, thường được anh em chúng tôi mệnh danh tắt là ?oA.O.P? (Attack on the President). Tuy nhiên, tập gì thì tập, khi ?otổng thống bị hung thủ ra tay ám hại?, tất cả chúng tôi hoàn toàn hành động theo phản ứng mà phản ứng thích nghi duy nhất là đem thân mình ra đỡ đạn. Chúng tôi triệt để chấp nhận điều này không hề bao giờ thắc mắc.?
    Được netwalker sửa chữa / chuyển vào 06:21 ngày 14/08/2003
  9. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn.
    Đây là một bài của K.. sưu tầm và post bên VNE, hy vọng sau này K.. sẽ đóng góp các bài viết cho diễn đàn USA.
    =========================================
    Đằng sau hậu trường quyền lực:
    LÀM CÁCH GÌ ĐỂ BẢO VỆ TÍNH MẠNG TỔNG THỐNG MỸ?
    Tâm sự của đoàn cận vệ cảm tử đem mạng sống của mình che chở cho nhà lãnh đạo Hoa Kỳ
    30 triệu đô la để giữ an ninh cho một ứng cử viên tổng thống

    Hà Ngọc
    Câu chuyện dưới đây diễn ra ở Mỹ quốc nhưng cũng là một hoàn cảnh chung của một số quốc gia dân chủ tây phương. Nước càng tự do, nhà lãnh đạo càng phải đương đầu với nhiều bất trắc lớn lao không cứ về mặt chính trị mà riêng về bản thân cũng thường xuyên bị đặt trong tình trạng bất ổn. Nhà nguyên thủ luôn phải xê dịch, xuất hiện trước quần chúng, tiếp xúc và nói chuyện. Cứ mỗi lần như vậy, giữa rừng người tập trung hai bên đường hân hoan chào đón thì lại có biết bao âm mưu đen tối rình rập tìm cách sát hại ông. Vào thời khắc ấy, bộ máy an ninh báo động toàn diện, và đối với những nhân viên có trách nhiệm bảo vệ thì khỏi nói, thần kinh của họ bị căng thẳng hơn lúc nào hết.
    Năm 2000 vừa qua là mùa tranh cử tổng thống Hoa Kỳ. Vì thế, ngoài việc bảo vệ đương kim tổng thống, cơ quan an ninh Mỹ còn phải là ?ocặp mắt thần? bàm sát che chở mạng sống của hai ứng cử viên thuộc về hai đảng Dân Chủ ?" Cộng Hòa trong cuộc chạy đua vào Tòa Bạch Ốc. Và đây cũng là lần đầu tiên người dân Mỹ Quốc và thế giới bên ngoài được nghe biết tường tận về mạng lưới bảo vệ ?omột tổng thống? gay cấn đến nhường nào qua những lời tiết lộ của Dennis Mc Carthy. Ông là người đóng vai trò chủ chốt trong liền 28 năm, ngày đêm giữ gìn an ninh cho 5 vị tổng thống tiền nhiệm mà mạng sống đứng vào hàng bậc nhất hoàn cầu, luôn như sợi chỉ mành treo chuông. Dennis Mc Carthy cùng với những cộng sự viên thân tín của ông đã tuyên thệ hy sinh đời mình để lo cho sinh mệnh Tổng Thống Mỹ trong bất kỳ trường hợp hiểm nghèo nào xẩy ra. Họ đã khổ công tập dượt, ứng phó trước mọi tình huống, nhất là khi đi bên cạnh tổng thống. Họ luôn luôn là những bình phong vô hình hoặc có lúc lại là những chiếc mộc sẵn sàng hứng đạn thay cho tổng thống. Nhưng vẫn chưa một ai trong bọn họ tìm được sự yên tâm cho dù kỹ thuật đề phòng tinh vi đến đâu, vì súng đạn vốn ... vô tình. Và lằn đạn đi, đâu có báo trước từ một hướng nào. Trong rừng người, ở một mái nhà cao vót, tại một góc đường êm ả ... chỗ nào chẳng là cứ điểm phát xuất tiếng nổ chết người, sát hại tổng thống. Bố trí, bảo vệ tuyệt hảo đến đâu vẫn không thể tự liệu được hết, trước những bất ngờ của hoàn cảnh thực tế. Cho nên, sứ mạng bảo đảm an toàn tuyệt đối mạng sống của nhân vật quyền lực bậc nhất thế giới tây phương là một ám ảnh ray rứt 24 trên 24 tiếng trong ngày đối với hệ thống an ninh Mỹ quốc ngày nay.
    Dennis Mc Carthy thổ lộ: Lúc ban mai, khi vừa mở mắt đón những tia sáng bình minh, câu hỏi hãi hùng chứa chất đầu tiên đã hiện đến trong tôi là làm thế nào ngăn chận cho kỳ được một kẻ sát nhân (như lee Harvey Oswald, kẻ bắn cố TT Kenedy). Mối đe dọa ghê gớm kia đeo đuổi chúng tôi đến tận cùng buổi chiều tà nhường chỗ cho màn đêm bao phủ. Tóc xanh của bọn người chúng tôi sớm ngả mầu muối tiêu cũng là điều dễ hiểu. Hoa Kỳ há đã chẳng có một quá khứ lập quốc nặng nề sao, bắt nguồn từ cuộc ?ochinh phục miền Tây? với những năm tháng dài triền miên chìm đắm trong bạo lực, trong súng nổ máu rơi. Lịch sử này, cảnh tượng này làm gì có ở Âu Châu đâu? Chẳng những thế, vì nhiều nguyên nhân xã hội phức tạp, trên đất Mỹ có khá đông những con bệnh thần kinh (đâu chỉ có những âm mưu của phía địch bên ngoài). Họ trút tất cả trách nhiệm vào ông tổng thống. Không công ăn việc làm, gia đình gãy đổ, rồi ngay đến bệnh tật đau đầu nhức óc ...cũng tại tổng thống hết. Có nhiều trường hợp, họ kéo nhau trước Tòa Bạch Cung đòi gặp tổng thống chỉ vì những lý do không đâu vào đâu. Thật tình, hiện tuợng này ít thấy có ở một quốc gia nào khác ngoài Hoa Kỳ.
    Cái khối người hành động vì những động cơ cá nhân này, có chừng 40.000 tản mác trên khắp các tiểu bang. Cơ quan an ninh Liên Bang đều nắm rõ lý lịch và địa chỉ của chúng. Trong số, phân loại, có rất nhiều kẻ ?ocuồng loạn?, ?omê sảng?. Ngoài đường phố qua lại, chúng có vẻ bình thường, cho tới một giây phút bất chợt nào đấy, chúng nhìn thẳng vào... ?omục tiêu? và nổ súng. Đến lúc đó thì không ai kịp đề phòng nữa. Giữa đám nguy hiểm này ?" bọn được nhận diện là ?ocực kỳ nguy hiểm? tình nghi sát hại tổng thống, có khoảng 200 tên. Cứ mỗi dịp tổng thống rời Tòa Bạch Cung đến thăm một nơi nào thì bộ máy an ninh mất ăn mất ngủ. Nhiều phương pháp đối phó được đem áp dụng, bao vây chúng. Chỉ cần có một hai kẻ di chuyển ra khỏi thành phố chúng cư ngụ là đạo quân an ninh bám sát ngay, thông báo cho nhau sát nút. Nhưng đứng trên tất cả vẫn là thiểu số ?ocông dân? không thuộc vào các thành phần trên. Những phần tử này, ngoại hạng. Họ ?ohiền hòa? như bao triệu người khác, chưa hề gây sự lưu ý nào cho guồng máy an ninh, như Lee Oswald, thủ phạm giết TT Kenedy hoặc như John Hinckley, kẻ bắn TT Reagan vào năm 1981. Với các chuyên viên thượng thặng bảo vệ tổng thống thì đây là một ám ảnh khủng khiếp nhất- người ta mệnh danh hung thủ không khác nào những ?otrái bom nổ chậm?.
    Để dẫn chứng, nhà chuyên viên từng ?osống chết? với TT Reagan, ông Dennis Mc Carthy thuật lại câu chuyện nhiều năm về trước: ?oHôm ấy, ngày 30/3/81 vừa kết thúc bài diễn văn trước một cử tọa đông đảo tại sảnh đường Hilton Hoa Thịnh Đốn, TT Reagan cáo biệt ra về Tòa Bạch Ốc. Tôi bước ra trước, đảo mắt nhìn quanh khắp lượt. Hoàn toàn không có gì khả nghi. Chỉ là một quang cảnh khá quen thuộc. Dân chúng tập trung vẫy tay hoan hô, chào mừng tổng thống. Nét vui tươi hiện rõ trên khuôn mặt từng người. Khi tổng thống chỉ còn cách chiếc xe hơi lộng lẫy bọc thép chống đạn độ 5m, bỗng tai tôi nghe như có một tiếng pháo nổ, tiếng nổ từ trái bong bóng của trẻ em thường thả bay lơ lửng thì đúng hơn. Rồi một tiếng thứ hai kế theo liền. Đúng là tiếng súng rồi! Và cùng lúc tôi nhìn thấy nòng súng đưa lên, phản ứng bén nhậy lẹ như tia chớp, tôi lao mình tới phía hung thủ. Mọi sự chỉ diễn ra trong một giây rưỡi đồng hồ nhưng đủ để cho kẻ sát nhân bắn ra 6 viên đạn. Tôi quật ngã y trong khoảnh khắc. Thời gian ấy, TT Reagan còn có thêm cố vấn Bạch Cung James Brady và một nhân viên bảo vệ bị trúng đạn. Quả thật cái điều chúng tôi nơm nớp lo ngại đã đến. Cả đời tôi tập dượt, chuẩn bị ứng phó hàng trăm lần trước những tình huống gay cấn như trên, thường được anh em chúng tôi mệnh danh tắt là ?oA.O.P? (Attack on the President). Tuy nhiên, tập gì thì tập, khi ?otổng thống bị hung thủ ra tay ám hại?, tất cả chúng tôi hoàn toàn hành động theo phản ứng mà phản ứng thích nghi duy nhất là đem thân mình ra đỡ đạn. Chúng tôi triệt để chấp nhận điều này không hề bao giờ thắc mắc.?
    Được netwalker sửa chữa / chuyển vào 06:21 ngày 14/08/2003
  10. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Khi được hỏi về nguyên nhân thành lập cơ cấu bảo vệ tổng thống sao lại trao vào tay cơ quan Mật Vụ, và sứ mạng ấy có những siêu bí mật nào, Dennis Mc Carthu giải đáp: ?oNếu có điều bí mật như dư luận muốn biết, chẳng qua chỉ bởi từ cái danh xưng của tổ chức ấy mà thôi. Khởi thủy, thật là một sự trớ trêu, vào năm 1865, cố TT Abraham Lincoln cho lệnh thành lập cơ quan Mật Vụ, và chỉ được ít ngày sau, lại chính TT bị ám sát! Đầu tiên, TT Lincoln muốn tạo ra nó để truy lùng và tiêu diệt bọn tứ chiếng giang hồ hoành hành ở miền Tây Hoa Kỳ. Thành tích bất hảo ở chúng là chuyên ?olàm bạc giả?. Chính phủ Liên Bang cần ?ocài? người của mình vào trong tổ chức của bọn vô chính phủ này. Nhưng phải đợi đến năm 1902, sau vụ ám sát thứ hai xẩy đến cho TT Mc Kinley, quốc hội mới bỏ phiếu chấp thuận đạo luật cho cơ quan Mật Vụ có sứ mạng bảo vệ trực tiếp TT Hoa Kỳ. Và, sở dĩ chọn như vậy cũng là vì ngẫu nhiên thôi, bởi vì cơ quan này ở kế cận Bạch Cung. Mỗi khi có chuyện cần, điều động nhân viên cũng thuận tiện hơn.
    Trong thực tế, không phải vị TT nào cũng ?omuốn được bảo vệ?. Có vị khó chịu ra mặt. Nhưng luật là luật. Tỉ dụ,với TT Jimmy Carter. Ông không có vấn đề gì gay go đặt ra trong suốt nhiệm kỳ . Ông không có ?okẻ thù?. Vì thế, ông bực bội khi thấy đoàn an ninh bao quanh. Có lúc, trong bọn chúng tôi đã phải nhã nhặn thốt ra: ?oThưa tổng thống, chính Quốc Hội đã gửi chúng tôi đến đây. Chúng tôi phải làm tròn bổn phận...? Vai trò của sở Mật Vụ chỉ thực sự bước vào giai đoạn chủ yếu sau ngày cố TT Kenedy bị ám sát ở Dallas. Tình thế ngày lại sôi bỏng hơn. Trong hai thập niên gần đây đã càng rõ ràng thêm, qua các vụ sát hại TNS Robert Kenedy, lãnh tụ da đen Martin Lurther King và những tiếng súng mưu sát nhằm cào thống đốc Wallace, TNS Edward Kenedy. Ngày nay các vị tổng thống kế tục nhau đều đã chịu sử dụng xe bọc thép chống khủng bố mỗi lần xê dịch, và mặc áo lót chống đạn. Chúng tôi vẫn nhớ như in cơn nóng giận của cố TT Lyndon Johnson: Ngày 6.6.1968 sau vụ ứng cử viên Đảng DÂN CHỦ Robert Kenedy (đã có tất cả hy vọng được đề cử ra tranh ghế tổng thống) bị bắn gục, thì vào nửa đêm TT Johnson cho triệu giám đốc sở Mật Vụ Liên Bang đến Bạch Cung gay gắt hạ lệnh: ?oCác ông chỉ có từ giờ đến sáng mai để chuẩn bị. Tôi muốn các ứng cử viên phải được triệt để bảo vệ. Không thể có chuyện đáng tiếc nào xẩy đến nữa.?
    Tính ra, đầu năm 1964, bộ phận an ninh tổng thống có 350 nhân viên. Nay con số lên tới 2000 và còn hơn nữa, trên toàn quốc. Ngân sách dùng vào việc là 850 triệu đô la mỗi năm. Trong mùa tranh cử 1988 trở đi, riêng về mục bảo vệ ứng cử viên TT không dưới 30 triệu Mỹ kim.
    Thời TT Reagan, hàng ngày, mạng lưới an ninh bảo vệ tùy theo thời khóa biểu hoạt động của TT mà tăng giảm con số nhân viên đặc trách. Bình thường là 20. Cao hơn là 200 người. Khi TT đứng trước đám đông quần chúng, tầm mắt của chúng tôi luôn chú ý đến bọn người ?otay đặt trong túi áo, túi quần? Chỉ khi nào họ đưa hai tay ra ánh sáng như mọi người khác, chúng tôi mới thở phào nhẹ nhõm. Riêng về chúng tôi thì đôi tay của chúng tôi không bao giờ được vướng mắc vào vật gì cả. Nghiêm lệnh, là không được phụ giúp ?oĐệ Nhất Phu Nhân? ôm bó hoa hoặc giương cây dù che cho TT. Nếu trời đổ mưa, TT cứ phải chịu đội mưa, chịu ướt mà rời xe bước vào thềm nhà hay ngược lại. Mỗi lần xuất ngoại là cả một vấn đề âu lo đặt ra cho chúng tôi, dù trước đó chúng tôi đã liên hệ mật thiết với cơ quan an ninh của quốc gia đón tiếp, trao đổi kế hoạch. Nhưng có biết bao phức tạp kể không xiết. Xin đưa một hình ảnh cho dễ hiểu: Ngày TT Reagan sang thăm nước Áo, bộ máy bảo vệ tại địa phương có khoảng 2000 đặc vụ. Đoàn chúng tôi đi theo 200 người. Các nhân viên chìm của họ không đeo một sắc hiệu nào. Khi máy bay TT Reagan vừa hạ cánh, cả rừng an ninh ùa ra làm nhiệm vụ của họ. Thật là may, chứ nếu có ai trong bọn họ, vì một lý do nào đấy, đưa tay vào bọc rút súng ra ngoài thì chắc chắn anh em chúng tôi phải hạ sát ngay. Làm sao còn có thời giờ để phân biệt nữa. Theo kinh nghiệm riêng, tôi thấy rằng dễ phối hợp với cơ quan Mật Vụ Nga và Trung Cộng trong việc bảo vệ TT Mỹ khi đặt chân lên vùng đất của họ, vì họ có nhiều biện pháp nghiêm ngặt đối với quần chúng nước họ. Nhưng nói thế thôi, chỉ trừ phi máy bay TT đáp xuống phi trường Hoa Thịnh Đốn, và xe đưa về tận khuôn viên Bạch Cung rồi, lúc đó chúng tôi mới trút được cơn ác mộng.
    Trách nhiệm của chúng tôi nặng nề và những ngày sống của chúng tôi luôn căng thẳng. Trường hợp thê thảm xẩy đến cho cố TT Kenedy ngày xưa còn đeo đẳng một số anh em chúng tôi đến mãi ngày nay. Hôm tai họa ào tới, tất cả bọn họ cảm thấy mình đều là kẻ có tội. Mặc dầu, trước đó, họ đã khẩn khoản đề nghị với TT Kenedy dùng mui xe bằng kính chắn đạn. Nhưng TT quyết liệt từ chối: ?oTôi không muốn bị ngăn cách với dân chúng?, ông nói thế. Người ta đành xin được đứng sau chỗ ngồi của TT, ông khó chịu, trả lời: ?o Tôi không muốn thấy một ai khác hơn trong xe của tôi!? Tất cả ngao ngán đành chịu, cho đến khi những phát súng oan nghiệt dội lên.
    (còn tiếp)

Chia sẻ trang này