1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tản mạn nước Mỹ ( lượm lặt gần xa)

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi netwalker, 28/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Khi được hỏi về nguyên nhân thành lập cơ cấu bảo vệ tổng thống sao lại trao vào tay cơ quan Mật Vụ, và sứ mạng ấy có những siêu bí mật nào, Dennis Mc Carthu giải đáp: ?oNếu có điều bí mật như dư luận muốn biết, chẳng qua chỉ bởi từ cái danh xưng của tổ chức ấy mà thôi. Khởi thủy, thật là một sự trớ trêu, vào năm 1865, cố TT Abraham Lincoln cho lệnh thành lập cơ quan Mật Vụ, và chỉ được ít ngày sau, lại chính TT bị ám sát! Đầu tiên, TT Lincoln muốn tạo ra nó để truy lùng và tiêu diệt bọn tứ chiếng giang hồ hoành hành ở miền Tây Hoa Kỳ. Thành tích bất hảo ở chúng là chuyên ?olàm bạc giả?. Chính phủ Liên Bang cần ?ocài? người của mình vào trong tổ chức của bọn vô chính phủ này. Nhưng phải đợi đến năm 1902, sau vụ ám sát thứ hai xẩy đến cho TT Mc Kinley, quốc hội mới bỏ phiếu chấp thuận đạo luật cho cơ quan Mật Vụ có sứ mạng bảo vệ trực tiếp TT Hoa Kỳ. Và, sở dĩ chọn như vậy cũng là vì ngẫu nhiên thôi, bởi vì cơ quan này ở kế cận Bạch Cung. Mỗi khi có chuyện cần, điều động nhân viên cũng thuận tiện hơn.
    Trong thực tế, không phải vị TT nào cũng ?omuốn được bảo vệ?. Có vị khó chịu ra mặt. Nhưng luật là luật. Tỉ dụ,với TT Jimmy Carter. Ông không có vấn đề gì gay go đặt ra trong suốt nhiệm kỳ . Ông không có ?okẻ thù?. Vì thế, ông bực bội khi thấy đoàn an ninh bao quanh. Có lúc, trong bọn chúng tôi đã phải nhã nhặn thốt ra: ?oThưa tổng thống, chính Quốc Hội đã gửi chúng tôi đến đây. Chúng tôi phải làm tròn bổn phận...? Vai trò của sở Mật Vụ chỉ thực sự bước vào giai đoạn chủ yếu sau ngày cố TT Kenedy bị ám sát ở Dallas. Tình thế ngày lại sôi bỏng hơn. Trong hai thập niên gần đây đã càng rõ ràng thêm, qua các vụ sát hại TNS Robert Kenedy, lãnh tụ da đen Martin Lurther King và những tiếng súng mưu sát nhằm cào thống đốc Wallace, TNS Edward Kenedy. Ngày nay các vị tổng thống kế tục nhau đều đã chịu sử dụng xe bọc thép chống khủng bố mỗi lần xê dịch, và mặc áo lót chống đạn. Chúng tôi vẫn nhớ như in cơn nóng giận của cố TT Lyndon Johnson: Ngày 6.6.1968 sau vụ ứng cử viên Đảng DÂN CHỦ Robert Kenedy (đã có tất cả hy vọng được đề cử ra tranh ghế tổng thống) bị bắn gục, thì vào nửa đêm TT Johnson cho triệu giám đốc sở Mật Vụ Liên Bang đến Bạch Cung gay gắt hạ lệnh: ?oCác ông chỉ có từ giờ đến sáng mai để chuẩn bị. Tôi muốn các ứng cử viên phải được triệt để bảo vệ. Không thể có chuyện đáng tiếc nào xẩy đến nữa.?
    Tính ra, đầu năm 1964, bộ phận an ninh tổng thống có 350 nhân viên. Nay con số lên tới 2000 và còn hơn nữa, trên toàn quốc. Ngân sách dùng vào việc là 850 triệu đô la mỗi năm. Trong mùa tranh cử 1988 trở đi, riêng về mục bảo vệ ứng cử viên TT không dưới 30 triệu Mỹ kim.
    Thời TT Reagan, hàng ngày, mạng lưới an ninh bảo vệ tùy theo thời khóa biểu hoạt động của TT mà tăng giảm con số nhân viên đặc trách. Bình thường là 20. Cao hơn là 200 người. Khi TT đứng trước đám đông quần chúng, tầm mắt của chúng tôi luôn chú ý đến bọn người ?otay đặt trong túi áo, túi quần? Chỉ khi nào họ đưa hai tay ra ánh sáng như mọi người khác, chúng tôi mới thở phào nhẹ nhõm. Riêng về chúng tôi thì đôi tay của chúng tôi không bao giờ được vướng mắc vào vật gì cả. Nghiêm lệnh, là không được phụ giúp ?oĐệ Nhất Phu Nhân? ôm bó hoa hoặc giương cây dù che cho TT. Nếu trời đổ mưa, TT cứ phải chịu đội mưa, chịu ướt mà rời xe bước vào thềm nhà hay ngược lại. Mỗi lần xuất ngoại là cả một vấn đề âu lo đặt ra cho chúng tôi, dù trước đó chúng tôi đã liên hệ mật thiết với cơ quan an ninh của quốc gia đón tiếp, trao đổi kế hoạch. Nhưng có biết bao phức tạp kể không xiết. Xin đưa một hình ảnh cho dễ hiểu: Ngày TT Reagan sang thăm nước Áo, bộ máy bảo vệ tại địa phương có khoảng 2000 đặc vụ. Đoàn chúng tôi đi theo 200 người. Các nhân viên chìm của họ không đeo một sắc hiệu nào. Khi máy bay TT Reagan vừa hạ cánh, cả rừng an ninh ùa ra làm nhiệm vụ của họ. Thật là may, chứ nếu có ai trong bọn họ, vì một lý do nào đấy, đưa tay vào bọc rút súng ra ngoài thì chắc chắn anh em chúng tôi phải hạ sát ngay. Làm sao còn có thời giờ để phân biệt nữa. Theo kinh nghiệm riêng, tôi thấy rằng dễ phối hợp với cơ quan Mật Vụ Nga và Trung Cộng trong việc bảo vệ TT Mỹ khi đặt chân lên vùng đất của họ, vì họ có nhiều biện pháp nghiêm ngặt đối với quần chúng nước họ. Nhưng nói thế thôi, chỉ trừ phi máy bay TT đáp xuống phi trường Hoa Thịnh Đốn, và xe đưa về tận khuôn viên Bạch Cung rồi, lúc đó chúng tôi mới trút được cơn ác mộng.
    Trách nhiệm của chúng tôi nặng nề và những ngày sống của chúng tôi luôn căng thẳng. Trường hợp thê thảm xẩy đến cho cố TT Kenedy ngày xưa còn đeo đẳng một số anh em chúng tôi đến mãi ngày nay. Hôm tai họa ào tới, tất cả bọn họ cảm thấy mình đều là kẻ có tội. Mặc dầu, trước đó, họ đã khẩn khoản đề nghị với TT Kenedy dùng mui xe bằng kính chắn đạn. Nhưng TT quyết liệt từ chối: ?oTôi không muốn bị ngăn cách với dân chúng?, ông nói thế. Người ta đành xin được đứng sau chỗ ngồi của TT, ông khó chịu, trả lời: ?o Tôi không muốn thấy một ai khác hơn trong xe của tôi!? Tất cả ngao ngán đành chịu, cho đến khi những phát súng oan nghiệt dội lên.
    (còn tiếp)
  2. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Chúng tôi làm hết sức mình để phục vụ mạng sống của vị TT Hoa Kỳ. Nhưng lại có những nguyên tắc ?odanh dự? đặt ra cho chúng tôi phải tự bảo vệ nhân phẩm của chúng tôi đến cùng. Tỉ dụ, một hôm TT Johnson muốn chúng tôi dắt con chó quý của ông ra vườn chơi. Đáng tiếc, không một ai trong chung tôi có thể làm việc này dầu biết rằng ông phật ý lắm. Thế rồi, với cái ông ngoại trưởng Kissinger kia cũng vậy. Nhiều lần ra vào toà Bạch Cung, vì vô tình hay cố ý chẳng biết, ông ta cứ quên cái cặp hồ sơ trên xe, và như muốn nhờ chúng tôi ?~xách dùm? cho ông. Lần nào cũng vậy, chúng tôi tế nhị từ khước: ?oXin lỗi giáo sư Kissinger, ông còn bỏ quên chiếc cặp trên xe đấy.?
    Chúng tôi rất gần gũi với vị TT và gia quyến ông. Nhưng vẫn có một khoảng cách, vào những lúc như đã nêu trên. Còn gì thân hơn, ngay vào giờ khắc mở quà Giáng Sinh, chúng tôi đâu có vắng mặt được? Chúng tôi biết rõ cá tính của từng vị. Chúng tôi duy nhất là những người chứng kiến TT Hoa Kỳ mặc ?opyjama? kia mà. Vậy còn có gì xa lạ? Nhưng những điều chúng tôi nghe, thấy đều không dễ nhập vào chúng tôi! Chúng tôi trung thành với lời hứa là không bao giờ tiết lộ sự ?oriêng tư? thuộc về các vị ấy cả. các vị ấy đã tin cậy, tín nhiệm nơi chúng tôi. Chúng tôi không thể ?obội ước?, vi phạm.
    Về cá tính, tôi có thể nói thêm ít nhiều về TT Johnson. Ông nóng nẩy, thiếu tế nhị, thường quên đi, coi chúng tôi như những ?ogia nhân?. Vậy thì vào những lúc ấy, tôi cứ phải nhìn thẳng vào đôi mắt ông lạnh lùng mà nghiêm chỉnh, như để nhắc nhở ông phải rút lại lời nói, cách đối xử, nhất là không thể tiếp tục la lối.
    Thỉnh thoảng tôi cũng có dịp chứng kiến một đôi nét buồn bã lộ ra nơi vị TT ?" tôi muốn nhắc đến trường hợp TT Nixon. Dạo ấy, vụ tai tiếng ?oWatergate? đang ầm lên. TT Nixon bước vào căn phòng bầu dục Tòa Bạch Ốc để ngỏ lời trước công luận , trên đài truyền hình. Lúc kết thúc, TT tiến đến bắt tay chào hỏi các chuyên viên kỹ thuật và ban phụ trách. Ông cũng lại trao đổi với họ đôi lời hài hước vui vẻ. Nhưng khi TT và tôi rời khỏi phòng ấy, bước vào dãy hành lang có nhiều cột đá lúc trời đã sẫm tối, bỗng nhiên ông dừng lại, dáng cách uể oải buồn chán. Không cần biết có tôi ở bên, TT Nixon tựa đầu vào cây cột, ũ rũ, mắt đẫm lệ. Đây là lần đầu, tôi được thấy tận mắt ông đau khổ đến thế. Tôi hết sức muốn lại gần ông, nói với ông rằng tôi cảm thông nỗi buồn của ông vô cùng. Nhưng lý trí lại không cho phép tôi làm thế. Bổn phận của tôi là phải cảnh giác từng giây, bảo vệ sinh mạng của ông. Tuy nhiên tôi vẫn nhòm chừng, chờ ông lấy lại sự bình tĩnh. Và giữa hai chúng tôi, không một ai thốt ra lời nào. Trong tôi, cho đến mãi về sau này, tôi phải nhìn nhận là tôi rất cảm mến TT Nixon.
    Sứ mạng của chúng tôi đòi hỏi sự bén nhậy đến tối đa. Khi vị tổng thống cần đến, chỉ trong khoảnh khắc 2 giây đồng hồ là chúng tôi đã có mặt ở bên cạnh rồi. Anh em chúng tôi vẫn thường đùa, thường mệnh danh ?okhoảng cách? kia là ?o một nhịp đập của trái tim?. Không được để chậm hơn.
    Tại Tòa Bạch Ốc, những phòng riêng của TT và gia đình đều ở từng lầu trên. Tôn trọng khung cảnh ấm cúng riêng tư, chúng tôi không bước lên lầu, chỉ canh phòng ngay chân cầu thang và các lối đi về phía thang máy. Ngoại trừ, dưới thời TT Johnson, ông luôn có cảm nghĩ sợ sệt là bị chết bất thình lình vào đêm khuya, do đó, đã yêu cầu chúng tôi đứng gác ngay trước cửa phòng ông ngủ. Thông thường, việc canh phòng như thế này chỉ xẩy đến vào lúc TT Hoa Kỳ công du ở ngoại quôc mà thôi. Tôi còn nhớ một trường hợp khá buồn cười mà cũng thật ?olên ruột?. Dạo ấy, TT Nixon đi viếng thăm chính thức các nước Âu Châu trong 13 ngày. Đến thủ đô Hung-Gia-Lợi là chặng chót, ông cảm thấy mệt mỏi nhiều. TT nghỉ đêm tại Sứ Quán Mỹ. Lúc đó vào 1 giờ sáng. TT Nixon liên lạc điện đàm với cố vấn Bạch Cung ở Hoa Thịnh Đốn. Bỗng nhiên câu chuyện chấm dứt. Thế nhưng, thật lâu sau phút ấy, điện thoại viên Bạch Cung cảm nhận được điều khác lạ, bất thường, vì tuy đường dây vẫn ?obận?, chưa cúp, mà tiếng nói thì hoàn toàn vắng bặt. Nhân viên phụ trách điện thoại bèn vội báo cho cơ quan Mật Vụ. Nhiều giả thuyết được đặt ra như lằn chớp: TT bị ám sát chăng? Hay, bị chứng tim bất thình lình? Tôi có trách nhiệm bảo vệ kề cận TT, bèn ?obay? lên lầu ngay. Sau phút quan sát hệ thống truyền hình kiểm soát toàn bộ quanh tòa nhà, không thấy gì khả nghi, tôi mở nhẹ cửa phòng. Đèn ngủ đầu giường vẫn bật sáng. TT Nixon đang an giấc ngon lành nhưng ống giây nói thì ...gác nơi vai ông. Thì ra lý do là vậy! Không muốn phá giấc ngủ ở ông, tôi nhẹ nhàng cúi xuống nhấc ống nói ra, TT Nixon giật mình choàng vậy, hoảng hốt, có lẽ lầm nghĩ là đang đối diện với hung thủ định xiết cổ ông. Chỉ một giây thôi, ông nhận ra tôi, ngỏ lời cám ơn.
    Tưởng nên hiểu thêm vị TT Hoa Kỳ nào cũng ý thức được rằng sinh mạng mình như sợi chỉ mành. Vậy thì, giữa đêm khuya khoắt ở ngay vùng cộng sản mà có một bàn tay bí mật đang lần lần xiết vào cuống họng của mình thì sao nhỉ? ...
    Mọi chuyện thuật trên đây dầu đã trôi qua nhưng những việc liên quan đến vấn đề bảo vệ vị nguyên thủ Mỹ quốc cùng các ứng cừ viên TT thì lúc nào cũng có chung một đáp số luôn luôn bất ngờ, căng thẳng. Tôi nhớ lại mùa tranh cử 1988 đã đặt cơ quan Mật Vụ trước một trọng trách nặng nề, phức tạp. Có thể nói rằng bộ máy ấy với 2000 nhân viên bị báo đông thường trực. Các ứng cử viênTT như Bush, Dukakisvà Jessie Jackson gặp nhiều sự đe dọa ghê gớm. Một vài âm mưu hạ sát Jackson được khám phá kịp thời, bị tiêu diệt từ trong trứng nước. May mắn hơn cả là đã phá vỡ kế hoạch của một cặp hung thủ ?oda trắng? quá khích có nhiệm vụ ám sát Jackson vào ngày 4/7/1988, chỉ cách vài hôm trước khi đại hội Đảng Dân Chủ chọn ứng cử viênđại diện chạy đua vào Tòa Bạch Ốc diễn ra.
    Người ta thường thắc mắc tại sao những nhân viên an ninh nước Mỹ cứ hay choàng chiếc áo khoác dài màu xám tro muôn thuở kia, cùng với cặp mắt kính màu đen sậm che kín mắt. Chuyên viên mật vụ Dennis Mc Carthy không ngần ngại nói rõ ra một lần: ?oChúng tôi không chủ trương dấu mặt. Chúng tôi không muốn rằng những kẻ chủ mưu cứ phải nhận ra chúng tôi tại ?ohiện trường?. Yếu tố tâm lý ấycó một ảnh hưởng sâu sắc. Khi nghĩ rằng chúng tôi đang nhìn y, hung thủ phải bận tâm đối phó ?" và dẽ bị để lộ ra những cử chỉ sơ hở. Còn về cặp gọng kính thì để bảo vệ đôi mắt của chúng tôi một khi thủ phạm hắt sơn hay định tạt ác-xít. Ngoài ra, cũng còn để cho hung thủ không thể biết chúng tôi đang nhìn y hay nhìn ai khác- trà trộn trong đám người ngay, kẻ gian sẽ mất đi phần nào sự bình tĩnh cần thiết.
    Và, như muốn giãi bầy tâm sự của một người lấy nghề nghiệp làm lẽ sống, Dennis Mc Carthy say sưa nói: ngày đầu tiên tôi bước vào phục vụ ở Bạch Cung là dưới thời TT Johnson. Tôi vượt qua hàng rào cản với khẩu súng lên đạn sẵn nằm chình ình, trong túi áo tôi, tôi cảm nhận được lòng mình phơi phới: Không còn gì ?obảnh? hơn thế! Tôi nhìn Tổng Thống không biết mỏi mắt. TT Johnson đang gằn giọng trước một nhà lãnh đạo Phi Châu. Từng lời lại từng lời của Tổng Thống lọt vào tai tôi. Tôi có cảm tưởng mình đang được biết tất cả bí mật của các vị thần của loài người trên thế gian này...
    Hà Ngọc
  3. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Chúng tôi làm hết sức mình để phục vụ mạng sống của vị TT Hoa Kỳ. Nhưng lại có những nguyên tắc ?odanh dự? đặt ra cho chúng tôi phải tự bảo vệ nhân phẩm của chúng tôi đến cùng. Tỉ dụ, một hôm TT Johnson muốn chúng tôi dắt con chó quý của ông ra vườn chơi. Đáng tiếc, không một ai trong chung tôi có thể làm việc này dầu biết rằng ông phật ý lắm. Thế rồi, với cái ông ngoại trưởng Kissinger kia cũng vậy. Nhiều lần ra vào toà Bạch Cung, vì vô tình hay cố ý chẳng biết, ông ta cứ quên cái cặp hồ sơ trên xe, và như muốn nhờ chúng tôi ?~xách dùm? cho ông. Lần nào cũng vậy, chúng tôi tế nhị từ khước: ?oXin lỗi giáo sư Kissinger, ông còn bỏ quên chiếc cặp trên xe đấy.?
    Chúng tôi rất gần gũi với vị TT và gia quyến ông. Nhưng vẫn có một khoảng cách, vào những lúc như đã nêu trên. Còn gì thân hơn, ngay vào giờ khắc mở quà Giáng Sinh, chúng tôi đâu có vắng mặt được? Chúng tôi biết rõ cá tính của từng vị. Chúng tôi duy nhất là những người chứng kiến TT Hoa Kỳ mặc ?opyjama? kia mà. Vậy còn có gì xa lạ? Nhưng những điều chúng tôi nghe, thấy đều không dễ nhập vào chúng tôi! Chúng tôi trung thành với lời hứa là không bao giờ tiết lộ sự ?oriêng tư? thuộc về các vị ấy cả. các vị ấy đã tin cậy, tín nhiệm nơi chúng tôi. Chúng tôi không thể ?obội ước?, vi phạm.
    Về cá tính, tôi có thể nói thêm ít nhiều về TT Johnson. Ông nóng nẩy, thiếu tế nhị, thường quên đi, coi chúng tôi như những ?ogia nhân?. Vậy thì vào những lúc ấy, tôi cứ phải nhìn thẳng vào đôi mắt ông lạnh lùng mà nghiêm chỉnh, như để nhắc nhở ông phải rút lại lời nói, cách đối xử, nhất là không thể tiếp tục la lối.
    Thỉnh thoảng tôi cũng có dịp chứng kiến một đôi nét buồn bã lộ ra nơi vị TT ?" tôi muốn nhắc đến trường hợp TT Nixon. Dạo ấy, vụ tai tiếng ?oWatergate? đang ầm lên. TT Nixon bước vào căn phòng bầu dục Tòa Bạch Ốc để ngỏ lời trước công luận , trên đài truyền hình. Lúc kết thúc, TT tiến đến bắt tay chào hỏi các chuyên viên kỹ thuật và ban phụ trách. Ông cũng lại trao đổi với họ đôi lời hài hước vui vẻ. Nhưng khi TT và tôi rời khỏi phòng ấy, bước vào dãy hành lang có nhiều cột đá lúc trời đã sẫm tối, bỗng nhiên ông dừng lại, dáng cách uể oải buồn chán. Không cần biết có tôi ở bên, TT Nixon tựa đầu vào cây cột, ũ rũ, mắt đẫm lệ. Đây là lần đầu, tôi được thấy tận mắt ông đau khổ đến thế. Tôi hết sức muốn lại gần ông, nói với ông rằng tôi cảm thông nỗi buồn của ông vô cùng. Nhưng lý trí lại không cho phép tôi làm thế. Bổn phận của tôi là phải cảnh giác từng giây, bảo vệ sinh mạng của ông. Tuy nhiên tôi vẫn nhòm chừng, chờ ông lấy lại sự bình tĩnh. Và giữa hai chúng tôi, không một ai thốt ra lời nào. Trong tôi, cho đến mãi về sau này, tôi phải nhìn nhận là tôi rất cảm mến TT Nixon.
    Sứ mạng của chúng tôi đòi hỏi sự bén nhậy đến tối đa. Khi vị tổng thống cần đến, chỉ trong khoảnh khắc 2 giây đồng hồ là chúng tôi đã có mặt ở bên cạnh rồi. Anh em chúng tôi vẫn thường đùa, thường mệnh danh ?okhoảng cách? kia là ?o một nhịp đập của trái tim?. Không được để chậm hơn.
    Tại Tòa Bạch Ốc, những phòng riêng của TT và gia đình đều ở từng lầu trên. Tôn trọng khung cảnh ấm cúng riêng tư, chúng tôi không bước lên lầu, chỉ canh phòng ngay chân cầu thang và các lối đi về phía thang máy. Ngoại trừ, dưới thời TT Johnson, ông luôn có cảm nghĩ sợ sệt là bị chết bất thình lình vào đêm khuya, do đó, đã yêu cầu chúng tôi đứng gác ngay trước cửa phòng ông ngủ. Thông thường, việc canh phòng như thế này chỉ xẩy đến vào lúc TT Hoa Kỳ công du ở ngoại quôc mà thôi. Tôi còn nhớ một trường hợp khá buồn cười mà cũng thật ?olên ruột?. Dạo ấy, TT Nixon đi viếng thăm chính thức các nước Âu Châu trong 13 ngày. Đến thủ đô Hung-Gia-Lợi là chặng chót, ông cảm thấy mệt mỏi nhiều. TT nghỉ đêm tại Sứ Quán Mỹ. Lúc đó vào 1 giờ sáng. TT Nixon liên lạc điện đàm với cố vấn Bạch Cung ở Hoa Thịnh Đốn. Bỗng nhiên câu chuyện chấm dứt. Thế nhưng, thật lâu sau phút ấy, điện thoại viên Bạch Cung cảm nhận được điều khác lạ, bất thường, vì tuy đường dây vẫn ?obận?, chưa cúp, mà tiếng nói thì hoàn toàn vắng bặt. Nhân viên phụ trách điện thoại bèn vội báo cho cơ quan Mật Vụ. Nhiều giả thuyết được đặt ra như lằn chớp: TT bị ám sát chăng? Hay, bị chứng tim bất thình lình? Tôi có trách nhiệm bảo vệ kề cận TT, bèn ?obay? lên lầu ngay. Sau phút quan sát hệ thống truyền hình kiểm soát toàn bộ quanh tòa nhà, không thấy gì khả nghi, tôi mở nhẹ cửa phòng. Đèn ngủ đầu giường vẫn bật sáng. TT Nixon đang an giấc ngon lành nhưng ống giây nói thì ...gác nơi vai ông. Thì ra lý do là vậy! Không muốn phá giấc ngủ ở ông, tôi nhẹ nhàng cúi xuống nhấc ống nói ra, TT Nixon giật mình choàng vậy, hoảng hốt, có lẽ lầm nghĩ là đang đối diện với hung thủ định xiết cổ ông. Chỉ một giây thôi, ông nhận ra tôi, ngỏ lời cám ơn.
    Tưởng nên hiểu thêm vị TT Hoa Kỳ nào cũng ý thức được rằng sinh mạng mình như sợi chỉ mành. Vậy thì, giữa đêm khuya khoắt ở ngay vùng cộng sản mà có một bàn tay bí mật đang lần lần xiết vào cuống họng của mình thì sao nhỉ? ...
    Mọi chuyện thuật trên đây dầu đã trôi qua nhưng những việc liên quan đến vấn đề bảo vệ vị nguyên thủ Mỹ quốc cùng các ứng cừ viên TT thì lúc nào cũng có chung một đáp số luôn luôn bất ngờ, căng thẳng. Tôi nhớ lại mùa tranh cử 1988 đã đặt cơ quan Mật Vụ trước một trọng trách nặng nề, phức tạp. Có thể nói rằng bộ máy ấy với 2000 nhân viên bị báo đông thường trực. Các ứng cử viênTT như Bush, Dukakisvà Jessie Jackson gặp nhiều sự đe dọa ghê gớm. Một vài âm mưu hạ sát Jackson được khám phá kịp thời, bị tiêu diệt từ trong trứng nước. May mắn hơn cả là đã phá vỡ kế hoạch của một cặp hung thủ ?oda trắng? quá khích có nhiệm vụ ám sát Jackson vào ngày 4/7/1988, chỉ cách vài hôm trước khi đại hội Đảng Dân Chủ chọn ứng cử viênđại diện chạy đua vào Tòa Bạch Ốc diễn ra.
    Người ta thường thắc mắc tại sao những nhân viên an ninh nước Mỹ cứ hay choàng chiếc áo khoác dài màu xám tro muôn thuở kia, cùng với cặp mắt kính màu đen sậm che kín mắt. Chuyên viên mật vụ Dennis Mc Carthy không ngần ngại nói rõ ra một lần: ?oChúng tôi không chủ trương dấu mặt. Chúng tôi không muốn rằng những kẻ chủ mưu cứ phải nhận ra chúng tôi tại ?ohiện trường?. Yếu tố tâm lý ấycó một ảnh hưởng sâu sắc. Khi nghĩ rằng chúng tôi đang nhìn y, hung thủ phải bận tâm đối phó ?" và dẽ bị để lộ ra những cử chỉ sơ hở. Còn về cặp gọng kính thì để bảo vệ đôi mắt của chúng tôi một khi thủ phạm hắt sơn hay định tạt ác-xít. Ngoài ra, cũng còn để cho hung thủ không thể biết chúng tôi đang nhìn y hay nhìn ai khác- trà trộn trong đám người ngay, kẻ gian sẽ mất đi phần nào sự bình tĩnh cần thiết.
    Và, như muốn giãi bầy tâm sự của một người lấy nghề nghiệp làm lẽ sống, Dennis Mc Carthy say sưa nói: ngày đầu tiên tôi bước vào phục vụ ở Bạch Cung là dưới thời TT Johnson. Tôi vượt qua hàng rào cản với khẩu súng lên đạn sẵn nằm chình ình, trong túi áo tôi, tôi cảm nhận được lòng mình phơi phới: Không còn gì ?obảnh? hơn thế! Tôi nhìn Tổng Thống không biết mỏi mắt. TT Johnson đang gằn giọng trước một nhà lãnh đạo Phi Châu. Từng lời lại từng lời của Tổng Thống lọt vào tai tôi. Tôi có cảm tưởng mình đang được biết tất cả bí mật của các vị thần của loài người trên thế gian này...
    Hà Ngọc
  4. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn,
    Chắc các bạn đã nghe nói về các tình trạng báo động ở Mỹ gần đây, kể từ sau sự kiện 911. Một sự kiện làm thay đổi suy nghĩ và nhận thức của người Mỹ.
    Bài này tôi muốn nói về các tình trang báo động ở Mỹ.
    Tình trạng báo động: từ vàng đến cam

    Kể từ ngày bị tấn công khủng bố, nước Mỹ vẫn được đặt trong tình trạng báo động. Có 5 cấp độ báo động, thấp nhất là xanh là cây, kế đó là xanh nước biển, rồi đến vàng, cam và mức nguy ngập nhất là báo động đỏ.
    Mới đây, tổng thống Bush đã hạ lệnh nâng mức độ báo động lên thêm 1 cấp. Mời quí vị theo dõi các chi tiết sau đây qua một cuộc thực tập ứng phó với mối nguy khủng bố diễn ra tại Washington hôm thứ bảy 8 tháng 2 vừa qua.
    Trong tuần lễ đầu tiên của tháng hai, chính phủ Mỹ đã nâng mức báo động về nguy cơ khùng bố từ vàng lên cam, tức là chỉ dưới mức báo động đỏ có 1 cấp. Báo động đỏ là mức nguy ngập nhất, cho biết là khủng bố đang xảy ra.
    Hôm thứ bảy, em Matthew Myers, 12 tuổi, quị xuống ngay tại trụ sở tòa án thành phố Alexandira, bang Virginia, nơi sát vói tnủ đô Washignton vì hơi độc chết người Hydro Cyanure thoát ra từ cầu thang máy. Em được nhân viên tiếp cưú đặt lên cáng, sau đó thì em thơ thới ra về.
    Chắc chắn không có hơi độc gì cả và em Matthew cũng chẳng sao. Diễn biến vừa được thuật lại cho thính giả nghe chỉ là một phẩn nhỏ trong vụ thực tập để ứng phó trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công khủng bố. Em Matthew cùng với 400 người, đã tham dự cuộc thực tập qui mô nhất có tên là Operation Furies để đối phó trong trường hợp bị tấn công khủng bố bằng các chất độc.
    Bình thường những cuộc diễn tập như thế không thu hút được bao nhiêu sự chú ý của công chúng nhưng đó là chuyện trước ngày 11tháng 9 thôi. Còn bây giờ thì tình trạng đã khác hẳn.
    Cuộc thực tập này dược tổ chức ngay 1 ngày sau khi tổng thống Bush hạ lệnh nâng mức báo động từ vàng sang cam. Theo qui định của mức báo động này thì nhà chức trách phải đưa ra các nỗ lực an ninh cần thiết phối trí vớiquân đội hoặc các cơ quan an ninh, tăng cường thêm cacù biện pháp an ninh tại các cuộc tụ họp công cộng, chuẩn bị làm việc tại một địa điểm khác thay thế cho trụ sở bình thường, hoặc là làm việc với một số nhân viên được phân tán, và hạn chế chỉ cho nhân viên được phép ra vào cơ sở mà thôi.
    Vào buổi sáng thứ bảy trời buốt giá, rất nhiều toán thông tín viên cùng các chính trị gia đã tụ họp đông đủ ở trụ sở tòa án, nơi một xe tải có bồn chứa đã bị lật ngay trên nền đất còn phủ đầy tuyết.
    Cuộc thực tập lần này để giúp các cơ quan hữu trách đo lường mức độ sẵn sàng ứng phó của họ. Những ngươiø tham dự cuộc thực tập này gồm các nhân viên cảnh sát, nhân viên chữa lửa, nhân viên điều tra liên bang tức FBI, cơ quan quản trị công cuộc ứng phó với tình trạng khẩn cấp của bang Virginia, cảnh sát tòa án, và nhân viên thuộc lực lượng đặc biệt của quân đội Hoa Kỳ chuyên ứng phó với các biến cố do bom hóa học và sinh học gây nên.
    Trong cuộc thực tập này các mặt nạ đặc biệt chống hơi độc và và các trang thiết bị kỹ thuật cao khác mới được sản xuất sau ngày 11 tháng 9 đã được đem ra thí nghiệm.
    9 giờ sáng thứ bảy đó, một chất lỏng đáng lẽ là độc hại nhưng trong cuộc thao dượt này chỉ là nước lã, bắt đầu trào ra từ chiếc xe tải có bồn chứa bị lật ngiêng như đã mô tả ở trên. Mặc dù mọi chi tiết trong cuộc thao dượt đã được soạn rất cẩn thận để mọi người không hiểu lầm là báo động thực nhưng nó cũng không phải là khác xa với thực tế, bởi vì nó diễn ra ở một nơi rất gần với nhà giam nơi nghi can khủng bố Zacarias Moussaoui đang chờ được xét xử . Người tổ chức cuộc thực tập này là chỉ huy trưởng lực lượng cứu hỏa của thành phố Alexandria, ông John North, một chuyên gia về các chất độc hại. Kế hoạch cho cuộc thực tập này được ông soạn thảo từ nhiều tháng trước và giữ kín không cho bất cứ người nào tham dự biết trước. Ông đã cố hình dung những gì diễn ra trong đầu của một tên khủng bố để viết ra những chi tiết sao cho cuộc thực tập theo sát với những gì có thể thực sự xảy ra, và ông đã chọn những sản phầm công nghiệp nào mà quân khủng bố có thể dễ dàng thủ đắc nhất đem ra áp dụng.
    Cuộc thực tập diễn ra với 3 chủ điểm chính trong bối cảnh một vụ án gây chú ý của dư luận sắp diễn ra trong tòa thì bất thình lình quân khủng bố lái xe tải như nói ở trên húc vào sân trước của tòa án. Cniec xe lật ngiêng, quân khủng bố lọt được vào bên trong phòng xử thì hai hóa chất dược tung vào trong thang máy tạo thành hơi độc Hydro Cyanure, dĩ nhiên là giả, rồi các nạn nhân được di tản khỏi trụ sở tòa án và được cứu chữa trong các căn lều, trong khi 1 xe bom nổ tung ở cuối con đường .
    Chắc chắn đây chỉ là màn thực tập đối phó trong trường hợp xảy ra khủng bố. Nhưng tin mới nhất cho biết nguy cơ khủng bố có thể xảy ra ngay trong tuần. Giới hữu trách được lệnh phải tăng cường các biện pháp bảo vệ tại biên giới, các phi trường, hải khẩu hệ thống dẫn điện, các đập nước, các mạng lưới tài chính và hệ thống giao thông. Cả khách sạn cũng có thể sẽ trở thành mục tiêu mà quân khủng bố nhắm tới.
    Ngoài chỉ thị gửi cho các cơ quan hữu trách, dân chúng đã được chính phủ khuyến nghị nên dự trữ đồ ăn thức uống đủ dùng trong 3 ngày và các loại băng keo và các tấm plastic để phong kín nhà cửa trong trường hợp bị khủng bố bằng bom bẩn hay bom sinh học, hóa học.
    Cũng vì tin này mà dân chúng đổ xô đi mua nươc đóng chai dự trữ khiến các siêu thị không còn hàng bán. Đời sống của người dân Mỹ đã có những lo ngại mới mà trước khi bị tấn công khủng bố hôm 11 tháng 9 họ chưa từng phải trải qua.
    Theo ông Joseph Samuel Jr., chỉ huy trưởng cảnh sát thị trấn Richmond bang California, kiêm chủ tịch hiệp hội quốc tế của các cảnh sát trưởng, thì nhờ đã dược huấn luyện để đối phó sau ngày 11 tháng 9, những vụ khủng bố, cùng với nguy cơ khó có thể tránh được chiến tranh với Iraq, đã khiến tất cả mọi cơ quan cảnh sát đã được đặt sẵn trong tư thế chuẩn bị ứng phó.
    Theo lời ông cho biết thì nâng cấp mức báo động nguy cơ khủng bố từ vàng sang cam chỉ là một xác nhận thêm những gì mà mọi cơ quan cảnh sát đã dự liệu.
  5. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn,
    Chắc các bạn đã nghe nói về các tình trạng báo động ở Mỹ gần đây, kể từ sau sự kiện 911. Một sự kiện làm thay đổi suy nghĩ và nhận thức của người Mỹ.
    Bài này tôi muốn nói về các tình trang báo động ở Mỹ.
    Tình trạng báo động: từ vàng đến cam

    Kể từ ngày bị tấn công khủng bố, nước Mỹ vẫn được đặt trong tình trạng báo động. Có 5 cấp độ báo động, thấp nhất là xanh là cây, kế đó là xanh nước biển, rồi đến vàng, cam và mức nguy ngập nhất là báo động đỏ.
    Mới đây, tổng thống Bush đã hạ lệnh nâng mức độ báo động lên thêm 1 cấp. Mời quí vị theo dõi các chi tiết sau đây qua một cuộc thực tập ứng phó với mối nguy khủng bố diễn ra tại Washington hôm thứ bảy 8 tháng 2 vừa qua.
    Trong tuần lễ đầu tiên của tháng hai, chính phủ Mỹ đã nâng mức báo động về nguy cơ khùng bố từ vàng lên cam, tức là chỉ dưới mức báo động đỏ có 1 cấp. Báo động đỏ là mức nguy ngập nhất, cho biết là khủng bố đang xảy ra.
    Hôm thứ bảy, em Matthew Myers, 12 tuổi, quị xuống ngay tại trụ sở tòa án thành phố Alexandira, bang Virginia, nơi sát vói tnủ đô Washignton vì hơi độc chết người Hydro Cyanure thoát ra từ cầu thang máy. Em được nhân viên tiếp cưú đặt lên cáng, sau đó thì em thơ thới ra về.
    Chắc chắn không có hơi độc gì cả và em Matthew cũng chẳng sao. Diễn biến vừa được thuật lại cho thính giả nghe chỉ là một phẩn nhỏ trong vụ thực tập để ứng phó trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công khủng bố. Em Matthew cùng với 400 người, đã tham dự cuộc thực tập qui mô nhất có tên là Operation Furies để đối phó trong trường hợp bị tấn công khủng bố bằng các chất độc.
    Bình thường những cuộc diễn tập như thế không thu hút được bao nhiêu sự chú ý của công chúng nhưng đó là chuyện trước ngày 11tháng 9 thôi. Còn bây giờ thì tình trạng đã khác hẳn.
    Cuộc thực tập này dược tổ chức ngay 1 ngày sau khi tổng thống Bush hạ lệnh nâng mức báo động từ vàng sang cam. Theo qui định của mức báo động này thì nhà chức trách phải đưa ra các nỗ lực an ninh cần thiết phối trí vớiquân đội hoặc các cơ quan an ninh, tăng cường thêm cacù biện pháp an ninh tại các cuộc tụ họp công cộng, chuẩn bị làm việc tại một địa điểm khác thay thế cho trụ sở bình thường, hoặc là làm việc với một số nhân viên được phân tán, và hạn chế chỉ cho nhân viên được phép ra vào cơ sở mà thôi.
    Vào buổi sáng thứ bảy trời buốt giá, rất nhiều toán thông tín viên cùng các chính trị gia đã tụ họp đông đủ ở trụ sở tòa án, nơi một xe tải có bồn chứa đã bị lật ngay trên nền đất còn phủ đầy tuyết.
    Cuộc thực tập lần này để giúp các cơ quan hữu trách đo lường mức độ sẵn sàng ứng phó của họ. Những ngươiø tham dự cuộc thực tập này gồm các nhân viên cảnh sát, nhân viên chữa lửa, nhân viên điều tra liên bang tức FBI, cơ quan quản trị công cuộc ứng phó với tình trạng khẩn cấp của bang Virginia, cảnh sát tòa án, và nhân viên thuộc lực lượng đặc biệt của quân đội Hoa Kỳ chuyên ứng phó với các biến cố do bom hóa học và sinh học gây nên.
    Trong cuộc thực tập này các mặt nạ đặc biệt chống hơi độc và và các trang thiết bị kỹ thuật cao khác mới được sản xuất sau ngày 11 tháng 9 đã được đem ra thí nghiệm.
    9 giờ sáng thứ bảy đó, một chất lỏng đáng lẽ là độc hại nhưng trong cuộc thao dượt này chỉ là nước lã, bắt đầu trào ra từ chiếc xe tải có bồn chứa bị lật ngiêng như đã mô tả ở trên. Mặc dù mọi chi tiết trong cuộc thao dượt đã được soạn rất cẩn thận để mọi người không hiểu lầm là báo động thực nhưng nó cũng không phải là khác xa với thực tế, bởi vì nó diễn ra ở một nơi rất gần với nhà giam nơi nghi can khủng bố Zacarias Moussaoui đang chờ được xét xử . Người tổ chức cuộc thực tập này là chỉ huy trưởng lực lượng cứu hỏa của thành phố Alexandria, ông John North, một chuyên gia về các chất độc hại. Kế hoạch cho cuộc thực tập này được ông soạn thảo từ nhiều tháng trước và giữ kín không cho bất cứ người nào tham dự biết trước. Ông đã cố hình dung những gì diễn ra trong đầu của một tên khủng bố để viết ra những chi tiết sao cho cuộc thực tập theo sát với những gì có thể thực sự xảy ra, và ông đã chọn những sản phầm công nghiệp nào mà quân khủng bố có thể dễ dàng thủ đắc nhất đem ra áp dụng.
    Cuộc thực tập diễn ra với 3 chủ điểm chính trong bối cảnh một vụ án gây chú ý của dư luận sắp diễn ra trong tòa thì bất thình lình quân khủng bố lái xe tải như nói ở trên húc vào sân trước của tòa án. Cniec xe lật ngiêng, quân khủng bố lọt được vào bên trong phòng xử thì hai hóa chất dược tung vào trong thang máy tạo thành hơi độc Hydro Cyanure, dĩ nhiên là giả, rồi các nạn nhân được di tản khỏi trụ sở tòa án và được cứu chữa trong các căn lều, trong khi 1 xe bom nổ tung ở cuối con đường .
    Chắc chắn đây chỉ là màn thực tập đối phó trong trường hợp xảy ra khủng bố. Nhưng tin mới nhất cho biết nguy cơ khủng bố có thể xảy ra ngay trong tuần. Giới hữu trách được lệnh phải tăng cường các biện pháp bảo vệ tại biên giới, các phi trường, hải khẩu hệ thống dẫn điện, các đập nước, các mạng lưới tài chính và hệ thống giao thông. Cả khách sạn cũng có thể sẽ trở thành mục tiêu mà quân khủng bố nhắm tới.
    Ngoài chỉ thị gửi cho các cơ quan hữu trách, dân chúng đã được chính phủ khuyến nghị nên dự trữ đồ ăn thức uống đủ dùng trong 3 ngày và các loại băng keo và các tấm plastic để phong kín nhà cửa trong trường hợp bị khủng bố bằng bom bẩn hay bom sinh học, hóa học.
    Cũng vì tin này mà dân chúng đổ xô đi mua nươc đóng chai dự trữ khiến các siêu thị không còn hàng bán. Đời sống của người dân Mỹ đã có những lo ngại mới mà trước khi bị tấn công khủng bố hôm 11 tháng 9 họ chưa từng phải trải qua.
    Theo ông Joseph Samuel Jr., chỉ huy trưởng cảnh sát thị trấn Richmond bang California, kiêm chủ tịch hiệp hội quốc tế của các cảnh sát trưởng, thì nhờ đã dược huấn luyện để đối phó sau ngày 11 tháng 9, những vụ khủng bố, cùng với nguy cơ khó có thể tránh được chiến tranh với Iraq, đã khiến tất cả mọi cơ quan cảnh sát đã được đặt sẵn trong tư thế chuẩn bị ứng phó.
    Theo lời ông cho biết thì nâng cấp mức báo động nguy cơ khủng bố từ vàng sang cam chỉ là một xác nhận thêm những gì mà mọi cơ quan cảnh sát đã dự liệu.
  6. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn,
    Chắc các bạn đã nghe nhiều những lời bình luận về các cuộc chiến tranh của Mỹ gần đây có phần nào liên quan đến lĩnh vực dầu lửa. Từ chiến tranh vùng Vịnh lần thứ Nhất cho đến chiến tranh Iraq vừa qua.
    Qua bài này của Kỹ sư Phan do K...sưu tầm, tôi hy vọng sẽ đem đến cho các bạn những thông tin thú vị về nghành công nghiệp mũi nhọn này. ( Cám ơn K... )
    ========================================
    BẠN BIẾT GÌ VỀ HÃNG DẦU HỎA?
    Kỹ sư Sagant Phan
    Nói về sức mạnh của dòng họ, không có nghĩa là dòng họ đó nổi tiếng về cử tạ hay vác gạo đoạt giải nhất. Nhưng đó là sức mạnh của đồng tiền, của thế lực. Thực ra sức mạnh của đồng tiền sẽ át hơn hết. Như dòng họ Rockerfeller là sức mạnh về tiền. Sức mạnh này hiện nay vẫn còn khủng khiếp. Chuyện này sẽ nói đến lần sau. Sức mạnh của công ty dầu lửa, từ trước đến giờ mình chỉ nghe mơ hồ. Ðổ xăng từ đó đến giờ, từ lúc biết lái xe, gần mòn vòi xăng của trạm xăng mà nói đến sức mạnh của công ty dầu hỏa, thì hầu như ai cũng đều cà lăm.
    Xứ Mỹ có rât nhiều hãng dầu xăng, xứ Pháp cũng vậy. Nhưng muốn đứng đầu Top 10 thiên hạ không phải là chuyện dễ. Còn muốn biết đến sức mạnh của nó thì chỉ còn có nước trở thành hội viên (stock- holder) thì hi vọng được hãng dầu hỏa gởi báo cáo cho xem.
    Sau đây là hãng dầu hỏa Exxon mà mọi người trên thế giới đều nể hết. Sức mạnh của nó như vầy.
    Khoảng chừng 5 năm trở lại, Exxon đã có nhiều may mắn phi thường cho hãng. Ðoàn thám hiểm (exploration, thiệt danh từ này cũng không ổn, nhưng kẹt chữ đành xài tạm vậy) và nhóm sản xuất dầu hỏa đem lợi nhuận thường niên cho hãng trung bình là $4 tỉ USD. Năm 1996 với số tiền lời đó lên đến hơn $5 tỉ USD. Nhờ rất nhiều yếu tố mang đến. Yếu tố đầu tiên là lượng tiêu thụ xăng tăng lên, thứ nhì là phẩm chất tăng tiến nhiều hơn xưa, còn yếu tố quan trọng là đào đâu trúng mối đó.
    Harry Longwell (phó giám đốc ban thám hiểm và sản xuất) mừng hết lớn khi tuyên bố với nhóm Quản Trị là năm 1996 hãng Exxon đào 2 lổ dầu, thì trúng một lổ dầu. Có nghĩa là thành tích hơn mọi hãng dầu hỏa khác.
    Năm 1996 Exxon bán ra thị trường tiêu thụ về dầu hỏa và khí đốt đến 1 tỉ thùng barrel (42 gallons). Như là đổ đầy bình xăng cho tất cả mọi xe du lịch trên thế giới chaỵ được 3 tháng. Nhưng sức mạnh tiềm tàng của Exxon mà các hãng dầu hỏa nào cũng ngán là kho của nó còn nhiều hơn nữa. Chẳng lẽ bán ráo rồi ngồi chơi chờ kiếp sau?
    Và cũng không hẳn là mình tuyên bố là mình còn rất nhiều trong kho, rồi ai muốn tin hay không tin thì kệ. Muốn được chấp nhận trên thị trường chứng khoáng là còn trong kho rất nhiều thì phải có một cơ quan của chính phủ đến kiểm soát thì mới được tuyên bố là còn nhiều trong kho.
    Cơ quan đó là SEC (Security Exchange Commission), cơ quan SEC định nghĩa là: có khả năng thật sự để phân phối, bán ra số lượng về dầu thô, khí đốt mà bản đồ chứng minh có những giếng có mức lượng lớn.
    Nghe cái này cũng đủ thấy ghét công ty SEC của chính phủ rồi. Dĩ nhiên chính phủ nào cũng vậy, họ nói thường dẫn những danh từ họ nói ra dân suy nghĩ kiểu nào cũng thấy trúng hết. Nhưng mình biết rõ ràng là những tay tuyên bố điều đó nó đâu có tin.
    Năm 1996 Exxon bán ra đến 1 tỉ thùng dầu kể cả khí đốt, và trong năm đó họ đã tìm được những nguồn mỏ khác đến 1.2 tỉ thùng dầu hỏa kể cả khí đốt để mà thay thế số lượng vừa bán ra và bốc hơi mất trong không gian.
    Nhớ là những năm gần qua, cũng nhờ Nga Sô tan rã nên Exxon rất có lợi. Họ gặp may tại North Sea, tại Vịnh Mexico, và tại Azerbaijan gần Black Sea thuộc Nga xưa. Rồi may mắn trúng mánh ở Prudhoe Bay (Alaska). Rồi nhờ kỹ thuật tân tiến hiện nay như cách tiết kiệm hay cách chắt bóp thêm những nơi bị vung vãi.
    Họ là những công ty dầu hỏa lớn, và họ được chính phủ thích hay thân thương họ. Xứ nào cũng thân thương họ hết. Và họ cũng thích chơi chữ cho dân tiêu thụ tin tưởng họ.
    Họ cho rằng Resource base của họ gồm phần resource base và proved reserve (mấy danh từ này dịch làm chi cho nhức đầu cả đôi bên). Exxon cho rằng họ có đến 40 tỉ thùng phuy (40 billion barrels) trong mục resource base của họ, còn 13.7 tỉ barrels nằm trong kho sẵn sàng bán ra.
    Với danh từ chơi chữ của họ, dĩ nhiên đố ai mà mò chính xác cho ra con số thiệt sự của họ. Những tay thanh tra chính phủ dể mà đánh thuế cho đúng thì bị họ mướn giá gấp 3 lần lương chính phủ nữa và tiền chia lời cổ phiếu trên thị trường stock ở New York. Dĩ nhiên chừa lại những tay thanh tra lọng cọng cho chính phủ xài đỡ, chờ khi giỏi nghề sắp sửa khám phá ra sự thật thì họ sẽ mướn tiếp. Hãng dầu họ đào mỏ, rồi họ gắn máy bơm và đồng hồ, rồi họ báo cáo, mình chỉ việc trở thành nghị gật mà thôi.
    Họ đến xứ nào cũng vậy, rất nhiều quà cáp hậu hĩnh. Chính phủ cưng họ ra mặt. Họ đào mỏ, có dầu rồi họ mừng tiệc lên báo chí, rồi máy bơm của họ, đồng hồ tính tiền đóng thuế cũng của họ, và tàu bè chuyên chở cũng của họ luôn.
    Tại hãng Exxon có một ban tuy nhỏ nhưng sức mạnh vô cùng vĩ đại. Họ có toàn quyền cho người đi tìm mỏ, họ đến nói chuyện với chính phủ bằng thảm đỏ của chính phủ trải ra, ban này lượng định mỏ có đủ lợi gấp 5 lần theo giấy tờ tính không.
    (còn tiếp)
  7. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn,
    Chắc các bạn đã nghe nhiều những lời bình luận về các cuộc chiến tranh của Mỹ gần đây có phần nào liên quan đến lĩnh vực dầu lửa. Từ chiến tranh vùng Vịnh lần thứ Nhất cho đến chiến tranh Iraq vừa qua.
    Qua bài này của Kỹ sư Phan do K...sưu tầm, tôi hy vọng sẽ đem đến cho các bạn những thông tin thú vị về nghành công nghiệp mũi nhọn này. ( Cám ơn K... )
    ========================================
    BẠN BIẾT GÌ VỀ HÃNG DẦU HỎA?
    Kỹ sư Sagant Phan
    Nói về sức mạnh của dòng họ, không có nghĩa là dòng họ đó nổi tiếng về cử tạ hay vác gạo đoạt giải nhất. Nhưng đó là sức mạnh của đồng tiền, của thế lực. Thực ra sức mạnh của đồng tiền sẽ át hơn hết. Như dòng họ Rockerfeller là sức mạnh về tiền. Sức mạnh này hiện nay vẫn còn khủng khiếp. Chuyện này sẽ nói đến lần sau. Sức mạnh của công ty dầu lửa, từ trước đến giờ mình chỉ nghe mơ hồ. Ðổ xăng từ đó đến giờ, từ lúc biết lái xe, gần mòn vòi xăng của trạm xăng mà nói đến sức mạnh của công ty dầu hỏa, thì hầu như ai cũng đều cà lăm.
    Xứ Mỹ có rât nhiều hãng dầu xăng, xứ Pháp cũng vậy. Nhưng muốn đứng đầu Top 10 thiên hạ không phải là chuyện dễ. Còn muốn biết đến sức mạnh của nó thì chỉ còn có nước trở thành hội viên (stock- holder) thì hi vọng được hãng dầu hỏa gởi báo cáo cho xem.
    Sau đây là hãng dầu hỏa Exxon mà mọi người trên thế giới đều nể hết. Sức mạnh của nó như vầy.
    Khoảng chừng 5 năm trở lại, Exxon đã có nhiều may mắn phi thường cho hãng. Ðoàn thám hiểm (exploration, thiệt danh từ này cũng không ổn, nhưng kẹt chữ đành xài tạm vậy) và nhóm sản xuất dầu hỏa đem lợi nhuận thường niên cho hãng trung bình là $4 tỉ USD. Năm 1996 với số tiền lời đó lên đến hơn $5 tỉ USD. Nhờ rất nhiều yếu tố mang đến. Yếu tố đầu tiên là lượng tiêu thụ xăng tăng lên, thứ nhì là phẩm chất tăng tiến nhiều hơn xưa, còn yếu tố quan trọng là đào đâu trúng mối đó.
    Harry Longwell (phó giám đốc ban thám hiểm và sản xuất) mừng hết lớn khi tuyên bố với nhóm Quản Trị là năm 1996 hãng Exxon đào 2 lổ dầu, thì trúng một lổ dầu. Có nghĩa là thành tích hơn mọi hãng dầu hỏa khác.
    Năm 1996 Exxon bán ra thị trường tiêu thụ về dầu hỏa và khí đốt đến 1 tỉ thùng barrel (42 gallons). Như là đổ đầy bình xăng cho tất cả mọi xe du lịch trên thế giới chaỵ được 3 tháng. Nhưng sức mạnh tiềm tàng của Exxon mà các hãng dầu hỏa nào cũng ngán là kho của nó còn nhiều hơn nữa. Chẳng lẽ bán ráo rồi ngồi chơi chờ kiếp sau?
    Và cũng không hẳn là mình tuyên bố là mình còn rất nhiều trong kho, rồi ai muốn tin hay không tin thì kệ. Muốn được chấp nhận trên thị trường chứng khoáng là còn trong kho rất nhiều thì phải có một cơ quan của chính phủ đến kiểm soát thì mới được tuyên bố là còn nhiều trong kho.
    Cơ quan đó là SEC (Security Exchange Commission), cơ quan SEC định nghĩa là: có khả năng thật sự để phân phối, bán ra số lượng về dầu thô, khí đốt mà bản đồ chứng minh có những giếng có mức lượng lớn.
    Nghe cái này cũng đủ thấy ghét công ty SEC của chính phủ rồi. Dĩ nhiên chính phủ nào cũng vậy, họ nói thường dẫn những danh từ họ nói ra dân suy nghĩ kiểu nào cũng thấy trúng hết. Nhưng mình biết rõ ràng là những tay tuyên bố điều đó nó đâu có tin.
    Năm 1996 Exxon bán ra đến 1 tỉ thùng dầu kể cả khí đốt, và trong năm đó họ đã tìm được những nguồn mỏ khác đến 1.2 tỉ thùng dầu hỏa kể cả khí đốt để mà thay thế số lượng vừa bán ra và bốc hơi mất trong không gian.
    Nhớ là những năm gần qua, cũng nhờ Nga Sô tan rã nên Exxon rất có lợi. Họ gặp may tại North Sea, tại Vịnh Mexico, và tại Azerbaijan gần Black Sea thuộc Nga xưa. Rồi may mắn trúng mánh ở Prudhoe Bay (Alaska). Rồi nhờ kỹ thuật tân tiến hiện nay như cách tiết kiệm hay cách chắt bóp thêm những nơi bị vung vãi.
    Họ là những công ty dầu hỏa lớn, và họ được chính phủ thích hay thân thương họ. Xứ nào cũng thân thương họ hết. Và họ cũng thích chơi chữ cho dân tiêu thụ tin tưởng họ.
    Họ cho rằng Resource base của họ gồm phần resource base và proved reserve (mấy danh từ này dịch làm chi cho nhức đầu cả đôi bên). Exxon cho rằng họ có đến 40 tỉ thùng phuy (40 billion barrels) trong mục resource base của họ, còn 13.7 tỉ barrels nằm trong kho sẵn sàng bán ra.
    Với danh từ chơi chữ của họ, dĩ nhiên đố ai mà mò chính xác cho ra con số thiệt sự của họ. Những tay thanh tra chính phủ dể mà đánh thuế cho đúng thì bị họ mướn giá gấp 3 lần lương chính phủ nữa và tiền chia lời cổ phiếu trên thị trường stock ở New York. Dĩ nhiên chừa lại những tay thanh tra lọng cọng cho chính phủ xài đỡ, chờ khi giỏi nghề sắp sửa khám phá ra sự thật thì họ sẽ mướn tiếp. Hãng dầu họ đào mỏ, rồi họ gắn máy bơm và đồng hồ, rồi họ báo cáo, mình chỉ việc trở thành nghị gật mà thôi.
    Họ đến xứ nào cũng vậy, rất nhiều quà cáp hậu hĩnh. Chính phủ cưng họ ra mặt. Họ đào mỏ, có dầu rồi họ mừng tiệc lên báo chí, rồi máy bơm của họ, đồng hồ tính tiền đóng thuế cũng của họ, và tàu bè chuyên chở cũng của họ luôn.
    Tại hãng Exxon có một ban tuy nhỏ nhưng sức mạnh vô cùng vĩ đại. Họ có toàn quyền cho người đi tìm mỏ, họ đến nói chuyện với chính phủ bằng thảm đỏ của chính phủ trải ra, ban này lượng định mỏ có đủ lợi gấp 5 lần theo giấy tờ tính không.
    (còn tiếp)
  8. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Họ biết Nga (Russia) cũng chứa sản lượng dầu dưới lòng đất nhiều phi thường, nhưng họ không dám tuyên bố nhiều vì sợ khối Á Rập giận và chính phủ Nga đòi chia phần lời hơn nữa thì họ không vui. Tại quần đảo Sakhalin (gần Nhật) họ được chia 30 phần lời. Cũng vì vậy mà chính phủ Nhật kể như là mãi mãi mất đi dầu lửa. Trong khu vực Sakhalin đó họ ước tính có nguồn dự trữ đến 2.5 tỉ thùng dầu thô và 15 ngàn tỉ (15 trillions) cubic khí đốt. Năm 2001 sẵn sàng bơm lên. Tại Timan Pechora (cách Moscow gần 1000 miles về cực bắc) Exxon có hơn 1 tỉ thùng dầu thô. Tại Azerbajian, Exxon có hơn 5 tỉ thùng dầu thô và sẽ đưa lên mặt đất nay mai.
    Tại Kazakstan họ chủ quyền 50% với chính phủ về đất đai mà họ mua lên đến hơn 3 triệu mẫu đất, dĩ nhiên để đào dầu chớ không phải để trồng trọt.
    Ðoàn thám hiểm về dầu hiện nay đã thọt mũi khoan xuống trung tâm Phi Châu rồi. Tại xứ Chad (Phi Châu) họ có khoảng gần 900 triệu barrel thùng dầu thô. Tại Niger họ làm sở hữu đất đến 7 triệu mẫu đất.
    Riêng điều vô cùng đặc biệt. Năm 1979 họ biết Trung Hoa trước sau gì cũng làm bá chủ Á Châu, nên họ dồn sức mạnh rất nhiều về China. Họ đã trả tiền sòng phẳng cho chính phủ Trung Quốc quyền sở hữu từ đất liền và ngoài khi lên đến 17 triệu mẫu đất và hải phận. Dĩ nhiên Trung Quốc phải đi xuống nữa và gặp Việt Nam làm kỳ đà cản mũi và kéo theo Phillippine nhào vô sẵn sàng gây sự về hải phận Trường Sa. 1996 Exxon khám phá ra ngoài khơi Na Uy và Anh Quốc có rất nhiều dầu lửa dưới thềm lục địa.
    Có nghĩa là cờ Exxon của họ bay gần hết địa cầu và hải phận luôn. Exxon được may mắn là họ không phụ thuộc vào nhóm OPEC mà Ả Rập làm chủ tình hình. Vì Ả Rập đã có nhiều kinh nghiệm bị những hãng dầu đá té từ lưng lạc đà xuống cát vàng sa mạc nhiều lần. Nên giờ đây Ả Rập không ưa hãng dầu lửa ngoại quốc. Cũng chính những hãng như Exxon này bán giá cả mà Ả Rập nói họ không chịu nghe theo. Khi Ả Rập bán mắc thì họ bán rẻ, khi Ả Rập bán rẻ thì họ ngưng giá chờ thời. Ả Rập giận lắm nhưng chịu. Chẳng lẽ qua Nga hay China mà tại China họ cũng xui chính phủ nên xài tiền nhiều đi, nên mượn thêm tiền ngân hàng thế giới để xây thêm xa lộ, mua thêm xe, sản xuất thêm xe, và cần tiền để trả lời tiền ngân hàng thế giới thì China bán đất theo kiểu 30/70. Nghĩa là hãng dầu được 30, China được 70. Dĩ nhiên máy bơm dầu, đồng hồ đo dầu bơm ra là của họ, còn China chỉ cứ việc nhìn theo giấy in sẵn bản báo cáo số dầu hút mực gởi từ New York qua mà nhận tiền.
    Ðiều mà hãng dầu Exxon mừng hơn ai hết là mỗi lần đào 2 lổ giếng dầu thì trúng 1. Chúng ta cũng có quyền đào giếng dầu để làm giàu mãi mãi. Nhưng phải mua đất không thuộc thành phố, vì luật lệ ngày nay cấm đào giếng tại nhà của mình. Cứ mỗi giếng dầu được đào, thì tốn khơi khơi mỗi giếng trên 3 triệu đến 6 triệu USD. Giếng nhỏ mà chúng ta thường thấy như đi dọc Long Beach (California) hay trải dài những nơi gần núi khi đi về phương Bắc. Ðó, mỗi giếng đào như vậy tốn rất nhiều tiền. Và thường thường đào trên 20 cái giếng mới có 1. Thành thử rất có ít ai làm giàu nhờ trứng giếng dầu. Ngày xưa thì có chớ ngày nay thì khác rồi, chánh phủ đã rành 6 câu về vụ này, nên không thể để ai tự tiện đào và tất cả đều thành triệu phú hết.
    Sở dĩ nhiều cường quốc trên thế giới đều chịu thua Mỹ về vụ đào giếng dầu vì họ đã có kinh nghiệm đầu tiên trên thế giới về việc này. Những nơi dễ dàng thì họ đã làm chủ hết rồi, chỉ chừa những nơi như biển khơi sâu thẳm hoặc sa mạc ngút ngàn hay vùng lạnh giá băng mà tuyết phủ vạn niên. Như biển cả ngoài khơi, thường cách đất liền trên vài trăm hải lý là thường. Ví dụ muốn đào lổ khoan tại Khánh Hội Sài Gòn thì tàu khoan giếng nằm ở Gò Vấp, ống khoan giếng dài hàng chục ngàn mét là thường, và khoan xuống những lớp đá hoa cương thềm lục địa rất cứng.
    China thích kỹ thuật đào giếng của Mỹ vô cùng, vì như vậy China mặc sức mà tung hoành ngang dọc chớ đâu chịu chia phần cho Mỹ làm chi, nó đào giếng và nó báo cáo mức thu hoạch, lấy gì mà kiểm chứng đây? Dầu hút thẳng từ giếng lên giàn khoan và vào thẳng tàu dầu (cũng của nó) đậu sẵn chờ đợi. Còn khi mình mua dầu thì nó chở tới bằng những thùng phuy, đếm rõ ràng một với một là hai. Và nếu chọc nó giận thì nó lấp giếng lại, lấy gì mà khui tiếp đây?
    Riêng hãng dầu Chevron có một lực lượng hùng hậu chuyên chở tàu dầu lớn kinh khủng (supership) mà trung bình nặng trên 32 ngàn ton. Một tanker nặng trung bình 320 ngàn tons thì mỗi ngày lênh đênh trên biển nó uống hết 75 tons dầu cho nó rồi, còn loại tanker nặng 476 ngàn tons (tên Globtik Tokyo) mỗi ngày nó uống dầu khoảng 330 ngàn tons mới hết khát. Tàu chở dầu họ phân loại: từ 200 đến 300 ngàn tons gọi là Very large Crude Carriers, còn trên 300 ngàn tons thì gọi là Ultra Large Crude Carriers (ULCC). Chuyến hải hành của loại tầu chở dầu Very Large Crude Carrier khoảng gần 100 nhân viên. Trên đó họ có thể đi xem movies, hay bơi lội tùy thích. Thủy thủ đoàn hay ban chỉ huy có thể đem vợ lên tàu được, tùy theo thuyền trưởng (vì tàu dân sự đâu phải tàu chiến). Tàu Esso Atlantic do Nhật làm năm 1977 gọi là ULCC 510 ngàn tons, nằm trong 5 tàu chở dầu lớn nhất thế giới. Hải trình chính là từ vịnh Á Rập đến Bắc Âu Châu. Sức chứa dầu nói cho dễ hiểu là đặt căn bản một chiếc xe chở dầu thường thấy trên xa lộ (fuel truck), mỗi chiếc fuel truck chở được 9 ngàn gallon dầu. Và chiếc Esso Atlantic này có thể chứa đến 17 ngàn chiếc xe truck loại đó một cách dễ dàng. Những loại tàu này thường được lái bởi vệ tinh (satellite), tàu phát ra làn sóng và vệ tinh nhận được, rồi vệ tinh điều khiển con tàu bởi hệ thống computer mà program hải trình được định sẵn. Khi nào có chuyện như biển bão tố cấp, 3 trở lên thì mới cần thuyền trưởng xem lại hệ thống autopilot. Như tàu dầu Bellamya của hãng Shell (French Marine Shell) đi lên tục trên ngoài biển thẳm mà 2 ngày liền thuyền trưởng không cần đụng đến tay lái tàu. Tất cả đều bằng computer và vệ tinh định vị. Tàu này mạnh đến 550 ngàn tons.
    Ðối với toán thám hiểm tàu, thường thường họ có thêm 2 chuyên viên về truyền tin. Hai người này họ xách một vali bằng nhôm, nhẹ khoảng 30 pounds, đồ nghề trong đó giản dị là một đĩa rada phát sóng, và nhận sóng và một cái telephone cũng một máy phát điện chạy bằng battery liên tục 48 giờ mới cần charge lại. Với điện thoại cầm tay 2 chuyên viên này có thể gọi phone bất kỳ nơi nào trên thế giới qua vệ tinh định vị (geostationary satellites). Họ có thể gởi fax đi trong tận rừng sâu Mã Lai về New York trong vòng 3 phút chuẩn bị hay ngược lại. Cũng với máy điện thoại gắn trong vali (luggage) họ có thể nhận được bản đồ qua vệ tinh dường hướng ra khỏi rừng sâu. Hệ thống này gọi là Globecap system. Ðôi khi xem phim gián điệp James Bond 007 máy móc truyền tin còn thua họ (vì họ chơi đồ thiệt, còn James Bond là chơi đồ đóng phim).
    Nhưng khoa học gia và kinh tế gia nghĩ về tương lai là đến năm 2010 thì thế giới sẽ cần đến 6 triệu thùng dầu thô nhiều hơn nữa cho mỗi ngày. Có nghĩa là từ đây đến đó mỗi hãng dầu ráng làm sao đạt được chỉ tiêu là tổng cộng phải đem ra khỏi mặt đất với số lương là 50 triệu thùng phuy (barrel) mỗi ngày thì người ta xài mới sướng.
    Hiện nay một người Ấn Ðộ (quốc tịch Anh) tên Ravi Tikkoo đang dự định đóng 3 chiếc tàu chở dầu supertankers chạy bằng nguyên tử lực (atomicship) mạnh đến trên 600 ngàn tons. Giá mỗi chiếc tính cách đây 10 năm là 450 triệu USD. Hiện giờ công ty của ông có 4 chiếc tàu chở dầu mà thôi, nhưng trong đó có hai chiếc đứng vào hạng nhất nhì thế giới rồi. Hiện giờ tất cả những hải cảng của Hoa Kỳ mà tàu chiến nguyên tử hàng không mẫu hạm có thể ghé sát bến được, còn tàu chở dần của ông thì vô không lọt vì quá cạn. Nghĩa là tử ngoài khơi tàu ông ta chuyển vào đất liền những lượng dầu. Từ tàu ông ta đến đất liền thì cho bạn chèo ghe từ sáng sớm đến tối mịt mới tới nếu một ngày biển yên sóng lặn.
    Ks Sagant Pham
  9. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Họ biết Nga (Russia) cũng chứa sản lượng dầu dưới lòng đất nhiều phi thường, nhưng họ không dám tuyên bố nhiều vì sợ khối Á Rập giận và chính phủ Nga đòi chia phần lời hơn nữa thì họ không vui. Tại quần đảo Sakhalin (gần Nhật) họ được chia 30 phần lời. Cũng vì vậy mà chính phủ Nhật kể như là mãi mãi mất đi dầu lửa. Trong khu vực Sakhalin đó họ ước tính có nguồn dự trữ đến 2.5 tỉ thùng dầu thô và 15 ngàn tỉ (15 trillions) cubic khí đốt. Năm 2001 sẵn sàng bơm lên. Tại Timan Pechora (cách Moscow gần 1000 miles về cực bắc) Exxon có hơn 1 tỉ thùng dầu thô. Tại Azerbajian, Exxon có hơn 5 tỉ thùng dầu thô và sẽ đưa lên mặt đất nay mai.
    Tại Kazakstan họ chủ quyền 50% với chính phủ về đất đai mà họ mua lên đến hơn 3 triệu mẫu đất, dĩ nhiên để đào dầu chớ không phải để trồng trọt.
    Ðoàn thám hiểm về dầu hiện nay đã thọt mũi khoan xuống trung tâm Phi Châu rồi. Tại xứ Chad (Phi Châu) họ có khoảng gần 900 triệu barrel thùng dầu thô. Tại Niger họ làm sở hữu đất đến 7 triệu mẫu đất.
    Riêng điều vô cùng đặc biệt. Năm 1979 họ biết Trung Hoa trước sau gì cũng làm bá chủ Á Châu, nên họ dồn sức mạnh rất nhiều về China. Họ đã trả tiền sòng phẳng cho chính phủ Trung Quốc quyền sở hữu từ đất liền và ngoài khi lên đến 17 triệu mẫu đất và hải phận. Dĩ nhiên Trung Quốc phải đi xuống nữa và gặp Việt Nam làm kỳ đà cản mũi và kéo theo Phillippine nhào vô sẵn sàng gây sự về hải phận Trường Sa. 1996 Exxon khám phá ra ngoài khơi Na Uy và Anh Quốc có rất nhiều dầu lửa dưới thềm lục địa.
    Có nghĩa là cờ Exxon của họ bay gần hết địa cầu và hải phận luôn. Exxon được may mắn là họ không phụ thuộc vào nhóm OPEC mà Ả Rập làm chủ tình hình. Vì Ả Rập đã có nhiều kinh nghiệm bị những hãng dầu đá té từ lưng lạc đà xuống cát vàng sa mạc nhiều lần. Nên giờ đây Ả Rập không ưa hãng dầu lửa ngoại quốc. Cũng chính những hãng như Exxon này bán giá cả mà Ả Rập nói họ không chịu nghe theo. Khi Ả Rập bán mắc thì họ bán rẻ, khi Ả Rập bán rẻ thì họ ngưng giá chờ thời. Ả Rập giận lắm nhưng chịu. Chẳng lẽ qua Nga hay China mà tại China họ cũng xui chính phủ nên xài tiền nhiều đi, nên mượn thêm tiền ngân hàng thế giới để xây thêm xa lộ, mua thêm xe, sản xuất thêm xe, và cần tiền để trả lời tiền ngân hàng thế giới thì China bán đất theo kiểu 30/70. Nghĩa là hãng dầu được 30, China được 70. Dĩ nhiên máy bơm dầu, đồng hồ đo dầu bơm ra là của họ, còn China chỉ cứ việc nhìn theo giấy in sẵn bản báo cáo số dầu hút mực gởi từ New York qua mà nhận tiền.
    Ðiều mà hãng dầu Exxon mừng hơn ai hết là mỗi lần đào 2 lổ giếng dầu thì trúng 1. Chúng ta cũng có quyền đào giếng dầu để làm giàu mãi mãi. Nhưng phải mua đất không thuộc thành phố, vì luật lệ ngày nay cấm đào giếng tại nhà của mình. Cứ mỗi giếng dầu được đào, thì tốn khơi khơi mỗi giếng trên 3 triệu đến 6 triệu USD. Giếng nhỏ mà chúng ta thường thấy như đi dọc Long Beach (California) hay trải dài những nơi gần núi khi đi về phương Bắc. Ðó, mỗi giếng đào như vậy tốn rất nhiều tiền. Và thường thường đào trên 20 cái giếng mới có 1. Thành thử rất có ít ai làm giàu nhờ trứng giếng dầu. Ngày xưa thì có chớ ngày nay thì khác rồi, chánh phủ đã rành 6 câu về vụ này, nên không thể để ai tự tiện đào và tất cả đều thành triệu phú hết.
    Sở dĩ nhiều cường quốc trên thế giới đều chịu thua Mỹ về vụ đào giếng dầu vì họ đã có kinh nghiệm đầu tiên trên thế giới về việc này. Những nơi dễ dàng thì họ đã làm chủ hết rồi, chỉ chừa những nơi như biển khơi sâu thẳm hoặc sa mạc ngút ngàn hay vùng lạnh giá băng mà tuyết phủ vạn niên. Như biển cả ngoài khơi, thường cách đất liền trên vài trăm hải lý là thường. Ví dụ muốn đào lổ khoan tại Khánh Hội Sài Gòn thì tàu khoan giếng nằm ở Gò Vấp, ống khoan giếng dài hàng chục ngàn mét là thường, và khoan xuống những lớp đá hoa cương thềm lục địa rất cứng.
    China thích kỹ thuật đào giếng của Mỹ vô cùng, vì như vậy China mặc sức mà tung hoành ngang dọc chớ đâu chịu chia phần cho Mỹ làm chi, nó đào giếng và nó báo cáo mức thu hoạch, lấy gì mà kiểm chứng đây? Dầu hút thẳng từ giếng lên giàn khoan và vào thẳng tàu dầu (cũng của nó) đậu sẵn chờ đợi. Còn khi mình mua dầu thì nó chở tới bằng những thùng phuy, đếm rõ ràng một với một là hai. Và nếu chọc nó giận thì nó lấp giếng lại, lấy gì mà khui tiếp đây?
    Riêng hãng dầu Chevron có một lực lượng hùng hậu chuyên chở tàu dầu lớn kinh khủng (supership) mà trung bình nặng trên 32 ngàn ton. Một tanker nặng trung bình 320 ngàn tons thì mỗi ngày lênh đênh trên biển nó uống hết 75 tons dầu cho nó rồi, còn loại tanker nặng 476 ngàn tons (tên Globtik Tokyo) mỗi ngày nó uống dầu khoảng 330 ngàn tons mới hết khát. Tàu chở dầu họ phân loại: từ 200 đến 300 ngàn tons gọi là Very large Crude Carriers, còn trên 300 ngàn tons thì gọi là Ultra Large Crude Carriers (ULCC). Chuyến hải hành của loại tầu chở dầu Very Large Crude Carrier khoảng gần 100 nhân viên. Trên đó họ có thể đi xem movies, hay bơi lội tùy thích. Thủy thủ đoàn hay ban chỉ huy có thể đem vợ lên tàu được, tùy theo thuyền trưởng (vì tàu dân sự đâu phải tàu chiến). Tàu Esso Atlantic do Nhật làm năm 1977 gọi là ULCC 510 ngàn tons, nằm trong 5 tàu chở dầu lớn nhất thế giới. Hải trình chính là từ vịnh Á Rập đến Bắc Âu Châu. Sức chứa dầu nói cho dễ hiểu là đặt căn bản một chiếc xe chở dầu thường thấy trên xa lộ (fuel truck), mỗi chiếc fuel truck chở được 9 ngàn gallon dầu. Và chiếc Esso Atlantic này có thể chứa đến 17 ngàn chiếc xe truck loại đó một cách dễ dàng. Những loại tàu này thường được lái bởi vệ tinh (satellite), tàu phát ra làn sóng và vệ tinh nhận được, rồi vệ tinh điều khiển con tàu bởi hệ thống computer mà program hải trình được định sẵn. Khi nào có chuyện như biển bão tố cấp, 3 trở lên thì mới cần thuyền trưởng xem lại hệ thống autopilot. Như tàu dầu Bellamya của hãng Shell (French Marine Shell) đi lên tục trên ngoài biển thẳm mà 2 ngày liền thuyền trưởng không cần đụng đến tay lái tàu. Tất cả đều bằng computer và vệ tinh định vị. Tàu này mạnh đến 550 ngàn tons.
    Ðối với toán thám hiểm tàu, thường thường họ có thêm 2 chuyên viên về truyền tin. Hai người này họ xách một vali bằng nhôm, nhẹ khoảng 30 pounds, đồ nghề trong đó giản dị là một đĩa rada phát sóng, và nhận sóng và một cái telephone cũng một máy phát điện chạy bằng battery liên tục 48 giờ mới cần charge lại. Với điện thoại cầm tay 2 chuyên viên này có thể gọi phone bất kỳ nơi nào trên thế giới qua vệ tinh định vị (geostationary satellites). Họ có thể gởi fax đi trong tận rừng sâu Mã Lai về New York trong vòng 3 phút chuẩn bị hay ngược lại. Cũng với máy điện thoại gắn trong vali (luggage) họ có thể nhận được bản đồ qua vệ tinh dường hướng ra khỏi rừng sâu. Hệ thống này gọi là Globecap system. Ðôi khi xem phim gián điệp James Bond 007 máy móc truyền tin còn thua họ (vì họ chơi đồ thiệt, còn James Bond là chơi đồ đóng phim).
    Nhưng khoa học gia và kinh tế gia nghĩ về tương lai là đến năm 2010 thì thế giới sẽ cần đến 6 triệu thùng dầu thô nhiều hơn nữa cho mỗi ngày. Có nghĩa là từ đây đến đó mỗi hãng dầu ráng làm sao đạt được chỉ tiêu là tổng cộng phải đem ra khỏi mặt đất với số lương là 50 triệu thùng phuy (barrel) mỗi ngày thì người ta xài mới sướng.
    Hiện nay một người Ấn Ðộ (quốc tịch Anh) tên Ravi Tikkoo đang dự định đóng 3 chiếc tàu chở dầu supertankers chạy bằng nguyên tử lực (atomicship) mạnh đến trên 600 ngàn tons. Giá mỗi chiếc tính cách đây 10 năm là 450 triệu USD. Hiện giờ công ty của ông có 4 chiếc tàu chở dầu mà thôi, nhưng trong đó có hai chiếc đứng vào hạng nhất nhì thế giới rồi. Hiện giờ tất cả những hải cảng của Hoa Kỳ mà tàu chiến nguyên tử hàng không mẫu hạm có thể ghé sát bến được, còn tàu chở dần của ông thì vô không lọt vì quá cạn. Nghĩa là tử ngoài khơi tàu ông ta chuyển vào đất liền những lượng dầu. Từ tàu ông ta đến đất liền thì cho bạn chèo ghe từ sáng sớm đến tối mịt mới tới nếu một ngày biển yên sóng lặn.
    Ks Sagant Pham
  10. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Lý do của cuộc chiến Iraq. ( Theo tờ báo giải trí- Dailly Mirror)
    Được netwalker sửa chữa / chuyển vào 02:21 ngày 10/08/2003

Chia sẻ trang này