1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tản mạn Quảng Bình

Chủ đề trong 'Quảng Bình' bởi chungpq, 01/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. rec

    rec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2003
    Bài viết:
    1.166
    Đã được thích:
    0
    Học trò Quảng Bình và Đường lên đỉnh Olympia.
    Thực sự là tôi không muốn Post bài này lên, không phải vì ?otốt kheo, xấu che?o mà là tôi muốn quên đi cái cảm giác xấu hỗ trộn lẫn chút mặc cảm quê hương. Nhưng dù sao cũng đều là người trong nhà, tôi muốn biết các thành viên của Box có ai đã từng có cái cảm giác như tôi không? Còn với các khách viếng thăm QB Box, thì có thể nhận ra một Quảng Bình rất thực với đầy đủ các mặt trong một xã hội QB thu nhỏ.
    Chúng tôi, mỗi người có một ?olãnh thổ?o riêng để làm việc và tự giải trí. Thường lúc nào mệt mõi thì tôi thả lõng người ra ghế nghe nhạc, xem phim, hoặc một vài loại Games ?onhẹ ký?o, có khi còn là xem TiVi. Tất cả đều bó gọn trong cái computer - vật bất ly thân. Nhưng thỉnh thoảng tụi tôi vẫn tập trung để chơi Games trên Net: đá bóng giải A1 (ăn sáng), giải C1 (nhậu chiều), hoặc trò đem quân đi đánh nhau chí choé như thời trẻ con, cũng cãi nhau thằng này ăn gian thằng kia xỏ lá. Và thỉnh thoảng cùng xem Tivi (máy tính gắn Card TV - rất thuận lợi nếu bác nào không muốn phải mất hai cái bàn để đặt cả hai chiếc màn hình loại > 21?o, đặc biệt là nhà trọ hoặc phòng cá nhân) vào cuối chiều hoặc cuối tuần - thường chỉ là bóng đá. Mỗi khi như vậy tụi tôi dùng máy chiếu (Projector) gắn vào Computer để truyền màn hình lên tường, phóng to đến trên 300?o - giống như trước đây các bác xem phim màn ảnh rộng ấy. Rồi tất cả cùng xem và bình luận. Và ngày hôm đó đến ...
    Hôm đó là ngày chủ nhật, nên Lab không đông lắm và chủ yếu là trẻ. Mọi người làm việc thì ít mà chơi thì nhiều. Đến đoạn 10h thì nghe bảo xem Đường lên đỉnh Olympia, tôi rất thích xem chương trình này nhưng hôm đó đang lỡ việc nên định kiếu. Một lúc sau có anh bạn gọi ?ochú Rec ra xem đi, có thành viên của Quảng Bình đấy?o - tất nhiên không gọi là REC mà là tên của tôi. Khi tôi ra đến thì đã qua phần giới thiệu, chỉ nghe nói ?o...học sinh trường dân tộc nội trú?o. Thế là không ăn thua rồi ?" tôi nghĩ vậy và để rào trước kết cục không tốt, tôi bảo với mọi người ?oQB có trường Năng Khiếu học trò giỏi lắm mà, sao lại chọn trường này nhỉ?o. Ngay lập tức thằng bạn ở cùng phòng (tôi gọi theo nghĩa thân thiện đấy nhé, cùng tuổi và trước đây học cùng lớp ở ĐH mà) chơi đểu 1 câu ?oleo núi Olympia thì phải chọn người dân tộc là đúng rồi?o. Mọi người được trận cười nghiêng ngã còn tôi thì tức ênh ếch, định bụng tối nay về thuốc ... rượu Ba Đồn cho nó say bí tỷ - he he, đúng là rượu Ba Đồn các bác nhỉ. Càng xem tôi càng thấy nóng ở 2 lỗ tai và đến khi câu hỏi ?omẹ Suốt quê ở đâu??o lại trả lời ?obỏ qua?o thì ôi thôi rồi. cả Lab la ó còn tôi thì ước chi có lỗ nẻ để độn thổ. Tôi không thể tìm ra từ nào mà diễn tả cái cảm giác vừa chua chát vừa tưng tức lúc đó nữa. Và cũng từ đó khi nào nhắc đến tôi thì mọi người thường chỉ sử dụng 2 chữ cụt ngủn ... ?obỏ qua?o.
    Thằng bạn nó chơi đểu 1 câu vậy mà đúng, biết là đỉnh núi nhưng ở đây là núi trí thức, núi trí tuệ, người ta leo lên bằng cái đầu chứ có phải núi Trường Sơn mà lại chọn học sinh dân tộc để có đôi chân khoẻ (thường là thế). Tôi không giận học trò đi thi mà trách cho ngững người làm quản lý giáo dục của tỉnh Quảng Bình. Hành trình vào tri thức và chân lý bao giờ cũng phải trả giá rất đắt. Hình ảnh của Promotheus bị kền kền moi gan, móc mắt suốt 13 kiếp trên đỉnh núi Olympia vì dám ?ođánh cắp lửa trời,? soi sáng cho trần gian, là cái giá phải trả ấy. Và dĩ nhiên, núi lên càng cao thì... càng lạnh. Một đứa học trò phổ thông nó làm sao lường hết sức mình để biết có leo được núi Olympia, đây lại là học trò dân tộc nội trú - thường không giỏi bằng các trường khác. Vì vậy những người làm quản lý (hiệu trưởng, giám đốc sở Giáo Dục) là người tôi trách đã không làm việc hết mình. Đành rằng đây cũng chỉ cuộc thi mang tính ?otrò chơi?o nhưng Trò đi thi đại diện cho học sinh cả một tỉnh cơ mà. Sao việc chọn lựa lại cẩu thả đến vậy. Rồi cuộc thi được truyền hình đến với cả nước, thậm chí còn được post lên website: http://vnntelevision.net/, để người VN sống ở nước ngoài có thể theo dõi. Thật là một sự xấu hỗ không gì tả nỗi và tôi gọi đó là mặc cảm quê hương - người Quảng Bình mà không biết mẹ Suốt quê ở đâu, câu trả lời lại là ?obỏ qua?o thì còn gì để nói?.
    Rất mừng là 1 năm sau đó, hai cậu học sinh đã ?ogiải oan?o cho cái mà người ta gọi là ?ohọc trò Quảng Bình?o, Người thứ nhất là học sinh của trường Năng Khiếu dự thi Olympia rất thành công đến vòng thi quí - mặc dù không vào được vòng thi năm nhưng đó là một chiến thắng tự hào. Người thứ 2 cũng là cậu học trò Năng khiếu đạt giải Hoá 12 quốc gia và được chuyển thẳng vào khoa Hoá ĐHSP HN. Tôi không nhớ chính xác là giải nhì hay nhất mà chỉ biết rằng Bố của cậu là người quét rác ở chợ Ba Đồn và cậu rất tự hào kheo với mọi người về người cha thầm lặng ấy. Tôi đã từng xem bộ phim ?oKhát chữ?o kể về một gia đình ở xứ thuốc lào Tiên Lãng-Hải Phòng. Bố mẹ đã bán đi ruộng vườn rồi gồng gánh lên đất Hà Thành để nuôi 2 đứa con học đại học. Bộ phim đã kể lại những tháng ngày vất vã của cả gia đình, trong đó người bố tên Rạng có cái nghề quét chợ, vậy mà hai con ông vẫn nên người theo đúng nghĩa của nó. Tôi đã phải bật lên tiếng nấc nghẹn ngào khi người chiến sĩ một thời lăn lộn ở chiến trường đánh Mỹ nay làm nghề quét chợ mà còn bị mấy cô học trò quát mắng. Đúng là người giàu giống nhau ở cái sướng còn người nghèo thì cái khổ không ai giống ai!!! Bộ phim đã ám ảnh tôi một thời gian dài, sau này khi ra Hà Nội tôi đã tìm đến chợ Kim Giang (Thanh Xuân), nơi ông Rạng đã từng quét rác và tôi đã không biết mình đến đó để làm gì. Vậy mà ở quê tôi cũng có những người bố làm nghề quét chợ để nuôi con ăn học thành tài, một câu chuyện thực trong đời thường chứ không phải là film. Có lẽ giờ đây cả hai bạn đã là những sinh viên xuất sắc trên các giảng đường đại học. Nếu các bạn có tham gia vào QB Box thì cho tớ gửi lời chúc mừng, sự chia sẽ về những cố gắng của các bạn để Quảng Bình mãi mãi ấn tượng với người dân Việt cả trong chiến tranh và thời bình.
    Các Bác ạ, tôi cũng như các Bác đều là những đứa con QB đang ở tuổi ăn tuổi học, chưa cống hiến gì được cho quê hương và tất nhiên là không thể bàn luận QB nên làm cái gì, làm như thế nào? Nhưng chúng ta có quyền nói lên cảm nhận của mình về quê hương. Vì vậy nên mới gọi là Tản mạn Quảng Bình - một khái niệm hoàn toàn cảm tính, không có một sự định lượng nào ở đây cả. Mọi người có đồng ý với Rec như vậy không? Mạnh dạn nói lên những suy nghĩ của các Bác đi nhé - Rec và mọi người cùng đợi!
    RC
  2. thanh_hang_new

    thanh_hang_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/03/2002
    Bài viết:
    1.134
    Đã được thích:
    0
    Quả thật, H cảm thấy thích thú với các bài viết của Rec trong Topic "Tản mạn" này.
    Mấy đứa SV như bọn H, lúc đàu ra HN đều rất ghét phải trả lời: "Quê bạn ở đâu?" vì người ta hay hỏi lại "QB nằm ở đâu nhỉ?". Nhưng rất tự hào khi nghe người ta nói, dân Miền Trung rất hiếu học.
    Vấn đề kì thi Đường lên đỉnh Olympia cũng rất hay được nói đến trong những câu chuyện của người QB ở QB và ở HN, nếu Rec đọc Topic đầu tiên lúc chưa thành lập Box thì cũng sẽ thấy mọi người đã đề cập đến chuyện này rất nhiều. Kỷ niệm :"Quê Mẹ Suốt ở đâu?....bỏ qua......" là một kỷ niệm buồn, nhưng thật đáng để cho những người trẻ tuổi suy nghĩ.
    Càng ngày, những người trẻ tuổi càng ít quan tâm đến những kiến thức xã hội.....vì sao vậy? Cũng có thể là do họ ko được những người trong gia đình nói chuyện, ít xem những chương trình TV về lịch sữ, văn hoá, ko quan tâm đến những môn học không phải thi đại học hay tôt nghiệp.....
    Ko biết bộ phận đó có nhiều ko, nhưng làm thế nào để đem những kiến thức đó phổ biến cho tất cả người dân để người ta có thể tiếp nhận được nhiều nhất thì còn phải làm nhiều việc.....
    Thỉnh thoảng xem VTV2, H cảm thấy rất thích thú với những chương trình của các kênh nước ngoài làm về Khảo cổ, hay Tự nhiên....Nhìn lại Truyền hình QB, chúng ta có rất ít những chương trình hay về Lịch sử, Văn hoá QB...........Mặc dù làm những chương trình đó theo H là ko tốn kém nhiều lắm, thời lượng chỉ cần ngắn thôi nhưng rất thú vị và có rất nhiều vấn đề để làm....
    Hôm Tết, H có xem được một chương trình nói về Phá Hạc hải ở Lệ Thuỷ trên QBTV dài khoảng 30'' và rất thích........
    Tuy nhiên, những chương trình hay như vậy ko nhiều, những quyển sách về lịch sử và Văn hoá QB cũng ko nhiều.....Có một lần, ba H đưa cho quyển sách Lịch sử danh nhân QB tập 2, H hỏi ba mua ở đâu? Ba nói là ko biết mua ở đâu vì người ta phát hành ít và chỉ tặng....Vô tình ba nhìn thấy ở nhà bạn và mượn về đọc....
    Đúng là việc học và tìm hiểu thì phải chủ động, nhưng đôi khi phải xét đến những việc có thể làm mà ko làm để tìm ra thiếu sót mà sữa chữa...
    Hi vọng Bảo tàng QB đang xây dựng sẽ đẹp hơn, khang trang hơn và có nhiều cách thu hút người đến tham quan hơn...chứ đừng như mấy năm trước đây, tồi tàn và đóng cửa im ỉm suốt ngày.....
    Nhân tiện nói về chuyện học.....thông tin luôn cho mấy anh chị ở nơi khác không được biết. Vừa qua, trên đài truyền hình HN có truyền hình trực tiếp Lễ khen thưởng các thủ khoa tốt nghiệp các trường ĐH ở HN. Anh Trần Đức Long 12A1Đào Duy Từ (tốt nghiệp năm 1999, giải 3 Qtế môn Sinh học) đạt thủ khoa truờng Khoa học Tự Nhiên.
    NO LOVE, NO CRY BUT ALWAYS SMILE
  3. no_cry

    no_cry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2002
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Bác rec ni viết hay thiệt a, bác rất tâm huyết với quê hương. Tui cũng đã vô cùng xấu hổ khi xem cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia đầu tiên đó của QB. Tui cũng nóng ran cả mặt lên như bác a. Mà lại thấy tội tội cho thằng bé, bị người lớn đưa ra chê cười. Thấy giáo tôi ở trường Đại học vẫn hay trêu tôi là dân bỏ qua từ dạo đó. Tui thấy niềm tự hào quê hương bị xúc phạm dữ dội. Tui tức mấy ông lãnh đạo kinh khủng. Chẳng hiểu họ nghĩ gì mà chơi kiểu đó.
    Màhọc sinh chuyên Hoá đi thi và chuyển thẳng vô ĐHSP là ai hả bác. Răng mà tui không biết hè.
    Cuộc sống tươi đẹp chính bởi vì nó luôn thay đổi
  4. rec

    rec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2003
    Bài viết:
    1.166
    Đã được thích:
    0
    Mình không nêu tên của cậu học trò này vì thực sự là mình không nhớ chính xác. Nhưng mình đã nói rất rõ "hoàn cảnh" của cậu ấy. Mình tin rằng sẽ có thành viên của Box trả lời câu hỏi của No_cry đấy - Chẳng hạn Robedan, Daewoominh, Booby, ...
    To Thanh Hang: Hôm nào cho tớ mượn cuốn Danh nhân Quảng Bình đó với nhé (pho to ra thì càng tốt, hì hì). À, Trần Đức Long có tham gia vào Box không? Nhân vật ấn tượng như vậy sao lại không vào đây nhỉ.
    RC
  5. thanh_hang_new

    thanh_hang_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/03/2002
    Bài viết:
    1.134
    Đã được thích:
    0
    OK, gửi địa chỉ cho H, H sẽ gửi tặng bạn bản photô cuốn sách. Sắp tới rãnh rỗi H sẽ post tiếp nội dung quyễn sách này lên Topic cũ , đây nì: http://www.ttvnol.com/forum/t_144759/?7.575476E-02
    Còn anh Long có tham gia hay ko thì H chịu
    NO LOVE, NO CRY BUT ALWAYS SMILE
  6. rec

    rec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2003
    Bài viết:
    1.166
    Đã được thích:
    0
    Phá Hạc Hải
    (viết theo cảm xúc khi đọc bài của thanh hang)
    Mấy năm gần đây khi nào về quê nghỉ tết tớ cũng ôm lấy Tivi để giải trí (trước năm 97 làng tớ chưa có điện), ngoài những công việc chuẩn bị cho tết quê (việc này thì thú vị nhỉ, tớ sẽ post vào dịp sau nhé), thời gian còn lại là xem truyền hình cho khi nào gặp ?ochúc bạn ngủ ngon? thì mới chuyển hệ (gần như là không ngủ đấy chứ). Và chương trình truyền hình QB bao giờ cũng được ưu tiên 1 mặc dù trên các loạI TV* có nhiều chương trình rất hay. Thực sự là, cả năm xa quê nên chẳng biết được điều gì. Thời trẻ con thì lăn xã vào ruộng đồng, chỉ biết xã hội là những buổi xem phim màn ảnh rộng trốn vé, cùng lắm thì được đi chợ huyện để thử đôi dép, cái áo cho nó vừa size. Từ ngày vào ĐH thì đi biền biệt ? Nhưng tớ lại không xem được phóng sự về ?ophá Hạc Hải? mà H nhắc đến, một địa danh mà tớ chỉ biết qua sách báo nhưng nó có một kỹ niệm nho nhỏ trên đường vào đời, tớ mạnh dạn ghi một số dòng về Hạc Hải và sau khi đọc bài này, H cùng những ai đã từng đến phá Hạc Hải (quê ở Hạc Hải càng tốt) thì cho biết thêm cảm nhận của các bác về Hạc Hải nhé.
    Lần ấy tớ từ Hà Nội vào thì gặp một đoàn địa chất thuộc Viện nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản trong cùng khoang của tàu S* (he he, * là số lẻ, có thể nhận giá trị từ 1 đến 15). Sau vài câu làm quen với mấy bác ấy thì nghe bảo ?ogặp dân thổ địa đây rồi, tụi anh vào Quảng Bình công tác, chú làm guide nhé?. Tưởng chuyện gì chứ cái này thì dễ, "các Bác muốn thăm Phong Nha, Đá nhảy, Nhật Lệ, suối Bang, ? chỗ nào em cũng biết một tí đấy, nhưng tiếc là lần này em đi thẳng mà không ghé QB. Đêm nay em làm cho các Bác cái plan được không??. Mình đang hí hửng để vẽ nên một QB toàn chỗ nghỉ ngơi giải trí thì bác Sơn (1 người trong đoàn) bảo ?oKhông, tụi anh không đi chơi được đâu, vì chỉ có 2 ngày để khảo sát địa chất phá Hạc Hải, chú biết chỗ đó không??. Thế là hỏng rồi, Hạc Hải thì mới nghe đến chứ đã nhìn thấy bao giờ đâu, nó nằm ngang dọc thế nào thì chịu rồi. Nhưng không lẻ là nói không biết, thôi thì biết gì khai ra đó, phải thể hiện là dân Quảng Bình chút xúi chứ? Thế rồi vừa ngồi phục vụ cho mấy Bác chơi bài (ghi điểm, thu tiền và mua bia) vừa gồng đầu lên để nhớ về những gì đã biết về Hạc Hải?
    Phá Hạc Hải nằm ở cuối nguồn sông Kiến Giang, nơi tiếp giáp hai huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh, cách trung tâm thị xã Đồng Hới chừng 20 cây số. Phá này có diện tích khoảng trên 10 km2, độ sâu thì không ổn định, di động trong khoảng 1 đến 3m. Phá Hạc Hải là vùng nước lợ, có độ mặn 10-20% cho nên có rất nhiều loài thủy sản nước lợ như: tôm, cua, cá bống, cá buôn, cá úc, cá leo béo ngọt, rạm gạch nổi tiếng... Hàng trâm hộ xung quanh phá Hạc Hải chuyên nghề đánh bắt thủy sản để cung cấp cho thị trường Đồng Hới ?"trung tâm tỉnh lị của Quảng Bình. Phá Hạc Hải cũng là nơi rất thuận lợi cho cây cói (loại cây dùng làm chiếu) phát triển. Dưới đáy phá Hạc Hải còn có nhiều rong rêu mà người dân thường khai thác về làm phân bón cho cây cối hoa màu.
    Phá Hạc Hải còn là địa danh gắn liền với lịch sử từ lâu đời. Trong Đại Nam nhất thống chí triều Nguyễn có mô tả phá Hạc Hải là sự hội tụ của trăm sông, ngàn nhánh, thuyền bè đi lại phải đề phòng sóng gió - Hạc Hải còn được gọi là Bình Hồ. Còn trong An Nam chí gọi Hạc hải là Thiển Hải có sóng biếc mênh mông, chim nước nổi chìm, thuyền chài tụ tán có thể làm nơi du ngoạn của một phương. Hạc Hải còn là nơi ghi lại dấu ấn của cuộc đụng độ đẫm máu dưới thời Trịnh - Nguyển phân tranh: Trịnh Tuyền (con út của Trịnh Tráng), sai tướng là Tào Nham và Diễn Thọ tiến quân đến Nam Ngạn đánh nhau với bọn Hữu Dật, bị thua to, chết ở mặt trận. Khi quân của Tuyền đi quan Bình Hồ, Hoằng Tín đuổi đánh, quân họ Trịnh bị chết rất nhiều. Tuyền chạy về An Trường?
    Đến đấy thì hết vốn, nhưng mấy bác nghe tớ nói thì cũng ... choáng, cứ tưởng tớ lớn lên nhờ ăn hải sản của Hạc Hải, thiệt là xấu hổ khi tớ chưa một lần đến đó, với lại những thông tin mới về hạc Hải thì chưa được cập nhật, nhưng không lẻ nói ra sự thật để mấy bác bảo mình là lý thuyết suông à. Mấy bác ấy bảo nghe quảng cáo thế thì dạo này được fê hải sản -Quảng Bình rồi, lại là hải sản Hạc Hải thì còn chi bằng nữa. Nhưng để các bác không được mừng vội, tớ bảo: ?oĐó là em nói trước đây, chứ từ năm 1991, khi có đập ngăn mặn Mỹ Trung ở hạ lưu Hạc Hải thì phá bị "ngọt hóa" nên rong rêu, cây lác cũng ít dần và hải sản cũng gần như không phát triển nữa, thôi thì các bác vào xem thế nào rồi giúp Quảng Bình em một tay, nếu khôi phục lại được hệ sinh thái trước đây thì tốt quá.? Đêm đó gần như tớ không ngủ, cũng chỉ để luyên thuyên về Hạc Hải về Quảng Bình và để làm quen với đoàn kỹ sư về giúp quê hương. Khi đến Đồng Hới, chia tay mấy anh ở sân ga để tiếp tục xa quê, tớ mong một ngày nào đó được gặp các anh ấy để biết thêm nhiều về Hạc Hải và điều đó đến đấy các bác ạ. Đó là một sự tình cờ, tớ gặp lại anh Trịnh Hải Sơn, một người trong đoàn hôm trên tàu (quả đất xoay tròn mà). Bác có kể với tớ chuyến thực địa vùng Hạc Hải, nghe bảo mọi người trong đoàn cũng trăn trở nhiều về hệ sinh thái ở Hạc Hải lắm - người ta muốn nghiên cứu để trả lại hệ sinh thái trước đây, nhưng để làm được điều đó thì khả năng phá đạp Mỹ Trung là có thể. Đúng ?olà lại bất cập hại? thật rồi. Nhưng đấy chỉ là tâm sự của bác ấy với tớ mà thôi, giờ thì bác ấy đã du học (làm PhD) ở nước Áo rồi.
    Vấn đề nêu trên là điều cần suy nghỉ đấy các member của box ạ, từ khi có đập Mỹ Trung, một công trình thuỷ lợi khá tốn kém để phục vụ sự nghiệp phát triển nông thôn của tỉnh nhà. Nhưng sự hình thành của nó kéo theo nhiều thay đổi có những ảnh hưởng xấu. Vì hệ sinh thái nước lợ không còn, hải sản không phát triển được, nhiều người dân sống bằng nghề khai thác thủy sản ở đây dần dần bỏ vào Nam kiếm sống. Đồng ruộng ở các xã hạ lưu cũng bị phèn tích lại và cây lúa, hoa màu cũng ngày càng bị phèn làm cháy, năng suất kém dần. Không biết rồi đây mấy bác lảnh đạo tỉnh Quảng Bình có nghiên cứu để làm "mặn hóa" trở lại phá Hạc Hải như xưa hay không???. Bởi vì phá Hạc Hải không chỉ là tài nguyên thủy sản mà còn là một thắng cảnh cần được ngành du lịch Quảng Bình khai thác. Nói vậy chứ đến giờ tớ cũng chưa một lần đến Hạc Hải nhưng nhất định sẽ phải đến khi có nhiều thời gian về quê. Biết đâu lại có buổi offline đi thuyền trên phá Hạc hải để ăn hải sản nhỉ. Có bác nào quê ở Hạc Hải không, xung phong làm guide cái
    RC
  7. no_cry

    no_cry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2002
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Mình không nêu tên của cậu học trò này vì thực sự là mình không nhớ chính xác. Nhưng mình đã nói rất rõ "hoàn cảnh" của cậu ấy. Mình tin rằng sẽ có thành viên của Box trả lời câu hỏi của No_cry đấy - Chẳng hạn Robedan, Daewoominh, Booby, ...
    RC
    [/QUOTE]
    Tui hỏi lại hs tui rồi, em Phong Nhã là người đầu tiên học lớp chuyên Hoá đi thi đường lên đỉnh...và năm nay mới vào Đhọc nhưng không có vô ĐHSP HN. Chắc bác nhầm với ai rồi. Mấy cuộc thi sau này tui không theo dõi.
    Cuộc sống tươi đẹp chính bởi vì nó luôn thay đổi
  8. thanh_hang_new

    thanh_hang_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/03/2002
    Bài viết:
    1.134
    Đã được thích:
    0
    Công nhận H phục Rec thiệt đó, H đã xem chương trình đó mà H cũng ko thể viết chính xác như bác..
    Trong chương trình đó cũng đã đề cập những vấn đề như bác đã nói ở trên. Và cũng có kết luận là tính đến phương án phá Đập Mỹ Trung.Nhưng sau đó, H cũng ko theo dõi tiếp là có thực hiên phương án đó ko?
    Đọc bài của Rec, H mới nhớ lại một chuyện..........Hồi hè năm thứ 2 (hè năm ngoái), H lên Lệ Thuỷ chơi, đi xe cùng với mấy bác lớn tuổi ........Khi đi ngang đập Mỹ Trung, H cũng nghe mọi người bàn luận như phần H trích của anh ở trên.......
    H mới hỏi bác :"Tại sao trước khi xây đập người ta ko tính đến hậu quả?". Bác mới trả lời "có chứ cháu". H lại hỏi "tại sao biết sai mà vẫn cứ làm, tính đến một lợi ích nhỏ mà bỏ qua lợi ích lớn?" Bác mới cười:"Đến khi đi làm cháu mới biết tại sao lại phải như vậy, con gái thì đừng có hỏi nhiều, biết thêm già người "
    H cũng ko cố hỏi thêm làm gì vì có thể bác ko tiện nói, vì lúc đó có những bác khác ở đó, mà cũng có thể bác nghĩ H còn trẻ con nên ko muốn H bàn luận những việc như vậy...........
    Rec đi làm rồi, anh viết một bài Tản mạn về những việc "phải làm" như vậy được ko?
    NO LOVE, NO CRY BUT ALWAYS SMILE
  9. lanhuongb

    lanhuongb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2003
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Tôi đọc trên báo "An ninh thế giới" số 113, ra ngày 11-9-2003, bài viết của tác giả Như Bình với tựa đề : " Chuyện đau lòng của những người đi tìm trầm trên đất Lào". Nhân vật chính trong bài báo ấy là những người con của xã Hưng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình - mảnh đất nằm ven bờ sông Son hiền hoà thơ mộng. Nhưng tôi đã đau lòng biết bao khi đọc những dòng này của tác giả :
    " Ẩn dấu đằng sau sự hiền hoà của dòng sông, của từng nếp nhà nhấp nhô trên núi đá là những cuộc đời giông tố và cay cực, những sự sống được đánh đổi bằng máu và nước mắt..."
    Tôi thực sự ngỡ ngàng vì những gì mà tác giả viết. Từ bé tôi đã được nhìn thấy những người đi tìm trầm- họ lam lũ, vất vả và có chút gì bí ẩn đối với một cô bé như tôi ngày ấy. Nhưng, tôi cứ nghĩ đó là chuyện của ngày hôm qua, của hơn 10, 15 năm về trước. Vậy mà... Không! Đó là chuyện của hôm nay...
    Tôi không thể ngờ rằng , Tôi- tự hào là một người con Quảng Bình- lại chỉ được biết về họ qua bài báo ấy. Còn bạn? Bạn có biết gì về họ không? Những con người phải chọn lấy nghiệp tìm trầm mong kiếm miếng cơm manh áo bởi trên vùng quê hiền hoà tưởng như thơ mộng ấy, họ không còn con đường nào khác để mưu sinh.
    Và khi đã chọn lấy nghiệp tìm trầm, với họ - Mất nhiều gấp trăm lần Được.
    Bài báo ám ảnh tôi bởi câu chuyện về gia đình ông Hoàng Văn Xuân, nó xảy ra cách đây chưa đầy một tháng.
    " Gia đình ông Xuân có 9 đứa con và hai vợ chồng, cả thảy 11 khẩu nhưng chỉ có 1,5 sào ruộng" . Để mưu sinh, họ còn biết làm gì hơn ngoài việc lên rừng tìm trầm. Ngày 08-01-2003, Ông và hai con trai lớn là Hoàng Văn THu và Hoàng Văn Đoàn quyết định đóng gùi sang Lào để tìm trầm. Ròng rã 6 tháng trời tìm kiếm, lang thang trong rừng sâu, sau những lần trắng tay vì bị công an Lào tịch thu trầm, ngày 17-07-2003, 3 cha con ông đã may mắn tìm đuợc 1 cây trầm kỳ ( 1 kg trầm kỳ bán ở cửa rừng cho lái trầm có giá 500triệu đồng)( tác giả)
    Nhưng.... Ông Xuân kể :''" Cả 3 cha con tui mừng chảy nước mắt. Hạ được cây trầm xuống, thằng Thu và thằng Đoàn hí húi chặt trầm, soi trầm... Lúc đó, có 1 nhóm 4-5 người Lào cũng đi trầm tạt qua lán chơi...Cha con tui chủ quan không đề phòng chi cả...8 giờ sáng ngày 18-07, ba cha con chuẩn bị dỡ lán ra về thì tui nghe một loạt đạn chíu chíu quét một lượt vào chỗ chúng tôi đang ngồi. Thằng Đoàn trúng đạn vô chân nằm vật ra, tui vùng dậy chạy, thằng Thu cũng vụt chạy theo... Tui nghe một phát súng nổ phía thằng THu chạy...Tui nấp cách lán độ 200m, đạn xuyên qua cánh tay máu chảy ròng ròng. Độ 1 tiếng đồng hồ sau, thấy im ắng, tui bò về lán tìm con thì thấy thằng Đoàn đã chết, số trầm biến mất không còn một mảnh nhỏ... Tui lần theo vết máu, đi được 100m thấy thằng anh nằm vắt trên một tảng đá. Tui bế xác thằng anh về đặt cạnh xác thằng em ở lán..."
    Khoảnh khắc kinh hoàng ấy có lẽ sẽ ám ảnh ông Xuân suốt đời. Đau lòng hơn nữa là chính ông phải tự tay đào huyệt chôn hai đứa con của mình- gửi lại nơi rừng sâu nước độc những khúc ruột của mình cùng với nỗi oan khiên chồng chất.
    " Còn hai cân gạo, ông đổ vào xoong rồi đốt lửa lên nấu. Lúc cơm chín cũng là lúc ông đào xong hai cái huyệt. Tay bị đạn xé, ông không đủ sức để đào sâu. Mỗi huyệt chỉ sâu độ 30cm, đặt hai thi thể hãy còn nóng ấm, trần trụi không một tấm áo liệm giữa rừng sâu và đất lạnh , cứ thế, ông vùi khúc ruột xót đau của mình cùng với nước mắt, máu và sự kinh hoàng trong câm lặng.
    Xong xuôi, xới hai tô cơm úp lên mộ cho hai con, ông Xuân nói: " Thằng Thu cùng với em nằm ở đây chờ bọ, năm sau bọ sang đưa hai anh em về..."
    Đây chỉ là hai trong số vô vàn cái chết thê thảm , oan khốc của những người thanh niên Hưng Trạch trên đất Lào. Đọc những dòng trên, tôi đã khóc vì căm phẫn, và cả vì chua xót nữa... Tại sao họ phải ra đi để rồi vùi xác nơi đất khách quê người? Nỗi chua xót, đắng cay còn nhân lên gấp bội khi ông Xuân nói :" Đợi thêm ít ngày nữa, vợ tui đỡ buồn phiền, tui lại đi trầm tiếp. Nếu không đi, nhà biết lấy gì ăn và nuôi lũ trẻ đang tuổi đến trường?..."
    Đau đớn làm sao... Mất mát vẫn chưa nguôi... Họ vẫn biết ra đi là không hẹn ngày về, là hiểm nguy rình rập nhưng họ vẫn phải dấn thân...
    Tôi đã đến Phong Nha- Kẻ Bàng, đã tận mắt chứng kiến để rồi tự hào về vẻ đẹp của quê hương mình. Vậy mà, tôi có biết đâu trên mảnh đất ấy vẫn còn nhiều, rất nhiều những con người lam lũ, phải đánh đổi cả mạng sống của mình vì miếng cơm, manh áo.
    Lời chị lái đò trên sông Son cứ như một dấu hỏi vang lên trong tôi :
    " Tui mong cho Phong NHa- Kẻ Bàng giờ đã là di sản thiên nhiên thế giới rồi, đã là vùng đất du lịch nổi tiếng thế giới rồi, chắc người ta sẽ nghĩ ra nhiều việc giúp cho bà con Phong Nha- Kẻ Bàng có thêm nghề làm ăn sinh sống, chớ cứ suốt đời đi tìm trầm thế này , con nguời nếu không vùi xác ở chốn rừng xanh thì cũng biến thành thú dữ mất...."
    KHi viết ra những dòng này, thực sự tôi đang rất xúc động. Những thành viên trong Box Quảng BÌnh chúng ta đều là những người con hết lòng gắn bó với quê hương. Ở đây, tôi đọc được những bài viết về truyền thống văn hoá, về những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, về sự phát triển nhanh chóng của QB, về hy vọng của thành phố Hoa Hồng trong vài ba năm tới. Đó là những gì chúng ta có quyền tự hào.
    Nhưng, có một điều tất cả chúng ta đều biết : tỉnh ta vẫn còn nghèo, có những vùng nông thôn rất nghèo, nghèo nhất trong cả nước. Ở đó con người không có quyền mơ ước bất cứ điều gì ngoài cái ăn. Những cái chết thê thảm trên cứ ám ảnh tôi Giá như...
    Tôi đã đi SAPA ( Lao CAi) , Bãi Cháy ( HẢi Phòng) , Tam CỐc- Bích ĐỘng ( Ninh Bình )..., là những khu du lịch nổi tiếng của miền Bắc. Nhờ những dịch vụ du lịch và những chhính sách kinh tế thích hợp mà đời sống của người dân ở những nơi ấy rất phát triển.
    Phong Nha- Kẻ Bàng đang ở trong giai đoạn đầu của quá trình đầu tư, phát triển để xứng đáng là khu du lịch nổi tiếng thế giới.
    Vậy, liệu chúng ta có quyền hy vọng không? MỘt ngày không xa, những con người " ngậm ngải tìm trầm" ấy có thể an tâm cất gùi, ở lại quê hương lập nghiêp, mưu sinh? Để những tháng ngày lang thang nơi rừng sâu núi thẳm , để những cái chết oan khốc, những nỗi đau vô vọng chỉ còn lại trong kí ức?
    Và chúng ta, những thành viên của Box Quảng Bình - chúng ta có thể làm được gì cho mảnh đất ấy, cho những con người còn lam lũ nơi quê hương yêu dấu ?
    Hãy làm những gì thiết thực nhất thay vì chỉ biết đến ngợi ca, thương xót.....

  10. rec

    rec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2003
    Bài viết:
    1.166
    Đã được thích:
    0
    Trung thu.
    Tôi không còn nhỏ nữa để háo hức chờ đến Trung thu nhưng cái tết trẻ con năm nay lại trùng ngày báo động Đỏ 11-9 nên từ cả tuần nay tôi luôn luôn hồi hộp và mong ngày 11-9 qua nhanh. Nỗi ám ảnh của toà tháp đôi nghi ngút khỏi làm kinh hoàng nước Mỹ và thế giới hai năm trước trong tôi vẫn còn nguyên vẹn, hôm qua tôi lại càng căng thẳng hơn khi được xem một đoạn băng trên kênh truyền hình quốc tế. Cuốn băng ghi hình trùm khủng bố Bin Laden và phó tướng Ayman al-Zawhri đi bộ trên ở một nơi nào đó rất nhiều đá, họ có mang theo súng và trong vẻ rất thanh thản chứ không có dấu hiệu gì của kẻ chạy trốn (chắc bọn họ đang đóng film!). Sau đó có rất nhiều bình luận nhưng tôi hiểu: Nếu như đoạn film này được xác nhận là thật thì cuộc thánh chiến vẫn còn và không biết sẽ đi về đâu?!
    Từ sáng sớm khi vừa mở mắt, tôi đã nhảy vào kênh truyền hình CNN để mong ngống những tin không hề chờ đợi (mâu thuẩn không nhỉ). Làm việc gì tôi cũng không rời xa nó đến 5 phút mặc dù tôi biết CNN sẽ tua lại không dưới 10 lần của 1 tin trong ngày. Tin xấu đầu tiên mà tôi nhận được là sự ra đi của Ngoại trưởng Thuỵ Điển ?" bà Anna Lindh, một ứng cử viên sáng giá cho chức thủ tướng của nước này. Tôi đã đọc được một số bài báo viết về nhà ngoại giao tài ba của đất nước này khi người ta bàn về công lao của việc đưa Thuỵ Điển vào khối các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu ?" Euro. Nên tôi thực sự sửng sờ về tin nóng hổi này, tin quá vắn tắt với mấy thứ tiếng Anh lùng bùng nên không rõ nguyên nhân của sự ám sát. Tôi lật đật vào net để mong sao biết được điều gì đó. Số bài viết thật nhiều trên tất cả các báo điện tử đủ các thứ tiếng Anh, Đức, Pháp,? nhưng tôi chỉ biết thêm được rằng bà Lindh chết vì mấy nhát dao đâm vào bụng, sự cứu chữa của các bác sĩ không vực được. Phải nói thêm rằng, ở các nước tư bản ngoài thủ tướng ra thì người có vai trò cũng như quyền lực là Ngoại trưởng ngoại giao, rồi sau đó mới đến quân đội. Vì vậy mà cái chết của bà Anna Lindh làm chấn động cả châu Âu. Tôi cũng chưa hiểu hết về vấn đề này nhưng tôi biết đây là một điểm khác so với xã hội của chúng ta.
    Tôi đến lớp định thông báo cho mọi người về những gì biết được sau khi mất 1h lang thang trên Net vậy mà ai cũng biết cả rồi, có đứa siêu hơn còn nói vanh vách về những âm mưu và cuộc chiến, những cái được cái mất trong chiến thắng của kẻ này và thất bại của phe kia. Mọi thứ đều được qui đổi một cách sòng phẳng đến lạnh lùng. Thế rồi 3h đồng hồ trên lớp chỉ nói về một chuyện đó, nói về cái báo động đỏ của một thế giới không yên ổn trong ngày hôm nay. Mắt tôi càng mở to hơn khi nghe tụi nó bình phẩm, hùng biện như các nhà chính trị viên đã từng lăn lộn trên đấu trường quốc tế. Rời lớp học, tôi lại log vào net để kiểm chứng những gì tụi bạn và teacher tranh cải ngày hôm nay. Đúng là cả thế giới đang tưởng niệm những người xấu số ra đi trong toà tháp đôi, từng là niềm tự hào của nước Mỹ. Tôi chỉ biết nhìn hình ảnh hai ngọn tháp đang nghi ngút khói trên màn hình computer mà liên tưởng đến hai que giang (hương) đang thắp lên để làm hết khó 2 năm ra đi của hơn 2800 sinh mạng? (ngày giỗ này chỉ có ở quê thôi phải không nhỉ?)
    Lúc này tôi lại nghỉ về quê hương Việt nam, nơi hàng ngày đang diễn ra cuộc sống thanh bình. Cái mà cả dân tộc phải mất mấy ngàn năm đấu tranh đánh đổi bằng máu và nước mắt mới có. Tôi hiểu hai chữ bình yên nó giá trị biết chừng nào. Hôm nay lại đúng tết Trung Thu nữa chứ, giờ này mọi người đang được hưởng không khí của trăng rằm ?" tròn và sáng như vốn có của nó. Có thể trẻ em ở Việt nam không có được giống nhau về món quà Trung thu mà gia đình giành cho các em nhưng chúng giống nhau vì được thấy ánh trăng tròn mà xã hội của chúng ta mạng lại. Tôi biết đâu đó trên các nẻo đường vẫn còn trẻ em lang thang không nhà chứ nói gì đến Trung Thu nhưng chúng ta tin vào sự phát triển của xã hội hoà bình để các em đều được hưởng hạnh phúc Trung thu. Mặc dù thời con nít của tôi Trung Thu chỉ là những đêm trăng cực sáng để chơi trò ?otẹt, bắn?, ?où mọi?, ?ocướp cờ?, ? nhưng chính nó là những tháng ngày êm đềm để tôi nhớ về khi gặp cuộc sống không bình yên. Sáng nay đứa cháu tôi nó bảo ?onăm nay cậu không gửi bánh về nên ở nhà không có Trung Thu, ? cháu và ông phải đi mất nửa buổi mới Chat được với cậu, ? à cậu này nhà mình vừa bán một con heo,??. Trong 24h đồng hồ của ngày hôm nay mà tâm trạng trong tôi thay đổi quá nhiều: Ngày cả thế giới tư bản sống trong sự cảnh giác cao độ, ngày tết Trung thu thanh bình của dân tộc Việt nam và đêm trăng tròn vằng vặc ở quê tôi.
    RC

Chia sẻ trang này