1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tản mạn Quảng Bình

Chủ đề trong 'Quảng Bình' bởi chungpq, 01/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. robedan

    robedan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    0
    Hehe...đến bây giờ chị no_cry mới chào Thầy Rec sao?
    Nhớ em nỏ biết mần răng
    Đêm thì ra đứng nhòm trăng trên trời.
  2. rec

    rec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2003
    Bài viết:
    1.166
    Đã được thích:
    0
    Viết về một người bạn.
    Tôi biết Nam từ khi vào Đại Học, hai đứa học cùng khoa, ở cùng phòng trong Ký túc xá lại cùng quê, vì thế mà từ hôm nhập học chúng tôi đã quen nhau. Ngay từ đầu tôi đã ấn tượng với một thằng đồng hương có vóc người nhỏ tí nhưng lanh lợi, đôi mắt sáng nhưng buồn. Nhìn điểm đầu vào thì tôi biết nó thuộc nhóm top ten của cả khoá năm đó có 120 tân SV. Phòng ở KTX khoảng chừng 50 m2 thì có trên 40 biên chế (chưa kể những đồng chí chưa thuê được nhà phải ở ké), sau một tuần thì cũng nhặt ra được có trên chục thằng khoa Toán trong đó có 4 đồng chí quê QB. KTX chỉ là chổ ngũ nên tụi tôi gần như quanh quẩn ở giảng đường; hết giờ chính khoá thì đi thực hành Hoá, Lý, Tin, rồi đi học ngoại ngữ ở các trung tâm, trong giờ thì chui vô thư viện, hết giờ thì tìm các phòng trống ở giảng đường để mà cày cuốc. Học kỳ đầu của ĐH trôi qua khá nặng nề, chúng tôi đã cố gồng mình mà học nhưng vẫn không ngoi lên được tốp đầu. Tôi thì không có gì buồn lắm vì biết mình biết ta nhưng Nam thì nó buồn rất nhiều, tôi biết nó buồn không phải vì đứng sau lưng đôi ba đứa con gái mà đó là tại tính hiếu thắng của một thằng con trai mới qua tuổi dậy thì.
    Có một điều lạ, mặc dù nó và tôi vẫn sống và sinh hoạt gần như chung cả ngoại trừ hai đứa học hai lớp khác nhau nhưng chúng tôi không thể thân nhau. Trong những giờ tự học ở giảng đường, có khi hai thằng ngồi chung bàn, giải chung một cuốn sách nhưng không bao giờ thảo luận. Có lúc tôi đang bí ở bài số 3, nhìn qua thấy nó đã đánh dấu vào bài số 7 nghĩa là nó đã xong đến đó nhưng tôi không thể hỏi. Cũng có lần tôi thấy mấy bài quá đơn giản nhưng nó cứ loay hoay mà chưa xong. Chúng tôi chỉ hỏi nhau vào những giờ giải lao (khi người ta đi quét dọn giảng đường, sau 9h PM) nhưng nó chỉ hỏi lại mấy cái chứng minh của Teacher hoặc vài lời giải để xem lớp tôi học có gì hay hơn, còn bài tập thì hiếm khi nó hỏi làm như thế nào. Ngược lại, tôi luôn tranh thủ thời gian đó để dò bài. Nam có trí nhớ cực tốt vì mỗi khi tôi mới nhắc đến ý tưởng thì nó biết bài đó nằm ở cuốn sách nào và nó đã giải hay chưa. Hết năm thứ nhất, nó vươn lên vị trí số 1 nhưng vẫn chưa hài lòng vì 1 môn toán bị điểm 7 trong khi người cao nhất lại đạt điểm 9 ?" nó vẫn còn hiếu thắng trẻ con. Sang năm thứ 2 chúng tôi được phân vào KTX mà phòng chỉ có 8 thằng đều là dân khoa Toán. Sau 11h đêm là lúc mấy đứa check lại bài, nó trở thành trụ cột của phòng Q2; sẵn sàng giải đáp bất kỳ điều gì từ mấy môn Toán sở trường đến môn Triết cực kỳ củ chuối (đó là mấy đứa nó bảo thế còn tôi thì không ghét môn này lắm, vì cũng học được mấy chiêu mà đem áp dụng vô đời khá hiệu quả ). Những năm tiếp theo, chúng tôi vẫn sống chung phòng mặc dù lúc đó tôi đã chuyển sang trường khác (Tôi chuyển trường vì mọi người bảo mình không phù hợp với nghề đi dạy - hồi đó cũng buồn lắm nhưng biết làm sao được). Từ đó thì tôi và nó dễ gần nhau hơn, có phải tại chúng tôi đã lớn khôn để nhận ra rằng bạn là cần thiết hay vì tôi không còn ... học toán!? Nó vẫn luôn dẫn đầu khoa Toán cho đến khi ra trường, điểm tổng kết của nó lúc nào cũng cách đứa xếp nhì gần cả 1 gang tay ?" mấy đứa phòng tôi thường bảo thế (nghĩa là cách gần1điểm).
    Bốn năm ĐH qua đi với bao lo toan, bươn chải. Rồi chúng tôi đứa nào cũng hạ cánh an toàn, học sư phạm thì về quê là giải pháp hữu hiệu nhất để có một việc làm ổn định. Hôm đó về phòng không thấy ai nên lại theo thói quen tôi lên giảng để tìm tụi nó mặc dù biết giờ này chắc cả bọn đã đi xã hơi cả hồi. Vừa đến hành lang dãy nhà khoa Toán thì thấy Nam vẫn đứng ở đó chỉ có điều hôm nay không có sách vỡ gì cả mà chỉ có một tờ giấy trắng nó cầm trên tay. Chúng tôi đã nói chuyện rất nhiều về thời gian sắp đến; Nó được giữ lại Khoa để làm giảng viên, điều này không phải quá bất ngờ nhưng chiều nay khi chính thức thầy trưởng khoa bảo nó viết đơn để khoa ký và gửi lên trường thì nó lại băn khoăn ?obỏ thì thương mà vương thì không muốn?o. Lúc vào ĐH nó cũng như tôi, cố học hết mình, kiếm cái bằng kha khá để về quê cho dễ dàng xin việc, ăn lương nhà nước, khỏi phải cuốc cày một nắng hai sương. Nhưng sau bốn năm mài (đáy) quần trên ghế giảng đường, sự cố gắng đã được đền đáp và suy nghĩ trong mỗi con người cũng bắt đầu thay đổi. Tôi hỏi nó về tờ giấy trắng đang cầm trên tay? Đó là ?ohệ hỗ trợ quyết định?o- cân nhắc ở hay về, ở lại sẽ được những cái gì, tương ứng bao nhiêu điểm và về quê cũng làm như thế, cuối cùng cộng lại bên nào nhiều điểm hơn thì quyết định thuộc về nó (đúng là dân toán, ứng dụng đến thế là cùng). Nhưng nó đã không làm như vậy vì ở lại nó được quá nhiều: sống ở thành phố, sinh hoạt theo chế độ của một giảng viên, được học lên cao và cái chính là được làm toán ?" cái mà nó đam mê. Còn về quê, cả bố và mẹ mất từ khi nó mới lọt lòng đỏ hỏn, nhà còn võn vẹn một cái bàn thờ với hai ly hương, mỗi năm chỉ đỏ lửa 3 lần: ngày kị bố, kị mẹ và tết.
    Cuối cùng thì nó cũng chọn con đường về quê với hăm hở cái bằng đỏ trên tay, cái mà nó đã kiếm được bằng những năm tháng vừa học vừa làm - nó đi làm thêm từ ngày đầu đến Huế cho đến khi ra trường, cố gắng lắm mới đủ cơm, áo , gạo tiền (mấy năm đó SV SP vẫn phải đóng học phí). Tôi cũng thấy tiếc cho một cơ hội ở lại trường nhưng tôn trọng quyết định của nó nên động viên rất nhiều - về quê là cống hiến. Nhưng rồi cái tính hiếu thắng trẻ con trong nó đã làm hỏng dự định về quê. Khi nộp hồ sơ vào sở giáo dục, nó đề nguyện vọng được làm giáo viên trường Cao đẳng sư phạm Quảng Bình nhưng hồ sơ bị từ chối và chuyển về một trường cấp 3 thế là tự ái, buồn và ra đi. Hôm gặp nó đón xe vào Huế, quay lại trường làm Giảng viên, tôi khuyên nó hãy tôn trọng cái quyết định về quê, vì đã không dễ dàng gì để làm được điều đó. Thực ra nếu muốn làm thầy giáo mà học trò là sinh viên thì đã ở lại Huế, một khi xác định về QB thì giáo viên cấp 3 sẽ tốt hơn cho những thế hệ học trò. Cống hiến được nhiều và việc về quê không có gì để so sánh cả còn dạy cao đẳng thì một lúc nào đó mày sẽ tiếc nuối cái cơ hội làm giảng viên. Nhưng rồi lòng tự ái bẩm sinh của một thằng con trai mới chập chững vô đời cộng với sự tủi thân con mồ côi không có ai đỡ đầu, cái bằng giỏi không đủ để xin được một việc làm theo ý nguyện mà nó phải ra đi.
    Sau này có một lần tình cờ, tôi gặp thầy Khanh giờ là Trưởng ban Tin học của sở Giáo Dục QB và một thầy gì nữa (tôi đã quên tên) cũng là cán bộ đầu nguồn của sở GD. Hai thầy bảo mấy năm nay thiếu sinh viên giỏi về quê và tôi đã kể lại trường hợp của Nam. Thầy Khanh xác nhận, Nam là học trò cũ của thầy, nó quay lại Huế thầy cũng tiếc lắm nhưng lúc đó không giúp gì được mặc dù biết QB đang cần những người như nó!?
    Khi tôi viết những dòng này thì Nam đang học tại một trường danh tiếng ở Mỹ (để sang được nơi đó, nó phải trải qua kỳ sát hạch chuyên môn sau khi đã có bằng master và mấy cái chứng chỉ tiếng Anh ?trời đánh), nếu mọi việc trôi chảy thì sẽ có bằng Tiến sĩ Toán học ở tuổi 30. Nó vẫn giữ thói quen liên lạc qua e-mail, kể về những đam mê cháy bỏng, về nước Mỹ thống trị của đồng đô mà nó đã được chạm tay vào và cả một Quảng Bình nơi vẫn còn túp lều với hai bát hương thờ phụng đấng sinh thành. Khi tôi hỏi ý định về quê với bằng Tiến Sĩ nằm trong nhóm chiêu hiền đãi sĩ của tỉnh nhà thì được trả lời ?oQuảng Bình nơi được sinh ra nó không bao giờ quên điều đó nhưng Huế đã nhận và cưu mang nó để có được ngày hôm nay thì không thể phủ phàng. Nó sẽ về Huế và làm việc ở đó, ít nhất là đủ để đền ơn theo lẽ phải ở đời?o. Nó lúc nào cũng có lý ?" cái lý của sự mặc cảm: Đứa con mồ côi.
    RC
    To all: Về quê của bạn tớ hơi cá biệt nhưng thực ra cũng không có gì ngoại lệ, chuyện xảy ra hơi buồn nhưng không có bàn luận về "chính quyền" đâu nghe. Nam - người trong bài viết -học Trường cấp 3 Quảng Ninh khoá 91-94.
    To Thanhhang: Mất ngựa (*) thì chưa đọc nhưng mất bò thì đã chứng kiến rồi, Hì hì
    To no_cry: Không hiểu câu dưới đây lắm, còn câu hỏi của you thì hôm sau trả lời.
    Được rec sửa chữa / chuyển vào 15:34 ngày 14/10/2003
  3. thanh_hang_new

    thanh_hang_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/03/2002
    Bài viết:
    1.134
    Đã được thích:
    0
    Đang trong tâm trạng không được vui, đi lang thang mất mấy tiếng trên các con phố HN.....cuối cùng lại chui vào net để nhắn cho người bạn đi chùa......đọc bài của Rec tự nhiên thấy lòng như có hơi lạnh của thời tiết HN...........
    Có lẽ đó là sự thật mà tất cả những ai vào đời đều phải chấp nhận...... Nhưng Rec đã đọc câu chuyện Mất ngựa chưa? H nhớ nó nằm trong quyển Cổ học tinh hoa.......Ý của câu chuyện là: ........trong cái rủi có cái may và trong cái may có cái rủi.......
    Có phải thế ko nhỉ?
    Nếu như a Nam đó mà về QB dạy? thì sẽ thực hiện được ý nguyện của mình. Nhưng cơ hội để phát triển chuyên môn và để đi du học, liệu được bao nhiêu %?
    Có lẽ đó là số phận, mà định nghĩa Số phận của Rec là:
    SỐ PHẬN = THÂN PHẬN + DUYÊN PHẬN

    Thân thì đã cố gắng rồi, nhưng ko có Duyên biết làm răng chừ?
    Thế mới thấy may mắn cho những người có lợi thế vô hình........ai ko có lợi thế vô hình, thì đành cố gắng để có lợi thế hữu hình vậy
    To Rec: Bởi thế bạn H mới bảo bọn trẻ con thành phố có điều kiện (lợi thế) hơn mà Tụi H ở thị xã mà thấy cũng sướng hơn mấy bác ở huyện khác rồi đó
    Được thanh hang sửa chữa / chuyển vào 15:49 ngày 14/10/2003
  4. samuraivn

    samuraivn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2003
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    b]rec viết:
    ----------------------------------------------------------------------------------------
    Hôm đó là ngày chủ nhật, nên Lab không đông lắm và chủ yếu là trẻ. Mọi người làm việc thì ít mà chơi thì nhiều. Đến đoạn 10h thì nghe bảo xem Đường lên đỉnh Olympia, tôi rất thích xem chương trình này nhưng hôm đó đang lỡ việc nên định kiếu. Một lúc sau có anh bạn gọi ?ochú Rec ra xem đi, có thành viên của Quảng Bình đấy?o - tất nhiên không gọi là REC mà là tên của tôi. Khi tôi ra đến thì đã qua phần giới thiệu, chỉ nghe nói ?o...học sinh trường dân tộc nội trú?o. Thế là không ăn thua rồi ?" tôi nghĩ vậy và để rào trước kết cục không tốt, tôi bảo với mọi người ?oQB có trường Năng Khiếu học trò giỏi lắm mà, sao lại chọn trường này nhỉ?o. Ngay lập tức thằng bạn ở cùng phòng (tôi gọi theo nghĩa thân thiện đấy nhé, cùng tuổi và trước đây học cùng lớp ở ĐH mà) chơi đểu 1 câu ?oleo núi Olympia thì phải chọn người dân tộc là đúng rồi?o. Mọi người được trận cười nghiêng ngã còn tôi thì tức ênh ếch, định bụng tối nay về thuốc ... rượu Ba Đồn cho nó say bí tỷ - he he, đúng là rượu Ba Đồn các bác nhỉ. Càng xem tôi càng thấy nóng ở 2 lỗ tai và đến khi câu hỏi ?omẹ Suốt quê ở đâu??o lại trả lời ?obỏ qua?o thì ôi thôi rồi. cả Lab la ó còn tôi thì ước chi có lỗ nẻ để độn thổ. Tôi không thể tìm ra từ nào mà diễn tả cái cảm giác vừa chua chát vừa tưng tức lúc đó nữa. Và cũng từ đó khi nào nhắc đến tôi thì mọi người thường chỉ sử dụng 2 chữ cụt ngủn ... ?obỏ qua?o.
    Thằng bạn nó chơi đểu 1 câu vậy mà đúng, biết là đỉnh núi nhưng ở đây là núi trí thức, núi trí tuệ, người ta leo lên bằng cái đầu chứ có phải núi Trường Sơn mà lại chọn học sinh dân tộc để có đôi chân khoẻ (thường là thế). Tôi không giận học trò đi thi mà trách cho ngững người làm quản lý giáo dục của tỉnh Quảng Bình. Hành trình vào tri thức và chân lý bao giờ cũng phải trả giá rất đắt. Hình ảnh của Promotheus bị kền kền moi gan, móc mắt suốt 13 kiếp trên đỉnh núi Olympia vì dám ?ođánh cắp lửa trời,? soi sáng cho trần gian, là cái giá phải trả ấy. Và dĩ nhiên, núi lên càng cao thì... càng lạnh. Một đứa học trò phổ thông nó làm sao lường hết sức mình để biết có leo được núi Olympia, đây lại là học trò dân tộc nội trú - thường không giỏi bằng các trường khác. Vì vậy những người làm quản lý (hiệu trưởng, giám đốc sở Giáo Dục) là người tôi trách đã không làm việc hết mình. Đành rằng đây cũng chỉ cuộc thi mang tính ?otrò chơi?o nhưng Trò đi thi đại diện cho học sinh cả một tỉnh cơ mà. Sao việc chọn lựa lại cẩu thả đến vậy. Rồi cuộc thi được truyền hình đến với cả nước, thậm chí còn được post lên website: http://vnntelevision.net/, để người VN sống ở nước ngoài có thể theo dõi. Thật là một sự xấu hỗ không gì tả nỗi và tôi gọi đó là mặc cảm quê hương - người Quảng Bình mà không biết mẹ Suốt quê ở đâu, câu trả lời lại là ?obỏ qua?o thì còn gì để nói?.
    --------------------------------------------------------------------------------------
    Chào rec và các bạn
    Cũng thật tình cờ tôi có dịp được sinh hoạt văn hoá cùng các bạn. Tôi xin chân thành cám ơn và mong muốn nhận được sự góp ý của các bạn.
    Đọc các bài của rec tôi thấy có một cảm xúc khó tả về QB (tôi cũng là người miền Trung nên cũng không xa QB cho lắm). Nhưng về những cảm nghĩ của rec ở bài trên thì tôi xin phép có một chút đính chính như sau:
    Được trèo lên trên một đỉnh núi cao thì đó là một điều thật tuyệt vời và đầy gian na vất vả, kể cả là trèo thật đi nữa thì đã là rất khó khăn rồi (vì đâu có phải tất cả mọi người đều có cơ hội được trèo đâu và có thể trèo lên được đến đỉnh đâu?) , đằng này ở đây lại là chương trình thi đường lên đỉnh Olympia, đỉnh núi của trí thức, được truyền hình trong cả nước. Như vậy thì có thể lý giải một cách rất dễ dàng về tình huống của cậu bé (cô bé) đó trong cuộc thi lần đó thôi.
    Xin thưa tất cả các bạn, trong chúng ta ai cũng đều rất nhiều lần trải qua các cuộc thử thách giống như vậy. Cấp 1, cấp 2, cấp 3 và ĐH, chỉ cần 1 lần thi học kỳ thôi đã là 1 lần thử thách đối với chúng ta rồi. Vậy thì đây lại là một cuộc thi được truyền hình tới cả nước, với áp lực tâm lý rất lớn thì mọi điều đều có thể bỏ qua được mà. Trong những cuộc thi như vậy rec phải nhớ rằng yếu tố chiến thắng không những là sự thông minh, nhanh nhạy, sự hiểu biết mà cần cả bản lĩnh, sự tự tin nữa (giống như đi thi TOEFL vậy). Tôi nghĩ rằng những bạn học sinh được chọn để tham gia cuộc thi đường lên đỉnh Olympia đều là các bạn giỏi, cho dù là học ở trường nào đi nữa (nếu không bình thường có thể khi đứng trên một sân khấu với một cuộc thi như vậy bạn sẽ không còn nhớ nổi tên mình là gì nữa ấy chứ!). Và như vậy trong cuộc thi đó điều mà bạn học sinh đó không trả lời được cũng là một điều dễ hiểu. Tôi nghĩ rằng bạn ấy vì áp lực tâm lý mà không nhớ được câu trả lời ấy thôi. Cũng như bạn nói sau đó có 2 người nữa đi thi thì đều đoạt giải, vậy thì trong những cuộc thi đó những người không đoạt giải thì là kém cả sao??? Hãy khoan dung một chút rec nhé.
    Recmọi người đã nghe những câu nói này chưa:
    "* Nếu bạn có thực phẩm để ăn, có áo quần để mặc, có một mái nhà để che đầu và một nơi nghỉ qua đêm là bạn đã giàu hơn 75% thế giới này

    * Nếu bạn có tiền tiêu trong ví, có tiền ban phát cho người nghèo, có tiền để dành trong ngân hàng, bạn thuộc 8% những người giàu nhất thế giới.

    * Nếu sáng nay bạn thức dậy thấy mình khoẻ hơn ngày hôm qua một chút thì bạn đã may mắn hơn một triệu người không thể sống qua nổi tuần này

    * Nếu bạn chưa bao giờ phải trải qua nguy hiểm của chiến tranh, cô đơn của tù tội, đớn đau của tra tấn hay vật vã của đói khát, bạn đã hạnh phúc hơn 500 triệu người trên thế giới.

    * Nếu bố mẹ bạn còn sống và còn hạnh phúc bên nhau thì so với thế giới trường hợp của bạn không nhiều đâu

    * Và cuối cùng nếu bạn đọc được thông điệp này thì bạn đã sung sướng hơn 2 tỷ người trên thế giới chẳng bao giờ được đọc bất cứ thứ gì cả."
    Thế đó, chỉ cần mình cố gắng một chút thôi đã là hơn rất nhiều người trên trái đất này rồi.
    To rec and everybody[/b]: Tôi chỉ là khách của BOX QB thôi, nhưng lại là một người rất yêu mến QB và có nhiều kỷ niệm với QB, nếu có thời gian lần sau tôi sẽ viết về kỷ niệm của tôi trong 1 lần đến thăm QB. Nơi đó có những người bạn của tôi và những người đã coi tôi như ruột thịt.
    Xin tạm biệt và xin hẹn gặp lại.
    HP
    Được samuraivn sửa chữa / chuyển vào 10:11 ngày 15/10/2003
    Được samuraivn sửa chữa / chuyển vào 10:22 ngày 15/10/2003
  5. rec

    rec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2003
    Bài viết:
    1.166
    Đã được thích:
    0
    - Cám ơn Samuraivn nhiều lắm - biết không? Cám ơn Bác đã vô tình đến QB Box nhưng hiểu được những con người tháng năm gắn bó với mảnh đất khắc nghiệt. Cám ơn Bác đã đính chính (hay bênh vực?) cái tôi trong con người rec. Cám ơn Bác sẽ còn quay lại với Quảng Bình ngày mai, ngày kia và dài hơn thế. Bác cũng ở miền Trung đấy ư, vậy chắc Bác cũng hiểu cái sức nặng mà chiếc đòn gánh đã đè lên vai của một con người khi hai đầu giống có khối lượng quá lớn - Miền Trung đã gồng mình lên gánh 2 thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh đó mà !!!
    - Về bài viết ở trên, rec chỉ muốn ghi lại cái cảm giác của mình trong một lần xem truyền hình với các đồng nghiệp. Nói ra để mọi người hiểu hơn những khoảnh khắc ghi nhớ trong đời. Samurai là người bao dung, đã hiểu và thông cảm cho trường hợp của cậu học trò như thế, Samurai đã không bỏ qua những người bạn QB trong đó có rec và ..?.. vậy mà có một thời gian tụi rec được gọi là dân bỏ qua đấy, biết không? Tình cảm của Bác thấp thoáng bóng dáng của một người thầy đã từng đứng trên box giảng, hiểu và cảm thông. Có phải bác là ??
    - Samurai đọc lại đoạn này nhé: "Tôi không giận học trò đi thi mà trách cho ngững người làm quản lý giáo dục của tỉnh Quảng Bình. Hành trình vào tri thức và chân lý bao giờ cũng phải trả giá rất đắt. Hình ảnh của Promotheus bị kền kền moi gan, móc mắt suốt 13 kiếp trên đỉnh núi Olympia vì dám ?ođánh cắp lửa trời,? soi sáng cho trần gian, là cái giá phải trả ấy. Và dĩ nhiên, núi lên càng cao thì... càng lạnh. Một đứa học trò phổ thông nó làm sao lường hết sức mình để biết có leo được núi Olympia, đây lại là học trò dân tộc nội trú - thường không giỏi bằng các trường khác. Vì vậy những người làm quản lý (hiệu trưởng, giám đốc sở Giáo Dục) là người tôi trách đã không làm việc hết mình." Vậy đấy, rec không có ý phân biệt học trò trường miền núi hay thành thị, chính bản thân rec hiểu được điều đó mà, rec cũng đã từng học trong ngôi trường mà "...cái phòng học nằm trên đồi cao, cửa sổ tráp bằng lá đùng đình không đủ sức để chắn lại từng cơn gió bớc - gió mùa đông bắc. Mỗi khi có những trận mưa dầm dề thì lớp học nhốn nháo vì chỗ nào cũng ướt, cô giáo xót xa nhìn những vũng nước trên mặt bàn mà không nhận ra đó là nước mưa trời hay nước mắt tuổi thơ của mấy đứa học trò vùng nông thôn quê tớ" - Trích trong một bài viết trên topic này. Biết rằng trong một cuộc thi thắng thua là thường tình nhưng nếu tất cả đều chiến thắng thì niềm vui sẽ hân hoan hơn. Giá như những người làm công tác quản lý giáo dục ở tỉnh Quảng Bình trách nhiệm hơn thì kết cục không đến nỗi xảy ra như thế. Sumurai thấy có buồn không khi cùng trong một cuộc chơi mà người chiến thắng đội vòng nguyệt quế đầy hoa trong khi kẻ thua cuộc ra về với một con số 0 (điểm) tròn trĩnh!?.
    RC
    Được rec sửa chữa / chuyển vào 00:08 ngày 15/10/2003
  6. saoanhkhongyeuem

    saoanhkhongyeuem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2003
    Bài viết:
    452
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bác đã vote sao cho em nhé. Mà lần sau bác vào thì nhớ vote tiếp đi.
    Đây là một bài báo về một người con của đất QB, kính gửi bác.Tối nay em bận nên giờ em post trước.
    CÂU CHUYỆN VỀ NGƯỜI ĐÀN ÔNG KHÔNG CÓ ĐÔI CHÂN
    Cả thị xã Đồng Hới không ai còn xa lạ với cái tên Đặng Ngọc Dũng, quê ở Đại Phong, Lệ Thuỷ, ngụ tại 19, Nguyễn Khuyến. Chiều chiều người ta lại thấy anh cùng vợ con dạo chơi bãi biển trên chiếc xe mô tô ba bánh rất đặc biệt được cất công đem từ Đức về.Anh là ông chủ một nhà may lớn có tiếng trong thị xã. Người ta biết đến anh không chỉ vì anh là ông chủ tật nguyền mà còn bởi anh có một phong cách nói chuyện lôi cuốn, có tri thức và lịch lãm. Anh có đôi mắt rất sáng và một khuôn mặt khôi ngô. Chỉ có đôi chân là không lớn lên cùng năm tháng - di chứng của cơn sốt bại liệt oan nghiệt mà anh phải gánh chịu từ năm lên 5 tuổi. Mỗi bước đi của anh là một sự cố gắng nhọc nhằn, trên đôi tay phải kéo lê sức nặng cả cơ thể. Vốn thông minh và hiếu học, Dũng quyết tâm đi học.Bảy năm trời đến lớp trên lưng của một người bạn thân, Dũng đã thấy chút ánh sáng cuộc đời từ việc học. Nhưng hạnh phúc ấy đã sớm kết thúc khi trường học chuyển sang thôn khác, muốn qua phải mất mấy lần đò. Anh bắt đầu mượn sách về nhà để đọc. Những tác phẩm văn học kinh điển của thế giới như Ruồi trâu, Thép đã tôi thế đấy, Những người khốn khổ, Chiến tranh và hoà bình.... được anh nghiền ngẫm đến thuộc tên hàng trăm nhân vật. Chính một phần nhờ những trang sách ấy đã tiếp thêm cho anh niềm tin và nghị lực để sống.
    Không có đôi chân, anh làm giàu từ đôi bàn tay
    Không hiểu tự bao giờ, cái khát khao sống tự lập được nuôi duỡng trong anh mãnh liệt đến thế. Anh tự mày mò học nghề đan lát, hay đi chẻ tre thuê đến toé cả máu tay nhưng cũng có đồng ra đồng vào. Sau đó anh lại tự học thêm nghề mộc và theo nghề khá lâu vì nó có thu nhập. Anh chỉ vào bộ salon đang ngồi và tự hào khoe là do chính tay vợ chồng anh đóng. Chị phải đèo anh ba bốn ngày đi khắp nơi để tìm mẫu. Rồi anh lại hì hục vẽ mẫu, cưa cưa, đục đục mất hơn cả tuần. Qua bao mùa lũ, nó chính là điểm tựa nâng giường lên cao làm chỗ dựa cho ba đứa con còn thơ dại. Chưa bao giờ và có lẽ không bao giờ anh có ý định thay thế nó.
    Không thoả mãn, anh học thêm nhiều nghề như cơ khí, nhiếp ảnh và nghề nào anh cũng thạo. Thế nhưng khát vọng làm giàu thôi thúc anh không chỉ dừng lại ở thân phận làm thuê.Và anh mở nhà may để thực hiện ước mơ làm chủ, vì mở nhà may không đòi hỏi nhiều vốn.Anh hoàn toàn tự đọc, tự học và tự nghiên cứu. Hồi đầu mới mở, chỉ có dăm ba người bạn, người thân đến may để động viên. Không có chân để đạp máy may, anh chắt bóp để mua máy may điện. Không đứng được để cắt vải, anh tập cách ngồi cắt.Lấy số đo khách hàng là công việc đơn giản nhất của người thợ may nhưng đối với anh là cả một sự thử thách. Tuy đi lại rất khó khăn, anh vẫn tự mình đi tìm những mẫu ruy băng, bộ cúc... sao cho đúng ý khách hàng. Cẩn thận, tỉ mỉ và chịu khó sáng tạo, khách đến với cửa hàng anh ngày một đông.Anh dần phát triển thành một nhà may lớn với nguồn hàng đều đặn. Ngoài việc đem lại thu nhập cao cho gia đình, anh còn tạo công ăn việc làm cho nhiều phụ may khác với mức lương từ 700.000 đến 1 triệu đồng/tháng. Hiện nay, anh đã nối mạng Internet và truy cập thường xuyên để tìm tòi những mẫu mốt mới, điều mà thợ may ở đất Đồng Hới này chưa ai nghĩ đến.
    Gia đình đã cho anh cả một thiên đường
    Vợ anh - chị Phương Thảo- ngày ấy là một cô gái có nhan sắc vào bậc nhất trong làng, lại là con nhà gia giáo, bố mẹ đều là cán bộ Nhà nước. Bao nhiêu chàng trai trong làng ao ước được cô để ý. Thảo muốn học may nên đã nhận Dũng là thầy vì lúc ấy anh là thợ may giỏi. Thương anh, chị lúc nào cũng tranh việc,mua giúp anh phụ kiện, đồ nghề. Thế rồi từ mũi kim sợi chỉ, từ những nét cắt may, tình cảm thầy trò ngày càng nảy nở. Chị là người nói lời yêu anh trước nhưng anh cự tuyệt vì sợ làm khổ cả đời người mình yêu. Bố mẹ Thảo ngăn cấm.Họ hàng tìm cách ngăn cản.Xóm làng dị nghị đủ điều.Chị cắn răng chịu đựng tất cả để đến với anh.Họ cưới nhau tay trắng.Tình yêu là hành trang duy nhất để cả hai cùng cặm cụi làm ăn, nhẫn nại góp nhặt.
    Anh Dũng là thành viên chí cốt của Hội những người yêu thơ QB, CLB Âm nhạc thị xã, Hội người tàn tật.....Còn chị Thảo lại là một "cây" đơn ca đặc sắc của Hội Phụ nữ QB, chị từng tham gia nhiều cuộc thi như Nét đẹp tiểu thương, Người phụ nữ đảm đang.Anh Dũng vẫn nổi tiếng là người hát hay, đàn giỏi và có năng khiếu làm thơ. Trong các dịp hội họp, hình ảnh anh đệm đàn, chị hát luôn làm mọi người xúc động. Trong cuộc sống hạnh phúc ấy không thể không nhắc tới ba đứa con xinh xắn và ngoan ngoãn của anh chị là Đặng Thuỳ Trang, Đặng Ngọc Viễn và Đặng thị Ánh Tuyết. Ba đứa con thừa hưởng những gì đẹp nhất của cha mẹ - đôi mắt của bố,gương mặt, làn da và vóc dáng của mẹ. Các cháu đều là học sinh giỏi của tỉnh và có nhiều năng khiếu khác. Trong ba năm THPT, Trang hoàn toàn tự túc mọi chi phí cho việc học là nhờ học tập đạt tiêu chuẩn cao và giành được "học bổng Mêkông".Khi tôi đến thăm anh, cô con gái út Ánh Tuyết đang ở HN, đại diện cho tuổi trẻ QB tham dự "Festival thiếu nhi toàn quốc 2003". Cậu con trai duy nhất vinh dự đạt danh hiệu "Nhà sử học trẻ tuổi" của thị xã.
    Trong mắt nhiều người, cuộc sống của anh thật hoàn hảo với một cơ ngơi khang trang, nguồn thu nhập ổn định, vợ đảm đang, con ngoan và gia đình đầm ấm. Anh Dũng cười hiền:"Quả thật mình đã có được một thiên đường của hạnh phúc gia đình".
    Có tài thì có tật- tài hoa bạc mệnh.
    EM BIẾT TỪ LÂU QUÊ ANH NƠI ĐÓ. EM ƯỚC MƠ HOÀI MÀ CHƯA ĐƯỢC ĐI QUA.... NGHỆ AN - QUẢNG BÌNH
  7. no_cry

    no_cry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2002
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Phải thế thôi, cuộc sống mà. Phải biết chấp nhận chứ. Trận đấu bóng mà cả hai bên cùng chiến thắng vui vẻ thì đấu đá để làm gì. Có điều tội nghiệp em ấy. Tui cũng ngán ngẩm với ai đó đã đưa em ấy đi thi.
    Chuyện của anh Nam ngày xưa tui cũng nghe kể lại. Anh ấy đi rồi cũng nhiều người tiếc thì phải. Thôi, thế là tốt lắm rồi. Người tốt thì ở đâu cũng sống tốt và cống hiến thôi. Anh ấy lại có điều kiện hơn. Chỉ buồn cho tui đây này. Cuộc đời là biển cả, ai không bơi sẽ chìm. Tui đang chìm đây.
    Hic, mới hôm trước trêu bác rec một tí mà đã bị 8h cảnh cáo rồi. Sợ quá.
    To Ro: bác rec là ma mới mà đã chịu chào ma cũ đâu. Chị như thế là tử tế lắm rồi đấy nhé.
    Tui hay trêu chọc người khác. Các bác đừng suy nghĩ nhiều quá mà già người. .
    Welcome samuraivn.
    [red]<STRONG>Cuộc sống tươi đẹp chính bởi vì nó luôn thay đổi</STRONG></FONT>
    Được no_cry sửa chữa / chuyển vào 08:34 ngày 16/10/2003
  8. arch

    arch Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2002
    Bài viết:
    767
    Đã được thích:
    0
    Thế mà chấp nhận sao, phải biết chấp nhận sao? Kỳ lạ thật! Tại sao lại đi học cách chấp nhận những thứ không thể chấp nhận nhỉ?
    The grass was greener
    The light was brighter
    With friends surrounded
    The nights of wonder
  9. Hanoi_hoa_sua

    Hanoi_hoa_sua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2003
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Mỗi một mùa đông đến, lại thấy mình bất ổn nhiều hơn. Hình như, càng ngày càng thấy mùa đông lạnh. Cô bạn nói, thích mùa đông nhất, và cũng sợ mùa đông nhất. Niềm thích thú xen lẫn nỗi sợ hãi, không biết sẽ thành tâm trạng gì. Nhưng đúng là đôi khi, đi trên đường giữa người và xe trôi nườm nượp, trong cái gió ướp hơi lạnh luồn qua vai áo, thấy mình vừa cô đơn (nỗi sợ hãi) vừa kiêu hãnh (niềm thích thú). Khi trong lòng nguội lạnh thì dù ngồi sau xe một ai, cũng chẳng ấm lên được chút nào. Chỉ càng làm cho mình nhung nhớ những điều đã mất mà thôi.
    Người ta hay muốn quên điều này bằng một điều khác. Tôi đã từng muốn quên anh bằng anh ấy, để rồi cuối cùng nhận ra chẳng gì có thể bù đắp nối những ký ức không thể tàn phai. Để rồi mùa đông cứ đến rồi đi, lại thấy lạnh hơn bởi trái tim mình đã một lần tan vỡ. Cứ nghĩ rằng có một ngọn lửa nào đủ ấm để thắp lên một chút lòng mình, nhưng dường như tất cả mọi thứ đều phù du và hư ảo, chỉ có mối tình đầu là có thật, trong những cảm xúc bền lâu. Mùa đông ơi, bất ổn và kiêu hãnh ơi, vậy là tôi vẫn thế, chẳng thể đổi thay được cảm giác của mình.
     
    Lối về nhà em trồng đầy hoa sữa...
  10. thanh_hang_new

    thanh_hang_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/03/2002
    Bài viết:
    1.134
    Đã được thích:
    0
    Đừng bao giờ làm thế nữa chị nhé........Con người sợ nhất là cảm giác bị đùa giỡn với tình cảm đó.......... Bé cũng thích mùa đông, tặng chị bài hát của Phú Quang ne`
    Nỗi Nhớ Mùa Đông
    Nhạc: Phú Quang
    Thơ: Thảo Phương
    Dường như ai đi ngang cửa,
    Gió mùa đông bắc se lòng
    Chút lá thu vàng đã rụng
    Chiều nay cũng bỏ ta đi.
    Nằm nghe xôn xao tiếng đời
    Mà ngỡ ai đó nói cười
    Bỗng nhớ cánh buồm xưa ấy
    Giờ đây cũng bỏ ta đi.
    Làm sao về được mùa đông
    Dòng sông đôi bờ cát trắng
    Làm sao về được mùa đông
    Để nghe chuông chiều xa vắng
    Thôi đành ru lòng mình vậy
    Vờ như mùa đông đã về
    Làm sao về được mùa đông
    Dòng sông đôi bờ cát trắng
    Làm sao về được mùa đông
    Mùa thu cây cầu đã gãy
    Thôi đành ru lòng mình vậy
    Vờ như mùa đông đã về

    Tặng một người bạn,
    Hà Nội gió mùa đông bắc, trời se lạnh...........Buổi sáng lên lớp, nói chuyện với cô bạn, tự nhiên thấy tủi thân........thế là về đi lang thang khắp những con phố đầy hoa sữa của HN.......ghé qua hàng kem xôi kem thuộc ăn một lúc 2 ly nên tự nhiên thấy lạnh cả người........Vẫn chưa thấy hết buồn, lên mạng nhắn cho người bạn thân "Tự nhiên thích đi chùa quá". Anh là người cũng thích đi chùa, nhưng anh nói là ko thích đi chùa một mình.........hẹn hò nhau đến 3 lần mà chưa lần nào vào được chùa Trấn Quốc......hôm thì mình bận , hôm thì họ bận.
    Bên kia trả lời:"Hôm nay có chuyện gì hả?" "Chiều nay sợ đi làm về muộn, chùa đóng cửa mất rồi, đi chơi nơi khác cũng được nhé"................."Bây giờ thì về nhà ngủ đi, cho tỉnh táo....." "Lát nữa đi làm về ghé qua nhà đó"
    Chiều muộn, 2 đứa đi lang thang một vòng HN.........qua hồ Trúc Bạch tìm cái quán bánh ướt cuốn nhưng cuối cùng bị lạc đường. Đi qua Hồ Tây đếm ..................được gần 30 đôi........còn sớm quá mà
    "Thôi, vào ăn chân gà nướng đi" Anh gợi ý.............Ừ thì đi. Cô bé phục vụ ở quán hỏi "uống rượu nhé?" Cả hai gật đầu....Chai rượ nếp đưa được đưa ra.............Anh nói ko biết uống rượu nếp !!! Trời ơi, hụ rượu QBọ mà nói là ko biết uống
    Anh vừa rót vừa nhắc nhở, uống ít thui nhé.........ừ, thì uống nhiều làm gì? có phải uống cho say đâu...Chúc gì bay giờ nhỉ? chúc cho một ngày buồn qua đi và một ngày vui sẽ đến........
    Hết nữa chai rượu, anh quay sang hỏi: "Kể chuyện nghe nào?" -"Chuyện gì bây giờ? Tự nhiên thấy lòng ấm lại rồi, chẳng thích kể chuyện gì cả". Một cái nhướng mày ra vẻ khó chịu lắm, nhưng vẫn có một câu chêm vào "Thôi, tuỳ"..........
    Tối, HN lạnh mà anh chỉ có một chiếc áo sơ mi mỏng. Anh nhìn sang mấy người đi bên cạnh......."Làm răng để cho ấm bây giờ?" Mình trêu "Học vừa thui, kiếm một em mà ôm cho ấm".......
    Thế đó, một người bạn thân mà có không ít hiểu lầm, lời ra tiếng vào của thiên hạ.........như thể 2 đứa con trai và con gái thì ko thể chơi vô tư với nhau được.......6 tháng rồi ko đi chơi được với nhau vì bận rộn và vì những lý do...........Lại gặp nhau khi có chuyện buồn.........
    Nhiều khi nghĩ, sống trong đời chỉ cần có một tấm lòng....Để làm gì ư?.................Chẳng phải để cho gió cuốn đi...........mà để làm ấm lòng nhau khi thấy lòng mình se lạnh.........
    Chợt nghĩ đến lời của cô bạn thân "Cứ thử mặc xác mọi người thích nghĩ gì thì nghĩ, mình cứ sống cho tâm hồn mình thanh thản..............."

    Life is a comedy

Chia sẻ trang này