1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tản mạn Sài Gòn

Chủ đề trong 'Tản mạn Sài Gòn' bởi silver_place, 01/10/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huongnhu4

    huongnhu4 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/10/2007
    Bài viết:
    3.988
    Đã được thích:
    61

    Thoắt đó, ở SG đã gần mười bảy năm!
    Giờ thì Cantho chỉ còn trong ký ức.
    Ngày, đêm liên tục. Mùa nối mùa. Năm tiếp liền năm.
    Nhớ ngày nào theo má lên SG, như còn nghé con xa ruộng lần đầu. Vậy mà...
    Có lẽ hết năm này sẽ xa SG. Bâng khuâng. Kỷ niệm, không biết nói sao cho đủ.
    SG thân quen quá. Quen từ hạt bụi trưa hè. Quen từ cơn mưa nổi nước...
    Hà, SG, một góc nhớ trong Ta!
  2. duykieuxuan

    duykieuxuan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    Sài Gòn... Vào THU hay sao.... Dạo này SG có chút se lạnh một cảm giác thật thú vị ...Có lẽ do Sài Gòn vào THU....! Chạy vòng Sài Gòn ta thấy ấn tượng với rất nhiều quán Cafe từ Cóc đến sang trọng... Một điều gì đó mà nó khác với Hà Nội... SG ấn tượng về nơi đâu hay bất kỳ ở đâu đều có thể có một Quán Cafe Cóc... trái ngược thì Hà Nội lại có những Quán Trà Đá với những chiếc ĐIẾU cày chôn xuống rồi lại đào lên thằng bé hút say lại lăn quay ra nhà...!
    Ôi...ôi... Sài Gòn ... ta muốn có chút BÌNH YÊN, ta ấn tượng về SG ví cách sống, về tình bạn bè, tình anh em và cả tình yêu....! Cafe CÓC nhé...!
  3. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    Mùa trái sao
    Rời quán cơm quen thuộc trước cổng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, tôi lái xe vòng qua đường Lê Duẩn, bất chợt một trái sao rơi trước mặt.
    Ôi đẹp quá! Tôi reo lên như đứa trẻ. Anh bạn đồng nghiệp vỗ vào hông: ?oMày có hay là mày đang vượt đèn đỏ không??. Đang mải nhìn những cái chong chóng màu nâu vàng xoay tít trong gió mà không nhận ra mình đang phạm luật giao thông.
    Hồi ở quê, cứ vào độ tháng năm là hàng sao trước đình lại khoác bộ áo mới vàng rực, toàn trái là trái (có nơi gọi là bông sao vì có hai lá, khi rơi quay tít trong gió như chong chóng). Mỗi buổi đi học, thế nào chúng tôi cũng ghé qua lượm những trái sao rụng đựng đầy chiếc nón bàng rồi mang ra giữa cầu quay ở ngã ba sông Trẹm ném cho bay theo gió. Một hôm, ngang qua đình tôi ghé vào và chợt ngỡ ngàng vì những trái sao rụng đã được ai đó quét sạch, dấu chổi còn mới nguyên trên đất. Tôi nghịch ngợm trèo lên nhưng vừa thót được lên cây đã bị ông từ coi đình túm áo lôi xuống. Nhá nhá cái gậy trúc và cố để tôi khóc đến... hết sợ, ông mới chỉ cho tôi cái rổ đầy vun trái sao đặt dưới chân cột. Lên đại học, lần đầu tiên nhìn trái sao xoay tròn dưới mưa phùn đầu hạ chợt thấy nhớ quê đến quay quắt. Nhìn tôi đứng trên tháp nước giữa hồ Con Rùa luống cuống tung những trái sao lên trời, một cô bạn người Sài Gòn cười nói tôi quá lãng mạn. Và rồi, không biết từ bao giờ đã hình thành trong tôi cái cảm hứng được đạp xe rong ruổi trên những con đường ngập đầy trái sao. Sài Gòn bỗng thân thương đến lạ!
    Cuốn theo dòng chảy tất bật của cuộc sống đô thị, tôi không để ý là đã sang tháng năm, tháng những hàng sao bắt đầu rụng trái. Bao nhiêu kỷ niệm chợt về, bâng khuâng như những cơn mưa phùn đầu hạ.

    Nguồn: Người Lao Động
     

    được silver_place sửa chữa / chuyển vào 01:25 ngày 03/10/2008
  4. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi?

    Sài Gòn buổi tối vẫn hối hả theo một nhịp điệu nhạc disco! Mười giờ đêm, trong cái quán nướng ở Sân quân khu 7, vẫn sôi nổi - ồn ào, đông đúc như không hề có khái niệm về thời gian!
    Trong không gian ăn uống cộng lẫn với mùi thức ăn thơm ngát và cùng với mùi bia rượu... hì, Sài Gòn trong mắt một blogger già, thích yên tĩnh mà phải chấp nhận..Cũng vui khi ở một thành phố đông dân nhất - thấy mình thật nhỏ nhoi, lọt thỏm trong không gian rộng lớn và không cần biết mình là ai, nên cứ tự nhiên như người Sài Gòn: đông đúc mọi nơi, ồn ào mọi lúc... tự nhiên uống với con và bạn nó: hai chai "ken"- và thấy Sài Gòn mênh mông, trong những ánh đèn màu rực rỡ, trên những con đường vẫn ken dày tiếng còi xe hối hả, dù có đã hơn 22 giờ. Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi...
    Sài Gòn như một khúc nhạc sôi động mà các DJ ở vũ trường luôn chỉnh theo phong cách trẻ trung. Tôi là một nền nhạc hòa tấu êm dịu, trên một nền nhạc đầy thanh âm đó của Sài Gòn... đang chuẩn bị chuyển tông.. Sài Gòn - người phối khí nhạc tài hoa, không lẫn lộn giữa rừng âm thanh sôi động..Tiếng rao về đêm, lạc lõng của người bán bánh dày, trong khu phố tôi đã say ngủ... Âm thanh của tiếng rao, chắc chỉ có ở Sài Gòn..
    Sài Gòn - những chiếc xe di động - buôn bán trên xe - từ cốc, xoài, ổi đến dừa, chôm chôm... những trái cây vùng nhiệt đới - những gánh hàng kẽo kẹt trên vai đời cơm áo của "người nhà quê" dần dần biến mất nhường cho xe di động. Thời hiện đại, giải phóng "sức lao động" chứ! Trong từng con hẻm, những chiếc xe đẩy hàng - chợ di động đến với những người bận rộn, không thiếu một thứ gì, nào thịt, cá (nhất là cá đồng) mới 5 giờ sáng đã nghe tiếng rao đầy "hào phóng" làm người xa lạ giữa thành phố giật mình tỉnh giấc! Mình ở đây - cũng như là "người nhà quê" giữa thị thành đấy các bạn, vì không dám ra đường, sợ đi lạc, con thông báo trên đài "trẻ đi lạc" thì "quê chít" thôi!
    Lang thang đến cà phê Du Miên hơn 22 giờ, một quán cà phê nằm sâu trong con hẻm dân cư với hàng chữ nhỏ, tỏa ánh đèn màu lung linh: Đề nghị nói chuyện nhỏ, lấy xe bên lề và không "nẹt pô"... một kiểu kinh doanh lịch sự của người Sài Gòn, bằng lời dặn dò các "Thượng Đế" của mình như thế. Quán rộng, đèn màu lung linh, giờ đó mà vẫn còn đông khách, phải lên lầu, nhạc mở nhỏ, êm dịu, không xập xình, nhưng trong quán cũng đa phần là thế hệ trẻ trung,nhìn đâu đâu cũng trẻ, không ai "cụ" như mình... Nhưng cũng lịch sự - chẳng ai nhìn ai trong cái thế giới nhỏ bé của cà phê, âm nhạc và... riêng tư. Quan sát - theo con mắt của một người xứ lạ đến đây - cà phê Nha Trang phong cách khác, không gian im ắng hơn (đã nói người Sài Gòn luôn sôi động mà!), ở đây nghe nói nhiều hơn nghe nhạc!
    Đêm nay chia tay Sài Gòn, sẽ về với phố biển trên chuyến tàu đêm, những ánh đèn màu lung linh, những tiếng nhạc xập xình, những âm thanh xe cộ, còi xe và tiếng rao về đêm sẽ ở sau lưng tôi...
    Gởi lại Sài Gòn một chút suy nghĩ của một nguời tỉnh lẻ - xa xôi...
    Ngô Tấn Thủy Tiên
  5. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    Cà phê Sài Gòn và những điều rất riêng
    Người nào từng gắn bó và yêu những quán cà phê Sài Gòn, sẽ biết từng thời điểm ngồi ở quán nào, mới cảm nhận hết được những nét đẹp của đất trời, của mỗi quán. Và nếu ai cảm thấy tâm hồn mình ngày càng khô cứng, ngày càng dửng dưng, hãy chọn một chiều mưa, đến quán và ngồi vào cái bàn ngóng ra mặt hồ, chắc chắn những hạt mưa sẽ làm lòng mềm lại.
    Bạn của mình!
    Mình đang ngồi trong quán cà phê Tĩnh Lặng - cái quán mà một lần cậu vào thăm Sài Gòn, chúng ta thường ở đó hàn huyên chuyện cũ. Có lẽ vì thế mà giờ đây mình thấy nhớ cậu da diết. Cũng góc nhìn ấy, cũng cái bàn này nhưng thiếu đi một người, trống ra một chỗ ngồi?
    Sài Gòn giờ đang mưa. Mưa Sài Gòn bây giờ không còn giống người ta vẫn nói ?ochợt mưa, chợt nắng? mà nhiều khi dầm dề đến hoang mang. Mình ngồi nhìn mưa rơi qua ly cà phê thủy tinh cũng đang thánh thót từng giọt mà ngẫm nghĩ về lẽ vô thường của cuộc đời.

    Quán vắng. Bản tình ca buồn ngân nga giữa cơn mưa mùa hạ. Từng âm thanh thánh thót rơi theo những giọt mưa, gõ nhịp vào hồn mang mang cái cảm giác ?olòng thật bình yên, mà sao buồn thế?. Người Sài Gòn ?ohơi? thiếu lãng mạn nên ít ai đội mưa đến quán chỉ để thưởng thức ly cà phê và ngồi nhâm nhi chuyện đời như đã có lần mình và cậu đã làm ở một quán cà phê rất cũ của Hà Nội mà giờ cả hai chẳng còn nhớ tên.
    Hai đứa ở hai nơi nhưng cả cậu và mình đều có chung sở thích lang thang đi tìm những quán cà phê độc đáo, dù nó ở bất kỳ hang cùng ngõ hẻm nào. Mình biết cậu rất yêu những quán cà phê cũ kỹ nhưng ấm cúng ở Hà Nội, những quán trà vỉa hè với bà cụ tóc bạc ngồi dưới gốc cây sẵn sàng trao cho khách chén trà nóng làm ấm lòng những người bộ hành giữa trời đông giá.
    Mình đã về Hà Nội nhiều lần, được dẫn đến rất nhiều quán cà phê mà cậu yêu thích. Những lúc đó, mình thích quán cà phê ấy nhưng cũng nhớ cà phê Sài Gòn da diết.
    Không biết có phải tại Hà Nội chật chội, hay tại người Hà Nội thích không gian gần gũi, ấm cúng nên mình thấy các quán cà phê ở đây thường rất nhỏ. Có khi chỉ là một căn phòng với ánh đèn vàng trên căn gác cũ kỹ nhưng đã tạo ra một thế giới ấm áp khác với cái rét buốt đang luồn da cắt thịt ngoài kia.

    Có khi chỉ là một góc vỉa hè nhưng tất cả chuyện thời sự, chuyện SEA Games, chuyện chiến tranh Vùng Vịnh, chuyện đời, chuyện trong nhà, chuyện ngoài phố đều góp mặt. Khi là một góc Bờ Hồ với những chiếc ghế gỗ thấp có thể ngồi đón gió và đếm lá rơi mặt hồ. Có khi là một ngôi nhà nhỏ nằm khuất trong con hẻm phải đi vòng vèo qua bao lối rẽ mới có thể tìm ra? Sài Gòn hình như không giống thế.

    Các quán cà phê Sài Gòn thường có không gian rộng và rất "thiên nhiên". Có lẽ tại cuộc sống nơi đây quá ồn ào nên con người thường thèm muốn giữa chốn đô thị ấy có được một góc cỏ cây cho riêng mình.

    Cà phê Sài Gòn có đủ phong cách. Sang trọng có, bụi bặm có, ồn ào náo nhiệt có, thơ mộng, nhẹ nhàng, lãng mạn cũng không thiếu. Mình vốn không thích những quán cà phê hào nhoáng và sang trọng với tiếng nhạc ầm ĩ nên thường tìm đến các quán có nhạc nhẹ trữ tình, nhiều cây và gần gũi với thiên nhiên.

    Người nào từng gắn bó và yêu những quán cà phê Sài Gòn sẽ biết từng thời điểm ngồi ở quán nào, mới cảm nhận hết được những nét đẹp của đất trời, của mỗi quán.

    Buổi sáng, mình thường đến một quán cà phê trong công viên Tao Đàn, vì đây chính là nơi lý tưởng nhất để tận hưởng không gian trong lành và bình yên của ngày mới. Mỗi lần ra Hà Nội, mình và cậu cũng hay uống cà phê sáng nhưng thường là những quán vỉa hè đông đúc mà không gian riêng của mỗi người chỉ có thể là hai cái ghế, một ngồi và một để cà phê, hay những quán nhỏ cũ kỹ hàng mấy chục năm tuổi.
    Ở đây, mình có một không gian rộng hơn với vòm cây xanh um xòe tán trên đầu và tiếng chim hót líu lo trong trẻo. Chỉ cần nhắm mắt lại, đắm chìm vào bản nhạc du dương của thiên nhiên hay mở mắt ra quan sát một con chim hót trong ***g, một chiếc lá vàng đang rơi, một cử chỉ tình nghĩa khi cụ ông đưa chiếc khăn cho cụ bà lau giọt mồ hôi sau buổi tập thể dục, chắc chắn cậu sẽ có cơ hội nhìn rõ hơn gương mặt cuộc sống, thấy cuộc sống đẹp bởi những điều thật bình dị.
    Buổi chiều, mình thích ngồi ở những quán như Tĩnh Lặng, hay những quán sân vườn khác để cảm nhận được cái yên tĩnh của một khu vườn. Đây là thời điểm quán vắng nhất, nhiều khi chỉ có ta với ta. Gọi một ly cà phê ngồi nhâm nhi với bóng hoàng hôn, mình cảm thấy cuộc sống này thật yên bình. Ngồi nhìn buổi chiều đi qua và suy tư, mỗi người sẽ hiểu được cái đẹp của nỗi buồn, cái đẹp của sự cô đơn hoang vắng. Chỉ cần thế rồi đi, nhưng tâm hồn sẽ cảm thấy nhẹ tênh giữa gánh nặng đời thường.
    Buổi tối là thời gian dành cho bạn bè. Đây là lúc Sài Gòn rực rỡ ánh đèn màu, cũng là lúc phân biệt rõ nét nhất từng phong cách cà phê. Nếu ai thích ồn ào, náo nhiệt hãy đến những quán sang trọng, trang trí cầu kỳ hay những phòng lạnh nhạc đập ầm ĩ và lẽ dĩ nhiên đến chỉ để nghe nhạc, khó có thể nói chuyện được với nhau.
    Nếu ai thích nhẹ nhàng lãng mạn, hãy đến những quán sân vườn hoặc những quán trang trí theo phong cách cổ điển có khi là kiểu Pháp, có khi là kiểu đèn ***g Hội An hay kiểu mái rạ Bắc Bộ, ngồi thưởng thức nhạc tiền chiến, nhạc nhẹ hay nghe piano mà vẫn có thể tâm tình cùng bạn bè.
    Những lúc buồn, mình hay đi một mình, đến một quán quen, ngồi vào góc tối nhất, nhìn thiên hạ qua lại và có khi ngồi? khóc. Mình vẫn nhớ mãi cái quán ấy, nơi có ông chủ tốt bụng đã từng chia sẻ khi mình ngồi lặng lẽ khóc ở một góc quán. Ông đã mang bánh ra cho mình ăn, lắng nghe mình nói, cho mình những lời khuyên và khi ra về đã không? tính tiền.
    Ông là một nhiếp ảnh gia, đồng thời là một người say mê Thiền nên từ ông mình đã "ngộ" ra rất nhiều điều chân lý của cuộc sống. Khi nào cậu vào, nhất định mình sẽ dẫn cậu tới đó để ngắm những bức ảnh lưu lại nhiều khoảnh khắc tuyệt vời của nhân gian mà ông đã đi khắp mọi nẻo đường đất nước ghi lại.
    Những lúc mưa, cầm ô lang thang đến một quán cà phê nào đó hay ngồi sẵn ở quán và ngóng cơn mưa đến rồi đi qua cũng là cách để tâm hồn mình thanh thản và sâu lắng. Cậu biết chỗ nào ngồi ngắm mưa thú vị nhất Sài Gòn không? Đó là căn gác của quán Gió Bấc gần Hồ Con Rùa đấy.
    Những giọt mưa rơi trắng xóa mặt hồ dù nhỏ qua làn kính vẫn mang một nỗi buồn xa vắng liêu trai. Và nếu ai cảm thấy tâm hồn mình ngày càng khô cứng, ngày càng dửng dưng, hãy chọn một chiều mưa, đến quán và ngồi vào cái bàn ngóng ra mặt hồ, chắc chắn những hạt mưa sẽ làm lòng mềm lại.
    Đôi khi cuộc sống làm tâm hồn con người ta chai sạn không thể khóc được thì khoảnh khắc ấy, giọt nước mắt trong như pha lê biết đâu sẽ long lanh trên má và rửa hết những lấm láp bụi đời.
    Sài Gòn còn có những quán bờ sông rất lãng mạn. Nếu như Hà Nội có nhiều quán cà phê ven hồ thì cà phê bờ sông là một nét riêng rất Sài Gòn.
    Sáng chủ nhật, nếu cậu muốn gặp gỡ bạn bè, ngồi tán chuyện hay đánh bài tiến lên thì hãy tìm mình nhé, nhất định mình sẽ dẫn cậu đến một cái quán mà cậu sẽ có cảm giác hình như mình đang ngồi giữa mênh mông sông nước, giữa đại ngàn gió thổi.
    Cậu cứ quay lại Sài Gòn một lần nữa đi với thời gian và sự rảnh rỗi, mình sẽ dẫn cậu khám phá những quán cà phê độc đáo ở Sài Gòn mà chắc chắn khi về cậu sẽ nhớ mãi. Tất nhiên có nhiều quán mình chẳng kể ra đây vì mình muốn bí mật để tạo cho cậu sự ngạc nhiên. Hãy đến tìm mình khi cậu muốn tìm sự khác biệt giữa cà phê Hà Nội và Sài Gòn nhé!
    Tạm biệt và hẹn gặp lại giữa Sài Gòn!

    Nguồn: Vietnamnet
  6. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    Một thoáng Sài Gòn - tản mạn Café
    14-01-2008
    Một buổi sáng chủ nhật, khi còn đang ngủ vùi, bạn nhận được tin nhắn của một người bạn thân với nội dung chỉ vỏn vẹn: "Café nha"... Và, với rất nhiều người đã bắt đầu một ngày nghỉ như thế. Còn với riêng tôi, gương mặt để Sài Gòn trở nên quyến rũ nhất có lẽ chính là các quán café ấy.
    Những người bạn của tôi ngoài Hà Nội vẫn nói đùa rằng: café là "đặc sản" của Sài Gòn bởi không ở đâu quán café có nhiều khuôn mặt, nhiều phong cách như thế. Sự đa dạng, mỗi nơi mỗi vẻ đã làm cho những ai đã đến một lần sẽ không thể quên được. Những ngày mưa, từng giọt café rơi chậm chậm như lắng đọng thời gian. Những ngày nắng, bên khung cửa, café như bỏ lại đâu đó dòng đời tất bật.
    Trong muôn ngàn khuôn mặt, hệ thống Café Trung Nguyên có lẽ là "kẻ" trung thành nhất. Chỉ cần ra đường là có thể bắt gặp trên khắp các phố phường Sài Gòn. Café Trung Nguyên có hẳn một điểm tựa mang tính triết học: Sáng Tạo. Bởi vậy mà anh chàng nhà thơ râu tóc bù xù nhưng đầy ấn tượng, quảng cáo cho Café Trung Nguyên và được hiểu là đang sáng tạo bên ly café bốc khói. Và cũng chính vì thế mà bước vào bất kỳ một quán nào trong cái dây chuyền café này, ta đều bắt gặp một bản thực đơn giống hệt nhau với đủ 8 loại cà phê, từ "Sáng Tạo 1" đến "Sáng Tạo 8".
    Riêng đối với những khách sành uống café, vào một quán Trung Nguyên, họ bỏ lại đằng sau những ý nghĩa triết học của cà phê và thường chỉ gọi vắn tắt: "Cho một 8 đá!" là đủ. Nó có nghĩa là một ly café có bỏ đá thuộc loại "Sáng Tạo 8", hay đơn giản là café chồn! Câu chuyện đã đi vào huyền thoại về giống chồn đực Mjia trên miền đất cao nguyên. Ban đêm chúng leo lên cây xơi cà phê, sau đó thải ra theo đường tiêu hoá cả ký hạt café dưới gốc cây để người ta đem về ngâm nước và chế biến thành một loại café có hương vị đặc biệt không đâu có. Từ đó, Trung Nguyên khéo léo đưa vào trong sản phẩm của mình để trở thành một thương hiệu. Còn gì thú vị hơn khi mơ màng bên ly cà phê đậm đặc và tưởng tượng về những con chồn trên đêm cao nguyên ấy?!
    Một ngày không bận rộn nhiều, ngồi café vỉa hè ngắm "thiên hạ" qua lại trên đầu đường Đồng Khởi, trước toà nhà Metropolitan sẽ thấy cuộc sống thật bình yên giữa thành phố ồn ào, sôi động. Tại đây, du khách có thể thong thả nhấp từng "ngụm đắng" trong cái se se buổi sáng hiếm hoi, ít khi bắt gặp . Lui xuống phía dưới chút nữa, gần khu trung tâm là những tiệm café một thời lừng lẫy danh tiếng của Sài Gòn xưa cũ như Givral, Brodard. Hai tiệm cà phê này nằm ở vị trí đắc địa, xế ngay nhà hát thành phố. Nó nổi tiếng là do đám nhà văn và ký giả trong nước, ngoài nước thường tập trung ở đây để săn tin thị trường. Nhà văn thì thường ngồi bên Givral, trong khi đám nhà báo tụ tập ở Brodard, Givral thường được giới trẻ lựa chọn, trong khi những người thuộc lứa tuổi trung niên ở Sài gòn vẫn ưa ngồi bên ly cà phê ở Brodard, nhấm nháp cái hương vị xưa cũ của một thời.
    Những quán có tiểu sử chủ nhân kèm theo để hấp dẫn khách ngồi như Café Bố Già ở Sài Gòn không nhiều. Hà Nội, nhiều quán café có tiếng thường lấy luôn tên của người chủ làm tên quán như Café Lâm, Café Giảng,... Khách đến uống cà phê để có cảm giác thân thiết như gặp mặt luôn người chủ vậy. Nhưng ở Sài Gòn, không có mấy quán cà phê mang tên một người chủ nào đó. Là một thành phố luôn đổi thay, café quán của Sài Thành cũng luôn thay đổi. Và, điều này giải thích vì sao khó mà có thể tìm được một quán café nổi tiếng được trong một thời gian dài ở Sài Gòn. Với đối tượng tới quán café chủ yếu là lớp trẻ, yếu tố lạ, ấn tượng được đưa lên hàng đầu thì Yesterday, Window ra đời. Khách uống café đến đây có thể ngắm những con chim hồng hạc treo lơ lửng trên những chiếc xe máy cổ to đùng được chủ nhân bày ngổn ngang trong phòng hoặc ngắm nhìn một phong cách "bụi" không giống ai bởi những đường nét thô, lệch, phá cách.
    Điều không thể thiếu khi nhắc đến café Sài Gòn chính là âm nhạc khi mỗi quán đều cố gắng tạo ra một phong cách riêng. Hà Nội Và Tôi gần hồ Con Rùa là một quán như vậy. Chủ quán là một người gốc Bắc có gương mặt của một hảo hán Lương Sơn Bạc. Vậy mà giọng hát thật mềm, thật hiền, hằng đêm vỗ guita thùng bập bùng loại nhạc đồng quê của Việt Nam, với những ca khúc nặng một niềm hoài nhớ xưa cũ. Hát rằng: "Đêm nhớ về Sài Gòn - Nhớ bạn bè thèm ngồi bên nhau - Nhắc chuyện đời chuyện ngày xưa sau..." Đang ở Sài gòn mà nhớ về Sài Gòn. Vậy mới lạ!
    Nếu là những đệ tử trung thành của The Beatles thì phải tới Yoko, một quán yên tĩnh nằm trong con phố nhỏ Nguyễn Thị Diệu, với những Imagine, Let It Be... bất tử. Trong khi đó, muốn nghe jazz cafe thì ghé Wild Horse (mà chủ quán cho dịch là Con Ngựa!) trên đường Thái Văn Lung. Cũng có một mảng jazz trong chương trình biểu diễn buổi tối của cà phê Thanh Niên trên đường Nguyễn Văn Chiêm, bên hông nhà thờ Đức Bà. Đây có lẽ là quán ít thay đổi nhất giữa Sài Gòn nhiều đổi thay. Chỉ có cái mái rơm là được thay bằng mái lợp, còn lại mọi thứ hầu như vẫn như cũ. Vẫn người nữ ca sĩ luống tuổi hát nhạc jazz bằng chất giọng trầm khàn như có lửa, người nghệ sĩ saxophone tài hoa với những âm điệu da diết cùng cây piano, violon để tạo nên một sự thanh nhã qua các ca khúc Trịnh Công Sơn, hay những tình khúc để đời như Love Story...
    Sài gòn muôn mặt. Bởi vậy mà có café dưới hầm như Carmen trên đường Lý Tự Trọng, phong cách nửa Viễn Tây, nửa Đà Lạt, hay Underground trên đường Đồng Khởi; có café trên cao như ở tầng thượng của khách sạn Rex, năm nào được tờ tạp chí AsiaWeek bầu chọn là nằm trong Top Five những quán café sân thượng châu Á. Nếu muốn ngắm "Hòn ngọc Viễn Đông" dưới tầm chim bay, bạn có thể lên trên đỉnh Sài Gòn ở lầu 33, để uống café, ngắm sông Sài Gòn như một dải lụa mềm.
    Café quán Sài Gòn có đủ khả năng để chiều lòng tất cả mọi người. Để rồi, nếu chỉ là người khách qua thành phố một lần, khi nghĩ đến sự tất tả, những sôi động của một cuộc sống không ngừng đổi thay, những café thanh vắng, café ồn ào cùng vị đắng... Và khi đó, nỗi nhớ chợt dâng đầy... Còn tôi, tôi yêu những lúc ngồi một mình trong góc quán vắng không người, yêu những câu nhạc Trịnh da diết vô thường, yêu những tình khúc Ngô Thụy Miên dìu dặt, yêu những khoảnh khắc nhìn lại muôn mặt đời thường qua lăng kính khi từng giọt café đậm đặc chậm rơi! Hay ngược lại, bạn thích ồn ào, sôi động? Chỉ cần bạn đi là sẽ đến.

    Silver_place
  7. lestgo

    lestgo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/10/2007
    Bài viết:
    4.416
    Đã được thích:
    0
    Hà Nội đang mùa heo may, thời tiết làm cho con người cũng bớt hối hả hơn.. Sài Gòn mùa này chắc cái nóng đã dịu đi nhiều rồi nhỉ? Cũng đã lâu mình không vào SG chơi, Sài Gòn hối hả, tấp nập, bon chen. Cuộc sống lúc nào cũng nhộn nhịp, đường xá tắc triền miên đến đôi khi cảm thấy mệt mỏi? Hay tại mình quen cs ngoài này rồi nên nó mới thế. Chứ bạn bè mình vẫn sinh hoạt, công tác có thấy nói gì đâu nhỉ?
    Sài Gòn có những người bạn đã quen từ rất lâu, những người bạn từ thời phổ thông vào làm ăn, sinh sống và cả những người bạn mà mình cũng mới quen tại Box này. Tuy chỉ là mới nhưng tinh thần và sự đồng cảm hay sẻ chia lại như từ rất lâu rồi.
    Thế nhưng lâu rồi không về Box thấy mọi người ít sinh hoạt hẳn, chỉ thấy em Sil vẫn hay chịu khó viết bài, tiểu thư chắc đợt này kiêm thêm việc má mì nên bận rộn rồi, và còn mọi người khác cũng vậy. ..
    Thôi 1 chút tản mạn như vậy, vì mình văn kém, chả viết gì hơn, mong mọi người luôn mạnh khỏe, gặp nhiều điều may mắn trong cuộc sống nhé!
    [​IMG]
  8. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    Đêm Sài Gòn
    Đêm Sài Gòn không quá lạnh, nhưng con vẫn run lên khi ngồi cạnh một người bạn xấu số mới qua đời. Bố ạ! Đêm qua gần giống với cái lạnh trong đêm đông năm ấy, cái đêm con ngồi nhìn bố và bàng hoàng nhận ra sẽ chẳng bao giờ được bố ôm vào lòng và kể những câu chuyện cứ kéo dài mãi mãi.
    Đêm Sài Gòn, khi đang mơ màng trong giấc ngủ con được tin một người bạn mới qua đời vì tai nạn. Đêm khuya và lạnh, đường xa và rất khó đi, nhưng con không kịp suy nghĩ mà cứ thế chạy mãi cái xe bị hư bóng đèn. Vì con sợ bên người bạn đang lạnh dần ấy, ai đó sẽ bơ vơ một mình - giống con, đếm từng tiếng nhích của đồng hồ và sẽ đau đớn lắm. Mà đúng như thế thật bố ạ! Khi con đến thì vài người hàng xóm đã bắt đầu về nghỉ; bạn ấy cũng giống con, bơ vơ giữa vùng đất xa lạ này, và chỉ có vài người bạn đang gặm nhấm nỗi đau.
    Nửa đêm hôm qua, khi nhìn thấy người bạn nằm bất động sau tấm chăn mỏng manh, nước mắt con rơi vội. Con yếu đuối quá hay bởi vì đã nhìn bố quá lâu để bây giờ thấy ai nằm lặng lẽ cũng đau như vậy. Cứ ngỡ thời gian sẽ xóa đi ít nhiều nỗi nhớ, nhưng đêm qua thì kí ức 15 năm trước vẫn vẹn nguyên trong lòng con. Con thấy lại từng hơi thở trong cái đêm con tròn 11 tuổi, ngồi ngẩn ngơ để cố hiểu một điều: từ mai con sẽ sống ra sao khi không được nhìn thấy bố.
    Đêm qua trong ngôi nhà vắng lặng, chỉ còn lại vài người thiếp đi vì mệt mỏi, con vẫn ngồi bên xác người bạn vì sợ sẽ không ai thắp nén nhang sưởi ấm linh hồn bạn trong đêm lạnh giá. Suốt nhiều năm sau khi bố mất, con cứ oán trách cuộc đời không công bằng, tại sao lại bắt một người nhân hậu như bố phải ra đi đột ngột. Nhưng bây giờ, nhìn người bạn đang tuổi thanh xuân với bao điều chưa kịp làm, con mới thấy cả bố và con chưa bao giờ bất hạnh.
    Bởi vì bố đã sống hết mình trong 50 năm, bố đã sinh ra những đứa con thật ngoan, và có những đứa cháu mới xinh xắn làm sao. Cho đến bây giờ và mãi sau này, bố vẫn là một người không thể thiếu trong gia đình, trước khi làm bất cứ việc gì lớn lao cả nhà vẫn thắp nhang xin phép bố với tất cả sự thành kính và yêu thương. Thế có nghĩa chưa bao giờ bố ra đi, bố vẫn tồn tại mãi ở cái tuổi 50 bất tử, đáng lẽ con phải biết đó là điều hạnh phúc để lòng không lạnh giá những đêm vắng lặng.
    Và rồi con lại nghĩ về con, con yếu đuối đến mức không dám đối diện với những khó khăn nhỏ nhoi trong cuộc sống. Nhiều đêm ngồi một mình trong căn phòng vắng, con đau đớn oán trách mình đã mất tất cả: thất bại, chán chường tưởng như không thể sống. Nhưng đêm qua, vào giây phút đếm từng tiếng tích tắc từ chiếc đồng hồ và nhìn người bạn đang nằm lặng lẽ con mới nhận ra rằng: không phải con mất tất cả, chỉ là con không biết mình là người hạnh phúc đến thế.
    Giờ đây con không mong mọi sự bình yên vì sẽ chỉ làm cho con quên rằng mình đang tồn tại. Con hi vọng mình sẽ gặp khó khăn, trở ngại nhưng đủ nghị lực để vượt qua và tìm được hạnh phúc thực sự từ chính cuộc sống của con. Và con mong mình đủ rộng lượng, đủ tình yêu thương để khi con nằm xuống giống bố, giống bạn sẽ được thanh thản, không có gì phải hối tiếc.
    Đêm qua con cũng nghĩ rất nhiều về người bạn ấy, bạn ấy nghị lực lắm bố ạ. Con chỉ tiếc vì bạn ấy không còn cơ hội để học hành, làm việc, để yêu thương, để được hạnh phúc, được khổ đau giống con. Chỉ ngày mai người ta sẽ hỏa táng bạn ấy, nhưng con biết - cũng giống như bố, bạn ấy sẽ sống mãi trong cuộc đời.
    Đêm Sài Gòn lạnh buốt, thắp nén nhang cho người bạn xấu số mà sao lòng con bỗng thấy bình yên. Những người con quý mến đều đã sống đúng nghĩa, và con cũng muốn mình làm được điều ấy. Đêm qua con thức trắng và cầu mong cho mọi người dù còn sống hay đã mất đều được bình yên nơi tâm hồn trong những đêm lạnh giá. Đêm qua, con nhờ người bạn ấy nhắn với bố bao điều yêu thương...

    Bài trên TTO
  9. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    Tản mạn Sài Gòn
    Sài Gòn - đối với đa số dân Sài Gòn chính hiệu không phải là ''thành phố 10 mùa hoa'', ''thành phố mang tên Bác'', hay thành phố ''tôi mất người như người đã mất tên'', ...
    Sài Gòn hiền lành hơn thế nhiều, và dân Sài Gòn vốn vẫn thờ ơ với chính trị, nhất là thứ chính trị Salon vô bổ nhiều lời lẽ thiếu tính thực tế.
    Dân Sài Gòn chính hiệu ''con nai vàng'' chẳng bao giờ gọi Sài Gòn là thành phố Hồ Chí Minh. Không nhất thiết là vì lý do chính trị. Thằng Tí thằng Tèo trong mắt bà ngoại trăm năm vẫn là thằng Tí thằng Tèo, bất kể địa vị xã hội của nó là gì. Tôi có nói chuyện với vài bạn trẻ ở miền Bắc mới sang Mỹ, nghe họ dùng ''hành phố Hồ Chí Minh'' để nói đến Sài Gòn, thấy ngưa ngứa thế nào ấy, dù tôi chẳng có lý do gì chính đáng.
    Sài Gòn, dù trong thời buổi khó khăn nhất, vẫn như một cô tiểu thư đài các, đỏng đảnh đôi chút mà dễ thương thiệt nhiều.
    Nhắc đến Sài Gòn người ta hay nhắc đến mưa, nhưng tôi lại nhớ dai dẳng cái nắng gay gắt của Sài Gòn.
    Nhà tôi ở một con đường nhỏ, trưa hè đặt cái ''lưng dài vai rộng'' xuống nền gạch bông mát lịm ngắm bầu trời xanh ngắt, gió nhẹ hiu hiu, thì không có nơi nào trên quả đất này cho cảm giác thanh bình hơn.
    ''Một ngõ vắng xôn xao Nằm trong lòng phố lớn ...''
    Khác với Hà Nội, không gian Sài Gòn rất thoáng, chí ít là cách đây gần 20 năm trước. Không gian của một buổi trưa hè hiu gió còn thoáng hơn vạn lần. Tôi luôn có cảm giác mình có thể bay bổng lên, thò tay với cụm mây bồng bềnh trêu ngươi.
    Tuy thế, cái không gian ấy không bao giờ làm ta cảm thấy lạc lõng. Thỉnh thoảng những tiếng rao của người bán dạo nghe nao nao, cuộn cả buổi trưa hè thành một miếng bột bánh bèo trắng phau với ít đậu xanh, mỡ hành, nước mắm đường ngọt lịm.
    Từ ve chai, bánh bao chỉ, chè đậu xanh bột báng nước dừa, kẹo kéo, tàu hủ, đến mì gõ đều có nguời mang đến tận cửạ Có rất nhiều tiếng rao mà đến bây giờ tôi vẫn không hiểu nghĩa, nhưng nghe cái cung nhạc ấy thì biết ngay là họ bán cái gì.
    Người Sài Gòn cũng thoáng như không gian Sài Gòn vậỵ Không đâu có thể dễ có nhiều bạn, và bạn không tồi, như ở Sài Gòn. Không chỗ nào trên đất Việt Nam người ta sống năng động và khoáng đạt hơn ở Sài Gòn.
    Trước khi bàn chuyện ''người lớn'' này, xin mạn phép quay lại chuyện thằng Tí thằng Tèọ. Ðối với một thằng Tèo Sài Gòn chính gốc con nhà nòi thì Sài Gòn dĩ nhiên là ''bứ hơn một buổi trưa hè.
    Sài Gòn là những chiều tụ tập bấm chuông nhà người ta, cho đến khi nghe chửi ''D.M. tụi bay con cái nhà ai mất dạy bấm chuông wài dzậý thì mới chịu vắt giò lên cổ chạy.
    Sài Gòn là các hồ bơi Lao Ðộng, Chi Lăng, Nguyễn Bỉnh Khiêm, là mấy củ khoai mì nóng hổi với dừa nạo, là nước mía lạnh, là ốc dích ốc táng, là bắn bi ca-de với những câu đồng dao khó hiểu như thần chú: ''lang cang báng dội ăn tiền''. Nói sai hay nói thiếu một chữ là đánh nhau chí tử để rồi ngày mai lại càu nhàu chơi tiếp.
    Sài Gòn là những buổi tối cúp điện, tụ họp ca hát hay vừa hồi hộp vừa thích thú nghe và kể chuyện ma như chính mắt mình thấy hôm qua.
    Sài Gòn là những con diều làm đi làm lại, treo thêm cả cái móc câu để cắt dây diều khác; là dế hộp quẹt thổi phù phù ''đá bắt xác''; là chùm ruột chua ngọt, những cùi thơm, cóc ổi ngâm cắm que cà rem ''đa năng'' không biết đã được dùng lại bao nhiêu lần.
    Lớn lên một tí, Sài Gòn là cô bé hồi hộp chờ thằng Tèo hái cho cả cành phượng về ép làm ****; là hàng điệp trải thảm vàng rực trên cao và dưới đất ở trường phổ thông; là quán cà phê từng buổi đón em về.
    Xin trích đoạn một bài hát tôi viết đã lâu, đặt tên (rất tự nhiên) là ''Lâu Lâu'':
    ''Lâu lâu ngồi nhớ hồi xưa
    Buổi trưa thường hái trộm me
    Thằng leo, thằng đứng làm thang ... ...
    Lâu lâu ngồi nhớ hồi xưa
    Phượng cao mấy cũng trèo lên
    Chỉ vì cô bé mắt tròn xoe, ... mắt tròn xoe!
    Sài Gòn đáng yêu lắm! Nó đơn giản và khoáng đạt, không bao giờ cần cái văn vẻ ''màu mè ba lá hé, không cần các suy nghĩ tự tôn ra vẻ triết gia hướng nội, để phải miệt thị kẻ khác quan điểm.
    Sài Gòn nhìn cuộc sống trong veo như cái không gian bao la, phóng khoáng đang bảo bọc nó hàng ngàỵ
    Sài Gòn còn là thành phố của sự đối lập: giữa những biệt thự kín cổng cao tường và đám nhà ổ chuột trên kênh hôi hám; giữa văn minh đô thị và những tiếng chửi thề; giữa sự ồn ào bụi bặm và không gian im lắng thanh taọ Nổi bật hơn tất cả là sự đa dạng vô cùng của con người Sài Gòn. Ðặc biệt là họ không sống ''như đã từng được sống'', mà luôn ''sống như chưa được sống bao giờ.
    Ẩn mình sau các hàng bông giấy, dây thủy tiên chói đỏ, là những ngôi biệt thự lúc nào cũng kín cổng. Không ai biết những người sống trong đó làm gì, là ai, và cũng chẳng ai thật sự quan tâm... ngoại trừ bọn thằng Tí thằng Tèo.
    Bọn nhóc chúng tôi thường có rất nhiều các truyền thuyết về những người sống trong mấy ngôi nhà ấy.
    Ở đầu ngõ nhà tôi cách đây khoảng 20 năm có một ngôi nhà như thế, chỉ hơi khác là hai cánh cửa sắt to đùng lại thấp lè tẹ Mỗi chiều có một anh chàng vác ghế đẩu cao ngồi tì tay lên cửa trông ra đường. Gã chẳng bao giờ cạo râu cắt tóc. Mặc dù nắng chiều rạng rỡ xóa bớt phần nào sự ma quái, bọn tôi vẫn chẳng dám đến gần ga.
    Người ta có rất nhiều ''lý thuyết'' khác nhau về gã: nào là người yêu bỏ đi Mỹ, bị công an lấy mất gia tài, vân vân và vân vân. Cuối cùng hình như hắn chỉ giả điên để trốn nghĩa vụ quân sự, đến khi hết tuổi người ta thấy hắn cạo râu, cắt tóc ngắn chờ ngày xuất cảnh.
    Dù gì thì gì, những ngôi biệt thự vẫn là nguồn cảm hứng vô tận cho hàng tỉ câu chuyện mê li rùng rợn bọn tôi truyền miệng mỗi tối cúp điện.
    Chỉ cách những tòa lâu đài ấy vài trăm mét là một xóm lao động nghèo với những ''truyền thuyết'' kiểu khác hẳn: truyền thuyết về các ''anh hùng'' du đãng như trong tiểu thuyết Duyên Anh. Có lần một trong những anh hùng nổi tiếng nhất ''xóm Chùá mang dao đứng giữa ngã Năm thách đấu công an phường. Cuối cùng một anh công an nhảy vào đánh tay đôi với hắn và buộc phải dùng súng hạ hắn.
    Ði thêm khoảng trăm mét nữa là đến con rạch thúi hơn cầu tiêu công cộng ở Ðại Học Bách Khoa tỉ lần. Vậy mà tôi vẫn từng đi câu cá bống, vớt trùng chỉ với lũ bạn. Câu cả ngày được 2 con cá nhỏ hơn ngón tay út. Chỉ có trùng chỉ là lần nào cũng vớt được rất nhiều, làm mấy con cá Tàu nhà tôi ăn sình bụng bơi lặc lè kéo theo dây phân dài cả thước.
    ''Xóm'' tôi có khá nhiều nhà có piano. Chiều chiều nghe lũ nhỏ tập từ Methode Rose, Hannon đến Classic 3, từ sòn đô sòn đến Tempest. Lẫn vào trong đó luôn là tiếng chửi thề của bà Tư nhà bên cạnh. Có lẽ chẳng có món ''xí quách'' nào... xí quách hơn sự pha tạp của hai loại âm thanh ấỵ
    Buổi chiều ở Sài Gòn đối lập hẳn với buổi trưa yên tĩnh. Dường như cái dìu dịu của nắng ấm làm người ta có nhiều năng lượng hơn. Chí ít là bà Tư lúc nào cũng có thừa năng lượng vào buổi chiềụ Bà chửi từ ông Tư tới thằng con mất dạỵ Ông Tư thì chẳng nói lại nhiều lời trừ khi mới nhậu xong. Chai rượu đế gò đen (chứ hổng phải ổng) vác dao bửa củi gí vào cổ bà vợ to béo, gã con trai thì vừa can vừa ... đục luôn ông già, trong lúc đó tiếng Tempest vẫn vang vang ngắt quãng.
    Ðiểm lạ (!?) nhất là tiếng Tempest vài năm sau biến mất, còn vợ chồng ông bà Tư vẫn sống ''vui vé với nhau như thế ...
    Tính đối lập của Sài Gòn rõ nét nhất là vào buổi tối.
    Người ta đã viết rất nhiều về ''Hòn Ngọc Viễn Ðông'' và tính phân chia giai cấp khắc nghiệt của nọ Ðó là trước 75. Sau giải phóng cái danh hiệu Hòn Ngọc Viễn Ðông bị Bangkok cướp mất, nhưng tính đối lập của Sài Gòn chẳng ai cướp nổi.
    Sài Gòn không bao giờ ngụ Khoảng 9, 10 giờ đêm là các vũ trường bắt đầu hoạt động. Bọn con nhà giàu tí tởn hẹn hò dream, LA, su 100, quần xẻ, váy cao, phóng vù vù qua các đường Nguyễn Huệ, Ðồng Khởi, Hàm Nghị ... sau đó vọt đi mấy cái Discoteques vang bóng một thời như Thái Sơn, Cadillac, Queen Bees, ... (nay thì Thái Sơn không còn nữạ).
    Phong trào đua xe thì Sài Gòn luôn đi đầụ Thủa chưa có nhiều xe gắn máy thì bọn choai choai đã biểu diễn đi xe đạp một bánh xoay mòng mòng hàng đêm trước nhà hát lớn. Ðến khi có xe gắn máy nhiều rồi thì cả đội ''Bồ Câu Trắng'' cũng chẳng bị ai ngán. Hơn nữa bị giam xe thì một bữa chân gà rút xương ở Hàm Nghi là lấy xe ra cái rụp.
    Khuya hơn nữa thì gái ''''Ca Vé tràn về các quán cơm tấm, mì xe để ''đá đèn'' (ăn đêm). Bọn ''dân quậy'' bao gồm lũ nhóc mới lớn lẫn dân giang hồ thứ thiệt cũng tham gia đá đèn la hét đến 3, 4 giờ sáng.
    Cùng khi đó các em nhỏ bán vé số cũng hoạt động cật lực. May mà vớ phải dân chơi trúng quả nó mua cả cọc thì ngày mai không phải lo tiền ăn. Cựu chiến binh, thương phế binh thì vác đàn hát ''Phố Ðêm'', cay đắng xin từng đồng của lũ nhỏ mặt búng ra sữa chưa bao giờ hiểu hai chữ ''mất mát'' nghĩa là gì.
    Ðến 3, 4 giờ sáng, khi lũ dân chơi đã hoàn toàn mệt lử lũ lượt ra về, thì dân lao động bắt đầu một ngày mớị Xích lô, ba gác chở rau thịt ra chợ bán. Các lò bánh mì mắt đầu xay bột trét bơ nướng bánh thơm lừng. Mấy chị bán cà phê vỉa hè cũng bắt đầu đun nước, pha cà phê vợt cho gã xích lô mới tỉnh ngủ mắt vừa nhắm vừa mở vừa tán tỉnh.
    Mùi mồ hôi lẫn với mùi bơ, mùi men, mùi khói SU 100 dần biến, lẫn với mùi không khí ẩm mát tinh sương tạo ra ''mùi Sài Gòn'' buổi sáng ở các khu phố chợ rất đặc trưng.
    Dân Sài Gòn ''quái chiêú lắm, lúc nào cũng than thiếu tiền, nhưng không sống tằn tiện bao giờ! Họ hào hiệp với bản thân và bè bạn; và họ luôn tìm được cách kiếm tiền.
    Nhiều người bảo tôi rằng dân Nam Bộ được thiên nhiên ưu đãi, sống hôm nay khỏi lo ngày mai, nên họ sống rộng rãi hơn dân miền Trung và miền Bắc.
    Có lẽ đúng. Nhưng còn cái gì đó hơn thế nữa! Kiểu ăn xài ''xả láng sáng dậy sớm'', dù nghèo rớt mồng tơi, dường như ăn vào máu của dân Sài Gòn, ăn vào không khí họ thở hàng ngày, ăn cả vào cái văn hóa hổ lốn cẩu xực của họ.
    Dĩ nhiên để ăn xài thì đầu tiên phải kiếm ra tiền. Kiếm tiền thì có lẽ không đâu có nhiều cách như Sài Gòn. Trong thời còn ăn bo bo, gạo tổ đỏ lòm, thời dân Hà Nội còn ganh nhau từng cái khung Chiến Thắng, lốp Phượng Hoàng, hộp sữa cân đường ''tiêu chuẩn'', thì dân Sài Gòn đã bắt đầu nuôi heo lậu, quấn thuốc lá Lạng Sơn pha lá dừa, làm pháo giả, bán thuốc Tây ''bột năng'' đầy ngoài chợ ... hiển nhiên một phần là do ưu thế xa ''trung ương'', nhưng phần chính là do dân Sài Gòn sống rất ''năng động''.
    Những năm 79, 80 mà thấy anh nào bị cối kẹp nách, mặt mũi lấm lét ở chợ Nguyễn Hữu Cầu thì biết ngay là hắn buôn thuốc Tâỵ Sau khi chợ thuốc Tây bị dẹp thì đường Nguyễn Hữu Cầu biến thành cái chợ trời đầu tiên của Sài Gòn sau 75. Ôi thôi thì quần zin áo pun, đồ Mỹ lẫn đồ chợ Lớn, bếp điện Liên Xô dây Gò Vấp, ... Ở Sài Gòn cái gì bán được là có người bán. Ðừng hòng mà mua được đồ xịn nếu mà không quen biết hay hiểu biết. Nhiều người tự thị là ''rành'' nhất bị lừa mà vẫn còn hí hửng. Ðó là chưa nói đến giá cả trời ơị Tôi thường tự hỏi ai cũng bán hết thì lấy ai ra mà muả Tiền đâu ra mà muả Thế mà chợ lúc nào cũng đông. Ðúng là Sài Gòn!
    Nếu không thích cảnh chợ búa ''gần mực'' thì người ta quấn thuốc lá, nuôi heo với cơm thừa canh cặn pha cám lậu ở ngay trong nhạ Chuồng heo phải lau rửa ít nhất một ngày hai lần, sợ hôi thì ít, mà sợ công an phát hiện thì nhiềụ Lái heo bốn rưỡi sáng đã mang xe ba gác đến chợ Bọn lái heo lậu giết heo còn giỏi hơn công nhân chuyên nuôi heo ở Cầu Tre sau nàỵ Chích điện con heo chỉ kêu cái ''éc'' là chết ngoẻo tò te, xẻ làm bốn mất độ mươi phút, sáng hôm sau bà con có thịt heo tươi bán ở chợ.
    Khi xí nghiệp nước đá Sài Gòn chưa ra đời thì nhà nhà làm đá, người người bán nước đạ ''Cho con 2 cục đi dì ơi!'' là câu cửa miệng trưa hè của dân Sài Gòn. Tiền điện thì vừa đắt cứa cổ vừa phải có tiêu chuẩn. Mua cả cái tủ lạnh chuyên làm đá bỏ mối tháng cho các quán cà phê vỉa hè cũng chỉ đủ tiền ăn trưa cho gia đình là giỏi.
    Người ta còn buôn cả những thứ tưởng chừng như chẳng có người mua vào thời đó như pho mai Liên Xô thúi hoắc, bánh kẹo Vinabico, rượu XO pha rượu lúa, nước lã và cồn...
    Ðến giữa và cuối thập niên 80 thì cơ hội kiếm tiền còn nhiều gấp bộị Sinh viên học sinh nghèo thì đi dạy thêm, quen biết hơn tí nữa thì đánh hàng Viễn Dương, hàng Ðông Âu, buôn thuốc lá Campuchia, mua bán xe gắn máy kiếm vài chỉ dẫn ''ghế đi chơi dễ như bỡn. Bọn Tèo kinh doanh còn buôn cả đất đai, làm xây dựng kiến tiền tỉ khi còn chưa ra trường. Không nhất thiết phải chúi đầu vào học kiếm suất đi Tâỵ Sống cái đã, ngày mai là chuyện của tương lai!
    Kể cả các thầy dạy luyện thi đại học cũng biết làm ăn ra trò: xây thêm nhà mở lớp học, có cả lớp học máy lạnh cho con nhà giàu học riêng một lớp năm bảy đứạ Các thầy nổi tiếng rất biết marketing, dạy cả lớp giỏi lấy tiền ít để bọn nó thi thủ khoa mang danh tiếng cho thầy, chia lớp ra làm cả chục tầng tùy trình độ.
    Các chị các cô khéo tay thì làm bánh, làm hoa giả, pha nước hoa bán đầy đường Ðồng Khởi, làm kem dừa, kem chuối tăng thu nhập gia đình.
    Ðừng tưởng dân Sài Gòn chỉ lo làm ăn không đọc sách. Sài Gòn có vài trăm tiệm sách cũ mà dân nghiền sách nhẵn mặt. Từ sách Giải Tích Hàm của Lê Hải Châu, sách Tuổi Hoa trước giải phóng, chưởng Kim Dung, đến hình ảnh sách báo khiêu dâm của Mỹ, HongKong hay báo Toán Học Tuổi Trẻ, Kvant đều có cả.
    Nhân chuyện buôn thuốc, tôi có thằng bạn đi Tây Ninh buôn 2 cây thuốc Zet bị bắt tịch thu luôn cả cái xe dream. Rõ là ngu ! Thằng cu phá phách kinh khủng, nhưng cũng vui tính ra phết. Có lần ngồi uống cà phê hắn bảo cô bán hàng: ''Liên ơi cho anh mượn sợi dây thun.'' - ''Chi dzậy anh?'', Liên hỏị Nó bảo: ''để anh thắt ống dẫn tinh''. Cô bé mặt đỏ lừ không biết có bỏ cái gì vào ly cà phê của nó không. Sài Gòn là thế đấy, muôn người muôn mặt, đa dạng vô cùng!từ hôm quá, ''còn chút gì để nhơ, ''truyện cổ tích dành cho người lớn'' ...
    ''Lòng em như chiếc lá khoai
    Ðổ bao nhiêu nước ra ngoài bấy nhiêu ...''
    Hay Tèo Bùi Chí Vinh:
    ''Cô gái ơi anh nhớ em,
    Như con nít nhớ cà rem vậy mà!
    Như con dế trống đi xa,
    Lâu lâu lại nhớ quê nhà gáy chơi
    Con dế thường gáy một hơi,
    Còn anh gáy hết ... một thời con trai, ...''
    Ðến đây tôi chợt nhận ra rằng viết về ''một thời để nhơ, về những kỷ niệm êm đềm của tuổi thơ thì rất dễ, dễ đến mức cái thằng văn dốt chữ nát như tôi cũng ''xổ nhó được vài dòng.
    Khi viết cái gì ít vô thưởng vô phạt hơn một chút thì phải bắt đầu nhìn trước ngó sau, câu chữ trúc trắc, ý vẫn tràn nhưng sợ hiểu sai hiểu lệch, lại phải tránh chính trị chính em ...
    Tôi đã định dừng ở đây vì câu chuyện đã nhạt dần đi, cái hào hứng ban đầu của bạn đọc chắc cũng không còn nồng nhiệt nữạ Thế nhưng chẳng thể để lại trong lòng bạn đọc ấn tượng về một Sài Gòn với 2 cây thuốc Zet, tôi lại phải tìm cách khác để kết thúc. Chỉ sợ rằng cũng chẳng khá hơn 2 cây thuốc Zet là mấỵ

    Sưu tầm
    Được silver_place sửa chữa / chuyển vào 15:17 ngày 20/03/2009
  10. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3

    Sài Gòn vào tháng ba
    Dành tặng cho những người yêu mảnh đất này...
    Có những lúc tưởng chừng Sài Gòn chẳng có gì ngoài người, xe, khói, bụi và tiếng ồn. Vậy nhưng có lúc xuống đường, tôi sững sờ khi bắt gặp một dải hoa vàng trải thảm trên bước chân qua...
    [​IMG]
    (Lim xẹt)
    Sài Gòn vào tháng ba, khắp các con đường lớn nhỏ đều vàng sắc của lim xẹt và hoa điệp. Hai loại hoa này trông rất giống nhau, rất nhiều người đã lầm tưởng lim xẹt là điệp. Nhưng nếu để ý kỹ sẽ thấy, thân cây lim xẹt to hơn thân điệp. Phía trên những cánh vàng mỏng manh, bé xíu của hoa lim xẹt, có một chùm lông màu đỏ hoe như nhung. Khi những cánh hoa vàng rụng hết, nổi bật trên cây là màu đỏ nâu vì đã nhuốm màu nắng của những chùm lông ấy.
    Sắc hoa vàng của Sài Gòn vào tháng ba, không rực rỡ, tươi tắn như mai vàng ngày Tết mà trầm mặc, dịu dàng, đằm thắm. Đôi lúc đi dưới những hàng điệp, những gốc lim xẹt chỉ dám nhẹ nhàng nhón chân bởi sợ làm đau những cánh hoa rơi. Những thảm hoa ấy, sẽ ?ođược? một cô lao công nào đó quét gọn vào ngay trong khoảnh khắc, gần thôi. Nhưng lúc này, chúng có biết, chúng đang làm ngẩn ngơ một gót chân lúc bước ngang qua?
    Sài Gòn tháng ba, một buổi tối muộn chạy xe thật chậm trên đường Điện Biên Phủ hay Nguyễn Đình Chiểu, một thoáng sẽ thấy mình lâng lâng trong cảm xúc khó tả bởi hương hoa hoa sứ, hoa đại tỏa ra từ khắp các tòa nhà ven đường. Ai nói Sài Gòn chỉ có bụi, chỉ có mùi xăng xe và khói?
    Tháng ba, có người bạn yêu Sài Gòn nhưng đã đi xa hỏi một câu bâng quơ qua Yahoo Messenger, ?oSài Gòn dạo này thế nào rồi em?? ?" Lúc ấy tôi đã gửi một biểu tượng mặt cười ?osmile? và trả lời anh bằng câu hát của Trịnh Công Sơn có chỉnh sửa một chút với cảm xúc của mình:
    Sài Gòn mùa xuân loáng thoáng lá vàng bay
    Anh ra đi nơi này vẫn thế
    Có mùa thu nào đang ở lại
    Mặt đường bình yên
    Kết hoa vàng?
    ????
    Sài Gòn những ngày cuối tháng hai, đầu tháng ba nắng nóng gay gắt bất thường. Dân văn phòng chúng tôi như những con gà công nghiệp. Được bao bọc kỹ càng nên ai cũng sợ ra nắng, hệt như một kẻ thổ dân sợ miền nhiệt đới. Chỉ đi bộ từ công ty ra quán ăn quen thuộc dành cho dân văn phòng, khoảng hơn 100m thôi mà người này núp sau người kia, người khác lại rảo bước thật nhanh sát vào hàng cây nhỏ bên lề đường, hay đơn giản là mái che trước cửa của một căn nhà nào đó rồi: ?oSao lại nắng nóng thế này?. Chỉ khoảng 5?T đi bộ ngoài nắng thôi mà ai cũng thấy như? sắp bị đốt cháy đến nơi rồi.
    ? Thế nên đôi khi thoáng có một một chút chạnh lòng khi nhìn vào hai chữ ?oMưu sinh? trên mảnh đất này...
    Đó là một buổi trưa trong phòng máy lạnh, sau lúc đi ăn về, nhìn qua cửa sổ từ một tòa nhà cao tầng, phía bên kia là một tòa nhà đang xây dựng. Vài người công nhân vẫn cắm cúi trên những khối bê tông khô cứng, bên những máy hàn xì sắt thép. Mỗi lần tia lửa từ chiếc máy hàn xì phát ra cùng ánh mắt mặt trời chiếu vào tôi cảm giác, tay mình đang bỏng rát?
    Đó là một ngày giữa buổi chiều có hẹn nên phải ra ngoài. Ra khỏi phòng máy lạnh chỉ thấy nóng, nóng và nóng.
    Bụi đường cuốn theo gió bốc lên khói xe, bốc lên tiếng còi, tiếng người rồi ném trả vào không gian, biến mất trong ồn ào.
    Nóng, nắng. Vội vàng tấp vào quán cà phê máy lạnh ngay cạnh một ngã tư chờ bạn tới. Ngồi bên trong, lơ đãng nhìn ra ngoài, lơ đãng nhìn dòng người gấp gáp dừng lại khi đèn đỏ, rồi họ lại hối hả thúc đẩy nhau bằng tiếng động cơ lúc đèn xanh bật sáng. Bỗng dưng trong cái dòng chảy cứ trôi đều, nối đuôi nhau mải miết chạy dưới ánh nắng mặt trời ấy là một người đàn ông tuổi đã xế chiều . Ông đang gò lưng đạp trên chiếc xích lô bị tụt lùi trờ lại. Nhìn. Lưng ông uốn cong trên chiếc xe như một dấu chấm hỏi nặng nhọc. Tay ông bám chặt vào càng xe, cắm cúi đạp, mong sao chiếc xe đầy những bao rau của mình được nhích lên phía trước. Trong khoảnh khắc, chiếc áo xanh bạc màu lướt qua, một khoảng lưng ướt đầm làm màu áo trở thành màu sậm.
    Nắng, nóng, theo cả ánh mắt thằng bé bán vé số lúc nhìn xuống mặt đường, nhìn đôi dép lào cũ rách, nhìn đôi bàn chân trầy xước, khô nẻ, sạm đen.
    Nóng len vào các ô cửa, trườn theo những bức tường bê tông, cuộn dài trên các con đường một cách lạnh lùng. Nắng vô tình để bàn tay ai bỏng rát, để bàn chân ai trầy xước, để nước mắt ai không rơi từ mắt nhưng vẫn thấm đẫm bụi đời?

    Blog''s Silver - 2/28/2009

    được silver_place sửa chữa / chuyển vào 09:42 ngày 11/04/2009

Chia sẻ trang này