1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tản mạn sầu

Chủ đề trong 'Quán trọ Zimbabwe' bởi Soi_Dong_Hoang_new, 05/12/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Soi_Dong_Hoang_new

    Soi_Dong_Hoang_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    0
    Có lần có người bảo rằng ta chỉ là kẻ sống bám vào cảm xúc của người khác, một thứ dòi bọ chuyên đẻ trứng trong vết thương lở loét của người ta, hút lấy những cảm xúc của người ta như một thứ khoái cảm nuôi dưỡng chính mình. Có người khác lại bảo ta giống một chiếc gương soi hơn là một con người, bởi đối diện ai, là khiến người đó phải đối diện chính nỗi đau của mình, đối diện chính nỗi sợ hãi của mình.
    Ngôn ngữ chỉ đơn thuần là những biểu tượng, thuần túy biểu tượng. Qua đó, người ta biểu tượng hóa những xúc cảm của mình, cố gắng tách rời nó khỏi tại thể, gom tất cả những gì được đánh dấu là tốt đẹp vào một tồn thể, rồi khư khư gìn giữ như gìn giữ một vật báu nhất trần gian, không suy biến và bị hủy diệt trong thời gian. Điều gì khiến người ta cứ hay đem việc tồn tại hay không tồn tại, tồn tại vĩnh viễn hay tồn tại phù du, tồn tại có mục đích hay tồn tại không có mục đích, tồn tại như thế nào hay tồn tại không như thế nào, ra để mà suy tư, mà biện biệt, mà lý giải, mà xét đoán, mà là cà lẩm cẩm ngược xuôi đuôi đầu lộn đi lăn về trong cái vòng lẩn quẩn mê mỏi máu me màu mè mông muội ? Ấy có phải cũng chỉ vì cái khoái cảm đã được biểu tượng hóa. Thời gian là một ảo giác, không gian là một ảo giác, cuộc tồn sinh tồn tại tồn lưu tồn hoạt cũng chỉ là ảo giác. Lăn lê bò trườn trong ảo giác tự sinh, tự diệt, tự mình huyễn hoặc mình, tự dựng lên những mê cung rồi lỡ lầm lạc lối, rồi liêu xiêu lóc xóc, rồi cười khóc cuồng ngộ sân si trong chính cái mớ bòng bong biểu tượng đời mình, được gì ? Mà nói chung, nếu đã là một trò chơi, trong đó người ta tự quy định đâu là thắng đâu là thua, đâu là đúng đâu là sai, đâu là đạo đức đâu là phi luân, đâu là thống khoái đâu là thống khổ, thì việc tuân theo cũng là một điều tất yếu. Ngay cả với ngôn ngữ, thứ biểu tượng cặn bã nhất trong thế giới biểu tượng, với trùng ngôn phức ngữ, với lớp lớp ý lời, thì còn cách chi mà nhìn thấy được chân tướng. Vả chăng biểu tượng được sinh ra cũng chỉ có một mục đích duy nhất là để che mắt những con cừu ngoan ngoãn không muốn tự do, không muốn hoang mang chơi vơi chới với hụt hẫng bơ vơ giữa mang mang vô cùng vô tận của thế giới sơ nguyên.
    Có người hỏi đâu là bộ mặt thật của ta, đâu là sự thật đằng sau tất cả những điều ta nói, ta làm. Người muốn sự thật nào ? Có hàng vạn vạn sự thật trong ta, mà chỉ cần khẽ xoay chiều, là màu sắc biến đổi, với đôi mắt chỉ nhìn có chọn lọc, chỉ hạn chế trong một dải màu nhất định, mà đòi phải nhìn thấy cái sự phức hợp giao đãi trong tánh sáng, liệu có phải là điều bất khả ? Vậy nên cười. Cười bởi vì buồn quá không khóc được. Không khóc được bởi vì cô đơn quá không chia sẻ được. Không chia sẻ được bởi vì lắm nỗi nhiêu khê quá không nói ra được. Không nói ra được bởi vì làm sao dùng cho đặng, cho đúng, cho chính xác ba mớ hổ lốn ngôn ngữ rơm rác để mà tỏ bày cái tánh sáng bất ly. Vậy nên điên. Điên là bởi vì không bình thường. Không bình thường là bởi vì dùng những thứ đã được quy định thế này để làm thế khác. Dùng những thứ đã được quy định thế này để làm thế khác là bởi vì không muốn người nhìn bằng ký ức, không muốn người nghe bằng trí nhớ, không muốn người cảm nhận bằng tâm thức đã được xây dựng từ trăm nghìn vạn đại kiếp kiếp chồng chất lên nhau. Đốn ngộ là gì ? Là phủ định cái phủ định cuối cùng để đi vào chân như, là lắng nghe trong cõi sầu lai rai lời kinh phúc âm màu nhiệm của trời đất, là học biết cái đức hiếu sinh ngồn ngộn của tạo hóa sinh diệt khôn cùng, tự mình biến hóa cho phù hợp, cho hòa đồng cùng sự biến hóa của thiên nhiên, ấy là sống. Cái tư tưởng bị đóng khung trong niềm tin, cái tư duy bị đóng khung trong biểu tượng, cái cảm xúc bị đóng khung trong kinh nghiệm, làm sao còn có thể nhìn thấy, làm sao còn có thể cảm nhận, làm sao còn có thể nghe ngóng tiếng sầu vọng khắp cõi. Thiên hà ngôn tai ? Địa hà ngôn tai ? Người ngồi trong cõi sầu lai rai sầu. Sầu lai rai ấy bởi vì rất mực mến thương con người. Rất mực mến thương con người ấy bởi vì không đứng trong cùng dòng với con người. Không đứng trong cùng dòng với con người mà lại ngụp lặn trong những rung động vi vu rất mực vi diệu của tiếng sầu con người. Mặc lấy thân phận người, chịu đựng đắng cay buồn tủi đớn đau nhục nhã của con người, nhưng lại có một trái tim không phải người, bởi yêu người một cách cuồng nhiệt, không phải người. Ngôi Lời xuống thế là một biểu tượng, là một dấu chỉ, là một niềm tin rồ dại vào sự kết luận cuối cùng, sự kết luận mà chỉ có kẻ nào đứng trên dòng mới được nhận.
    Nỗi sỉ nhục bị - bất - hạnh có sá gì so với nỗi bất hạnh bị - đánh - cắp - niềm - tin, niềm tin vào một sự viên thành, một sự dừng lại, một sự kết thúc. Dù thế này hay thế kia, lành thay cho những ai còn thấy được sự kết thúc. Kẻ nào lặn quá sâu vào trong những điều cổ sơ nhất, hoang vu nhất, khó gọi tên nhất của sự thật, kẻ đó bị nguyền rủa không còn có được niềm tin vào sự kết thúc. Kẻ đó chỉ còn như là một ký ức huyền hồ của nhân gian, một tiếng vọng từ nơi nào đó bị lãng quên vĩnh viễn. Bóng sầu từ đó tỏa lan, lời trong khói ấy thở than tiếng gì ? Lai rai viết lách làm chi, dở ngây dở dại dở si dở cuồng. Khi nắng mọc, khi chiều buông, lang thang một chiếc cỗi nguồn lênh đênh?
  2. Cellist

    Cellist Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    1
    Sói đồng hoang văn hay, ý chí cuồn cuộn, nếu thêm một ít phản Phật nữa sẽ đắc đạo cũng nên. Còn nếu cứ mãi quanh quẩn trong vòng ý niệm lộn xộn thế này, thì biển khổ bao giờ mới dứt.
    Lành thay!
  3. calvados

    calvados Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2004
    Bài viết:
    213
    Đã được thích:
    0
    Thiên hà ngôn tai
    Địa hà ngôn tai
    Người ngồi trong cõi
    ...đành nhai lưỡi mình.
    Thở dài,...
  4. Soi_Dong_Hoang_new

    Soi_Dong_Hoang_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    0
    Trong cõi nhất nguyên, vạn vật vốn hỗn mang, vì có biện biệt mà sinh phản - phục. Phản hay phục, rồi cuối cùng cũng quay về với một duy nhất điểm ;-)
    Cho nên mới nói, đạo khả đạo, phi Thường đạo.
    Cảm ơn người bạn điểm chỉ, có điều nói hết ra, e rằng thiên hạ đại loạn, có những cái đành chỉ để riêng mình nghiềm ngẫm :)
  5. Cellist

    Cellist Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    1
    Để hiểu được đề, không thể không hiểu phản đề. Tớ cho rằng xưa đến nay chả mấy ai hiểu Phật, là vì chả ai tìm cách để hiểu Phật từ việc nghiên cứu những thứ khác Phật. Triết học cũng phát triển như mọi ngành khác, Phật dù có sâu đến đâu, cũng đã là quá khứ. Triết phương Đông mấy ngàn năm dừng lại, nhưng triết Tây vẫn tiếp tục. E rằng, độ sau triết Tây hiện nay so với triết Đông đã một trời một vực rồi, không cố mà đọc thì biết bao giờ mới hiểu được vận hành của thế giới này. Ôm khư khư có nghĩa là tụt hậu.
    Một gồm hai phần, nếu chỉ hiểu một, thì khuyết mất một.
  6. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    Tớ thấy cellist có nói : Triết phương Đông mấy ngàn năm dừng lại, nhưng triết Tây vẫn tiếp tục.
    Triết phương Đông ở đây theo cellist là Phật giáo, hô hô, thế thì bây giờ tớ mới biết đấy! Phương đông có Phật giáo, trung cận Đông có Hồi giáo, phương Tây có Thiên chúa giáo, 3 tôn giáo đó vẫn tồn tại và phát triển cùng nhau cho đến bây giờ và mãi về sau (nếu không có gì thay đổi), cái mà cellist nói là triết Tây thì nó mới gọi là triết theo cách gọi hiện đại, các đạo giáo và luồng tư tưởng của phương đông thời cổ như Khổng Tử... không được gọi là triết (hay triết phương Đông theo cách hiểu cảu cellist)
  7. slump

    slump Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/04/2002
    Bài viết:
    1.195
    Đã được thích:
    0
    Tớ nghĩ đơn giản rằng Phật giáo không chỉ là một tôn giáo. Chả biết có đúng không, nhì
    Hic, giờ mới thấy c(g)** quan trọng như thế nào. Vắng nó các bác quay ra đá đ*ts nhau ngay.
  8. Soi_Dong_Hoang_new

    Soi_Dong_Hoang_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    0
    Lên quầy ngồi các bác ơi, EverMan mời kìa.
    Ở đây, nếu có thể, xin các bác dùng ngôn ngữ của thinh lặng để trao đổi nhé.
    Còn vấn đề về cái trò - chơi - của - ngôn - ngữ - và - tư - duy, ta lên kia ngồi lai rai bàn luận cho vui vậy.
    Kính.
  9. Cellist

    Cellist Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    1
    Mr. Everman, tớ đã nể cậu là người mới vào nên không muốn động chạm gì từ mấy topic rồi, nhưng có lẽ cậu nên đi học lại.
    Để tránh cãi cọ vô bổ, tớ giới thiệu lại một bài vỡ lòng về triết học phương Đông cho cậu:
    Khi nói tới triết học phương Đông- cụ thể là triết học Tàu và Ấn người ta nói đến 3 chủ thuyết chính là Phật học, Lão học và Khổng học. Cả 3 thứ này đều là triết học.
    Cần phải phân biệt giữa Phật giáo và Phật học, Đạo giáo và Lão học, Nho giáo và Khổng học. Trong đạo Phật- (cách gọi thông thường của chúng ta) thì phần Học là phần chính truyền, phần Giáo chỉ là phần phụ, theo sau. Khi còn sống Phật chỉ thuyết giảng đạo học, chứ không đưa ra luật lệ qui tắc cho Giáo. Những thứ ngài nói, cùng những thứ các học giả (không nhất thiết phải cạo đầu, ăn chay theo Phật giáo) nghiên cứu Phật học về sau viết, lý giải, bổ sung ngài được gọi là các kinh điển Phật giáo- và, xin nhắc lại là: chúng chính xác được người phương Tây gọi là triết học. Những người theo Phật giáo chỉ là một số người tìm con đường giải thoát bằng việc tuân theo một số qui tắc, qui trình nhất định. Hay nói cách khác- các đệ tử của Phật giáo chỉ là một nhóm trong số nhiều nhóm đệ tử của Phật học, con đường tu theo Phật giáo chỉ là một trong số nhiều con đường dẫn đến giải thoát kiểu Phật.
    Tương tự như vậy chúng ta có sự khác biệt giữa Lão học và Lão giáo. Lão tử viết một cuốn Đạo đức kinh có 5000 chữ rồi bỏ đi qui ẩn. Về sau Đạo giáo được lập- vốn thực chất là bọn giá cơm túi áo tìm cách chế linh đan trường sinh cho các vua chúa Tàu, lấy hình tượng Lão tử làm Thái Thượng Lão Quân. Thực chất Lão học và Lão giáo có thể coi là 2 thứ tách biệt, trong đó Lão giáo ăn cắp một số quan niệm cơ bản của Lão học như thuyết Vô cực, lưỡng nghi...Lão học cũng được gọi là triết học.
    Khổng học và Nho giáo cũng khác biệt. Khổng tử lập học, thu nhận đệ tử, truyền tư tưởng của ngài. Tư tưởng của Khổng tử là triết học (nếu cầu kỳ có thể gọi là triết học ứng dụng) chứ không phải chỉ đơn thuần là các qui tắc răm rắp kiểu tôn giáo. Nho giáo ra đời sau Khổng từ, áp dụng hầu hết các lý thuyết Khổng tử để răn rạy con người phục vụ cho chế độ quân chủ phong kiến. Sự áp dụng Khổng tử trở nên triệt để theo cách tầm thường hoá Khổng học, nhưng đặc biệt đắc lực cho chính quyền, cụ thể là nhà vua.
  10. Soi_Dong_Hoang_new

    Soi_Dong_Hoang_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    0
    Người đào huyệt cho mình
    Cho chỉ riêng một con người, có lẽ đã phôi phai rất nhiều tính người, dòng tâm sự này, mở đầu trong thinh lặng, diễn ra trong thinh lặng, và, người yêu dấu, như một tất định, sẽ kết thúc trong thinh lặng.
    Lặng thinh. Lặng thinh. Lặng thinh. Lặng thinh.
    Bên trái là lặng thinh. Bên phải là lặng thinh. Trước mặt là lặng thinh. Sau lưng cũng là lặng thinh. Còn trên cao kia, lặng thinh, từ thinh lặng ngữ ngôn của ai đó thất thoát, tràn ra, tụ về vần vũ như cái lặng thinh đáng sợ trước một cơn bão lớn. Lặng thinh vây khắp chung quanh, lặng thinh xâm nhập vào từng ngóc ngách. Thậm chí, lặng thinh như mọc từ bên trong cỗi nguồn tồn thể già nua linh hồn, tỏa ra nghi ngút. Lặng thinh triệu về nỗi ám ảnh cổ xưa, nỗi sợ hãi nguyên thủy, nỗi cô đơn truyền kiếp. Cô đơn là bản chất. Nhưng hai lần cô đơn trong cùng một linh hồn là quá sức. Hai thứ ngôn ngữ thinh lặng cùng thưa thốt là bất tường. Trong cái đêm đen này của lặng thinh, người yêu dấu, có phải chăng ta đã sợ hãi lạc mất nhau chỉ trong một khoảnh khắc rời ra, chỉ trong một cái chớp mắt ngần ngại bấu víu, chỉ trong một sát na ý niệm muốn xa nhau. Lặng thinh sẽ len lỏi luồn lách theo từng kẽ hở nhỏ nhất để hụt hẫng, để bơ vơ, để chới với trong một lần ngác ngơ xót xa nhìn thấy viễn tượng đời nhau. Có lẽ nào em, người yêu dấu, trong cái đêm cổ tích huyền hoặc, êm đềm, bình yên đó, đã là giấc mơ tự nghìn năm trước ảm về trong thoáng chốc, để ủi an một linh hồn đang cằn khô trong lặng thinh. Nỗi sợ hãi không thể gọi tên được cái thinh lặng thâm u này, như đang bóp nghẹt tất cả mọi luồng suy tư, để chỉ hướng về một điểm duy nhất rực cháy, mà đã tự lâu, biết không, người yêu dấu, ta đã lãng quên, lãng quên như lãng quên chính mình.
    Lặng thinh.
    Lặng thinh.
    Lặng thinh.
    Lặng thinh.
    Dưới lớp thinh lặng ?" là lặng thinh
    Ngữ ngôn lả lướt cuộc hành trình
    Một lần miên viễn miền cổ độ
    Ở giữa lặng thinh ta gặp mình
    Lặng thinh.
    Lặng thinh. Lặng thinh.
    Lặng thinh.
    Bốn vách lặng thinh hình thành quách
    Sơn then bốn mặt nhốt lặng thinh
    Từ phen sầu dậy sờn thể phách
    Ta nhốt đời ta giữa cuộc tình
    Lặng thinh.
    Lặng thinh.
    Lặng thinh.
    Lặng thinh.
    Không về không ở không đi nữa
    Tự lúc gặp em giữa lặng thinh
    Băng qua cõi sống trơ - mắt - ngó
    Bàn tay cố níu cuộc - tồn ?" sinh

Chia sẻ trang này