1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

tản mạn........... Tán gẫu........

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi bigdog30784, 04/05/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bigdog30784

    bigdog30784 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    tản mạn........... Tán gẫu........

    những tai nạn kì cục của loài vật
    - trước hết, cái miệng hạI cái thân,chết do quá tham ăn:
    1 con cá hồI dài 22 cm chết vì trót dạI nuốt 1 con cá dài 12 cm. loạI tai nạn ấy trầm trọng hơn ở 1 số loài vật có thói quen chỉ nuốt mà không nhai. ngườI ta có thể viết hẳn 1 trang về những tai nạn do sự tham ăn của chúng. 1 con quạ thản nhiên ăn cái chất lân tinh và hậu quả là chết không kịp ngáp. 1 con đà điểu sau khi chết ngườI ta mổ bụng nó ra và được những viên sỏI và đồng hồ, vỏ đồ hộp, ví tiền rồI khăn quàng cổ của các bà cô. một con gấu ở sở thú Vincennes bị chết nghẹn vì nuốt vộI 1 trái banh tennis.
    - Cá bị chết vì chú cóc đa tình
    những con cóc vào mùa giao phốI, quấn chặt lấy con cái trong những cái chân thép của nó và cứ ôm khư khư như thế trong nhiều ngày tớI khi nào cô ả phun trứng ra - lỳ mặt gớm. nhưng nếu trong khu vực mình sinh sống ,cóc đực không thấy bóng dáng của 1 cô cóc nào . Gã lang thang đầu bờ xó bụI và nhảy đạI vào bất cứ 1 thứ gì trông giống 1 cô cóc. Chính vì vậy 1 vài giống cá có hình thù hơi tròn(xui tận mạng) đã bị sa vào cái vòng tay bạch tuộc và chết là cái chắc bởI cóc không những đã gan mà còn rất bướng: nó sẽ bất động cho tớI khi nào nó nhìn thấy trứng.



    đừng bao giờ phạm phải sai lầm chấp nhận quá sớm là mình sai


    Được Vo_niem sửa chữa / chuyển vào 00:15 ngày 16/06/2003
  2. ConCay

    ConCay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    nhân kể chuyện tản mạn, concay toi cũng hóng hớt vài câu chuyện cho dzui,
    lần đó lớp concay tôi thi môn động vật có xương sống, mà thi vấn đáp chứ không thi viết. Một cô bạn của tôi được thầy hỏi :
    -Em kể tôi nghe vài loài chim quý hiếm ở Vn".
    Nhẹ nhàng, vừa bình tĩnh vừa ... run, câu trả lời thốt ra:
    -Dạ thưa thầy, một vài loài chim quý hiếm ở VN như là sếu cổ trụi tức là con hạc, con già đẫy, công trĩ.
    Thầy tôi gật gù hỏi tiếp, "còn nữa không em?" Thầy hỏi như vậy tức là sắp bắt cô bạn tôi kể tên latinh của mấy cái con "quái vật" đó. Bạn tôi vội trả lời ngay:
    -Dạ thưa thầy còn con Đà điểu nữa thầy".
    Thầy tôi khẽ lắc mình
    - Em thấy con đà điểu sống ở vùng nào của Việtnam".
    Bạn tôi vẩn tỉnh táo "chiến đấu đến hơi thở cuối cùng" trả lời:
    -Dạ thưa thầy, em thấy con đà điểu nó sống ở trong Sở thú đó thầy.
    Cả một đám chúng tôi ngồi phía sau chờ đến lượt thi ôm bụng cười một trận nhớ đến bây giờ, vì hỡi ơi, đà điểu chỉ sống ở Châu Phi và chỉ có vài anh vài chị đi "du lịch" sang Vn ta và tá túc trong sở thú mà thôi.
    Concay
  3. nth3481

    nth3481 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/12/2002
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Nhân chuyện bác concay có chuyện tản mạn (chuyện xưa nay hiếm) như vậy....còn có con đà điểu nào cư trú trong "sở thú" tôi sẽ đến xem.
    Riêng tôi thì nghĩ mỗi chuyện đều có mục đích của nó vậy chuyện sau đây bác Odotana thấy thế nào:
    Chuyện trong giờ thi kết thúc khoá phân loại:
    Thầy giáo bẻ gãy chân một con muỗi, giơ lên cho cô học trò xem và hỏi nó thuộc loại nào, họ nào?
    Cô học trò trả lời em không biết.
    Thầy giở sổ điểm và hỏi cô tên gì?
    Không chút nao núng, cô học trò kéo váy lên và nói vậy thầy xem và nói xem em họ gì, tên gì?
    nth3481.
  4. LG

    LG Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    Vào tán với bác mấy câu
    Chuyện là thế này, chuyên ngành của tớ chẳng dính dáng gì đến tảo cả nhưng có chuyện muốn nhờ bác. Mấy hôm trước có người nhờ tớ tách riêng từng tế bào tảo ra để họ phân lập. Họ cũng chẳng nói nó là tảo gì, mà tớ cũng chẳng hỏi vì không quân tâm, chỉ biết là nó rất bé. Cả ngày hôm qua và sáng nay tớ dùng bộ vi thao tác để hút và tách từng tế bào mà chỉ mới được chút xíu. Bác có kinh nghiệm gì về vụ này không ạ? Cảm ơn bác nhiều
    Được Milou sửa vào 05:10 ngày 18/06/2003
  5. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Mấy khi được tán gẫu với nhau. Mình chỉ có mấy dòng tâm sự :
    Tớ thì chẳng có cái duyên nào với cái lĩnh vực CNSH cả. Chỉ trừ một ít đam mê từ bé và thích tìm hiểu về CNSH. Lĩnh vực mình học và cái nghề mình đang làm hiện nay không dính dáng gì đến CNSH. Nếu có một ai đó phát hiện một lỗi, một mâu thuẫn gì đó trong mớ kiến thức hỗn độn của mình thì cảm giác của mình có lẽ là vui hơn buồn. Thế mới lạ.
    Đến bây giờ, tớ cũng không hiểu nổi tại sao không liên quan gì đến lĩnh vực CNSH mà lại cứ thích tìm hiểu về CNSH. Rồi biết đến box CNSH như là một thành viên TTVNOnline. Từ đó, mình nghĩ rằng nếu như các thành viên box CNSH thay vì đấu đá vô bổ với nhau, thay vì cãi nhau bằng được như một lũ trẻ con hay hờn hay giận,... mà cùng nhau đưa ra chính kiến khoa học, cùng phân tích, cùng bàn luận, hoặc ít ra cũng có thể tìm được một người bạn cũng là điều tốt.
    Mình tin rằng Box CNSH sẽ vẫn tồn tại và một thời gian nữa nó sẽ phát triển hơn.
  6. ConCay

    ConCay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    về chuyện phân lập tảo nói riêng và vi sinh động, thực vật nói chung thung thì cơ bản có mấy nguyên tắc như sau:
    01- môi trường phân lập chuyên dụng: mt này có thể giống với Mt nuôi cấy, nhưng bổ sung một vài hoạt chất khác, một số trường hợp thì mt nuôi cấy và mt phân lập khác nhau hoàn toàn.
    02- phương pháp hay kỹ thuật chuyên biệt cho từng đối tượng.
    03- tay nghề và kinh nghiệm của người thực hiện thao tác phải chuẩn.
    Vì bạn không nói rõ là tảo gì, hơn nữa bạn cũng chẳng quan tâm đến nó, mà đơn giản là chỉ ... hỏi dùm, nên tôi trả lời bạn rằng: phương pháp được xem là phổ biến nhất và cho kết quả đáng tin cập nhất là pha loãng tới hạn: Nguyên tắc của phương pháp pha loãng tới hạn là pha loãng mẫu vật đến một độ pha loãng nào đó sao cho trong 1 giọt (đối với vi khuẩn) hay 1 ml (với các nhóm vi sinh vật có kích thước lớn hơn) chứa không quá 1 cá thể.
    chuẩn bị: 6-10 ống nghiệm chứa 9ml nước cất hay môi trường phân lập dạng lỏng, đánh số từ 01 đến hết. Số lượng dựa trên kinh nghiệm rằng mật độ tế bào của chủng cần phân lập nhiều hay ít.
    pipett loại 1 ml.
    Tất cả hấp khử trùng cẩn thận.
    Mọi thao tác thực hiện trong tủ Host.
    Lấy 1 gram hay 1 ml mẫu vật cho vào ống nghiệm số 01. lắc đều tay. Độ pha loãng lúc này là 10 lần hay 10 mũ trừ 1
    Hút 1 ml dịch huyền phù từ ống nghiệm số 01 chuyển sang ống số 02. Độ pha loãng lúc này là 100 lần hay 10 mũ -2
    Tiếp tục như vậy ta có độ pha loãng tăng dần lên 10 trừ 6 hay 10 trừ 10 tuỳ ý ta.
    Sau đó thì lấy 1 giọt (vi khuẩn) cấy ria hay cấy trãi lên đĩa thạch (môi trường phân lập nhưng có chứa agar); hoặc có thể nuôi trên môi trường lỏng tương ứng.
    Với tảo thì dùng 1 ml để chuyển sang môi trườg phân lập. thường thì nuôi trên mt lỏng. Thời gian thì tuỳ từng chủng tảo 5-15 ngày là chuyện thường.
    Lưu ý là tảo không quang hợp rất khó cho ra kết quả hơn tảo quang hợp. Vì tảo quang hợp không cần chất hữu cơ sẵn có nên vi khuẩn xâm nhiễm ít có cơ hội phát triển. Còn tảo không quang hợp cần phải cung cấp ngay từ đầu các chất dinh dưỡng hữu cơ, vì vậy nguy cơ ngoại nhiễm là rất cao.
    Bộ vi thao tác để phân lập dựa trên nguyên tắc gọi là pipitte Pasteur để thực hiện. Tôi chỉ làm việc với bộ vi thao tác khi cần phân lập trứng hay phôi ... chuột; chứ không dùng để phân lập tảo. Nó không quá phức tạp nhưng đòi hỏi phải làm nhiều để quen tay.
    Thật ra thì phương pháp pha loãng tới hạn là perfect rồi, không cần bộ vi thao tác làm chi cho ... tốn tiền. Hơn nữa, mỗi lab có một "tuyệt chiêu" khác nhau trong nghề phân lập căn cứ trên đối tượng mình cần phân lập là gì.
    Chúc thành công.
    Concay
  7. Vo_niem

    Vo_niem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2003
    Bài viết:
    234
    Đã được thích:
    6
    Trưa nay trốn ngủ vào tán gẫu với các bác đây.
    bác concay là người lớn, bác đi loanh quanh một hồi bác chọn cái ngành Tiến hoá học phân tử của tảo làm chốn nương thân.
    Em đây còn trẻ chắc phải cũng như bác thôi, chất sách đầy kho rồi đi viết sách.
    Ngày em học người ta nói là ngành của em dễ kiếm việc vì nơi nào làm về thực phẩm mà không có kiểm nghiệm về vi sinh trong thực phẩm.
    Cuối cùng không biết làm sao em lại chọn cái phần nghiên cứu về vi sinh vật gây bệnh cho người, nghĩ cũng lạ.
    Bạn em nó không có tiền nên chỉ làm về nghiên cứu ứng dụng bacillus trong việc ức chế vi sinh vật gây bệnh. Em thì có một ít tài trợ nên làm đựơc PCR phát hiện, nhưng nó chỉ là ứng dụng thôi. Nó làm ra chế phẩm để chữa trị, nếu thành công thì kết hợp luôn với cái bộ kit phát hiện của em cho đủ bộ, Nhưng mà chỉ làm với mục tiêu ngắn thôi.
    Bác có điều kiện làm nghiên cứu cơ bản là tốt quá rồi. Chắc mấy năm nữa em mượn tiền để đi góp sách vào kho thôi.
    Chứ làm ứng dụng thì không quá tốn kém như nghiên cứu có bản vì nó có thể có thêm thu nhập từ sản phẩm. Nhưng nó không đựơc hấp dẫn lắm đối với em. Em muốn tìm ra cái gốc của nó cơ.
    Được Vo_niem sửa chữa / chuyển vào 13:22 ngày 31/05/2003
  8. LG

    LG Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bác nhiều nhiều, không phải là tôi hỏi dùm đâu, mà là tôi hỏi cho tôi đấy chứ, tự tay tôi làm mà
    Đọc kỹ bài của bác thì hoá ra là tôi làm khâu pha loãng không chuẩn nên tách khó là phải
    Còn về các vần đề khác thì okie cả, vì chuyên ngành của tôi là về Sinh học phát triển nên nói chung cũng đã sử dụng được bộ vi thao tác từ khâu kéo pipitte Pasteur rồi rèn, mài... đến hút nhân tế bào... Vì loài tảo này bé quá nên người ta mới nhờ tôi dùng bộ vi thao tác để tách thôi, còn bình thường cũng chẳng phải cầu kỳ thế.
    Sáng đọc bài của bác rồi làm theo, có khả quan hơn thật. Một lần nữa xin rất cảm ơn
    Được LG sửa chữa / chuyển vào 13:24 ngày 31/05/2003
  9. LG

    LG Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    Hôm qua tôi có đọc được tin này trên FR: http://www.ttvnol.com/forum/t_212368/?0.9447834
    Tôi rất muốn được xem bản gốc từ tạp chí Cell, xin mọi người giúp, nhất là các bác ở nước ngoài? Xin rất cảm ơn
  10. ConCay

    ConCay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    theo mẩu tin thì nó lấy từ NewScientist, chứ không phải Cell, nhưng tôi sẽ xem coi sao. Ông LG (Lông Gà???) ráng chờ khoảng 24 đến 48 tiếng nhé.
    Concay

Chia sẻ trang này