1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tản mạn tiếng Việt và dịch thuật.

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi Tran_Thang, 21/04/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Tiếng Việt, so với tiếng Anh, có lẽ gợi hình và gợi cảm hơn. Xu hướng chung hiện nay của tiếng Việt có lẽ là như vậy, người viết phải cảm nhận rồi mới viết, mới đọc, cho nên với một tâm trạng nào đó bạn có thể hiểu tiếng Việt trực tiếp hơn so với tiếng Anh. Tiếng Việt không kích động những giác quan của bạn, nó sắp xếp tâm trạng của bạn, hơn là đánh thức sự tò mò bằng logic hình thức. Có lẽ đó là do tiếng Việt quá rời rạc nên quá tuyến tính, ví như một cầu thủ dẫn bóng vượt qua các chướng ngại vật bất động và bình thản sút vào cầu môn đối phương vậy. Ngược lại, tiếng Anh dường như lúc nhanh lúc chậm và có quá nhiều “những động tác giả”. Tôi có cảm tưởng như tiếng Việt không thể “với tới” ý tưởng đã hình thành trong tôi vậy. Song, với một tâm trạng nào đó tôi có thể trình bày các ý tưởng trên một cách mạch lạc mà so với tiếng Anh thì cứ phải trình bày đi trình bày lại cùng một ý tưởng. Tiếng Anh sử dụng khá nhiều “công cụ xác định” rất dễ nhận thấy trong văn bản (that, which, while, a, it, so, however…) còn trong tiếng Việt thì rất ít các từ như thế, nó gần như “lặn” vào trong “làn văn bản” vậy. Tôi có thể ví tiếng Việt như mặt hồ lăn tăn gợn sóng so với một bờ biển dạt dào. Tuy vậy, tiếng Việt có vẻ tinh tế hơn, do đó dành cho những lớp người tinh tế chăng ? Và người Việt sành tiếng Việt thì có tư duy nghiêng về hình ảnh hơn là logic. Người Việt đọc và hiểu văn bản một cách tổng thể trước rồi mới phát triển lên từ đó, còn văn bản tiếng Anh thì lại chia làm nhiều tuyến logic, có lẽ do tiếng Anh đa nghĩa hơn, nó quyết định từng câu văn. Có thể nói trong tâm văn bản tiếng Anh là câu, hơn là từng chữ và tổng thể. Sự rời rạc của tiếng Việt cũng khiến tiếng Việt không có một “độ bám” nào đó vào đối tượng, ví như những chiếc nhãn không được …phết keo vậy. Một mặt chúng ta nhìn sự việc khách quan hơn, nhưng mặt khác nó cũng khiến đánh mất tính logic ở mức độ trung (như câu văn). Có lẽ chữ Việt chia người Việt thành 2 chiều hướng, một quá xuề xòa và một quá sâu sắc.

    Vài nhận xét qua dịch thuật.

    Các trang mạng có bình phẩm về một câu dịch của một dịch giả lão làng, ông Dương Tường, quanh câu:

    - Ở trường học, em là Dolly. Trên dòng kẻ bằng những dấu chấm, em là Dolores. Nhưng trong vòng tay tôi, bao giờ em cũng là Lolita.

    Lẩn quẩn là ở từ "on the dotted line" mà chưa nhằn ra được một từ Việt...Tôi nghĩ có thể dùng từ "chứng từ" (CMDN, sơ yếu lí lịch...) và câu trên có thể thành:

    -Ở trường học, em là Dolly. Trên những chứng từ, em là Dolores. Nhưng trong vòng tay tôi, bao giờ em cũng là Lolita.

    "Trường học", "chứng từ" và "vòng tay" là 3 hình ảnh tương phản nhau, đó là giáo dục, luật pháp và riêng tư. Người đàn ông viết câu này như cố phân cách các mặt của một cô gái (bằng từ "nhưng") các mặt đó là đạo đức, luận lý và... tình yêu.
  2. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Từ tầng thượng mười mấy tầng nhìn xuống, sâu hun hút...Tưởng tượng rằng lan can tự nhiên bật ra...Trời mấy hôm nay lại nắng chang chang, nắng như đổ lửa, nắng vỡ cả đầu...Tôi không thích đi thang máy, leo được 7,8 tầng đã thấy mỏi gối, chồn chân...cố lên...cố lên...

    Điều gì khiến ta cảm nhận một hiện thực nhỉ ? Khi một thứ bản năng nào đó được đánh thức, cùng với nó là bản ngã, là cái tôi...Nhưng rồi bình tâm nhìn lại, ta lại thấy một hiện thực khác...lan can vẫn vững chắc, vẫn không thiếu những bóng râm, chân ta vẫn nhịp bước...Đấy là hiện thực của chủ thể...

    Ngôn ngữ có là những hiện thực không ? Từ và từ, tiếng Anh, tiếng Việt...nghĩa như thế nào ? Nghĩa sâu hun hút, nghĩa chói chang, nghĩa mệt mỏi...có lẽ đấy là do cảm xúc...Cảm xúc cuốn hút cảm xúc, cảm xúc thành chủ thể...Có người bảo, khi leo núi chớ bào mệt, sẽ mệt thêm, sợ độ cao thì chớ có nhìn xuống, trời nắng cũng đừng nói nắng nọ nắng kia...

    Chợt nhớ câu "on the dotted line"...Người dịch cố gắng tự tạo một cảm xúc nào đó... Gã đàn ông có lý tính hay mê muội ...Tác giả qua vai gã tuy lén lút nhưng khôn ngoan, có phần bệnh hoạn nhưng không điên rồ...Một thứ cảm xúc được "qui hoạch" trong từng câu văn...Rõ ràng cảm xúc cấp độ nhưng không cấp số...

    "Trên những chứng từ"...có lẽ khớp nối (articulation) một phần âm vị và hình vị...

    "Nhưng trong vòng tay tôi, bao giờ em cũng là Lolita"...Không thích câu này lắm...Âm tiết nghe trịnh thượng, nghe có vẻ chiếm đoạt...Trong vòng tay tôi, em luôn là Lolita...nhẹ nhàng, ve vuốt, ấu yếm...Có lẽ đã tới hồi người ta muốn khếch lại những cảm xúc, để tìm về một thứ tôi nào đó...Các cụ lại đi tiên phong nữa chứ...Người Việt lè phè...Lolita Việt...nấy chồng từ thuở mười ba...

    Công việc dịch thuật, hay đúng hơn, chuyển ngữ, với bao lý thuyết...Xem chừng, vẫn chưa hoàn toàn xác đáng và đầy đủ...
  3. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Lượm lặt được 1,2 từ đặc biệt, chẳng thấy trong từ điển Anh-Việt nào cả...Từ điển máy, từ điển sách, từ điển trực tuyến....Chỉ chưa tra từ điển điện tử...Xem định nghĩa Anh ngữ tạm vậy...

    Actant:

    "In narrative theory, actant is a term from the actantial model of semiotic analysis of narratives": Trong lý thuyết tường thuật, actant là thuật ngữ trong mô hình "actantial" về phân tích dấu hiệu học tường thuật. Qua nội dung này thì có thể gọi "actant" là "vai-phần". Vai-phần không phải là một tính cách mà là những yếu tố cấu trúc tích hợp của tường thuật.

    Facticity:

    "The quality or con***ion of being a fact: historical facticity": chất lượng hoặc điều kiện cho một sự-kiện: dựa vào sự thật lịch sử.

    Đồng nghĩa với "factuality = factual": bao gồm hay dựa vào sự thật...có trong cặp đối lập sincerity/facticity: chân-thật/dựa-trên-sự-thật.

    Người Việt thường có xu hướng đánh đồng cặp đối lập này...cứ tỏ ra chân-thật thì nhất định phải dựa-trên-sự-thật !?...Sao chúng ta lại mặc nhiên quí trọng cái gọi là "tình sâu, nghĩa nặng" nhỉ ...có thể từ cái Lễ của Nho học...lễ nghĩa của người Việt buộc chặt trong cái Tình, một sự qui giản của Nho học, khi nó không thể vươn lên biểu tượng...thu về dạng bền vững nhất...Các nhà Nho VN ít khi được nhắc đến trong những vinh quang, mà trong cay đắng, họ là biểu tượng của tình tự dân tộc.... mọi thua thiệt, mặc cảm đều qui về các cụ...những chiếc mỏ neo nặng nề có thể lôi con tàu xuống đáy đại dương...đấy không là những biểu tượng đúng nghĩa...tấm lòng, cái tâm càng tỏ ra chân thật bao nhiêu... nghịch lý...lại càng xa rời sự thực và càng không thể dựa-trên-sự-thật...
  4. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    ...một bản dịch mang tính học thuật cao...toàn những - vì thế, do đó, tuy nhiên, như, mà ...- thus,so, however, as ...- lại còn ghi rõ trích dẫn của ai, sách gì và cả...trang mấy nữa...Công phu như thế hẳn làm nản lòng bao sinh viên VN... những kẻ thường thích ...sẵn ăn...mà xưa nay các cụ tuy không chiều ăn, chiều uống, chiều nói này nói nọ nhưng lại rất chiều cái việc dọn sẵn những cỗ chữ nghĩa thịnh soạn cho cả giới bình dân nữa chứ...Đây một đoạn văn của bậc tiền bối chữ nghĩa dọn sẵn rất ư chau chuốt, mượt mà bình dân, cụ Phạm Quỳnh:

    “Vì rút lại thì người ta trong cảnh vật này là gì? Đối với cái thái cực thì người ta là một cái hư vô, đối với cái hư vô thì người ta là một cái thái cực, nghĩa là một khoảng giữa cái có và cái không. Người ta còn xa lắm mới hiểu được cái cùng cực, cho nên cái nhẽ cứu cánh cùng cái nguyên lý vạn vật còn bí mật không tài nào khám phá được; không thể biết được cái hư vô ở đấy mà ra, mà cũng không thể biết được cái thái cực tiêu diệt về đấy”.

    Chẳng biết giới bình dân có ai khen cụ, thậm chí có đọc và hiểu ý cụ không...chứ các học giả thì ai cũng khen lấy khen để...nhũn nhặn đến chừng ấy, bậc tài cao trí giả như cụ thật đáng trân trọng...nhưng mà văn hay của cụ rốt cuộc cũng chỉ là nói lên tài văn hay thôi...người bình dân tò mò văn cụ chứ không tò mò thằng Tây nó hiểu vận vật như thế nào...như tôi đây cũng vậy, tôi muốn dọc bản gốc (và sẵn chia sẻ với những ai quan tâm) chỉ là tò mò xem họ nghĩ như thế nào...Nhớ hồi tôi có hỏi một cô giáo...có nghĩ nhân vật này thế này thế kia...cô ta lắc đầu...không, cô không nghĩ gì cả...có lẽ câu hỏi của tôi nghe "tây" quá (kiểu như - don't you think....)

    Một học giả nổi tiếng có văn phong cũng cố tỏ ta mộc mạc bình dân, nhưng không kém phần ngạo nghể, cố học giả Nguyễn Hiến Lê...như cố "ghìm cho lúng túng"...Tôi có ấn tượng về tư cách các cụ, hơn là điều các cụ đề cập....Các tác giả miền nam xuề xòa, như cụ Sơn Nam thì cũng cùng một kiểu cách...tuy không nồng như thịt cầy 7 món và đùng đục như nếp bắc...thì cũng trơn tuồn tuột như con cá lóc mới câu...Lời nói, chữ nghĩa biểu tượng mà cứ sạt lỡ như bờ phù sa...đọc thì hay, nhưng hay cũng chỉ một thời và hầu như chẳng còn câu cú gì cả, chỉ còn mờ mờ những khái niệm cùng một thứ kiểu cách khiên cưỡng, giả tạo nào đó...

    Để leo một ngọn núi, người ta thường dùng bao nhiêu thứ lỉnh kỉnh...rồi còn một thứ bột bôi tay cho khô nhám nữa...Để tránh những ảnh hưởng khác biệt ngữ âm 3 miền, tôi nghĩ văn phong, nhất là các tác phẩm dịch, nên có một độ "khô ráo"...Dòng văn cảnh giúp khơi dậy những cảm nhận của người đọc, chứ dịch giả không truyền cảm xúc cho họ...những logic, nghịch lý, đối lập, tương phản...tạo nên tổng thể văn bản ...những điều gây ân tượng mạnh nhất...Dịch giả nên tránh can thiệp quá sâu vào tác phầm, nhất là các tác phẩm văn chương....Thà để lại một đoạn văn khô khan làm khúc mắc độc giả mà còn khiến họ ghi nhận và suy tư về nó...
  5. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Một sự việc, một khái niệm, một quan điểm được tham chiếu, đấy là điều đáng ghi nhận qua một bài viết mang tính học thuật cao, nó đúc kết, cô đặc, qui hoạch từng cấp độ và chỉ khẽ dao động quanh những quan điểm thuyết phục nhất, nó qui tụ các nhà lý thuyết tự cổ chí kim. Bùng nổ tranh luận là bùng nổ diễn giải xung quanh một vấn đề, một sự kiện. Để có đủ năng lực tranh biện, bạn cần có chủ thuyết của riêng mình, nghĩa là bắng cách nào đó mà các nhà lý thuyết cổ kim, một cách gián tiếp qua tri thức của họ, ủng hộ bạn, hoặc là bạn phải tìm thấy những điểm chung nhất giữa họ.

    Nền học thuật VN dường như chưa hình thành một nền tảng như thế, đa số các cuộc thảo luận đều thiếu sức mạnh tham chiếu, và được thay bằng cái tôi nằm sâu trong vô thức. Phật giáo đề cập đến "vô ngã" và kiến tạo tại "vị trí" ấy một "sự trống không", như Đạt Ma Sư Tổ trả lời Vũ Đế:

    - Ai đang đối diện với trẫm đây?
    - Tôi không biết !

    Tôi không biết...tôi, a ha, tôi đây không phải "ngã", mà tôi đây là "chủ thể", là tôi làm chủ tôi. Quả là một nấc thang giác ngộ. Trích dẫn một chiều, bằng cả một cổ sách hay một bài viết là điều nghèo nàn và đáng chán trong nền học thuật VN. Người ta chỉ có thể nhắc đến một tư cách, một cỗ sách đồ sộ, hơn là một câu nói, một quan điểm được đúc kết, nhưng chỉ là một câu nói không thôi thì vẫn chưa đủ, còn phải tìm kiếm một quan điểm đối lập nữa, cùng nhiều quan điểm khác nữa. Tư duy theo ngữ đoạn và ẩn dụ trở thành một thói quen, mà chữa không đúng thuốc thì nó lại càng nhờn thuốc, nó lại tiến hóa mạnh hơn. Họ thích những vần, những điệu, họ mang hết cái tôi chiều sâu, tức cái tâm để biểu lộ. "Sau 57 năm, cô bé Lolita đã về đến VN, chúng ta chào đón em nó nào !" Đại khái thế ! Thay vì, cũng đại khái, chúng ta hãy ý thức hơn về những gì đề cập trong cuốn sách này, tuy nhiên, đó chỉ là văn chương.

    Tự do đó là gì ? Học giả Bùi Văn Nam Sơn:

    - Tự do không đồng nghĩa với mất trật tự và vô kỷ luật.

    Lão Tử:

    - Chỉ là một cái tên !

    Trang Tử:

    - Hãy xem xét điều đối lập !

    Tôi:

    - Là vươn tới biểu tượng.

    Derrida:

    - Là đang trên đường tìm đến nó.
  6. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Trật tự danh, tính từ là một trong những điểm khác biệt giữa tiếng Việt và tiếng Anh. Nếu ta đọc quen, như xem một cuốn phim nước ngoài có phụ đề Việt ngữ, thì ta có thể không theo trật tự tuyến tính (hay ngữ đoạn), nghĩa là có thể nhìn ngược từ trái sang, hoặc nhìn tổng quát cả cụm từ. Dĩ nhiên, để lướt qua những dòng chữ thì buộc ta phải bỏ qua âm tiết gắn liền với các chữ. Có thể ví việc đọc này như "nhảy phóc", như "xâu chuỗi", hay "vo tròn" các từ lại vậy. Trong cái "khối khái niệm" đó ta vẫn phải giữ lại một "đầu mối" (là bất cứ từ gì có vai trò nhất định của cả "khối" đó), từ đầu mối đó, ta có thể rút ra được một khái niệm, một nghĩa tương đối hoàn chỉnh. Có thể nói các thông dịch viên chuyên nghiệp là những người hết sức nhanh trí, họ có thể nắm bắt mọi biểu hiện của đối tượng, kết hợp chúng lại thành một câu hoàn chỉnh. Với một tâm trạng mệt mỏi thì buộc ta phải "lần từng bước" trong dịch thuật. Như thế (và cũng lạ lùng) ta có thể áp dụng việc"nhảy phóc", "xâu chuỗi" hay "vo tròn" vào việc dịch các tài liệu, mà do tính chất tĩnh lặng và độ tích hợp lớn, rất dễ dẫn đến tình trạng căng thẳng, mệt mỏi. Nói cách khác, ta đã phá vỡ tính chất tuyến tính của ngữ đoạn bằng những yếu tố của không gian, thậm chí đảo lộn một số trật tự trong chính ngữ đoạn đó - cái này tôi tạm gọi là những "động tác giả" trong dịch thuật. Trong Ngữ Pháp Học (Of Grammatology), Derrida cũng đã lưu ý tính chất khớp nối bản lề (articulation) cấu trúc nên ngữ pháp:

    Origin of the experience of space and time, this writing of difference, this fabric of the trace, permits the difference between space and time to be articulated, to appear as such, in the unity of an experience (of a “same” lived out of a “same” body proper). This articulation therefore permits a graphic (“visual” or “tactile,” “spatial”) chain to be adapted, on occasion in a linear fashion, to a spoken (“phonic,” “temporal”) chain. It is from the primary possibility of this articulation that one must begin. Difference is articulation.

    Tạm dịch:

    Căn nguyên trải nghiệm không gian và thời gian, sự biến thiên của việc viết và cơ cấu dấu tích này, cho phép khác biệt giữa không gian và thời gian được khớp nối, xuất hiện đúng nghĩa, hợp nhất trong một trải nghiệm (về việc đại loại là thử rời bỏ chính cơ thể mình). Khớp nối này, vì thế, cho phép chuỗi đồ họa (hữu hình, có tính xúc giác, theo không gian) thích ứng, đôi khi một cách tuyến tính, với chuỗi nói (ngữ âm, theo thời gian). Ta phải bắt đầu từ chính khả năng ban sơ của tính khớp nối này. Khác biệt là sự khớp nối.

    Tuy rằng đấy là việc viết với một ngôn ngữ nào đó thì tôi cũng nghĩ rằng đều xuất phát từ những khái niệm. Việc dịch văn bản có thể hiểu như tạo một sự khác biệt với văn bản gốc, vì khác biệt là không thể tránh khỏi khi chuyển ngữ. Văn bản gốc là không gian 2 chiều được chiếu vào tâm trí bạn, tại đó nó được tái ngữ pháp qua một toàn ảnh. Có thể gọi bằng tiếng Anh là: "the holographic of your mind" hoặc "the holomovement of your mind": tâm trí bạn như một vũ trụ toàn ảnh.

    Đến đây, để bám theo dòng thời sự, tôi liên hệ đến câu "the laboratory of your mind" của một nhà phê bình, có thể dịch là: ... trí tuệ của bạn, ví như một máy xử lý ảnh...
  7. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Mấy năm nay....cứ cày đi xới lại Ngữ Pháp học ...vẫn còn khối đá tảng...bản gốc tiếng Pháp, bản tiếng Anh do Gayatri Chakravorty Spivak chuyển ngữ, xuất bản năm 1967...Bà này lại là người gốc Ấn... đến năm 1997 lại được hiệu đính...Bản của tôi là bản năm 1974...Tớ chỉ chắt lọc nghĩa triết học thôi...Ai ngờ cứ phải xử lý ngôn ngữ...

    Trong đoạn trích có cụm "live out of"...chẳng từ điển Anh-Việt nào thoả đáng...Xem lại vài ví dụ thì hiểu nhưng vẫn chưa tìm được một cụm từ Việt tương đương...có thể đây là trường hợp điển hình về sự phụ thuộc ngữ cảnh...

    Các ví dụ từ trực tuyến:

    1- Traveling for months on end, he got very tired of living out of a suitcase: du lịch liên tục hàng tháng trời, anh ta đã thấm mệt với việc bị trói buộc với chiếc va-li, hoặc ....với việc phải lôi theo một chiếc va-li...hoặc....với việc phải gắn bó với chiếc va-li...

    2- We had neither gas nor electricity for a week and had to live out of cans: chúng ta không có gas lẫn điện một tuần rồi, đành phải ăn đồ hộp.

    3. How long can a crocodile live out of the water: Cá sấu có thể sống bao lâu trên cạn ?

    Phân tích thử nào...có thể vấn đề là mạo từ ...a suitcase...cans...the water: nếu xác định thì là "tách biệt", nếu không xác định thì là "cùng chung"...A ha, mạo từ lại có thể quyết định cơ đấy, mà lại quyết định đến 180 độ nghĩa...!

    Xem nào, câu của Spivak...of a “same” lived out of a “same” body proper...Mạo từ "a" không xác định, như vậy câu trước kia mình dịch khá đúng..."đại loại sống qua cùng một hình thể đích thực"....nhưng chưa đạt mấy...Tiếng Việt có vài khái niệm như ...viết bằng tâm huyết chẳng hạn..."đại loại, phải gắn kết với một cơ thể đích thực"...Có thể hiểu trải nghiệm viết là một sự hợp nhất như sự hợp nhất giữa tinh thần và thể xác...Phải tìm bản hiệu đính năm 1997 xem sao...Tạm chấp nhận như thế...sorry !

    Tớ đi pha cafe đây...Just a minute !

    Cũng trong đoạn này Derrida đề cập đến hình ảnh cái bản lề (the hinge). Để mở rộng về vấn đề dịch, tôi xin đưa một quan điểm về dịch thuật: như đã đề cập, dịch hay chuyển ngữ là tạo một sự khác biệt với bản gốc, vì khác biệt là không thể tránh khỏi. Song, nếu xem văn bản như gồm nhiều lớp nghĩa, thì việc dịch được ví như bốc tách một lớp nghĩa vậy. Một cách hình tượng hơn, là cái bản lề của Derrida, nhưng chỉ có một bản thôi (bản gốc), bản dịch của ta chính là chiếc bản còn lại. Công việc của người dịch ví như tạo một sự khớp nối với bản gốc. Vấn đề không phải là bản chính hay bản phụ, vấn đề là ở những điểm khớp nối với bản gốc ấy, đấy là độc giả, là sự giao thoa, khuôn đúc giữa các nền văn hóa...Vì nhìn tổng thể, ta vẫn không thấy nhiều khác biệt qua những điểm khớp nối ấy...

    [​IMG]
  8. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Lại nhầm rồi.

    "- How long can a crocodile live out of the water?
    - Sometimes up to months at a time, depending on the heat. Many African rivers dry up in the dry season and crocs den up to escape the heat until the rains return"
    .

    - Cá sấu có thể sống dưới nước bao lâu ?
    - Đôi khi đến mấy tháng liền, tùy nhiệt độ. Nhiều con sông ở châu Phi khô cạn vào mùa khô, cá sấu cứ nằm lì (trong nước cạn) tránh nóng cho đến khi có mưa.

    Như thế đã xác định "live out of " là một khái niệm mang tính lệ thuộc, sự lệ thuộc.

    Một trong những nỗi khổ của dân Mỹ: live out of your car - sống lệ thuộc vào chiếc xe, sống trong xe.

    I'm dreaming about all the money I could save by not paying for housing: Tôi mơ số tiền mà tôi có thể dành dụm được nếu không phải trả tiền nhà (sống trong xe vậy !)

    yeah, actually, i think that living out of a car would drive me nuts, quickly.: Ừ, đúng đấy, tôi nghĩ việc sống trong xe sẽ chóng khiến tôi bẳn tính đấy.

    Sorry !

    Giờ thì đi ngủ thôi, hôm sau sẽ xử lý lại câu của Spivak

    Good night !
  9. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Sau đây tôi xin trình bày rõ hơn về sơ đồ (hay mô hình) về dịch thuật mà tôi đã đề cập ở trên.

    1.Trước hết về mặt văn bản, nguyên thủy thì đó là những đúc kết của một nền văn hóa được trình bày trên một mặt phẳng bằng những biểu tượng đồ họa (chữ viết), tác giả của nó ít nhất cũng phải sống trong môi trường đó. Cho nên, ngôn ngữ của văn bản tối thiểu phải là ngôn ngữ hiện hành và thường dụng trong xã hội đó, chưa kể đến những phương ngữ (dialect) hay hội ngữ * (sociolect). Nói cách khác, văn bản tập trung những đặc trưng văn hóa của một xã hội. Đấy được xem như những văn bản gốc.

    2. Chuyển ngữ hay biên dịch là diễn giải văn bản gốc (hay nguồn) và tìm những khái niệm tương đương của văn bản nguồn, được hỗ trợ đắc lực bởi từ điển (tập trung kinh nghiệm của những người đi trước). Có thể nói văn bản nguồn và văn bản đích là tương đương, tùy chất lượng và tiêu chuẩn dịch thuật. Một cách hình tượng thì khi ta đối chiếu 2 văn bản như 2 trang mở của một quyền sách, chúng sẽ giống như một cái bản lể vậy (trang bên trái là văn bản nguồn, trang bên phải là văn bản đích, chẳng hạn). Khi ta gập quyển sách lại thì giữa 2 văn bản có một sự khớp nối trừu tượng nào đó. Mặt khác, những lý thuyết hiện đại cũng xem văn bản nguồn gồm nhiều lớp nghĩa, do đó văn bản đích, qua chuyển ngữ, cũng chỉ là một trong nhiều lớp của văn bản nguồn, như các trang của một quyển sách.

    3. Có 3 mức độ về dịch thuật hay chuyển ngữ:

    A - Dịch sát nghĩa một cách máy móc hay dịch theo lối từ-từ. Tôi gọi là “dịch cứng”.

    B - Dịch thoáng, là vận dụng ngôn ngữ của mọi tầng lớp xã hội cùng khả năng về ngôn ngữ của dịch giả, để cốt “bình dân hóa” văn bản cho mọi tầng lớp xã hội. Tôi gọi là “dịch mềm”.

    C - Là lối dịch nghệ thuật, nghĩa là chắt lọc và vận dụng uyển chuyển ngôn ngữ đích. Nguyên tắc của lối dịch này là xem ngôn ngữ nguồn “thô sơ” hơn ngôn ngữ đích và cần được phân tích kỹ hơn nhằm tìm kiếm những khái niệm tương đương. Một bản dịch kiểu “đúc”như thế có thể còn “mới” hơn “bản khuôn”. Có thể theo những trình tự ưu tiên sau:

    1)- Ưu tiên về ngữ pháp (hay thuận đọc): một câu của văn bản nguồn cũng tương đương, hay ngắn hơn càng tốt, một câu cho văn bản đích.

    2)- Ưu tiên về nghĩa: nếu ngữ pháp không thể chuyển tải hết ý nghĩa, hoặc tối nghĩa thì ta buộc phải mở rộng ngữ pháp, nghĩa là tạo ra một câu văn dài hơn, hoặc sắp xếp lại trật tự ngữ đoạn của chúng.

    3)- Ưu tiên về sự thuận tai, là yếu tố ngữ âm: trong số những từ tương đương, bạn nên chọn từ nào có ngữ âm gần với ngữ âm của nguồn hơn.

    Trong mô hình trên thì bạn sẽ thấy bản dịch thoáng (hay “Việt hóa”) sẽ tạo nên một thứ văn hóa lai căng không giống với 2 nền văn hóa nguồn và đích. Vì khi đọc ai cũng vận dụng trí tưởng tượng, nếu văn bản được Việt hóa thì không khớp với thực tiễn VN (nơi người đọc sinh trưởng), vì thế hiển nhiên nó khác lạ trong chính tư tưởng của họ, nó như áp đặt một cách vô hình, hoặc xem thường họ vậy. Đây là điều khá nguy hiểm, vì những bản dịch Việt hóa như thế có thể …đồng hóa văn hóa VN từ trong trứng nước. Điển hình nhất về lối dịch mềm là trong lĩnh vực âm nhạc. Bạn có thể nghe nhạc Tây, nhạc Hàn bằng ngôn ngữ của họ mà hầu như không thấy chút ảnh hưởng đến âm nhạc VN, song, nếu các bản nhạc đó được chuyển qua lời Việt (dĩ nhiên để khớp ton nhạc thì lời dịch phải thoáng đến mức có thể) thì nó sẽ dễ đi vào tâm trí hơn, đấy là cách thâm nhập tinh vi và hiệu quả nhất. Với lối dịch nghệ thuật thì bạn cũng không thể khai thác và chuyển tải hết những ẩn ý của tác giả, mà nếu bạn có phát hiện được những ẩn ý đi nữa thì nó cũng nằm ở bề sâu của chính tác giả, nó tương đương một hiện thực của xã hội mà tác giả trải nghiệm. Ẩn ý vẫn luôn là ẩn ý, muốn chuyển tải nó chỉ có thể khai thác mọi tiềm năng của ngôn ngữ đích, song như thế sẽ khiến bản dịch trở nên “mềm”(hay “sến”) hơn, và hẳn là xa rời ngôn ngữ văn học. Tuy vậy, những ẩn ý hay logic tâm lý chiều sâu nếu có thì nó vẫn phải hiển hiện ở logic của văn bản, không ở bề nổi của văn bản nguồn thì cũng ở bề nổi của văn bản đích, không ở câu văn này thì cũng ở một câu văn khác. Sự tương đương (hay khớp nối) về mặt logic của văn bản nguồn và văn bản đích như một tấm lưới, nó có thể sàng lọc được những ẩn ý này. Truyện Kiều của Nguyễn Du có lẽ là trường hợp đặc biệt và độc nhất vô nhị. Nếu bạn xem đó là “truyện gốc” thì khai thác logic của nó vẫn còn là một đề tài. Nếu bạn xem đó là “bản dịch” từ Kim Vân Kiều thì hẳn Nguyễn Du đã vận dụng ngôn ngữ VN để “Việt hóa” nó đầy sáng tạo nghệ thuật, người ta hầu như không biết hoặc không chú ý mấy đến bản gốc, và truyện Kiều cũng có nhiều ảnh hưởng đến văn hóa VN (tất nhiên). Mặt khác truyện Kiều còn có thể xem như một tác phẩm bình chú, vừa mang tính đúc kết, vừa mang tính phê bình.

    Lối dịch cứng thì góc cạnh và kỹ thuật…Mở cửa, hội nhập, giao lưu và giao thoa văn hóa ta phải tạo ý hướng nhìn ra thế giới…

    [​IMG]

    ==================

    * Lượm lặt được một từ khá đặc biệt mà tra từ điển hoài chẳng thấy: SOCIOLECT. Đây là định nghĩa trực tuyến:

    In sociolinguistics, a sociolect or social dialect is a variety of language (a dialect) associated with a social group such as a socioeconomic class, an ethnic group, an age group, etc.

    Sociolects involve both passive acquisition of particular communicative practices through association with a local community, as well as active learning and choice among speech or writing forms to demonstrate identification with particular groups.

    The concept of sociolect originally related to the distinctive linguistic forms that arise in oral communities. However, interaction in written and other media can also lead to sociolects, and many can be found in online communities.


    Tạm dịch:

    Trong ngôn ngữ xã hội học, “socialect” hay “social dialect” là sự đa dạng về ngôn ngữ (hay phương ngữ) kết hợp với một nhóm xã hội là một tầng lớp kinh tế xã hội, một nhóm dân tộc, nhóm tuổi, vv.

    “Sociolect” gồm những thu nhận bị động trong thực tế giao tiếp đặc biệt, qua kết hợp với công đồng địa phương, cũng như học hỏi và chọn lựa chủ động giữa các hình thức nói và viết để biểu thị sự gắn bó với các nhóm riêng biệt trên.

    Khái niệm “sociolect” có nguồn gốc liên quan đến các hình thức ngôn ngữ học đặc biệt xuất hiện trong các cộng đồng nói. Tuy nhiên, sự tương tác về viết và những trung gian khác cũng dẫn đến "sociolect", và có rất nhiều trong các cộng đồng trực tuyến.

    Ý kiến riêng:

    Như thế có thể gọi “sociolect” là phương ngữ xã hội, hay ngắn gọn: HỘI NGỮ.

    Ví dụ: từ Sài Gòn có thể gọi là một hội ngữ, vì nó là sự kết hợp giữa phương ngữ và dân tứ xứ. Từ “tui” cũng vậy, là một hội ngữ và còn vô số các từ Hán-Việt. Các hội ngữ qua thời gian đều trở thành những phương ngữ.

    Một số hội ngữ điển hình:

    - Bự-chà-bá: Việt + Khơ-me
    - Xì-trum: từ tiếng Pháp “Les Schtroumpfs”.
    - Hàn quốc.
  10. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Chủ nhật thử tài văn tí...

    Dịch thuật qua kinh nghiệm của tớ là công việc nặng nhọc nhưng thú vị, đôi khi cũng căng thẳng. Tớ là dân nghiệp dư, chỉ với chục trang đã mờ mắt, ù tai...

    Xem lại đoạn văn của Nabokov thì thoáng hiểu, nhưng mình còn phải "nhằn", phải "chèn" chữ của mình vào:

    "There are two kinds of visual memory: one when you skillfully recreate an image in the laboratory of your mind, with your eyes open (and then I see Annabel in such general terms as: "honey-colored skin," "thin arms," "brown bobbed hair," "long lashes," "big bright mouth"); and the other when you instantly evoke, with shut eyes, on the dark innerside of your eyelids, the objective, absolutely optical replica of a beloved face, a little ghost in natural colors (and this is how I see Lolita).” (Nabokov)

    Chữ Anh trông gai góc nhỉ (nhưng âm vị có vẻ nhẹ nhàng). Đây là đoạn dịch của cụ Tường:

    "Có hai loại kí ức thị giác; một là khi ta khéo léo tái tạo một hình ảnh trong phòng thí-nghiệm-tâm-trí, mắt vẫn mở (theo cách này, tôi hình dung Annabel dưới dạng vẻ có thể mô tả bằng những từ chung chung như: “da mật ong”, “hai cánh tay mảnh dẻ”, “tóc nâu bồng”, “mi dài”, “miệng rộng tươi rói”); hai là khi ta nhắm mắt gợi lên tức thì trên vành trong tối đen của mí mắt hình ảnh tuyệt đối trung thành, khách quan, như một bóng ma nhỏ bé theo các màu sắc tự nhiên của một gương mặt yêu dấu (và đó là cách tôi hình dung Lolita)" (Dương Tường).

    Tuy tớ chưa dịch nhưng đọc đoạn của cụ Tường, tớ không vừa ý cho lắm. Thư thái hơn hẳn cụ sẽ dịch hay hơn. Tớ cũng thử dịch xem sao:

    -Có hai loại kí ức hình ảnh: một là khi tâm trí ta, ví như một phòng tráng phim, khéo léo tái tạo một hình ảnh, với đôi mắt bất động (thì tôi lại thấy Annabel thấp thoáng với “nước da bánh mật”, “đôi cánh tay mảnh mai”, “tóc nâu ngắn”, “mi dài”, “miệng rộng môi tươi”), và loại kia, khi khép mắt lại, ta lập tức khơi dậy tại vùng mí mắt tối đen, đối tượng, bản sao lung linh tuyệt đối một gương mặt đáng yêu, một hình ảnh chân phương nhỏ bé hiển hiện mong manh (và đây là cách tôi hình dung Lolita).

    Lần cập nhật cuối: 24/11/2013

Chia sẻ trang này